GÓC SUY TƯ GIA ĐÌNH Học cách từ chối những đòi hỏi của con

Học cách từ chối những đòi hỏi của con

tu-choiHãy học cách nói “không” với con trẻ để con hình thành được tính cách kiên định, biết cách chấp nhận trong cuộc sống.

Khi bố mẹ đã từ chối với con 1 điều gì đó mà ngay sau đó lại đồng ý để cho con thực hiện thì đó chính là tự làm cho câu chuyện mâu thuẫn, khiến con khó phân biệt được đúng sai giữa các việc nên và không nên làm. Từ đó, hình thành ở trẻ tư tưởng cá nhân, ích kỷ, luôn đòi hỏi và những yêu cầu cá nhân của chúng luôn được đáp ứng.

Trẻ sẽ dần quen với việc bố mẹ phải “phục tùng” những đòi hỏi cá nhân của chúng mà không cần biết đó là đúng hay sai. Khi đó người lớn trở nên bất lực thì con cái sẽ mất niềm tin và sức mạnh của bố mẹ. Hãy học cách nói “không” với con trẻ để con hình thành được tính cách kiên định, biết cách chấp nhận trong cuộc sống.

1. Đối với trẻ dưới 2 tuổi nên thẳng thắn từ chối

Khi trẻ chưa hoàn thiện khả năng ngôn ngữ nên khó hiểu hết được những lời răn dạy của người lớn. Vì thế nên từ chối thẳng để trẻ biết bằng cách nói không được hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể như lắc đầu, xua tay,…

2. Đối với trẻ từ 2 đến 4 tuổi cần có thái độ cứng rắn, “lạnh”

Đối với trẻ ở độ tuổi này đã có những biểu hiện phản kháng mỗi khi đòi hỏi của chúng bị từ chối bằng cách nhịn ăn, hờn dỗi, khóc lóc, ném đồ đạc,… thì người lớn phải không được mềm lòng và dùng biện pháp “lạnh lùng” để trị.

Hãy tỏ ra thờ ơ hoặc không quá quan tâm tới những phản kháng đó của trẻ, đợi khi trẻ nguôi cơn thịnh nộ thì giải thích cụ thể, hợp tình hợp lý cho trẻ hiểu những gì là nên hay không nên.

3. Đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi cần răn dạy hợp lý

Trẻ ở giai đoạn này thường có tâm lý xem bản thân là trung tâm nên khi trẻ đòi hỏi những gì thì chúng thường rất kiên định với những gì chúng đang mong muốn. Sự cứng đầu này khiến người lớn rất mệt mỏi và rất dễ bị “thua cuộc”. Người lớn có thể trực tiếp giải thích và nói rõ vì sao trẻ không nên làm như thế bởi trí thông minh và nhận thức của chúng đã cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đây.

Khi trẻ càng lớn, việc nói “không” với trẻ càng rất khó. Người lớn cần hết sức kiên nhẫn và hiểu chuyện, cứng rắn để khuyên giải cho con hiểu. Nếu không sẽ dẫn tới tình trạng trẻ tự coi mình là nhất và tự cho rằng người khác luôn phải phục tùng mình. Như thế sẽ rất dễ hình thành thói quen và tính cách xấu cho trẻ về sau.

Sưu tầm

Exit mobile version