Hiểu giới tính qua mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi

87

bangoiMột người đã cố gắng giải thích Thần học Cơ thể (Theology of the Body) cho những người bạn của anh ta, và yêu cầu cách giải thích tốt về những gì người Công giáo muốn nói khi chúng ta nói rằng giới tính nên là “khuynh hướng hiệp nhất và sinh sản” (unitive and procreative). Điều chúng ta muốn nói là:

1. Hiệp nhất: Giới tính thu hút vợ chồng thành sự kết hiệp hoàn hảo hơn với nhau; qua đó, “cả hai nên một xác thịt” (St 2:24), theo cách chỉ có thể hiểu đầy đủ đối với Thiên Chúa.

2. Sinh sản: Giới tính kêu gọi cuộc sống mới, hoặc chí ít cũng là mở lòng ra với cuộc sống mới.  Tình yêu đích thực không ghen tuông, mà sáng tạo.

Để hiểu giới tính, tôi nghĩ rằng người ta cần hiểu Chúa Ba Ngôi.  Trong Tam Vị Nhất Thể, Chúa Cha yêu Chúa Con, Chúa Con được yêu thương, và cách diễn tả tình yêu đó là Chúa Thánh Thần. Lm. Barron làm tốt việc giải thích điều đó ở đây. Chính xác vì tình yêu mà Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và muôn loài trong đó. Thế nên Chúa Ba Ngôi vừa Hiệp nhất vừa Sáng tạo. Chính tình yêu đó thu hút Chúa Cha và Chúa Con thành Thiên-Chúa-Hiệp-nhất-bất-khả-phân-chia, và tình yêu đó kiến các Ngài tạo dựng vũ trụ.

Tình yêu của con người cũng như vậy. Khi chồng yêu vợ, cả hai thực sự nên một, sự thân mật tâm hồn và thể lý đó ước muốn sản sinh sự sống mới. Sự sẵn sàng sản sinh sự sống mới này, và ngay cả sự ham muốn, là dấu hiệu về điều gì đó lành mạnh về tâm linh hơn chỉ là dục lạc (hedonistic).

Trong tình dục hôn nhân cũng vậy, hai người nên một (St 2:24), nhưng hai người cũng là ba, khi tình yêu họ có dạng một đứa con chưa sinh ra. Như vậy tình dục “được thiết kế” làm nguyên nhân để hai người trở thành một điều khác tốt đẹp hơn, điều mà cả ba và một, phản ánh cách thức Chúa Ba Ngôi là Ba và là Một. Như vậy mỗi đứa con được sinh ra theo cách này đều được “đóng ấn” hình ảnh Chúa Ba Ngôi trong khái niệm của Ngài.

Đó là lý do chúng ta có thể nói về Chúa Ba Ngôi là Gia đình Đệ nhất: mỗi Thành viên trong Tam Vị Nhất Thể tự ban phát chính mình cho hai Ngôi Vị kia. Hãy đọc Kinh Thánh, bạn sẽ hiểu rằng thay vì tuyên bố tính vĩ đại của mình, mỗi Ngôi Vị trong Tam Vị Nhất Thể tập trung vào cách vĩ đại của hai Ngôi Vị kia:

– Chúa Cha ca ngợi Chúa Con trong Mt 3:17 và Mt 17:5, và là Đấng làm chứng về Ngài (Ga 5:31-32).

– Chúa Con thi hành Thánh Ý Chúa Cha (Ga 5:19-20), trong khi từ chối làm chứng cho chính Ngài (Ga 5:31-32).

– Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần trên Chúa Con, trong khi Chúa Con ban Chúa Thánh Thần trên chúng ta (Cv 2:33).

– Có thể lời ca ngợi cao nhất mà Chúa Giêsu có thể nói là dành cho Chúa Thánh Thần: “ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em”  (Ga 16:7).

– Chúa Thánh Thần được Chúa Cha sai đến, nhân danh Chúa Con, và dạy chúng ta biết về Chúa Con la Đức Giêsu (Ga 15:26), điều đó chỉ nhờ Chúa Thánh Thần mà chúng ta có thể nói rằng Đức Giêsu là Thiên Chúa (1 Cr 12:3).

– Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống (Dt 9:14).

– Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta tới Chúa Cha (Gl 4:6; Ep 2:18).

Hãy nhìn vào Chúa Giêsu chúc tụng Chúa Cha khi tràn đầy niềm vui qua Chúa Thánh Thần (Lc 10:21), và bạn có được hình ảnh hoàn hảo về tình yêu. Chúa Cha gởi Chúa Thánh Thần đến, Chúa Thánh Thần đổ đầy tình yêu vào Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu ca tụng Chúa Cha. Chúa Giêsu ca tụng sự Hiệp nhất của Tam Vị Nhất Thể (Trinitarian Unity) ngay lập tức (x. Lc 10:22).

Đây là một trong các lý do mà ngừa thai là sai trái. Dùng các biện pháp tránh thai để ngăn cản tính sản sinh của tình yêu trong khi dùng các phương tiện khác là xuyên tạc hoặc hư hỏng (perversion). Chúng ta đang cố gắng kiểm soát và kiềm chế tình yêu: cho phép hai nên một mà không cho phép họ thành ba. Điều đó vô tác dụng – vợ chồng ngừa thai là đang ở mức nguy cơ cao về ly hôn nhiều hơn so với các cặp vợ chồng không ngừa thai. Thay vì đổ đầy tràn tình yêu cho nhau, người ta lại giữ lại cho mình.

Nếu một người ngồi ăn, nhai đồ an, thưởng thức hương vị, và lại nhổ ra, chúng ta thấy nó không lành mạnh và bất thường đối với thức ăn. Điều đó không xảy ra với đồ ăn ngon: chính lý do thực phẩm là món ngon để ăn vì cơ thể chúng ta cần nó để sống. Niềm vui của việc ăn uống là một cách tinh tế mà chúng ta làm những gì nên làm (ăn uống). Trích xuất niềm vui mà không thỏa mãn nhu cầu của cơ thể về việc hấp thụ calo sẽ làm cho việc khoái khẩu trở thành vô nghĩa.

Chúng ta nhận biết kế hoạch của Thiên Chúa (làm cho thực phẩm thành vui thú, nên người ta mới ăn, như vậy mới không chết đói), và quyết định tích cực cản trở nó. Thiên Chúa chúc phúc cho chúng rằng: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy biển; và chim phải sinh sản cho nhiều trên mặt đất” (St 1:22), và chúng ta được thu hút vào sự kết hiệp hôn nhân – niềm vui đó là cách khuyến khích. Chúng ta khả dĩ nhận biết điều này nhờ vào chính “thiết kế giới tính”, hoặc bằng cách nhìn vào thế giới động vật. Ở đó, các khoa học gia cho chúng ta biết rằng động vật không hưởng lạc thú, nhưng chúng chỉ hành động theo bản năng sinh sản. Như vậy, bằng chính điểm cốt lõi, đó là khuynh hướng sinh sản. Đó cũng là Hiệp nhất và Niềm vui để đa số các cặp vợ chồng nhắm vào hồng ân Thiên Chúa đã ban tặng cho nhân loại. Đối với thực tế sinh sản của giới tính, nhai và nhổ ra, là phản lại tình dục đích thực và chống lại Thiên Chúa.

Vợ chồng nên noi gương yêu thương của Chúa Ba Ngôi. Hãy đổ đầy tràn tình yêu cho nhau, thu hút vào sự kết hiệp hoàn hảo, và sẵn sàng thể hiện tình yêu đó để hình thành những đứa con.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ CatholicDefense.blogspot.com)