Thiên chức Thánh Mẫu Thiên Chúa mở rộng điểm nổi bật của lễ Giáng sinh. Đức Maria có vai trò quan trọng trong Mầu nhiệm Nhập thể của Ngôi Hai Thiên Chúa. Đức Mẹ chấp nhận lời mời gọi của sứ thần bằng tiếng “xin vâng” (x. Lc 1:26-38). Thánh Êlidabét tuyên xưng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 1:42-43). Vai trò là Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria đã đặt Mẽ vào vị trí độc nhất trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.
Không nói rõ tên Maria, nhưng thánh Phaolô xác định: “Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử.6 Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi!” (Gl 4:4-5). Điều đó giúp chúng ta nhận ra Đức Maria là Mẹ của mọi anh chị em của Chúa Giêsu – tức là chúng ta.
Một số thần học gia cho rằng cương vị Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria là yếu tố quan trọng trong công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa. Ý nghĩ “đầu tiên” của Thiên Chúa trong việc sáng tạo là Đức Giêsu. Đức Giêsu là Ngôi Lời Nhập Thể, là Đấng có thể yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa một cách hoàn hảo thay cho mọi thụ tạo. Chúa Giêsu là “người đầu tiên” trong ý nghĩ của Thiên Chúa, Đức Mẹ là “người thứ nhì” được tuyển chọn từ đời đời để làm Mẹ của Ngài.
Danh xưng “Mẹ Thiên Chúa” xuất hiện từ thế kỷ III hoặc IV. Theo tiếng Hy LạpTheotokos (người mang Thiên Chúa), trở nên tiêu chuẩn (touchstone) của giáo huấn Giáo hội về Mầu nhiệm Nhập thể. The Công đồng Êphêsô năm 431 nói rằng các thánh giáo phụ đã đúng khi tôn xưng Đức Mẹ là Theotokos. Khi bế mạc công đồng này, nhiều người đã diễu hành và hô to: “Tôn vinh Đấng Theotokos!”. Truyền thống đó còn tới ngày nay. Trong chương nói về vai trò của Đức Maria trong Giáo hội, Dogmatic Constitution on the Church (Hiến chế về Giáo hội), Công đồng Vatican II đã tôn xưng Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa” 12 lần.
—————————————
2/1 – Thánh Basiliô Cả, Giám mục (329-379)
Ngài là thầy dạy nổi tiếng khi quyết định sống đời tu theo tinh thần nghèo khó Phúc âm. Sau khi nghiên cứu nhiều cách tu, ngài phát hiện điều mà có thể là tu viện đầu tiên ở Tiểu Á. Ngài là tu sĩ của Đông phương, thánh Bênêđictô là tu sĩ của Tây phương, và tu luật của ngài ảnh hưởng đời đan tu Tây phương ngày nay.
Ngài thụ phong linh mục, giúp Đức TGM ở Caesarea (nay là Thổ Nhĩ Kỳ), và rồi chính ngài được bổ nhiệm TGM, dù bị chống đối từ một số giám mục phó, có thể do họ đoán trước có sự cải cách.
Một trong các tà thuyết làm tổn hại Giáo hội là Arian (*). Hoàng đế Valens đã bách hại các tín đồ Chính thống giáo, gây áp lực với thánh Basiliô phải im lặng và chấp nhận cho những người theo tà thuyết được hiệp thông. Ngài cương quyết từ chối, Valens thoái lui. Nhưng rắc rối vẫn còn. Khi thánh Athanasiô qua đời, thánh Basiliô phải đảm trách việc chống lại tà thuyết Arian. Ngài bị hiểu lầm, bị xuyên tạc, bị kết tội theo tà thuýet và tham vọng. Khi được triệu hồi để gặp ĐGH, ngài không biện hộ mà chỉ nói: “Tội của con là có vẻ đã không thành công trong mọi việc”.
Ngài không biết mệt mỏi trong việc mục vụ. Mỗi ngày ngài giảng 2 lần trước rất nhiều người, xây dựng bệnh viện được gọi là kỳ công thế giới (khi giới trẻ tổ chức cứu trợ) và chống mại dâm.
Ngài là nhà hùng biện. Các bài viết của ngài, dù không được chấp nhận khi ngài sinh thời, nhưng sau được coi là những giáo huấn tuyệt vời của Giáo hội. Sau khi ngài qua đời được 72 năm, Công đồng Chalcedon tôn vinh ngài là “Thánh Basiliô Cả”, là “thừa tác viên của ân sủng đã giải thích chân lý cho toàn thế giới”.
———————————-
(*) Arianism: Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công đồng Nicaea (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng của Giavê (Jehovah’s Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.
—————————————
3/1–Kính Thánh Danh Chúa Giêsu
Chữ IHS được viết tắt từ chữ Jesous, tên bằng tiếng Hy Lạp dành cho Chúa Giêsu.
Thánh Phaolô xác định: “Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa” (x. Pl 2:9-11). Lòng sùng kính Thánh Danh Chúa Giêsu phổ biến trong các đan viện Xitô (Cistercians) từ thế kỷ XII, nhất là qua giáo huấn của thánh Bernardine Siena, tu sĩ Dòng Phanxicô hồi thế kỷ XV.
Thánh Bernardine dùng lòng sùng kính Thánh Danh Chúa Giêsu là cách vượt qua những cuộc chiến gian lao và thường đổ máu, chống lại sự kình địch gia đình hoặc mối thù truyền kiếp (vendettas) ở Ý. Lòng sùng kính này phát triển, một phần do các tu sĩ Dòng Phanxicô và Đa Minh, thậm chí phát triển rộng rãi hơn sau khi các tu sĩ Dòng Tên bắt đầu truyền bá từ thế kỷ XVI.
Năm 1530, ĐGH Clementô V phê chuẩn Lễ kính Thánh Danh Chúa Giêsu cho các tu sĩ Dòng Phanxicô. Năm 1721, ĐGH Innocent XIII mở rộng lễ này cho Giáo hội toàn cầu.
—————————————
4/1–Thánh Elizabeth Ann Seton (1774-1821)
Bà là một trong các nhân vật chính của Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ. Bà thành lập Dòng Nữ tử Bác ái (Sisters of Charity), dòng nữ đầu tiên của Mỹ. Bà còn mở một trường Công giáo Hoa Kỳ đầu tiên và thành lập Viện Mồ côi Công giáo Hoa Kỳ đầu tiên. Đó là những việc bà làm trong cuộc đời chỉ 46 năm trong khi phải nuôi dạy 5 đứa con.
Bà sinh ngày 28-8-1774, chỉ 2 ngày trước ngày tuyên bố bản Tuyên ngôn Độc lập. Bà được giáo dục bởi người mẹ ruột và mẹ kế đều theo Giáo hội Tân giáo (Episcopalian), bà học được giá trĩ của sự cầu nguyện, Kinh thánh và xét mình mỗi đêm. Người cha là bác sĩ Richard Bayley, ông không quan tâm việc đến nhà thờ nhưng ông sống rất nhân bản, ông dạy con gái mình sống yêu thương và phục vụ người khác.
Người mẹ qua đời sớm vào năm 1777, cái chết của em gái bà năm 1778 đã cho bà cảm giác về sự vĩnh hằng và sự tạm bợ của đời sống trần gian. Lúc 19 tuổi, Elizabeth là hoa khôi của TP New York và kết hôn với một thương gia giàu có và điển trai là William Magee Seton. Người chồng qua đời vì bệnh lao phổi. Elizabeth trở thành góa phụ khi mới 30 tuổi, nghèo kiết xác mà phải một mình nuôi 5 con.
Có 3 điểm cơ bản khiến bà theo Công giáo: Tin vào sự hiện hữu thật của Thiên Chúa, sùng kính Mẹ Maria và tin rằng người Công giáo được gặp lại Đức Kitô. Nhiều người phản đối bà khi bà theo Công giáo hồi tháng 3-1805.
Để kiếm tiền nuôi con, bà mở trường học ở Baltimore. Từ đầu, nhóm của bà theo luật dòng tu, chính thức khai giảng năm 1809. Cả ngàn lá thư của bà cho biết việc phát triển đời sống tâm linh từ những điều tốt hàng ngày tới sự thánh thiện anh dũng. Bà chịu bệnh tật, bị hiểu lầm, mất người thân (chồng và 2 con gái), và khổ sở vì cậu con trai ngỗ nghịch. Bà qua đời ngày 4-1-1821, được an táng tại Emmitsburg, Maryland. Bà là người Mỹ đầu tiên được phong chân phước (năm 1963) và được phong thánh (năm 1975).
—————————————
5/1–Thánh John Neumann,Giám mục(1811-1860)
Thánh John Neumann sinh ở nơi mà nay là Cộng hòa Séc. Sau khi học ở thủ đô Prague, ngài đến New York lúc 25 tuổi và được thụ phong linh mục. Ngài truyền giáo ở New York tới lúc 29 tuổi, ngài vào Dòng Chúa Cứu Thế, trở nên thành viên đầu tiên tuyên khấn tại Hoa Kỳ. Ngài tiếp tục truyền giáo ở Maryland, Virginia và Ohio, và trở nnê nổi tiếng đối với người Đức.
Lúc 41 tuổi, ngài được bổ nhiệm làm giám mục GP Philadelphia. Ngài tổ chức hệ thống trường của các giáo xứ vào hệ thống giáo phận, tăng số học sinh gần gấp 20 lần chỉ trong thời gian ngắn
Ngài có biệt tài về tổ chức, ngài thu hút nhiều dòng tu nam nữ chuyên về giáo dục. Ngài có tiếng thánh thiện và giỏi, có những bài viết và bài giảng tâm linh hay. Ngày 13-10-1963, ngài là giám mục Mỹ đầu tiên được phong thánh. Ngài được phong thánh năm 1977. Thi hài ngài được an táng tại Nhà thờ Thánh Phêrô Tông đồ ở Philadelphia.
—————————————
6/1 – Thánh Grêgôriô Nazianzen (329-390)
Sau khi được rửa tội ở tuổi 30, Grêgôriô vui vẻ nhận lời mời của người bạn Basiliô gia nhập dòng mới thành lập. Cuộc sống tĩnh mịch của ngài bị “phá rối” khi cha ngài, một giám mục, cần ngài giúp giáo phận. Có lẽ ngài thụ phong linh mục do bị bắt buộc, và miễn cưỡng lãnh trach nhiệm. Ngài khôn khéo né tránh ly giáo khi cha ngài thỏa hiệp với tà thuyết Arian (*). Lúc 41 tuổi, ngài được chọn làm giám mục phó của GP Caesarea, và rồi ngài xung khắc với hoàng đế Valens – người ủng hộ tà thuyết Arian. TGM Basiliô sai ngài tới một thành phố nghèo ở biên giới được phân chia bất công trong giáo phận của ngài. TGM Basiliô khiển trách GM phó Grêgôriô không đến tòa giám mục.
Khi Valens qua đời, Arian không còn người ủng hộ, GM phó Grêgôriô được kêu gọi củng cố đức tin ở tòa giám mục Constantinople, nơi bị những người theo tà thuyết Arian chiếm giữ suốt 30 năm. Lần đầu tiên ngài ở nhà người bạn, nơi trở thành nhà thờ Chính thống giáo duy nhất trong thành phố. Tại môi trường như vậy, ngài bắt đầu giảng những bài hùng hồn về Tam vị Nhất thể (Chúa Ba Ngôi) và khiến ngài nổi tiếng. Ngài củng cố đức tin trong thành phố, nhưng phải chịu nhiều đau khổ, bị vu cáo, bị lăng nhục và thậm chí bị bạo hành cá nhân.
Ngài sống những ngày cuối đời trong cô tịch và khổ hạnh. Ngài làm thơ tôn giáo, có những bài tự truyện, nói về vẻ thâm sâu và vẻ đẹp. Ngài được gọi là “thần học gia”.
——————————
(*) Arianism: Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công đồng Nicaea (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng của Giavê (Jehovah’s Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.
Thánh Râymunđô có cơ hội làm nhiều việc. Với tư cách là thành viên trong giới quý tộc Tây ban nha, ngài có tài sản và học thức để khởi đầu tốt về cuộc sống. Lúc 20 tuổi, ngài dạy triết học. Mới ngoài 30 tuổi, ngài có học vị tiến sĩ về giáo luật và dân luật. Lúc 41 tuổi, ngài trở thành tu sĩ Đa Minh. ĐGH Gregôriô IX mời ngài tới Rôma làm việc và là người giải tội cho ĐGH. Một trong các việc ĐGH bảo ngài làm là tập hợp các sắc lệnh của các ĐGH và các Công nghị trong 80 năm qua trong khi Gratian làm một sưu tập tương tự. Thánh Râymunđô soạn thảo 5 cuốn sách gọi là các sắc lệnh (Decretals). Bộ sách này được coi là một trong các bộ sưu tập tốt nhất về Giáo luật cho đến khi biên soạn bộ Giáo luật mới năm 1917.
Thánh Râymunđô đã viết một cuốn sách về các trường hợp cho các cha giải tội. Sách này có tên làSumma de casibus poenitentiae. Không chỉ danh sách các tội và các việc đền tội, sách còn bàn về học thuyết thích hợp (pertinent doctrines) và Giáo luật liên quan vấn đề hoặc trường hợp xảy ra với cha giải tội. Lúc 60 tuổi, thánh Râymunđô được bổ nhiệm Tổng giám mục giáo phận Tarragona, thủ đô Aragon. Ngài không thích danh tiếng chút nào, ngài bị bệnh rồi từ chức trong vòng hai năm. Ngài vẫn không được yên, vì khi ngài 63 tuổi lại được các tu sĩ Dòng Đa Minh bầu làm giám tỉnh toàn dòng, kế vị thánh Đa Minh. Thánh Râymunđô làm việc cần mẫn, đi bộ đến thăm các tu sĩ Đa Minh, tái tổ chức hiến pháp và hoàn tất điều khoản về việc từ chức của các Tu viện trưởng. Khi hiến pháp mới được phê chuẩn, thánh Râymunđô xin từ chức, khi đó ngài 65 tuổi.
Thánh Râymunđô có 35 năm chống dị giáo và làm việc để người Moors ở Tây ban nha trở lại đạo. Chính ngài đã thuyết phục thánh Thomas Aquinas viết tác phẩm Against the Gentiles (Chống Dân Ngoại).
—————————————
8/1 – Chân phước Angela Foligno (1248-1309)
Một số các thánh cho thấy các dấu hiệu thánh thiện rất sớm. Nhưng Angela thì không! Xuất thân từ một gia đình thế lực ở Foligno, bà chìm đắm suy tư và của cải và vị thế xã hội. Khi làm vợ và làm mẹ, bà tiếp tục cuộc sống suy tư này. Khoảng năm 40 tuổi, bà nhận thấy sự trống rỗng của cuộc sống và bà tìm sự giúp đỡ của Thiên Chúa qua bí tích Hòa giải. Linh mục Dòng Phanxicô giải tội và giúp bà tìm kiếm sự tha thứ của Thiên Chúa đối với cuộc sống trước đó và bà tận hiến cuộc đời chuyên chăm cầu nguyện và làm việc từ thiện.
Không lâu sau khi trở lại đạo, chồng và các con bà đều qua đời. Bán hầu hết tài sản, bà vào Dòng Ba Phanxicô. Bà bị thu hút bởi việc suy niệm về Chúa Giêsu bị đóng đinh nhờ việc giúp đỡ người nghèo ở Foligno với tư cách là y tá và đi xin người khác giúp đỡ họ. Các phụ nữ khác cùng bà làm thành một cộng đoàn tôn giáo.
Theo lời khuyên của cha giải tội, Angela viết cuốn Book of Visions and Instructions (Thị kiến và Hướng dẫn). Trong đó bà nhớ lại một số cám dỗ mà bà đã chịu sau khi trở lại đạo; bà cũng diễn tả tâm tình tạ ơn Thiên Chúa về việc nhập thể của Chúa Giêsu. Cuốn sách này và cuộc đời bà khiến bà được tôn phong danh hiệu “sư phụ của các thần học gia”. Bà được tôn phong chân phước năm 1693.
—————————————
9/1 – Thánh Adrian Canterbury, Viện phụ (qua đời năm 710)
Thánh Adrian từ chối chức TGM của TGP Canterbury, Anh quốc, thánh GH Vitalian chấp nhận nhưng với điều kiện Adrian phải làm phụ tá và cố vấn cho Đức giáo hoàng. Adrian đồng ý, nhưng ngài vẫn dành nhiều phần đời và làm việc tại Canterbury.
Ngài sinh tại Phi châu, làm tu viện trưởng ở Ý khi TGM mới của TGP Canterbury bổ nhiệm ngài làm tân ước viện trưởng tu viện Thánh Phêrô và Phaolô ở Canterbury. Nhờ khả năng lãnh đạo, tu viện trở nên một trong những trung tâm học tập. Trường này thu hút nhiều học giả danh tiếng ở xa và đào tạo được nhiều giám mục và tổng giám mục. Các học sinh học tiếng Hy Lạp và tiếng Latin, đồng thời nói tiếng Latin như tiếng mẹ đẻ.
Ngài dạy ở trường này 40 năm. Ngài qua đời tại trường này, có thể vào năm 710, và được an táng tại tu viện này. Vài trăm năm sau, di hài ngài được phát hiện khi trùng tu tu viện. Người ta đổ xô đến quanh mộ ngài, và nhiều phép lạ đã xảy ra.
10/1 – Thánh Grêgôriô Nyssa, Giám mục (khoảng năm 330-395)
Thánh Grêgôriô Nyssa là con trai của hai thánh Basiliô và Emmilia, ngài được người anh nuôi dưỡng, đó là thánh Basiliô Cả. Thành công của ngài về học hành khiến tương lai đầy hứa hẹn. Khi làm giáo sư tu từ học, ngài được thuyết phục sống cho giáo hội. Ngài đã kết hôn, nhưng ngài được học để làm linh mục và thụ phong linh mục (thời đó chưa có luật độc thân đối với linh mục).
Ngài được bổ nhiệm Giám mục giáo phận Nyssa (thuộc đồng bằng Armenia) năm 372, thời kỳ rất căng thẳng đối với tà thuyết Arian (thuyết này phủ nhận thiên tính của Chúa Giêsu). Sau khi bị bắt và bị kết tội biển thủ ngân quỹ giáo hội, nhưng rồi ngài được phục chức năm 378.
Ngài viết nhiều tài liệu chống tà thuyết Arian và giáo lý, có tiếng là người bảo vệ tính chính thống của giáo hội. Ngài được sai đi đối thoại với các tà thuyết và tổ chức Công đồng Constantinople. Ngài không được coi là cột trụ của tính chính thống nhưng là một trong những người có công lớn đối với truyền thống thần bí về tâm linh và đời sống tu trì.
—————————————
11/1 – Chân phước William Carter, Tử đạo (qua đời năm 1584)
Ngài sinh tại London, học nghề ấn loát từ lúc nhỏ. Ngài học việc nhiều năm ở các nhà in Công giáo nổi tiếng, một trong các chủ nhà in bị tù vì kiên quyết giữ đức tin Công giáo. Chính William cũng bị tù một thời gian sau khi bị bắt vì “tội” in ấn các sách Công giáo.
Nhưng ngài vẫn xuất bản những sách giúp người Công giáo giữ vững đức tin. Người ta khám nhà ngài và phát hiện nhiều sách và trang phục khả nghi. Qua 18 tháng kế tiếp, ngài vẫn bị tù, bị hành hạ và biết vợ mình đã bị sát hại.
Rồi chính ngài bị kết tội in ấn và xuất bản cuốn Treatise of Schism (Luận thuyết Ly giáo), sách này bị coi là người Công giáo khuyến khích bạo động và bị coi là được viết bởi những người phản bội. Khi ngài vẫn âm thầm tín thác vào Chúa, tòa án đã hội thẩm 15 phút trước khi tuyên án ngài có tội. Ngài xưng tội lần cuối với một linh mục cùng bị xử tử với ngài, ngài bị treo cổ, rồi bị phanh thây ngày 11-1-1584. Ngài được Chân phước GH Gioan Phaolô II phong chân phước năm 1987.
—————————————
12/1 – Thánh Marguerite Bourgeoys (1620-1700)
Bà là con thứ 6 trong 12 anh chị em của một gia đình ởTroyes, Pháp. Lúc 20 tuổi bà tin rằng bà có ơn gọi tu trì. Bà xin vào Dòng Kín và Dòng Thánh Clara nhưng đều bị từ chối. Một linh mục gợi ý rằng có thể Thiên Chúa có kế hoạch khác đối với bà.
Năm 1654, hội định cư người Pháp ở Canada đến thăm chị của bà, một nữ tu Dòng Thánh Augustinô ở Troyes. Bà được mời tới Canada và trường học ở Ville-Marie (nay là TP Montreal). Khi bà đến nơi, khu kiều dân có 200 người với một bệnh viện và một nhà nguyện truyền giáo của Dòng Tên.
Ngay sau khi bắt đầu tới trường học, bà thấy cần người hợp tác. Bà trở về Troyes rủ thêm người bạn là Catherine Crolo và 2 phụ nữ trẻ khác. Năm 1667, họ mở thêm lớp tại trường cho trẻ em Ấn Độ. Ba năm sau bà tới Pháp lần thứ hai, tìm thêm 6 phụ nữ trẻ nữa và được vua Louis XIV cho phép mở trường học. Dòng Đức Bà được thành lập năm 1676 nhưng các nữ tu mãi đến năm 1698 mới tuyên khấn vĩnh viễn khi luật dòng và hiến pháp được phê chuẩn.
Thánh Marguerite mở một trường học cho các em gái Ấn Độ ở Montreal. Lúc 69 tuổi, bà rờiMontreal tới Quebec theo yêu cầu của Đức giám mục là thành lập một dòng nữ ở thành phố này. Lúc đó, bà qua đời, bà được coi là “Mẹ của Kiều dân”. Bà được Chân phước GH Gioan Phaolô II phong thánh năm 1982.
—————————————
13/1 – Thánh Hilariô, Giám mục Tiến sĩ Giáo hội (315?-368)
Thánh Hilariô là người bảo vệ trung thành thần tính của Đức Kitô, là người ôn hòa và lịch sự, ngài còn viết một số sách thần học về Thiên Chúa Ba Ngôi, và như Thầy Chí Thánh của mình, ngài được gán cho biệt danh “người phá rối hòa bình”. Trong chính thời kỳ rắc rối của Giáo hội, sự thánh thiện của ngài thể hiện cả về sự uyên bác và cách tranh luận.
Sinh trưởng trong một gia đình ngoại giáo, lúc 30 tuổi ngài trở lại Công giáo khi ngài nhận ra Chúa qua Kinh thánh. Vợ ngài còn sống khi ngài được chọn làm Giám mục giáo phận Poitiers (Pháp), dù ngài không muốn. Ngài chống lại tà giáo Arian hồi thế kỷ thứ IV, tà giáo Arian từ chối thần tính của Đức Kitô.
Tà giáo này lan rộng mau chóng. Thánh Giêrônimô nói: “Thế giới rên rỉ và ngạc nhiên khi thấy có tà thuyết Arian”. Khi hoàng đế Constantius ra lệnh các Giám mục Tây phương phải ký tên vào bản kết án thánh Athanasiô, người bảo vệ đức tin ở Đông phương, thánh Hilariô không chịu ký nên bị trục xuất khỏi Pháp và bị đày đi Phrygia (ngày nay là Thổ nhĩ kỳ). Ngài được gọi là “Athanasiô của Tây phương”. Khi viết trong thời gian lưu đày, ngài được những người theo tà giáo Arian mời (với hy vọng hòa giải) tham dự hội đồng mà hoàng đế kêu gọi để phản đối Công đồng Nicê. Nhưng thánh Hilariô cương quyết bảo vệ Giáo hội, và khi ngài tranh luận công khai với một Giám mục theo tà giáo Arian (người đã bắt thánh Hilariô đi đày), mọi người đều kinh ngạc, yêu cầu hoàng đế đưa kẻ gây rối này trở về. Thánh Hilariô được mọi người đồng tình.
—————————————
14/1 – Tôi tớ Chúa Gioan, người làm vườn (qua đời năm 1501)
Gioan sinh trưởng trong một gia đình ngheo ở Bồ đào nha. Mồ côi sớm, ngài phải đi ăn xin một số năm. Sau khi có việc làm ở ở Tây ban nha là chăn chiên, ngài chia sẻ phần thu nhập ít ỏi của mình với những người nghèo khổ hơn mình. Một hôm, hai tu sĩ dòng Phan sinh gặp Gioan trên đường đi. Khi nói chuyện, hai tu sĩ này thấy quý mến một con người đơn giản và mời Gioan đến làm việc tại tu viện của họ ở Salamanca. Gioan chấp nhận và được phân công làm vườn. Một thời gian sau, Gioan đã nhập dòng Phan sinh và sống cuộc đời chiêm niệm, ăn chay, dành thời gian ban đêm để cầu nguyện, và giúp đỡ người nghèo. Vì công việc của ngài là làm vườn và chăm sóc hoa để cắm trên bàn thờ, ngài nổi tiếng với danh xưng “người làm vườn”.
Thiên Chúa ban cho Gioan tài nói tiên tri và và biết rõ tâm hồn người khác. Các nhân vật quan trọng, kể cả các hoàng tử, cũng đến với ngài để xin lời khuyên. Ngài là người khiêm nhường và tuyệt đối vâng lời. Ngài yêu thương cả những người muốn chống đối ngài. Lời khuyên của ngài là tha thứ vì đó là hành động đẹp lòng Chúa nhất. Ngài đã tiên báo đúng ngày ngài qua đời: 11-1-1501.
—————————————
15/1 – Thánh Phaolô, Ẩn tu (khoảng năm 233-345)
Chúng ta không biết rõ về cuộc đời thánh Phaolô, bao nhiêu phần là truyền thuyết và bao nhiêu phần là thật. Thánh Phaolô được coi là sinh ở Ai cập, mồ côi lúc 15 tuổi. Ngài là một người trẻ thông thái và sốt sáng. Trong thời Decius bách đạo ở Ai cập, năm 250, thánh Phaolô ở ẩn trong nhà một người bạn. Sợ anh (em) rể phản bội, ngài trốn vào hang trong hoang địa. Ngài có ý định trở về khi cuộc bách đạo chấm dứt, nhưng cuộc sống cô tịch và chiêm niệm đã níu kéo ngài ở lại. Ngài đã sống ẩn dật trong hang suốt 90 năm sau. Nguồn suối gần đó cho ngài nước uống, cây cọ cho ngài quần áo và đồ ăn. Sau 21 năm sống ẩn dật, ngài được một con chim hằng ngày đem đến nửa ổ bánh cho ngài dùng. Không biết chuyện gì xảy ra trên thế giới, ngài cầu nguyện cho thế giới trở nên nơi tốt đẹp hơn.
Thánh Anthony làm chứng về cuộc đời thánh thiện và cái chết của thánh Phaolô. Bị cám dỗ bởi tư tưởng là không ai lại phụng sự Thiên Chúa ở nơi hoang địa lâu hơn mình, thánh Anthony được Thiên Chúa dẫn đi tìm thánh Phaolô và nhận thấy Phaolô là người hoàn hảo hơn mình. Hôm đó, con quạ đã đem đến cho ngài cả ổ bánh chứ không chỉ nửa ổ bánh như thường ngày. Như thánh Phaolô tiên báo, thánh Anthony đã trở lại chôn cất người bạn mới của mình. Thánh Phaolô mất lúc khoảng 112 tuổi và được coi là thánh ẩn tu đầu tiên. Lễ kính ngài được cử hành ở Đông phương, ngài cũng được nhớ đến trong nghi lễ Coptic (thuộc Ai cập) và Armenia.
—————————————
16/1 – Thánh Berard và các bạn tử đạo (qua đời năm 1220)
Rao giảng Phúc âm thường là công việc nguy hiểm. Rời quê hương để hòa nhập với nền văn hóa mới, chính phủ mới và ngôn ngữ mới là điều khó, nhưng việc tử đạo đôi khi vượt qua tất cả các hy sinh khác.
Năm 1219, nhận phép lành của thánh Phanxicô, Berard đã rời nước Ý cùng với Peter, Adjute, Accurs, Odo và Vitalis đi truyền giáo ở Morocco. Trên đường đi Tây ban nha, Vitalis bị bệnh và nói các tu sĩ khác cứ tiếp tục sứ vụ dù không có mình đi cùng. Họ truyền giáo ở Seville, rồi bị người Hồi giáo bắt, nhưng họ không bỏ đạo. Họ tiếp tục đến Morocco và truyền giáo ở nơi phố thị. Các tu sĩ bị buộc phải rời khỏi nước nhưng họ không đi. Khi bắt đầu giảng lại, vua Hồi giáo tức giận ra lệnh hành quyết họ. Sau khi chịu đựng tra tấn và bị dụ dỗ từ bỏ Chúa Giêsu Kitô, các tu sĩ Phanxicô bị chính vua Hồi giáo chém đầu vào ngày 16/1/1220.
Đây là các vị tử đạo của dòng Phanxicô. Khi thánh Phanxicô biết tin, ngài tuyên bố: “Bây giờ tôi nói thật rằng tôi đã có năm Tu sĩ Hèn mọn!”. Di hài các tu sĩ được đưa về Bồ đào nha, nơi họ đã thúc đẩy một thanh niên gia nhập dòng Phanxicô và lên đường đi Morocco vào năm sau. Thanh niên này là Anthony ở Padua. Năm vị tử đạo này được phong thánh năm 1481.
—————————————
17/1 – Thánh Antôn, Viện phụ (251-356)
Cuộc đời thánh Antôn nhắc chúng ta nhớ đến thánh Phanxicô Assisi. Lúc 20 tuổi, Antôn được đánh động bởi câu Phúc âm: “Hãy bán những gì bạn có và cho người nghèo” (Mc 10:21b), nên ngài đã làm y vậy với tài sản thừa kế to lớn của ngài. Ngài khác với thánh Phanxicô Assisi, hầu hết cuộc đời thánh Antôn sống trong cô tịch. Ngài thấy thế gian hoàn toàn đầy những cạm bẫy, ngài cho Giáo hội và thế giới thấy sự khổ tu trong cô tịch, hành xác và cầu nguyện. Không thánh nhân nào phản xã hội, Antôn đã lôi kéo nhiều người đến với ngài nhờ hướng dẫn và chữa lành tâm hồn.
Lúc 54 tuổi, ngài đáp lại yêu cầu của nhiều người và thành lập một loại dòng có nhiều phòng nhỏ nằm rải rác. Ngài lại giống thánh Phanxicô Assisi là ngài rất sợ “những tòa nhà sang trọng với những chiếc bàn đầy đồ ăn”.
Lúc 60 tuổi, ngài muốn tử đạo trong thời Đế quốc Rôma bách hại kiểu mới năm 311, ngài không sợ nguy hiểm khi đến các nhà giam để hỗ trợ tinh thần và vật chất. Lúc 88 tuổi, ngài đấu tranh với dị giáo Arian, những chấn thương của Giáo hội từ nhiều thế kỷ qua được hồi phục.
Thánh Antôn kết hợp nghệ thuật với Thánh giá hình chữ T, con heo và cuốn sách. Con heo và Thánh giá là biểu tượng chiến đấu can trường của ngài với ma quỷ. Thánh giá mang là sức mạnh của ngài vượ qua ma quỷ, con heo là biểu tượng của ma quỷ. Cuốn sách nhắc nhớ “cuốn sách của thiên nhiên” hơn hẳn những lời được in ấn. Thánh Antôn qua đời trong cô tịch lúc 105 tuổi.
—————————————
18/1 – Thánh Charles Sezze (1613-1670)
Charles nghĩ rằng Thiên Chúa gọi mình đi truyền giáo ở Ấn độ, nhưng Thiên Chúa có cách khác tốt hơn cho người kế vị Juniper hồi thế kỷ XVII.
Charles sinh tại Sezze, Đông Nam Rôma, được cuộc đời của Salvator Horta và Paschal Baylon đánh động trở thành tu sĩ dòng Phanxicô năm 1635. Ngài cho chúng ta biết trong tự truyện của ngài: “Thiên Chúa đặt trong tâm hồn tôi một quyết định trở thành tu sĩ với ước muốn sống khó nghèo và hành khất vì tình yêu Thiên Chúa”. Ngài làm việc nấu ăn, khuân vác, lo việc phòng thánh (sacristan), làm vườn và hành khất ở nhiều tu viện tại Ý. Bằng nhiều cách, ngài là “tai họa ngẫu nhiên”. Có lần ngài làm lửa cháy lớn trong nhà bếp vì dầu phi hành bốc cháy.
Có một chuyện về cách ngài hoàn toàn theo tinh thần thánh Phanxicô. Bề trên sai ngài – lúc đó là phu khuân vác – đem thức ăn cho những người hành khất đến xin ở cửa nhà dòng. Ngài vâng lời đem cho thì đồ ăn cho các tu sĩ giảm. Ngài thuyết phục bề trên hai việc có liên quan. Khi các tu sĩ tiếp tục bố thí cho những người xin ngoài cửa, thức ăn cho các tu sĩ lại tăng.
Theo ý cha giải tội, ngài viết cuốn tự truyện The Grandeurs of the Mercies of God (Sự cao thượng của Lòng Chúa Xót Thương). Ngài còn viết vài cuốn sách về tâm linh khác. Ngài giúp ích cho những người hướng dẫn tinh thần trong nhiều năm. Họ giúp ngài nhận biết những gì là tư tưởng hoặc ước vọng của mình đến từ Thiên Chúa. Người ta tìm được những lời khuyên tâm linh ở ngài. Khi đang hấp hối, ĐGH Clement IX gọi ngài đến bên giường để chúc lành.
Thánh Charles vững tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Cha Severino Gori nói: “Bằng lời nói và gương lành, Charles đã triệu hồi các nhu cầu theo đuổi vĩnh hằng” (Leonard Perotti, Thánh Charles Sezze: Tự truyện, trang 215). Ngài qua đời tại San Francesco ở Rôma và được an táng tại đó. ĐGH Gioan XXIII phong hiển thánh cho ngài năm 1959.
—————————————
18/1 – Thánh Magarita Hungary, Trinh nữ (1242-1271)
Bà là con gái của vua Bela IV và công nương Mary Lascaris, nước Hungary. Bà được dâng cho Thiên Chúa trước khi sinh, với ước thề cho đất nước thoát khỏi sự đàn áp hung hãn của người Tartar. Nhà vua và phu nhân đã đặt của cải và đứa con 3 tuổi để thề hứa tại Dòng Đa Minh ở Vesprim. Tại đây, cùng với những đứa trẻ con các nhà quý tộc khác, Magarita được đào tạo về nghệ thuật cho hợp với hoàng gia.
Margarita không muốn sống đơn giản như vậy, bà muốn trở thành tu sĩ, và được mặc áo dòng khi bà mới 4 tuổi. Lớn lên, bà sống khắc khổ bằng cách ăn chay, mặc áo nhặm, giữ nghiêm ngặt tu luật, và ít ngủ ban đêm. Khi Margarita 18 tuổi, người cha bắt bà về nhà, vì vua Ottokar của Bohemia nghe nói về sắc đẹp của bà và muốn kết hôn với bà. Bà không chịu, bà nói bà đã dâng hiến cho Thiên Chúa.
Bà có lòng sùng kính Đức Mẹ. Trước ngày lễ Đức Mẹ, Margarita thường đọc 1.000 kinh Kính Mừng. Không thể tới Thánh Địa, Rôma, hoặc các đền thờ nổi tiếng, bà chỉ biết đọc nhiều kinh Kính Mừng. Thứ Sáu Tuần Thánh, bà khóc suốt ngày vì nghĩ đến Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu. Bà thường xuất thần, và bà rất lúng túng nếu có ai bắt gặp. Đã có những phép lạ xảy ra ngay khi bà còn sống. Bà qua đời ngày 18-1-1271 tại Budapest, Hungary, khi mới 29 tuổi. Di hài bà được trao cho Dòng Thánh Clara tại Pozsony khi Dòng Đa Minh bị dissolved; most relics were destroyed năm 1789, nhưng portions still preserved tại Gran, Gyor, Pannonhalma. Bà được phong chân phước ngày 28-7-1789, và được ĐGH Piô XII phong hiển thánh năm 1943.
—————————————
18/1 – Chân phước Christina Ciccarelli (qua đời năm 1543)
Bà sinh tại Abruzzi, Ý. Tên rửa tội của bà là Matthia. Lớn lên, bà thấy say mê sống cầu nguyện và hãm mình. Bà vào Dòng Thánh Augustinô ở Aquila, lấy tên dòng là Christina.
Bà sống âm thầm và ẩn dật, nhưng nhiều người vẫn tìm đến với bà. Bà thương yêu và giúp đỡ người nghèo, luôn hành động vì lợi ích của người khác. Bà cầu nguyện và đền tội cho họ.
Chúa đã dùng bà để làm nhiều phép lạ cho người ta. Khi bà qua đời, trẻ em ở Aquila ùa ra đầy đường và hô lớn: “Nữ tu thánh đã qua đời”. Đó là ngày 18-1-1543. Rất nhiều người đến kính viếng bà, tạ ơn bà đã làm nhiều điều tốt lành cho họ và cho thành phố của họ.
—————————————
19/1 – Thánh Canute, Tử đạo (qua đời năm 1086)
Thánh Canute là vua Đan Mạch, vừa có biệt tài cưỡi ngựa, vừa là người chỉ huy tài giỏi.
Bắt đầu triều đại, ngài đã chống lại những người vô văn hóa đe dọa chiếm lĩnh thế giới văn minh. Ngài đã chỉ huy binh sĩ chiến thắng địch quân. Ngài yêu quý đức tin Công giáo đến nỗi ngài giới thiệu với những người chưa hề nghe nói tới Kitô giáo.
Ngài vào nhà thờ, quỳ dưới chân bàn thờ và dâng vương miện của mình cho Chúa Giêsu, Vua các vua. Ngài sống bác ái, dịu dàng với mọi người, cố gắng giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Ngài muốn giúp họ trở thành những người thực sự theo Chúa Giêsu.
Tuy nhiên, cuộc biến loạn bùng nổ vì ngài ra luật ủng hộ Giáo hội. Một số người đến nhà thờ, nơi ngài đang cầu nguyện, và ngài biết điều gì sắp xảy ra. Ngài bảo quân thù ra ngoài, rồi ngài xưng tội và rước lễ. Ngài không oán giận kẻ thù. Sau đó ngài tiếp tục cầu nguyện, và ngay lúc đó ngài bị giết. Đó là ngày 10-7-1086.
—————————————
20/1 – Thánh Fabianô, Giáo hoàng Tử đạo (khoảng năm 250)
Khi thánh GH Anthêrô qua đời năm 236, một Công đồng được triệu tập về Rôma để bầu người kế vị. Fabianô là thường dân Rôma, từ vùng quê nhập cư thành phố với tư cách là giáo sĩ, và người ta đang chuẩn bị bầu Giáo hoàng mới. Và tân giáo hoàng chính là Fabianô, người Ý.
Theo Eusebius, sử gia của Giáo hội, một chim bồ câu bay vào và đậu trên đầu Fabianô. Dấu hiệu này khiến mọi người đồng tâm nhất trí bầu ngài. Ngài là người lãnh đạo xuất sắc, tổ chức cấu trúc giáo xứ như vẫn được áp dụng ngày nay. Ngài phát triển thói quen và các nghi lễ tôn vinh các tvị tử đạo trong các hầm mộ, và bổ nhiệm 14 học giả thu thập chứng cớ đời sống của các vị tử đạo để họ không bị quên lãng.
Ngài cai trị Giáo hội 14 năm và chịu tử đạo khoảng năm 250 trong thời Decius bách hại. ĐGH Fabianô bị họ hành quyết rất dã man. Thánh Cyprianô viết cho người kế vị rằng ĐGH Fabianô là người “độc nhất vô nhị” được vinh dự chết tương xứng với sự thánh thiện và sự thuần khiết của cuộc đời ngài. Tại hầm mộ thánh Callistô, dù tảng đá trên mộ thánh Fabianô bị bể làm tư vẫn có thể nhìn thấy dòng chữ Hy lạp ghi: “Fabianô, Giáo hoàng Tử đạo”.
—————————————
20/1 – Thánh Sebastianô, Tử đạo (257?-288?)
Lịch sử không có gì chắc chắn về thánh Sebastianô, chỉ biết ngài là vị tử đạo Rôma, được tôn kính ở Milan ngay thời thánh Ambrôsiô và được an táng ở Appian Way, có thể ở gần Đền thờ thánh Sebastianô ngày nay. Lòng sùng kính ngài lan tỏa nhanh, và ngài được nhắc đến trong tiểu sử các vị tử đạo từ năm 350.
Truyền thuyết về thánh Sebastianô quan trọng về nghệ thuật và có cách mô tả bằng hình tượng. Các học giả ngày nay đồng ý rằng có chuyện kể thánh Sebastianô gia nhập quân đội Rôma vì chỉ như vậy ngài mới có thể giúp các vị tử đạo mà không tạo sự nghi ngờ.
Cuối cùng ngài bị phát hiện, bị bắt trước mặt Hoàng đế Diocletian và bị giao cho đội bắn cung Mauritanian. Thi thể ngài đầy mũi tên găm vào và bị bỏ mặc. Nhưng những người đến lấy xác đem chôn thì thấy Ngài còn sống. Ngài bình phục nhưng không chịu trốn đi. Một hôm, ngài đứng gần chỗ Hoàng đế đi ngang qua. Ngài đến gần Hoàng đế và tố cáo Hoàng đế đối xử độc ác với các Kitô hữu. Lần này ngài bị bắt và bị kết án tử hình. Thánh Sebastianô bị đánh đập đến chết.
—————————————
21/1 – Thánh Anê, Trinh nữ Tử đạo (qua đời năm 258?)
Hầu như không ai biết gì về vị thánh này, chỉ biết Anê còn rất trẻ – 12 hoặc 13 tuổi – khi tử đạo hồi giữa thế kỷ thứ III. Giả thuyết đưa ra nhiều cách chết: bị chém đầu, bị thiêu, bị siết cổ.
Truyền thuyết nói bà là phụ nữ đẹp được nhiều thanh niên theo đuổi và muốn kết hôn. Trong số những người bị Anê từ chối, có người báo cho chính quyền biết Anê là tín hữu Kitô giáo. Bà bị bắt và bị đưa vào nhà thổ.
Người ta nói có một thanh niên nhìn Anê bằng ánh mắt thèm muốn nên bị mù, nhưng nhờ Anê cầu nguyện nên người này lại được sáng mắt. Bà bị kết án, bị xử tử và được an táng trong một hầm mộ gần Rôma. Sau đó hầm mộ này được gọi là Hầm Mộ Anê. Con gái của vua Constantine xây dựng một đại thánh đường để tôn kính bà.
—————————————
22/1 – Thánh Vincent, Phó tế Tử đạo (qua đời năm 304)
Khi Chúa Giêsu trên hành trình đến cái chết, thánh sử Luca nói rằng Ngài đã hướng về thành thánh Jerusalem. Chính lòng can đảm cứng như đá này là dấu chỉ đặc biệt của các vị tử đạo.
Hầu hết những gì chúng ta biết về vị thánh này là nhờ thi sĩ Prudentius. Vở kịch về ngài được thêu dệt tự do bằng sự tưởng tượng của người sưu tập. Thánh Augustinô, trong một bài giảng về thánh Vincent, đã nói về việc có vở kịch về việc tử đạo. Ít nhất chúng ta cũng biết chắc tên ngài, một phó tế, nơi ngài chết và an táng.
Theo tích truyện chúng ta có (và một số truyện về các vị tử đạo ban đầu, cách sùng đạo khác thường của ngài hẳn phải có nền tảng một cuộc sống rất anh dũng), thánh Vincent được phong chức Phó tế bởi tay người bạn là thánh Valerius Saragossa ở Tây ban nha. Các hoàng đế Rôma đã xuất bản các lệnh của ngài phản đối giới tu trì (clergy) năm 303, và năm sau là lệnh phản đối người ngoại giáo. Thánh Vincent và Đức Giám mục Valerius bị tù ở Valencia. Đói khát và bị hành hạ vẫn không làm các ngài nao lòng. Như chàng thanh niên trong lò lửa (sách Daniel, chương 3), họ có vẻ mạnh mẽ trong đau khổ. Valerius bị đi đày, thế là Dacian đổ cơn giận lên Vincent. Những đợt hành hạ dã man như thế chiến II bùng nổ, nhưng nỗ lực của Dacian không ăn thua. Ngài lại tiếp tục bị hành hạ.
Cuối cùng Dacian thỏa hiệp: Vincent phải bỏ sách thánh vào lửa theo lệnh của hoàng đế. Ngài một mực từ chối. Ngài bị đưa lên giàn nướng, tử tù Vincent vẫn anh dũng, những người hành hạ cũng “bó tay”. Thánh Vincent bị tống vào ngục dơ bẩn. Và ở đây ngài đã chuyển hóa được tân cai ngục. Dacian nổi giận lôi đình, bắt ngài phải chết. Các bạn đến thăm ngài, nhưng ngài đã yếu sức. Họ đặt ngài lên giường, và rồi ngài trút hơi thở cuối cùng.
—————————————
23/1 – Chân phước Marianne Cope, Trinh nữ (1838-1918)
Dù bệnh phong cùi làm dân Hawaii hoang mang hồi thế kỷ 19, chứng bệnh này vẫn nảy sinh lòng đại lượng ở người phụ nữ được biết đến là Mẹ Marianne ở Molokai. Lòng can đảm của bà giúp cải thiện những nạn nhân ở Hawaii, một vùng thuộc Hoa kỳ thời bà sống (1898).
Lòng đại lượng và can đảm của Mẹ Marianne được kính nhớ ngày 14-5-2005, ngày Mẹ được phong thánh tại Rôma. ĐHY Jose Saraiva Martins, Bộ trưởng Bộ Phong thánh, nói rằng Mẹ là một phụ nữ nói với thế giới bằng “ngôn ngữ của chân lý và yêu thương”. ĐHY Martins, người chủ tế lễ phong thánh tại Đại Giáo đường thánh Phêrô, đã gọi cuộc đời Mẹ là “tuyệt tác của Hồng ân Thiên Chúa”. Nói về tình thương đặc biệt của Mẹ dành cho những người phong cùi, ĐHY Martins nói: “Mẹ nhìn thấy khuôn mặt đau khổ của Chúa Giêsu nơi những người phong cùi. Như người Samaritanô nhân hậu, Marianne đã trở nên mẹ của họ”.
Ngày 23-1-1838, một bé gái được sinh ra là con của Peter và Barbara Cope, người vùng Hessen-Darmstadt, Đức quốc. Bé gái này được đặt theo tên người mẹ. Hai năm sau, gia đình Cope nhập cảnh Hoa kỳ và định cư ở Utica, New York. Bé gái Barbara lớn lên và làm việc trong một nhà máy cho đến tháng 8-1862 thì vào Dòng nữ Phanxicô (Sisters of the Third Order of Saint Francis) ở Syracuse, New York. Sau khi tuyên khấn vào tháng 11-1863, nữ tu Barbara được gọi là Marianne và bắt đầu dạy học tại trường của giáo xứ Mông Triệu.
Nữ tu Marianne giữ chức vị cao ở vài nơi, hai lần là giáo tập trong hội dòng và ba lần làm trưởng Bệnh viện Thánh Giuse ở Syracuse, nơi Mẹ biết sẽ hữu ích trong thời gian ở Hawaii. Được bầu làm giám tỉnh năm 1877, Mẹ Marianne lại tái đắc cử năm 1881. Hai năm sau, chính quyền Hawaii tìm một người để điều hành Trạm Tiếp Nhận Kakaako (Kakaako Receiving Station) chăm sóc những người nghi bị phong cùi. Hơn 50 cộng đồng tôn giáo ở Hoa kỳ và Canada đều được yêu cầu. Khi đến dòng nữ ở Syracuse, 35 nữ tu đã tình nguyện ngay. Ngày 22-10-1883, Mẹ Marianne và 6 nữ tu đi Hawaii nhận nhiệm vụ tại Trạm Tiếp Nhận Kakaako ở ngoại ô Honolulu. Trên đảo Maui, các nữ tu mở bệnh viện và trường học cho các em gái.
Năm 1888, Mẹ Marianne và hai nữ tu đi Molokai để thành lập nhà mở cho các phụ nữ và các cô gái không có ai che chở. Chính quyền Hawaii khá lưỡng lự khi để phụ nữ đảm nhận nhiệm vụ khó khăn này. Họ không cần lo về Mẹ Marianne như vậy! Ở Molokai, Mẹ đã đảm trách nhà mở mà Chân phước Damien DeVeuster (qua đời năm 1889) đã thành lập cho đàn ông và các em trai. Mẹ Marianne đã “đổi đời” ở Molokai bằng cách giới thiệu sự sạch sẽ, niềm hãnh diện và sự vui vẻ cho kiều dân. Những chiếc khăn quàng màu sáng và những chiếc áo đầm xinh xắn dành cho phụ nữ là một phần kế hoạch của Mẹ.
Chính quyền Hawaii đã tặng Huân chương Hoàng gia (Royal Order) của Kapiolani và được thi sĩ Robert Louis Stevenson nhớ đến Mẹ trong một bài thơ, Mẹ Marianne trung thành tiếp tục trách nhiệm. Nhiều cô gái Hawaii có ơn gọi đi tu và vẫn làm việc ở Molokai. Mẹr Marianne qua đời ngày 9-8-1918.
—————————————
24/1 – Thánh Phanxicô Salê, Giám mục Tiến sĩ (1567-1622)
Người cha muốn Phanxicô làm luật sư để có thể thay thế vị trí thượng nghị sĩ tỉnh Savoy, Pháp quốc. Vì thế Phanxicô được gởi tới để học luật. Sau khi nhận bằng tiến sĩ luật, ngài trở về nhà trình bày với cha mẹ về ước muốn làm linh mục. Cha ngài không đồng ý. Sau khi nỗ lực và khôn ngoan thuyết phục, cha ngài đã đồng ý.
Phanxicô thụ phong linh mục và được bầu làm tổng đại diện giáo phận Geneva, rồi ngài chuyên đối phó với giáo phái Calvin. Phanxicô bắt đầu cảm hóa họ, đặc biệt ở quận Chablais. Bằng việc rao giảng và phân phát những tờ rơi mà ngài viết để giải thích về giáo lý Công giáo đích thực, ngài đã thành công đáng kể.
Lúc 35 tuổi, ngài dược bổ nhiệm Giám mục giáo phận Geneva. Trong khi điều hành giáo phận, ngài tiếp tục rao giảng, giải tội và dạy giáo lý cho trẻ em. Tính cách hiền dịu của ngài là “bí quyết” để ngài chiếm được các linh hồn. Ngài thực hành châm ngôn do ngài đặt ra: “Một muỗng mật ong thu hút nhiều ruồi hơn một thùng giấm” (A spoonful of honey attracts more flies than a barrelful of vinegar – tương tự tục ngữ Việt Nam: “Mật ngọt chết ruồi”).
Ngoài hai cuốn sách nổi tiếng của ngài (The Introduction to the Devout Life và A Treatise on the Love of God – Giới thiệu Đời sống Thành kính và Luận thuyết về Tình yêu Thiên Chúa), ngài còn viết nhiều cuốn sách nhỏ (pamphlets) và nhiều thư. Sách ngài viết thể hiện tinh thần hiền hậu của ngài và được giới thiệu với người ngoại giáo. Ngài muốn làm cho họ hiểu rằng họ cũng được gọi để nên thánh. Ngài viết trong cuốn The Introduction to the Devout Life: “Đó là một sai lầm, hoặc là một dị giáo, khi nói lòng sùng đạo không tương thích với cuộc đời của binh sĩ, thương nhân, hoàng tử, hoặc phụ nữ có chồng,… Nhiều người đã gìn giữ sự hoàn hảo nơi sa mạc nhưng đã mất nó giữa thế gian”.
Mặc dù ngài sống thương đối ngắn ngủi và bận rộn, ngài đã dành thời gian cộng tác với thánh Jane Frances de Chantal trong việc lập dòng nữ Đức Mẹ Thăm Viếng (Sisters of the Visitation). Các nữ tu thực hành các nhân đức theo gương Đức Maria đi thăm thánh Êlizabet: khiêm nhường, sùng mộ và bác ái lẫn nhau. Họ bận rộn với việc thể hiện lòng nhân hậu đối với người nghèo và người bệnh. Ngày nay, một số cộng đoàn điều hành trường học, một số khác sống chiêm niệm nghiêm nhặt.
—————————————
25/1 – Thánh Phaolô, Tông đồ trở lại
Cả cuộc đời thánh Phalô có thể mô tả trong hai từ “kinh nghiệm” – cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Giêsu trên đường tới Damascus. Trong khoảnh khắc, ngài thấy rằng tất cả nhiệt huyết về cá tính mạnh mẽ của mình đều uổng phí, như sức mạnh của lực sĩ quyền anh nhún nhảy với dáng man rợ. Có lẽ ngài chưa bao giờ thấy Chúa Giêsu, người chỉ lớn hơn ngài vài tuổi. Nhưng ngài đã thù ghét Chúa Giêsu một cách quá khích, khi ngài bắt đầu làm phiền Giáo hội: “…đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục” (Cv 8:3b). Ngày nay chính Ngài được “xem xét”, được sở hữu, tất cả nỗ lực đến một mục đích – là nô lệ của Đức Kitô trong sự hòa giải, là khí cụ giúp người khác nhận biết Đấng Cứu Thế.
Có một câu xác định thần học của ngài: “Tôi là Giêsu, người mà anh đang khủng bố” (Cv 9:5b). Chúa Giêsu xác nhận với mọi người một cách mầu nhiệm – nhóm người thích Saolê đã bỏ của chạy lấy người như những tên tội phạm. Ngài thấy Chúa Giêsu khỏa lấp những gì ngài đã mù quáng theo đuổi. Từ đó, công việc duy nhất của ngài là “giúp mỗi người nên hoàn thiện trong Đức Ki-tô. Chính vì mục đích ấy mà tôi phải vất vả chiến đấu, nhờ sức lực của Người hoạt động mạnh mẽ trong tôi” (Cl 1:28b-29). “Vì khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa” (1 Tx 1:5a).
Cuộc đời thánh Phaolô trở nên bản tuyên ngôn không ngừng và sống sứ điệp Thập giá: Các Kitô hữu chết cho tội và được mai táng với Đức Kitô. Họ chết cho những gì là tội và chưa được cứu độ trên thế gian. Họ là thụ tạo mới, thông phần chiến thắng của Đức Kitô và một ngày nào đó sẽ sống lại từ cõi chết như Đức Kitô. Qua Đức Kitô phục sinh, Chua Cha ban Thánh Thần trên họ, làm cho họ nên mới hoàn toàn.
Sứ điệp quan yếu của thánh Phaolô gởi cho thế giới là: Người ta được cứu độ hoàn toàn nhờ Thiên Chúa, không nhờ bất cứ thứ gì mà người ta có thể làm. Niềm tin cứu độ là tặng phẩm của sự tín thác nơi Đức Kitô trọn vẹn, tự do, riêng tư, và yêu thương, một sự tín thác sẽ sinh hoa kết trái nhiều hơn là Lề luật khả dĩ dự tính.
—————————————
26/1 – Thánh Timôthê và Titô, Giám mục
+ Thánh Timôthê (qua đời năm 97?): Điều chúng ta biết qua Tân ước về cuộc đời thánh Timôthê có vẻ như cuộc đời của một vị giám mục bị phiền nhiễu hiện đại. Ngài vinh dự là tông đồ bạn của thánh Phaolô, cùng chia sẻ việc rao giảng Phúc âm và đồng lao cộng khổ.
Thánh Timothê có cha là người Hy lạp và mẹ là người Do thái, tên Eunice. Là kết quả của cuộc hôn nhân khác chủng tộc, ngài bị người Do thái coi là bất hợp pháp. Bà Lois, bà nội (ngoại) của ngài, là người đầu tiên trở thành Kitô hữu. Thánh Timôthê là người được thánh Phaolô cảm hóa vào khoảng năm 47 và được làm công việc tông đồ với thánh Phaolô. Ngài ở với thánh Phaolô khi thành lập giáo đoàn Côrintô. Trong 15 năm làm việc với thánh Phaolô, ngài là một trong số bạn bè trung tín nhất của thánh Phaolô. Ngài được thánh Phaolô sai đi làm nhiều nhiệm vụ khó khăn – thường gặp nhiều phiền toái ở các giáo đoàn địa phương mà thánh Phaolô đã thành lập.
Thánh Timôthê ở với thánh Phaolô tại Rôma trong khi nhà bị chiếm giữ. Có một thời gian chính thánh Timôthê đã bị tù (x. Dt 13:23). Thánh Phaolô đặt ngài làm người đại diện ở giáo đoàn Êphêsô. Thánh Timôthê tương đối non trẻ đối với công việc ngài đang làm lúc đó. Thánh Phaolô viết trong 1 Tm 4:12a: “Đừng coi thường người trẻ”. Một số điểm cho thấy ngài nhút nhát. Một trong số câu thánh Phaolô viết về ngài: “Đừng chỉ uống nước lã, nhưng hãy dùng thêm ít rượu vì anh thường đau bao tử và ốm yếu luôn” (1 Tm 5:23).
+ Thánh Titô (qua đời năm 94?): Thánh Titô là bạn thân và là môn đệ của thánh Phaolô, đồng thời cũng là bạn truyền giáo. Ngài là người Hy lạp, vùng Antioch. Mặc dù Titô là dân ngoại, thánh Phaolô vẫn không để ngài phải chịu cắt bì (circumcision) ở Jerusalem. Thánh Titô được coi là người kiến tạo hòa bình, nhà quản lý, người bạn vĩ đại. Thư thứ 2 thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô cho thấy sự thấu hiểu tình bằng hữu với thánh Titô, một tình bạn trong việc rao giảng Phúc âm: “Khi tôi đến Troas… Tôi không yên tâm vì tôi không gặp Titô, người anh em của tôi. Nên tôi giã từ họ để đi Macedonia…. Thậm chí khi chúng tôi đến Macedonia, thân xác chúng tôi không yên chút nào, nhưng chúng tôi khổ sở trăm bề – xung đột bên ngoài, lo sợ bên trong. Nhưng Thiên Chúa, Đấng an ủi những người nản chí thất vọng, đã khuyến khích chúng tôi bằng cách gởi Titô đến…” (2 Cr 2:12a, 13; 7:5-6).
Khi thánh Phaolô gặp rắc rối với giáo đoàn Côrintô, thánh Titô là người đem thư của thánh Phaolô đi và làm cho mọi chuyện êm xuôi. Thánh Phaolô viết rằng ngài được vững mạnh không chỉ nhờ Titô đến mà còn “vì anh ấy đã được anh em an ủi. Anh ấy đã cho chúng tôi biết là anh em nóng lòng mong đợi, buồn phiền, nhưng vẫn đầy nhiệt tình đối với tôi, khiến tôi càng vui mừng hơn nữa…. Lòng anh ấy càng tha thiết quý mến anh em, khi nhớ lại anh em đã vâng lời, đã kính sợ và run rẩy đón tiếp anh.” (2 Cr 7:7a, 15). Thư gởi Titô nói ngài là người quản lý giáo đoàn ở đảo Crete, có trách nhiệm tổ chức, chấn chỉnh và bổ nhiệm các giám mục.
—————————————
27/1 – Thánh Angela Merici, Trinh nữ (1470?-1540)
Angela nổi bật về việc thành lập hội giáo dục đầu tiên cho các phụ nữ trong giáo hội mà ngày nay gọi là “Tu hội đời” (Secular Institute) của các nữ tu. Hồi trẻ, Angela nhập Dòng Ba Phanxicô (Third Order of Francis) và sống khổ hạnh, không có gì, thậm chí giường cũng không có, như thánh Phanxicô vậy. Thánh nhân sợ hãi khi thấy trẻ em nghèo bị bỏ rơi, cha mẹ chúng không thể hoặc không dạy dỗ chúng những điều về đạo. Thái độ thu hút và ngoại hình dễ nhìn của Angela đã bổ sung phẩm chất lãnh đạo của thánh nhân. Nhiều người cùng thánh nhân giáo dục các bé gái ở vùng lân cận.
Thánh nhân được mời gọi sống với một gia đình ở Brescia, tại đó thánh nhân đã thấy thị kiến để có ngày thánh nhân thành lập tu hội. Công việc của thánh nhân tiếp tục và được biết đến nhiều. Thánh nhân trở thành trưởng nhóm của những người cùng lý tưởng. Thánh nhân hăng hái dùng cơ hội đến Thánh Địa. Khi đến đảo Crete, thánh nhân bị mù. Bạn bè của thánh nhân muốn trở về nhưng thánh nhân xin mọi người tiếp tục đi hành hương, và thánh nhân đã sốt sáng kính viếng Mộ Thánh như thể còn sáng mắt vậy. Trên đường về, khi cầu nguyện trước Thánh Giá, thánh nhân sáng mắt trở lại ngay tại nơi mà thánh nhân đã bị mù.
Lúc 57 tuổi, thánh nhân tổ chức một nhóm 12 cô gái giúp dạy giáo lý. Bốn năm sau, nhóm này tăng lên 28 người. Thánh nhân làm họ thành Đội Quân Thánh Ursula (Company of St. Ursula), bảo trợ các trường đại học thời Trung cổ và được coi là vị lãnh đạo phụ nữ, với mục đích tái Kitô hóa đời sống gia đình qua việc giáo dục Kitô giáo vững chắc đối với các người vợ và người mẹ tương lai. Các thành viên tiếp tục sống tại gia, không tu phục và không lời khấn, qua Nội quy ban đầu buộc giữ thanh tịnh, thanh bần và thanh tuân. Ý tưởng về hội giáo dục phụ nữ còn mới lạ và cần thời gian để phát triển. Cộng đoàn hiện hữu như Tu hội giữa đời đến vài năm sau khi thánh Angela qua đời.
—————————————
28/1 – Thánh Thomas Aquinas, Linh mục Tiến sĩ (1225-1274)
Theo sự công nhận toàn cầu, thánh Thomas Aquinas là phát ngôn viên xuất sắc của truyền thống Công giáo về tín lý và mạc khải. Ngài là một trong những thầy dạy vĩ đại của Giáo hội Công giáo thời Trung cổ, được tôn vinh là Tiến sĩ Giáo hội và Tiến sĩ Thiên thần. Thomas thông thái nhưng rất khiêm nhường.
Là con lãnh chúa Aquinas thuộc hoàng tộc Hohenstanfen nhưng Thomas không thích thế quyền. Lúc 5 tuổi, ngài được đưa vào dòng Benedict ở Monte Cassino vì cha mẹ ngài hy vọng ngài chọn cách sống đó và sau sẽ làm Tu viện trưởng để làm vẻ vang dòng dõi quí tộc. Năm 1239, ngài được gởi tới Naples để hoàn tất việc học. Tại đó ngài say mê triết học Aristote.
Năm 1243, Thomas bỏ kế hoạch của gia đình và gia nhập dòng Đa-minh, mẹ ngài rất thất vọng. Mẹ ngài cho người bắt ngài về và giam biệt lập ở nhà hơn 1 năm. Gia đình còn thuê gái điếm vào quyến rũ Thomas nhưng ngài đã lấy cây củi đang cháy trong lò sưởi mà đuổi đi. Ngài vẽ hình Thánh giá trên tường và qùy xuống cầu nguyện. Sau 1 tháng, ả gái điếm đành chịu thua. Người chị thương em nên giúp Thomas trốn khỏi nhà.
Khi được tự do, ngài đi Paris rồi tới Cologne và hoàn tất việc học với thánh Albert Cả. Ngài tốt nghiệp khi mới 20 tuổi và làm giáo sư trẻ tại Paris. Ngài sống trong dinh của Giáo hoàng Urban IV, hướng dẫn các trường dòng Đa-minh ở Rome và Viterbo, tranh luận với các tu sĩ khất thực, tranh luận với một số tu sĩ dòng Phan-xi-cô về thuyết của Aristote, và chống lại giáo thuyết Manich, kể cả phái Averroist. Ngài thường suy tư đến ngây người nên bị gán cho biệt danh “con bò câm”. Giáo sư Albert biết lực học của Thomas nên nói trước lớp: “Hãy học theo Thomas trong cách suy nghĩ. Đó là một con bò, nhưng tiếng rống của nó sẽ vang dội khắp thế giới”. Quả thật, lời tiên báo đó của thánh Albert Cả đã hiện thực.
Danh tiếng ngài vang dội, nhiều người đổ xô đến xin ý kiến. Người ta hỏi:
– Theo giáo sư, nhàn rỗi là gì?
– Là cái búa mà kẻ thù bổ xuống đầu bạn.
– Cái gì tạo ra sức mạnh của giáo sư: Kinh nguyện, việc làm hay ý chí?
– Kinh nguyện. Ai không cầu nguyện thì như người lính ra trận không có vũ khí.
– Làm thế nào để được cứu độ?
– Phải khiêm nhường.
Khi ở Ý, ĐGH Urban IV giao cho ngài nhiều trọng trách – như giảng thuyết cho người Do thái, và muốn trao mũ gậy giám mục cho ngài nhưng ngài từ chối để được dạy học và lo việc cho nhà dòng. Tương truyền Thomas đã đàm đạo với Đức Mẹ, các thánh và cả với Chúa Giêsu nữa. Có lần Chúa Giêsu hỏi: “Sách con viết, Ta rất hài lòng. Con muốn được thưởng gì?”. Thomas đáp: “Con chỉ muốn được yêu mến Chúa mà thôi”.
Công đóng góp to lớn của ngài cho Giáo hội Công giáo là những sách ngài viết, đặc biệt là bộ Tổng luận Thần học (Summa Theologiae) được viết từ năm 1266–1273. Sự hiệp nhất, sự hài hòa và sự liên tục của đức tin và lý lẽ, của kiến thức con người tự nhiên và được mạc khải, thấm sâu vào những gì ngài viết. Có lẽ người ta hy vọng Thomas, với tư cách là người-của-phúc-âm, trở thành người bảo vệ hăng hái của chân lý mạc khải. Ngài hiểu biết sâu rộng đủ để thấy trật tự tự nhiên đến từ Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo, và thấy lý lẽ là tặng phẩm từ trời rất được yêu mến.
Nhưng tác phẩm cuối cùng của ngài bộ Tổng luận Thần học, giải quyết toàn bộ Thần học Công giáo, lại chưa hoàn tất. Ngài ngừng viết tác phẩm này sau khi cử hành thánh lễ ngày 6/12/1273. Khi được hỏi tại sao ngài ngừng viết thì ngài nói: “Tôi không thể tiếp tục… Những gì tôi đã viết có vẻ như rơm rác so với những gì tôi nhìn thấy và những gì tôi được mạc khải”.
Ngài được ĐGH Grêgôriô mời đến dự công đồng Lyon. Ngài bị bệnh và qua đời trên đường đi ngày 7/3/1274, thọ 49 tuổi. Ngài được phong thánh năm 1323 và được phong Tiến sĩ Hội thánh năm 1567. ĐGH Leo XIII đã đặt ngài là bổn mạng các nhà thần học và các trường học Công giáo.
—————————————
29/1 – Tôi tớ Chúa Juniper, Tu sĩ (qua đời năm 1258)
Thánh Phanxicô nói về tu sĩ thánh thiện Juniper: “Anh em thân mến, ước gì tôi có cả một khu rừng gồm những Juniper như vậy”. Chúng ta không biết nhiều về Juniper trước khi ngài gia nhập dòng năm 1210. Thánh Phanxicô sai ngài đi mở các “tu sở” ở Gualdo Tadino và Viterbo. Khi thánh Clara hấp hối, tu sĩ Juniper đã an ủi bà. Ngài tận hiến cho cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu và ngài có tiếng là sống giản dị.
Có vài câu chuyện về Juniper trong cuốn Little Flowers of St. Francis(Những bông hoa nhỏ của thánh Phanxicô) cho thấy lòng đại lượng của ngài. Có lần Juniper chăm sóc một bệnh nhân nam, người này rất thèm ăn giò heo. Tu sĩ này đến một cánh đồng gần đó bắt một con heo và cắt lấy một chân, rồi đem về nấu cho bệnh nhân kia ăn. Chủ nhân của con heo tức giận và lập tức đến gặp bề trên của Juniper. Khi thánh Juniper nhận ra lỗi mình, ngài hết lòng xin lỗi. Rồi ngài còn có thể xin chủ nhân cho con heo đó để các tu sĩ ăn!
Lần khác, thánh Juniper được lệnh không lấy quần áo của mình cho những người thiếu đồ mặc mà ngài gặp trên đường. Muốn vâng lời bề trên, có lần thánh Juniper nói với một người đàn ông nghèo khó rằng ngài không thể cho người đàn ông đó, nhưng ngài không ngăn cản người đàn ông kia lấy áo của ngài. Lúc đó, các tu sĩ biết rằng không để lại gì để thánh Juniper có thể cho đi. Ngài qua đời năm 1258 và được an táng tại nhà thờ Ara Coeli ở Rôma.
—————————————
30/1 – Thánh Hyacintha Mariscotti (1585-1640)
Hyacintha chấp nhận các tiêu chuẩn của Thiên Chúa hơi trễ. Xuất thân từ một gia đình quí tộc ở gần Viterbo, bà vô dòng nữ ở địa phương theo Luật Dòng Ba. Tuy nhiên, bà tự lo đủ thức ăn, quần áo và những đồ dùng khác để sống sung túc ở giữa các chị em sống khắc khổ.
Một lần Hyacintha bị bệnh nặng nên phải đưa Mình Thánh tới phòng riêng. Thấy bà sống quá thoải mái, linh mục khuyên bà sống khiêm nhường hơn. Hyacintha đã bỏ hết những trang phục và những tiện nghi khác, sống rất hãm mình ép xác, và sẵn sàng làm những việc hèn hạ nhất trong tu viện. Bà tận hiến cho sự đau khổ của Đức Kitô, sự ăn năn của bà trở nên nguồn cảm hứng cho các chị em trong tu viện. Bà được phong thánh năm 1807.
—————————————
31/1 – Thánh Gioan Bosco, Linh mục (1815-1888)
Gioan Bosco sinh ngày 16-8-1815 tại Berchi (Asti, Torino, Ý).
Lý thuyết giáo dục của thánh Gioan Bosco được dùng nhiều trong các trường học ngày nay. Đó là một hệ thống bảo vệ, phản đối hình phạt thể lý và đặt học sinh trong môi trường tránh dịp tội. Ngài khuyên thường xuyên lãnh nhận bí tích Hòa Giải và Thánh Thể. Ngài kết hợp việc đào tạo giáo lý và hướng dẫn, tìm cách kết hợp đời sống tâm linh với công việc, học và chơi.
Hồi nhỏ được khuyến khích làm linh mục nên ngài có thể làm việc với các em trai, ngài thụ phong linh mục năm 1841. Việc phục vụ người trẻ bắt đầu khi ngài gặp một đứa trẻ mồ côi và hướng dẫn cậu bé chuẩn bị rước lễ lần đầu. Rồi ngài tụ họp các bạn trẻ lại và dạy giáo lý.
Sau khi làm tuyên úy ở một nhà tế bần (hospice) dành cho ác em gái lao động, ngài mở Nhà nguyện thánh Phanxicô Salê cho các em trai. Vài nhà tài trợ giàu có và uy thế đã góp tiền để ngài có thể mở xưởng cho các em trai đóng giày và may. Năm 1856, Khánh lễ viện đã có tới 150 em trai và có nhà in để xuất bản các tập sách giáo lý và tôn giáo. Mối quan tâm của ngài về việc hướng nghiệp và xuất bản khiến ngài trở thành thánh bảo trợ giới trẻ học việc và các nhà xuất bản Công giáo. Danh tiếng giảng dạy của thánh Gioan lan nhanh. Năm 1850, ngài đã đào tạo được những người hỗ trợ ngài giảm bớt những khó khăn trong việc đào tạo các linh mục trẻ. Năm 1854 ngài và những người theo ngài cùng tụ họp lại dưới sự bảo trợ của thánh Phanxicô Salê.
Nhờ ĐGH Piô IX khuyến khích, thánh Gioan tụ họp 17 anh em và lập dòng Salêdiêng năm 1859. Hoạt động của dòng tập trung vào việc giáo dục và truyền giáo. Sau đó, ngài lập dòng nữ Salêdiêng để giúp đỡ các cô gái. Ngài qua đời lúc 4 giờ 45 ngày 31-1-1888 tại Valdocco, Torino, Ý, và được an táng chiều ngày 6-2-1888 tại Valsalice, Ý. Nhân dịp sắp phong chân phước, mộ ngài được khai quật ngày 16-5-1929. Lạ thay, xác ngài không có gì lạ thường và vẫn đầy đủ trọn vẹn.
ĐGH Piô XI tôn phong chân phước cho ngài ngày 2-6-1929 tại Vatican (lúc này chân phước Philip Rrinaldi là Bề trên cả). Ngày 9-6-1929, thánh quan Don Bosco được rước về Valdocco. Cũng chính ĐGH Piô XI tôn phong hiển thánh cho ngài ngày 1-4-1934 tại Vatican, đúng ngày đại lễ Phục sinh và kết thúc Năm thánh Cứu độ.
Thom. Aq. TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)