Hai điểm truy vấn: Hội nhập văn hóa và tính cách đa văn hóa

60

HAI ĐIỂM TRUY VẤN: HỘI NHẬP VĂN HÓA VÀ TÍNH CÁCH ĐA VĂN HÓA
(Thời sự Thần học – Số 8 – Tháng 6/1997)
Gregory BAUM
Nguyên tác: Deuxs Points D’interrogation: l’inculturation et le multicutaralisme
Mân Côi chuyển ngữ

Một số phạm trù được dùng trong thần học và các khoa học xã hội ưa có khuynh hướng che đậy thực tại lịch sử cụ thể thay vì vén mở nó ra. Việc hội nhập văn hóa và vấn đề đa văn hóa, theo tôi nghĩ, cũng thuộc về những phạm trù đó.

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA

Văn chương của Giáo hội về hội nhập văn hóa, bao gồm luôn những văn bản trang trọng mà ta tìm thấy trong hàng loạt những tư liệu của Vatican, đều giả định mà không có chút khảo sát nào, rằng công giáo là một toàn bộ những chân lý tôn giáo và những thực hành về nghi lễ, tất cả đều có thể hội nhập vào bất kỳ nền văn hóa nào. Nói rằng Tin mừng hoặc lời công bố của Đức Giêsu Kitô có thể được thông trị cho mọi nền văn hóa, sống ở đấy, chuyển hóa nó và hiện thực ở đấy trong một lối diễn tả mới mẻ và phong phú, đó là một chuyện. Còn khẳng định như vậy về công giáo, lại là một chuyện hoàn toàn khác, Ở đây, mục tiêu tôi nhắm không phải là tìm hiểu xem Tin mừng có thể tìm ra một lối diễn tả chính thống trong những nền văn hóa dị biệt của thế giới hay không. Điều mà tôi muốn đặt thành vấn đề, đó là công giáo phải có khả năng cho những cuộc hội nhập đó.

Công giáo là một sự hiện diện đặc thù của Tin mừng Đức Giêsu Kitô. Nó mềm dẻo, hiện diện trong mọi kiểu xứ sở tiêu biểu cho mọi nền văn hóa dị biệt, nó đã có được những bộ mặt khá uyển chuyển trong nhiều phần đất trên thế giới. Tuy nhiên, tổ chức bên trong của công giáo, những quan niệm, những lý tưởng và những thực hành trong việc quản trị đã tạo nên một nền văn hóa Giáo hội. Nền văn hóa này không được vay mượn từ thế giới mà ở đó Tân ước được viết lên; đúng ra nó phát sinh từ kinh nghiệm của Giáo hội Công giáo trải qua các thế kỷ, từ những nhu cầu của các Giáo hội địa phương và miền, từ mối ưu tư của Giáo hội phổ quát và từ những hình thái tổ chức hiện hành trong xã hội nói chung. Theo giáo huấn công giáo, việc tiến hóa về cơ cấu nói trên khởi đi từ những sáng kiến có từ thời Tân ước và, tiếp sau đó, được hình thành và hướng dẫn bởi Chúa Thánh Linh. Bởi lẽ tôn giáo Công giáo tự coi như xây nền trên Kinh thánh và Thánh truyền, nên công giáo là một nền văn hóa tôn giáo.

Các nhà xã hội học thường định nghĩa văn hóa như một toàn bộ những thói tục, những luật lệ, những giá trị và những nghi thức tạo nên căn tính tập thể của một cộng đoàn, và ấn định tính cách tương tác giữa các phần tử. Điều tôi muốn ghi nhận ở đây, tức là không phải chỉ có các nhà xã hội học mới nhìn công giáo như một nền văn hóa; chính bản thân Giáo hội, khi nhận biết sự phát triển của mình đã được hướng dẫn bởi Thánh Linh qua các thế kỷ, cũng tự coi mình là một nền văn hóa. Công giáo tự coi mình như hiện thân của Tin mừng dưới hình thái Giáo hội đặc thù. Tuy nhiên, nếu công giáo quả là một nền văn hóa thì làm sao nó có thể hội nhập trong nhiều truyền thống văn hóa dị biệt. Nền văn chương về việc hội nhập văn hóa có khuynh hướng che đậy vấn đề trên.

Để soi sáng điểm trên, tôi muốn chứng tỏ rằng công giáo đa bất lực trong việc hội nhập vào các xã hội dân chủ Tây phương hiện đại. Đạo đức về việc quản trị của riêng Giáo hội thì đối nghịch với đạo đức tương ứng nơi các nền dân chủ Tây phương. Cho dù những dân chủ đó có bại hoại cách nào chăng nữa, thì chúng vẫn có khuynh hướng một số điều lý tưởng và một số giá trị; và những con người sống trong các nền dân chủ đó có những phán đoán về đạo đức trên những hành động hiệu quả của việc quản trị hành chánh tùy theo những lý tưởng và những giá trị trên. Ví dụ, họ đòi hỏi rằng những nhà hữu trách phải phải báo cáo trung thực. Đối nghịch với những điều hành kiểu quý tộc hoặc lối điều hành độc tài ngày nay, những con người sống trong một nền dân chủ đòi hỏi những người cai trị họ phải biện minh được những quyết định của họ một cách hữu lý, nêu đích danh những cá nhân và những tổ chức mà họ tham khảo và nói rõ tiến trình mà họ đã đi đến những quyết định trên. Trừ khi có những lý do tốt đẹp và khẩn trương, dân chúng đều coi việc giữ bí mật như là một việc phi đạo đức.

Một ví dụ khác, xin cho phép tôi nhắc đến yêu cầu đạo đức hiện tại tức là những con người bị cáo buộc là sai lỗi hoặc phạm tội ác thì có quyền được xét xử đúng luật. Điều này đòi buộc sự tách biệt giữa quyền lập pháp và tư pháp hoặc, cụ thể hơn, cần có những tòa án độc lập. Việc từ chối một phiên tòa chính đáng và chuyện thiếu những định chế thích hợp – trong Giáo hội cũng như trong các chỉnh thể độc tài – đều bị những người dân chủ coi như phi đạo đức.

Công giáo, xét như một nền văn hóa Giáo hội, chưa biết hội nhập vào các nền dân chủ Tây phương hiện đại. Đạo đức về việc quản trị của Giáo hội giả định sự phân cách giữa những “majores” và “minores”, giữa một nhóm những con người cao cấp, ra những luật lệ và ấn định nền chính trị, và một nhóm hạ đằng, là đa số, có bổn phận là tuân phục, và nhóm lãnh đạo không buộc phải báo cáo cho họ, họ chẳng có quyền đòi hỏi người khác phải trung thực, và những thành phần nhóm này không được đến những tòa án độc lập có khả năng bảo vệ họ khỏi những bất công mà những người thuộc nhóm bên trên đã gây ra cho họ. Vì vậy, công giáo, xét như một nền văn hóa Giáo hội, không chỉ bị coi như một định chế xa lạ trong các nền dân chủ Tây phương hiện đại mà còn như một định chế phi đạo đức, như một hiện thân của một nền đạo đức quản trị đã trở thành không chấp nhận được.

Tôi xin nói thêm là, vì chuyện tai quái gây ra do việc tuân phục không hạn chế trong một chế độ phát xít và cộng sản, nên những nền công dân tại các nền văn hóa dân chủ cảm thấy ghê rợn trước mọi hệ thống đòi hỏi một sự tuân phục bị coi như không thể chấp nhận nổi. Có một sự khác biệt về phẩm tính giữa việc tuân phục Thiên Chúa và việc tuân phục những con người dù họ cao cấp cách mấy. Như vậy không lạ gì, trong những nền văn hóa dân chủ, có nhiều Giám mục và các bề trên Dòng đã du nhập một cơ chế đối thoại trong lúc họ hành xử quyền bính. Điều được khai thông ở đây, chính là một năng lực lớn giữa giữa những người quyết định và các thành phần trong cộng đoàn của họ. Tuy nhiên, vì lẽ những tương quan giữa các Giám mục và Giáo hội địa phương của các vị với Rôma vẫn còn bị ấn định bởi thực hành truyền thống, theo hàng dọc và không có đối thoại của một quyền bính tối thượng, cho nên nền văn hóa Giáo hội vốn được các Giám mục cấp tiến làm cho thuần thục hơn trước nhưng những khía cạnh mới lạ, lại vẫn còn y nguyên, không thay đổi.

Khi người ta tranh luận về những việc hội nhập văn hóa có thể được về phía công giáo, cần phải xét xem công giáo được coi như một nền văn hóa tới mức độ nào. Có lec việc “Hội nhập văn hóa” là mọt lý tưởng chẳng có mấy nền tảng nơi thực tế. Những người công giáo bảo thủ đã có những luận cứ vững chắc khi cho rằng công giáo là một nền văn hóa giáo hội và thiêng liêng, một sự sáng tạo đặc biệt mang tính cách Châu Âu tổng hợp chứng từ kinh thánh và nền nhân bản kinh điển, vốn được trình bày trong nghệ thuật và kiến trúc cao cấp cũng như trong những thói tục và các lễ hội của dân gian, được dẫn dắt bởi những thói tục và các lễ hội của dân gian, được dẫn dắt bởi những tinh thần có trình độ cao đứng ở bên trên những hình thái của thời cuộc có khả năng thống trị truyền thống lớn lao đó cho bất cứ ai muốn gắn bó vào đó, thuộc bất cứ môi trường nào.

VẤN ĐỀ ĐA VĂN HÓA

davanhoaCách đây ít năm, chính quyền Canada chấp nhận một nền chính trị đa văn hóa và lập nên một Bộ mang cùng tên. Đáp ứng lại việc di trú của những con người đến từ mọi miền trên thế giới, và khẳng định lý tưởng tự do về những cơ hội đồng đều dành cho mọi người, chính quyền đưa ra một ý tưởng đảo ngược cho rằng xã hội Canada được cấu tạo nên từ nhiều nền văn hóa và rằng không có một nền văn hóa đón nhận để làm nơi cư ngụ cho các nền văn hóa của các người di trú (và của các dân bản địa) và như vậy Canada mang tính chất đa văn hóa, cho phep mối người công chính nam cũng như nữ sống trong môi trường văn hóa riêng của mình, và không một ai lại được hưởng một tình trạng ưu tiên. Canada, theo lối nói thông dụng, là một nước nói hai thứ tiếng (Anh và Pháp) và đa văn hóa.

Trong một tỉnh mà đa số nói tiếng Pháp, đó là tỉnh Québec vốn được hưởng một nền tự trị nhất định giữa lòng tiên bang Canada, lý thuyết về đa văn hóa đã không được chấp nhận. Trái lại, chính quyền tỉnh lại thừa nhận nền văn hóa tiếp nhận nói tiếng Pháp của Québec, đứng ra đón nhận những nền văn hóa khác biệt của các di dân. Đó là điều mà Québec gọi là chính trị hội tụ; mục đích của nó không phải là thực hiện sự đồng hóa dân di trú hay dân bản địa song là hỗ trợ một tiến trình hội tụ, nhờ đó nền văn hóa đón tiếp trong lúc học hỏi một điều gì đó từ những người thiểu số, thì có kinh nghiệm về một sự biến đổi và ở đó những nền văn hóa của những người thiểu số được hòa điệu với môi trường mới thì cũng trải qua những thya đổi đáng kể. Một cuộc hội tụ tiệm tiến theo kiểu trên phải cho phép vận dùng hằng chuỗi những giá trị công cộng dành cho tập thể.

Mới đây thôi, chính phủ Canada, lo âu về một sự phân hóa xã hội, đã bãi bỏ đường lối đa văn hóa, mặc dù Bộ này chưa đổi lại tên. Chính phủ cũng không giải thích rõ ràng đường lối chính trị mới của mình.

Theo ý tôi , phạm trù đa văn hóa che đậy hơn là khai mở thực tại xã hội của xã hội hiện đại. Để hiểu được mô hình văn hóa phức tạp của xã hội hiện đại như nói trên, tôi phân biệt giữa điều mà một số nhà xã hội học gọi là những nền văn hóa sơ cấp và thứ cấp. Văn hóa sơ cấp liên quan tới môi trường cư trú mà con trẻ đã sinh ra: ngôn ngữ, dinh dưỡng, phong tục, tương quan giữa cha mẹ và các thành phần khác của gia đình và giữa các thành phần đó với nhau. Trong những xã hội truyền thống, văn hóa sơ cấp thường trải rộng nơi đường phố và làng mạc, và ấn đinh một khu vực rộng lớn của nền văn hóa công cộng, bao gồm những bài ca, văn chương và truyền thống đạo đức. Tuy nhiên việc mở rộng này khó mà đạt được trogn xã hội hiện đại, không phải chỉ vì những đường phố đã trở nên đa nguyên và những con người của nhiều nền văn hóa sơ cấp khác biệt lại cư ngụ trong cùng một thành phố, mà còn là vì có một nền văn hóa thứ cấp mạnh mẽ, đã nặn khuôn cuộc sống, những ước mơ và khát vọng của dân chúng.

Văn hóa thứ cấp liên quan đến những ý tưởng, các giá trị và những thực hành được gợi ra bởi những định chế lớn của xã hội hiện đại, đặc biệt là thị trường tư bản, kỹ thuật, các phương tiện truyền thông đại chúng và những định chế dân chủ.

Nền văn hóa thứ cấp này rất có uy lực. Chủ nghĩa tư bản và kỹ thuật học đã hình thành những giá trị và những thực hành của toàn dân, kể cả nơi những người mới di trú, cho dù họ đến từ những xã hội tiền kỹ nghệ hoặc từ những nước gốc xã hội chủ nghĩa. Đạo đức về lao động, cạnh tranh và tinh thần thi đua, thăng tiến cá nhân đã nhanh được áp dụng, cho dù nền văn hóa sơ cấp ngăn cản những giá trị trên du nhập gia đình họ. Việc quảng cáo trên truyền hình khơi lên một ước vọng có được nhiều giải trí hơn, tiện nghi hiện đại hơn và việc hưởng thụ những hàng tiêu dùng ngày một phong phú hơn. Kỹ thuật đã dạy cho người ta biết rằng họ làm chủ lấy môi trường của mình, rằng đời sống có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ những dụng cụ cơ khí, và rằng tính cách hợp lý của công cụ đã là người hương dẫn chắc chắn nhất để giải quyết những vấn đề cá nhân và xã hội. Ngoài ra, hệ thống thị trường đã điều kiện hóa vị thế của những con người trong xã hội, sự tự do hoặc nô lệ của họ.

Đường lối đa văn hóa che đậy sức mạnh đồng hóa được thực thị bởi những định chế lớn trong xã hội. Văn hóa thứ cấp quá mạnh đến độ xâm chiếm các gia đình và bào mòn những nền văn hóa sơ cấp ở đó người ta đã gắn bó rất sâu đậm. Điều đang qua đi trong xã hội hiện đại – tôi đặc biệt nghĩ đến bắc Mỹ, bao gồm luôn cả Québec nói tiếng Pháp – đó là điều mà một số nhà xã hội học gọi là “xóa bỏ văn hóa”, việc hủy hoại những nền văn hóa sơ cấp và việc tạo nên một khoảng trống văn hóa, đã được thống trị đến các trẻ em và ngăn cản chúng thủ đắc những giá trị tinh thần và vô tư.

Về mặt tích cực, chúng ta quan sát thấy rằng làm nên thành phần của nền văn hóa thứ cấp, gồm có những định chế của nền dân chủ vốn phát sinh ra những giá trị và những khát vọng hằng đeo bám các cộng đoàn di dân, làm nảy sinh nơi họ cái ước muốn dự phần vào xã hội và thôi thúc họ gia nhập những hội đoàn xã hội và chính trị để tăng cường thêm lợi ích cũng như để bảo vệ quyền lợi của họ. Kinh nghiệm tại Canada chứng tỏ rằng, đối với đa số dân di trú, tiến trình đồng hóa dân chủ thì diễn ra mau lẹ. Những nhóm di dân rất mau chóng học hỏi cách tạo nên những cơ quan tập thể để bảo vệ quyền lợi và danh dự của mình chống lại với những tiên kiến và sự phân biệt mà xã hội dành cho họ. Đồng thời, việc đồng hóa các giá trị dân chủ có khuynh hướng đặt lại vấn đề về nếp sống của họ tại nhà, mà thường vẫn còn được xác định bởi những kiểu mẫu quyền lực rất ổn định.

Khả năng đồng hóa được tác động bởi nền văn hóa thứ cấp thì rất mạnh mẽ. Ngay cả những đán dân bản địa, với truyền thống văn hóa của cha ông để lại, cũng khám phá thấy rằng, trong cuộc chiến đấu chống lại xã hội Canada để duy trì căn tính tập thể của mình, thì họ cần phải học hỏi về luật pháp, biện hộ trước tòa án, sử dụng thành thạo ngôn ngữ chủ lực và biết hướng đến kỹ thuật để có thể kiến tạo hệ thống thông tin cho riêng mình. Qủa là một nghịch lý (và một bi kịch) khi cuộc chiến chống lại xã hội kỹ nghệ hiện đại lại quá dễ dàng biến thành một tiến trình hiện đại hóa.

Khái niệm về đa văn hóa đã khiến trở nên vô hình cái năng lực phức tạp của xã hội hiện đại với tích cách đa nguyên văn hóa sơ cấp, sự phân chia giới lớp của nó, chủ nghĩa cá nhân mà hệ thống tự do mậu dịch đã củng cố, ước muốn được hạnh phúc do việc tiêu thụ mà những phương tiện truyền thông đại chúng đã can dự vào, và những hiệu quả hoàn nguyên của những thực hành và các định chế dân chủ. Bị đe dọa bởi nền văn hóa thống trị (thứ cấp), các nền văn hóa sơ cấp kiến tạo nên những định chế riêng của mình để bảo vệ và duy trì những giá trị tập thể đã được thừa kế: giáo xứ hoặc tổ chức tôn giáo của họ, các hiệp hội, câu lạc bộ, cửa hàng, tiệm ăn, thư viện, rạp hát, v.v… Về mătk kỹ thuật mà nói, điều nổi cộm ở đây tức là những nền văn hóa chìm (sous-cultures) – những nền văn hóa ngầm, tôi nói thêm, vốn làm cho toàn bộ xã hội được lành mạnh và như vậy xứng đáng để được duy trì. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, những nền văn hóa chìm đó, lại lông vào trong nền văn hóa chủ lực được xác định bởi chế độ tư bản và kỹ thuật học.

Chính quyền Québec, như nói trên, đã từ bỏ ý tưởng về một dạng đa văn hóa và trái lại đã chấp nhận một nền chính trị hội tụ. Nền chính trị này thừa nhận rằng nhiều lực lượng khác nhau đã phân tán xã hội: sự cách biệt về kinh tế ngày càng đào sâu, việc gia tăng số người thất nghiệp, việc có nhiều nguốn gốc chủng tộc, tôn giáo và văn hóa, những thành kiến và những phân biệt đối xử mà người ta áp đặt trên những đám dân thiểu số đó. Tuy nhiên, cũng chính nền kinh tế chính trị kiểu đó lại thừa nhận những lực lượng có tác dụng hoàn nguyên xã hội: một ngôn ngữ công cộng, hệ thống pháp lý, những thực hành dân chủ, quyền con người, việc tôn trọng tính cách đa dân tộc cũng như nhiều nền văn hóa sơ cấp và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc được hình thành do cơ chế thị trường. Nếu nền chính trị hội tụ muốn củng cố những yếu tố hoàn nguyên, thì nó lại không nhắm đến việc đồng hóa những nhóm dân di trú (hay cả những dân tộc bản địa). Trong bối cảnh trên, ngay chữ hoàn nguyên cũng là vô ích. Việc hội tụ nhắm đến chuyện luôn luôn biến đổi cả hai: nền văn hóa tiếp nhận, và những nền văn hóa sơ cấp đang cố phấn đấu để được thừa nhận. Một hình ảnh tốt đẹp của việc hội tụ, đó là sự thay đổi các thói quen ăn uống của những con người sống trong xã hội hiện đại: nếu mỗi nhóm sắc tộc duy trì lối ẩm thực của mình, cộng với những thêm thắt lấy từu nhóm đa số, thì nền văn hóa tiếp nhận sẽ được phong phú nhờ những món ăn mà các nhóm di dân đem lại. Điểm thách đố là phải theo đuổi nền chính trị hội tụ đó cách nào để có thể vận dụng những giá trị công cộng tạp thể vào giữa lòng hình thức đa nguyên về sắc tộc và văn hóa.