Gia đình, ly hôn và con cái: Cái giá đắt của gia đình đổ vỡ

60

indexMột thông cáo báo chí mới đây của Đại học Bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ đã kêu gọi chú ý đến những tác động tiêu cực đối với trẻ em khi cha mẹ chúng ly dị.

Tuyên bố hôm 09 tháng Ba nhận xét rằng có một quan điểm phổ biến là khi một cuộc hôn nhân không còn đem lại hạnh phúc cho đôi vợ chồng thì ly hôn là giải pháp tốt nhất và trẻ em sẽ có thể thích ứng với hoàn cảnh mới.

Tuy nhiên, thông cáo cũng lưu ý rằng đây không phải là hoàn cảnh của hầu hết trẻ em. “Thực vậy, các tài liệu khoa học tốt nhất cho thấy rằng ngoài một vài trường hợp ngoại lệ, thì trẻ em ở trong tình trạng tốt hơn khi cha mẹ làm lành và duy trì cuộc hôn nhân của họ”.

Trường đại học này đề cập đến hai cuộc nghiên cứu phân tích tổng hợp lớn được tiến hành trong mười năm. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em có cha mẹ ly dị trở nên tồi tệ hơn ở trường, có vấn đề trong điều chỉnh tâm lý và các mối quan hệ xã hội.

Cha mẹ ly dị cũng phải chịu đau đớn, với thu nhập thấp hơn, có nguy cơ cao hơn về bệnh thể chất và gia tăng nguy cơ bạo lực.

Tiến sĩ Jane Anderson, thành viên Hội đồng quản trị và là tác giả của tuyên bố nhận xét: “Nghiên cứu cho thấy rằng hai phần ba số người trưởng thành có hôn nhân không hạnh phúc tránh không ly dị hay ly thân thì cuối cùng sẽ có hôn nhân hạnh phúc 5 năm sau đó”.

Bản tuyên bố cũng giới thiệu một nghiên cứu được công bố năm ngoái của trường Đại học với chủ đề: “Tác động của cấu trúc gia đình trên sức khỏe trẻ em – Những ảnh hưởng của ly hôn”. Nghiên cứu này bắt đầu bằng nhận xét độ tuổi kết hôn đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần đây, cùng với tỷ lệ ly hôn cao hơn. Tại Hoa Kỳ, vào năm 1970, 84% trẻ em sống với cha mẹ ruột, nhưng đến năm 2009, tỷ lệ này chỉ còn 60%. Năm 2009, chỉ có 29% trẻ em Mỹ gốc Phi sống với cha mẹ ruột của chúng, trong khi 50% trẻ em đang sống trong những ngôi nhà của người mẹ đơn thân.

Những người mẹ đơn thân

Về trẻ em gốc Tây Ban Nha, 58% sống với cha mẹ ruột, trong khi đó 25% đang sống trong những ngôi nhà của người mẹ đơn thân.

Đại học cũng trích dẫn một nghiên cứu Harvard gần đây về các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đơn thân cho thấy rằng yếu tố đáng chú ý nhất ngăn chặn nhiều trẻ em thoát khỏi tính hay thay đổi là sống với cha hoặc mẹ đơn thân.

Số lượng các cặp chung sống cũng đã tăng mạnh và sự ổn định của mối tương quan này thấp hơn so với các cặp vợ chồng kết hôn. Đa số các vụ ly dị xảy ra trong mười bốn năm đầu tiên của hôn nhân và khi nhiều cặp tái hôn kết thúc bằng ly dị sẽ đẩy đứa trẻ trải qua nhiều hoàn cảnh tan vỡ gia đình.

Nghiên cứu thừa nhận rằng mỗi gia đình là duy nhất, với các thế mạnh, điểm yếu và các nguồn lực khác nhau. Nghiên cứu lưu ý rằng: “Mặc dù có những khác biệt, nhưng ly hôn đã được chứng minh là làm giảm năng lực tương lai của một đứa trẻ trong mọi lĩnh vực của đời sống, bao gồm cả các mối quan hệ gia đình, giáo dục, cảm xúc hạnh phúc, và khả năng thu nhập trong tương lai”.

Sau ly hôn, trẻ em có xu hướng dành nhiều thời gian hơn với cha mẹ chúng. Sự liên hệ với người cha suy giảm và khi người mẹ có thể phải làm việc nhiều giờ hơn để nuôi một gia đình đơn thân, người mẹ sẽ có ít thời gian hơn dành cho con cái.

Về mặt kinh tế, nghiên cứu cho biết 5 năm sau khi ly hôn, những người mẹ vẫn đơn thân chỉ tăng 94% thu nhập trước khi ly hôn, trong khi các cặp vợ chồng kết hôn liên tục gia tăng thu nhập của họ.

Vì vậy, trẻ em sống với những người mẹ đơn thân có nhiều khả năng sống trong nghèo khó hơn những trẻ em sống với cả cha lẫn mẹ.

Tình cảm là một vấn đề quan trọng khác, trẻ em mất liên lạc với cha chúng, với ông bà và người thân của chúng.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các sinh viên đại học có cha mẹ đã ly dị nhiều khả năng gây sự và bạo lực trong quá trình giải quyết xung đột. Tương tự như vậy, trẻ em có cha mẹ ly dị có thể có điểm số thấp hơn về ý niệm bản thân và quan hệ xã hội, cũng như phải chịu mức cao hơn về lo âu và trầm cảm sau khi cha mẹ ly hôn.

Ngoài ra, có sự gia tăng trong việc tán thành quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống chung và ly dị trong các trẻ em có cha mẹ ly hôn.

Ảnh hưởng đến đức tin

Sau ly hôn, trẻ em có nhiều khả năng từ bỏ đức tin của mình. Khi trưởng thành, những trẻ này lớn lên trong các gia đình có cha mẹ kế ít có khả năng duy trì tôn giáo hơn những trẻ được cả cha mẹ ruột nuôi dưỡng.

Các bậc cha mẹ và con cái không phải là những người duy nhất bị tác động của việc ly hôn, vì nó cũng đặt một gánh nặng kinh tế cao lên chính phủ.

Tổ chức Các mối tương quan của Anh vừa phát hành một bản cập nhật hàng năm “Bảng liệt kê Chi phí Gia đình đổ vỡ”. Nó thể hiện chi phí đổ vỡ gia đình năm 2015 cho người nộp thuế là 47 tỷ bảng Anh, tương ứng mỗi người nộp thuế phải tốn 1.546 bảng/năm. Tổ chức này cho biết thêm: “Mặc dù cắt giảm chi tiêu chính phủ, nhưng chi phí gia đình đổ vợ tiếp tục gia tăng”.

47 tỷ bảng tương ứng với một nửa ngân sách giáo dục và hơn ngân sách chính phủ chi cho quốc phòng. Khi bảng liệt kê được bắt đầu thực hiện vào năm 2009, chi phí hàng năm là 37 tỷ bảng.

Nghiên cứu kết luận: “Xu hướng trong sáu năm cho thấy không có dấu hiệu cho những áp lực gia tăng tổng thể về chi phí cho công chúng khi hậu quả của đổ vỡ gia đình sẽ giảm đi trong tương lai gần”.

Tạ Ân Phúc

UBMVGĐ