VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN Đức tin Ngày Cử Hành Đức Tin “Anh Em Là Bạn Hữu Của Thầy”...

Ngày Cử Hành Đức Tin “Anh Em Là Bạn Hữu Của Thầy” Của Người Khiếm Thị và Khiếm Thính

Sáng Thứ Bảy, ngày 5 tháng 10 năm 2013 vừa qua, tại Trung tâm Mục Vụ Giáo phận Sài Gòn, 330 khiếm thị và khiếm thính đến từ 12 cơ sở khuyết tật trong giáo phận đã tham dự ngày Đại Hội cử hành Đức Tin.

 DSC04192[1]

Theo nữ tu Maria Nguyễn Thị Kim, Trưởng Tiểu Ban Giáo lý Cho Người Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt, mục đích của ngày đại hội nhằm nhấn mạnh nhu cầu và quyền được học giáo lý của người khiếm thị và khiếm thính. Qua ngày hội này, các tiểu ban của Ban giáo lý Giáo phận sẽ cộng tác với nhau hơn để tìm ra những hướng đi trong việc giáo dục đức tin cho người khiếm thị và khiếm thính cách hiệu quả và thiết thực hơn.

 

Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, giám đốc Trung Tâm Mục Vụ, cho biết đây là đại hội lần đầu tiên của tiểu ban này. Cha hi vọng cứ vào tháng 10 hằng năm, các anh chị em có hoàn cảnh đặc biệt lại được qui tụ tại mái nhà giáo phận để chia sẻ kinh nghiệm sống đức tin cho nhau. Trong lời chào đầu lễ, Cha giám đốc cho biết: “sự hiện diện sống động của các bạn có hoàn cảnh đặc biệt ngày hôm nay đã là lời chứng đức tin hùng hồn cho chính nhiều người, trong đó chính Cha cũng được củng cố đức tin.”

 

Với chủ đề “Anh em là bạn hữu của Thầy”, các tham dự viên đã bước vào ngày sinh hoạt qua hoạt cảnh diễn nguyện “Sâu và Bướm”. Qua câu chuyện Sâu và Bướm, các tham dự viên đã cha Phêrô đúc kết ba điều cụ thể sau: “thứ nhất, mọi người đều có thể là bạn vì bao giờ họ cũng có một nét đẹp mà ta hằng ngưỡng mộ; thứ hai, hãy trở nên bạn của mọi người bất kể họ là ai; thứ ba, con bướm còn có thể hiểu hình ảnh của Chúa Giêsu mà Chúa Cha đã yêu thương ban cho ta để nhờ Người mà ta được trở nên người con đẹp lòng Cha mọi đàng, vì thế chúng ta hãy yêu mến và cảm tạ Chúa Cha.” Sau đó các tham dự viên đã được chia nhóm theo độ tuổi và dạng tật để chia sẻ và thảo luận về các đức tính tốt nơi bạn bè của mình. Các bạn khiếm thị đã thể hiện việc đề cao các tính tốt đó bằng việc in hình bàn tay đủ màu sắc như những cánh bướm tô đẹp cuộc đời lên một tấm pano rất to, như những quyết tâm trở nên “bàn tay cho người bạn của mình”. Các bạn khiếm thính trang trí một pano với những cánh bướm bằng giấy đủ màu sắc. Qua đó, hình ảnh Chúa Giêsu Kitô là người bạn thân thiết nhất của mỗi người chúng ta đã được nêu bật lên cho các tham dự viên. Để kết thúc giờ thảo luận, các tham dự viên đã được nghe phần chia sẻ kinh nghiệm sống đức tin của chị Vũ Thủy, 48 tuổi đến từ Nhóm Kitô Vua. Chị Thủy cho biết, chị bị mất thị lực khi chị bước vào tuổi 17. Ban đầu chị Thủy đã rất buồn và không muốn chia sẻ với bất kì ai, ngay cả với gia đình, nhưng nhờ vào đức tin chặt chẽ vào Đức Kitô, người bạn thân thiết của chị, chị đã vượt qua được những trở ngại của khiếm khuyết, và đã trở nên một người bạn đồng hành và là điểm tựa của nhiều người khuyết tật khác nhờ việc cảm nhận và sống tình bạn thân với Chúa Giêsu. Chị đã ngâm bài thơ do chính mình sáng tác “Cô bé mù với ly cà phê trắng” để ca ngợi tình yêu thương của Chúa dành cho chị. Hai câu kết của bài thơ đã nói lên tâm tình của chị “Cô giơ tay hướng về Thượng Đế. Xin cảm ơn Người, Người đã ở bên con.”


Ngày họp mặt trở nên sôi động hơn khi được chính vị chủ chăn giáo phận đến thăm. Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, mặc dù mới trải qua cuộc phẫu thuật tại Singapore, cũng đã đến ban phúc lành và chia sẻ với đại hội trong vòng 20 phút. Đức Hồng Y đã nhắn nhủ các tham dự viên:

Đỉnh cao của ngày đại hội là Thánh lễ. Trong phần Thánh lễ, các tham dự viên đã được tuyên xưng đức tin và kín múc nguồn mạch của đời sống đức tin là chính Chúa Giêsu nơi Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể. Trong bài giảng, linh mục Giuse đã một lần nữa nhấn mạnh tình bạn thân của Chúa Giêsu dành cho mỗi người, và khuyên các tham dự viên hãy trở nên “đôi tay cho Chúa” bằng những quan tâm cụ thể cho anh chị em mình, bằng việc làm một điều gì đó tốt cho Chúa và cho tha nhân với hết những khả năng mà Chúa ban cho.

Mặc dù đây là lần đầu tiên tổ chức, ban tổ chức cũng đã có những quan tâm đến những yếu tố quan trọng đối với hai nhóm đối tượng khiếm thính vị khiếm thị. Với nhóm khiếm thính, ban tổ chức có người thông dịch ngôn ngữ bằng dấu hiệu và có màn hình rộng để chiếu các lời bài hát. Với nhóm khiếm thị, các tham dự viên đã được tham gia vào các điệu múa tập thể đơn giản qua phần miêu tả chi tiết của người dẫn chương trình. Ước mong sao, giáo phận ngày càng có nhiều quan tâm hơn nữa đến các đối tượng đặc biệt này. Đây cũng chính là một trong những thao thức của các tham dự viên mà một bạn trẻ khiếm thính đã bày tỏ với Đức Hồng Y.

Gót Chân

Exit mobile version