Trong huấn từ của mình, Đức Giáo Hoàng dừng lại ở hình ảnh vua Solomon, con trai và là người nối nghiệp vua David.
Khi Chúa hiện ra với Salomon và hứa sẽ “ban cho ông điều ông cầu xin”, vua “đã không xin được sống lâu hay giàu có hoặc tiêu diệt được kẻ thù của mình”, nhưng ông thưa với Chúa: “Xin hãy cho tôi tớ Ngài một con tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và để phân biệt giữa điều tốt và điều xấu” (1 V 3,9). Chúa đã chấp thuận lời ông cầu xin, và do đó, vua Solomon đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới về sự khôn ngoan cũng như tài phán đoán của ông.
Bằng cách xin một “tâm hồn ngay thẳng” – Đức Giáo Hoàng giải thích – Solomon xin “một lương tâm biết lắng nghe, biết nhạy cảm với tiếng nói của sự thật, và do đó có thể phân biệt điều tốt và điều xấu”.
“Gương của Solomon cũng dành cho mỗi người chúng ta”, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh. “Mỗi người chúng ta có một lương tâm như ‘vị vua’ trong một vài cách thức, nghĩa là biết hướng phẩm giá cao quý của mình theo một lương tâm đúng đắn, làm điều tốt và tránh điều xấu.
“Một lương tâm hợp luân lý đòi hỏi khả năng lắng nghe tiếng nói của sự thật, nghe theo những hướng dẫn của nó. Những người được kêu gọi tham gia vào bổn phận lãnh đạo, bên cạnh phải có một trách nhiệm hiển nhiên, còn phải cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa”, ngài nói thêm.
Đức Giáo Hoàng mời gọi mỗi người tự cảnh tỉnh trước thái độ muốn “cầu xin Chúa ban cho được điều này điều kia hay ơn được chữa lành”. Trong thực tế – ngài kết luận – chất lượng thực sự của cuộc sống chúng ta và của đời sống xã hội phụ thuộc vào lương tâm đúng đắn của mỗi người, vào khả năng của mỗi người và vào việc nhận biết điều tốt và tránh điều xấu cũng như kiên nhẫn để thực hiện chúng.
Mai Trang