GÓC SUY TƯ ĐỨC MARIA Đức Mẹ Fatima và thế chiến III

Đức Mẹ Fatima và thế chiến III

Thánh Gioan Phaolô II đã giải quyết những lo lắng này khi ngài công bố phần thứ ba của “bí mật” Fatima vào năm 2000. Trong tài liệu này, Nữ tu Lucia đã ghi lại mô tả sau đây về mặc khải: “Chúng tôi thấy một Thiên Thần với thanh kiếm rực lửa trên tay trái; nó nhấp nháy phát ra những ngọn lửa trông như thể chúng sẽ thiêu rụi thế giới; nhưng lửa tắt đi khi tiếp xúc với ánh huy hoàng mà Đức Mẹ tỏa ra từ tay phải về phía Thiên Thần. Thiên Thần dùng tay phải chỉ xuống đất và nói lớn: “Hãy đền tội, hãy đền tội, hãy đền tội!”

ĐHY Joseph Ratzinger, nay là giáo hoàng danh dự Benedict XVI, đã viết một bài bình luận về “thanh gươm rực lửa” và cách Đức Mẹ Fatima xuất hiện để tiên đoán một cuộc chiến tranh thế giới mới. Đồng thời, thảm họa tiềm tàng này có thể được Đức Mẹ với lời kêu gọi sám hối của Đức Mẹ ngăn chặn.

Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn các hình ảnh đơn lẻ. Thiên Thần với thanh gươm rực lửa ở bên trái Mẹ Thiên Chúa gợi nhớ những hình ảnh tương tự trong sách Khải Huyền. Điều này thể hiện mối đe dọa của sự phán xét đang hiện hữu trên toàn thế giới. Ngày nay, viễn cảnh thế giới có thể biến thành tro tàn bởi biển lửa dường như không còn là tưởng tượng thuần túy nữa: chính con người, với những phát minh của mình, đã rèn ra thanh gươm rực lửa. Sau đó, mặc khải cho thấy sức mạnh đối lập với sức mạnh có sức hủy diệt là “ánh huy hoàng của Mẹ Thiên Chúa” và bắt nguồn từ lời kêu gọi ăn năn đền tội – theo cách nào đó.

ĐHY Joseph Ratzinger tiếp tục giải thích làm thế nào cuộc chiến đang chờ xử lý này không được sắp đặt trong đá, nhưng có thể được ngăn chặn.

Bằng cách này, tầm quan trọng của quyền tự do con người được nhấn mạnh: thực tế không phải là không thể thay đổi tương lai, và hình ảnh mà ba trẻ nhìn thấy không phải là bản xem trước phim về một tương lai không gì có thể thay đổi. Thật vậy, toàn bộ mục đích của thị kiến là mang lại tự do cho cảnh tượng và chuyển tương lai theo hướng tích cực. Ý nghĩa của nó hoàn toàn ngược lại: nó có nghĩa là huy động các lực lượng thay đổi theo chiều hướng đúng đắn.

Theo mặc khải tư này tại Fatima, điều cốt yếu là làm theo lời Đức Mẹ, đồng thời nỗ lực hoán cải cá nhân và cộng đồng, thực hành sám hối tội lỗi và hướng lòng về Thiên Chúa.

Luôn luôn có niềm hy vọng. ĐHY Ratzinger kết thúc bài bình luận của mình bằng những lời của Chúa Giêsu: “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! THẦY ĐÃ THẮNG THẾ GIAN.”

PHILIP KOSLOSKI

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

Exit mobile version