Thường huấn 2009

112

ĐỒNG HÀNH THIÊNG LIÊNG

 

I. Dẫn nhập vào môn đồng hành thiêng liêng

–          Công việc Đồng Hành là một điều cần thiết cho đời sống tâm linh của một Kitô hữu.

–          Công việc Đồng Hành cũng cần thiết cho công cuộc đào tạo, cho giới trẻ thuộc diện đào tạo, cho công việc tông đồ mục vụ.

–          Công việc Đồng Hành còn cung cấp những phương thế cần thiết để thành công trong việc điều hành cộng đoàn.

II. Phân biệt giữa môn Đồng Hành Thiêng Liêng, Tham vấn và Tâm Lý học.

III. Trọng tâm của môn Đồng Hành Thiêng liêng :

a) Cầu nguyện :

* Những mẫu gương cầu nguyện :

1. Ông Ap-ra-ham

2. Ông Mô-sê

3. Ông Giê-rê-mi-a

4. Bà Giu-đi-tha

5. Đức Giê-su

* Cầu nguyện với các Thánh Vịnh

b) Chia sẻ về cuộc sống

c) Biết lắng nghe : nghệ thuật biết lắng nghe ; những trở ngại mà người đồng hành và người được hướng dẫn gặp khi lắng nghe.

d) Biện phân : những điều kiện phải có trước khi biện phân, công việc biện phân.

IV. Yêu mến người mình hướng dẫn :

a) Thái độ đón nhận

b) Sự kiên trì nhẫn nại

c) Trung thực

d) Nhẹ nhàng

e) Khả năng chuyên môn

f) Tính cẩn mật

I. DẪN NHẬP :

Đồng Hành Thiêng Liêng (ĐHTL) là một đặc ân, một tác vụ.

Mục tiêu :

  • ĐHTL giúp tôi gặp gỡ Thiên Chúa cách sâu xa, trọn vẹn để tôi có thể sống với tha nhân thân tình, hạnh phúc hơn.
  • ĐHTL cần thiết cho đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu, nhằm đào sâu Đức mến và lòng trung thành.
  • ĐHTL giúp tìm lại cái căn nguyên, cái đổi thay trong con người thực của mình. Muốn sống viên mãn thì cần phải sống trung thực với Chúa, với mình, với người khác.

* Người Đào tạo (NĐT) không đóng lòng người thụ huấn (NTH), không thiên vị, không tình cảm riêng tư, để có thể dẫn đến phán đoán sai lầm. Tránh đào tạo những con người giả dối.

* Vấn đề đặt ra : Tại sao tôi sống trong cộng đoàn mà không thuộc về cộng đoàn ?

+ Thiếu quan sát, thiếu quan tâm đến người khác
+ Không biết những nỗi đau, những khó khăn của người khác…

  • Cần biết mình :

+ biết khả năng, giới hạn, những ảo tưởng và

+ biết cả những xu hướng bên trong của mình.

  • Biết cộng đoàn :

+ quan tâm đến nhau,

+ nhạy cảm nhận ra những mệt nhọc, căng thẳng.

+ chăm sóc cho nhau, nâng đỡ nhau,

+ ơ bên nhau lúc khó khăn (không cần nói nhiều, không cần khuyên nhiều, chỉ cần hiện diện),

+ cùng nhau ở bên Chúa trong sự thinh lặng thánh thiêng.

Để có được sự thinh lặng tích cực, thánh thiêng có thể làm thay đổi con người biết mở lòng đón nhận ơn Chúa, xoa dịu nỗi đau của tha nhân, cần nhiều giờ thinh lặng bên Chúa để gặp gỡ Chúa, học biết Chúa muốn nói với mình qua Lời Chúa, để kín múc ơn Chúa, để được chữa lành, được thanh thoát hơn.

Giờ ĐHTL cần lắng nghe, đón nhận, kiên nhẫn… dẹp bỏ thái độ dạy dỗ, răn đe, phải ! phải !…

Việc Đồng Hành giúp điều hành mục vụ, điều hành cộng đoàn tốt cần lưu ý đến ba thực tại của xã hội thời nay :

1.          Chủ nghĩa tiêu thụ

2.          Chủ nghĩa cá nhân

3.          Chủ nghĩa vụ hoạt động.

1. Chủ nghĩa tiêu thụ :

– An uống nhiều, hàng hoá nhiều, lấn át mặt tinh thần.

– Đánh mất sự thánh thiêng, sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống, dẫn đến làm tội ác thoải mái (phá thai, giết người, tham nhũng, gian dối, bất công…).

2. Chủ nghĩa cá nhân :

– Sống trong tình trạng cô đơn, không ai biết ai, biệt lập…

– Sống khép kín, không cởi mở, không quan tâm đến nhau.

Tuy nhiên, Chủ nghĩa cá nhân cũng có mặt mạnh mặt yếu của nó. Sống tương quan gần gũi, mọi người đều biết, biết nhiều chuyện qúa cũng không tốt !

3. Vụ hoạt động :

– Hoạt động quá độ, quá nhiều, không có giờ nghỉ ngơi, không có giờ cho nhau, làm mất mối tương quan trong cộng đoàn, kiệt sức, cáu gắt, gây lo âu, suy giảm mối tương quan với Chúa (không cầu nguyện được, không tham dự Phụng vụ sốt sắng, đời sống thiêng liêng sa sút, cứ thế riết sẽ bị tê liệt). Đó là lý do tại sao ta tham dự Thánh Lễ và rước Chúa mỗi ngày mà ta chưa được biến đổi.

– Cần làm sao cho chương trình nhẹ nhàng, biết làm việc nhưng cũng biết nghỉ ngơi.

Để Đồng Hành cần :

–       Trung thực

–       Cẩn mật

Cần phân biệt :

–       Cha linh hướng

–       Cha bảo trợ

–       Cha giải tội

Muốn đồng hành

–       Ta phải biết mình trước

–       Ta phải sống trước

–       Mới hướng dẫn người khác được.

Hướng dẫn các em :

–       Lấy trái tim chạnh lòng thương đến với các em

–       Đừng bao giờ đe doạ ơn gọi của nó

–       Giúp các em ý thức và phân biệt

o   Cái chính yếu, thực sự cần ;

o   Cái muốn, nhu cầu tự tạo.

–       Nếu cần, có thể giải thích :

o   Sử dụng đồ chất lượng thì nên, hay đồ rẻ tiền mà mau hư, ảnh hưởng đến sức khoẻ ?

o   Trưởng thành tâm linh :

§  Tôi là tôi trước mặt Chúa

§  Luôn luôn nghĩ tích cực

§  Triển nở trong các mối tương quan.

 

II. PHÂN BIỆT GIỮA ĐHTL, MÔN THAM VẤN VÀ TÂM LÝ

1)      Tham vấn và Tâm lý học : giúp giải toả tâm sinh lý để chữa lành những chấn thương, những vấn nạn tâm lý : chứng loạn thần kinh, chán nản, lo âu, khủng hoảng …

2)      ĐHTL không giúp giải toả những chấn thương trên, nhưng nếu những điểm đó ảnh hưởng đến đời sống thiêng liêng, người Đồng Hành có thể giới thiệu họ đến các chuyên viên tham vấn và tâm lý. Điều gì không biết thì đừng giải quyết, rất nguy hiểm ! Đừng dại tỏ ra hiểu biết khi không có chuyên môn. Một người không thể biết hết mọi chuyện. Nếu cần, ta có thể nói : điều này tôi chưa biết, chưa học hoặc chưa đọc … tôi sẽ trả lời sau, được không ?

Lưu ý : Khi người ta có kiến thức, thì người ta không cần phải nói nhiều, nói to để vênh vang, khoe khoang.

Thí dụ :

1.      Hình ảnh bông lúa xanh và chín. Lúc mới trổ đòng đòng thì cây lúa đứng thẳng, bông vươn lên trời, khi đã chín vàng thì bông uốn cong xuống đất. ? Khiêm tốn.

2.      Khi thùng phi đầy nước thì gõ kêu bục bục. Nhưng khi thùng rỗng mà gõ kêu to lắm. “Thùng rỗng kêu to” là vậy. Những người kiến thức đầy, không cần vênh vang. Họ rất khiêm tốn. “Càng học càng thấy mình dốt” mà ! Những người yếu kém lại hay kêu to, la vang…

ĐHTL chú trọng đến :

  • Cầu nguyện
  • Biện phân các lựa chọn (nền tảng, cám dỗ, ảo tưởng)
  • Các mối tương quan : Thiên Chúa – Tôi – Tha nhân,
  • Những thách đố liên quan đến các mối tương quan.

 

? Ba môn này, ĐHTL, Tham vấn, Tâm lý cần được phối hợp chặt chẽ với nhau để củng cố các mối tương quan.

 

@ FREUD : NÓI ĐẾN VÔ THỨC

* Vô thức vượt khỏi tầm tay của ta, do bị dồn nén các biến cố, sự kiện lâu ngày, tới một lúc nào đó nó phát ra trong cuộc sống.

* Vô thức cần phải đưa lên nhận thức để được chữa lành.

* Tầm quan trọng của vô thức :

–          phản xạ tự nhiên nằm trong vô thức, bảo vệ cho bản thân, ta cần xem lại nguyên nhân các phản xạ tự nhiên.

–          Căn nguyên phát sinh hành động. Suy nghĩ méo mó dẫn đến hành động không đúng.

Thí dụ :

–          Tại sao tôi hay cửa quyền, hách dịch ?

–          Tại sao tôi bẳn gắt, nóng nảy ?

–          Tại sao tôi ghen tị, thù vặt

–          Tạo sao tôi có thái độ đó ?

–          Tại sao tôi im lặng, chịu vậy ?

–          …

Muốn chữa trị phải vạch nó ra, nhận ra tôi là thế, đừng tránh né, che đậy, trốn chạy sự thật.

 

@ Làm sao để lôi vô thức ra làm việc ?

–          Cần trung thực với chính mình.

–          Không sợ phải đối diện với sự thật.

–          Đâu là biến cố còn lấn cấn làm tôi day dứt ?

–          Thái độ trổi vượt tiêu cực của tôi là gì ? Nguyên do ?

–          Tại sao tôi ưa phản ứng lại ?

–          Tại sao tôi nao núng bất an khi nghe một lời nói, một thái độ nào đó?

Khi làm việc nghiêm túc với vô thức, ta sẽ thanh thoát, giữ được thái độ bình an.

 

PHƯƠNG PHÁP NGĂN NGỪA VÀ CHỮA LÀNH TÂM-SINH LÝ

1)  Sinh lý : Nhận thức của ta có mối liên quan đến 4 thứ bệnh :

–          Bệnh tim mạch

–          Bệnh thấp khớp

–          Bệnh ung thư

–          Bệnh đường hô hấp

2)      Tâm lý : Thái độ bi quan phi lý, gây xáo trộn, ảnh hưởng đến việc ngăn trở sự triển nở viên mãn về mọi mặt.

 

Sau đây là 10 cách suy nghĩ méo mó gây buồn bực, bệnh tật :

1.      Đánh giá tài năng và giá trị của ta một cách cực đoan, đòi hỏi cái gì cũng phải hoàn thiện, cầu toàn. Điều này làm cho chúng ta sợ mắc phải lỗi lầm hay một sự bất toàn nào đó, chúng ta cho mình là những kẻ hoàn toàn thất bại và chúng ta sẽ cảm thấy mình hoàn toàn vô dụng.

o  Khi đã giao cho ai trách nhiệm gì thì tôn trọng để cho họ làm, đừng dí mũi vào ;

o  Đừng bắt người ta phải giống mình, làm khác mình là không thể chịu được ;

o  Đừng đòi hỏi người ta phải hoàn hảo tuyệt đối : không ai giỏi hoàn toàn, cũng không ai dốt toàn diện.

2.      Có hướng chiều vơ đũa cả nắm cách thái quá. Thí dụ : một em có lầm lỗi nào đó. Ta yên chí rồi quyết định nó không thể khá hơn.

3.      Khi một sự kiện xảy ra chỉ nhìn thấy điểm tiêu cực trong các sự kiện đó, rồi dừng lại ; không nhìn thấy điểm tích cực để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

4.      Lúc một sự việc tích cực xảy ra, cứ suy đi nghĩ lại, rồi biến sự việc đó thành biến cố tiêu cực ; không nhìn được mặt tích cực, nhất là khi ta đang bị trầm cảm.

5.      Có xu hướng mau chóng kết luận cách tiêu cực. Điều này rất nguy hiểm cho người làm công tác đào tạo và chỉ huy điều hành, vì dễ tạo ra sự bất công, gây xáo trộn trong cộng đoàn.

6.      Xé ra to những chuyện không đáng, làm giảm đi sự quan trọng.

7.      Hay suy nghĩ theo cảm xúc.

8.      Hay than trách mình và không tha thứ cho mình : “Đáng lẽ tôi phải …”

9.      Gán cho mình một nhãn hiệu : Khi mắc phải một lầm lỗi, bạn hay gán cho mình một điều tiêu cực. Cách suy nghĩ này là cách suy nghĩ vô lý và là cách tự lừa dối mình. Chúng ta không phải là những người hoàn thiện, trong cuộc sống ai chẳng mắc phải lỗi lầm. Những lầm lỗi đó không diễn tả toàn diện con người chúng ta. Đó chỉ là một lầm lỗi thôi ! Đàng khác, khi mắc phải một lầm lỗi, chúng ta che đậy lỗi lầm đó bằng một nhãn hiệu không đúng sự thật. Như thế, chúng ta tiếp tục phạm lỗi, không nhìn ra sự thật để rút kinh nghiệm và sửa chữa. Điều này nguy hiểm vì không tha thứ cho mình cũng khó tha thứ cho người khác. Nên nhớ : Từ sự dữ Thiên Chúa có thể làm nên điều lành.

10.  Gán cho mình một điều tiêu cực do lỗi của người khác gây nên. Ý nghĩa đó làm nảy sinh nơi mình mặc cảm tội lỗi. Chúng ta nhận thấy gánh nặng của trách nhiệm đè nặng lên mình, trong khi đó, lỗi ấy không do trách nhiệm của ta.

Thí dụ : HS thi rớt, ta nghĩ mình dạy dở.

Chị em thấy đấy, thức ăn đã sẵn sàng, muốn vui khỏe, muốn triển nở … hãy tự chọn lấy những món ăn có ích lợi cho ta, đừng dại gì chọn cho ta những món ăn sinh bệnh tật, đau đầu, yếu bụng, dị ứng, ngứa ngáy… Cuộc đời này ngắn ngủi lắm, Chúa ban cho ta thì ta hãy dùng hết thời gian để sống tích cực hơn, để hạnh phúc hơn.

 

@ Trong ĐHTL, tuyệt đối tránh dùng từ PHẢI mà dùng từ NÊN. Tránh dạy bảo, chỉ có Thiên Chúa là Thầy Dạy, chúng ta chỉ là dụng cụ.

Khi đối thoại :

–          Đừng dùng kiểu nói thách đố, lên giọng, áp đặt.

–          Đừng nóng vội trong việc giải quyết. Không phải cứ góp ý, xây dựng là đòi phải thay đổi liền.

–          Cần kiên nhẫn chờ giờ của Chúa, có lòng từ bi thương xót của Chúa.

@ Một vài ý kiến cần bàn:

– Thủ dâm : nếu thường xuyên là bệnh, phải đến bác sĩ điều trị.

– Yêu riêng : nếu không loại trừ người khác, không che đậy cái xấu cái dở của nhau thì được. Nếu loại trừ người khác thì phải điều chỉnh.

– Tình trạng cô đơn trong cộng đoàn : khi họ không được chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cộng đoàn, không được quan tâm, không được sử dụng …

 

III.   TRỌNG TÂM CỦA MÔN ĐHTL :

–          Tìm hiểu Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử con người.

–          Thiên Chúa hiện diện mọi nơi, mọi lúc trong đời tôi.

–          Thiên Chúa quan tâm đến từng chi tiết trong cuộc sống của tôi. Ý thức như thế, cho nên :

o   Giờ chơi – chơi

o   Giờ ngủ – ngủ

o   Giờ học – học

o   Giờ làm – làm

+ Cố gắng quan tâm đáp ứng nhu cầu của người khác. Nếu ta không có nhu cầu thì cũng đừng bắt người khác giống mình.

+ Hãm mình đền tội thời nay không cần đánh mình cho chảy máu ra. Hãm mình thời nay có thể chỉ cần :

o   Bớt đi một lời chỉ trích

o   Không đàm tiếu, phê bình, chỉ trích BT và CE.

o   Tôn trọng quyền bính, vâng phục BT hơn.

–          Thiên Chúa luôn hiện diện và yêu thương ta. Con người có thể nhận ra Thiên Chúa trong thế giới chung quanh ; không có gì là trần tục hoàn toàn, vì tất cả mọi công trình tay Chúa sáng tạo đều mạc khải cho ta thấy sự hiện diện và yêu thương của Thiên Chúa.

o   TV 104,24-25

o   TV 19,2-3

o   TV 95,6-7

–          Thiên Chúa cũng hiện diện trong các kinh nghiệm sống của con người (Xh ): Dân Do Thái chỉ nhận ra Thiên Chúa sau khi được giải thoát. Chúng ta cũng vậy, đang khi bị thử thách chúng ta khó nhận ra, chỉ khi qua cơn thử thách, ta mới nhận ra Chúa giàu lòng từ bi và hay thương xót, đã dẫn dắt cuộc đời ta như thế nào.

–          Thiên Chúa hiện diện trong quá khứ, hiện tại, tương lai và cả trong những sự dữ, để biến cái dữ, cái rủi ro thành cơ may, thành điều lành cho ta.

Mục đích của ĐHTL : giúp ta nhạy cảm về sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong từng chi tiết của cuộc đời, để đáp trả TY của Thiên Chúa, không than van, cằn nhằn, chán nản … vì xác tín Chúa vẫn ở đó để hướng dẫn ta.

 ĐHTL quan tâm đến chiều sâu ảnh hưởng đếm mọi biến cố trong đời sống. Thí dụ :

–          Qua biến cố, sự kiện này em có cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong đó không ?

–          Tin – Cậy – Mến có bao trùm mọi sinh hoạt và lựa chọn của em ? Hay em dựa trên tình cảm, xúc cảm tự nhiên của con người để lựa chọn ?

–          Cái gì đã làm em căng thẳng ? Quá khứ có gì tác động đến thái độ, suy tư, hành xử của em hiện nay ?

–          Các mối tương quan của em :

o   với Thiên Chúa ?

o   với tha nhân, với thiên nhiên vũ trụ ?

o   với chính mình ?

 Tham vấn và Tâm lý gia chỉ quan tâm tới bề nổi thôi, không quan tâm đi sâu vào đời sống thiêng liêng, mầu nhiệm đau khổ.

 ĐHTL là một ân huệ, một tác vụ hướng dẫn chúng ta, giúp chúng ta nghe tiếng Thiên Chúa mời gọi và nhìn thấy Người, để đáp trả tình thương của Người.

–          Đời sống người Kitô hữu là hành trình của người Kitô hữu đi theo Chúa qua lộ trình Giêsu, đó là con đường hẹp của Tin Mừng.

–          Chính Chúa Thánh Thần lôi kéo chúng ta đến với Thiên Chúa qua :

o   Lời Chúa,

o   Kinh nguyện,

o   Học hỏi,

o   Mọi cử chỉ, lời nói thân ái.

 ĐHTL còn là một cuộc gặp gỡ giữa hai cá nhân với nhau.

–          giúp nhận định về mối tương quan với Chúa – tha nhân.

–          Giúp biệnphân những gì cần chọnlựa,

–          Giúp giải thích những biến cố, tư tưởng, cảm xúc của ta đối với Chúa. Mối tương quan này dẫn đến mối tương quan với tha nhân.

Trọng tâm của môn ĐHTL : Lòng trung tín với Thiên Chúa. Thanh luyện con tim phù hợp với Tin Mừng, con tim của Giêsu. Chính vì thế, công việc ĐHTL được thực hành và nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện.

a)      Cầu nguyện :

  • Cầu nguyện không có nghĩa là đọc kinh nhiều, nhưng có tinh thần cầu nguyện, gắn bó với Chúa. Tập cho các em phải thuộc những kinh cần thiết, nhưng cũng cần tập cho các em cầu nguyện tự phát, sống tế nhị, vui tươi nhẹ nhàng, thanh thoát hơn.
  • Càng gắn bó với Chúa càng nhân bản.
  • Cầu nguyện là một ân huệ.
  • Có nhiều phương pháp cầu nguyện :

+ Cầu nguyện bằng âm nhạc

+ Cầu nguyện bằng Lectio Divina

+ Cầu nguyện theo thánh I-nhã

+ Cầu nguyện theo thánh Têrêxa

  • Có nhiều mẫu gương cầu nguyện :

+ Apra ham (St 12,15

+ Môsê (Xh 3 ; 19)

+ Giêrêmia (Gr 15,15)

+ Giuditha (Gd 9)

+ Các TV : 27,4 ; 25,5

+ Đức Giêsu : cầu nguyện liên lỉ.

 

b)      Chia sẻ về cuộc sống :

ĐHTL   là chia sẻ về cách Thiên Chúa can thiệp vào cuộc sống của ta như thế nào; chia sẻ các mối tương quan của ta đối với Thiên Chúa, với tha nhân và bản thân ta.

–          Khi nghe chuyện không hay về một người nam hay một người nữ nào đó, ta phải can đảm nói lên sự thật để bênh vực cho người nghèo. Người nghèo là người không có điều kiện để bào chữa và bênh vực cho chính mình.

–          Ơn gọi của ta là làm ngôn sứ. Ngôn sứ là người can đảm nói lên sự thật ; là người chấp nhận chịu liên luỵ, chịu thiệt thòi, bất chấp tất cả. Hãy nhìn gương CGS, vì dám nói thật, bênh vực sự thật, sống theo sự thật, nên đã bị treo trên thập giá ! Tại sao ta lại sợ ???

–          Ta sợ gì ? Sợ mất tình cảm ? sợ mất địa vị, chức quyền ?  sợ bị lên án ? sợ nói thật mất lòng ? sợ rắc rối, bất an ? thôi thì im lặng để an thân an phận !!!

–          Ta cần số lượng hay chất lượng ? Đi tu là cần chất lượng thật, được hạnh phúc. Cứ ham số lượng, thích đông cho hoành tráng … rồi sẽ chỉ gây bắt bớ, tạo thánh giá cho nhau vác liên tục !

–          Điều gì ngăn trở tôi với Thiên Chúa sẽ là ngăn trở tôi với tha nhân. Chia sẻ là chia cái đó chứ không phải để nói về người khác.

–          Khi chia sẻ về những giao động, những cám dỗ mà em đang phải chiến đấu … thì hãy ngồi đó mà kiên nhẫn lắng nghe và giúp nó, đừng đe doạ ơn gọi của nó.

–          Khi nói chuyện cần có một khoảng cách tối thiểu với linh mục, người ngoài và với nhau, không nên bá vai, bá cổ, khoác tay, để tránh hậu quả không hay do va chạm.

–          Khi đối thoại cần nhẹ nhàng nhưng cương quyết, không lên giọng. Cho dù nói đúng mà thái độ không đúng thì cũng không được đón nhận.

c)      Biết lắng nghe :

1)      cần ra khỏi thế giới của mình : ý nghĩ, cảm xúc, định kiến, quan điểm cá nhân.

– Ra khỏi thế giới của mình không có nghĩa luôn luôn đồng quan điểm với người khác, phải gạt ra một bên quan điểm của mình. Làm như vậy là vi phạm phẩm chất chính trực và trung thực của cá nhân mình.

– Biết nhìn sự việc đang trình bày với cái nhìn chân thực của người mình đang đối diện. Có như thế, ta mới có kinh nghiệm về tâm trạng của đối phương.

2)      Đi vào thế giới của người khác bằng con tim và quan điểm của họ. Muốn thế, ta phải làm cho tâm hồn ta ra rỗng trước, không áp đặt, không định kiến (Pl 2,6-8).

3)      Cần có sự đồng cảm

– Cái đau nhất là lòng tự trọng bị tổn thương. Cái sợ nhất của con người là trở thành kẻ vô dụng. Họ muốn tự lập.

o   Mỹ : tự lập quá – chủ nghĩa cá nhân.

o   Việt nam : ỷ lại quá, vô trách nhiệm.

– Họ sợ coi họ như người không có khả năng thay đổi những khuyết điểm, những khó khăn. Đừng bao giờ gán cho mình hoặc cho người khác nhãn hiệu không thể thay đổi. TD: Em mà cứ như thế thì không thể thay đổi được. Nó sẽ đóng lòng lại luôn. Cần đối thoại để cho các em nói ra những khó khăn của nó đang sống, đang phải chiến đấu. Lắng nghe nó nói để đồng cảm và giúp nó. Đừng suy nghĩ sắp đặt trước, rồi nó nói gì thì nói, điều ta đã quyết là đã quyết thì không được.

– Cần có cái nhìn bao dung, đối thoại thẳng thắn, cương quyết nhưng tuỳ lúc, tuỳ thời, tuỳ người và tuỳ hoàn cảnh trong tình thương mến. Điều cần thiết nhất là ta phải làm gương trước, sống trước thì các em sẽ làm theo. Ta cứ đốp chát với nhau làm sao ta đòi hỏi các em được.

4)      Đưa một lời khuyên thích hợp, ngắn gọn không cần dài dòng. Có khi chỉ cần im lặng, hoặc một cái siết tay, vỗ vai… tỏ sự đồng cảm.

+  Tập trung vào Thiên Chúa.

 

NGHỆ THUẬT LẮNG NGHE

1.      Chiều kích tâm lý của việc lắng nghe

a.       Mỗi người phải tự hiểu biết mình

–          Hiểu biết mình là cố gắng hiểu được nhu cầu căn bản của mình : Tư tưởng, tâm linh, tình cảm, trí tuệ, thể xác… và tìm cách đáp ứng cách lành mạnh. Hiểu được mình mới nhạy bén trước nhu cầu của người khác.

–          Hình ảnh nào tôi nghĩ về mình và bảo là tôi biết mình ? Thực ra có nhiều lúc ta tưởng ta biết mình nhưng chẳng biết bao nhiêu đâu.

–          Biết mình bằng cách nào ?

o   Gắn bó với Chúa bằng Lời Chúa, cầu nguyện.

o   Góp ý của người khác, tiếng khen, lời chê…

o   Biết những giao động nội tâm của mình. Tôi có những giao động nào ? Tôi đáp ứng ra sao ? Khi không được đáp ứng, tôi phản ứng thế nào ?

–          Hiểu biết mình là chấp nhận chính mình. Chán ghét mình ta sẽ chán ghét và chống đối người khác. Yêu thương mình, lắng nghe mình ta sẽ yêu thương và lắng nghe người khác.

b.   Cả hai đều phải nhìn nhận tính cách cá biệt của mình.

–          Mỗi người là một nhân cách độc nhất vô nhị. Vì thế, ta không thể hiểu thế giới của người khác cách hoàn toàn, sâu sắc. Do đó, ta mong chờ và kỳ vọng vào một người nào đó quá ta sẽ thất vọng.

–          Ao tưởng nhất là bắt người khác có suy nghĩ và làm giống như ta. Không ai có thể đáp ứng được kỳ vọng của ta ngoại trừ Thiên Chúa.

2.      Chiều kích thiêng liêng của việc lắng nghe

–          Cả hai người, người đồng hành và người được đồng hành đều có khả năng thiêng liêng, cùng lắng nghe tiếng Thiên Chúa và làm theo Ý Ngài. “Ai thuộc về Thiên Chúa thì nghe Lời Thiên Chúa” (1V 3,9 ; 1Sm 3,10 ; Is 55,2-3 ;     Mc 9,7).

–          Lắng nghe là đầu phục vô điều kiện Thiên Chúa là Cha của chúng ta với niềm tin-cậy-mến. Lắng nghe nhau thôi chưa đủ mà còn phải cùng nhau lắng nghe Chúa. Lc 13,21 : “Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước …”.

–          Công việc ĐHTL tập trung vào nội tâm, Thiên Chúa là nguồn mạch và là cùng đích của đời sống con người. Ta biện phân để biết đâu là ý Chúa trong các biến cố của đời ta để làm theo.

–          Lắng nghe để biện phân. Việc biện phân để biết Chúa, biết ta, biết người ta hướng dẫn ; biết đâu là ý Chúa trong cuộc đời con người mà ta hướng dẫn, để giúp họ làm theo Ý Chúa chứ không phải làm theo ý ta.

–          Rm 8,28: “Mọi sự đều sinh ích cho người kính mến Chúa”.

–          Trong việc đào tạo thì kiên nhẫn, nhịn nhục là một chuyện. Ta cũng cần phải cho người thụ hướng biết những sai lỗi nhưng với tấm lòng từ bi, bao dung, nhẹ nhàng và cương quyết đòi hỏi phải thay đổi. Khi cần sửa lỗi cho người nào thì ta với người đó thôi, dừng ở đó và cầu nguyện cho chị em mình can đảm biến đổi. Đừng đem chuyện đó đi chia sẻ cho các chị em khác, chẳng ai thích loan báo điều xấu của mình.

o   Cần cẩn mật, giữ uy tín cho nhau.

o   Không nói tốt được cho chị em thì im lặng, chứ không gieo ấn tượng tiêu cực cho người khác. Điều đó phá huỷ cộng đoàn nhiều lắm.

–          Lắng nghe Ai ?

o   Chúa

o   Người Đồng Hành

o   Tôi

–          Lắng nghe ?

o   Đối phương nói

o   Những cảm xúc, ước mơ, nhu cầu, cử chỉ, nét mặt…

o   Thái độ của họ với Chúa và mọi người

o   Nhu cầu được đáp ứng và không được đáp ứng

o   Những giao động nội tâm (khóc, cười …).

–          Lắng nghe THẾ NÀO ?

1)      Cần tư thế sẵn sàng, để tâm hồn trống rỗng, bỏ ra ngoài những ý tưởng riêng.

2)      Chú tâm vào những câu chuyện lịch sử của cuộc đời họ đang kể cho ta nghe. Chú tâm để biết cách đặt câu hỏi, biết cách giải quyết.

3)      Cởi mở, không kết án, không thành kiến. Đó là ý kiến của tôi, có thể họ sẽ thay đổi và đã thay đổi.

4)      Chấp nhận người mình hướng dẫn. Ai cũng có điểm mạnh điểm yếu ; ai cũng có điểm ưu điểm khuyết.

5)      Phó thác, không dạy bảo, không quyết định, không giải quyết vấn đề. Đặt câu hỏi tìm ra căn nguyên gây căng thẳng : Em quyết định chuyện này thì em thấy cần làm gì ? sống thế nào để phù hợp với điều em đã quyết định ?

6)      Trong việc đào tạo phải rất quân bình, rất khách quan, đừng thiên vị ai, vì trong nhóm sẽ sinh ra ghen tương, nhòm ngó, báo cáo chị giáo, chia rẽ … làm mất bình an.

–          Trong đào tạo huấn luyện, cần can đảm dẹp ngay các báo cáo viên lấy điểm. Phải cương trực sửa sai người thụ huấn khi có lỗi. Huấn luyện cần chất lượng, cần chứng nhân cho Đức Kitô thựa sự, chứ không phải là số lượng để làm rối loạn, phản chứng !

–          Người ĐHTL cần :

+ Trưởng thành tâm linh

+ Trưởng thành tình cảm

+ Trưởng thành các mối tương quan.

7)      Bình tĩnh, không kết luận ngay, chăm chú lắng nghe không vội vã, không nôn nóng. Cần chú ý đến những em vui vẻ, chu toàn thực hành tất cả những điều ta hướng dẫn.

–       Trường hợp đó phải quay lại chất vấn, đặt vấn đề : Em làm theo ý Chúa hay làm vui lòng người hướng dẫn ?

–       Khi nhạy bén thiêng liêng, ta dễ nhận ra điều nào là Ý Chúa, điều nào không phải Ý Chúa ?

o   Thường ta thích các em làm theo ý ta, thích kết quả ngay.

o   Can đảm dừng lại khi ta nhận ra không phải Ý Chúa.

–       Bình tĩnh là kiên nhẫn chờ Giờ của Chúa. Giờ của Chúa khác giờ của chúng ta lắm. Cần nhạy bén và kiên nhẫn nhận ra tín hiệu của Chúa.

8)      Chú tâm vào Chúa là người Đồng Hành tối cao, chúng ta chỉ là dụng cụ của Thiên Chúa.

 

NHỮNG DẤU HIỆU KHÔNG LẮNG NGHE

1)      Cho là mình biết rồi

2)      Khi vội kết luận và kết án, ngay cả khi ta chứng kiến rõ ràng, bắt gặp quả tang, vẫn có thể lầm. TD: Bé ăn cắp tiền không phải do tham lam mà vì mẹ đau nặng, nguy tử !

3)      Khi vội tiếp lời, thiếu tôn trọng ý của người khác.

4)      Chỉ để ý đến lời chia sẻ cuối cùng ; chỉ nghe từ ngữ chứ không chú ý đến nội dung câu chuyện.

5)      Khi cố gắng tìm hiểu quá mức, tò mò.

6)      Khi nghĩ trước những gì sẽ nói, sẽ khuyên bảo nó thế nào. Sắp đặt trước rồi làm sao lắng nghe đủ. Muốn vậy, cần phải có tự do nội tâm thực sự. Ta hay tìm dễ dãi, an thân, nhưng Chúa đòi hỏi ta phải đi vào con đường hẹp của Tin Mừng.

ĐHTL  đòi hỏi cả hai đều phải tự do nội tâm ; cả hai đều phải trưởng thành tâm linh. Ơn Chúa là cần thiết để biến đổi. Không cộng tác với Ơn Chúa thì không ai giúp được. Cương quyết đòi hỏi đối phương phải cộng tác với Ơn của Chúa, không thảo hiệp với sự dữ. Nếu em gắn bó với Chúa thì phải triển nở theo Ý Chúa chứ. Cần có can đảm của người ngôn sứ nói lời sự thật. Sự thật thì mất lòng.

 

BIỆN PHÂN

Trước khi biện phận phải có sự khôn ngoan. Ta cần xin Chúa ơn đó.

–       Khôn ngoan là một ân huệ của Thiên Chúa ban nhưng không, khôn ngoan liên kết với sự lắng nghe. Khôn ngoan lắng nghe trong yêu mến, chú tâm, đón nhận Lời Thiên Chúa. Loại ra ngoài mọi lời nói, ước muốn, thành kiến của chúng ta để làm theo ý Thiên Chúa.

–       Khôn ngoan giúp ta hiểu biết mầu nhiệm của Thiên Chúa trong mỗi con người.

–       Khôn ngoan giúp biện phân mọi hoạt động của Thiên Chúa.    Kn 7,22-26 : Đức khôn ngoan được nhân cách hoá ; Hc 1,1 : “Sự khôn ngoan gắn liền với Thiên Chúa” ; 1V 3,12 : Salomon nhận biết sự khôn ngoan ; 1Cr 1,23-24 : ĐGS là kho tàng sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

–       Khôn ngoan bao hàm trực giác, biện phân thiêng liêng, thuộc lãnh vực đức tin.

–       Sự khôn ngoan trong ĐHTL bắt nguồn từ mối hiệp thông với Thiên Chúa qua mối tương quan với người được đồng hành.

–       Sự khôn ngoan của Thiên Chúa ban cho chúng ta qua đức tin, qua các Bí tích, xuất hiện tự đáy lòng ta, chứ không qua lý luận hay phân tích nào cả.

–       Trong việc ĐHTL, cả hai đều được sự khôn ngoan nhờ lắng nghe tiếng Chúa. Càng lắng nghe bao nhiêu, hai người càng được sự khôn ngoan tinh tuyền của Thiên Chúa soi sáng và trở nên tinh anh, thấu cảm nội tâm của người mình hướng dẫn.

–       Phân biệt Ơn Khôn ngoan và Ơn Phân định

o   Ơn Khôn ngoan giúp chúng ta có khả năng nhận ra sự thật và không thành thật ; sự ảo tưởng và thực tế.

o   Ơn Phân định giúp người Đồng Hành có khả năng nhìn thực tại sự vật như Thiên Chúa nhìn (1Cr 12,10). Hiểu được sự thật trong các sự kiện xảy ra trong đời chúng ta. Khả năng biện phân của ta hoàn toàn tuỳ thuộc ý của Thiên Chúa. Thiên Chúa không muốn ơn khôn ngoan Người ban có thể giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề. Thiên Chúa muốn hướng dẫn cả người ĐHTL và người thụ hướng hoàn toàn phó thác và đầu phục Người trong niềm tin.

–       Vì ĐHTL không có sẵn câu gợi ý và cách giải quyết, nên cần có thái độ nội tâm :

o   Đức tin thanh thoát,

o   Không bám víu vào kiến thức sẵn có của mình,

o   Không dựa vào kinh nghiệm ĐHTL của mình.

+ Dẫn đến mù quáng thiêng liêng.

Biện phân cần hai yếu tố :

o   Nhận thức bằng giác quan hay trí tuệ đối tượng rồi

o   Phân biệt bằng trí óc những khác biệt để lựa chọn.

Điều kiện để biện phân :

o   Cầu nguyện : Xin Chúa Thánh Thần, Đấng thanh luyện, ban ánh sáng, sức mạnh và can đảm làm cho tâm hồn ta bình an, thanh thản, trí óc khôn ngoan sáng suốt để can đảm sống điều Chúa muốn.

o   Tự do nội tâm : không bị ràng buộc, vướng mắc trở ngại. Tâm hồn hoàn toàn trống rỗng, thanh bình, thảnh thơi với Thiên Chuá và thụ tạo.

o   Ước muốn tìm kiếm và thi hành ý của Thiên Chúa mọi nơi, mọi lúc trong từng hoàn cảnh cụ thể.

o   Hiểu biết và yêu mến ý của Thiên Chúa.

§  Hiểu biết này có được do bản thân mình : cảm giác, cảm xúc, những ước muốn thâm sâu về những giá trị tích cực và những giới hạn, những tham sân si của mình … sẽ giúp ta khách quan khi biện phân. Cũng cần để ý đến những xu hướng và những áp lực ảnh hưởng.

§  Hiểu biết do học hỏi để biết cách biện phân có khoa học : Em xem lại việc này xem em làm theo Ý Chúa, ý em hay ý chị ? Cần có thái độ trong sáng và ý ngay lành. Lời nói có phù hợp với TM không ?

Gương biện phân của Chúa Giêsu :

–       Ba cơn cám dỗ : Mt 4,1-11 ; Lc 4,1-13.

–       Người dùng Kinh Thánh Cựu  Ước đẩy lui cơn cám dỗ :

Dn 8,2 ; TV 91,11-12 ; Dn 6,13.

–       CGS cầu nguyện trong vuờn Dầu : Mt 26,39 ; Mc 14,36 ; Lc 22,42 ; Ga 12,27.

+ Nhận thức để tìm ra ý Thiên Chúa, nhiều khi chúng ta nhìn ra ý của Thiên Chúa, nhưng chúng ta chưa can đảm thực hiện ý của Ngài. Cần xin Chúa cho mình được ơn khôn ngoan và can đảm.

+ Một khi đã quyết định chung rồi, nếu có thay đổi gì khác phải họp chung lại, không được ỷ quyền mà cứ tự quyết định khác với quyết định chung trước đó.

+ Muốn điều chỉnh phải chấp nhận thương đau, nhưng chúng ta phải chấp nhận chung đau với nhau để cùng nhau sống hạnh phúc hơn. Đừng thoả hiệp với sự dữ, những gì có thể thay đổi được thì hãy cố gắng nhích lên một chút và can đảm thay đổi.

+ Còn những gì bức xúc, băn khoăn, lo âu, ước mơ, suy nghĩ về quá khứ và những gì còn giữ lại làm ta đau nhức, thì xin Chúa tha thứ, chữa lành.

 

IV.  YÊU MẾN NGƯỜI MÌNH HƯỚNG DẪN

1)      Chấp nhận

–       Thái độ chấp nhận là nhất quán đón nhận họ là họ.

–       Thái độ chấp nhận chân thật là cho dù ta biết rõ một người nào đó thì vẫn còn nhiều điều bí ẩn nơi họ mà ta chưa biết. Tuỳ thái độ chấp nhận họ thì họ mới tin tưởng chia sẻ những giao động nội tâm của họ, mà không sợ ta chê bai, chỉ trích.

2)       Kiên trì nhẫn nại (1Cr 13,4-7)

–       Bằng lòng với những yếu đuối, khó khăn, nghịch cảnh nhưng không đầu hàng. Rm 8, 18.28.39 : Không gì tách chúng ta ra khỏi TY của Thiên Chúa.

–       Kiên nhẫn với những phản xạ tự nhiên của chị em, nhất là những người dễ phản ứng.

–       Kiên nhẫn với chính mình khi mình nông nổi, bốc đồng, chán nản… Chờ đợi con đường Chúa mở ra cho ta.

3)      Trung thực (1Cr 13,6)

–       Thái độ nội tâm đón nhận sự thật và sống sự thật.

–       Có sự đối chất để tìm sự sự thật, thẳng thắn tìm lý do đối chất, đương đầu đối chất là giải pháp cuối cùng.

–       Cách đối chất là một nghệ thuật cần : bình tĩnh và với tự do nội tâm sâu xa, không thành kiến, không tình cảm… giúp nhau tìm ý Chúa, giúp nhau sống hạnh phúc.

–       Việc đối chất cần được Thần Khí Sự Thật thúc đẩy, nhẹ nhàng và đầy lòng thương cảm, giúp người đó lớn lên về tâm linh.

–       Thận trong suy xét nguyên nhân cần đối chất. Ngại đối chất có khi do :

o   Thiếu trông cậy Chuá

o   Sợ tổn thương họ

o   Sợ họ khước từ không thương ta, không hợp tác với ta.

o   Mt 23 ; Mc 8,31-33 ; Ga 18,19-24 ; 1Cr và 2Cr

–       Mục đích của đối chất là xây dựng, đặt nền tảng trên sự thật (Is 42,3).

–       Thiếu thận trọng sẽ làm cho người ta hướng dẫn khép lòng lại (1Cr 13,4-6) ;

–       Thái độ trung thực luôn đi đôi với thái độ nhẹ nhàng (2Tm 2,24-25). Nhẹ nhàng là đặc tính của hiện diện, diễn tả sự cảm thông với những nỗi yếu hèn của người khác.

–       Nhẹ nhàng, hiền hậu sẽ giúp cho người ta hướng dẫn có kinh nghiệm về một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, từ bi. Is 42,2-3 : Người tôi trung của Thiên Chúa không kêu to, không lớn tiếng.

4)      Khả năng chuyên môn

–       1Cr 13,4 Đức mến không vênh vang tự đắc

–       Cần có kiến thức thần học, tu đức, chiêm niệm :

o   suy ngắm đời sống đức tin của bản thân và của người được hướng dẫn

o   học hỏi Kinh Thánh, linh đạo Kitô giáo, thần học hệ thống.

–       Hiểu biết những nguyên tắc căn bản về tâm lý, nhận ra khi nào nên khuyên người được hướng dẫn đến gặp nhà Tư vấn Tâm lý.

5)      Tính cẩn mật

–       Kiên quyết giữ cẩn mật về tất cả những gì mà hai người đã chia sẻ với nhau. Người được hướng dẫn cũng cần cẩn mật. Cả hai đều giữ cẩn mật. Nếu họ mất tin tưởng ta, họ cũng sẽ mất tin tưởng nơi Chúa.

–       Nếu người Đồng Hành và người được đồng hành có sự xung đột, cẩn mật có thể bị tan vỡ khi một trong hai người đi nói với người khác về phía mình. Cầu lưu ý, khi nghe những xung đột họ kể thì để ý xem có khách quan không. Nếu mình là người được nghe, đừng vội kết luận, cần nghe cả hai phía.

6)      Đặc tính của Người Đồng Hành

–       Quân bình : trưởng thành tâm lý (không bốc đồng), có đời sống cầu nguyện và chiêm niệm sâu sắc (Lectio Divina), chăm lo đời sống tâm linh (mối tương quan của mình với bản thân, Thiên Chúa và tha nhân)

–       Kinh nghiệm trong đời sống : ngay cả khi kém hoàn chỉnh kiến thức hoặc chưa khôn ngoan đủ, kinh nghiệm có thể bù đắp. Kinh nghiệm của bản thân hoặc hỏi của người khác.

–       Khi nghe kinh nghiệm của người khác, chú tâm và suy nghĩ cầu nguyện để biến thành kinh nghiệm của mình.

–       Học hỏi liên lỉ

–       Biết tự trọng và tôn trọng người khác, tin tưởng người khác.

Kết luận, Người Đồng Hành cần :

+ Biết cẩn mật

+ Khôn ngoan trong phán đoán,

+ Rõ ràng khi cho lời khuyên,

+ Kiên quyết trong việc đòi hỏi sự vâng phục.

CHỮA LÀNH QUÁ KHỨ

Trong mọi tình huống, mỗi hoàn cảnh, mỗi biến cố có thể có hai tác động :

–       Giúp ta mở lòng ra với Thiên Chúa và người khác

–       Khép lòng lại tới mức cần đến khoa Tâm lý trị liệu.

Cựu Ước :

–       Dân Do Thái hay nhớ lại cảnh nô lệ, trong sa mạc … để nhớ đến Thiên Chúa xót thương giải phóng.

–       Giuse bị bán làm nô lệ – cứu dân tộc St 45-50 ;

Rm 8,28 : có cái nhìn tích cực để được chữa lành, không còn cay đắng, mất bình an.

Tân Ước :

Các tác giả luôn đặt cầu hỏi về cách nhìn liên quan đến các biến cố đã xảy ra. Thí Dụ :

–       Người cha nhân hậu (Lc 15,11-32)

–       Cái nhìn liên quan đến biến cố xảy ra. Người cha và người con cả cùng sống một biến cố nhưng có hai cái nhìn khác nhau.

+ Người cha : có cái nhìn tích cực, vui mừng khi người con trở về, chạnh lòng thương, quên hết nỗi đau ông đã chịu, bao dung, nhân hậu.

Người con cả : có cái nhìn tiêu cực, nhìn về quá khứ khép lòng lại, không nhìn nhận người em, căm hờn, oán ghét nên mất bình an, không hạnh phúc.

 

§  Thinh lặng xét lại quá khứ cho đến nay, xem có biến cố nào đã tác động lên ta những cái nhìn tích cực, tiêu cực ?

§  Cái nhìn nào như Ông Giuse ? Người cha ? Người con cả ?

§  Cầu xin CGS đến giải thoát chúng ta. Có khi đó chỉ là những khủng hoảng do ghen tương, bè phái, quy ngã … !

§  Hãy tự giúp mình bằng cách giải thích mọi cái cách tích cực trong những sự kiện đã làm tổn thương mình.

Sr. Anne Loan Nguyen – USA