Đọc để biết viết, viết để biết suy nghĩ

36
Neil Conway/Flickr
Daniel Esparza
Edmund Husserl, triết gia người Đức, đã viết trong cuốn Luận lý Hình Thức và Luận lý Siêu Việt rằng “tư duy luôn được thực hiện bằng ngôn ngữ và hoàn toàn gắn liền với ngôn từ. Tư duy, khác với các dạng thức ý thức khác, luôn mang tính ngôn ngữ, luôn dùng ngôn ngữ. Nghĩa là, cơ cấu của ý thức đích thị là ngôn ngữ.
Tất nhiên, Husserl không phải là người đầu tiên nói đến điều này. Một truyền thống triết học lâu đời, cho đến Aristotle, đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa tư duy, lời nói và chữ viết, chúng gần như là một và giống nhau.
Điều này đã được viết ra rất nhiều, nhưng có lẽ một trong những cụm từ gợi nhớ nhất là của Wittgenstein, triết gia người Áo, đã khẳng định rằng những giới hạn của ngôn ngữ của chúng ta cũng là những giới hạn của thế giới chúng ta.
Chuyển từ đọc sang viết
Vì vậy, tạo nên thói quen đọc rõ ràng là điều cần thiết – nhằm mở rộng tầm nhìn cuộc sống của chính chúng ta – nhưng có lẽ, thói quen viết lách vẫn chưa nhiều. Tại sao ta cần phải ổn định việc viết cũng như đọc?
Như triết gia và nhà sử học Dòng Tên Walter Ong đã chỉ ra, chữ viết là một kỹ thuật không chỉ giúp hình thành ý thức mà còn cho cả quá trình suy tư, và quá trình chuyển đổi từ văn hóa truyền miệng sang văn hóa chữ viết đã có tác động sâu sắc đến nhân loại đến nỗi ý thức của con người luôn mãi thay đổi.
Ngay từ đầu, vấn đề viết lách cũng không đơn giản tí nào. Ai đã kinh qua thì biết. Mặc dù đọc và viết là những khả năng tương đối phổ biến trong thế giới hiện đại, nhưng đọc tốt và viết đúng lại là một vấn đề khác. Trở thành một người đọc giỏi vấn đề không phải là số lượng, và trở thành một người viết giỏi thì phức tạp hơn nhiều.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là, chẳng hạn, tập viết nhật ký thì không đủ để bắt đầu cấu trúc ý thức của chúng ta cách “vững chắc” hơn, không đủ để giúp chúng ta suy nghĩ tốt hơn. Theo Walter Ong, đó không chỉ là vấn đề trật tự mà còn là vấn đề đào tạo lương tâm của chính mình.
G. Võ Tá Hoàng