Chúng ta nên bắt đầu với những gì rõ ràng nhất trong Kinh Mân Côi. Một sự trợ giúp được sử dụng trong lời cầu nguyện này: chuỗi hạt hoặc tràng hạt. Một số hạt lớn hơn và có khoảng cách rộng hơn so với những hạt khác. Mười hạt nhỏ hơn nối tiếp một hạt lớn hơn và tạo nên một chục. Cả chuỗi có năm chục như vậy. Các chục kết hợp với nhau được bắt đầu bằng một Thánh Giá.
Vì lợi ích của sự trọn vẹn và đối với những người mà tất cả những điều này còn lạ lẫm, chúng ta nên nói thêm rằng có một số thay đổi của Kinh Mân Côi với cách phân chia khác nhau, và chỉ sử dụng ở những nơi nào đó. Chúng ta cũng nên nói thêm rằng bề ngoài Kinh Mân Côi đa dạng và đôi khi có dạng rất đẹp và quý giá, như xảy ra với những điều được tôn vinh và yêu mến. Có thể có điều gì đó rất đáng kính và tinh tế về Chuỗi Mân Côi cũ và được thiết kế trang nhã, như thể nhiều thế hệ đã sử dụng và truyền lại.
Chuỗi hạt này lướt qua các ngón tay của người cầu nguyện. Ở đầu cây Thánh Giá nhỏ, người ta đọc Kinh Tin kính; ở mỗi hạt nhỏ hơn là Kinh Kính Mừng, và đọc Kinh Lạy Cha với những hạt lớn hơn ở trước dãy hạt bình thường. Và sau mỗi chục kinh là Vinh Tụng Ca – Kinh Sáng Danh: “Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.” Tất cả đều bắt đầu và kết thúc bằng Dấu Thánh Giá.
Tất cả điều này có nghĩa là gì? Chuỗi hạt cầu nguyện này có là dấu chỉ của lòng đạo đức bình dân, như người ta vẫn phê bình? Có mâu thuẫn với lời khuyên của Chúa Giêsu rằng “Thiên Chúa là thần khí, và những ai thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong thần khí và sự thật” hay không?
Cầu nguyện là trò chuyện với Chúa. Cuộc trò chuyện này là cuộc sống. Nhưng tất cả các biểu hiện của cuộc sống không thể được thu gọn vào cùng một khuôn mẫu. Không có mệnh lệnh nào cho việc cầu nguyện được thực hiện “theo chỉ dẫn.” Sự mặc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là ai và chúng ta là ai, và chúng ta nên đến gần Ngài với tâm tình thế nào, nhưng không phải cách thức chính xác để bước đi và ở trước mặt Thiên Chúa. Ngay cả những từ liên quan tinh thần và sự thật cũng không cho chúng ta mệnh lệnh đó, mặc kệ việc chúng ta thường bị hiểu lầm, để tinh thần và sự thật không mâu thuẫn với hình thức và trật tự bên ngoài. Thần Khí không có nghĩa là “tư tưởng,” mà là Chúa Thánh Thần, Đấng bay lượn trên Đức Kitô, cho rằng Lễ Ngũ Tuần có sự hướng dẫn của lịch sử Kitô giáo, và sự thật không phải là một cảm xúc thực tế, nhưng đúng hơn là trật tự sống trong đó Đức Kitô đã đặt chúng ta trước mặt Chúa Cha. Ngay cả trong hình thức cầu nguyện có vẻ rất bề ngoài thì trật tự này vẫn có thể duy trì, tinh thần này có thể giữ dây cương – giống như họ có thể trở nên lạc lõng trong bất cứ hình thức cầu nguyện nào, ngay cả tâm linh nhất và nội tâm nhất.
Có một hình thức cầu nguyện mà con người bày tỏ lời cầu hoặc tình cảm với Thiên Chúa: cầu xin, biết ơn hoặc ăn năn. Người ta phải làm điều này một cách chân thành và ngắn gọn, đồng thời cách biểu hiện phải phù hợp với sự thôi thúc sâu thẳm. Ở đây, chúng ta được nhắc nhở về lời cảnh báo của Đức Kitô chống lại những lời thái quá. Chúa nói rằng nếu người ta nghĩ lời cầu của mình chắc chắn sẽ được lắng nghe nếu lặp đi lặp lại mười lần, thì đó là hành động “giống như dân ngoại.” Nhưng nếu trong lúc lo lắng, người ta khao khát thể hiện, có thể lặp lại điều đó mười hoặc một trăm lần. Cầu nguyện là điều tốt khi nó bắt nguồn từ sự thôi thúc của con tim, nếu không thì bất lợi, ở đây muốn nói về việc gặp Chúa không đúng cách. “Chuyện phiếm của dân ngoại” không phải là xấu vì sự lặp lại lần thứ năm hay thứ mười, nhưng là xấu ngay từ đầu, bởi vì đó không phải là lời kêu xin đối với Chúa là Đấng sáng tạo mà là đối với “một vị thần,” bất kể sự vĩ đại của Ngài, một người quấy rối để thực hiện cuộc ngã giá.
Nhưng có một kiểu cầu nguyện khác, trong đó vấn đề không chỉ đơn giản là bày tỏ những gì trong lòng, mà là trong đó một người khao khát được ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện này có xu hướng sử dụng ngày càng ít từ hơn, không phải vì nó cạn kiệt trong câu nói, mà vì nó vượt ngoài lời nói. Có lẽ những gì nó nói luôn giống nhau, cứ lặp đi lặp lại. Hãy nghĩ đến Thánh Phanxicô, người đã khóc cả đêm: “Lạy Thiên Chúa của con và là tất cả của con!” Cuối cùng, ngay cả những từ như vậy cũng sẽ bị bỏ đi, và linh hồn sẽ đi vào “hư vô” – các bậc thầy tâm linh cũng vậy. Lời lẽ trong lời cầu nguyện này chỉ có nhiệm vụ nâng đỡ cảm xúc nội tại, rồi mất dần khi chúng làm xong việc phụng sự này.
Cuối cùng, vẫn còn một dạng cầu nguyện thứ ba. Nó cũng tập trung vào thời gian ở với Thiên Chúa, xung quanh sự phục vụ Ngài – trong sự tự nhận thức và sự yên tĩnh nội tại, nhưng theo cách tạo ra một kênh từ những lời được diễn đạt, một lực giữ cho lời cầu nguyện di chuyển. Trong cách cầu nguyện này, không phải lúc nào cũng xuất hiện những từ mới, nhưng những từ tương tự sẽ trở lại. Sự lặp lại trở thành hình thức cầu nguyện ngoại tại nhằm mục đích làm dịu và hoàn thành cảm xúc nội tại. Kinh Cầu là một ví dụ của dạng cầu nguyện này, với nhiều lời kêu cầu liên quan, trong đó tư tưởng được chuyển đổi nhưng từ từ. Dạng đó đã cũ, chúng ta phát hiện từ thời sơ khai của Kitô giáo. Một dạng cầu nguyện tương tự là sử dụng Thánh Vịnh, khi điệp ca được chèn vào giữa các câu – một lời cầu khẩn lặp đi lặp lại liên tục. Điệp ca cũng vậy, cũ xưa như những ngọn đồi. Trong hình thức cầu nguyện này, chúng ta cũng bao gồm Kinh Mân Côi.
Người ta có thể phản đối rằng sự lặp lại này dẫn đến việc thể hiện lời cầu bề ngoài. Tất nhiên điều đó có thể xảy ra, nhưng sau đó người ta đã sai lầm và chúng ta đang sử dụng Kinh Mân Côi không đúng cách. Nhưng việc thể hiện lời cầu không nhất thiết phải xảy ra, vì sự lặp lại có thể có ý nghĩa thực sự. Đó không phải là yếu tố của tất cả đời sống? Nhịp đập của trái tim là gì nếu không có sự lặp lại? Luôn co giãn như nhau, nhưng nó làm cho máu lưu thông khắp cơ thể. Hơi thở là gì nếu không có sự lặp lại? Luôn giống nhau cả trong và ngoài, nhưng bằng cách thở mà chúng ta sống. Không phải tất cả chúng ta được sắp xếp và duy trì bởi sự thay đổi và lặp lại? Mặt trời mọc và lặn một lần nữa, đêm theo sau ngày; vòng đời bắt đầu vào mùa xuân, trổi lên đến đỉnh và lại lắng xuống.
Người ta có thể phản đối điều gì khi chống lại sự lặp lại này và rất nhiều thứ khác? Chúng là trật tự mà sự tăng trưởng tiến triển, hạt nhân bên trong phát triển và hình dạng được bộc lộ. Tất cả cuộc sống đều nhận ra chính nó trong nhịp điệu của điều kiện bên ngoài và thành tựu bên trong. Nếu điều này xảy ra ở khắp mọi nơi, tại sao nó không phải là như vậy trong sự sùng kính của tôn giáo?
Kinh Mân Côi đại diện cho hình thức tôn sùng nào đó. Người ta có thể tuyên bố rằng họ không thể làm gì với điều đó, và đó là chuyện của họ. Nhưng họ không được nói lời cầu này vô nghĩa hoặc không có tính Kitô giáo, vì khi đó họ tỏ ra thiếu hiểu biết.
Tràng hạt rõ ràng là có mục đích chuyển hướng suy nghĩ khỏi một số yếu tố gây xao nhãng bên ngoài. Hạt này dẫn người cầu nguyện đến hạt tiếp theo. Con số giữ cho sự lặp lại trong giới hạn nhất định, được chấp thuận bởi việc sử dụng lâu dài. Nếu không, người cầu nguyện sẽ phải đề phòng “quá ít” hoặc sẽ “quá nhiều,” do đó bị lệch hướng, không đồng bộ cần thiết. Những hạt nhỏ loại bỏ sự rắc rối này khỏi. Tuy nhiên, đây không phải là cái gì đó “kỹ thuật” chăng? Chắc chắn có, nhưng không phải tất cả cuộc sống đều có “tính kỹ thuật” hay sao?
Người ta nói về mọi thứ, thậm chí cả tâm linh, rằng chúng phải được học biết. Nhưng học rồi phải hành, luyện tập không gì khác ngoài việc rèn kỹ năng kỹ thuật, giải thoát sức lực và sự chú ý của chúng ta đối với những gì thiết yếu. Chừng nào một người chưa có kỹ năng thì phải theo dõi mọi hành động, và điều cần thiết diễn ra không tốt, nhưng với việc tiếp thu và phát triển kỹ năng kỹ thuật thì điều cốt yếu được giải thoát. Tràng hạt không có ý nghĩa nào khác hơn.
ROMANO GUARDINI
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)