Một số người cho rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ cuối cùng như đã được tiên báo trong sách Khải huyền.
Năm 1978, Thánh GH Gioan Phaolô II gợi ý: “Bây giờ chúng ta đang phải đối mặt với cuộc đối đầu cuối cùng giữa Giáo Hội và những kẻ chống Giáo Hội, giữa Tin Mừng và phản Tin Mừng. Cuộc đối đầu này nằm trong kế hoạch của Chúa Quan Phòng; đó là một thử thách mà toàn thể Giáo Hội, đặc biệt là Giáo Hội Ba Lan, phải gánh chịu. Đây là một thử thách không chỉ đối với quốc gia và Giáo Hội, mà theo một nghĩa nào đó, là một thử thách của 2.000 năm văn hóa và văn minh Kitô giáo với tất cả các hậu quả của nó đối với nhân phẩm, quyền cá nhân, quyền con người và quyền của các quốc gia.”
Nhưng các dấu hiệu cứ trêu ngươi chúng ta và có vẻ cứ đến rồi đi. Thật may, đế chế Liên Sô sụp đổ, Ba Lan và các quốc gia bị giam cầm khác đã được giải thoát, và chúng ta mong đợi sẽ sống hạnh phúc mãi mãi. Sự khải huyền đã ngăn chặn. Không quá nhanh chóng.
Trong khi nhiều người trong chúng ta ngủ nghỉ thoải mái, xã hội tiêu dùng của chúng ta áp dụng phần lớn cách tiếp cận của cộng sản. Nhiều người Mỹ nhìn vào lịch sử với sự khinh miệt theo chủ nghĩa Mác, thay vì cố gắng học hỏi từ lịch sử. Các trường đại học của chúng ta trở thành trại cải tạo của chủ nghĩa Mác một cách hiệu quả. Các trường công lập của chúng ta đang quảng bá “quyền phá thai,” toàn bộ chương trình nghị sự của LGBTQ [Lesbian – Đồng tính nữ, Gay – Đồng tính nam, Bisexual – Lưỡng tính, Transgender – Chuyển giới, Queer – Đa dạng tính dục (không xác định dị tính hay chuẩn giới)], và kỳ thị những người bất đồng chính kiến khỏi giáo điều thế tục. (Hãy hỏi bất kỳ bậc cha mẹ nào không muốn con mình tham gia các chương trình về “đời sống gia đình”.) Vì vậy, không lạ gì tại sao chúng ta ngày càng bầu chọn các ứng cử viên chính trị không tin có Chúa, những người cổ vũ quan điểm đạo đức quái dị và theo chủ nghĩa xã hội. Đó không phải là nền kinh tế, thật ngu ngốc. Đó là văn hóa của chúng ta, và là sự uể oải của chúng ta.
Tuy nhiên, thời gian của chúng ta ngắn hơn ngày hôm qua, vì vậy chúng ta cần có kế hoạch:
- Tái Khám Phá Bí Tích Hòa Giải
Nhiều năm trước, trong một buổi diễn tập đám cưới, tôi đã chỉ ra rằng sẽ có nhiều thời gian cho những bức hình sau đám cưới; sau đó tôi đi giải tội theo lịch hẹn thường xuyên. Mẹ của cô dâu vô cùng tức giận và yêu cầu: “Cha đã lên lịch giải tội vào đúng ngày này?!” Tôi nói: “Vâng, thưa bà, chúng tôi lên lịch giải tội vào thứ Bảy hằng tuần.” Bà nói: “Nhưng đây là ngày cưới của con gái con, chuyện chỉ có một lần trong đời!” Câu trả lời của tôi là tự phát, thiếu sáng suốt – nhưng chắc chắn là đúng: “Thưa bà, đối với một số người, xưng tội cũng là chuyện chỉ có một lần trong đời.” Đã quá muộn để mong quyên góp đám cưới cho giáo xứ, nhưng cũng chưa muộn để chúng ta trở về với Bí tích Hòa Giải.
- Cầu Nguyện Và Các Bí tích Phải Nâng Đỡ Và Hướng Dẫn Chúng Ta, Chứ Không Ngược Lại
Chúng ta phải cầu nguyện theo điều kiện của Chúa, chứ không theo điều kiện của chúng ta. Có một truyện vui cười cho thấy chúng ta có thể lạm dụng lời cầu nguyện như thế nào: Sau khi đột nhập, tên trộm đang tìm kiếm trong bóng tối thì có một giọng nói nhỏ khiến anh ta lo lắng: “Chúa Giêsu đang theo dõi bạn.” Giọng nói của một con vẹt. Cảm thấy nhẹ nhõm, tên trộm hỏi con vẹt: “Tên mày là gì?” Con vẹt trả lời: “Môsê.” Tên trộm nhếch mép: “Loại người ngớ ngẩn nào lại đặt tên cho con vẹt là Môsê thế nhỉ?” Con vẹt nói: “Cũng chính những người đó đặt tên cho chó sục Pit Bull là Giêsu đấy.”
Nhiều người trong chúng ta mong đợi Chúa Giêsu là Pit Bull của chúng ta, thực hiện các chỉ thị cầu nguyện một cách nghiêm túc. Nhưng chúng ta không gửi cho Chúa Giêsu trong lời cầu nguyện. Ngài sai chúng ta đi làm việc tông đồ và ban ân sủng cho để chúng ta hoàn thành công việc của Ngài: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28:18-20)
- Hãy Bận Rộn Với Công Việc Của Chúa
Phẩm giá mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta trong ngày Lễ Ngũ Tuần biến đổi lời cầu nguyện của chúng ta theo cách hoàn toàn mới. Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức kết hợp chúng ta vào Nhiệm Thể Chúa Kitô. Sự kết hợp bí tích với Chúa Giêsu giải thích nhận xét lạ lùng này của Thánh Athanasiô: “Vì Con Thiên Chúa đã trở thành người để chúng ta có thể trở thành Thiên Chúa.” Sau Lễ Ngũ Tuần, Thiên Chúa chiến đấu vì chúng ta qua chúng ta. Khi cầu xin Chúa giúp về sự bền bỉ và chiến thắng cuối cùng, chúng ta cầu xin có những ân sủng để củng cố chúng ta và người khác trong nhiệm vụ Kitô giáo. Thiên Chúa dùng chúng ta như khí cụ thánh của Ngài. Vì vậy, hãy chú ý đến nhiều cơ hội để loan truyền Chúa Giêsu.
- Không Thể Tránh Nên Hãy Làm Quen Với Thập Giá
Trong ngày đầu tiên của Trận Shiloh năm 1862, quân liên bang mất hơn 13.000 người, và quân liên minh mất hơn 10.000 người. Đêm sau cuộc tàn sát, Tướng Sherman đã sẵn sàng từ bỏ: “Này, Grant, chúng ta đã có ngày khủng khiếp, phải không?” Grant kiên quyết trả lời: “Đúng, hãy đánh chúng vào ngày mai.”
Câu trả lời của Grant là một ví dụ rõ ràng cho tinh thần chiến đấu lành mạnh của Kitô hữu. Các Kitô hữu sẽ luôn có kẻ thù bởi vì Chúa Giêsu đã nói: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước.” (Ga 15:18) Vì vậy, với ơn Chúa, chúng ta vác thập giá của mình, đi theo Ngài, đôi khi chịu đánh đập, và chúng ta tiếp tục chiến đấu như khi cụ thánh của Ngài, quyết tâm với tư cách là Kitô hữu rằng “chúng ta không sợ những kẻ giết chết thể xác nhưng không thể giết chết linh hồn.” (x. Mt 10:28)
Có phải chúng ta đang sống trong thời kỳ cuối cùng? Tốt hơn thì hãy hỏi thế này: Tôi đã sẵn sàng cho thời điểm cuối cùng mà mỗi chúng ta chắc chắn sẽ phải đối mặt hay chưa? Lần xưng tội cuối cùng của tôi là khi nào? Tôi có đang ở trong tình trạng ân sủng? Tôi có cầu xin sức mạnh của ơn Chúa? Tôi có đang chiến đấu trong cuộc chiến tốt đẹp vì Phúc Âm?
Những trận chiến xứng đáng đối với Kitô hữu là gì? Bảo vệ con cái chúng ta khỏi chương trình Giáo dục Đời sống Gia đình của Trường học bị lạm dụng? Phản đối lời hứa phá thai độc hại của Joe Biden? Đối đầu với sự bê bối gian lận cử tri rõ ràng hay thực sự? Chúa Nhật XXXIII thường niên, năm A, bài Tin Mừng là trình thuật Mt 25:14-30, nói về dụ ngôn về các nén bạc – nén tài năng. Chúng ta có những nén nào để phục vụ Chúa? Hãy rõ ràng và dứt khoát!
LM JERRY POKORSKY
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicCulture.org)