Dịch và cắt nghĩa Lời Chúa trong Xuất Hành 3,14,15

73

 

Bible and Candle_largeI- Lời dẫn nhập

Bài viết gồm có hai phần: Cách ”dịch” và cách ”diễn giải” Lời Chúa trong Xuất Hành 3,14,15. Do đó, tôi xin trích dẫn cách ”dịch” của Giáo Hội Công Giáo, của các Hội Đồng Giám Mục Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành (Bản Dịch Thống Nhất) ở những nước nói tiếng Đức, cách dịch của Tin Lành Việt Nam và cách dịch (của một số vị) các từ mà Thiên Chúa phán với Môsê về Ngài. Sau cùng, tôi xin mạo muội nêu lên ý kiến về Danh Xưng của Thiên Chúa và về cách dịch ”thì tương lai” trong Xuất Hành 3,14,15.

II- Bản dịch của Giáo Hội Công Giáo

Để người đọc dễ dàng đối chiếu các Bản dịch, tôi xin trích dẫn Bản tiếng Latinh, Anh, Pháp, Đức trước, rồi Bản tiếng Việt. Bản tiếng Anh, Pháp cũng viết lớn ”Danh Xưng” mà Thiên Chúa mạc khải cho Môsê.

A- Bản Latinh

Nhiều nhà chú giải Kinh Thánh và Thần Học gia lỗi lạc khẳng định rằng Bản Latinh PHÙ HỢP với ý trong bản bằng tiếng Dothái và Hylạp. (Bản văn bằng hai tiếng ấy khó đọc và chẳng thông dụng cho đại đa số độc giả, nên tôi không trích dẫn nguyên văn.)

Dixit Deus ad Moysen: ”Ego sum qui sum.”Ait: ”Sic dices filiis Israel: Qui sum misit me ad vos.” Dixitque iterum Deus ad Moysen: ”Haec dices filiis Israel: Dominus, Deus patrum vestrorum, Deus Abraham, Deus Isaac et Deus Iacob, misit me ad vos; hoc nomen mihi est in aeternum, et hocmemoriale meum in generationem et generationem.”

B- Bản tiếng Anh

God said to Moses, ”I AM THE BEING”; and He said, ”Say this to the sons of Israel, ‘THE BEING has sent me to you.” God, furthermore, said to Moses, ”Say this to the sons of Israel, ‘The LORD, the God of your fathers, the God of Abraham, the God of Isaac, and the God of Jacob, has sent me to you.’ This isMy name forever, and this is My memorial-name to all generations.”

C- Bản tiếng Pháp

Dieu répondit à Moïse: Je suis CELUI QUI EST; et Dieu ajouta: Tu parleras en ces termes aux fils d’Israël: CELUI QUI EST m’a envoyé près de vous. Et Dieu ajouta: Tu parleras en ces termes aux fils d’Israël: LE SEIGNEUR Dieu de vos pères, le Dieu d’Abraham, le Dieu d’Isaac, le Dieu de Jacob, m’a envoyé près de vous. Tel est mon nom immortelle mémorial des générations et des générations.

D– Bản tiếng Đức (Bản Thống Nhất)

Da antwortete Gott dem Mose: Ich bin der ”Ich-bin-da.” Und er fuhr fort: So sollst du zu den Israeliten sagen: Der ”Ich-bin-da” hat mich zu euch gesandt. Weiter sprach Gott zu Mose: So sag zu den Israeliten:Jahwe, der Gott eurer Väter, der Gott Abrahams, der Gott Isaaks und der Gott Jakobs, hat mich zu euch gesandt. Das ist mein Name für immer und so wird man mich nennen in allen Generationen.”

E- Bản tiếng Việt

”Rồi Thiên Chúa trả lời cho Môsê: Ta là Ðấng Hiện-Hữu-ở-đó.” Và Ngài phán tiếp: “Con HÃY nói với dân Israel: Ðấng Hiện-Hữu-ở-đó” sai tôi đến với các người. Thiên Chúa lại phán với Môsê: Như vậy,con HÃY nói với dân Israel: Giavê, Thiên Chúa của cha ông các người, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacob, gởi tôi đến với các người. Ðó là Danh Ta đến muôn thuởcho nên thiên hạ sẽ gọi Ta như thế từ thế hệ này sang thế hệ khác.” (Người viết tạm dịch theo Bản tiếng Đức.)

III- Bản dịch mới nhất (2011) của Tin Lành Việt Nam

Anh-em Tin Lành Việt Nam dịch ”Xuất Hành 3,14,15” cũng ”phù hợp” với Bản Dịch của Giáo Hội Công Giáo (hoàn vũ) và viết ”lớn” một số chữ quan trọng như sau:

Ðức Chúa Trời phán với Mô-sê, ”Ta là ÐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU.” Ngài lại phán, “Ngươi hãy nói với dân I-sơ-ra-ên như thế nầy, ‘ÐẤNG TỰ HỮU đã sai tôi đến với anh chị em.” Ðức Chúa Trời lại phán với Mô-sê, “Ngươi cứ nói với dân I-sơ-ra-ên như thế nầy, ‘CHÚA, Ðức Chúa Trời của tổ tiên anh chị em, Ðức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Ðức Chúa Trời của I-sác, và Ðức Chúa Trời của Gia-cốp, đã sai tôi đến với anh chị em.’ Ấy là danh Ta đời đời. Ấy là hiệu Ta suốt mọi thế hệ.”

IV- Ý kiến (của người viết) về cách dịch

Suy cho cùng, cách A và B (dưới đây) là phần ”CẮT NGHĨA” Lời Chúa phán với Môsê, chứ KHÔNG phải là ”nguyên văn” Lời Chúa dạy Môsê ở trong Xuất Hành 3,14.

A- Cách dịch ”Ta là Đấng Ta Là.”

Theo thiển ý của tôi, người ”dịch” viết hoa chữ ”Là” vì muốn ”cắt nghĩa” rằng ấy là Danh mà Thiên Chúa cho Môsê biết Ngài là AI. Cũng có người dịch: ”Ta là Đấng  Ta là.” Như vậy, người ”dịch” đã trích lại cách ”diễn giải” trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, ở số 206.

B- Cách dịch ”Ta có sao Ta có vậy.”

Cũng theo thiển ý của tôi, người ”dịch” cách ấy muốn ”diễn giải” như trong cách A và còn rõ hơn thế này: Trước sau, Thiên Chúa hằng hữu VẪN là ”một” vì Ngài là Chân Lý, là Tình Yêu Vĩnh Hằng, là Đấng Thánh của mọi người như Kinh Thánh đã ghi: Tình CHÚA thiên thu vạn đại cho những ai kính sợ và tôn vinh Ngài.” (TV 103,17) “Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng MUÔN ĐỜI hằng sống.” (Tobia 13,2) ”Chúc tụng Danh Thánh Vinh Hiển của Ngài, được ca khen và suy tôn MUÔN ĐỜI.” (Danien 3, từ câu 52 đến 90, chữ MUÔN ĐỜI được dùng liên tục.)

Tóm lại, DỊCH Kinh Thánh khác với CẮT NGHĨA, CHÚ GIẢI từ ngữ trong Kinh Thánh.

C- Ý nghĩa của động từ Latinh, Anh, Pháp, Đức: ”essebeêtresein

Động từ ”sum” trong câu Latinh: ”Ego sum qui sum.” (Chính Ta là Đấng Hằng Hữu.) có hai nghĩa: Chữ ”sum” (thứ nhất) có nghĩa: LÀ. Chữ ”sum” (thứ hai) có nghĩa: HẰNG HỮU. ”HẰNG HỮU” bởi vì Thiên Chúa CŨNG là ”Chúa Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy đến muôn đời.” (Dothái 13,8) Xin nêu ví dụ khác về động từ ”esse, be, être, sein” có nghĩa là ”HIỆN HỮU”: Cogito ergosum. (Tôi suy tư, vậy là tôi hiện hữu. I think, therefore I am. Je pense, donc je suis. Ich denke, also binich.) Nhưng ”tôi là thọ tạo hiện hữu” khác với Đấng Tạo Hóa.

D- Cắt nghĩa Danh Xưng mà Thiên Chúa phán với Môsê

Trong Sách ”Giáo Lý” của Giáo Hội Công Giáo bằng tiếng Latinh, ở số 205 có tựa đề trích từ Xuất Hành 3,14: ”Ego sum qui sum.” (Ta LÀ Đấng HẰNG HỮU.) Động từ ”sum”, ở thì HIỆN TẠI, có nghĩa như đã ”nói” ở phần IV C. Tuy nhiên, khi CẮT NGHĨA về Danh Xưng ấy, Sách Giáo Lý, ở số 206, viết như sau: ”Khi mạc khải Danh huyền nhiệm của Ngài là YHWH, ”Ta là Đấng Hằng Hữu” (Je Suis Celui qui Est) hay ”Ta là Đấng Hằng Có” (Je Suis Celui qui Suis) hay CÒN là ”Ta là Đấng mà Ta là” (Je Suis qui Je Suis), Thiên Chúa cho biết Ngài là AI và thiên hạ phải GỌI Ngài bằng Danh nào.

Sách Giáo Lý bằng tiếng Anh CŨNG ghi ba cách: 1- ”I AM HE WHO IS.” (Ta là Đấng Hằng Hữu.) 2- ”I AM WHO AM.” (Ta là Đấng Hằng CÓ.) 3- ”I AM WHO I AM.” (Ta là Đấng mà Ta là.) Như vậy, cách 1 và 2 cùng nghĩa với câu Latinh ”Ego sum qui sum.” trong Xuất Hành 3,14; còn cách 3 cũng có mục đích là CẮT NGHĨA như đã trình bày. NHƯNG Sách Giáo Lý bằng tiếng Việt CHỈ ghi hai cách: ”Ta là Đấng Hiện hữu”, hoặc ”Ta là Ta đây”… (có thêm ba chấm)

E- Hai câu ”Je suis Celui qui suis.”  ”I AM HE WHO IS.”

Đó là cách CẮT NGHĨA các câu: ”Je suis Qui suis. ”I AM WHO AM.” như câu Latinh: ”Ego sum qui sum.” bởi vì, theo văn phạm tiếng Pháp, Anh, các đại từ (pronoms / pronouns) ”Celui (Tel); He (The one) trước ”qui; who” có thể KHÔNG cần thiết như sau: ”Qui peut le plus peut le moins. Who can do more can do less.” (”Who can do more” là mệnh đề danh từ (noun clause), làm chủ từ (subject) của ”can do less”. Cho nên, trong câu ”I AM WHO AM.”, ”WHO AM” cũng là ”mệnh đề danh từ”, làm ”thuộc từ” (subjective complement) của chủ từ ”I”.

F- Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo bằng tiếng Đức

Đọc Sách vừa nêu, tôi tâm đắc cách viết như sau: Ich bin der, der ist. Ich bin der ”Ich-bin”. (Ta là Đấng Hằng Hữu.) Điều ĐẶC BIỆT là Cuốn Giáo Lý tiếng Đức KHÔNG có cách dịch như trong Sách Giáo tiếng Anh, Pháp, Latinh…: I AM WHO I AM. Je Suis qui Je Suis. Ego sum qui Ego sum.

Theo tôi, nội dung Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã được Hồng Y Ratzinger (sau đó là Giáo Hoàng) biên soạn. Cho nên, trong Xuất Hành 3,14 (Bản Thống Nhất bằng tiếng Đức), cách dịch ”Ich binder ”Ich-bin-da.” cũng ĐƯỢC bên Tin Lành các nước nói tiếng Đức chấp thuận.

G- Thì tương lai trong Xuất Hành 3,14,15

Trong Bản Kinh Thánh bằng ngoại ngữ (nơi Xuất Hành 3,14,15) có cách dịch: ”Ngươi SẼ nói với…” Thật ra, ”thì tương lai” còn có nhiều nghĩa là ”lời khuyên, lệnh cấm, chỉ thị”, chẳng hạn: ”Tu resteras dans ta chambre et tu n’en sortiras pas!” (Con phải / hãy ở trong phòng mình và không được ra khỏi đó.) Xin viết cách khác theo thể ”mệnh lệnh” (impératif): Reste dans ta chambre et n’en sors pas! ”Mười Điều Răn” bằng tiếng Anh, Pháp CŨNG được dùng với ”thì tương lai”; nhưng, trong bản tiếng Việt, đối với những ”lệnh cấm”, các Cụ ngày xưa dùng chữ ”CHỚ”, thay vì ”SẼ KHÔNG”, chẳng hạn: Thứ bảy: Chớ lấy của người. (Tu ne voleras pas.)

V- Phần kết

Xin ”đối chiếu” CÁCH CẮT NGHĨA Danh Xưng của Thiên Chúa trong Sách GIÁO LÝ bằng tiếng Latinh, số 206 với CÁCH DỊCH Danh Xưng của Ngài trong KINH THÁNH như sau:

A- Cách cắt nghĩa trong Sách Giáo Lý: có ba cách: ”1- Ego sum Ille qui est. 2- Ego sum Ille qui sum. 3- Ego sum qui Ego sum.”

B- Cách dịch trong Kinh Thánh: chỉ có một cách đơn giản thế này: ”Ego sum qui sum.”

Cho nên, bản Kinh Thánh bằng tiếng Pháp, Anh, Đức cũng ghi như đã trình bày ở phần IV E: Je suis Qui suis. I am Who am. Ich bin ”der Ich-bin-da.” thay cho cách này: ”Je suis Celui qui est / suis. I am The One (He) who is / am. Ich bin der, der ist.”

Vậy, theo tôi, khi dạy Giáo Lý, nên giải thích câu ”Ta là Đấng mà Ta là.” với nghĩa này: KHÔNG có thần nào (do thế gian nghĩ ra) giống như Ta bởi vì Ta là Đấng Tạo Hóa, Thiên Chúa ĐỘC NHẤT, VÔ NHỊ. ”Ta LÀ Đấng MÀ Ta LÀ”, tức Thiên Chúa, Đấng Vĩnh Hằng! (Je suis Qui Je suis: Je suis Celui Que Je suis: Dieu, L’Eternel!)

Chữ ”L’Eternel” (Đấng Hằng Hữu) cũng được dùng thay cho chữ ”Jahvé; Giavê” trong một số Bản dịch bằng tiếng Pháp, Việt. Giáo Hội dùng chữ ”Đấng Tự Hữu” hay ”Đấng Hằng Hữu” bởi vì Thiên Chúa là ”Đầu Hết và Cuối Hết” vì thời gian và không gian do Ngài dựng nên.

Bắt chước các nhà Thần Học Đức lấy ”chủ từ, động từ và trạng từ”, biến ”cả ba” thành danh từ có mạo từ (der Ich-bin-da), tôi cũng có thể viết thế này: Je suis ”Le Je-suis-là /-ici”! I am ”The I-am-there /-here”! Ta là ”Đấng-hằng-hữu-ở-đó /-ở-đây”!

Đaminh Phan văn Phước

Chúa Nhật, 06.10.2013 (Tháng Mân Côi)