TIN TỨC Tin Giáo hội ĐGH Phanxicô thăm Thánh địa

ĐGH Phanxicô thăm Thánh địa

Tuần tới, khi đặt chân tới Thánh Địa, ĐGH Phanxicô sẽ “đập vỡ” vỏ trứng ngoại giao. Chính trị giữa Israel và Palestine chỉ là một trong nhiều vấn đề chính nhạy cảm. Các vấn đề “nhức nhối” khác là các vụ chống Kitô giáo tại Israel, sự căng thẳng giữa Tòa Thánh và cộng đồng Do Thái, các vụ tranh luận với các giáo phái Kitô giáo và các cuộc thương thuyết với Israel.

Hana Bendcowsky thuộc Trung tâm Giêrusalem về mối quan hệ liên tôn giữa Do Thái giáo và Kitô giáo cho biết: “Đây là Thánh Địa. Rất phức tạp”. Mới đây, các vụ phá hoại tại Israel đã viết những câu chống Kitô giáo trên vài nơi thánh của Kitô giáo. An ninh quốc nội của Israel cho biết rằng có thể có các cuộc tấn công tương tự, còn các viên chức Tòa Thánh thúc giục Israel bảo vệ các nơi thánh của Kitô giáo trước khi ĐGH Phanxicô tới.

Giáo sĩ Fouad Twal, giáo sĩ Công giáo Rôma tại Thánh Đại nói rằng các vụ đập phá “đầu độc không khí chung sống hòa bình” xung quanh thời gian ĐGH Phanxicô tới viếng thăm Thánh Địa.

Ngày 24-5-2014, ĐGH Phanxicô sẽ viếng thăm Gióc-đan trong vòng nửa ngày, thăm nơi Chúa Giêsu chịu Phép rửa trước khi tới West Bank để gặp các vị lãnh đạo Palestine và cử hành Thánh Lễ tại Belem, gần nời Chúa Giêsu giáng sinh.

Khoảng 10 phút từ Beem tới Giêrusalem, ĐGH Phanxicô sẽ đáp trực thăng tới phi trường quốc tế Ben Gurion Airport tại Tel Aviv cách xa 45 km để được đón tiếp theo quốc lễ của Israel. Rồi ngài sẽ trở lại Giêrusalem để gặp các nhà lãnh đạo Israel, rồi thăm viếng Thánh Địa và Đài kỷ niệm các nạn nhân của Israel.

Tại Belem, ngài sẽ thăm trại tị nạn Deheishe của người Palestine từ năm 1948 war surrounding the establishment of Israe. Các viên chức Palestine mong muốn gặp ĐGH Phanxicô thấy được trại t65p trung nghèo khổ và biết được nỗi khổ của dân Palestine.

Từ trước tới nay mới có ba giáo hoàng tới thăm Thánh Địa. Một vị là ĐGH danh dự Biển Đức XVI, người từng bị đi lính thời Hitler tại Đức, đã thăm Thánh Địa năm 2009. Vị tiền nhiệm là Thánh GH Gioan Phaolôl II, người đến Thánh Địa năm 2000 và đã cải thiện mối quan hệ với Israel. Ngài đã xin tha thứ trong vài trường hợp về những sai lầm của các Kitô hữu đối với người Do Thái.

ĐGH Phaolô VI, người sắp được tôn phong chân phước ngày 19-10-2014, là vị giáo hoàng đầu tiên đã có chuyến viếng thăm lịch sử đến Giêrusalem vào năm 1964 và gặp Giáo chủ Athenagoras, lúc đó là người lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu thuộc Chính thống giáo Hy Lạp. Chuyến viếng thăm này kết thúc 900 năm chia cách giữa hai Giáo hội.

ĐGH Phanxicô và Giáo chủ Đại kết Bartholomew, vị lãnh đạo tinh thần của Chính thống giáo, sẽ gặp Giáo hội của Thánh Mộ tại Giêrusalem. Thánh Mộ là nơi an táng Chúa Giêsu.

Nhiều năm qua, Tòa Thánh đã xin Israel cho các Kitô hữu vào, vì Israel thường cấm cử hành Thánh Lễ tại đó và cấm người Công giáo đến cầu nguyện mỗi năm hai lần vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh và Lễ Ngũ Tuần. Điều này đã xảy ra từ chiến tranh năm 1948. Nhưng lần này, họ sẽ cho ĐGH Phanxicô dâng lễ tại Phòng Tiệc Ly, như ĐGH danh dự Biển Đức XVI đã làm trước đây.

VIỄN ĐÔNG

Exit mobile version