Tiến sĩ RAY GUARENDI
Tôi luôn nói với các con: “Nếu con gặp rắc rối ở trường thì con sẽ gặp rắc rối ở nhà”. Tôi đã nghe các chuyên gia nói rằng tôi nên để cho nhà trường xử lý mọi vấn đề ở đó và tôi kỷ luật các con tôi hai lần đối với một lần vi phạm. Một lần có đủ không?
Có một khái niệm hợp pháp gọi là nguy cơ đôi, nghĩa là bạn không thể xử ai hai lần về một tội nếu người đó đã được trắng án lần đầu. Điều này làm thành luật vĩnh viễn nhưng không hẳn phải là cha mẹ tốt. Đôi khi vài kết quả có thể được cảnh báo về sự vi phạm nào đó. Hơn nữa, điều người ta có thể coi là cách cư xử vô tội, hoặc có thể không. Một gương cá nhân có thể làm rõ một số trong đặc ngữ này.
Vài năm trước, con trai tôi là Andrew đã ném đồ ăn vào một đứa bạn của nó ở trường mẫu giáo. Giáo viên nói điều đó không có gì là ác tâm, giáo viên đã quan tâm vấn đề và viết thư nói điều đó gởi về nhà cho chúng tôi.
Hãy tưởng tượng là Andrew không chỉ cư xử sai trái mà còn gây phiền toái. Thực sự có ai muốn con mình hành xử vậy không? Tôi đã yêu cầu cháu giải thích.
Andrew nói: “Ba ơi, con biết có những điều tốt cần làm và tránh làm điều xấu, nhưng làm sao con biết điều nào là tốt hay xấu. Con làm rồi con mới biết”.
Tôi thấy cháu nói có lý, và tôi phải quay đi mà cười. Tôi nói với cháu rằng có một số quy luật ở nhà để hành xử ở trường. Vợ chồng tôi đồng ý: Andrew phải đứng ở góc nhà 10 phút, sau đó phải đi ngủ, không được đọc truyện hoặc xem ti-vi, không được tráng miệng sau bữa tối, phải dậy sớm rồi viết thư xin lỗi cô giáo.
Vậy có quá không? Có thể nhiều người cho là quá, kể cả cô giáo của Andrew. Nhưng vợ chồng tôi có cơ sở hợp lý: Cô giáo đã cấm ném vào bạn mà Andrew không tuân thủ. Ngoài ra, nó còn không tôn trọng quyền của giáo viên, vậy nó đáng phải chịu hình phạt nghiêm.
Luật nhà trường đã có. Phần còn lại là trách nhiệm của cha mẹ. Chúng tôi muốn cho cháu biết rằng chúng tôi sẽ không chỉ nói mà còn hành động. Mục đích của chúng tôi là để cháu biết cha mẹ còn nghiêm hơn giáo viên. Trong giáo dục, vấn đề không phải là phạt nặng hay nhẹ, mà là tính nghiêm nghị và cương quyết để trẻ không “được đằng chân lân đằng đầu”. Xử phạt bằng lòng yêu thương chứ không xử phạt vì ghét bỏ!
Nếu bạn tin rằng con cái phải tôn trọng nhà trường – các giáo viên và quy luật – bạn phải có trách nhiệm dạy dỗ con cái thực hiện theo bổn phận. Cha mẹ phải giáo dục con cái về các giá trị nhân bản và luân lý. Nếu bạn không lạm quyền và không khinh suất, bạn phải có “biên độ cha mẹ” về quyết định xử lý cách hành xử sai trái của con cái, không được bênh con hoặc “đưa” chúng lên. Đó cũng là cách “phối hợp” hài hòa giữa gia đình và nhà trường vậy.