VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN TÔN GIÁO Con Bò câm của Chúa

Con Bò câm của Chúa

Thánh Tôma Aquinô rất hiện đại. Lý do là về mặt trí tuệ sẽ không có gì ngoài việc Hegel [*] và Thánh Tôma Aquinô bị giam hãm trong cuộc chiến sinh tử trong một thời gian ngắn. Tôi sẽ đóng dấu ở đây một lời khẳng định táo bạo rằng bất cứ ai thấy điều đó vô lý hoặc liều lĩnh thì cứ yêu cầu tôi chứng minh điều đó…

Điều gì? Đó là điều này: vào thời điểm chúng ta đang ở, Thời Đại Nguyên Tử, sẽ không còn triết học nữa. Sẽ chỉ có thần học, còn triết học thoái lui về nguồn gốc tôn giáo của nó. Sẽ có một cuộc chiến tôn giáo gay go giữa chủ nghĩa vô thần và Giáo hội Công giáo, tức là giữa thần học của Hegel và thần học của Thánh Tôma Aquinô. Chúng ta có thể đoán trước rằng Hegel sẽ chiến thắng, nhưng không mãi mãi.

Một thế kỷ trước, Menéndez Pelayo đã viết trong cuốn “Ý Tưởng Thẩm Mỹ” (Aesthetic Ideas, vol. 4, I): “Không có triết gia nào, và có lẽ chẳng bao giờ có nữa!” Đó là những gì chúng ta đang nói. Sau nhà phê bình vĩ đại đó, cho tới nay cũng không có ai. Nhưng còn các triết gia rải rác khắp nơi thì sao? Ở Buenos Aires có khoảng năm người… Họ không phải là triết gia mà là những giáo sư triết học. Họ là đệ tử, thừa kế hoặc noi gương Hegel. Cũng phải nói như vậy, mặc dù có cân nhắc những người như Bergson, Max Scheller, Gentile, Julián Marías và Ortega,… Đôi khi họ là những người giải thích xuất sắc, nhưng họ không phải là triết gia. Họ là những đóa hoa nở trong ngày.

Phía sau Thánh Tôma Aquinô có những người mà chúng ta có thể gọi là triết gia: Rosmini, Maritain, Marechal, Zeferino Gonzáles, Balmes, Ramírez, Josef Pieper, Haecker, Peter Wust,… và những người khác nữa. Một số người phô bày như Zigliara, Mercier, Gustave Truc, De Wulf, Descogs, Rousselot, Sertillanges, Mandonnet, Thonnard, Mánser, Bochenski, Garrigou Lagrange, Gardeil, Gredt, Gilson,.. Liệt kê ra có tới cả trang giấy.

Mặt khác, hãy nhìn vào vô số “trường phái” của các triết gia hiện tại, nếu không phải tất cả họ (trừ những người theo học thuyết Thánh Tôma) đều được Hegel thu hút theo cách nào đó: từ những người theo chủ nghĩa tân Hegel thuần túy đến những người vô thần, những người theo chủ nghĩa Mácxít, chủ nghĩa duy vật, hiện tượng học, triết học Nietzsche,… Điều đó sẽ tăng lên cho đến khi chỉ có tôn giáo ở dạng thuần túy nhất và cũng là chủ nghĩa Hegel thuần túy, tức là thuyết phiếm thần và vô thần, với các phái sinh của chúng, chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện đại. Tất cả được giải quyết.

Nguyên nhân của sự phân cực đang diễn ra này do một nhà thần học kỳ lạ và mạnh mẽ là Söeren Kierkegaard. Vào cuối đời, tất cả các vị trí chính của ông (được chứng kiến bởi Knud Ferlov – người giải thích, dịch giả và người viết tiểu sử) đều trùng khớp với vị trí của Thánh Tôma Aquinô. Chúng tôi đã viết một cuốn sách về điều này, có tựa là “From Kirkegord to Thomas Aquinas” – Từ Kirkegord đến Tôma Aquinô.

Đã làm gì? Phản bác Hegel, với sự bác bỏ dứt khoát chủ yếu nằm trong phần “tái bút” phi khoa học của ông, sau đó là ở phần còn lại trong tác phẩm của ông. Được giáo dục về Hegel và Luther, ông ấy mạnh mẽ tách mình ra khỏi cả hai trên hành trình dài đến với Chúa trong cuộc đời ngắn ngủi của ông khi qua đời ở tuổi 43. Nếu ông sống lâu hơn nữa, rất có thể ông đã theo Công giáo vì thần học gia chính thức của Giáo hội là Thánh Tôma Aquinô. Ông đã đến một mình trong bóng tối nên không biết đường dẫn từ Thánh Tôma Aquinô.

Sử gia duy tâm Kuno Fischer đã viết rằng Hegel là “đỉnh cao triết học.” Nếu ông ấy thêm nghĩa “hiện đại” thì sẽ đúng. Hegel là điểm cuối của con đường chống học thuyết Thánh Tôma do Descartes mở ra. Ông là người chống lại Aristotle, là Aristotle đảo ngược và lộn ngược: Trở Nên thay vì Tồn Tại. Nhưng ông có sức mạnh tư duy và hệ thống tương đương với Stagirite. Vậy thì, Kirkegord được thần thánh hóa làm sụp đổ tất cả bằng cách loại bỏ nền tảng của nó: khởi đầu của triết học không phải là “trở nên” mà là “hiện hữu.” Trước Heraclitus, Parmenides, và tốt hơn là sự tổng hợp của cả hai: Thánh Tôma – “Con Bò Câm.”

Điều đầu tiên chúng ta biết là những thứ hợp lý, bằng cách trừu tượng hóa trí tuệ của chúng ta dẫn chúng ta đến với Chúa, được mò mẫm trong bóng tối của Đấng Tối Cao. Nguyên tắc về sự không mâu thuẫn, “không gì có thể tồn tại và không thể tồn tại” (cũng theo nghĩa tương tự), bị Hegel loại bỏ, là không đủ điều kiện. Đó là bản lề suy nghĩ của chúng ta. Tất nhiên, bất cứ ai loại bỏ nguyên tắc “không mâu thuẫn” sau này có thể đến nơi họ muốn: ví dụ, nói rằng Tinh Thần Tuyệt Đối vừa là Thượng Đế vừa là Con Người, trong sự tiến hóa liên tục chẳng hạn.

Triết học Hy Lạp – Latin – Kitô giáo đã nói lời cuối nơi Thánh Tôma Aquinô. Triết học hiện đại chống học thuật và chống Kitô giáo đã nói lời cuối nơi George William Frederick Hegel. Không còn gì để phát minh: nó chỉ có thể được phủ bóng và, nếu có, được tái tạo và hoàn thiện. Kirkegord đã bị chôn vùi gần một thế kỷ, và được người Đức làm sống lại, dịch nó từ tiếng Đan Mạch sau Chiến Tranh 14. Thánh Tôma Aquinô bị quên lãng khoảng 6 thế kỷ và được ĐGH Leo XIII khôi phục. Cả hai đều viết cho thời đại của chúng ta – Thời Đại Nguyên Tử.

P. LEONARDO CASTELLANI

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ eccechristianus.wordpress.com)

[*] Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831, Đức quốc) được coi là người sáng lập chủ nghĩa duy tâm (idealism). Ông có nổi tiếng ngay lúc sinh thời, tuy ông có ảnh hưởng trong giới triết học Đức, uy tín của ông vẫn ngày càng ảnh hưởng trong thế giới nói tiếng Anh. Mặc dù ông vẫn là nhân vật gây chia rẽ, tầm vóc kinh điển của ông trong triết học Tây phương vẫn được người ta công nhận. Ông bàn luận về mối quan hệ giữa tự nhiên và tự do, tính nội tại và sự siêu nghiệm, về sự thống nhất của hai mặt mà không phải loại trừ hay giảm bớt thái cực nào. Các khái niệm có tầm ảnh hưởng của ông là về logic phân tích, biện chứng, chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối, tinh thần, biện chứng về chủ–nô, đời sống đạo đức và tầm quan trọng của lịch sử. Ông bị kết tội là cha đẻ của chủ nghĩa phát xít, dù nhiều người ủng hộ ông không đồng ý quan điểm đó.

Exit mobile version