Khi chúng ta già đi, chúng ta có thể trở nên quyết đoán hơn, tâm trí và tâm hồn ít linh hoạt hơn.
Nhà tâm lý học Jacques Arènes quan sát “ông cụ” bên trong chúng ta. Khi chúng ta già đi, chúng ta có thể trở nên quyết đoán hơn, tâm trí và tâm hồn ít linh hoạt hơn. Làm thế nào để chống lại hiểm họa này? Các câu trả lời.
“Mọi người đều nói về đứa trẻ bên trong. Tôi có một bà già bên trong, bà nói những lời không phù hợp, phán xét mọi người và muốn đi ngủ lúc 8 giờ tối.” Dĩ nhiên chúng ta có thể thay thế ‘bà già’ này bằng ‘ông già’ nhưng công thức này thật buồn cười. Đúng là có một số nhà tâm lý (hoặc ngụy tâm lý gia) đập vào tai chúng ta, phải khám phá hay tái khám phá, dù là vô tội hay bị tổn thương, để mang chúng ta trở lại với thế giới có khả năng đưa chúng ta về lại thế giới ngây thơ đã bị mất. Tại sao không… Nhưng ngây thơ được cho là của đứa trẻ bên trong nói trên đôi khi là một cách khác để che giấu một loại tự mê khá phổ biến: “Phải chăm sóc tôi…”
Để vượt lên cô đơn, chúng ta hãy đặt câu hỏi về những tương phản của mình
Ông già hay bà già bên trong, chúng ta không thích nói chuyện này; ở trong hình thức trẻ hóa hoặc tự cho mình vẫn còn rất trẻ trong đầu, điều này chẳng có gì lớn chuyện, nhưng một số người trong chúng ta từ rất trẻ đã càu nhàu, liên tục phê phán người khác, nghĩ thế giới này không phù hợp cho những mong muốn và lối sống của họ. Đó không phải là vấn đề tuổi tác. Một người trẻ ích kỷ chắc chắn sẽ thành người già xuẫn ngốc. Đương nhiên tôi nhạy cảm hơn khi tôi già đi, và khi tôi ngày càng trở thành một trong những người già hay càu nhàu, nguy cơ lão hóa này là cay đắng, oán giận, đánh giá tiêu cực về bản thân có thể kéo theo tiêu cực của toàn thế giới.
Đi tìm đời sống thiêng liêng làm chúng ta tự do
Cứng nhắc và nhu cầu xác quyết đi kèm với tuổi tác
Tôi chú ý đến nó vì tôi nhận ra kiểu nằn nì bên trong của một phê phán kiên quyết thường gán cho người già – điều này thấy rất rõ nơi các nhân vật của kịch tác gia Molière, người chủ gia trưởng già thường chuyên chế – về cơ bản là tai họa của thế giới chúng ta và của mọi thời. Chủ nghĩa pharisêu như Phúc âm lên án không liên quan đến một tôn giáo hay một thời đại sống, nhưng lên án một hình thức cứng rắn, tự cao về bản thân, và nhất là những người này cần tin rằng họ ở bên đúng, nhưng mặt khác, họ nhận ra chính mình hoặc nhận ra thế giới là mong manh hoặc hỗn loạn.
Trong một bài trước, tôi đề cập đến sự khó khăn chúng ta gặp khi đối diện với lòng biết ơn: một phần là do ông già hoặc bà già bên trong của chúng ta, những người ở trong tâm hồn chúng ta dù chúng ta ở tuổi nào, xem thế giới không phù hợp với những gì mình mong chờ hoặc hy vọng. Tuy nhiên, đó không phải là việc chỉ nhìn thấy lỗi lầm ở con người cũ này, người đang sống trong lòng chúng ta.
Có một nhu cầu cấp thiết phải đặt lòng biết ơn trở lại trọng tâm cuộc sống chúng ta
Tuổi cao cũng có thể là cơ hội để chúng ta lùi lại một bước và có cái nhìn bao dung hơn trước những đánh giá chắc nịch mà chúng ta đã nện cho khi chúng ta ở trong vòng xoáy cần được công nhận hay thành công của tuổi trẻ. Phân tâm học theo Jung làm nổi bật nguyên mẫu của nhà hiền triết xưa – theo phong cách của cụ Dumbledore trong truyện Harry Potter – người hiện diện trong vô thức tập thể như hình ảnh của sự xoa dịu và phân định. Vì thế chúng ta nên trau dồi minh triết của ông già bên trong chúng ta, để nó không chuyển qua mặt tối của thế lực…
Marta An Nguyễn dịch (phanxico.vn)