Chúa Giêsu phục sinh còn nhân tính ?
.
ĐÚNG: Chúa Giêsu là “Ngôi Lời đã trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1:14), làm người trần gian như chúng ta trừ tội lỗi. Thân thể Đức Giêsu từ khi sống lại tới khi lên trời không khác thân thể trước khi phục sinh, giống như thân thể sống lại của Ladarô. Chúa Giêsu đã bỏ “cơ thể” (hiểu là “vật chứa”) và gồm 100% tinh thần như trước khi Ngài mặc xác phàm. Bây giờ Ngài không có xương, thịt hoặc máu, nhưng hoàn toàn là thần linh, như trước khi Ngài mặc xác phàm. Thân thể Chúa Giêsu phục sinh thế nào thì mai đây thân xác chúng ta cũng như vậy.
SAI: Ở trên trời, Chúa Giêsu có các phẩm chất trừu tượng của con người và đó là lý do Ngài vẫn được gọi là Con Người. Ngài có “xương thịt tinh thần nhưng không có máu” (spiritual flesh and bones without blood). Thân thể Chúa Giêsu phục sinh thế nào thì mai đây thân xác chúng ta cũng như vậy.
1. Thánh Phaolô viết: “Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?” (1 Cr 15:52). Câu này chứng tỏ rằng Kinh Thánh không dạy sự phục sinh của xác thịt theo nghĩa đen. Người chết sẽ sống lại bất tử, và chúng ta sẽ thay đổi. Chú ý HAI cấp độ liên quan sự phục sinh: Người chết sẽ sống lại thành “thân thể tinh thần” và chúng ta sẽ được biến đổi thành thân xác đó.
2. Chúng ta không thể phân biệt thân thể Chúa Giêsu phục sinh với thân thể người bình thường. Thân thể Chúa Giêsu phục sinh phải khác vì Ngài “đi xuyên qua vách tường” (x. Ga 20:19 & 26), chính ông Philipphê cũng được Thần Khí chuyển đi xa ngay lập tức (x. Cv 8:36-39). Vấn đề tranh luận là Chúa Giêsu có “thân thể bằng xương thịt mà không có máu” khác với điều này: “Xương thịt và máu không thể thừa hưởng Nước Trời” (1 Cr 15:50). Thân thể phục sinh của Chúa Giêsu giống về bản chất đối với thân thể trước khi phục sinh là điều có thể chấp nhận. Cách diễn tả thân thể Chúa Giêsu trong Kh 1:12-16 khác với thân thể Thánh Gioan trước đó.
3. Cả trình thuật 1 Cr 15 cho chúng ta thấy thân xác không như thân xác hiện nay, nhất là mấy câu này: “Không phải mọi thể xác đều giống nhau: của loài người thì khác, của loài vật thì khác, của loài chim thì khác, của loài cá thì khác. Lại có những vật thể thuộc thiên giới và những vật thể thuộc địa giới. Nhưng vẻ rạng rỡ của những vật thể thuộc thiên giới thì khác, vẻ rạng rỡ của những vật thể thuộc địa giới thì khác. Ánh mặt trời thì khác, ánh mặt trăng thì khác, ánh tinh tú thì khác, bởi vì ánh sáng tinh tú này khác với ánh sáng tinh tú kia. Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí” (1 Cr 15:39-44). “Hạt được gieo” (thân thể hiện nay) tuyệt đối không có gì chung với “cây sẽ lớn lên” (thân thể phục sinh). Sau khi Chúa Giêsu hiện ra với ông Kê-pha, rồi với Nhóm Mười Hai, Người đã “hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt” (x. 1 Cr 15:6). Người trần gian không thể như vậy được. Điều đó chắc chắn Chúa Giêsu phục sinh trở nên hoàn toàn khác.
4. Đã thấy và đã chạm vào Chúa Giêsu phục sinh, Thánh Gioan cho biết: “Hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy” (1 Ga 3:2). Câu này thuộc lĩnh vực “hầu như không thể bác bỏ” để chứng tỏ rằng Chúa Giêsu đã biến đổi sau khi lên trời và không còn ở dạng có thể nhận ra. Thánh Phaolô cũng nói: “Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3:21).
5. Có 118 nguyên tố trong bảng tuần hoàn, kể cả ánh sáng và trọn lực “không được tạo nên” như Thánh Phêrô mô tả: “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ” (2 Pr 3:10). Từ khi vũ trụ vật chất được tiền định sụp đổ hoàn toàn, vật chất nào có thể là thân thể Chúa Giêsu và thân xác ps của chúng ta? Chúa Giêsu hiện hữu trong “dạng” trước sáng thế (thuở hồng hoang), không là 100% của công cuộc sáng tạo này. Sau lần đến thứ nhì, “đất và trời biến mất trước mặt Người, không để lại dấu vết” (x. Kh 20:11).
6. Khi Chúa Giêsu hiện ra, các Tông Đồ kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: “Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” (Lc 24:37-39). Đoạn Kinh Thánh này chứng tỏ rằng thân thể Chúa Giêsu giống về BẢN CHẤT trước khi Ngài chịu chết. Mới đầu các Tông Đồ tưởng là ma (loại tương tự xương thịt tinh thần được nói ở số 2 trên đây). Chúa Giêsu xác định là “không có gì thay đổi, xương thịt Ngài cũng như trước, chứ ma không có xương thịt như thế”. Nếu thân thể Chúa Giêsu không giống như trước và sau phục sinh, các chứng cớ cũng vô nghĩa! Chắc chắn thân thể phục sinh của Ngài cũng vậy. Đó là điều Chúa Giêsu nói bằng “xương thịt con người”.
7. Trước và sau phục sinh, không gì khác để nhận biết thân thể Chúa Giêsu. Nếu có gì khác, các Tông Đồ đã không nhận biết và Kinh Thánh cũng không nói cho chúng ta biết. Chắc chắn sự thay đổi như đề cập ở số 2 thì sẽ được đưa ra sự chú ý và chứng cớ nào đó!
8. Một người sa ngã có thể mãi mãi bị coi là con nuôi của Thiên Chúa qua kinh nghiệm tái sinh dù họ không còn sở hữu thuộc tính của con cái Thiên Chúa, có thể Chúa Giêsu cũng được coi là NGƯỜI qua kinh nghiệm sinh về thể lý là con người, mặc dù hiện nay Chúa Giêsu không có thuộc tính thực sự của nhân tính (even though NOW Jesus possesses none of the actual attributes of humanity).
Chúa Giêsu được mô tả là Con Người sau khi phục sinh:
– Chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Kitô Giêsu (1 Tm 2:5).
– Đức Giêsu Nadarét, là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ mệnh của Người, Thiên Chúa đã cho Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó (Cv 2:22).
– Tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại (1 Cr 15:21).
– Người đã ấn định một ngày để xét xử thiên hạ theo công lý, nhờ một người mà Người đã chỉ định. Để bảo đảm điều ấy với mọi người, Thiên Chúa đã làm cho vị này sống lại từ cõi chết (Cv 17:31).
Khi ở Lystra, các Tông Đồ Barnaba và Phaolô chấn chỉnh quan điểm sai trái của đám đông: “Thần linh mặc lốt người phàm đã xuống với chúng ta! Hỡi các bạn, các bạn làm gì thế này? Chúng tôi đây cũng chỉ là người phàm, cùng thân phận với các bạn. Chúng tôi loan Tin Mừng cho các bạn, là hãy bỏ những cái hão huyền này đi, mà trở lại cùng Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã tạo thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài trong đó” (Cv 14:11 & 15). Cả ông Phêrô và Phaolô đều hướng dẫn sai những người nghe và người đọc nếu trong thực tế Chúa Giêsu đã trở lại là Tổng lãnh Thiên thần Micae.
Chúa Giêsu là “Adam cuối cùng” sau khi Ngài phục sinh và cũng phải vẫn là chính Ngài vì “Adam đều tiên” (1 Cr 15:45-49) ngụ ý “Adam cuối cùng” cũng là con người sau khi sống lại – mặc dù được vinh hiển.
– Thân xác trần gian: chết chóc, nhục nhã, yếu đuối, tự nhiên.
– Thân xác phục sinh: bất tử, vinh quang, mạnh mẽ, thần linh.
Xin “mở ngoặc” một chút: Có người lý luận là Chúa Giêsu sống lại vẫn ăn uống, vậy sao không còn nhân tính. Với thiển ý và khả năng hiểu biết hạn hẹp, người dịch nói dơn giản là “Chúa Giêsu ăn uống chỉ là ‘ăn uống chơi cho vui’ thôi, nếu còn nhân tính như phàm nhân mà ‘không ăn uống thật’ thì sẽ đói và chết”.
Quả thật, trước khi phục sinh, Chúa Giêsu cảm thấy đói sau thời gian ăn chay (Mt 21:18; Mc 11:12), còn sau phục sinh thì Ngài không cảm thấy đói nữa. Vài lần Ngài hỏi các môn đệ có gì ăn không và Ngài ăn trước mặt họ vì Ngài muốn củng cố đức tin cho họ.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Catholic.com và ReasonableFaith.org)
Mùa Phục Sinh – 2013