VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN TÔN GIÁO Chịu Đựng – Nhẫn Nại – Khiêm Nhu

Chịu Đựng – Nhẫn Nại – Khiêm Nhu

Đó là ba nhân đức chúng ta thường tách biệt, nhưng cả ba lại luôn kết hợp với nhau.

Có sự tương tác và sự cân bằng quan trọng giữa các nhân đức mà nhiều người đặt cái này đối lập với cái kia. Cách phân biệt sai như vậy vẫn có khi sự tinh tế của các nhân đức bị mất hoặc ý nghĩa của chúng có những cách quá đơn giản hoặc không đúng.

Hãy cân nhắc ba nhân đức liên quan, có thể điều chỉnh lẫn nhau: Chịu Đựng, Nhẫn Nại và Khiêm Nhu. Đối với đa số chúng ta, ba nhân đức này có vẻ đối lập nhau chứ không liên quan lẫn nhau. Ngày nay, sự chịu đựng “tung hứng” hình ảnh về chiến binh trong cuộc chiến, hoặc một ngôn sứ nhiệt thành không sợ hãi gì. Lòng khiêm nhu được coi là đồng nghĩa với sự yếu đuối và giải hòa. Cuối cùng, sự nhẫn nại trong cách nói hiện đại thường có nghĩa là do dự hành động hoặc không can đảm.

Dĩ nhiên có nhiều vấn đề đối với cách suy nghĩ này. Cách hiểu hiện đại về các danh từ này khá khác nhau – từ ý nghĩa theo Kinh Thánh hoặc kinh điển. Vì thế, nhiệm vụ của chúng ta là phục hồi cách hiểu chính xác hơn về các từ ngữ này. Có một lĩnh vực khác là xem các nhân đức này cân bằng và điều chỉnh lẫn nhau như thế nào.

CHỊU ĐỰNG

Trước tiên, hãy cân nhắc điều này: Chịu đựng là nhân đức làm chúng ta có thể chịu được những loại khó khăn khiến chúng ta khó đạt được mục đích. Đặc điểm chính của sự chịu đựng là chịu được các khó khăn và quyết tâm đi tới cùng. Như vậy, điều đó không chỉ là can đảm đối mặt với sự nguy hiểm hoặc dám xông vào cuộc chiến, mà còn là không dao động trước mọi nghịch cảnh, không lo sợ hoặc không mất niềm tin.

Cũng có các tội lỗi nào đó có thể nổi lên liên quan sự chịu đựng. Sự nhút nhát, sự nhu nhược, sự hèn nhát, và sự yếu đuối là do thiếu sức chịu đựng. Nhưng cũng có những điều liên quan sự chịu đựng như liều lĩnh, tự phụ, tham vọng, kiêu ngạo, bướng bỉnh, cố chấp,…

Như vậy, nhẫn nại và khiêm nhu là hai phương diện của chịu đựng, đặc biệt là khi giúp kiềm chế những thứ thái quá liên quan sự chịu đựng.

NHẪN NẠI

This is perhaps the most frequent form under which fortitude is exercised in the face of the difficulties of life. Thánh tiến sĩ Tôma Aquinô nói rằng nhẫn nại liên quan chịu đựng vì nó giúp chúng ta chống lại sự buồn bã, chịu đựng những khó khăn của cuộc sống với lòng thanh thản hoặc kiên trì. Nhờ đó, chúng ta không dễ dàng đầu hàng trước nỗi buồn hoặc cơn tức giận. Như vậy, nhẫn nại là hành động của sự chịu đựng, vì nó làm cho chúng ta chịu được sự khó khăn hoặc đau khổ mà không suy giảm niềm tin. Với lòng nhẫn nại, chúng ta dám đối mặt với những điều phật lòng hoặc trái ý trong cuộc sống.

Nhưng buồn thay, nhiều người lại coi sự nhẫn nại là yếu đuối. “Một sự nhịn, chín sự lành” bị xuyên tạc là “một sự nhịn, chín sự nhục”. Tuy nhiên, nhẫn nại và chịu đựng có sức mạnh kỳ diệu.

Sự thật là nhiều điều rắc rối và trái ngược lại kéo dài khá lâu. Không phải mọi thứ đều có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nhẫn nại và chịu đựng thường là những hành động cần thiết. Cần phải thực sự có sức mạnh để nhẫn nại và chịu đựng. Chúa Giêsu nói: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16:33). Còn Thánh Phaolô nói: “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa” (Cv 14:22).

KHIÊM NHU

Ngày nay, người ta không nối kết sự khiêm nhu với sự chịu đựng, thậm chí người ta còn không biết khiêm nhu là thế nào. Đa số coi người khiêm nhu là người dễ bị dụ dỗ, bị ăn hiếp. Theo nghĩa này, khiêm nhu bị coi là yếu đuối và sợ hãi. Theo ý nghĩa truyền thống và thần học, khiêm nhu mang tính yếu đuối, nhưng người khiêm nhu chiến thắng cơ tức giận của mình, biết kiềm chế, biết điều chỉnh và điều khiển năng lực để làm điều tốt hơn điều xấu.

Triết gia Aristotle định nghĩa khiêm nhu là nền tảng cân bằng giữa sự tức giận thái quá và chưa đủ mức. Cơn giận có vị trí trong tâm lý của con người nhưng nó phải được kiềm chế và điều chỉnh, vì cơn giận là con ngựa bất kham. Người khiêm nhu là người biết kiềm chế cơn giận và biết cách dùng khả năng sáng tạo để làm điều đúng.

Trong văn hóa của chúng ta, “ngôn sứ tức giận” có chút uy tín nào đó khi tố giác cơn giận của mình. Nhưng một ngôn sứ tức giận không là ngôn sứ thật. Các ngôn sứ thật đều yêu thương dân Chúa. Cơn giận của họ là do lòng yêu mến Chúa, vì sự thật và vì dân Chúa. Đừng lầm lẫn lòng nhiệt thành đích thực với lòng yêu mến do lòng nhiệt thành tức giận, đó là cách giảng thuyết bừa bãi. Ngôn sứ tức giận rao giảng để mong được cái gì đó để làm hả cơn giận của mình. Ngôn sứ đích thực nói về lòng yêu thương nhiệt thành và nói về lòng khiêm nhu vượt qua cơn giận.

Chịu đựng mà không nhẫn nại và không khiêm nhu thì giống như ngọn lửa. Ngọn lửa này lan nhanh và thiêu rụi những thứ khác, nó hủy hoại cả những gì nên thanh tẩy và biến đổi.

Do đó, sự nhẫn nại không đối lập với sự chịu đựng, mà là hành động của sự chịu đựng, vì nó chống lại sự nhút nhát khi cuộc chiến có vẻ lâu dài và ác liệt. Nó làm cho sự chịu đựng có thể kéo dài, kiên định và vững bền, để đạt được mục đích.

Tương tự, sự khiêm nhu cũng không đối lập với sự chịu đựng, mà là một dạng của sự chịu đựng, bằng cách chiến thắng cơn giận đối lập với công lý và sai lầm. Người khiêm nhu luôn bình an trong tâm hồn, ngay cả khi họ gặp khó khăn. Dĩ nhiên, điều này cần thiết đối với sự chịu đựng ngoan cường để đạt tới mục đích, vì đạt tới mục đích là thiết lập chân lý, loại bỏ sai lầm, duy trì công lý và tôn trọng sự sống. Điều này hầu như không thể đối với một linh hồn hao mòn vì cơn giận dữ. Do đó, khiêm nhường là chịu đựng ngoan cường, kiểm soát cơn giận, lòng nhiệt thành và lòng can đảm.

Cũng như đối với nhiều điều khác, chúng ta không thể tách rời điều gì Thiên Chúa đã nối kết: Trong trường hợp này là sự chịu đựng, kiên nhẫn và khiêm nhường. Kinh Thánh nói: “Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng!” (Ep 4:26). Đối với nhân đức, chúng ta có thể nói thêm: Hãy can đảm và chịu đựng, nhưng đừng liều lĩnh dại dột, tự phụ, hoặc bướng bỉnh.

Như vậy, hãy can đảm và hăng say chiến đấu. Đừng như nhiều người ngày nay yếu mềm, hèn nhát, và ẩu tả. Nhưng cũng đừng chiến đấu bằng sự dũng cảm không được điều khiển (vì như vậy không là can đảm); hãy chiến đấu bằng sự dũng cảm kiên nhẫn và chịu đựng trong cuộc chiến đấu lâu dài. Hãy chiến đấu bằng sự can trường kiềm chế và ổn định qua đức khiêm nhu.

Nhờ ơn Chúa, chắc chắn có ngày nhân đức chịu đựng sẽ chiến thắng!

ĐGM CHARLES POPE

KHA ĐÔNG ANH (Chuyển ngữ từ blog.adw.org)

Exit mobile version