NGHỆ THUẬT SỐNG Cách từ chối không gây mất lòng

Cách từ chối không gây mất lòng

Đã bao giờ bạn thấy khó xử khi ai đó nhờ vả chưa? Bạn chưa sẵn sàng để giúp họ nhưng bạn cảm thấy thật khó nói một tiếng “không”. Trước tình huống đó, bạn sẽ làm gì?

Hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
 
Vì sao bạn không thể nói “không”?
 
Có rất nhiều lý do khiến bạn ngại hay cảm thấy nói lời từ chối rất khó khăn, chẳng hạn như:

  • Bạn lo lắng sẽ khiến người khác bị tổn thương.
  • Bạn không muốn mất điểm trong mắt đối phương.
  • Bạn sợ người khác sẽ giận bạn.
  • Bạn sẽ cảm thấy tội lỗi nếu nói “không”.
  • Bạn không nỡ từ chối vì người kia năn nỉ rất thành tâm.
     

Những câu từ chối vừa nhẹ nhàng nhưng kiên quyết sẽ khiến đối phương biết rằng bạn không thể đáp ứng được yêu cầu của họ. 

Vì sao bạn phải tập nói “không”?
 

  • Như bao người khác, bạn cần phải có thời gian cho bản thân để thực hiện những việc mà bản thân bạn thực sự mong muốn chứ không phải ôm hết mọi trách nhiệm vào mình, đặc biệt là những trách nhiệm không phải của mình.
  • Từ chối yêu cầu của người khác không phải là ích kỷ mà đơn giản chỉ vì mồi người đều có quyền từ chối việc gì đó nếu nó ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của mình.
  • Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người và đương nhiên là càng không có đủ thời gian để làm việc đó.
  • Nói “không” giúp bạn tạo được một giới hạn cho bản thân cũng như làm tăng sự tôn trọng dành cho bản thân mình. Nó giúp mọi người hiểu rằng bạn cũng có những nhu cầu riêng và những giới hạn riêng.

 
Những câu từ chối vừa nhẹ nhàng nhưng kiên quyết sẽ khiến đối phương biết rằng bạn không thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Càng có thể nói “không” với những việc của người khác mà bạn không muốn làm, bạn sẽ càng có nhiều thời gian dành cho công việc của bản thân. Dưới đây là 7 chiến thuật nói “không” giúp bạn tìm được cách từ chối hiệu quả mà không gây mất lòng người khác.
 

1. Quá nhiều việc phải làm
Bạn nên cho người kia biết rằng bạn đang rất bận rộn và có nhiều thứ phải lo nên không thể nhận thêm một trách nhiệm nào nữa.

2. Giới thiệu sang một người khác

Giới thiệu cho đối phương một người khác có thể giúp đỡ họ, điều này khiến lời từ chối nhẹ nhàng hơn, đối phương cũng cảm thấy bản thân được tôn trọng hơn.

3. Trì hoãn câu trả lời

Hãy nói rằng bạn sẽ suy nghĩ về lời yêu cầu của đối phương. Đây là một cách hay nếu như bạn là người khó có thể từ chối ai.

4. Trì hoãn lời yêu cầu

Cho đối phương biết rằng bạn rất muốn nhận lời nhưng không phải là bây giờ.

5. Đơn giản, hãy nói “không”

Bạn chẳng một lời biện hộ nào để khiến đối phương phải hài lòng cả mà đơn giản bạn chỉ cần nói thẳng rằng bạn không thể làm được là xong.

Bạn chẳng một lời biện hộ nào để khiến đối phương phải hài lòng cả mà đơn giản bạn chỉ cần nói thẳng rằng bạn không thể làm được là xong.

6. Từ chối với sự thành tâm

Biểu hiện cho đối phương thấy được sự cảm kích cũng như sự tiếc nuối khi bạn không thực hiện được yêu cầu của họ.

7. Đưa ra giới hạn thời gian

Nếu không hoàn toàn từ chối, hãy đưa ra giới hạn thời gian mà bạn có thể xem xét giúp họ được.

Trở thành một người dễ mến, có thể giúp đỡ mọi người được là một điều rất tốt. Tuy nhiên, để làm hài lòng tất cả mọi người bằng cách chấp nhận tất cả những yêu cầu người khác đưa ra có thể khiến bản thân mang nặng trách nhiệm, hơn thế nữa, việc đặt lợi ích của người khác lên trên cả những lợi ích của mình là một điều không nên. Vì thế, hãy học cách từ chối và biết cách từ chối để bản thân mình cảm thấy thoải mái và hợp tình hợp lý nhất.
 

Nguồn: KyNa

Exit mobile version