NGHỆ THUẬT SỐNG Các nhân đức, một nghệ thuật sống

Các nhân đức, một nghệ thuật sống

CÁC NHÂN ĐỨC, MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG

 

ĐỨC CÔNG BẰNG (LA JUSTICE)

Bạn hãy tưởng tưởng một thế giới trong đó tất cả những gì bạn làm đều bị kiểm soát. Dù bạn đi đâu, luôn có một người theo sát để ngăn cản bạn. Dù bạn làm gì, luôn có ai đó nói với bạn “Đừng!”. Và dù những tình cảm của bạn có thể là thế nào, thì đều có người ở đó để truyền lệnh cho bạn cười, ngưng khóc, đi ngủ hay vui chơi cách tử tế. Không ai có thể tiếp tục sống lâu dài trong một thế giới độc tài như thế, thế nhưng đó là những gì mà đa số trong chúng ta đã làm trong vòng 5 năm đầu tiên của cuộc đời chúng ta.

Trong những năm mà chính những người khác thiết lập các quy luật, thì chúng ta là những người bất lực. Cuối cùng chúng ta đã học biết nghệ thuật thương lượng với những kẻ độc tài. Chúng ta đã bắt đầu bằng cách đặt ra câu hỏi: “Tại sao?”. Ngoài những từ “ba” và “mẹ” ra, thì không có từ nào đã được in dấu sâu đậm như thế. Khi dùng từ: “Tại sao?”, chúng ta đã ngưng tiếp nhận các quy luật một cách thụ động. Chúng ta biến việc giải thích thành điều kiện vâng phục của chúng ta. Từ “tại sao” tàn phá này có lẽ là từ ngữ mà các bậc cha mẹ mệt mỏi muốn loại bỏ nhất khỏi từ vựng của con cái của mình. Thế nhưng, những đứa con mà là chính chúng ta lúc đó, khi sử dụng nó, đã học biết rằng những lối giải thích xoàng xĩnh tạo nên những quy tắc phi lý. Điều đó đã cho phép chúng ta hiểu rằng những quy luật không phải luôn luôn đúng.

Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta cũng đã tập ban bố những quy luật giữa các trẻ em với nhau. Nói chung, sự xâm nhập vào nghệ thuật thương lượng với các anh chị em, với các anh em họ hay với bạn bè chỉ là chốc lát. Thường thường có một mối bất hòa nổi lên và một người trong nhóm đã quyết định ngưng các phí tổn, nhưng đồng thời người ấy đã học biết mách lại. “Tao sẽ đi mách mẹ” là những lời đầy đe dọa, được thốt ra, đang khi, chỉ còn lại một mình, chúng ta lại quyết định rằng, chung cuộc, điều đó đã diễn ra tốt đẹp dưới quyền của những người lớn hơn là với những người ngang hàng với chúng ta.

THUYẾT PHỤC VÀ THƯƠNG LƯỢNG

Đôi khi chúng ta học thương lượng với những người lớn tuổi, như những người trông trẻ trong gia đình chúng ta. Chẳng hạn với bà: khi chính bà trông nom chúng ta, thì chúng ta làm cho bà nghẹt hơi bằng những nụ hôn của chúng ta. Đồng thời, chúng ta thuyết phục bà là tín thác vào sự mềm dẻo của những phán xét của bà. Cha mẹ chúng ta đã cố sức để lại “những lời khuyên bảo nghiêm túc” kiểu mẫu, nhưng chúng ta biết rằng vì ích lợi của mọi người mà bà để cho lòng khoan dung của bà ngự trị suốt đêm. Sự thâm nhập đầu tiên của chúng ta vào thế giới độc tài của những người lớn dạy cho chúng ta sức mạnh của sự thuyết phục trong nghệ thuật thương lượng.

Ít lâu sau, khi chúng ta muốn thức đêm và cha mẹ của chúng ta không chịu, thì chúng ta lại quay về cha mẹ để sử dụng kỹ thuật mặc cả mới của chúng ta: “Nhưng bà đã để cho chúng ta xem chương trình này tháng vừa rồi.” Thật cực kỳ hiệu quả khi nói với cha mẹ chúng ta rằng trên thực tế, bà tốt bụng hơn cha mẹ. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng cần phải chọn lựa thời điểm thích hợp.

Nhưng đã có những người trông trẻ khác với bà. Trong một số trường hợp, đặc biệt khi đó không phải là một thành viên của gia đình và anh hay chị trông trẻ dưới hai mươi tuổi, thì giới hạn thủ đoạn về mặt thuyết phục và thương lượng đã trở nên vô cùng phức tạp. Chúng ta đã biết rằng ngay cả trước khi cô trông trẻ vượt qua ngưỡng cửa của căn nhà, thì cô đã phải đương đầu với ba nghĩa vụ. Trước tiên, nếu chúng ta không bằng lòng với cô, thì cô sẽ không trở lại, điều này không phải là trường hợp của bà. Tiếp đến, cô trông trẻ để kiếm tiền, và cô phải thỏa mãn khách hàng, có thể nói như thế, vì có sự cạnh tranh. Sau cùng, cô không phải hoàn toàn là một người lớn. Chúng ta đã biết rằng những người trẻ thì ít buồn chán hơn là những người già hơn mà lề thói của họ đã được xác lập, và, như chúng ta, họ đã có sự ưu tiên và sự dị ứng của họ. Trước mắt chúng ta, điều đó sẽ mở ra những khả năng thú vị.

Vì vậy, điện thoại, nước đá, tủ lạnh, các bạn trai và bạn gái, các chương trình truyền hình, tất cả đều đã không tránh khỏi những cuộc thảo luận. Khi tìm kiếm lợi ích của cô trông trẻ, chúng ta không chỉ tìm cách treo hoãn quy luật, nhưng chúng ta còn muốn chính cô ta ban bố những quy luật để có thể bước vào trong tiến trình bằng cách tạo nên những quy luật mới, chẳng hạn bằng cách quyết định ai có quyền chọn lựa chương trình truyền hình, ai xác định những quy luật của cuộc chơi, ai sẽ đi ngủ trước tiên và ai được tuyên bố là giỏi nhất. Đó là lần đầu tiên mà chúng ta đã thiết lập những quy luật như là những người lớn.

Nếu cô trông trẻ tỏ ra cương nghị và bằng lòng với những lời khuyên bảo nghiêm túc, thì chúng ta không vì thế mà mất đi niềm hy vọng.

Chúng ta lắng nghe trong phòng ngủ của chúng ta, chờ đợi thời điểm mà cô ta dùng điện thoại, lấy trộm đồ tủ lạnh hay có sáng kiến nào đó thuộc loại này. Lúc đó, chúng ta sẽ đi xuống và thốt lên những lời có toàn quyền: “Tôi sẽ không mách điều đó với ba mẹ.” Sau nhiều năm kinh nghiệm, chúng ta có đủ tin tưởng vào bản thân để hiểu rằng, trái với những gì đã diễn ra trước đây, thà thương lượng còn hơn là mách lại. Chúng ta chỉ mách lại nếu cô trông trẻ thiếu lương tri.

Năm tháng càng trôi qua, chúng ta càng tiến bộ trong nghệ thuật xây dựng những quy luật và nghệ thuật thương lượng. Là gái hay là trai, thực hành của chúng ta đã trở nên tinh tế hơn. Khi chúng ta không trao đổi những tấm thiệp có hình của các cầu thủ bóng đá, thì đó là những chiếc áo. Chúng ta thích thổ lộ những điều cực kỳ kín mật, chúng ta quyết định người nào đi đến buổi tiệc khiêu vũ nào, và chúng ta chọn lựa phe nhóm của chúng ta. Khi tìm cách thương lượng các mối giao hảo của chúng ta, chúng ta thường gieo rắc mối bất hòa. Chúng ta đã thất vọng, chúng ta cãi nhau và đôi khi chúng ta bỏ cuộc. Nhưng chúng ta không chịu khuất phục và chúng ta lại bắt đầu thương lượng, với một đối tác khác tùy tình hình.

Ý THỨC VỀ SỰ CÔNG BÌNH (équité)[23]

Khi tập thương lượng hay xây dựng các quy luật, chúng ta đã học biết rằng, trong mối quan hệ, không phải chỉ chọn lựa thời điểm thích hợp, chứng tỏ sự khéo léo, sự thuyết phục và lẽ phải nhưng ý thức về sự công bình cũng cần thiết. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự công bình đã xuất hiện cho chúng ta như là một quy luật ngầm nhưng nền tảng. Trên thực tế, đó đã là như thể chúng ta biết nó theo bản năng. Chúng ta đã nói ở trên, biểu lộ đầu tiên về ý thức luân lý được diễn ra nơi một đứa trẻ khi, đối diện với một hoàn cảnh đặc thù, nó tuyên bố:

“Điều đó bất công”. Khi chỉ rõ bất công, chúng ta học biết xác định những giới hạn của điều không thể chấp nhận được. Cho dầu điều đó vẫn còn mơ hồ vào thời đó, nhưng chúng ta vẫn biết nhận thấy rõ sự bất công khi bà cho phép người bà cưng được thức đêm muộn hơn, hay người trông trẻ đã không phản ứng trước những tiếng kêu ồn ào của đứa em trai hay của đứa em gái, hay khi một người bạn đã tiết lộ bí mật.

Vả lại, đối với đa số, mười giới răn là những luật cấm liên quan đến những hành động bất công hay xấu xa. Ta không được thờ ngẫu tượng, thiếu lòng kính trọng; ta không được giết người, trộm cắp, nói dối, muốn chiếm hữu những gì thuộc về người khác. Tất cả các hành vi này đều là bất công. Nếu ta quan tâm đến các nhân vật luân lý trứ danh của thế kỷ XX, thì ta công nhận rằng họ cũng bắt đầu bằng việc nhận ra và tố giác bất công, trước khi trình bày quan niệm riêng của họ về sự công bằng. Martin Luther King đã nhận thấy rằng sự phân biệt là bất công trước khi nói lên giấc mơ nơi ông đối với nhân loại. Ở Ấn Độ, thánh Gandhi đã đối lập với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trước khi thực hành chay tịnh để đạt được sự thống nhất. Dorothy Day[24] đã không tiếc lời thóa mạ chống lại những ai đang làm cho bao trùm mối đe dọa chiến tranh trước khi đề nghị cái nhìn của mình về hòa bình. Trong toàn bộ, chúng ta có khả năng nhận ra sự bất công hơn là thăng tiến sự công bằng.

Khi nói về đức công bình, thì nó hệ tại điều gì? Phải chăng nó hệ tại việc bảo đảm việc làm cho hết mọi người? hay là An sinh xã hội? hay là sự bình đẳng giữa các cơ hội? Phải chăng nó hệ tại việc chia sẻ của cải với các nước ít được ưu đãi hơn? Hệ tại việc bảo vệ dân chúng trong một cuộc chiến dân sự? Nếu ta bằng lòng trả lời là phải hay không phải cho những câu hỏi như thế, thì ta sẽ không giải quyết được chúng. Nhưng kinh nghiệm được thủ đắc bằng cách thương lượng và xây dựng các quy luật, bằng cách học biết chọn lựa thời điểm thích hợp, chứng tỏ sự khéo léo, thuyết phục và hợp lý, tất cả điều đó sẽ giúp chúng ta bàn đến những vấn đề công bằng cách đúng thực chất. Tuy nhiên, chúng ta chỉ sẽ có thể thực sự được như thế khi dựa vào một ý thức về sự công bằng mà chính nó đã được bén rễ sâu trong cuộc sống của chúng ta, nhờ thói quen được thủ đắc khi chúng hành động theo đức công bằng.

PHÂN ĐỊNH CÔNG ÍCH

Tất cả điều đó trở nên dễ hiểu dưới ánh sáng của những gì chúng ta đã học biết trong suốt thời thơ ấu. Trước tiên, chúng ta hãy nhớ rằng, khi chúng ta muốn hình thành một nhóm hay sáng lập một câu lạc bộ, thì chúng ta đặt ra những luật gia nhập cũng như những bó buộc mà mỗi thành viên mới sẽ phải tuân theo. Đôi khi chúng ta ý thức rằng chúng ta đã để qua một bên một số bạn bè. Những vấn đề này, chúng ta đã bàn luận chúng giữa những đứa trẻ. Một người trong nhóm, ít ra tôi hy vọng thế, đã nhận xét rằng việc loại trừ một ai đó là không tốt. Hoặc nữa, khi chúng ta tổ chức những cuộc sinh nhật hay những buổi dạ hội, đôi khi chúng ta đã phải đưa một đứa trẻ bị bỏ rơi hơn những đứa khác vào trong danh sách các khách mời của chúng ta. Chính khi lớn lên mà chúng ta đã học biết thêm một chút nghệ thuật chấp nhận người khác: việc gạt bỏ thực sự không phải là một kinh nghiệm dễ chịu, đối với người loại bỏ cũng như đối với người bị loại bỏ.

Thứ hai, chúng ta hãy nhớ rằng, dù đôi khi tin rằng điều đó hẳn sẽ diễn ra tốt hơn nếu chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân chúng ta – và điều đó vẫn còn xảy ra hôm nay -, thì ở nhà, chúng ta đã học biết rằng niềm tin này đã đi ngược lại những lợi ích của chúng ta. Chúng ta đã hiểu rằng sự hợp tác thì có giá trị hơn là sự cô lập, những nhượng bộ thì tốt hơn tính ích kỷ của mỗi người đối với bản thân và ích lợi chung của gia đình thì tốt hơn là lợi ích cá nhân. Khi mà vào một số buổi chiều, chúng ta đi đến kết quả là thương lượng được với cô trông trẻ, thì đó là bởi vì chúng ta thừa nhận nguyên tắc rằng hạnh phúc của chúng ta cũng quan trọng như hạnh phúc của anh chị em của chúng ta và hạnh phúc của cô trông trẻ. Và những gì được nhắm đến trong các bài học mà cha mẹ chúng ta đã dạy dỗ cho chúng ta suốt cả ngày, ở bàn ăn, trong vườn, ở phòng khách hay trên xe, đó là công ích. Đó là những gì mà John Donne ám chỉ đến khi ông viết: “Không ai là một hòn đảo đối với chính mình[25]”.

HỌC XÂY DỰNG CÁC QUY LUẬT

Hai bài học này – chấp nhận người khác và thăng tiến công ích – dẫn đến một bài học khác. Những phát biểu của chúng ta đã đi từ tiếng “ba” đầy cảm động đến tiếng “Tại sao?” đầy tra vấn và từ “Tao sẽ đi mách mẹ” đến “Chúng tôi sẽ không mách ba mẹ”. Những quyết định của chúng ta đã trưởng thành hơn bởi vì chúng ta đã cố gắng có quyền ăn nói. Chúng ta muốn tham dự vào việc xây dựng các quy luật. Khi làm như thế, chúng ta đã thực sự giúp đỡ cha mẹ chúng ta nghĩ ra những quy luật tốt hơn. Sự đóng góp của chúng ta có tầm quan trọng của nó. Có thể lúc đầu những nhận xét của chúng ta đã không đặc biệt bổ ích, nhưng về sau chúng đã trở nên có ích. Cho nên, khi chúng ta hành động theo những gì mà mỗi người tham gia vào và khi chúng ta làm việc vì công ích, thì chúng ta cho thấy rằng thế giới chúng ta cần được mở ra cho mọi người để trở nên công bằng hơn. Tham gia mà không thể phát biểu ý kiến rốt cuộc là đóng vai trò của một con rối: điều đó buộc những người sống bên lề xã hội phải chịu sự bất lực của những trẻ con và những người tin là bày tỏ ý kiến nhân danh mọi người thành một thứ bệnh điếc đáng sợ.

Dần dà, chúng ta học biết rằng ăn ở bất công không có tương quan nào với việc bị trừng phạt. Khi còn nhỏ, chúng ta đã nghĩ rằng bị trừng phạt có nghĩa rằng chúng ta đã làm điều gì đó sai trái: ngược lại, nếu chúng ta không bị trừng phạt, thì đó là vì chúng ta đã không làm gì sai trái. Nhưng khi trở nên có khả năng xây dựng các quy luật, tức là khi phát triển ý thức luân lý của mình, thì chúng ta đã học biết rằng sự công bằng hay sự bất công không phụ thuộc vào những giới lệnh của cha mẹ chúng ta, cũng không lệ thuộc vào bất kỳ người nào khác. Trái lại, chúng ta hiểu rằng sự bất công hệ tại việc gạt bỏ ai cách vô lý hay buộc người ấy phải im lặng, hay làm hại đến công ích. Nếu chúng ta không làm ngày công đầy đủ của chúng ta, nếu chúng ta không trả tiền lương công bằng, nếu chúng ta không để lại tiền “boa” thích hợp, nếu chúng ta không đóng thuế, thì chúng ta đang hành động cách bất công, cho dù chúng ta bị trừng phạt hay không.

Bởi thế, đức công bằng không lệ thuộc vào luật lệ. Việc một xã hội không cấm một hành động không có nghĩa rằng hành động này là công bằng. Luật đã cho phép và đang còn cho phép nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và những hình thức loại trừ khác nơi nhiều xã hội.

Vì sự bất công không bị giới hạn vào những hình phạt, cho nên nó cũng không được giảm thiểu thành những vi phạm luật lệ. Chính khi tự giáo dục chính mình mà chúng ta học biết phân biệt công bằng và bất công. Chúng ta càng hành động vì công ích, chấp nhận sự tham gia của người khác và để cho người khác nói cho chính họ, thì chúng ta càng học biết là những gì chúng ta phải trở nên. Như những đứa trẻ, những người lớn học biết qua thực hành. Chìa khóa đích thực để đạt tới đức công bằng là thế này: trong chừng mực mà chúng ta vẫn còn những năm tháng cuộc đời trước mắt chúng ta, thì chúng ta vẫn còn phải tiến tới trong việc học biết nhân đức công bằng.

[23] Ở đây, tác giả dùng hai thuật ngữ để nói về đức công bằng. Một là « justice », chỉ nguyên tắc luân lý của đời sống xã hội dựa trên sự nhìn nhận và tôn trọng quyền của người khác ; thuật ngữ kia là « équité », chỉ một ý thức công bằng tự nhiên và tự phát, dựa trên việc nhìn nhận các quyền của mỗi người mà không nhất thiết được gợi hứng bởi các luật lệ hiện hành. (Ctcnd).

[24] Dorothy Day (1897-1980) đã là sáng lập viên và là người thúc đẩy phong trào vô chính phủ của các thợ thuyền Công giáo ở Hoa Kỳ, được thành lập trong cuộc suy sụt trầm trọng vào năm 1933 và được đặt nền tảng trên bốn nguyên tắc : nghèo khó tự nguyện, theo đuổi công bằng xã hội bằng đường hướng bất bạo động, chủ nghĩa hòa bình và sau cùng là triết thuyết nhân vị. Là người trở lại đạo, mẹ độc thân, người phụ nữ thuộc cánh tả, D. Day đã ghi dấu thời đại của mình bằng sự phản đối triệt để một số quyết định chính trị ở Hoa Kỳ, và bằng lập trường của bà ủng hộ công bằng xã hội và hòa bình, nhất là trong cuộc chiến dân sự Tây Ban Nha, cuộc Đệ Nhị Thế Chiến, cuộc chiến Triều Tiên và cuộc chiến Việt Nam. Cho đến khi chết, bà vẫn là tổng biên tập của tạp chí Catholic Worker, được phát hành 100.000 bản và được xem như là một trong những tạp chí tư tưởng quan trọng nhất ở Hoa Kỳ. (Chú thích của người dịch bản Pháp ngữ).

[25] John Donne : nhà thơ và là nhà giảng thuyết người Anh, có nguồn gốc Galoa và là Công giáo (1573-1631). (Chú thích của người dịch bản tiếng Pháp.)

Nguồn: XBVN

 

 

Exit mobile version