Các nhà khảo cổ học của Vatican khôi phục thành công hai chiếc xe ngựa từ ngôi mộ của người Etruscan[1]
Các nhà khảo cổ học của Vatican đã khôi phục thành công hai chiếc xe ngựa từ ngôi mộ nổi tiếng của người Etruscan. Nó đã được phát hiện vào năm 1836 và được biết đến với cái tên Regolini-Galassi.
Người Etruscan và các nền văn minh Ý khác có cùng tập tục chôn cất vị lãnh đạo quân đội của họ cùng với các toa xe đã từng thuộc về gia đình của người ấy. Người ta tin rằng việc làm này sẽ giúp vị lãnh đạo của họ duy trì công việc của mình trong thế giới bên kia.
Maurizio SANNIBALE chuyên gia nghiên cứu về người Etruscan, thuộc Viện Bảo tàng Vatican cho biết:
“Chúng tôi vừa dựng lại một chiếc xe tang và một chiếc khác gọi là ‘calesse,’ chiếc này đã được sử dụng để chở người. Nó không những được dùng trong đời sống hàng ngày, mà còn cho các nghi lễ nhất định. Ví dụ, nó được dùng để chở các cô dâu đến nơi tổ chức buổi lễ vào ngày cưới của cô.”
Các chuyên gia Vatican còn nói thêm rằng, xe ngựa không chỉ là để đi lại hay chuyên chở. Chúng còn tượng trưng cho sự thánh thiêng nữa.
Maurizio SANNIBALE chuyên gia nghiên cứu về người Etruscan, thuộc Viện Bảo tàng Vatican cho biết thêm:
“Người Etruscan khác với những người thuộc các nền văn minh Địa Trung Hải khác dùng xe ngựa của họ như là chiến sa, một loại công cụ chiến đấu . Người Etruscan cũng như người Hy Lạp thì coi xe ngựa như một phương tiện chuyên chở những vị anh hùng trên chiến trường. Trong hình tượng ấy, xe ngựa là một biểu tượng của sự tháng thiêng. Vì vậy, xe ngựa đã trở thành cách thức diễn tả một người nào đó là anh hùng.”
Những nỗ lực để khôi phục rất phức tạp, nhất là vì các xe ngựa nguyên mẫu được làm từ các loại vật liệu khác nhau. Nhiều lúc, không dễ để gắn kết mọi thứ với nhau cách hoàn hảo.
Maurizio SANNIBALE chuyên gia nghiên cứu về người Etruscan, thuộc Viện Bảo tàng Vatican nói tiếp:
“Các nỗ lực để khôi phục hai chiếc xe này thật phức tạp. Bởi vì những chiếc xe cũ này không cho thấy một dấu tích khảo cổ rõ ràng. Cấu tạo của chúng được làm bằng loại vật liệu dễ phân hủy, chủ yếu là gỗ và da thú. Kim loại thì được sử dụng để trang trí, hoặc để làm các chi tiết cơ khí, và thường là đồng hoặc sắt.”
Nếu đến Rôma tham quan Viện Bảo tàng Vatican, người ta còn có thể thấy một hiện trường giả của ngôi mộ người Etruscan, nơi còn tàn tích những cỗ xe đã được tìm thấy.
Chí Thành, SJ
[1] Etrusca là một nền văn minh cổ từng tồn tại ở khu vực mà ngày nay tương ứng với vùngToscana, Ý. Những người La Mã cổ gọi những người tạo ra nền văn minh này là Tusci hayEtrusci.
Người Etrusca có ngôn ngữ riêng biệt, nền văn mninh Etrusca tồn tại từ khoảng thời gian có những bản khắc cổ sớm nhất bằng tiếng Etrusca vào năm 700 TCN trước khi bị đồng hóa với Cộng hòa La Mã vào thế kỷ thứ 1 TCN. Ở thời kỳ đỉnh cao, khi mà Roma và Vương quốc La Mã vẫn còn đang ở giai đoạn khai sinh, thì nền văn minh Etrusca đã phát triển rực rỡ với liên minh ba thành phố: Etruria ở thung lũng Po, Latium và Campania. Roma được thành lập ở khu vực trong hoặc gần với lãnh thổ Etrusca, có bằng chứng cho rằng người Etrusca đã thống trị Roma trước khi Veii bị quân La Mã đánh chiếm năm 396 TCN.
Khu vực phát triển của nền văn hóa Etrusca tương ứng với nền văn hóa Villanova 800 năm trước đó ở thời đại đồ sắt.
(theo Wikipedia)