Các nhà ”bác học” và ”Đấng-Toàn-Tri-Toàn-Năng”

83
  • Tôi xin mạo muội viết về ý nghĩa của các chữ ”bác học, nhà khoa học”, về Danh Xưng ”Đấng: Toàn Tri, Toàn Năng, Tuyệt Đối, Vĩnh Hằng” và, sau đó, xin nêu lên vài KỲ CÔNG của Ngài mà nhiều nhà BÁC học đã nghiên cứu tường tận và THÁN PHỤC bằng cách này hay cách khác, như lời phát biểu của ngài Đạt Lai Lạt Ma trong cuốn ”The Universe in a Single Atom: The Convergence of Science and Spirituality” (Vũ Trụ trong một Nguyên Tử: Sự Đồng Quy của Khoa Học và Tâm Linh) thế này: ”Các nhà vũ trụ học, DÙ muốn hay không, PHẢI chấp nhận một loại NGUYÊN LÝ SIÊU VIỆT nào đó LÀ LÝ DO CỦA VŨ TRỤ. Đấng này có thể không phải cùng một Thượng Đế mà các nhà thần học mặc nhiên thừa nhận; DÙ VẬY, trong VAI TRÒ cơ bản của nó LÀ ĐẤNG SÁNG TẠO thì NGUYÊN LÝ SIÊU VIỆT NÀY LÀ một loại THẦN THÁNH.”

I- Các chữ ”bác học, nhà khoa học”

A- Chữ Việt-Nho

Chữ ”bác” (博) có nghĩa: rộng lớn, chữ ”học” (學) là biết được kiến thức do Thầy dạy cho hay nhờ sách, tài liệu chỉ bày để mình bắt chước.

B- Chữ Anh ”learned”

Chữ ”learned”, được đọc là /ˈlɜːnɪd/ (tính từ): Có NHIỀU kiến thức nhờ học tập. (Having a lot of knowledge obtained by study.) Đồng nghĩa của ”learned: bác học” là: erudite.

C- Ngữ nguyên của chữ ”scientist” (nhà khoa học)

Động từ Latinh ”scire” (biết: savoir, know, wissen) có ”participe préssent” là ”sciens, scientis”; từ đó, người Anh, Pháp có từ ”science: khoa học” và từ Anh ”scientist”: khoa học gia.

D- Ý nghĩa và ngữ nguyên của chữ Pháp ”savant”

Chữ ”savant” có nghĩa: giỏi, thông thái, bác học, uyên bác, sành, thạo…, ví dụ: Il est savant en mathématiques. (Ông ấy thành thạo về toán học.) Chữ ”savant” là tính từ hay danh từ do động từ ”savoir” (biết) có gốc Latinh ”sapere”: avoir de l‘intelligence, có sự thông minh, sự thông thạo… Tiếng Latinh có chữ ”homo sapiens”: con người hiểu biết.

II- Các chữ dành cho Thiên Chúa

A- ”Omniscient”

Cách định nghĩa ”Omniscient” trong Cuốn Bách Khoa (Quốc tế: International) như sau: ”(adjective): Knowing all things; all-knowing: biết mọi sự; biết tất cả.”; ”(noun): The Omniscient: God.”: Đấng Toàn Tri: Thiên Chúa. (omnes: tất cả; scient: biết)

B- ”Omnipotent”

Cuốn Tự Điển (vừa nêu) định nghĩa ”Omnipotent”: Almighty; not limited in authority or power. The Omnipotent: God. (Toàn Năng; KHÔNG bị giới hạn trong QUYỀN LỰC và NĂNG LỰC: Thiên Chúa.)

C- ”Absolute”

Cuốn Tự Điển (đã nêu) định nghĩa ”Absolute”: God. (Đấng Tuyệt Đối: Thiên Chúa.)

D- ”Eternal”

Cuốn Tự Điển tiếng Anh nào cũng viết: ”The Eternal: God.” (Đấng Hằng Hữu: Thiên Chúa.)

E- ”Omniparous”

Cuốn Tự Điển (International) định nghĩa ”Onmiparous”: Producing or bearing (bringing forth) all things. (Tạo nên mọi sự.) Động từ ”bear” đồng nghĩa với ”produce, bring forth” như trong Roma 11, 36: ”Chính TỪ Ngài, BỞI Ngài và CHO Ngài mà CÓ MỌI SỰ! Vinh quang (cho) Ngài muôn đời, Amen!” (C’est DE LUI, PAR LUI et POUR LUI que SONT TOUTES CHOSES. A lui la gloire dans tous les siècles! Amen!) Thánh Gioan khẳng định rõ ràng hơn trong ”Khải Huyền 4,11” thế này: ”Lạy Chúa và là Thiên Chúa CỦA chúng con, Ngài xứng đáng đón nhận vinh quang, danh dự và uy quyền VÌ Ngài đã DỰNG NÊN muôn vật và, DO Ý Ngài muốn, chúng hiện hữu, tức là đã được dựng nên.” và tuyên xưng Giêsu ”là Chúa và là Thiên Chúa của chúng ta” vì Ngài đồng Bản Tính với Cha Ngài và là ”LỜI PHÁN RA” để có mọi thọ tạo, vì Cha đã trao cho Ngài TẤT CẢ nên Ngài ”SẼ đổi mới MỌI SỰ” như Ngài phán trong Khải Huyền 21,5. (1)

III- Các nhà ”bác học” và ”Đấng-Toàn-Tri-Toàn-Năng”

A- Kiến thức ”có hạn” của nhà bác học

Trong phần I, B, chữ ”learned” (uyên bác, bác học) được định nghĩa: ”Having a lot of knowledge obtained by study.” Nhóm từ ”A LOT OF: NHIỀU” chỉ số lượng KHÔNG thể khẳng định là bao nhiêu; trong phần I, D, chữ ”sapere” có nghĩa: ”avoir de l‘intelligence.” Văn phạm Pháp gọi DE L’ là ”article partitif”: mạo từ CHỈ PHẦN nào đó mà thôi, chẳng hạn: ”Je bois DE L’eau. Tôi uống nước.” Như vậy, các nhà ”bác học ngôn ngữ” Viện Hàn Lâm Thế Giới muốn khẳng định rằng sự hiểu biết ”CỦA-tất-cả-các-nhà-bác-học-hoàn-vũ” CHỈ là MỘT PHẦN NÀO ĐÓ về Vũ Trụ quá bao la.

Trong bài ”CÓ THƯỢNG ĐẾ”, tôi viết: Với ”viễn vọng kính” hiện đại, tối tân, sự hiểu biết CỦA con người (VỀ vũ trụ) CHỈ LÀ một phần ”tri thức” QUÁ NHỎ nên nhiều nhà nghiên cứu Khoa Học phải khẳng định rằng ”vũ trụ bao la, không cùng” là điều chứng minh CÓ ”Đấng Lạ Lùng” CHẾ ra thiên cơ… Cho nên chiêm tinh gia nọ phát biểu và đặt câu hỏi như sau: ”Mới khám phá NGẦN ẤY về vũ trụ bằng viễn vọng kính TƯƠNG ĐỐI, mà tôi đã CHÓNG MẶT. Vậy, nên thư giãn tí xíu bằng cách tính KÍCH THƯỚC ngắm được, thật KINH HOÀNG của Vũ Trụ, theo tỷ lệ KHIÊM TỐN của loài người! Phải chăng số NGÂN HÀ trong Vũ Trụ NHIỀU HƠN CÁT trên Địa Cầu?”

IV- Vài ”’Kỳ Công” mà các nhà bác học phải thán phục:

A- Cá ”Rivulus marmoratus Poey”

Cá ấy (dài và nhỏ bằng đốt ngón tay, sống ở đầm lầy tại Belize và Florida) có thể ra khỏi nước, chui vào nhánh hoặc thân cây mục để sống liên tục trong nhiều tháng. Ngoài khả năng ấy, cá Poey sống bằng ”ký sinh trùng” nơi thân cây và đẻ con không cần giao hợp.

B- Cá ”Red Salmon” (2)

Cá ấy sống ở vùng thượng lưu sông Columbia, Washington. Sau khi rời vỏ trứng, chúng theo sông để ra biển, sống trong nước mặn chừng vài năm. Như vậy, chúng cách xa ”nơi sinh ra” tới hằng ngàn dặm. Nhưng, khi gần ngày ”đẻ trứng”, chúng bèn bơi trở về nơi sinh ra và phải đương đầu với ghềnh thác, phóng qua biết bao chướng ngại vật! Đẻ trứng xong, chúng bị chết. Có vô số ao, hồ, sông, nhưng con nào cũng trở về đúng ngay chóc nơi nó được sinh ra.

C- Cá ”Grunion”

Ở biển phía Nam California và Mexico (Thái Bình Dương) có cá Grunion đẻ trứng trên bờ, chứ không ở trong nước. Chờ đợt sóng cao nhất (theo ”trăng mùa hạ”) để được lùa lên cát, cá Grunion liền dùng đuôi mà đào lỗ, rồi đẻ trứng trong cát. Chúng chờ được mang trở lại nước nhờ đợt sóng cao thứ nhì sau đó chừng mấy phút. Nếu để mất đợt sóng thứ nhì thì chúng giãy giụa, chờ chết trên cát. Chừng hai tuần sau, một đợt sóng cao khác (chỉ xuất hiện theo chu kỳ là một lần trong năm) ập vào bờ. Cá con trong trứng lợi dụng cơ hội quý báu duy nhất ấy, ”phá vỡ” vỏ trứng mà chui ra, rồi theo sóng, xuống biển khơi. Điều kỳ lạ là cá mẹ ”biết canh me” đúng đợt sóng cao để vào bờ đẻ trứng và cá con cũng ”biết ngày giờ” có đợt sóng cao duy nhất để ”gõ” trứng cho nó vỡ ra!

D- Lươn (Eel)

Có loại lươn được sinh ra trong nước mặn, nhưng lớn lên ở nước ngọt. Chẳng hạn: loại sống tại Bắc Mỹ và loại khác ở Âu Châu. Đến kỳ đẻ trứng, cả hai đều bơi về Sargasso Sea ở giữa Đại Tây Dương. Đẻ trứng xong, chúng đều chết. Vậy mà các lươn con (mới nở) tự bơi tìm ra ”quê hương” của cha mẹ mình ở Mỹ hay Châu Âu, xa hằng nghìn cây số, mà không bị lạc xứ sở!

E- Chim di cư

Vào mùa thu, ở Mỹ và Châu Âu, hằng ngàn triệu con chim bay về nơi có khí hậu ấm áp để sống, đẻ trứng và xây tổ. Chẳng hạn: chim yến Bắc Cực (Arctic Tern) di cư sang Nam Cực, cách xa hơn nửa vòng trái đất, tức chừng 22.000 cây số! Cũng có loài chim từ Bắc Mỹ tới Nam Mỹ, từ Châu Âu sang Châu Phi… Bay liên tục qua đại dương nghìn trùng, gặp giông tố, mây mù, không như con người cần bản đồ, địa bàn, navigation…, mà chim vẫn tới đích! Đẻ trứng, nuôi con lớn lên, rồi cha mẹ chim bay về quê cũ! Vài tuần sau, lũ chim con bay tìm đúng phóc nơi cha mẹ chúng đang ở, mà không bị lạc, dù chúng chưa bao giờ bay ”đường dài” như thế!

V- Lòng thành và đức khiêm nhường của hai nhà bác học trứ danh

A- Newton

Nhà bác học Newton phát biểu: ”Tôi thấy xa hơn người khác vì tôi đậu (je me suis juché) trên vai người khổng lồ.”

B- Einstein

Ý tưởng của ”thiên tài” Newton giúp tôi tìm đến ”cảm xúc” của Einstein: ”Có hai điều vô tận: VŨ TRỤ và sự KHỜ KHẠO của con người. Sự ngẫu nhiên CÓ NGHĨA LÀ Thiên Chúa DẠO QUA mà người ta CHẲNG biết. Tâm tình đẹp nhất CỦA NHÂN LOẠI chính là sự cảm nhận về HUYỀN NHIỆM. Ai chưa từng có cảm xúc như thế, người ấy là kẻ nhắm mắt. CẦU THANG CỦA KHOA HỌC LÀ CÁI THANG CỦA GIACOP: ÔNG ĐƯỢC HOÀN THIỆN BÊN CHÂN CỦA THIÊN CHÚA.”

VI- Phần kết

Dựa vào Sáng Thế Ký 27,28, tôi xin mạo muội nêu lên Thánh Ý Chúa cho Giacóp như sau:

”Này Giacóp, Ta luôn ở bên con, chứ không như con lầm tưởng. Chiếc cầu thang (từ nơi con có mặt) được bắc đến Ta đang ở Trên Trời. Thiên Sứ của Ta lên xuống cầu thang ngõ hầu ”coi ngó” thân con. Ta ở với con NƠI con-ở, con-đi, con-làm-gì như chính Ta đã ở với con khi con lừa gạt Êsau và ngay cả người cha thân yêu của con!”

Cũng vậy, trong Tân Ước, Chúa Giêsu luôn ở bên Phêrô (mà ông chẳng hay) trong lúc ông chối Ngài tới ba lần! Trên Thiên Đàng, Ngài vẫn theo sát hành động của tên đao phủ Saulô (đi lùng Kitô hữu), rồi mời gọi ông ta hoán cải thành Thánh Sống Phaolô!

Được Thiên Chúa ban cho GIÁC QUAN, tôi nhận biết Ngài qua bao nhiêu ”việc lạ lùng” trong thân xác của mình, qua Vũ Trụ bao la. Ngài còn ban cho tôi LƯƠNG TRI là chiếc CẦU THANG đưa tôi đến với Ngài. Nhờ các nhà bác học, được nghe hay nhìn một số ”Kỳ Công” trong phần IV, tôi cám ơn các vị ấy đã giúp tôi biết thêm phần nào về Đấng Tạo Hóa. Ngài cũng là ”ĐấngToàn Tri, Toàn Năng, Tuyệt-Đối”, còn tôi chỉ là thọ tạo giới hạn! Cho nên tôi cúi đầu thờ lạy, tôn vinh Ngài.

Đức Quốc, ngày 30.7.2014
Đaminh Phan văn Phước
Ghi chú:
(1)- Xin xem thêm trong ”Th.V.115,6; Gn.1,3; 3,35; 16,15; Math.11,27; Êph.1,10,22; 3,9; 4,10; Doth.1,2; 2,8-10; 4,13; ICor. 2,10; 3,21-23; 8,6; 15,28; Col.1,17-20; Rom.8,23; 8,32; 8,37; Phi.3,21; Kh. Hn.1,8; 4,8; 21,5; 21,7.”
(2)- Video: di cư của cá hồi.avi