CÁC BÀI SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN THÁNH

184

THỨ NĂM TUẦN THÁNH

 

Mục lục

1. Tình yêu trọn hảo (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên, Gp. Hải Phòng)

2. Tình yêu hiến dâng  (Lm Jos. Tạ Duy Tuyền)

3. Thánh Thể – Quà tặng tình yêu  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc)

4. Yêu và cách yêu  (Trầm Thiên Thu)

5. Tình Chúa – Tình người  (Lm. Giuse Dương Hữu Tình, Gp. Hải Phòng)

6. Phải rửa chân cho nhau (Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ.)

7. Thứ Năm Tuần Thánh (Lm. Antôn, giáo xứ thánh Giuse, Tulsa )

 

.

TÌNH YÊU TRỌN HẢO

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

Với kinh Vinh Danh được long trọng xướng lên trong thánh lễ chiều nay, chúng ta cùng với Giáo Hội bước vào Tam nhật thánh. Khởi đi từ căn nhà nay được gọi là “Nhà tiệc ly”, Chúa Giêsu bắt đầu bước vào cuộc khổ nạn.

Bức tranh do danh họa Leonardo Da Vinci, người Italia, mang tựa đề “Tiệc Ly” hay “Bữa tối cuối cùng – Last supper” là bức tranh sơn tường đầu tiên được khởi vẽ năm 1495 và hoàn thành năm 1498, trên bức tường của một phòng ăn tập thể ở Nữ tu viện Santa Maria delle Grazie, Milan, Ý. Đây là một tác phẩm bất hủ đã góp phần đem lại danh tiếng cho nhà họa sĩ. Các tông đồ được chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm ba người. Mỗi vị tông đồ đều được diễn tả trong tâm trạng ngỡ ngàng đến mức thất kinh, hoảng sợ. Họ vừa nghe Chúa nói: “Có một kẻ trong anh em sẽ nộp Thày ”(Ga 13,22). Riêng Giuđa, kẻ bán thày, thì vẫn thản nhiên. Sự lạnh lùng được thể hiện rõ trên khuôn mặt. Không những thế, họa sĩ còn thể hiện khuôn mặt Giuđa với màu sậm. Phải chăng, ông muốn diễn tả, sự giảo quyệt gian dối hiện rõ cả nơi khuôn mặt của người tông đồ phản bội?

Trong bối cảnh đó, Đức Giêsu được diễn tả như một người bình thản. Người điềm tĩnh giữa phong ba, như Người vẫn điềm tĩnh khi thuyền gặp bão trên biển hồ, khi phải đối diện với Philatô, với Hêrôđê, với những người biệt phái và dân chúng bị kích động đang căm ghét Chúa.

Chính trong bối cảnh này, Chúa Giêsu hiến mình làm của ăn của uống cho các môn đệ, và qua các môn đệ, Chúa Giêsu nuôi dưỡng ngàn thế hệ mai sau. Người ta thường trao quà tặng trong lúc vui vẻ hạnh phúc và cho những người trung thành có công trạng. Chúa Giêsu trao ban chính mình trong một bữa ăn mà mọi người tham dự đều có tâm trạng hoảng loạn và có người phản bội. Chúa trao ban thân mình để bày tỏ tình yêu thương và giúp họ can đảm đón nhận mầu nhiệm thập giá gần kề.

Ngày hôm nay, hai mươi thế kỷ sau biến cố Tiệc ly, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục trao ban thân mình cho nhân loại. Mỗi khi linh mục dâng lễ, qua lời truyền phép, bánh trở nên Mình Chúa, rượu trở nên Máu Chúa. Bức tranh “Tiệc ly” cũng vẫn đang thể hiện cuộc đời này. Trước lời mời gọi đến đón nhận Mình Thánh Chúa Giêsu, có nhiều người nhiệt thành sốt sắng, nhưng cũng có những kẻ dửng dưng lạnh lùng, thậm chí có người lại lộng ngôn phạm thượng. Tại “Bàn-tiệc-cuộc-đời” này, tôi mang khuôn mặt nào trong số các tông đồ? Trong “cõi người ta” đầy bon chen bận rộn, Thánh Thể vẫn hiện diện, âm thầm và sâu lắng, như bằng chứng của một tình yêu tự hiến, yêu cho đến cùng, yêu hết mọi người dù gặp nhiều phản bội dối gian.

Thánh Thể là Bí tích của tình yêu thương. Ai đón nhận bí tích này đều được mời gọi thực hành đức bác ái. Người tín hữu không có đức bác ái sẽ đi ngược với ý nghĩa của bí tích này. Trong khi các tông đồ hoảng loạn thất kinh, Chúa Giêsu đã làm một việc không ai ngờ tới: Người bưng chậu nước đi rửa chân cho từng người trong họ, kể cả chân Giuđa, người tông đồ phản bội. Chúa không chỉ rửa chân cho những người luôn ở bên cạnh Chúa như Phêrô, Gioan và Giacôbê mà bỏ rơi những tông đồ khác. Đó là cách hành xử của con người theo kiểu sòng phẳng có trao có nhận. Chúa bao dung và nhân hậu với hết mọi người. Cử chỉ rửa chân được chính Chúa lý giải liền sau đó: “Nếu Thày là Chúa, là Thày, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thày đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thày đã làm cho anh em” (Ga 13,14-15). Như thế là đã rõ, cử chỉ của Chúa Giêsu vừa là nghĩa cử khiêm nhường yêu thương, vừa là một bài học nêu gương và một lệnh truyền cho các tông đồ hãy bắt chước người.

Hãy thinh lặng âm thầm cầu nguyện bên Thánh Thể để học sống yêu thương và hy sinh cho người khác. Chúa Giêsu hiến thân vì con người, nhưng con người lại quá so đo tính toán khi hiến thân cho Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Sứ điệp Mùa Chay năm 2015 này, đã nói đến sự dửng dưng vô cảm của con người đối với Thiên Chúa và đối với đồng loại. Thiên Chúa không bao giờ dửng dưng trước nỗi đau của con người. Chúng ta hãy học nơi Thánh Thể tình yêu thương và sự hy sinh, phục vụ vì hạnh phúc của những người xung quanh.

Sống màu nhiệm Thánh Thể không dừng lại ở việc rước Mình Thánh Chúa, mà còn được thể hiện qua những nghĩa cử yêu thương, tha thứ, hài hòa trong cách đối xử với tha nhân. Đó là tình yêu trọn hảo và là lời mời gọi của thánh lễ chiều thứ Năm Tuần thánh.

Về mục lục

 

TÌNH YÊU HIẾN DÂNG

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Tình yêu cao đẹp là tình yêu dám hy sinh cho người mình yêu. Yêu là cho đi. Yêu là dâng hiến. Yêu là chấp nhận phần thiệt thòi về mình để cho người mình yêu được hạnh phúc.

Trong bộ phim “Tôi là người đàn ông” đã diễn tả một tình yêu đầy hy sinh nơi chàng trai. Có thể nói tình cảm và sự hy sinh cao cả của chàng nhiếp ảnh gia dành cho cô gái xinh xắn trong bộ phim này khiến người xem thật ngưỡng mộ.

Trong lúc anh ta vui vẻ chụp ảnh cho bạn gái thì máy ảnh hết pin. Cô gái liền vội vã đi lấy tìm pin cho anh nhưng vô tình bị chai nước rửa phim đổ vào mắt và không nhìn thấy được nữa. Vô cùng ân hận và dằn vặt vì gián tiếp làm người yêu thương mình hỏng mắt, nhiếp ảnh gia này đã quyết định hiến tặng đôi mắt của mình cho cô gái, sau đó bỏ đi thật xa.

Một hôm cô ta tình cờ gặp lại anh đang ngồi với chú cún, trên tay vẫn cầm tấm ảnh của cô nhưng không còn thấy đường nữa. Nhìn cảnh chàng nhiếp ảnh gia dắt chú cún đi ngang qua người yêu cũ nhưng không hề hay biết, nhiều bạn nữ đã không cầm được nước mắt.

Tình yêu của Đức Ky-tô yêu nhân loại không phải cho đi một phần thân thể mà là cho đi chính bản thân mình hiến tế vì người mình yêu. Khi Ngài cầm bánh bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: “Này là Mình Thầy”. Đó là một hình ảnh trao ban trọn vẹn tình yêu. Ngài không giữ lại điều gì cho riêng mình. Ngài không toan tính cho riêng mình. Ngài làm tất cả để người mình yêu được hạnh phúc.

Tình yêu của Đức Ky-tô cao đẹp hệ tại ở việc dám chết cho người mình yêu. Ngài đã yêu là yêu cho đến cùng. Ngài chịu sát tế như con chiên hiền lành chịu chết đền tội thay cho nhân gian. Ngài không có tội mà lại gánh lấy hậu quả của tội là đau khổ và sự chết. Ngài thực sự vì yêu mà gánh lấy bao nhục hình.

Thánh lễ thứ Năm Tuần Thánh hôm nay gợi nhớ lại cho chúng ta từng cử chỉ đầy yêu thương của Chúa. Một tình yêu khiêm hạ đến nỗi dám cúi mình rửa chân cho các môn sinh. Một tình yêu trao hiến đến trao cả thân thể làm của ăn nuôi  dưỡng con người. Một tình yêu hiến dâng để có thể cho đi chính mình làm hiến tế hy sinh cứu đời.

Xin cho chúng ta khi chiêm ngắm tình yêu hiến dâng của Chúa cũng biết mặc lấy Đức Ky-tô để có thể trao ban tình yêu của mình cho anh em. Xin cho chúng ta dám cởi bỏ tính ích kỷ chỉ lo cho bản thân để sống yêu thương và phục vụ mọi người như Thầy Giê-su. Xin cho chúng ta biết theo gương Thầy Giê-su bẻ đời mình như tấm bánh trao ban niềm vui và hạnh phúc cho tha nhân. Amen.

Về mục lục

 

 

THÁNH THỂ – QUÀ TẶNG TÌNH YÊU

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Cách đây vài tháng, cộng đồng mạng khâm phục một người mẹ trẻ về sự hy sinh của cô dành cho con. Cô sống tại Hà Nội. Mang thai được vài tháng, một lần đi khám thai, bác sĩ phát hiện cô có một khối u ác tính trong vòm mắt. Các bác sĩ nói nếu cô đồng ý hóa trị ngay trong giai đoạn đầu thì có thể ngăn chặn được khối u. Tuy nhiên, nếu thực hiện hóa trị, đứa bé trong bụng cô sẽ bị ảnh hưởng và có nguy cơ sẽ chết. Sau khi suy nghĩ và bàn với chồng, cô đã nhất định từ chối các biện pháp hóa trị để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Cô nói rằng : Tôi sẵn sàng chết vì ung thư để con tôi được ra đời khỏe mạnh. Sau những ngày đó, cô đã phải hết sức vất vả để chống chọi với khối u ác tính và để bảo vệ đứa con. Sau đó, cô đã sinh ra một bé trai kháu khỉnh, dễ thương, nhưng rất tiếc, cô chỉ có thể nghe tiếng khóc của con mà không thể nhìn thấy con. Cô chia sẻ trong niềm vui : Đôi mắt của tôi đã đổi được mạng sống của một con người. Tôi sẽ không bao giờ hối hận về quyết định của mình.

Người phụ nữ trên được coi là can đảm, là mẫu gương của tình mẫu tử vì đã dám chấp nhận sự mù lòa, đau đớn vì bệnh tật và chấp nhận cái chết để cứu mạng sống của đứa con mình.

Trong buổi chiều ngày Thứ Năm Thánh hôm nay, chúng ta còn được chứng kiến một tình yêu hy sinh cao cả, vĩ đại hơn, đó là tình yêu của Chúa Giêsu dành cho nhân loại. Ngài không chỉ hy sinh, chấp nhận đau khổ và cái chết, mà còn muốn trao tặng chính máu thịt của Ngài làm của ăn, của uống để đem lại cho chúng ta sự sống.

Chỉ những ai đã nuôi con, mới hiểu hết nỗi lòng cha mẹ đối với con cái, chỉ những ai sống trong tương quan tình yêu với Chúa Giêsu thì mới có thể cảm nhận được tình yêu của Ngài mà thôi. Thánh Gioan đã cảm nghiệm và đã nhận ra tình yêu thương của Chúa Giêsu dành cho các học trò qua từng lời nói, từng hành động trong bữa tiệc chia tay này.

Trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết giờ của Người đã đến, …Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình, và người yêu thương họ đến cùng. Yêu đến cùng là yêu như thế nào ? Đó là yêu trọn vẹn, không so đo tính toán, không cân nhắc thiệt hơn và cũng không bao giờ hối tiếc. Yêu đến cùng là chấp nhận mọi sự thiệt thòi, rủi ro về mình, chấp nhận đau khổ và cả cái chết, là làm tất cả những gì có thể cho người mình yêu, để người mình yêu được sống hạnh phúc. Vì thế, Thánh Gioan thấy Chúa Giêsu như một người Cha biết trước mình không còn nhiều thời gian ở với các môn đệ, nên Ngài đã làm tất cả những gì có thể để đem lại hạnh phúc cho môn đệ mình.

Ngài chỗi dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, lấy khăn thắt lưng, đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Với từng cử chỉ đang diễn ra trước mắt các tông đồ, Thánh Gioan đã nhận ra nhiều ý nghĩa nơi hành động của Chúa Giêsu. Chỗi dậy rời khỏi bàn ăn, cởi áo ngoài ra : Chúa Giêsu đã rời bỏ địa vị là một vị Thiên Chúa, một người Thầy để bước đến với con người. Ngài chấp nhận hy sinh đến hiến mạng sống mình cho các môn đệ. Ngài lấy khăn thắt lưng, đổ nước vào chậu và rửa chân cho các môn đệ : Với hành động này, Chúa Giêsu cho thấy Ngài đã chấp nhận một cuộc hoán đổi vị trí, từ một Thiên Chúa, Ngài chấp nhận làm con người ; từ một người Thầy, Ngài chấp nhận làm đầy tớ ; từ địa vị được tôn thờ, Ngài chấp nhận trở thành kẻ phục vụ. Chỉ kẻ nô lệ mới rửa chân cho chủ, vậy mà, Chúa Giêsu lại làm công việc ấy cho các môn đệ của mình.

Không chỉ hạ mình làm kẻ phục vụ, Chúa Giêsu còn đi xa hơn nữa khi Ngài tự hiến chính mình để phục vụ trọn vẹn cho nhân loại. Ngài đã đi đến tột cùng của tình yêu khi dâng tặng thịt mình làm của ăn và máu mình làm của uống cho nhân loại : Đây là mình Thầy, các con hãy cầm lấy mà ăn. Đây là máu Thầy, các con hãy cầm lấy mà uống. Khi yêu nhau, người ta muốn ở mãi bên nhau và nên một với nhau. Vì yêu, Chúa Giêsu cũng muốn ở mãi với con người, muốn nên một với con người. Ngài đã chấp nhận trở thành của ăn, của uống để cho những người Ngài yêu được ăn, và để ngài có thể đi vào trong tâm hồn, vào trong từng đường gân thớ thịt của con người, làm nên máu thịt con người. Với hành động trao ban máu thịt của mình cho các môn đệ, Chúa Giêsu cho thấy máu thịt của Ngài không chỉ trở thành lương thực bổ dưỡng mà còn có sức thanh tẩy tâm hồn con người khỏi mọi tội lỗi, biến đổi những kẻ đón nhận và trao ban cho họ sức sống thần linh của Thiên Chúa.

Giống như một người cha sắp phải chia tay con mình, ông muốn làm tất cả những gì có thể cho con, Chúa Giêsu cũng vậy. Ngài không chỉ gây bất ngờ cho các môn đệ khi rửa chân và ban thịt máu cho các ông làm của ăn, của uống, Ngài còn làm một việc táo bạo hơn nữa, đó là trao cho các ông quyền nhân danh Ngài để thực hiện những việc Ngài vừa làm, tức là lập nên chức Linh Mục : Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy. Khi trao ban cho các tông đồ chức Linh mục, Chúa Giêsu biết rất rõ từng người trong các ông. Chúa biết các ông yếu đuối, thấp hèn và còn mang đầy sự ghen tị, nhỏ nhoi. Vậy mà, Chúa đã tin tưởng đặt quyền năng của mình vào tay các ông. Khi trao cho các ông : Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy, Chúa vừa cho các tông đồ nhân danh Chúa để làm công việc của một vị Thiên Chúa, đồng thời Chúa cũng hạ mình để “vâng lời” các ông. Vì thế, khi các ông làm công việc này, thì Chúa lại hiện diện bằng việc làm cho bánh rượu trở nên thịt máu Chúa và trở nên lương thực để các ông phân phát cho mọi người.

Mặc dù được Chúa trao ban chức linh mục, nhưng Chúa không hề làm thay đổi con người của các tông đồ, cũng không biến các ông thành siêu nhân, nhưng vẫn muốn các ông sống trọn thân phận con người với những giới hạn của con người. Chọn những con người bất toàn để thi hành nhiệm vụ siêu việt, chọn những người yếu đuối, tội lỗi để thực hiện công việc thánh thiêng, Chúa Giêsu muốn các tông đồ ý thức điều đó, để các ông không cậy dựa vào sức riêng mình, nhưng khiêm tốn cậy dựa vào quyền năng và sự nâng đỡ của ơn Chúa.

Chắc chắn trong bữa tiệc ly hôm đó, các tông đồ chưa thể hiểu hết ý nghĩa việc Chúa làm và những điều Chúa mong đợi nơi các ông. Vì thế, Chúa Giêsu đã giải thích : Việc Thầy làm bây giờ, anh em chưa hiểu được, nhưng sau này, anh em sẽ hiểu… Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Đó là bài học quan trọng Chúa muốn các ông đón nhận. Rửa chân cho nhau tức là phải dám từ bỏ vị trí của mình, rời khỏi chỗ an toàn, êm ấm của mình để bước đến với anh em, để phục vụ anh em. Rửa chân cho nhau là phải dám cúi xuống, từ bỏ những tự ái cùng với kiêu căng để khiêm nhường phục vụ anh em, không đòi hỏi, không điều kiện và không mong đợi bất cứ sự đền đáp nào.

Hãy yêu như Thầy đã yêu và hãy làm như Thầy đã làm, đó chính là bài học Chúa muốn nơi mỗi người. Chúa muốn chúng ta phục vụ không vì miễn cưỡng, nhưng hãy làm với sự thúc đẩy của tình yêu. Khi được tình yêu thúc đẩy, ta sẽ biết phải làm gì để đem đến niềm vui và hạnh phúc cho anh em. Yêu như Chúa yêu là dám trao ban con người và cả cuộc đời cho anh em, là trở nên tấm bánh chấp nhận bị bẻ ra, bị nhai nát để cho anh em được sống hạnh phúc.

Hãy cúi xuống để có thể lắng nghe và thông cảm với những đau khổ và nhọc nhằn của anh chị em. Bao lâu chúng ta không dám cúi xuống, không dám rửa chân cho anh em, thì chúng ta không thể nghe, không thể nhìn thấy những đau khổ, bất hạnh của anh chị em mình. Hãy cúi xuống để phục vụ cha mẹ già trong gia đình, bằng sự yêu thương kính trọng ; hãy cúi xuống để yêu thương và phục vụ chồng, vợ và con cái của mình bằng sự hy sinh, bằng sự trao ban và yêu thương đến tận cùng ; hãy quan tâm đến nhau nhiều hơn, hãy quan tâm đến hàng xóm láng giềng, những người sống bên cạnh chúng ta, hãy để cho trái tim mình nhạy bén và nhắc bảo chúng ta biết phải làm gì cho nhau.

Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy là lời mời gọi tha thiết Chúa gửi đến cho từng người. Hãy siêng năng đến với Bí tích Thánh Thể, siêng năng lãnh nhận, cầm lấy mà ăn để nhận được sự nâng đỡ bổ sức và tình yêu thương của Chúa. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy còn là lời nhắc nhở tất cả chúng ta chu toàn chức linh mục của mình là thờ phượng, tế tự Thiên Chúa, là dâng hy lễ mỗi ngày cùng với những hy sinh, vất vả để làm nên của lễ tôn vinh Thiên Chúa, đem ơn cứu độ cho chính mình và cho gia đình. Đừng để cho công việc và sự lười biếng làm ta quên lệnh truyền thiêng liêng này, đồng thời cũng cầu nguyện và thông cảm cho các linh mục thừa tác, họ là những con người yếu đuối, hèn mọn luôn cần đến sự nâng đỡ và cảm thông của mọi người.

Xin cho mỗi người cảm nhận được tình yêu và thấm nhuần bài học yêu thương phục vụ Chúa dạy hôm nay, để nhờ theo bước Chúa trong những ngày thánh này, chúng ta cũng dám sống và thực hành điều Chúa muốn chúng ta hôm nay : Hãy yêu như Thầy đã yêu và hãy làm như Thầy đã làm cho anh em. Amen.

Về mục lục

 

 

YÊU VÀ CÁCH YÊU

Trầm Thiên Thu

Tình yêu là danh từ trừu tượng, thuộc lĩnh vực vô hình, nghĩa là không thể thấy, cũng không thể sờ, thế nhưng lại khả dĩ cảm nhận. Yêu là một động từ có vẻ dễ thực hiện nhưng lại rất khó sống trọn vẹn. Rất kỳ lạ!

Hôm nay là ngày vui mừng, với ba sự kiện lạ, cũng là ba bài học sâu sắc: Bí tích Thánh Thể, chức linh mục, và việc rửa chân. Bí tích Thánh Thể dạy chúng ta phải hy sinh, quên mình vì người khác; chức linh mục dạy chúng ta phải dấn thân phục vụ tha nhân; và việc rửa chân dạy chúng ta phải yêu thương bất cứ ai, nhất là đối với những người hèn mọn. Bài học nào cũng vô giá.

Đó là tình yêu ba-trong-một. Tất cả tóm gọn chỉ bằng một chữ YÊU. Tuy nhiên, yêu cũng phải biết cách, yêu cũng có phương pháp vậy.

Thứ Năm Tuần Thánh (Maundy Thursday) còn gọi là Thứ Năm Giao Ước, Thứ Năm Tuyệt Đối, hoặc Thứ Năm của các Mầu Nhiệm. Theo La ngữ, chữ Maundy nghĩa là “mệnh lệnh”. Thứ Năm Tuần Thánh muốn nói tới mệnh lệnh mà Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly: “Hãy yêu thương nhau (Ga 13:34; Ga 15:12; Ga 15:17). Và Ngài gọi đó là Điều Răn Mới. Có thể gọi Thứ Năm Tuần Thánh là Ngày Tình Yêu Thánh của các Kitô hữu.

Về cách mừng lễ, Đức Chúa phán với ông Môsê và ông Aharon trên đất Ai Cập: “Tháng này, các ngươi phi k là tháng đng đu các tháng, tháng th nht trong năm. Hãy nói vi toàn th cng đng Ít-ra-en: Mng mười tháng này, ai ny phi bt mt con chiên cho gia đình mình, mi nhà mt con. Nếu nhà ít người, không ăn hết mt con, thì chung vi người hàng xóm gn nhà mình nht, tu theo s người. Các ngươi s tu theo sc mi người ăn được bao nhiêu mà chn con chiên (Xh 12:1-4). Con chiên đó phải có các đặc điểm: toàn vẹn, giống đực, không quá một tuổi. Nếu không tìm được con chiên đủ các điều kiện đó thì có thể thay thế bằng con dê.

Về cách thực hiện, Đức Chúa cho biết: “Phi nht nó cho ti ngày mười bn tháng này, ri toàn th đi hi cng đng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiu, ly máu bôi lên khung ca nhng nhà có ăn tht chiên. Còn tht, s ăn ngay đêm y, nướng lên, ăn vi bánh không men và rau đng (Xh 12:6-8).

Cách ăn mừng lễ cũng khác hẳn, “lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy, và ăn vội vã” (Xh 12:11). Lý do đơn giản: Đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa. Và Đức Chúa còn cho biết thêm: “Đêm y Ta s ro khp đt Ai-cp, s sát hi các con đu lòng trong đt Ai-cp, t loài người cho đến loài thú vt, và s tr ti chư thn Ai-cp: vì Ta là Đc Chúa. Còn vết máu trên nhà các ngươi s là du hiu cho biết có các ngươi đó. Thy máu, Ta s vượt qua, và các ngươi s không b tai ương tiêu dit khi Ta giáng ho trên đt Ai-cp. Các ngươi phi ly ngày đó làm ngày tưởng nim, ngày đi l mng Đc Chúa. Qua mi thế h, các ngươi phi mng ngày l này: đó là lut quy đnh cho đến muôn đi” (Xh 12:12-14). Vết máu là dấu chỉ “chuyện chẳng lành”, nhưng ở đây, vết máu lại là điềm tốt lành cho dân chúng.

Bữa Tiệc Ly là dạ tiệc, nhưng không chỉ là dạ tiệc mừng lễ Vượt Qua bình thường, mà là Dạ Tiệc Thánh – Tiệc Thánh Thể. Thánh Phaolô nói: “Chén chúc tng là s thông hip Máu Chúa Kitô” (1 Cr 10:16).

Ăn và uống là hai hành động không thể tách rời, Việt ngữ gọi là ăn uống. Ăn uống để duy trì sự sống, nhưng vào thời điểm này hơn hai ngàn năm trước, Chúa Giêsu đã cho chúng ta loại ẩm thực đặc biệt, không chỉ nuôi sống thể lý mà còn nuôi dưỡng linh hồn: Mình Máu Thánh. Quả là đại hồng ân đối với chúng ta, nhưng chúng ta chỉ là những kẻ trắng tay: “Biết ly chi đn đáp Chúa bây gi vì mi ơn lành Người đã ban cho? (Tv 116:12). Chắc hẳn không gì hơn là “nâng chén mừng ơn cứu độ và kêu cầu thánh danh Chúa” (Tv 116:13).

Biết ơn và muốn cảm tạ, nhưng lại không có gì để chứng tỏ. Thật buồn cho kiếp con người. Thế nhưng cũng với tâm trạng đó, học giả Rabindranath Tagore (Rabīndranātha Thākura, 1861-1941, Ấn Độ) lại có ước mong rất tuyệt vời: “Ch mong tôi chng còn gì, nh thế Người là tt c ca tôi. Ch mong ý mun trong tôi chng còn gì, nh thế tôi cm thy Người mi nơi, đến vi Người trong mi s, và dâng Người tình yêu trong mi lúc. Ch mong tôi chng còn gì, nh thế tôi không bao gi mun tránh gp Người. Ch mong mi ràng buc trong tôi chng còn gì, nh đó tôi gn bó vi ý mun ca Người, và thc hin ý Người trong sut đi tôi. Ước gì mỗi chúng ta cũng thực sự có ước muốn như vậy, nhất là trong Đêm Thánh hôm nay, khi chúng ta lặng lẽ chầu kính Thánh Thể.

Chắc hẳn đêm nay rất kỳ diệu, cảm giác rất khó tả, nhất là khi chúng ta kiệu Mình Thánh và cùng chúc tụng Chúa qua bài thánh ca Pange Lingua (*) của Thánh Thomas Aquinas (1225-1274), Linh mục, Tiến sĩ Giáo hội.

Thánh Phaolô vừa chia sẻ cảm nghiệm vừa xác nhận việc làm chứng nhân: “Tht vy, điu tôi đã lãnh nhn t nơi Chúa, tôi xin truyn li cho anh em: trong đêm b np, Chúa Giêsu cm ly bánh, dâng li chúc tng t ơn, ri b ra và nói: Anh em cm ly mà ăn, đây là Mình Thy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thy va làm đ tưởng nh đến Thy. Cũng thế, cui ba ăn, Người nâng chén và nói: ‘Đây là chén Máu Thy, Máu đ ra đ lp Giao Ước Mi; mi khi ung, anh em hãy làm như Thy va làm đ tưởng nh đến Thy. Tht vy, cho ti ngày Chúa đến, mi ln ăn Bánh và ung Chén này, là anh em loan truyn Chúa đã chu chết (1 Cr 11:23-25). Những lời này không lạ, nếu không muốn nói là quen, nhưng hôm nay nghe hoặc đọc lại, chúng ta thấy có điều khác lạ.

Điều quan trọng cần lưu ý là lời cảnh báo của Thánh Phaolô: “Bt c ai ăn Bánh hay ung Chén ca Chúa cách bt xng thì cũng phm đến Mình và Máu Chúa (1 Cr 11:26-27). Nghe rất bình thường mà lại rất khác thường, vì liên quan “vận mệnh” của chúng ta ngày sau!

Trình thuật Ga 13:1-15 nói về tình yêu thương và cách yêu thương mà Chúa Giêsu thể hiện, nhưng có ý nghĩa mạnh mẽ hơn: “Trước l Vượt Qua, Đc Giêsu biết gi ca Người đã đến, gi phi b thế gian mà v vi Chúa Cha. Người vn yêu thương nhng k thuc v mình còn thế gian, và Người yêu thương h đến cùng. Điểm nhấn mạnh ở đâu? Đó là tình yêu tuyệt đối của Chúa Giêsu, với cách yêu thương là “yêu thương đến cùng”. Đã yêu là mãi yêu, dù người được yêu hoàn toàn bất xứng, và Ngài luôn cho họ có nhiều cơ hội chấn chỉnh chứ không chỉ một cơ hội. Phàm nhân có mấy ai?

Mỗi năm chúng ta nghe đoạn Phúc Âm này ít nhất một lần vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Nhưng có lẽ chúng ta ít khi cảm thấy “sự lạ” trong đó. Con người chúng ta thật phức tạp, và cũng thật tệ! Chúng ta chưa xin mà Thiên Chúa vẫn cho chúng ta có thêm cơ hội để tu tâm sửa tính.

Cảnh vui chưa trọn, cảnh buồn vội nối theo. Đêm định mệnh năm xưa, ma quỷ đã gieo ý định nộp Đức Giêsu vào lòng môn đệ Giuđa, con ông Simôn Ítcariốt. Đức Giêsu biết rằng Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Ngài, Ngài bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa.

Cũng trong đêm định mệnh đó, khi Thầy trò cùng ăn mừng lễ, Ngài đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, lấy khăn mà thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu, Ngài bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.

Khi Ngài đến chỗ ông Simôn Phêrô, ông ngạc nhiên và nói: “Thưa Thy! Thy mà li ra chân cho con sao?. Đức Giêsu trả lời: “Vic Thy làm, bây gi anh chưa hiu, nhưng sau này anh s hiu. Ông Phêrô nhất định không chịu. Nhưng Đức Giêsu nghiêm giọng: “Nếu Thy không ra cho anh, anh s chng được chung phn vi Thy. Ôi, thế thì không ổn rồi! Thế là ông liền phấn khởi nói: “Vy, thưa Thy, xin c ra, không nhng chân mà c tay và đu con na. Chả trật đi đâu, y như rằng người nóng tính là người mau mắn.

Tuy nhiên, Đức Giêsu lại khác hẳn, không như người ta tưởng. Ngài phân tích: “Ai đã tm ri thì không cn phi ra na; toàn thân người y đã sch. V phn anh em, anh em đã sch, nhưng không phi tt c đâu!. Câu nói thật là thâm thúy, vì Ngài biết ai sẽ nộp Ngài. Với tính từ “sạch”, người ta chỉ hiểu theo nghĩa đen, nhưng Chúa Giêsu nói theo nghĩa bóng.

Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giêsu mặc áo vào và về chỗ. Ngài âu yếm nhìn các môn đệ và ôn tồn nói: “Anh em có hiu vic Thy mi làm cho anh em không? Anh em gi Thy là Thy, là Chúa, điu đó phi lm, vì qu tht, Thy là Thy, là Chúa. Vy, nếu Thy là Chúa, là Thy, mà còn ra chân cho anh em thì anh em cũng phi ra chân cho nhau. Thy đã nêu gương cho anh em, đ anh em cũng làm như Thy đã làm cho anh em.

Đoạn Phúc Âm dừng lại như màn kéo che sân khấu sau mỗi cảnh. Câu hỏi của Chúa Giêsu đặt ra vẫn còn vang vọng mãi: “Anh em có hiu vic Thy mi làm cho anh em không?. Và mỗi người phải tự trả lời với Ngài về chữ YÊU và CÁCH YÊU của chính mình.

Ly Chúa Giêsu, xin thương tha th v vic chúng con chưa thc s yêu mến Thánh Th Ngài và chưa thc hin đúng “Điu Răn Mi mà Ngài truyn dy. Xin biến đi chúng con và giúp chúng con biết cách yêu cho đúng ý Ngài mun. Nh đó, chúng con biết loan báo v Ngài và xng đáng là môn đ ca Ngài ti trn gian này. Ngài là Đng hng sinh và hin tr cùng Thiên Chúa Cha, hip nht vi Chúa Thánh Thn, đến muôn thu muôn đi. Amen.

(*) https://www.youtube.com/watch?v=DnrOwiYqTcc

Về mục lục

 

 

TÌNH CHÚA – TÌNH NGƯỜI

Lm. Giuse Dương Hữu Tình

Nếu đọc Tin Mừng của thánh Luca, tôi rất cám ơn ngài vì ngài là người duy nhất đã ghi lại lời Chúa Giêsu dạy về dụ ngôn người cha nhân hậu (x.Lc 15,11-31), thì tôi cũng rất biết ơn thánh sử Gioan vì ngài cũng là thánh sử duy nhất ghi lại sự kiện vô cùng ý nghĩa xảy ra trước giờ phút Chúa chịu tử nạn, đó là việc Người rửa chân cho các môn đệ (x.Ga 13,1-20).

Đây là một sự kiện đã trở thành nguồn suối vô tận cho biết bao suy tư đạo đức như bài học về đức khiêm nhường, tinh thần phục vụ, tình yêu thương; cũng như trở thành một linh đạo, một chân lý sống cho biết bao người. Đúng như thế, chính thánh sử Gioan đã ghi lại lời Chúa nói hôm ấy như sau: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,15). Sự kiện rõ ràng như vậy, nhưng dưới cái nhìn thần học của thánh Gioan, ta không được phép dừng lại ở những bài học đạo đức luân lý, vì chắc chắn thánh Gioan hiểu Chúa Giêsu không phải chỉ là một vị thầy dạy về luân thường đạo lý như biết bao vị sáng lập các tôn giáo khác, có điều gì đó vượt xa hơn thế rất nhiều.

Thật vậy, Thánh Gioan, “con chim phượng hoàng” của dòng thần học từ trên xuống, dường như muốn chúng ta cất cánh bay cao hơn, tới tận biên giới của vương quốc Thiên Chúa. Bởi thế, trước khi kể lại sự kiện Chúa rửa chân cho các môn đệ, ngài đã cẩn thận nói thế này: “Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha” (Ga 13,1). Đó, những câu “Vượt Qua” và “về với Cha” như muốn khẳng định ngay với chúng ta về nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu. Sự ra đi của Người chính là một cuộc Vượt Qua, Vượt Qua để về với Thiên Chúa Cha, về với chính huyền nhiệm sâu thẳm vốn có của Người. Nguồn gốc ấy cho thấy rõ con người thật của Người. Người đích thực là ai? Người là vị Thiên Chúa mà dân It-ra-en không dám gọi bằng tên, không dám tới gần, là vị Thiên Chúa từng được sách Khôn Ngoan ca ngợi rằng: “tỏa ra từ quyền năng Thiên Chúa và rực lên trong ngần từ vinh hiển Đấng Toàn Năng” (Kn 7,25). Nhưng Người cũng là một vị Thiên Chúa đang hiện diện giữa loài người, mang tên là Em-ma-nu-en mà tiên tri I-sa-ia đã tiên báo (Is 7,14). Đức Giêsu chính là vị Thiên Chúa đó, vị Thiên Chúa đang ở với loài người và sắp “phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha”.

Thánh Gioan đưa ra lý do để ta có thể hiểu tại sao Người lại rửa chân cho các môn đệ: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian và Người yêu thương họ đến cùng”. Nếu không đưa ra lý do này, ta sẽ dễ dàng hiểu việc Chúa sắp làm chỉ là một cử chỉ giáo dục đạo đức, một việc làm có tính cách tượng trưng. Và như thế, chúng ta dễ bị cám dỗ đánh đồng việc Chúa làm với những việc giáo dục đạo đức, với những lời chỉ dạy luân lý thông thường. Trong một thời đại mà người ta dễ dàng đưa ra những lời dạy rất hay về lẽ sống, cách sống, kỹ năng sống…. nhưng thực tế lại không sống hay không sổng nổi như thế, thì việc hiểu hành động Chúa làm chỉ là một bài học đạo đức luân lý sẽ rất nguy hiểm.

Không, Chúa Giêsu là vị Thiên Chúa làm người. Sau hơn ba mươi ba năm ở trần gian, Người sẽ trở về với nguồn gốc đích thực của mình. Trước khi ra đi, Người muốn một lần nữa tỏ cho các môn đệ biết khuôn mặt đích thật của Thiên Chúa. Một Thiên Chúa mà con người phải ngỡ ngàng cúi đầu tôn thờ. Thiên Chúa đó đã rửa chân cho từng môn đệ để họ có cơ hội nhận ra Thiên Chúa thật khi họ cúi xuống nhìn Người. Làm sao có thể có được một kinh nghiệm vô cùng lạ lùng đến như vậy. Từ trước tới nay, con người phải cố ngẩng cao đầu, cố hướng mắt nhìn lên tận nơi cao xa may ra có thể chiêm ngưỡng Thiên Chúa phần nào. Nay các môn đệ lại phải cúi đầu xuống mới có thể nhận ra Người, một Thiên Chúa mà khuôn mặt đang rất sát bàn chân và đầu gối của họ. Kinh nghiệm lạ lùng này, các môn đệ sẽ chỉ có thể nghiệm được lần thứ hai. Và lần này không còn phải cúi xuống mà là nhìn lên, nhìn lên lại để chiêm ngưỡng một Thiên Chúa trong thân phận một tử tội.

Hai kinh nghiệm cách nhau chưa đầy hai mươi tư tiếng đồng hồ nhưng là cả một huyền nhiệm vô cùng lớn lao về Thiên Chúa. Đó là kinh nghiệm về một Thiên Cha yêu thương. Ngôn ngữ của con người thật rất giới hạn, nhưng sẽ không có một lời giải thích nào thỏa đáng nếu không dùng đến ngôn ngữ của tình yêu. Vì yêu thương, Thiên Chúa sẵn sàng làm tất cả những gì có thể cho con người. Rõ ràng thánh sử Gioan đã ghi lại lời Chúa dạy: “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau”, nhưng chắc chắn Chúa sẽ không hỏi chúng ta đã rửa chân cho được bao nhiêu người, nhưng Chúa sẽ hỏi đôi bàn tay chúng ta đã giúp đỡ sẻ chia cho được những ai! Chúa sẽ không hỏi chúng ta đã hôn được bao nhiêu bàn chân, nhưng Chúa sẽ hỏi môi miệng chúng ta đã làm cho bao nhiêu người được hạnh phúc. Chúa không muốn chúng ta trở thành những người thợ làm thuê (rửa chân- hôn chân thuê), những robot, người máy của thời hiện đại, nhưng muốn chúng ta thực sự trở thành những con trai con gái của một vị Thiên Chúa yêu thương, yêu thương đến cùng. 

Về mục lục

 

PHẢI RỬA CHÂN CHO NHAU

 Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

SUY NIỆM

 Người biết mình sắp qua đời thường để lại di chúc cho con cái.
Di chúc nói lên ước nguyện, lời nhắn nhủ hay lệnh truyền của người sắp ra đi.
Có thể nói Thầy Giêsu khi biết cuộc Khổ Nạn gần đến
cũng đã để lại một di chúc kép cho các môn đệ dấu yêu :
Ngài đã rửa chân cho các môn đệ và nhất là Ngài đã lập bí tích Thánh Thể.
Thứ Năm Tuần Thánh là ngày chúng ta đặc biệt nhớ đến di chúc ấy.
Sống di chúc của Chúa Giêsu là cách biểu lộ tình yêu đối với Ngài.

Có nhiều điểm giống nhau nơi việc Rửa chân và lập Bí tích Thánh Thể.
Cả hai đều là những cử chỉ Thầy Giêsu làm lúc cận kề cái chết.
Cả hai đều được làm trong bầu khí một bữa ăn tối gần lễ Vượt Qua.
Vào lúc cuối đời, sau bao năm tận tụy với sứ mạng phục vụ,
Thầy Giêsu muốn gói ghém trong hai cử chỉ đơn giản ấy lễ hiến dâng đời mình.
Cả hai đều tượng trưng cho cái chết tự hạ trên thập giá.
Rửa chân đòi Thầy phải cúi xuống rất sâu, phải trở thành tôi tớ phục vụ.
Rửa chân là điều mà tôi tớ không hẳn phải làm cho chủ,
thì bây giờ Thầy làm cho trò.
Cái chết trên thập giá là sự phục vụ cao nhất được diễn tả qua việc rửa chân.
Bí tích Thánh Thể còn diễn tả cách tuyệt vời hơn cái chết hy sinh ấy.
Trong bí tích này, tấm bánh trở nên Mình Thầy bị bẻ ra và trao đi.
Rượu trở nên Máu Thầy, Máu sẽ bị đổ ra cho muôn người trên thế giới.

Trong cả hai biến cố Rửa chân và Bí tích Thánh Thể,
Thầy Giêsu đều mời các môn đệ tham dự cách tích cực.
Tham dự vào cái chết của Thầy bằng cách để cho Thầy rửa chân,
hay tham dự bằng cách ăn uống Mình và Máu Ngài.
Hai biến cố trên không phải là chuyện chỉ xảy ra một lần bởi Thầy Giêsu.
Thầy mời các môn đệ cũng làm như Thầy, và lặp đi lặp lại những cử chỉ đó.
“Anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14).
“Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy (Lc 22, 19).
Cúi xuống phục vụ tha nhân và lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể
sẽ giúp chúng ta tham dự vào cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu.

Muốn ở lại trong tình thương của Thầy Giêsu,
cần giữ lệnh Thầy truyền (Ga 15, 10).
Mà “đây là lệnh truyền của Thầy, anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12).
Hơn nữa, Thầy Giêsu còn cho ta một cách khác để ở lại trong Thầy :
“Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, thì ở lại trong tôi,
và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 56).

Thứ Năm Tuần Thánh là ngày lễ của Tình Yêu theo đúng nghĩa nhất.
Yêu là cúi xuống phục vụ, yêu là bẻ đời mình cho tha nhân như Thầy Giêsu.
Ước gì chúng ta được ở lại trong tình yêu của Giêsu nhờ biết yêu.

LỜI NGUYỆN

 Lạy Thầy Giêsu,
khi Thầy rửa chân cho các môn đệ
chúng con hiểu rằng Thầy đã làm một cuộc cách mạng lớn.
Thày dạy chúng con một bài học rất ấn tượng
khi Thầy bưng chậu nước, bất ngờ đến với các môn đệ trong bữa ăn,
khi Thầy cúi xuống, dùng bàn tay của mình để rửa chân rồi lau chân cho họ.
Chắc Thầy đã nhìn thật sâu vào mắt của từng môn đệ và gọi tên từng người.
Giây phút được rửa chân là giây phút ngỡ ngàng và linh thánh.

 Lạy Thầy Giêsu,
thế giới chúng con đang sống rất thấm bài học của Thầy.
Chúng con vẫn xâu xé nhau chỉ vì chức tước và những đặc quyền, đặc lợi.
Ai cũng sợ phải xóa mình, quên mình.
Ai cũng muốn vun vén cho cái tôi bất chấp lương tri và lẽ phải.
Khi nhìn Thầy rửa chân, chúng con hiểu mình phải thay đổi cách cư xử.
Không phải là ban bố như một ân nhân, nhưng khiêm hạ như một tôi tớ.
Từ khi Thầy cúi xuống rửa chân cho anh Giuđa, kẻ sắp nộp Thầy,
chúng con thấy chẳng ai là không xứng đáng cho chúng con phục vụ.

 Lạy Thầy Giêsu,
Thầy để lại cho chúng con một di chúc bằng hành động.
Thầy đã nêu gương cho chúng con noi theo,
để rửa chân chẳng còn là chuyện nhục nhã, nhưng là mối phúc.
Xin cho chúng con thấy Thầy vẫn cúi xuống trên đời từng người chúng con,
để nhờ đó chúng con có thể cúi xuống trên đời những ai khổ đau bất hạnh.

Về mục lục

 

THỨ NĂM TUẦN THÁNH

Lm. Antôn, giáo xứ Giuse

Ông bà anh chị em thân mến. Hôm nay cùng với mọi người trong Giáo hội trên thế giới, chúng ta bước vào Tam Nhật Thánh, kỷ niệm và cử hành những hành động và lời nói trong những ngày cuối cùng cuộc đời của Chúa Giê-su, biểu lộ nói lên tình yêu thương cao cả và vô biên của Người. Qua hành động và những lời trăn trối cuối cùng, Chúa dạy chúng ta phải biết yêu thương, và phải hy sinh, khiêm nhường phục vụ, để xây dựng, làm chứng và làm sáng danh Người.

Chúng ta nhận biết con người chúng ta thường có thái độ và quan niệm: người có tài năng, có danh vọng, chức quyền hay địa vị quan trọng không thể hạ mình làm các việc hèn kém, vì nếu làm như thế, người khác nhìn thấy sẽ mất mặt, khinh thường, và địa vị của họ sẽ bị giảm đi. Vì thế, nếu không được người khác nhìn nhận ra và trọng dụng tài năng, hay vinh danh, người có tài sẽ bất mãn và từ chối không tham gia, hay bỏ xin ra. Các Bài Đọc trong ngày Thứ Năm tuần thánh hôm nay dạy chúng ta biết thế nào là tình yêu và phục vụ của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng toàn năng dựng nên và điều khiển muôn lòai, thế mà luôn hạ mình để hy sinh phục vụ và yêu thương mọi người nhân loại, cho dẫu con người chúng ta vô ơn và không xứng đáng với tình yêu, ân sủng của Ngài.

Trong Bài Đọc I, vì quá yêu thương và muốn giải thóat người Do-thái khỏi cảnh khốn khổ, nhục nhằn và tủi hổ của kiếp nô lệ, Thiên Chúa đã giải thoát, “cõng dân Do-thái như đại bàng cõng con trên cánh” ra khỏi đất Ai-cập, và đưa dân vào Đất Hứa. Sau đó, Chúa truyền cho dân phải cử hành Lễ Vượt Qua để tưởng nhớ đến tình yêu và những việc Ngài làm. Thiên Chúa phán cùng họ rằng: “Các ngươi hãy ghi nhớ ngày ấy, làm lễ tưởng niệm, và phải mừng ngày đó trọng thể kính Thiên Chúa. Các ngươi sẽ lập lễ này để mừng vĩnh viễn muôn đời.”

Bài Đọc II cho chúng ta biết, trong Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa, Lễ Vượt Qua của Cựu Ước là hình ảnh Lễ Vượt Qua mới của Đức Giê-su Kitô. Khi biết giờ Ngài sắp sửa hoàn thành sứ vụ cứu chuộc nhân loại, và vượt qua cuộc đời này để về cùng Thiên Chúa, Ngài đã yêu thương con người và yêu thương họ đến cùng. Chúa Giêsu làm cho con người hai việc chính: Thứ nhất là Hiến mình làm Chiên Vượt Qua để cứu độ con người. Máu chiên bôi trên cửa của nhà người Do-thái có sức mạnh để cứu các con đầu lòng và súc vật của họ, thịt chiên có sức mạnh để giúp họ vượt qua Biển Đỏ để vào Đất Hứa. Cũng vậy, Mình Máu Thánh của Chúa Giêsu đổ ra trên Thánh giá có sức mạnh để cứu nhân lọai chúng ta khỏi mọi tội, và giúp con người chúng ta vượt qua mọi khó khăn, trở ngại của trần thế để vào đất Thiên Chúa hứa là Thiên Đàng. Và việc thứ hai là Chúa đã thiết lập Bí-tích Thánh Thể để tiếp tục ở lại với con người. Bữa Tiệc Ly chính là bữa tiệc Vượt Qua. Chúa Giêsu đã lập Bí-tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly, và truyền cho các môn đệ năng cử hành để dừng quên tình yêu cứu độ của Ngài. Thánh Phao-lô khẳng định “Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến.”

Như chúng ta biết, yêu thương nhau là giúp đỡ, hy sinh, chịu đau khổ và sẵn sàng chết cho nhau. / Chúa Giê-su trong những ngày sau hết cuộc đời đã thể hiện một tình yêu thương như thế cho chúng ta. / Nhưng Chúa muốn tình yêu này tồn tại và trải rộng qua muôn thế hệ cho đến muôn đời, cho nên Chúa đã thiết lập Bí tích Thánh thể để hiện diện giữa nhân loại cho đến ngày tận thế.

Trong bài Tin mừng, Chúa Giêsu dạy các tông đồ bài học khiêm nhường hy sinh phục vụ và yêu thương đến cùng, bằng cách rửa chân cho các ông. Ngày xưa, rửa chân là công việc của những đầy tớ, nô lệ trong nhà. Thế mà Chúa Giêsu là Thầy, là Chúa, mà lại rửa chân cho các môn đệ của mình, cả môn đệ sắp phản bội mình. Qua đó, Chúa Giêsu muốn dạy các môn đệ và tất cả mọi người chúng ta hôm nay bài học khiêm nhường và yêu thương phục vụ nhau, dù trong những công việc thấp hèn nhất. Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa ngồi vào bàn tiếp tục dạy dỗ các môn đệ về yêu thương phục vụ, và nói rõ cho các môn đệ biết mục đích việc Chúa rửa chân cho họ “Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau.” Rõ ràng, Chúa muốn dạy chúng ta thể hiện tình yêu thương bằng cách khiêm nhường hy sinh phục vụ.

Chiều tối hôm nay, chúng ta cử hành lại viêc Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa, đã làm và những lời Người truyền dạy chúng ta.  Chúng ta nhớ đến tình yêu thương cao cả đã thúc đẩy Chúa hy sinh, chịu đau khổ vì chúng ta. Chúng ta cầu xin qua việc cử hành và tôn thờ mầu nhiệm Thánh Thể hôm nay, nối kết chúng ta một cách mật thiết với Chúa Giê-su Thánh Thể, và xin Chúa giúp chúng ta luôn trung thành và sống đức tin, biết đoàn kết để thương yêu, biết hy sinh phục vụ để xây dựng giáo xứ, và có lòng bác ái và quảng đại để làm sáng danh Chúa.

Về mục lục