CÁC BÀI SUY NIỆM LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ VÀ CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN_A

98

LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ

Lời Chúa: Ds. 21, 4b-9 (hay Pl. 2, 6-11); Ga. 3, 13-17

 

CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN – A

Lời Chúa: Hc 27,33 – 28,9; Rm 14, 7-9; Mt 18, 21-35

 

Mục lục

1. Thập giá giữa đời hôm nay  (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên)

2. Ba cuộc đời – Ba cách chết  (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

3. Thập giá vinh quang   (Lm. Jos. DĐH. Gp. Xuân Lộc)

4. Vinh quang Thập giá   (Trầm Thiên Thu)

5. Nhìn lên Thánh giá   (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

6. Tha thứ  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí. Gp. Xuân Lộc)

7. Giá trị cục tẩy   (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

8. Thương yêu và thù hận  (Trầm Thiên Thu)

9. Tha thứ, mùa Xuân tình yêu  (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

 

THẬP GIÁ GIỮA ĐỜI HÔM NAY

Tôi vừa nhận được một video clip do một người bạn gửi qua email. Nội dung clip này ghi lại cảnh những binh lính thuộc tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) giết hại những Kitô hữu tại Syria. Hàng chục người tín hữu tay bị trói và bị bắt quỳ trên đất, những người lính bịt mặt dí súng vào đầu họ rồi bóp cò, trong lúc hàng trăm người khác nhảy mừng tung hô như những kẻ say máu. Tôi không thể xem hết những hình ảnh này, vì nó quá dã man và kinh hoàng. Chúa ơi, tại sao những người này lại tàn sát các tín hữu của Chúa một cách ghê rợn? Không thể tưởng tượng tại sao những hành động như vậy lại đang xảy ra trên hành tinh của chúng ta ở thế kỷ 21, khi mà con người không ngừng kêu gọi ngưng bạo lực và bảo vệ nhân quyền, thậm chí là bênh vực và bảo vệ những loài động vật. Không chỉ giết hại những người công giáo, những hình ảnh do chính nhóm Nhà nước Hồi giáo phát tán trên internet còn cho thấy những cuộc tàn sát dân lành, trẻ em và phụ nữ tại Iraq và Syria. Từng đoàn người đang bỏ lại đàng sau quê hương xứ sở của mình để lên đường tỵ nạn tới một nơi vô định và một tương lai mù mịt.

Trong những ngày qua, dư luận thế giới bàng hoàng trước việc binh lính Nhà nước Hồi giáo giết hại hai nhà báo người Mỹ là James Wright Folley 40 tuổi và Steven Sotloff, 31 tuổi. Hai nhà báo này đã bị giết hại bằng hình thức chặt đầu, như thời trung cổ.. James Wright Folley bị giết ngày 19-8-2014 và Steven Sotloff bị giết ngày 2-9-2014. Sự kiện này cùng với bạo lực ngày càng nghiêm trọng đã khiến cho tổng thống Mỹ Obama hôm 10-9 thề sẽ tiêu diệt hoàn toàn nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.

Không chỉ những Kitô hữu ở Syria hay ở vùng Trung Đông, những nhà truyền giáo và hoạt động tông đồ đang bị bách hại và giết chết ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày chúa nhật 7-9 vừa qua, ba nữ tu cao niên, cả đời phục vụ người nghèo ở Phi châu, chị Lucia Pulici 75 tuổi, và Olga Raschietti 83 tuổi, bị cắt cổ chiều Chúa nhật trong tu viện ở Kamenge, ngoại ô Bujumbura của Burundi. Sau đó, nữ tu Bernedetta Boggian, 79 tuổi, từ hơn 44 năm nay phục vụ tại Trung Phi, Congo và Burundi, cũng bị chém đầu trong đêm hôm ấy.

Trước tình hình bạo động và tàn sát các Kitô hữu tại một số nước vùng Trung Đông, Đức Thánh Cha đã cử vị Đặc sứ của Ngài là Đức Hồng Y Filoni, Tổng trưởng Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc, đến tham và ủy lạo các cộng đoàn tín hữu tại Iraq từ ngày 13 đến ngày 20-8-2014. Đức Hồng Y đặc sứ đã trình bày với Đức Thánh Cha về tình trạng thê thảm tại Iraq: các làng mạc bị bỏ hoang vì người dân lành bị xua đuổi. Các nhà thờ bị tàn phá. Người dân ở đây thiếu thốn mọi nhu cầu cần thiết cho cuộc sống hằng ngày và bạo lực mỗi ngày một gia tăng.

Khi tàn sát dã man những người dân vô tội, những người Hồi giáo dòng SITE gọi cuộc khủng bố của họ là một cuộc thánh chiến. Họ mượn danh Thiên Chúa để làm điều ác. Họ phong chức “tử đạo” cho những binh lính chết trong khi tham gia những cuộc bạo loạn này! Con người không ngừng nhân danh Chúa để tàn sát lẫn nhau. Chúa Giêsu đã cảnh báo chúng ta: “Sẽ đến giờ mà kẻ nào giết anh em cũng tưởng đó là phụng thờ Thiên Chúa” (Ga 16,2).

Người Do Thái đã kết án Chúa Giêsu khổ hình thập giá. Người đã chịu chết trên thập giá để biểu lộ tình yêu thương của Chúa đối với nhân loại. Trải qua hơn 20 thế kỷ, con người vẫn không ngừng ghen ghét sát hại những người tin Chúa. Thập giá ngày hôm nay vẫn đang hiện diện nơi cuộc đời, khi con người đối xử tệ bạc với nhau. Thập giá hiện diện nơi gia đình khi sự chung thủy và tình yêu bị phản bội. Thập giá hiện diện nơi cộng đoàn giáo xứ khi mọi người chia rẽ và thù ghét nhau. Thập giá hiện diện nơi cuộc đời, khi con người đối xử với nhau bằng mưu mô tính toán và ích kỷ hẹp hòi. Thập giá vẫn còn đó và chúng ta được mời gọi hãy mang thập giá cho nhau bằng cách hãy sống với nhau cách trung thực, nhân hậu. Đừng tăng thêm gánh nặng cuộc đời cho anh chị em mình, vì cuộc đời đã là một gánh nặng khó vác.

Trong bối cảnh xã hội vùng Trung Đông và trên thế giới hôm nay, chúng ta là những Kitô hữu được mời gọi hiệp thông cầu nguyện cho những anh chị em của chúng ta đang phải vác thánh giá. Sứ mạng làm chứng và tử đạo luôn luôn gắn liền với cuộc đời Kitô hữu. Đây đó trên thế giới này, luôn luôn có những cuộc tàn sát đẫm máu vì lý do sắc tộc hoặc lý do tôn giáo. Thế gian ghen ghét các môn đệ của Chúa, như họ đã ghen ghét và lên án tử cho Người. Người Kitô hữu chân chính là người biết nhìn lên thập giá để mỗi ngày, để nhận ra sự hiện diện của Đấng đã chịu treo trên đó, đồng thời cảm nhận tình thương của Thiên Chúa đối với chúng ta. Ngắm nhìn thập giá cũng giúp chúng ta tìm được sức mạnh để bước đi trong cuộc đời đầy gian nan thử thách này, nhờ đó mà chúng ta vững tin như Chúa nói với chúng ta: “Hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).

Lạy Chúa, chúng con cầu xin cho anh chị em chúng con đang chịu bách hại trên khắp thế giới. Xin Chúa thêm sức cho họ, để họ biết chiến thắng bạo lực bằng tình yêu thương và tha thứ.

 

Xin Chúa giúp chúng con vác thập giá cuộc đời hôm nay, để nhờ ơn Chúa, chúng con cũng biết vác thập giá giúp anh chị em chúng con. Amen

Về mục lục

 

BA CUỘC ĐỜI – BA CÁCH CHẾT

Trên đồi Golgotha cách đây hơn hai ngàn năm, có 3 tử tội trên thập giá. Ba con người đều chết trên thập giá với ba thái độ khác nhau. Đó chính là Thầy Giê-su ở giữa. Một người bên hữu được gọi là trộm lành. Một người bên tả truyền thống vẫn gọi là trộm dữ. Tại sao cùng một hoàn cảnh mà cách thức đón nhận lại khác nhau? Đâu là điểm khác biệt giữa ba con người?

Trước hết đó là Thầy Giê-su, một con người đã tự nguyện vác thập giá để cứu độ chúng sinh. Ngài chấp nhận đi vào cái chết không phải do tội của mình mà vì tội của nhân gian. Ngài đã chết để thí mạng vì bạn hữu. Cả cuộc đời của Ngài đã sống vì người khác. Ngài đã sống một cuộc đời để yêu thương và yêu thương cho đến cùng. Ngài đã đi đến tận cùng của yêu thương là thí mạng mình vì bạn hữu. Cái chết của Ngài là bằng chứng cho tình yêu. Đau khổ Ngài chịu cũng vì yêu thương nên Ngài không than vãn, không uất hận vì đời đen bạc. Không nguyền rủa cuộc đời vì những gánh nặng đang đè trên vai. Vì yêu đối với ngài không chỉ là tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, mà còn dám chết cho người mình yêu được sống và sống dồi dào. Thế nên, đau khổ đối với Ngài là niềm vui. Và ngài đã đi vào cái chết trong thanh thản vì đã hoàn thành sứ mạng đời mình: “yêu thương và phục vụ” cho người mình yêu. Ngài không hối tiếc về cuộc sống đã qua. Ngài không hối hận vì việc mình đã làm. Ngài rất vui vì đã đi trọn con đường của tình yêu. Ngài đã trút hơi thở cuối cùng trong an bình khi Ngài nói cùng nhân loại “mọi sự đã hoàn tất” và nói cùng Chúa Cha “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn trong tay Cha”.

Người thứ hai là anh trộm lành. Anh là một tội nhân. Anh đón nhận hình phạt và cái chết vì chính tội của mình. Nhưng anh là một con người biết phải trái. Anh biết việc mình làm là đáng tội, là đáng phải chịu hình phạt. Cuộc đời anh chưa làm điều gì tốt cho tha nhân. Anh đã sống một cuộc đời chỉ làm hại người khác. Thế nên, anh đã nói với Chúa: “Tôi đã bị như thế này là xứng đáng với tội của tôi”. Anh đón nhận thập giá để đền bù những lầm lỗi đã qua. Anh chấp nhận cái chết nhục nhã như là hình phạt đích đáng vì tội của mình. Anh đã tìm được bình an trong giờ phút cuối cùng của đời người. Anh cũng biết rằng anh không xứng đáng chung phần hạnh phúc thiên đàng với Thầy Giê-su, anh chỉ mơ ước Thầy Giê-su nhớ tới anh khi Thầy về thiên đàng. Đối với anh thập giá là cơ hội để anh để anh đền bù lầm lỗi. Thập giá là nhịp cầu đưa anh vào thiên đàng. Thế nên, anh đón nhận thập giá với lời xin vâng theo mệnh trời. Anh không oán trời, oán đất. Anh đi vào cái chết với tâm hồn thanh thản vì anh đã đền bù những lầm lỗi của quá khứ cuộc đời.

Người thứ ba là anh trộm dữ. Anh lao vào cuộc đời như con thú đang tìm mồi. Cuộc đời anh chỉ tìm hưởng thụ cho bản thân. Vì ham muốn danh lợi thú anh đã sẵn sàng hạ thấp nhân phẩm mình và chà đạp phẩm giá của tha nhân. Anh đang có nhiều toan tính để hưởng thụ. Thế nên, anh không chấp nhận thập giá đến với anh. Anh không chấp nhận kết thúc cuộc đời bằng cái chết bi thảm trên thập giá. Anh đòi quyền sống. Sống để hưởng thụ. Anh nổi loạn vì đời anh còn quá trẻ, còn quá nhiều tham vọng nên anh không thể chấp nhận cái chết đến với mình. Thế nhưng, anh vẫn phải chịu hình phạt vì tội của mình. Công lý đòi buộc anh phải thi hành, dầu anh không muốn. Thập giá làm cho anh đau khổ. Cái chết làm cho anh  nổi loạn. Anh nguyền rủa trời, nguyền rủa đất và xúc phạm cả đến Thầy Giê-su, một con người đang phải chịu cái chết vì đã liên đới với anh. Anh đã chết trong sự hoảng loạn và khổ đau.

Mỗi người chúng ta đang sống một cuộc đời cho chính mình. Mỗi người chúng ta đang đón nhận thập giá với thái độ khác nhau. Có người chấp nhận thập giá để đền tội. Có người chấp nhận thập giá vì lòng yêu mến tha nhân. Và cũng có người đang từ chối thập gía trong cuộc đời.  Hạnh phúc hay đau khổ tuỳ thuộc vào việc chọn lựa sống của chúng ta. Nhưng dù con người có muốn hay không? Thập giá vẫn hiện diện. Thập giá của bổn phận. Thập giá của hy sinh từ bỏ những tham lam bất chính, những ham muốn tội lỗi, những ích kỷ tầm thường. Đón nhận thập giá sẽ mang lại cho ta tâm hồn bình an vì đã sống đúng với bổn phận làm người. Đón nhận thập giá còn là cơ hội để ta đền bù những thiếu sót trong cuộc sống của mình và của tha nhân. Đón nhận thập giá còn là cơ hội để ta tiến tới vinh quang phục sinh với Chúa trên thiên đàng.

Nguyện xin Chúa là Đấng đã vui lòng đón nhận thập giá vì chúng ta, nâng đỡ và giúp chúng ta vác thập giá hằng ngày mà theo Chúa. Xin giúp chúng ta biết sống một cuộc đời hy sinh cao thượng để chúng ta không hối hận vì quá khứ, nhưng luôn bình an vì đã sống chu toàn bổn phận của mình với lòng mến Chúa, yêu người. Amen

Về mục lục

THẬP GIÁ VINH QUANG

“Tự nhiên như ruồi, khách không mời mà đến”, là câu thành ngữ nói tới tình trạng khổ đau đến rất tự nhiên, xóa đi niềm vui, để rồi ta phải phấn đấu, và hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng ! Đúng, thua lỗ, thất bại, lạc đường sai lối, chia tay, vĩnh biệt, nước mắt tràn mi…., làm sao chúng ta có thể né tránh những cụm từ ấy, ai có thể xóa được hết khổ đau trong cuộc đời ? Nếu đau khổ có khả năng giúp cho ý chí ta lớn lên; sung sướng không phải là “vitamin” để ta thành công, sống khỏe, sống vui mãi, hẳn chúng ta cũng nên cân nhắc chứ ?

Là người Kitô hữu, nói đến đau khổ, mọi người đều hiểu đó là thập giá; dù to hay nhỏ, ngắn hay dài, nặng hay nhẹ, muốn hay không, chúng ta đều phải vác thập giá mới đi tới vinh quang. Là người khôn ngoan phải học được sự thật này : rắc rối là tạm thời, thời gian là thuốc bổ, khổ đau là trường huấn luyện. Dân Do Thái bị rắn cắn ở sa mạc, họ thấm thía đau khổ mất mát, họ nhận biết vì lỗi lầm của mình, họ thấy không thể thiếu vị lãnh tụ Môisê, họ thấy cần tình yêu thương và sự tha thứ của Thiên Chúa biết bao.

Em bé chỉ có thể biết đi qua thời gian biết bò, biết đứng; người ta chỉ có thể leo núi khi ở mặt đất đã đi vững vàng. Con đường chinh phục đỉnh Olympia phát sóng hàng tuần lúc 13g trên VTV3, cho thấy bốn thí sinh phải có nhiều kiến thức; phải trải qua 4 phần thi : khởi  động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc, về đích…, không chăm chỉ học tập, thiếu bản lĩnh, sao có thể đoạt vòng nguyệt quế ? Ai nên khôn mà chẳng khốn, có đạt được danh hiệu, mới thấy công sức mình đầu tư là quí, là cần thiết. Đường đi đến thành công, đi tới vinh quang, buộc phải theo qui luật : có gieo có gặt.

Trong thư gởi Philiphê, Thánh Phaolô cho thấy kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa : Một Đức Giêsu xuống thế làm người, qua đau khổ thập giá, chết và sống lại, đó chính là đường tình yêu, đường dẫn mọi người đến với Đức Giêsu là Chúa, là ơn cứu độ. Mỗi chúng ta hôm nay cũng có thể hiểu, Một Thiên Chúa từ bỏ vinh quang, hạ mình làm người là một nghịch lý; Một Đức Giêsu là Thầy là Chúa, nhưng không dùng uy quyền để cứu độ nhân loại, mà lại dùng thập giá sự chết, đó là vấn nạn nếu không có ơn đức tin.

Để giúp chúng ta sống hài hòa giữa thể xác với tâm linh, Thiên Chúa không chỉ bao bọc chở che con người bằng vật chất; nhưng còn ban món quà là Đức Giêsu, Một Đức Giêsu yêu thương đến cùng trên thập giá, để những ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Xưa dân Do Thái vào Đất Hứa phải qua sa mạc đầy gian truân cám dỗ, con rắn đồng được giương cao là dấu chỉ của sự sống cho những ai bị rắn cắn nếu ngước nhìn lên thì được cứu. Nay hành trình vào Đất Hứa, vào Thiên Đàng : đau khổ, thử thách, cám dỗ không hề ít, nếu nhìn lên con rắn đồng cũng không thể cứu ta thoát khỏi sự chết, chỉ khi tin và trông cậy vào Đức Kitô trên Thánh Giá, mới có sự sống.

Có nhiều người vẫn hô vang khẩu hiệu “lao động là vinh quang”, và không ít người chủ trương “còn tiền còn bạc còn đệ tử…”; thực ra chăm chỉ làm việc, để thu về lợi nhuận kinh tế thì không phải là chuyện xấu, nhưng quan niệm có tiền bạc là có tất cả thì không ổn ! Vật chất tiền của không thể mua được tình yêu, không thay đổi được lòng người, sự sung túc không giúp ta sống mãi ở đời này, tiền của không thể hối lộ để có được vinh quang Nước Trời.

Người Kitô hữu chúng ta hôm nay không khỏi thắc mắc tại sao ở sa mạc, khi dân bị rắn cắn, họ nhìn ông Môisê thì vẫn chết, mà nhất thiết cứ phải nhìn lên con rắn đồng mới được cứu sống ? Vì sao hôm nay người giàu sang sung sướng địa vị, tìm đến danh y vẫn không có sự sống đời đời ? Ai có thể giúp chúng ta nghe và hiểu : Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một Người, để tất cả những ai tin vào Con của Người thì không bị hư mất, nhưng được dống đời đời. Con rắn đồng thì cứu dân sống tạm trong một thời gian, Con Thiên Chúa không hứa cứu ta khỏi chết ở đời này, nhưng bảo đảm cho ta sự sống và hạnh phúc đời sau.

Ngày hôm nay, khi mắc bệnh chúng ta tìm đến thầy thuốc để chữa trị phần xác, còn khi linh hồn ta mắc bệnh, liệu ta có tìm đến Đức Giêsu, dù chúng ta vẫn có khái niệm nhìn lên con rắn đồng ở sa mạc và tin vào Con Thiên Chúa ở cây Thánh Giá là lệnh truyền. Ở đời, nếu như thầy thuốc cũng không tự cứu lấy mình khỏi chết, người tài giỏi cũng không tự ban vinh quang cho mình, hẳn người tín hữu cũng hiểu : không ai tự lên thiên đàng, tự mình đạt đến ơn cứu độ, nếu không nhìn lên thập giá Chúa Kitô.

Đức Giêsu đã tự hạ mình vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá; Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu : Đức Kitô là Chúa. Đức Kitô không bắt ai theo Chúa phải hạ mình chịu đóng đinh thập giá, nhưng phải vượt qua đau khổ, tin vào Thánh Giá Chúa, người tín hữu mới có sự sống đời đời. Amen.

Về mục lục

VINH QUANG THẬP GIÁ

Ngày xưa, thập giá là nhục hình ghê rợn nhất dành cho các tử tội. Chúa Giêsu cũng đã phải chịu nhục hình này vì người ta liệt Ngài vào dạng tương tự“dân anh chị khét tiếng” hoặc “tội phạm nguy hiểm”. Nhưng với Đức Kitô, thế cờ bị Ngài đảo ngược, chính thập-giá-khổ-đau đó lại trở thành “đòn bẩy”, làđường tới vinh quang, là lối vào ánh sáng, là vũ khí chiến thắng. Thập giáđược Ngài biến thành biểu tượng cứu độ và là phương cách giải thoát.

Một Saolêđã từng bách hại “tới bến”đối với những ai yêu mến Thánh Giá, nhưng nhờ cú ngã ngựa, bị mù mắt thể lý mà lại sáng mắt tâm linh, rồi trở thành một Phaolô“không giống ai” với niềm ước mong: Ước chi tôi chng hãnh din vđiu gì ngoài thp giáĐc Giêsu Kitô” (Gl 6:14). Việt ngữ thật kỳ diệu: THÁNH GIÁ là cái GIÁđể NÊN THÁNH. Đó làđiều màĐức Giêsu Kitôđã xác định: “Ai không vác thp giá mình mà theo Tôi thì không xng vi Tôi, không th làm môn đ ca Tôi (Mt 10:38; Lc 14:27).

Hơn 1.600 năm sau, ĐGM Pièrre Lambert de la Motte (1624–1679, Hội Thừa Sai Pháp) cũng hóa thành “dị nhân”, không giống ai khi ngài quyết tâm chỉ yêu mến Thánh Giá mà thôi, bằng chứng là ngài đã lập Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam – bắt đầu từ Hải Phòng (Bắc Việt). Xưa cũng như nay, bất cứ ai thích Thánh Giá đều bị coi là“ngược đời” hoặc “điên loạn”. Thế nhưng Đức Kitôđã khuyến cáo chúng ta phải “mình ên vác thập giá mà theo Ngài” (x. Mt 16:24). Thật là“căng” dữ nghen! Quả thật, phải thực sự tin tưởng và can đảm mới có thể bước trên Đường Thập Giá – liên lỉ từng giây phút chứ không chỉ trong thoáng chốc, trong vài ngày hoặc vài tháng.

Thập giá là dụng cụđể xử tử phạm nhân mà người Phênixi đã dùng trước tiên, sau đó người Rôma cũng dùng, nhưng chỉ dùng hình phạt này cho kẻ nô lệ, dân bị trị, những người thấp hèn và những kẻ phạm các tội nặng nhất như trộm cướp, ít khi áp dụng cho công dân Rôma. Về thập giá, nhà hùng biện trứ danh Cicéron (Rôma) đã mô tả là“cực hình ghê rợn vàđộc ác nhất” (crudelissimum et teterrimum supplicium).

Theo nhiều nhà nghiên cứu Kinh Thánh, cây Thánh Giáđược làm bằng gỗ tùng rất nặng, thanh dọc dài 4,5 m, thanh ngang dài 2,5 m, cả Thập Giá nặng khoảng 100 kg. Vác kéo lê thì giảm sức nặng khoảng 30 kg. Như vậy, Chúa Giêsu còn chịu sức nặng 70 kg đè trên thân xác đã yếu ớt vìđòn vọt, vác khệ nệ trên con đường dài 700 m, và Ngài đã phải ngã quỵ 3 lần. Thông thường, khoảng giữa thập giá có một miếng gỗđể tội nhân tì mông vào cho dễđóng đinh, vàđóng mỗi chân một đinh. Ngày nay các nhà kỹ thuật đãđưa miếng gỗđó xuống làm đếđỡ chân và hai chân đóng chụm lại, đó vì tính mỹ thuật – tức làđể nhìn cho “đẹp mắt” mà thôi.

Chúa Giêsu chịu hàm oan vàđau khổ tột cùng trên Chặng Đàng Thánh Giá. Cuộc đời mỗi Kitô hữu cũng là Hành trình Thập Giá, có rất nhiều thứ xấu xa trong mỗi chúng ta để chúng ta phải cố gắng “chết” vì yêu mến Đức Kitô. Hành trình đó là hành trình tửđạo liên lỉ, rất cần ngước nhìn lên Chúa Giêsu bị treo trên Thánh Giá như dân Ít-ra-en xưa ngước nhìn lên conrắn đồng đểđược chữa lành (Ga 3:13-15).

Trình thuật Ds 21:4-9 cho biết: Từ núi Ho, họ lên đường theo đường Biển Sậy, vòng qua lãnh thổÊ-đôm, trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Ít-ra-en mất kiên nhẫn. Họ kêu trách Thiên Chúa vàông Môsê: “Ti sao li đưa chúng tôi ra khi đt Ai-cp, đ chúng tôi chết trong sa mc, mt nơi chng có bánh ăn, chng có nước ung? Chúng tôi đã chán ngy thđăn vô v này. Vì họ cứng đầu cứng cổ, Đức Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Ít-ra-en phải chết.

Ngày nay, chúng ta cũng chẳng hơn gì dân Ít-ra-en xưa, thậm chí còn ngang bướng và tinh vi hơn nhiều. Ca dao Việt Nam nói: “Khi vui chng nh ti ai, Khi nóng thì c trái tai mà s. Có lẽ chúng ta quen “xin – cho” nên cứ mở miệng cầu nguyện là xin này, xin nọ, xin tới tấp, xin đủ thứ, Chúa nghe không kịp mà vẫn bịđầy lỗ tai. Chúa cũng mệt với lũ phàm nhân lắm! Chúng xin được thì cười trừ rồi thôi, xin không được thì quay ngoắt 180 độ, đôi khi còn dám ngang nhiên trách “trời mù” nữa đấy. To gan thật!

Dân xưa ngang ngược đến nỗi bỏ Chúa, đi đúc bò vàng mà tôn thờ. Nhưng họ chịu khổ hết xiết, đành quay về với Chúa. Họđến năn nỉ với ông Môsê: “Chúng tôi đã phm ti, vìđã kêu trách Đc Chúa và kêu trách ông. Xin ông khn cu Đc Chúa đ Người xua đui rn xa chúng tôi. Ông Môsê thương tình mà khẩn cầu Thiên Chúa cho dân thoát ách tai ương. Thiên Chúa giàu lòng thương xót liền nói với ông Môsê: “Ngươi hãy làm mt con rn và treo lên mt cây ct. Tt c nhng ai b rn cn mà nhìn lên con rn đó, sđược sng. Ông Môsê bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Quả thật, hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thìđược cứu sống ngay.

Chúng ta ngày nay có nhiều loại “bò vàng” lắm, đủ cỡ vàđủ kiểu. Chắc hẳn mỗi chúng ta cũng đã có kinh nghiệm “xương máu” về chuyện tôn thờ ngẫu tượng: Mê tiền, ham lợi, ưa “chảnh”, khoái chức, đòi quyền,… Đó là chưa nói đến đắm chìm trong tội lỗi đấy! Chu choa, nhiều kiểu lắm, nhiều dạng lắm, nhiều mức độ lắm! Và cuối cùng, chúng ta gặp đau khổ, đành quay về với Chúa, nhưng rồi chẳng được bao lâu, chúng ta lại như con ngựa quen đường cũ. Thế mà Thiên Chúa vẫn thương xót và tha thứ. Vô cùng may mắn cho chúng ta. Nhưng quả thật, chúng ta không thể nào hiểu nổi lòng thương xót của Ngài!

Tác giả Thánh Vịnh bày tỏ Thánh Ý Chúa từ xưa: “Dân tôi hi, này nghe tôi dy bo, lng tai đón nhn li l ming tôi. M ming ra, tôi s nói đôi li hun d, công bđiu huyn bí thu xa xưa (Tv 78:1-2). Thiên Chúa biết phàm nhân chúng ta là những “hạt bụi nhỏ nhoi” nhưng lại vô cùng kiêu ngạo. Tuy nhiên, Ngài vẫn yêu thương, khuyên nhủ, dỗ dành, chỉ mong chúng ta nhận biết và tôn thờ Ngài là Thiên Chúa toàn năng duy nhất.

Tuy nhiên, phàm nhân chúng ta có cái đầu cứng vàđầy máu kiêu ngạo, khoái đi đường tắt hơn đi đường chính. Nhưng rồi cũng có lúc “giật mình” khi phải đương đầu với đau khổ: “Khi Chúa giết h, h mi đi tìm Chúa, mi tr li và mau mn kiếm Người, mi nh rng: Thiên Chúa là núi đá hn thân, Thiên Chúa Ti Cao làĐng cu chuc h (Tv 78:34-35).

Lúc đau khổ thì tỏ vẻ chân thành hối lỗi, nhưng lúc an bình thì lại thích nổi loạn, nói hay mà làm chẳng ra gì, Thiên Chúa biết chúng ta lọc lừa mà Ngài vẫn xót thương: “Ming h phnh ph Chúa, lưỡi h la di Người; còn lòng d chng chút gì gn bó, chng trung thành gi giao ước ca Người. Nhưng Người vn xót thương, th tha, không tiêu dit, nén gin đã bao ln, chng khơi bùng n khí” (Tv 78:36-38). Nhưng rồi sẽ có ngày Thiên Chúa không còn dành thời gian chờđợi chúng ta sám hối nữa. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại cuối cùng, thời gian thương xót cuối cùng, ai không sám hối và không chân thành tín thác vào Đức Kitô thì hậu quả sẽ thê thảm đời đời!

Thánh nữ Faustina nhận định: “Mi s bt đu bng Lòng Thương Xót ca Ngài và cũng kết thúc bng Lòng Thương Xót ca Ngài. Mi ân sng tuôn chy t Lòng Thương Xót ca Ngài, và nhng gi khc cui cùng đy tràn Lòng Thương Xót ca Ngài. Đng đ ai nghi ng lòng nhân hu ca Thiên Chúa; mc dù ti li ca con người đen ti như màn đêm, Lòng Thương Xót ca Thiên Chúa vn mnh hơn ni đau kh ca chúng ta (Nht Ký, s 1506).

Thánh Phaolô nói: “Đc Giêsu Kitô vn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phi nht quyết duy trìđa v ngang hàng vi Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút b vinh quang mc ly thân nô l, tr nên ging phàm nhân sng như người trn thế. Người li còn h mình, vâng li cho đến ni bng lòng chu chết, chết trên cây thp t (Pl 2:2-8). Trí tuệ và lý luận của chúng ta không thể phân tích để hiểu hết tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, có tất cả những gì cao quý nhất, thế mà Ngài lại bỏ tất cả, thậm chí là thí mạng, để tìm kiếm và cứu chúng ta đem về cho Chúa Cha.

Thánh Phaolô kết luận: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tng ban danh hiu tri vượt trên muôn ngàn danh hiu. Như vy, khi va nghe danh thánh Giêsu, c trên tri dưới đt và trong nơi âm ph, muôn vt phi bái qu; vàđ tôn vinh Thiên Chúa Cha, mi loài phi m ming tuyên xưng rng: “Đc Giêsu Kitô là Chúa (Pl 2:9-11). Ngược lại, ai không chân nhận Đức Giêsu Kitô là Thiên-Chúa-nhập-thể-làm-người thì chắc chắn không được Ngài đưa về Quê Trời vĩnh hằng: “Ai tin vào Con ca Người, thì không b lên án; nhưng k không tin, thì b lên án ri, vìđã không tin vào danh ca Con Mt Thiên Chúa (Ga 3:18). Thánh Gioan đã cho chúng ta biết chắc chắn có sự sống đời đời (x. 1 Ga 5:13).

Thập giá là vinh quang, là chiến thắng, chứ không là thất bại như loài người suy tưởng. Thi sĩ kiêm kịch tác gia Pièrre Corneille (1606-1684, Pháp quốc) đã có nhận xét thú vị và rất đúng: “Chiến đu càng gian nan, khi hoàn càng vinh quang. Thật vậy, cuộc sống cho chúng ta thấy rằng không có niềm hạnh phúc nào mà lại không có dấu vết của sựđau khổ.

Truyện “Hoàng tử và Thanh kiếm” kể thế này: Một hôm, Vua Charles V kêu hoàng tửđến và cho quyền lựa chọn. Trên bàn, nhà vua đặt một thanh kiếm và một triu thiên. Vua cha hỏi: “Con chn cái nào?. Chần chừ một lúc, hoàng tử cầm lấy thanh kiếm. Thấy lạ, vua cha hỏi: “Sao con li chn thanh kiếm?. Hoàng tử cầm thanh kiếm chỉ vào vương miện vàđáp: “Nh thanh kiếm này, con sđược triu thiên kia. Câu chuyện ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa thâm thúy, cho thấy rằng đau kh luôn đi trước hnh phúc.

Một hôm, khi đàm đạo với ông Ni-cô-đê-mô, Chúa Giêsu xác định: “Không ai đã lên tri, ngoi tr Con Người, Đng t tri xung. Nhưông Mô-sêđã giương cao con rn trong sa mc, Con Người cũng s phi được giương cao như vy, đ ai tin vào Người thìđược sng muôn đi (Ga 3:13-15). Chính Chúa Giêsu đã xác định việc tin vào Ngài là mối phúc, vì ai tin Ngài sẽđược lên trời với Ngài.

Và rồi chính Chúa Giêsu lại tiếp tục xác định: “Thiên Chúa yêu thế gian đến ni đã ban Con Mt, đ ai tin vào Con ca Người thì khi phi chết, nhưng được sng muôn đi. Qu vy, Thiên Chúa sai Con ca Người đến thế gian, không phi đ lên án thế gian, nhưng làđ thế gian, nh Con ca Người, màđược cu đ (Ga 3:16-17). Rõ ràng rồi, không còn gì khả nghi nữa. Tuy nhiên, tin Chúa Giêsu thì phải kiên trìđồng hành với Ngài hết chặng đường thập giá: Một nhánh vươn lên trời đưa chúng ta đến với Chúa Cha, qua Đức Giêsu Kitô; một nhánh đưa chúng ta đến với tha nhân, nhất là những người hèn mọn vàđau khổ nhất. Không thể tách rời hai nhánh của thập giá.

Ước gì mỗi chúng ta luôn tâm niệm: THÁNH GIÁ là cái GIÁđể NÊN THÁNH.

Ly Chúa Kitô, chúng con xin tôn vinh Thánh Giá bng cách chp nhn đau kh hng ngày đ vinh danh Thiên Chúa, đ cu các linh hn vàđđn ti ca chúng con. Xin cho chúng con được nên mt vi Ngài trong Mu Nhim Thp Giá. Ngài làĐng hng sinh và hin tr cùng vi Chúa Cha, hip nht vi Chúa Thánh Thn đến muôn đi. Amen.

Về mục lục

NHÌN LÊN THÁNH GIÁ

 Bài đọc 1 sách Dân Số kể chuyện, dân Do thái đi trong sa mạc, họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê rằng : “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? …”. Vì thế, Thiên Chúa đã cho rắn độc bò ra cắn chết nhiều người. Sau đó dân hối lỗi chạy đến với Môsê và ông đã cầu khẩn cùng Chúa. Thiên Chúa thương xót, đã truyền cho Môsê đúc một con rắn đồng treo lên giữa sa mạc, và bất cứ ai, hễ bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng ấy thì được chữa lành.

Bài Tin Mừng, trong cuộc đối thoại với ông Nicôđêmô, Chúa Giêsu khẳng định :“Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.

Lời Chúa trong sách Dân Số và trong Tin Mừng Gioan, qua hình ảnh “Con Rắn”, sẽ đưa chúng ta đi xuyên suốt lịch sử cứu độ, khởi đi từ kinh nghiệm phạm tội trong sa mạc (Ds 21,6), trở về với thời điểm khởi đầu của sự sống (St 3), sau đó đi đến ngôi vị của Đức Kitô (Ga 3,14) và vươn xa tới tận thời cánh chung (Kh 12,7-10).

Dịp hành hương Thánh Địa tháng 5 vừa rồi, chúng tôi có lên núi Nebo bên đất nước Jordanie. Chiêm ngắm tác phẩm điêu khắc Thánh giá theo hình con rắn, biểu tượng cho con rắn đồng ngày xưa được Môsê dựng nên, nhìn về Thánh địa và dâng lễ tại nhà nguyện trên núi.

1. Núi Nebo

Núi Nebo là một dãy núi ở Vương quốc Jordanie, cao khoảng 817m.Cựu ước đã đề cập đến nơi này. Trên núi Nebo, Thiên Chúa đã cho Môsê nhìn về Đất Hứa. Từ đỉnh núi nhìn bao quát bức tranh toàn cảnh về Thánh Địa và thành phố bờ Tây sông Giođan là Giêricô, thậm chí vào một ngày rất đẹp trời người ta có thể nhìn thấy cổ thành Giêrusalem.

Theo chương 34 của sách Đệ Nhị Luật, Môsê đã đi lên núi Nebo từ đồng bằng Môáp đến đỉnh Pisgah đối diện với Giêricô để nhìn về Đất Hứa.Giavê phán với Môsê: Đó là đất Ta đã thề với Abraham, ysaac và Giacop rằng: Ta sẽ ban nó cho dòng giống ngươi! Ta đã cho ngươi thấy tận mắt, nhưng ngươi sẽ không qua đó! . Và Môsê đã chết trong xứ Môab. Người ta đã chôn cất ông trong thung lũng, ở xứ Môab, trước mặt Bet-pơor, nhưng không biết được mộ ông cho đến ngày nay.(Đnl 34,4-6).

Theo truyền thống Kitô giáo, Môsê đã được chôn cất trên núi này, tuy nhiên người ta vẫn không xác định được nơi chôn cất ông. Một vài truyền thống Hồi giáo cũng khẳng định điều tương tự, nhưng ngôi mộ của Môsê thì họ cho là ở Maqam El- Nabi Musa nằm về phía nam cách Giêricô 11 km và về phía đông cách Giêrusalem khoảng 20km trong hoang địa Giuđêa. Các học giả tiếp tục tranh luận xem ngọn núi hiện nay được gọi là là Nebo có phải là ngọn núi ngày xưa được đề cập trong bộ Ngũ kinh của Cựu ước không.

Theo sách Maccabê (2 Mcb, 2,4-7):Tiên tri Giêrêmia đã giấu Nhà tạm và Hòm Bia Giao Ước trong một cái hang trên núi Môsê đã lên và được chiêm ngắm cơ nghiệp của Thiên Chúa.

Ngày 20/03/2000, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến núi Nebo trong cuộc hành hương Thánh địa. Ngàiđã trồng một cây ô liu bên cạnh nhà thờ theo phong cách Byzantine như là một biểu tượng cho hòa bình.

Ngày 9/5/2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đến thăm địa danh này, đọc bài diễn văn ở đây và ngài nhìn về thành Giêrusalem từ đỉnh núi Nebo.

Nghệ sĩ người Ý, Giovanni Fantoni đã thực hiện tác phẩm điêu khắc Thánh giá theo hình con rắn. Đây là biểu tượng cho con rắn đồng ngày xưa được Môsê làm theo lệnh của Chúa để cứu sống người bị rắn cắn (Ds21,4-9) và là thánh giá trên đó Chúa Giêsu bị đóng đinh (Ga3,14) .

Trên đỉnh cao nhất của ngọn núi mang tên Syagha, người ta khám phá ra di tích ngôi nhà thờ và một tu viện vào năm 1933. Ngôi Nhà thờ được xây dựng lần đầu vào nửa bán thế kỷ thứ IV để kỷ niệm nơi Môsê qua đời. Thiết kế nhà thờ theo phong cách một Vương cung Thánh đường. Nó được mở rộng vào cuối bán thế kỷ thứ V và được xây dựng lại năm 597. Ngôi Nhà thờ đầu tiên được nhắc đến trong bản báo cáo về một cuộc hành hương của một người phụ nữ tên Aetheria vào năm 394. Người ta đã tìm thấy 6 ngôi mộ trống rỗng từ những phiến đá tự nhiên nằm dưới sàn khảm đá của nhà thờ.

Trong ngôi nhà nguyện hiện đại được xây dựng để bảo địa danh này và cung cấp nơi thờ phượng, người ta có thể nhìn thấy thấy những di tích của những sàn nhà khảm đá từ nhiều thời kỳ khác nhau. Một trong những bức tranh khảm đá lâu đời nhất là một tấm ghép với những hình chữ thập có viền hiện nay được đặt ở phía đầu Đông của bức tường phía Nam.

2. Tại sao lại treo con rắn ?

Trong trình thuật về Tội Nguyên Tổ (St 3,1-7), lời dụ dỗ của con rắn đã làm cho Evà và Adam nghi ngờ Thiên Chúa : Thiên Chúa nói rằng, ăn trái cây đó thì chắc chắn sẽ chết, nhưng con rắn nói: chẳng chết chóc gì đâu! Tin vào lời con rắn, đồng nghĩa với việc cho rằng Thiên Chúa nói dối ! Đó là cho rằng, Thiên Chúa lừa dối con người, vì Ngài không muốn chia sẻ sự sống của mình; đó là nghĩ rằng, Ngài tạo dựng con người để bỏ mặc con người trong sa mạc cuộc đời và nhất là cho số phận phải chết. Tin vào lời con rắn, chính là bị con rắn cắn vào người, chính là bị nó tiêm nọc đọc vào người. Và hậu quả là tương quan tình yêu giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với con người bị phá vỡ. Hậu quả tất yếu là chết chóc, như Thiên Chúa đã báo trước: Ngày nào ngươi ăn chắc chắn ngươi sẽ phải chếhắc chắn ngươi sẽ phải chết (St 2,17).

Dựa vào trình thuật Vườn Eden, chúng ta hiểu ra rằng, rắn độc mà sách Dân Số nói đến, chính là hình ảnh diễn tả sự nguy hại chết người của thái độ nghi ngờ Thiên Chúa : kế hoạch cứu sống, khi gặp khó khăn lại bị coi là kế hoạch giết chết. Nghi ngờ Thiên Chúa, đó là để cho mình bị rắn cắn, đó là mang nọc độc vào người.

3. Tại sao “Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy” ?

Trong Vương cung Thánh đường Thánh Ambrôsiô ở Milan, có 2 cột đá thật ấn tượng và giàu ý nghĩa;”cột rắn“: một con rắn bằng đồng thời Byzantine vào thế kỷ thứ X được đặt trên đỉnh một cột ngắn,đối diện bên kia có “cột thập giá”.

Bài đọc 1 là “lời tiên báo” của sách Dân Số, một lời tiên báo rất huyền nhiệm về Đấng Cứu Thế, về mầu nhiệm Thâp giá, nơi Đức Kitô là Con Người được “giương cao”. Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu coi cái chết của mình như là một sự tôn vinh, tôn vinh Tình Yêu của Chúa Cha, một Tình Yêu vô bờ bến, một Tình Yêu mãnh liệt đến nỗi Chúa Cha đã ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Người Con thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời (x. Ga 3,16). Đồng thời cũng là tôn vinh Tình Yêu của Chúa Giêsu, một Tình Yêu đã hy sinh mạng sống vì những người mình yêu, là một hy lễ dâng lên Chúa Cha, cũng là sự tự hiến cho loài người chúng ta, trở nên lương thực nuôi sống chúng ta. Chúa Giêsu “chết để cho chúng ta được sống”.

Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu, ngay từ những lời nói đầu tiên đã đặt mầu nhiệm Thập Giá trong tương quan trực tiếp với hình ảnh con rắn biểu tượng của Tội và Sự Dữ : Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.

Một bên là con rắn bị giương cao. Một bên là Đức Kitô được giương cao trên cây thập giá.Trong Cuộc Thương Khó, Đức Kitô sẽ tự nguyện thế chỗ cho con rắn.Theo Thánh Phaolô: Đức Giêsu tự nguyện trở nên “giống như thân xác tội lội” (Rm 8, 3) và Ngài “đồng hóa mình với tội” (2Cr 5, 21 ; Gl 3, 13). Tội có bản chất là ẩn nấp, khó nắm bắt, giống như con rắn, nhưng đã phải hiện ra nguyên hình nơi thân xác nát tan của Đức Kitô : “tội để lộ chân tướng và cho thấy tất cả sức mạnh tội lỗi của nó” (Rm 7,13). Thập Giá Đức Kitô mặc khải cho loài người hình dạng thật của Tội. Chính vì thế mà trong Tin Mừng theo thánh Máccô, Đức Giêsu dạy, (chứ không phải báo trước) cho các môn đệ về cuộc Thương Khó của Người (Mc 8, 31).

Chúng ta được mời gọi nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh trên Thánh giá để nhìn thấy:

– Thân thể nát tan của Người vì roi vọt, kết quả của lòng ghen ghét, của lòng ham muốn, của sự phản bội, của sự bất trung, và của những lời tố cáo, lên án vô cớ, của vụ án gian dối.

– Đầu đội mạo gai của Người, tượng trưng cho những lời nhạo báng, diễu cợt trên ngôi vị; chân tay của Người bị đinh nhọn đâm thủng và ghim vào giá gỗ; hình ảnh này cho thấy con người đã đánh mất nhân tính, và hành động theo thú tính; và cạnh sườn của Người bị đâm thủng, thấu đến con tim. Sự Dữ luôn đi đôi với bạo lực; và bạo lực luôn muốn đi tới tận cùng, là hủy diệt. Nhưng đồng thời cũng ở nơi đây, trên Thập Giá, tình yêu, lòng thương xót, sự thiện, sự hiền lành và cả sự sống nữa, của Thiên Chúa cũng đi tới tận cùng!

4. Tại sao “nhìn lên” có khả năng chữa lành?

Theo lời của Đức Chúa, Môsê đã treo một con rắn bằng đồng lên cột gỗ và ai nhìn lên thì được chữa lành. Hình phạt bị rắn độc cắn là rất nặng nề, còn ơn chữa lành thật nhẹ nhàng: nhìn lên thì được sống.

Nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh: “Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19, 37) với lòng tin chúng ta đón nhận ơn tha thứ và được chữa lành.

Thánh giá Đức Kitô chịu đóng đinh được các giáo phụ gọi là Cây Sự Sống, vì đã mang đến cho nhân loại Sự Sống của Thiên Chúa.

Thánh Giá mang lại cho nhân loại Ơn Tha Thứ của Thiên Chúa. Sự bất tuân của Adam đã mang đến án phạt và sự chết cho toàn thể nhân loại. Thì giờ đây, sự vâng phục củaChúa Giêsu mang lại Ơn Tha Tội của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại (bài đọc 2). Vì tình yêu vâng phục của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha, vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá, Chúa Cha đã tha hết mọi tội lỗi cho nhân loại. Ơn tha thứ đã được ban một cách tràn đầy và cho mọi người, không trừ một ai. Ơn Tha Thứ ấy phát xuất từ Tình Yêu củaThiên Chúa Cha. Tình Yêu lớn hơn tội lỗi. Tình Yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi. ChúaGiêsu chịu đóng đinh và chịu chết trên thập giá biểu lộ Gương Mặt đích thực của Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót.

Thánh Giá mạc khải Tình Yêu của ChúaGiêsu đối với Chúa Cha và đối với nhân loại chúng ta. Chúa Giêsu yêu mến Chúa Cha đến nỗi sẵn sàng hy sinh mọi sự vì Chúa Cha, dâng hiến sự sống mình lên cho Chúa Cha. Thánh Giá cũng biểu lộ Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta: không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ thí mạng sống vì những người mình yêu.

Thánh Giá đã in sâu và gắn chặt với Chúa Giêsu Kitô. Ngay cả sau khi Chúa sống lại vinh quang, các vết thương khổ nạn thập giá vẫn hiển hiện, vẫn không bị xóa nhòa. Thánh Giá Chúa Kitô xuyên qua thời gian và hiện diện trong mỗi giây phút cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy làm thay đổi tất cả.

Nhìn lên Thánh Giá, chúng ta yêu mến và tôn thờ Chúa Cứu Thế.Trong xã hội tiêu thụ và hưởng thụ ngày nay, bóng tối của quyền lực, tiền của, danh vọng, lạc thú đang che mờ bóng thánh giá. Con người đang lao mình vào bóng tối bằng mọi giá. Xã hội hôm nay cần phải được ánh sáng của Thánh Giá soi dẫn. Từ Thánh Giá Ðức Kitô, tình thương chúc phúc thế gian, sự sống chan chứa cho lòng người. Suy tôn Thánh Giá chính là suy tôn tình yêu, sự sống của Chúa Kitô.

Về mục lục

THA THỨ

 Cuộc chiến tranh giữa Palestene và Israel đã diễn ra nhiều thập niên qua nhưng đến nay vẫn chưa có điểm dừng và chưa có giải pháp nào được chấp thuận. Mấy tháng vừa qua, Israel đã trả đũa lại với Palestine bằng hàng loạt cuộc không kích và đạn pháo khiến cho hàng ngàn người chết và rất nhiều nhà cửa bị xụp đổ, dân chúng rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Phải chăng cuộc xung đột này không tìm được giải pháp vì người Israel vẫn còn ảnh hưởng của luật Do Thái ngày xưa cho phép trả thù: Mắt đền mắt, răng đền răng? Vì thế mà bạo lực càng ngày càng gia tăng trên mảnh đất linh thiêng này.

Thưa quý OBACE, Phêrô và các tông đồ ngày xưa cũng ảnh hưởng nặng bởi luật báo thù này, nhưng khi theo Đức Giêsu, các ông được nghe và đón nhận một lề luật mới của Thiên Chúa, đó là đòi buộc yêu thương và tha thứ. Trong đoạn Tin Mừng tuần trước, Chúa Giêsu dạy các ông: Khi anh em lỗi phạm, thì hãy nhắc nhở nó, riêng mình anh với nó mà thôi, nếu nó nghe anh, thì anh đã được một người anh em… Dường như lời dạy này của chúa Giêsu khiến các tông đồ cảm thấy khó thực hiện, vì các ông nghĩ là không ai đủ kiên nhẫn để làm như thế. Vì vậy hôm nay, Phêrô đặt ra cho Chúa Giêsu một câu hỏi: Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải đến bảy lần không? Phêrô muốn nhấn mạnh đến một người anh em cố tình, cố chấp cứ xúc phạm đến mình thì phải xử lý thế nào? Phêrô cũng tự đưa ra một hạn mức, mà theo ông đã là một cố gắng vượt bậc, và đã hơn hẳn nhưng điều của luật cũ: Con có phải tha cho họ đến bảy lần không? Bảy lần, đối với Phêrô quảđã là kiên nhẫn lắm rồi.Nhưng Chúa Giêsu không muốn Phêrô và các tông đồ dừng lại việc tha thứ theo một hạn mức nào, mà Ngài muốn các môn đệ của Ngài phải gỡ bỏ mọi rào cản hạn mức, phải tha hoài, tha mãi và tha thứ vô điều kiện: Thầykhông bảo tha đến bảy lần, mà là đến bảy mươi lần bảy.

Tại sao lại phải tha thứ một cách quảng đại như thế? Vì tha thứ không chỉ dừng lại ở việc bỏ qua những gì người khác đã xúc phạm hay làm tổn thương đến mình, cũng không chỉ đơn giản tuyên bố một lời tha thứ, vì thực tế dù ngoài miệng tuyên bố tha thứ, nhưng trong lòng vẫn còn nuôi giận hờn. Vì vậy, tha thứ phải là xóa bỏ hẳn mọi oán ghét, phải nhìn nhau và đón nhận nhau bằng đôi mắt và tâm hồn hoàn toàn mới, như thể mới gặp nhau lần đầu. Không chỉ dừng lại đó, việc tha thứ còn đòi chúng ta phải đi bước trước, bước đến với người đã làm tổn thương ta và hành động như thể là với những người bạn thân thiết. Sở dĩ Chúa đòi chúng ta phải tha thứ một cách quảng đại vô điều kiện, đến bảy mươi lần bảy như thế là vì khi chúng ta biết tha thứ cho anh em thì Thiên Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta, hay nói ngược lại, vì chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương, tha thứ một cách hết sức quảng đại, nên chúng ta cũng phải tha thứ cho anh chị em mình cách quảng đại như vậy.

Đó là lý do Chúa muốn chúng ta phải tha thứ, và vì thế Chúa đã kể câu chuyện dụ ngôn minh họa cho đòi hỏiđó. Một người mắc nợ nhà vua mười nghìn yến vàng, anh không có gì để trả, anh đã van xin vua cho anh khất lại một kỳ hạn, và nhà vua đã không chỉ cho khất nợ mà còn tha nợ cho anh. Mười ngàn yến vàng là một số tài sản vô cùng lớn so với lương bổng lúc bấy giờ chỉ có một đồng một ngày, thì với khối nợ lớn như thế, chắc chắn người kia sẽ chẳng bao giờ có thể trả nổi. Vây mà người kia chỉ xin khất nợ một thời gian, thì anh lại được chủ tha bổng, xóa nợ vì chạnh lòng thương anh. Thật trớ trêu là khi anh ra ngoài gặp một người bạn chỉ mắc nợ anh một trăm quan tiền, anh đã túm lấy người bạn, bóp cổ siết nợ, cho dù người bạn khốn khổ cũng đã hết lời van xin anh, nhưng anh cũng không tha mà còn tống người bạn ấy vào tù cho đến khi trả hết nợ.Ông chủ đã không chấp nhận cách cư xử như thế nên cho đòi anh đến và trách anh: Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi vì ngươi đã van xin ta, vậy tại sao ngươi không thương xót bạn ngươi như ta đã thương xót ngươi ?

Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta đã nhiều lần làm tổn thương Ngài, xúc phạm đến Ngài, chúng ta cũng đã mang nợ Ngài rất nhiều. Đó là món nợ sự sống, nợ tình yêu thương, đáng lẽ chúng ta phải chết, phải trầm luân đời đời, vậy mà Ngài đã thương tha bổng cho chúng ta, lại còn nhận chúng ta làm con của Ngài, làm em của Chúa Giêsu. Chính vì thế,Thiên Chúa đòi chúng ta cũng phải biết tha thứ cho những người đã xúc phạm hoặc làm tổn thương chúng ta.

Tha thứ không chỉ là trút bỏ một gáng nặng tâm lý trong tâm hồn, mà khi dám quảng đại tha thứ thì chính Thiên Chúa sẽ chữa lành vết thương tâm hồn của chúng ta, ban cho chúng ta niềm vui và sự bình an trong tâm hồn. Thiên Chúa chỉ có thể đến và cư ngụ trong tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản, không còn nuôi dưỡng sự hận thù, ghen ghét. Tác giả sách Huấn Ca còn nhấn mạnh: Thiên Chúa sẽ lắng nghe và nhận lời cầu xin của những kẻ biết quảng đại tha thứ cho anh em, ngược lại, một khi còn nuôi lòng giận ghét anh em mình thì Thiên Chúa sẽ từ chối lời cầu xin của nó.Oán hờn là điều đáng ghê tởm, kẻ nuôi dưỡng sự báo thù thì sẽ chuốc lấy án phạt của Thiên Chúa. Tác giả sách Huấn Ca còn nhắc nhởmỗi chúng ta: Hãy nghĩ đến ngày cuối cùng của mình và nhớ rằng mình sẽ phải hao mòn và phải chết, mà tuân giữ điều Chúa dạy và loại bỏ khỏi mình sự oán hờn. Vì chúng ta không thể ra trước mặt Thiên Chúa mà trên mặt của ta vẫn còn mang dấu vết của sự oán thù.

Theo Thánh Phaolô, chúng ta là những kẻ thuộc về Đức Kitô, vì thế, chúng ta phải sống cho Đức Kitô và sống như Đức Kitô. Tha thứ cho những người cố tình gây tổn thương, xúc phạm đến mình quả là khó, thế nhưng điều đó không có nghĩa là không thể. Chính Đức Giêsu khi bị treo trên thập giá, Ngài đã không chỉ tha thứ cho những người làm hại mình, Ngài còn xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ ấy và còn biện hộ cho những kẻ giết mình là vì chúng lầm không biết. Nếu trên thập giá mà Đức Giêsu không nói lời tha thứ, thì có lẽ lời dạy của Chúa đã giảm giá trị hoặc không thể thực hiện, nhưng Ngài đã tha thứ để làm gương cho chúng ta và để nói cho chúng ta rằng: Khi chúng ta thực sự có một trái tin nhân ái, một cái nhìn yêu thương, một tấm lòng nhân từ quảng đại, thì mỗi người đều có thể tha thứ khi anh em cố tình xúc phạm đến mình. Một khi dám thực hiện đòi buộc tha thứ này, chúng ta sẽ là những người thuộc về Chúa Kitô.

Thưa quý OBACE, trong thực tế, chúng ta vẫn đang chứng kiến sự hận thù, báo thù dường như ngày càng gia tăng từ cấp độ cá nhân, gia đình, đến dòng họ vàquốc gia. Vì thế, các cuộc chiến tranh trả thù, trả đũa đã gây ra bao nhiêu chết chóc, đau khổ cho nhân loại. Người ta còn nhân danh Thiên Chúa, nhân danh tôn giáo để trả thù lẫn nhau, mà người ta gọi lànhững cuộc thánh chiến, không hề có sự khoan dung, tha thứ. Trên bình diện nhỏ hơn, chúng ta cũng có thể chứng kiến mối thù truyền đời giữa dòng họ này sang dòng họ khác, nhóm này và nhóm khác. Trên phim ảnh và báo chí, chúng ta cũng có thể thấy ngay tại Việt Nam, đã không thiếu những cuộc trả thù đẫm máu giữa các băng đảng hay các nhóm làm ăn khác. Từ những thực tế này, nó đang ảnh hưởng rất lớn không chỉ trên thanh thiếu niên, mà cả người lớn, khiến cho con người mất đi sự khoan dung, nhân ái, tha thứ, mà chỉ còn lại ước muốn báo thù, giết chóc.

Sự bất khoan dung, tha thứ cũng đang diễn ra nơi nhiều gia đình. Nhiều trường hợp xô xát giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái dẫn đến việc không nhìn nhận nhau, đưa nhau ra tòa để bỏ vợ từ con, nhiều anh em ruột thịt cũng không nhìn nhau chỉ vì tranh chấp tài sản, họ coi nhau như người dưng nước lã, chưa kể đến mẹ chồng con dâu…. Tất cả nhưng điều đó xảy ra nơi cuộc sống chung, chỉ vì mỗi người còn nuôi trong mình sự tự ái, để cái tôi của mình lấn át, khiến họ không nhận ra sự thật. Nhất là những người này đã để trái tim của mình tuy vẫn đập nhưng nó đã trở nên khô cứng và teo tóp khiến họ không thể mở tâm hồn ra được nữa. Để có thể thay đổi được tình trạng này, mỗi người cần phải thay đổi chính bản thân mình trước, đến với Chúa Giêsu qua Bí Tích Giải tội để cảm nghiệm lòng thương xót và sự tha thứ của Chúa. Hãy đến với Thánh lễ mỗi ngày để được Lời Chúa hướng dẫn, uốn nắn và biến đổi từ suy nghĩ đến hành động; hãy đến với Bí tích Thánh Thể để học cho biết thế nào là tình yêu thương đến nỗi trao ban chính bản thân và con người của mình cho người mình yêu.

Vì sự tự ái, vì máu anh hùng của tuổi trẻ cùng vớifilm ảnh, sách báo khiến cho nhiều bạn trẻ cũng đang để mình rơi vào vòng xoáy của sự trả thù và những cuộc trả thù gần đây hầu hết liên quan đến những người trẻ. Là những bạn trẻ Công Giáo, chúng ta không thể để mình rơi vào vòng xoáy đó, mà mỗi bạn cần phải trở thành người gieo rắc tình yêu thương và lòng nhân ái, sự tha thứ, bao dung. Mỗi người hãy tập để biết tha thứ, thông cảm cho nhau và hãy làm một việc tốt, một việc nhân ái mỗi ngày, thì chúng ta sẽ góp phần làm thay đổi xã hội và thế giới thù hận này,

Xin Chúa ban cho chúng ta một trái tim rộng mở, giúp  mỗi người luôn ý thức mình là môn đệ của Đức Giêsu và phải sống như Đức Giêsu, là luôn thể hiện lòng khoan dung, tha thứ cho tất cả mọi người, dù họ có cố tình xúc phạm, nhục mạ hay gây tổn thương cho ta. Amen.

Về mục lục

GIÁ TRỊ CỤC TẨY

 Có một cậu bé hỏi cha: Tại sao bút chì có tẩy?

Người cha ôn tồn trả lời: để xóa đi những chữ viết sai, viết chưa đẹp hoặc để xóa đi những gì không đúng trên trang viết!

Quả thực, cục tẩy thật cần thiết. Nếu không có nó thì trên trang giấy sẽ bề bộn những gạch xóa lem luốc. Cục tẩy sẽ làm mới lại những gì đã viết lên trang giấy không đúng. Cục tẩy sẽ chỉnh lại những lỗi viết sai hay ẩu thả của chủ nhân.

Cuộc đời con người cũng cần có một cục tẩy.  Một cục tẩy của lòng bao dung và sự tha thứ. Một cục tẩy có khả năng xóa đi những sai lầm của người khác và của chính bản thân ta! Nếu cuộc đời chúng ta không dám sử dụng cục tẩy để xóa đi những bất hòa ghen tương, những hận thú tranh chấp, những lỗi lầm tội lỗi sẽ làm cho những trang giấy cuộc đời nhem nhuốc những dòng gạch và xóa! Muốn cuộc đời mình đẹp thì phải biết xóa đi những gì không đúng, không đẹp để trang giấy cuộc đời rạng rỡ hơn. Nhưng đáng tiếc, có rất nhiều người cho tới lúc tuổi già vẫn để cục tẩy của mình còn nguyên vẹn vì chúng ta ít can đảm xóa đi những hận thù.

Có một lần sau khi giảng về lòng bao dung tha thứ, vị linh mục hỏi các giáo dân của mình ai sẽ sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù. Khoảng một nửa trong số họ giơ tay lên. Chưa hài lòng, ông giảng thêm 20 phút nữa và hỏi lại câu hỏi cũ. 80% giáo dân giơ tay. Vẫn chưa hài lòng, ông giảng thêm 15 phút nữa và lặp lại câu hỏi trên. Nôn nóng về bữa ăn trưa tuyệt vời của ngày chủ nhật, tất cả giáo dân đều đưa tay lên trừ một ông lão.

– Ông Jones, ông không sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù à?

– Tôi không có kẻ thù nào.

– Thật lạ lùng. Thế ông bao nhiêu tuổi rồi?

– 86.

– Ông Jones này, ông hãy vui lòng lên đây và cho mọi người biết bí quyết để một người sống đến 86 tuổi mà không có một kẻ thù nào cả.

Ông lão bước lên phía trước rồi từ từ quay lại:

– Dễ ợt. Chẳng qua là tôi sống lâu hơn chúng nó thôi

Hôm nay Chúa bảo chúng ta phải tha thứ cho nhau không phải là bảy lần mà là bảy mươi lần bảy, nghĩa là rất nhiều và mãi mãi. Nếu chúng ta không tha thứ nghĩa là chúng ta vẫn để cục tẩy còn nguyên vẹn, đó là lý do  khi nhìn vào trang giấy cuộc đời mình thì lắm lem luốt bởi hận thù chua cay. Con người chúng ta “nhân vô thập toàn”. Chúng ta lớn lên trong sự tha thứ của người khác thì chính chúng ta cũng phải học tha thứ cho tha nhân. Thế nên, hãy sống bao dung. Hãy biết tha thứ để cục tẩy của chúng ta mòn dần theo năm tháng, đừng bao giờ để cực tẩy của mình ở mãi trong kho. Bởi vì nếu không sử dụng đến nó cuộc đời của chúng ta sẽ chi chít những vết gạch xóa sau những lần mắc sai lầm! Một tờ giấy như vậy chắc chẳng có gì tốt đẹp phải không?

Chúa Giê-su dạy ta biết tha thứ. Ngài đã sống điều đó. Ngài luôn cảm thông với những lầm lỗi của tha nhân. Ngài dùng tình thương tha thứ để sửa lại lỗi lầm con người. Tình thương ấy Ngài đã mang lại cuộc đời mới cho Gia-kêu, cho Ma-da-lê-na, cho Phao-lô . .  . Ngài đã dùng cục tẩy của sự tha thứ một cách quảng đại. Ngài đã xóa đi những vết nhơ tỗi lỗi của con người. Ngài đã xóa đi những bụi đời trong thân phận yếu đuối của con người. Ngài đã đi đến tận cùng của sự tha thứ là tha cho kẻ đã hành hạ và kết án Ngài.

Là người ky-tô hữu chúng ta phải sống tình thương tha thứ. Tha thứ để sửa đổi anh em. Tha thứ để xóa đi những vết hận thù trong lòng chúng ta. Tha thứ để ta nên hoàn thiện hơn như Cha là Đấng hoàn thiện luôn cho mưa thuận gió hòa trên mọi người.

Tuy nhiên, tha thứ để rồi cũng biết nhìn nhận tội lỗi của bản thân. Không phải bao giờ mình cũng đúng mà có khi chính chúng ta là kẻ gây ra đau khổ cho tha nhân, thế nên, trong nhiều trường hợp chính chúng ta là người cần đến sự tha thứ của người khác.

Có một câu chuyện kể rằng:

A nói với B: “Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm”. B hỏi: “Thế anh có báo cảnh sát không?”. A trả lời: “Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone”.

Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.

Xin cho chúng ta luôn biết hoàn thiện mình như Cha chúng ta. Hoàn thiện con người không làm điều gì tổn thương với tha nhân. Hoàn thiện còn để lòng mình xóa đi những ghen tương, đố kỵ để sống hòa hợp với nhau. Amen

Về mục lục

THƯƠNG YÊU VÀ THÙ HẬN

 Thương yêu làđiều quan trọng nhất vì thương yêu chính làđức mến hoặc đức ái, cần thiết cho cảđời này vàđời sau:“Đc mến không bao gi mt được. Hin nay đc tin, đc cy, đc mến, c ba đu tn ti, nhưng cao trng hơn c làđc mến (1 Cr 13:8 và 13). Thương yêu điều chỉ có thể cảm nhận nhưng không thể chạm vào. Tha thứ là kết quả của thương yêu. Thù hận là không thương yêu.

Ngược với thương yêu là thù hận. Thù hn liên quan ti liThương yêu liên quan tha th. Những mẫu tự T luôn có cái gìđó kỳ diệu, như một sự an bài của Thiên Chúa vậy. Lòng thù hận rất nguy hiểm vàđáng sợ, vì nó tàn phá mọi thứ trong cuộc sống. Sách Huấn Ca nói: “Oán hn và gin d là nhng điu ghê tm, v chuyn đó k ti li có bit tài (Hc 27:30).

Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4:8 và 16) nên Ngài luôn truyền dạy thương yêu, không chấp nhận lòng thù hận: “K báo thù s chuc ly báo thù ca Đc Chúa, ti li nó, Người xem xét tng ly (Hc 28:1).

Sách Huấn Ca vừa khuyên nhủ vừa phân tích vàđặt vấn đề: “Hãy b qua điu sai trái cho k khác thì khi bn cu khn, ti li bn sđược tha. Người vi người c nuôi lòng hn gin, thế mà li xin Đc Chúa cha lành! Nó chng biết thương người đng loi, mà li dám xin tha ti cho mình! Nó ch là người phàm màđ tâm thù hn thì ai s xin tha ti cho nó? (Hc 28:2-5). Có lẽ người ta không thích nghe hoặc nhắc tới câu này vì “chạm” vào điểm nhạy cảm của mình. Thật vậy, người ta là chiên khi ở trong nhà thờ nhưng lại hóa cọp khi ở ngoài nhà thờ. Khi cầu nguyện, người ta có vẻ thành kính lắm, nhìn rất hiền, thế nhưng có khi người ta chỉ giả vờ trước mặt người khác, tỏ ra thành tâm trước mặt Chúa, nhưng khi gặp điều “phật ý” thì họ nổi xung, không khác ảo thuật gia David Coperfield làm biến mất cả toa xe lửa hoặc đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành. Họ cũng là các “siêu nhân”đấy!

Thiên Chúa luôn cảnh báo về việc canh tân đời sống, Đức Mẹ cũng nhắc nhở, nhưng rồi chúng ta chỉ“lưu ý” và“cố gắng” trong những ngày mùa Vọng, mùa Chay, hoặc tuần tĩnh tâm, xong rồi lại quên, “cái tôi” lại tung hoành. Hôm nay, Thiên Chúa lại cảnh báo: Hãy nhđến ngày tn s mà chm dt hn thù, nh mình s phi hao mòn và phi chết mà trung thành gi các điu răn. Hãy nhđến các điu răn màđng oán hn k khác, nhđến giao ước ca Đng Ti Cao mà không chp nht điu lm li (Hc 28:6-7). Nghe đến “tối tăm ba ngày ba đêm” thì cuống cuồng, lo mua nến và mì gói, xong rồi lại chứng nào vẫn tật đấy. Và lời Chúa khuyến cáo với dân Ít-ra-en xưa vẫn còn “nóng hổi” và mang tính “thời sự”đối với chúng ta ngày nay: “Các ngươch cng lòng như ti Mơ-ri-va, như ngày Ma-xa trong sa mc, nơi t ph các ngươi đã tng thách thc và dám th thách Ta, dùđã thy nhng vic Ta làm (Tv 95:8-9).

Chắc hẳn vì biết mình yếu đuối nên tác giả Thánh Vịnh luôn tự nhủ: “Chúc tng Chúa đi, hn tôi hi, toàn thân tôi, hãy chúc tng Thánh Danh! Chúc tng Chúa đi, hn tôi hi,ch khá quên mi ân hu ca Người. Chúa tha cho ngươi muôn ngàn ti li, thương cha lành các bnh tt ngươi, cu ngươi khi chôn vùi đáy huyt, bao bc ngươi bng ân nghĩa vi lượng hi hà” (Tv 103:1-4). Ước gì mỗi chúng ta cũng biết tự nhủ như vậy! Quả thạt, biết bao lần Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta mà không đòi điều kiện gì. Kinh sách đọc nhiều, coi chừng như“vẹt”đấy! Tự nhủ như vậy là tỉnh thức và nhắc nhở vềđức ái, về lòng tha thứ mà Chúa Giêsu đã thường khuyến cáo.

Chúng ta chỉ là phàm nhân, đầu óc “bãđậu” và nhỏ xíu, nghĩ không tới ngọn cây, nên không thể nào hiểu hết tình yêu vô biên của Thiên Chúa: “Chúa là Đng t bi nhân hu, Người chm gin và giàu tình thương, chng trách c luôn luôn, không oán hn mãi mãi. Người không c ti ta mà xét x, không tr báo ta xng vi li lm. Như tri xanh tri cao hơn mt đt, tình Chúa thương k th Người cũng tri cao. Nhưđông đoài cách xa nhau ngàn dm, ti ta đã phm, Chúa cũng ném tht xa ta (Tv 103:8-12). Lòng thương xót của Thiên Chúa trên cả tuyệt vời, nhiệm mầu quáđỗi! Phàm nhân chúng ta chẳng là gì mà vẫn “chảnh”, lúc nào cũng muốn “vùng lên”, chỉ chực nổi loạn mà thôi. Khốn nạn thật, thế mà vẫn tưởng mình “ngon” mới chết chứ. Lạy Chúa tôi!

Vì thế, chúng ta mới phải cố gắng chấn chỉnh cho phù hợp luật Chúa, đúng ý Chúa. Nỗ lực này phải được thực hiện không ngừng, chứ không chỉ cố gắng theo cảm xúc hoặc theo mùa phụng vụ. Không dễ, nhưng phải làm, không làm không được. Đó chính là“từ bỏ mình mà vác thập giá theo Đức Kitô” (Mt 10:37-39; Lc 14:26-27). Thánh Phaolô nói rõ:“Tht vy, không ai trong chúng ta sng cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sng là sng cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vy, dù sng, dù chết, chúng ta vn thuc v Chúa; vìĐc Kitô đã chết và sng li chính làđ làm Chúa k sng cũng như k chết (Rm 14:7-9). Phó thác hoặc tín thác như vậy thì chẳng còn gì phải lo, chẳng cần quan tâm “sự lạ”ở chỗ này hoặc chỗ nọ. Hãy chúý hai phép lạ lớn lao vẫn xảy ra hằng ngày: Không khí và Thánh Thể.

Một hôm, khi Chúa Giêsu nói về việc sửa lỗi cho nhau, ông Phêrôđến gần Đức Giêsu và hỏi: “Thưa Thy, nếu anh em con c xúc phm đến con thì con phi tha đến my ln? Có phby ln không?” (Mt 18:21). Đức Giêsu đáp: “Thy không bo làđến by ln, nhưng làđếby mươi ln by” (Mt 18:22). Khó quá! Một lần thì cũng có thể, hai lần là máu bốc tới chỏm đầu rồi, nói chi đến 49 lần (7 x 7). Thế nhưng muốn là môn đệ của Chúa và muốn làm công dân Nước Trời thì phải vậy, không chỉ tha thứ 49 lần mà phải tha thứ mãi mãi, bất cứ lúc nào, bất cứởđâu, bất cứ với ai, và không còn đếm số lần nữa.

Để chứng minh cụ thể, Chúa Giêsu kể dụ ngôn “tên mắc nợ không biết thương xót” (Mt 18:23-35): Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. Y không có gìđể trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớấy sấp mình xuống bái lạy để xin rộng lòng hoãn nợ và hứa sẽ lo trả hết. Chủ nợ liền chnh lòng thương, cho về và tha luôn món n. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ màđòi nợ. Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ xin rộng lòng hoãn nợ và hứa sẽ lo trả hết. Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủđầu đuôi câu chuyện. Tôn chủ cho đòi y đến và vặn hỏi: “Tên đy tđc ác kia, ta đã tha hết s ny cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phi thương xót đng bn như chính ta đã thương xót ngươi sao?. Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Đó là hệ lụy tất yếu thôi!

Dụ ngôn này cho thấy tương tự cách chúng ta “biến hóa” thường xuyên: HIỀN như CHIÊN khi ở trong nhà thờ, DỮ như CỌP khi ở ngoài nhà thờ. Chính “tên mắc nợ không biết thương xót” kia cũng có thể là chính chúng ta, có thể chúng ta ảo tưởng hoặc cốý không muốn nhận. Nhận biết để sửa sai thì tốt, cố chấp là chết chắc!

Vâng, Chúa Giêsu đã kết luận rạch ròi: “Cha ca Thy trên trcũng sđi x vi anh em như thếnếu mi người trong anh em không hết lòng tha th cho anh em mình (Mt 18:35). Mỗi người đó chính là mỗi chúng ta. Chúa Giêsu nói thẳng với mỗi chúng ta đó. Tương tự, trong Kinh Lạy Cha (Mt 6:9-13; Lc 11:2-4) – lời cầu nguyện được Chúa Giêsu truyền dạy, cũng đề cập vấn đề này: “Xin tha n chúng con NHƯ chúng con cũng tha k có n chúng con. Chữ“như” này có vẻđơn giản nhưng lại chứa đựng cả vấn đề quan trọng và cấp bách. Tại sao cấp bách? Vì chẳng ai biết mình “ra đi” lúc nào. Lá vàng hoặc xanh vẫn có thể lìa cành bất cứ lúc nào. Đó là“ngày tận thế” riêng của mọi người, dù trẻ hoặc già.

Ly Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết tnh thc mà sa đi cách sng, ch không o tưởng. Xin giúp chúng con biết thương xót bng c con người ca chúng con: Con tim, khi óc, đôi tay, ánh mt, c ch, thái đ,… ch không ch bng li nói. Chúng con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu Kitô, Đng cu đ chúng con. Amen.

Về mục lục

THA THỨ, MÙA XUÂN TÌNH YÊU

Văn hào Nga, Lêon Tolstoi kể câu chuyện ngụ ngôn.

Có một người hành khách đến trước cửa nhà một người giàu có để xin bố thí. Nhưng mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Đến một lúc không chịu đựng đựơc những lời van xin đó, thay vì bố thí, người giàu có đã lấy đá ném vào người hành khất. Con người khốn khổ ấy lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: ta sẽ mang hòn đá này cho đến ngày nhà ngươi sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi.

Năm tháng trôi qua, lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất cũng chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu có vào ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng, ông đi theo đoàn người áp giải, tay không rời hòn đá mà người giàu có đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sạch mối nhục hằng đeo đẳng bên mình. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tuỵ đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: tại sao ta phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này giờ đây chỉ là một kẻ khốn khổ như ta mà thôi.

Có hai thứ mùa xuân. Xuân đất trời và xuân tâm hồn. Xuân đất trời, mầm non nẩy lộc, cây cối xanh tươi. Xuân tâm hồn, bình an thanh thản. Người hành khất đã tìm lại mùa xuân tâm hồn. Vì biết tha thứ nên tâm hồn mang nặng hờn căm oán ghét giờ đây đã hồi sinh, nảy mầm. Từ đây, cuộc sống trở nên tươi đẹp. Mới mẻ của mùa xuân tâm hồn con người là sự tha thứ.

Tin Mừng tuần trước, Chúa Giêsu dạy hãy sửa lỗi cho nhau. Tin Mừng tuần này, Chúa dạy hãy tha thứ. Góp ý xây dựng là một nét đẹp của tình yêu. Tha thứ là mùa xuân của tình yêu.

Trang Tin Mừng thuật lại cuộc đàm đạo về ơn tha thứ.

Phêrô đến gần Chúa Giêsu hỏi rằng: Thưa Thầy, nếu anh em con xúc phạm đến con thì con phải tha thứ đến mấy lần? Có phải bảy lần không?. Đối với người Do thái là “quá tam ba bận”. Có tha chỉ tha ba lần thôi, đến lần thứ tư phải trừng phạt. Họ suy luận:Thiên Chúa trừng phạt kẻ ác khi nó lỗi phạm lần thứ tư; người phàm không thể nhân lành hơn Thiên Chúa nên con người không thể tha thứ cho nhau quá ba lần. Trước lời suy luận và giảng dạy như thế của các kinh sư, Phêrô chắc mẫm sẽ được Thầy khen ngợi khi đề nghị tha bảy lần. Vì tha thứ bảy lần là đã gấp đôi truyền thống Do thái và còn cộng thêm một lần nữa. Phêrô đến với Chúa bằng tâm thức của luật dân Chúa đang tuân giữ “Thiên Chúa luôn tha thứ cho người công chính bảy lần” (Cn 24,16). Tha thứ bảy lần là tha thứ có giới hạn. Thế nhưng, câu trả lời của Chúa Giêsu đã làm bàng hoàng người nghe: Không phải chỉ bảy lần nhưng là bảy mươi lần bảy. Tha thứ đến 490 lần. Ở đây không thể hiểu theo nghĩa đen với công thức toán học để tìm ra con số lần phải tha thứ cho anh em mà là tha thứ không giới hạn, tha hoài, tha mãi.

Để các môn đệ hiểu bài học tha thứ không giới hạn này, Chúa Giêsu đã cụ thể hoá bằng câu chuyện. Một người đầy tớ mắc nợ vua mười ngàn nén bạc, có giá trị tương đương một trăm triệu, một số nợ khổng lồ vì một ngày công chỉ một đồng (x. Mt 20,9). Vua ra lệnh bán y, vợ con, tài sản của y để trả nợ. Người đầy tớ liền sấp mình, van lơn xin khất nợ. Nhà vua động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.Tên đầy tớ được tha hết mọi nợ nần, được trả tự do, không còn làm nô lệ nữa. Trớ trêu thay, vừa được tha về, tên đầy tớ gặp một người bạn chỉ mắc nợ y một trăm đồng, một món nợ rất nhỏ so với món nợ khổng lồ y vừa được vua tha bổng, y tóm lấy, bóp cổ đòi trả nợ ngay. Người bạn sấp mình dưới chân y, van lơn xin khất nợ, nhưng y không nghe, bắt bạn tống giam vào ngục. Chuyện chướng tai gai mắt này đến tai vua, vì những người bạn của anh không thể nhắm mắt làm ngơ được. Kết cục, tên đầy tớ ác độc bị vua ra lệnh hành hạ. Kết thúc câu chuyện, Chúa Giêsu khẳng định: “Vậy Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.

Tha thứ cho nhau là điều kiện để được Thiên Chúa tha thứ. Chúa Giêsu cho thấy tính cấp thiết và cần thiết của ơn tha thứ.

– Phải tha thứ vì ai cũng lỗi lầm.

Nhân vô thập toàn”, không ai hoàn hảo cả. Là con người, ai cũng có những sai trái, những lầm lỗi. Xét lại bản thân, sẽ thấy chính mình cũng có nhiều sai trái, lắm khiếm khuyết và lầm lỗi. Vô ý và hữu ý, cố tình và vô tình xúc phạm nhau. Chỉ cần một chút cảm thông, một ít hiểu biết sẽ dễ dàng bỏ qua, không chấp nhất. Người mang nặng oán hờn là người không bao giờ bình an. Như người hành khất mang hòn đá căm hờn mười mấy năm nặng nề. Trong các thứ khổ hạnh, giữa những thứ đắng cay, có một thứ rất cay đắng, đó là thiếu vắng thông cảm, là tâm hồn mang hận thù. Khi thù ai, tâm hồn tôi không còn phẳng lặng. Khi tôi bị người khác thù hận, tôi sống trong đề phòng sợ hãi. Cả hai đều là ngục tối. Cả hai đều đánh mất bình an tâm hồn.

Tha thứ là việc vô cùng khó. Tha thứ vượt qua khả năng tự nhiên của con người, nhất là đối với người Việt Nam chúng ta “sống để bụng, chết đem theo”. Câu nói đó cho thấy người Việt Nam giận dai, thù dai, nhớ dai những xúc phạm của người khác như thế nào. Cần phải tha thứ cho nhau. Thánh Phaolô đã khuyên bảo: “Phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô” (Ep 4,32). Đức Phật cũng dạy lấy ơn trả oán chứ đừng lấy oán trả oán: Lấy oán trả oán, oán chập chùng. Lấy đức trả oán, oán tiêu tan.

– Mỗi người cần được thứ tha.

Mỗi người trong đời có biết bao lỗi lầm. Đời người là một chuỗi những vấp ngã được đan kết với bao thứ tha. Ơn tha thứ như dòng suối chảy vào đời người, nếu bị ngăn lại sẽ thành ao tù, nó sẽ trong lành khi chảy đến anh em. Luật “mắt đền mắt răng đền răng” là luật công bằng, nhưng ơn tha thứ mới đem lại mùa xuân cho cuộc đời. Thánh Phanxicô Assidi cũng đã xác định : vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ.

– Tha thứ để được Chúa thứ tha.

Chúa Giêsu nhấn mạnh điều này rất nhiều lần. Khi dạy kinh Lạy Cha, Chúa mời gọi mỗi người phải hứa tha thứ cho anh em khi xin Người tha thứ lỗi lầm cho mình. Ở cuối kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu căn dặn: Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6,14-15). Thánh Phaolô sống Lời Chúa dạy và đã tha thiết mời gọi: “Anh em hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em, người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau”(Col 3,13).

– Tha thứ là hồng ân của Thiên Chúa.

Trả thù là khuynh hướng nhân loại, tha thứ là hồng ân Thiên Chúa. Quan toà có thể không tha thứ cho tội nhân, nhưng Thiên Chúa luôn tha thứ cho người tội lỗi, nếu họ thực lòng ăn năn hối cải.

Trong lúc đau đớn tột cùng trên thập giá, Chúa Giêsu đã xin Chúa Cha tha thứ cho kẻ bách hại, lăng nhục, cáo gian và đóng đinh Người: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,34).

Thế giới hôm nay đang bị thống trị bởi bạo lực và oán thù. Những cuộc chiến tranh dai dẳng giữa các quốc gia; những hiềm thù giữa các bộ tộc anh em; những xung đột giữa những người khác màu da, khác tôn giáo, khác quan điểm chính trị; những thảm kịch vô phương hàn gắn trong gia đình. Con người để cho hận thù lôi kéo và không sao thoát ra khỏi cái vòng ân oán nghiệt ngã. Cần phải có những người dám chịu thiệt thòi, dám bẻ gãy oán thù bằng tha thứ, dám tin rằng tình thương có thể biến đổi quả tim chai đá của con người. Giáo hội vẫn luôn kêu gọi xây dựng một nền văn minh tình thương, vì chỉ khi ấy trái đất này mới có cơ may tồn tại.

Tha thứ là lời mời gọi duy nhất để tình yêu lớn lên. Tha thứ đem về mùa xuân cho tâm hồn đâm chồi yêu thương, nảy lộc bình an. Chúa đã tha thứ cho Phêrô, tình yêu bùng cháy, Phêrô đã sống hết mình cho sứ vụ Thầy trao. Phaolô đựơc ơn tha thứ, biến đổi cuộc đời, thành sứ giả lừng danh rao truyền Đức Kitô cho thế giới.

Ơn tha thứ làm nên vẻ đẹp của tâm hồn, vẻ đẹp của lòng khoan dung. Thế giới có “Ngày khoan dung quốc tế” (International day of tolerance) do Liên Hiệp Quốc thiết lập vào ngày 16.11.1995. Người khoan dung độ lượng là người không chấp nhất, nhưng thông cảm với những lầm lỗi của kẻ khác. Lòng khoan dung độ lượng được xây dựng trên ý thức về những yếu đuối, về khả năng phạm lỗi của chính bản thân mình, và của người khác. Mình cũng phạm lỗi sao mình lại kết án người khác? Thế giới có ngày khoan dung, người Kitô hữu cần cả đời khoan dung.

Ơn tha thứ làm nên vẻ đẹp của thế giới, một thế giới cảm thông chan hoà, một thế giới chan chứa tình huynh đệ, một thế giới mang vẻ đẹp của dung nhan Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II đã khẳng định điều ấy: Thế giới không thể có hoà bình nếu thiếu sự tha thứ.

Chúa Giêsu vì yêu thương đã hiến dâng chính mình trên hy tế thập giá đễ ban ơn cứu độ cho nhân loại. Với hiến tế Thánh Thể, Người vẫn tiếp tục tuôn đổ ơn cứu độ. Đón nhận Thánh Thể là nguồn sức mạnh, nguồn tình yêu để chúng ta biết tha thứ cho nhau.

Về mục lục