CÁC BÀI SUY NIỆM LỄ HIỂN LINH – Năm B

111

LỄ HIỂN LINH – Năm B

Lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12

 

Mục lục

1. Gọi tên ngày lễ  (Gm. Giuse Vũ Duy Thống)

2. Một cuộc lên đường mới  (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên)

3. Ánh sao đạo đức   (Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt)

4. Chúa Nhật Lễ Hiển Linh  (Lm. Antôn, giáo xứ thánh Giuse, Tulsa )

5. Lý do Chúa làm người  (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

6. Tin và đón nhận Hài Nhi Giêsu là Đấng Kitô (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc)

7. Hãy bừng sáng  (Lm. Giuse Nguyễn Văn Thông)

8. Mục đồng và đạo sĩ  (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

9. Theo ánh sao  (Trầm Thiên Thu)

10. Hiển linh con người được giải thoát  (Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB)

.

 

GỌI TÊN NGÀY LỄ

ĐGM Giuse Vũ Duy Thống

Trong dịp tĩnh tâm Mùa Vọng ở một giáo xứ, có người bạn trẻ đã nêu lên câu hỏi liên quan đến Thánh Lễ hôm nay: “Tại sao ngày nay Phụng Vụ không sử dụng tên gọi lễ Ba Vua nữa? Phải chăng rốt cuộc chẳng có ông vua nào đến viếng Hang đá cả?”.

Câu hỏi ấy trực tiếp về mặt kiến thức, không khó trả lời; nhưng gián tiếp về mặt tâm linh, lại hé mở cho thấy đức tin hôm nay xem ra đang có nhu cầu tìm hiểu. Đã đành, hiểu chưa phải là tin hay chưa hẳn đã tin, nhưng một phần nào cũng góp phần dẫn tới đức tin cho người chưa tin, đào sâu đức tin cho người đã biết, và cũng quan trọng không kém là củng cố sức mạnh cho những niềm tin đang ở trong tình trạng nhạt nhòa.

Niềm tin là một công trình còn phải dựng xây và là một hành trình còn phải tiếp tục. Trên cơ sở ấy, xin đi vào Thánh Lễ hôm nay.

1) Từ tên gọi “lễ Ba Vua”…

Đây là tên gọi quen dùng đối với tín hữu Việt Nam, để chỉ về việc các Đạo sĩ Đông Phương tìm đến Hang đá viếng Chúa Hài Đồng. Gọi là vua vì họ là những bậc quyền quý đến từ phương Đông theo nhãn giới của bài đọc thứ nhất; và xác định con số ba vì có ba sắc dân được nói đến trong Isaia 60, mà cũng vì lễ vật tiến dâng được liệt kê ba món rành rành là vàng, nhũ hương và mộc dược, như chuyện kể của Phúc Âm. Để rồi cứ thế theo truyền thống, Ba Vua đã trở nên tên gọi cho ngày lễ.

Nhưng điều quan trọng không phải là lo xác định họ là vua hay không phải là vua, họ có ba vị hay có thể có nhiều hơn nữa, mà chính là hãy nhìn họ như hình ảnh sống động của tất cả những ai trong đời đã có một lòng khát khao chân thành tìm kiếm Thiên Chúa khởi đi từ những thiện hảo tốt lành, để rồi với sự trợ giúp của ơn thánh, tới lúc Chúa muốn và bằng muôn ngàn cách thế linh động theo sáng kiến của Ngài, họ sẽ được dẫn tới gặp gỡ Đấng họ nỗ lực tìm kiếm.

Dưới cái tên gọi “lễ Ba Vua”, chính là một thiện chí tìm kiếm đức tin. Nhưng cũng dưới tên gọi ấy, trong bối cảnh của trang Tin Mừng, người ta lại còn thấy cả một đối chứng đau lòng. Trong khi dân ngoại từ xa, dẫu chẳng hề biết đến lời hứa để mà hy vọng, chẳng hề có được giao ước để mà tin tưởng, và cũng chẳng hề được dẫn đường bởi lề luật, nhưng lại chân thành tìm kiếm và sẵn sàng vượt qua những chặng đường gian khổ để mà tìm gặp; thì ngược lại, dân Do Thái ở gần, dẫu có tất cả thuận lợi của một truyền thống dài lâu chờ mong Đấng Cứu Thế, lại không mảy may kiếm tìm, và tệ hại hơn nữa, còn xôn xao về chính việc Chúa đến, không phải vì hối hận về việc mình không sẵn sàng, mà vì lo ngại rằng Chúa đến sẽ đặt dấu chấm hết cho cả một cơ chế họ đã bao đời gầy dựng. Không lạ gì nếu cơ chế ấy đã sản sinh ra những khuôn mặt như Hêrôđê!

Hóa ra, Ba Vua tìm Chúa với lễ vật lòng thành, khi về đã thấy mình là những kẻ tin; còn Hêrôđê tìm Chúa với ác tâm tận diệt, mãi mãi sẽ thấy mình chỉ là một bạo chúa.

2) … Đến tên gọi “lễ Hiển Linh”…

Mặc dù tên gọi “lễ Ba Vua” vẫn giữ nguyên giá trị cổ kính, nhưng ngày nay Phụng Vụ thích sử dụng tên gọi “lễ Hiển Linh” hơn, chẳng phải vì tên gọi đó nghe kêu hơn hoặc hiểm hóc hơn, cũng chẳng phải để tránh né những câu hỏi không cần thiết về những chi tiết nhiều khi chỉ làm cho ngày lễ thêm rườm rà; mà thật ra là để làm nổi bật lên ý định mầu nhiệm chung nhất của Thiên Chúa trong Mùa Giáng Sinh. Đó là: Ngài muốn tỏ mình ra cho tất cả mọi người, mọi thời, bất luận họ là ai và ở đâu, miễn là họ biết chân thành kiếm tìm Ngài.

Nếu “Ba Vua” là tên gọi nói lên thiện chí của con người, thì “Hiển Linh” là danh xưng khẳng định hồng ân của Thiên Chúa. Thiện chí thôi, dẫu rất lớn, vẫn chỉ là khởi điểm; nhưng chính hồng ân Hiển Linh mới là kết điểm mở ra những mùa gặp gỡ. Và tới phiên mình, mỗi lần gặp gỡ tại kết điểm hành trình, lại là một khởi điểm mới cho hành trình tìm kiếm mới, với những thiện chí mới nhằm vươn lên những đỉnh cao mới.

Và gặp gỡ như thế là một cuộc đổi đời. Vì thiện chí luôn tìm kiếm hồng ân, mà cũng vì hồng ân luôn đợi chờ một thiện chí biến đổi cuộc đời. Ba Vua gặp Chúa với cả tâm tình được thể hiện qua những lễ vật tiến dâng, họ đã được soi sáng để theo đường khác mà về nhà. Và ở đó sẽ là những cuộc Hiển Linh mới trong đời sống thường ngày.

Gặp ai thì cũng có thể gỡ ra được, nhưng thiện chí con người một khi đã gặp được Thiên Chúa vốn từ bao giờ đã sẵn tỏ mình ra, thì sẽ không thể gỡ ra được nữa. Người ta thành người nhà của Thiên Chúa, và trong mắt nhìn của Phaolô, người ta dẫu xa cũng hóa gần, dẫu lạ cũng nên quen, dẫu gốc gác thế nào đi nữa “cũng cùng được thừa hưởng gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” (bài đọc thứ hai). Hiển Linh chính là tên gọi khác của mầu nhiệm Nhập Thể, của danh xưng Emmanuel và của bốn mùa gặp gỡ.

3) … Để dẫn tới sứ điệp đời sống.

“Lễ Ba Vua” hay “Lễ Hiển Linh”, mỗi tên gọi có những bước nhấn riêng, nhưng rốt cuộc cũng chỉ là một mầu nhiệm gặp gỡ mà Thiên Chúa từ bao thuở đã mở ra cho những kẻ biết kiếm tìm. Thế nên đây không chỉ là một biến cố của ngày đã qua, mà còn là một sứ điệp của ngày hôm nay và cho những ngày sẽ tới. Chúa vẫn tỏ mình, nhưng vấn đề là người ta có thiện chí đến gặp Ngài không.

Hôm qua đã có một nghịch lý là những kẻ đến gặp Chúa đều là những kẻ thành tâm như các mục đồng tại Bêlem, như cụ già Simêon tại Đền Thánh, như những Đạo sĩ hôm nay từ xa đến; còn toàn thể xã hội tôn giáo Do Thái lại hầu như vắng bóng, hay nếu có thì chỉ như một lực cản đáng buồn. Thế đấy! điều tưởng như thuận lợi lại là một cạm bẫy dẫn tới sự thảm bại, còn điều tưởng chừng như bất lợi lại trở nên lợi thế cho việc gặp Chúa. Liệu nghịch lý ấy hôm nay còn có mặt trong đời sống đức tin của cộng đoàn cũng như của mỗi cá nhân?

Trả lời câu hỏi ấy với quyết tâm khởi hành trên con đường mới, thiết tưởng sẽ là một điều tích cực trong Mùa Giáng Sinh. Nhưng điều tích cực hơn của ngày lễ hôm nay không chỉ là sứ điệp hoán cải, mà chính là lời mời gọi mở rộng tấm lòng, mà trân trọng tất cả những người không cùng chia sẻ một niềm tin với mình, bởi lẽ họ cũng có chỗ đứng trong tấm lòng hiển linh của Chúa. Ơn cứu độ là phổ quát. Và nếu nét đặc trưng của lễ Hiển Linh là ánh sao dẫn đường, thì trách nhiệm của những kẻ đã được gặp gỡ Thiên Chúa sẽ không chỉ thu hẹp trong đời sống cá nhân tu thân tích đức, mà còn hướng tới sứ vụ đối với những kẻ lân cận mình. Những chứng tá đức tin cậy mến, những gương sáng đời sống gia đình, những nỗ lực thực thi các giá trị Phúc Âm chính là những ánh sao cụ thể soi đường truyền giáo.

Nếu mỗi kẻ tin là ánh sao, con đường gặp gỡ biết bao sáng ngời, và lời tiên báo của tiên tri Isaia sẽ nên hiện thực hiển linh cho đời.

Tóm lại, khởi đi từ cách hiểu về tên gọi của ngày lễ để dẫn tới đời sống đức tin, đó là chủ đích của những điều chia sẻ trên đây. Nhưng từ hiểu biết đến đức tin, khoảng cách vẫn không nhỏ. Chính Phúc Âm hôm nay là một kinh nghiệm. Xin đừng để kinh nghiệm ấy mãi còn là một nghịch lý không thể vượt qua. Nhưng hãy để kinh nghiệm ấy biến thành những kinh nguyện quyết tâm mở sang cuộc sống mới. Và đó chính là cách gọi tên cụ thể một ngày lễ.

(Trích trong ‘VỚI CẢ TÂM TÌNH’ – Trg. 31)

Về mục lục

 .

MỘT CUỘC LÊN ĐƯỜNG MỚI

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

 Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Belem, những người đầu tiên được đón tiếp Chúa là Đức Maria, Thánh Giuse và các mục đồng chăn chiên. Họ đều là những người Do Thái. Tuy thế, ơn Cứu độ mà Đức Giêsu mang đến cho nhân loại không chỉ dành cho người Do Thái, mà được dành cho tất cả nhân loại trên thế giới. Cuộc viếng thăm của ba nhà đạo sĩ đến từ phương Đông đã nói lên điều đó. Chính vì vậy mà lễ này được gọi là lễ Hiển Linh, tức là Thiên Chúa tỏ mình cho muôn dân. Đây vừa là nỗ lực tìm kiếm của các đạo sĩ, vừa là lời mời gọi của Thiên Chúa gửi đến các ông để các ông đến tôn nhận vương quyền của Đấng Cứu thế. Ngôi sao lạ chính là biểu tượng của lời mời gọi đó.

Nếu trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa thường hiển linh qua bão tố ầm vang hoặc sấm chớp chói lòa, thì đến thời mà tác giả thư Do Thái gọi là “thời sau hết” này, Thiên Chúa lại tỏ mình dưới dạng một hài nhi thơ bé mới sinh, con của một gia đình nghèo nàn không tìm được quán trọ. Qua Hài Nhi Giêsu ở hang đá Belem, Thiên Chúa đã hạ cố thân hành đến gặp gỡ con người. Được thôi thúc bởi ơn trên, các nhà đạo sĩ đã cất công lên đường để tìm kiếm vị Vua mới sinh. Nhờ ánh sao chỉ đường, họ đã vượt đường xa dặm thẳm đến với Belem để thờ lạy Hài Nhi mới sinh. Cũng nhờ ánh sao, các ông đã “nhìn thấy” nơi Hài Nhi này là Đấng Cứu độ. Cuộc gặp gỡ với Hài Nhi Giêsu đã làm họ thỏa mãn và quên hết mệt mỏi của chặng đường dài.

Cuộc tìm kiếm của ba nhà đạo sĩ phần nào phác họa đời sống đức tin của người Kitô hữu chúng ta. Bởi lẽ tin là một cuộc lên đường tìm kiếm liên lỉ, là một chuỗi liên tục những khám phá và những bất ngờ. Những ai nỗ lực tìm kiếm Chúa sẽ gặp được Ngài. Đức tin trước hết đòi chúng ta phải biết chấp nhận những hy sinh. Các nhà đạo sĩ là những người trí thức uyên thâm. Họ đã chấp nhận rời bỏ quê hương lên đường vì nhận ra thông điệp của một ngôi sao. Trong đời sống đức tin, muốn được gặp Chúa, chúng ta cũng phải chấp nhận từ bỏ lối sống không phù hợp với giá trị Tin Mừng. Khi các nhà đạo sĩ bị lạc đường, họ không nản lòng, nhưng kiên trì tìm hiểu để thấy hướng đi cho mình. Mục đích được gặp vị Vua mới sinh đã cho các ông quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Các ông nêu gương cho chúng ta về sự kiên nhẫn và hy vọng. Quả thế, trong hành trình tìm kiếm Chúa, có những lúc chúng ta cảm thấy nản chí vì những thử thách gian nan. Sự kiên trì và cậy trông chắc chắn sẽ giúp ta tìm thấy Chúa và gặp gỡ Ngài.

Chúa vẫn đang ngỏ lời với chúng ta trong Kinh Thánh. Nội dung Kinh Thánh là một câu chuyện tình giữa Thiên Chúa và con người. Muốn tìm kiếm Chúa, ta phải chuyên tâm học hỏi và suy niệm Lời Chúa được ghi lại trong Kinh Thánh. Khi các nhà đạo sĩ cảm thấy đứng trước ngõ cụt của hành trình tìm kiếm vị Vua mới sinh, các ông đã vào Giêrusalem. Ở đây, các chuyên gia đã khảo cứu Kinh Thánh và tìm được lời giải đáp.  Nhờ hướng dẫn trong lời ngôn sứ Mika (x. Mk 5,1), các ông tiếp tục lên đường và cuối cùng đạt được điều nguyện ước của mình. Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường cho chúng ta trên bước đường đời. Chuyên tâm suy niệm và sống Lời Chúa sẽ giúp ta sống thánh thiện trọn lành.

Thiên Chúa là Chúa của muôn loài. Ơn Cứu độ nhờ Đức Giêsu được ban cho hết mọi người, không có ai bị loại trừ. Mọi người đều được quyền đón nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu. Mọi người đều có quyền được tiếp nhận vào gia đình của Thiên Chúa. Nơi người Do Thái xưa kia cũng như nơi số đông người Kitô hữu hôm nay, vẫn tồn tại một quan niệm lệch lạc về giá trị của ơn Cứu độ. Họ nghĩ rằng ơn Cứu độ chỉ dành cho những người ưu tuyển. Vì thế mà họ coi thường những người không cùng tôn giáo với mình. Qua việc Đức Giêsu tỏ mình cho ba nhà đạo sĩ, Thiên Chúa khẳng định tính chất hoàn vũ của ơn Cứu độ. Điều này được diễn tả trong Bài đọc I. Ngôn sứ Isaia được chiêm ngưỡng ngày huy hoàng của Giêrusalem. Ngày ấy, người khắp nơi sẽ tuôn về Thánh Đô. Các dân tộc, các nền văn hóa đều quy hướng về Chúa, các loại sản phẩm tượng trưng cho sự phong phú đang dạng của các dân tộc đều được dâng cho Chúa. Điều mà ngôn sứ Isaia thấy, phần nào đã được thực hiện trong thời đại của Giáo Hội hôm nay. Quả vậy, từ mọi dân tộc, mọi nền văn hóa, danh Thiên Chúa được tôn vinh ca ngợi. Việc lễ Giáng Sinh được cử hành long trọng trên toàn thế giới đã cho thấy sự huy hoàng mà ngôn sứ Isaia đã thị kiến: “Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa trên ngươi (Giêrusalem)… chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi…”. Khắp nơi trên toàn thế giới, các Kitô hữu trong những lễ nghi phụng vụ đều dâng lên Chúa những sản phẩm quý giá của địa phương, để tôn nhận Ngài làm Đấng Sáng Tạo và Chúa tể muôn loài. Việc tôn thờ và dâng tiến của lễ được ba nhà đạo sĩ thực hiện năm xưa, như một nghi lễ mở màn để dẫn tới phụng vụ thánh của ngày hôm nay trên toàn thế giới.

Thiên Chúa là Cha yêu thương. Ngài muốn cứu rỗi mọi người và mọi tạo vật. Đó là điểm nhấn trọng tâm trong giáo huấn của Đức Giêsu. Trong Mùa Giáng Sinh, giống như các đạo sĩ, chúng ta hãy đến thờ lạy vị Vua mới sinh và dâng cho Người tấm lòng đơn sơ chân thành của chúng ta. Hãy tôn nhận Người là Chúa của chúng ta, để rồi việc gặp gỡ Chúa trở nên mối ưu tiên hàng đầu, và như thế, những bận rộn lo toan cuộc đời trần thế  không làm chúng ta nản chí và ngã lòng.

Sau khi gặp gỡ và thờ lạy Chúa Giêsu, ba nhà đạo sĩ đã “đi lối khác mà về xứ mình”. “Đi lối khác” là kết quả của cuộc gặp gỡ với vị Vua mới sinh. “Đi lối khác” cũng là để tránh gặp Hêrôđê đang manh tâm tìm cách xuyên tạc và phủ nhận sự thật. Người tín hữu, sau khi mừng lễ Giáng Sinh cũng cần đi lối khác để về nhà mình, nghĩa là đoạn tuyệt với lối sống cũ còn đầy khuyết điểm, gian tham và ích kỷ. Đó chính là một cuộc lên đường mới để sống đức tin và loan báo Đức Giêsu cho mọi người xung quanh chúng ta.

Về mục lục

 .

ÁNH SÁO ĐẠO ĐỨC

TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

Hôm nay, Ba Vua trên đường tìm đến thờ lạy Chúa Cứu Thế Giáng Sinh. Ba Vua là những người phương xa, không có đạo. Các Ngài tìm đến Chúa theo ánh sáng của ngôi sao lạ. Theo ngôi sao, các Ngài đến được Giêrusalem và được nghe giải nghĩa Thánh Kinh. Theo ngôi sao đưa đường dẫn lối các Ngài đã gặp được Chúa. Ánh sao đã chiếu sáng bầu trời đen tối, giúp các Ngài nhận định được hướng đi. Lời Thánh Kinh là một ánh sao chiếu soi tâm hồn giúp họ sáng lên niềm tin. Nhưng chính Đức Giêsu mới là ngôi sao mai dẫn họ đi vào một con đường mới, con đường chói ngời ngọn lửa đức mến.

Ngày nay có nhiều người đang tìm kiếm Chúa. Nhiều người muốn biết Chúa để theo Chúa. Nhưng họ không biết đường biết hướng. Cũng như Ba Vua, họ cần có những ánh sao soi đường dẫn lối.

Tìm đâu ra ngôi sao xưa đã soi đường cho Ba Vua? Ngày nay, Chúa không dùng ngôi sao xuất hiện trên trời, nhưng muốn mỗi người chúng ta trở thành một vì sao soi dẫn mọi người đến với Chúa.

Là ngôi sao có nghĩa là phải có ánh sáng. Ngôi sao chỉ chiếu sáng khi chính bản thân nó có ánh sáng. Người Kitô hữu chỉ chiếu sáng khi chính cuộc sống của họ mang ánh sáng, phản chiếu ánh sáng nhận tự nơi Thiên Chúa.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng hy vọng. Niềm hy vọng vào ơn cứu độ của Chúa giúp ta vừng bước trên đường lý tưởng. Niềm hy vọng vào một trời mới đất mới cho ta thêm sức mạnh góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Niềm hy vọng vào hạnh phúc thiên đàng giúp ta đánh gía đúng mức của cải vật chất đời này. Hy vọng là ánh sáng làm tươi đẹp con người và cuộc đời.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng tin yêu. Tin yêu Chúa và tin yêu người. Tin yêu để xây dựng một cuộc sống chan hoà tình người. Tin yêu đẻ tha thứ hoà giải. Tin yêu để vượt qua mọi bóng tối thù hận, chia rẽ, bất hoà. Tin yêu là làn ánh sáng ấm áp làm cho thế giới trở nên gần gũi, con người trở nên thân thiện, cuộc đời trở thành đáng yêu đáng mến.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng công bình, bác ái. Niềm hy vọng, niềm tin yêu được chứng minh bằng đời sống công bình, bác ái. Tin Chúa được biểu lộ qua sự công bình trong đời sống. Yêu Chúa được thể hiện qua tình bác ái với tha nhân.

Tất cả những làn ánh sáng nói trên góp lại thành ánh sáng đạo đức. Đắm chìm vào vật chất sẽ khiến con người rơi vào bóng tối tuyệt vọng, không lối thoát. Nghi ngờ con người sẽ khiến cuộc đời chìm vào bóng tối cô đơn. Thiếu công bình bác ái sẽ phủ lên thế giới mới một bóng tối phi nhân, tàn nhẫn. Chỉ có ánh sáng đạo đức mới đủ sức phá tan những bóng tối ấy. Chỉ có ánh sáng đạo đức mới làm cho thế giới thành vui tươi hạnh phúc.

Thế giới đang mong chờ ánh sao dẫn đường. Chúa đang mời gọi chúng ta trở thành một ngôi sao chiếu lên làn ánh sáng đạo đức. Chính qua làn ánh sáng ấy, mọi người sẽ nhận biết và yêu mến Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp con sống xứng đáng là người con của Chúa sự sáng. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

  1. Bạn nghĩ gì về cuộc tìm kiếm của Ba Vua? Bạn có kiên trì tìm Chúa như Ba Vua không?
  2. Bạn nghĩ gì về bổn phận làm chứng cho Chúa? Bạn có mong ước trở thành ngôi sao dẫn đưa mọi người đến với Chúa không?
  3. Đâu là những ánh sáng người Kitô hữu phải có để dẫn người khác tới Chúa? Trong năm mới này, bạn sẽ làm gì để làm chứng cho Chúa?

Về mục lục

 .

CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH

Lm. Antôn, giáo xứ thánh Giuse

Ông bà anh chị em thân mến. Vào khoảng 587 năm trước ngày Chúa Giê-su sinh ra, thành Giê-ru-sa-lem của Do thái đã bị người Ba-bi-lon tàn phá, và nhiều người Do thái bị bắt đi lưu đày làm nô lệ. Năm mươi năm sau đó, người Pê-si-a, hiện nay là I-ran, đã chiếm được Ba-bi-lon và hoàng đế Pê-si-a cho phép người Do thái lưu vong trở về quê hương. Đây là một thời điểm rất khó khăn cho người Do thái, xây dựng lại quê hương sau 50 năm bị tàn phá, đền thờ đã bị hủy diệt. Thành Giê-ru-sa-lem, một thời đã làm cho họ được kiêu hãnh nay là đống gạch vụn. Trong bài đọc 1 hôm nay, ngôn sứ I-sa-i-a cố gắng kêu gọi, thuyết phục và quả quyết với mọi người: Giê-ru-sa-lem sẽ trở thành một thành phố vĩ đại. Ngôn sứ viễn ảnh Giê-ru-sa-lem sẽ là một ngọn ánh sáng cho mọi dân tộc trên thế giới. Mọi người từ khắp nơi sẽ đến thăm viếng, được nuôi nấng và bao phủ bởi vầng ánh sáng hiện diện của Thiên Chúa. Qua bài Tin mừng hôm nay, thánh Mát-thêu đã nhận ra và diễn tả viễn tượng của ngôn sứ thể hiện trong sự sinh ra của Chúa Giê-su, Đấng cứu thế và sự viếng thăm của ba nhà đạo sĩ đến từ phương Đông.

Ông bà anh chị em thân mến. Chúng ta nhận ra nhiều bài học trong câu chuyện của ba nhà đạo sĩ, nhưng tôi xin được chú ý vào 2 điểm hay 2chủ đề rất quan trọng, và rất thân thương của Tin mừng thánh Mát-thêu. Tôi xin đôi ba giây phút của ông bà anh chị em để chia sẻ những chủ để này được thánh Mát-thêu lập đi lập lại nhiều lần trong sách Tin mừng của ngài.

Chủ điểm quan trọng thứ nhất là: Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi. Người Do thái, là dân được Thiên Chúa thương chọn làm dân riêng, tin rằng họ độc quyền chiếm giữ ơn cứu độ. Ba đạo sĩ, là dân ngoại không phải dân được Chúa chọn, nhưng họ là người đại diện cho mọi dân tộc được Thiên Chúa kêu gọi nhận biết Ngài qua Chúa Giê-su. Nếu chúng ta tiếp tục đọc Tin mừng của thánh Mát-thêu, chúng ta sẽ thấy chủ điểm này được tái diễn tả như thế nào. Mặc dù chúng ta thấy Chúa Giê-su chỉ thị cho các tông đồ không được vào lãnh thổ của dân ngoại để rao giảng, chính Chúa Giê-su không ngại chữa lành đứa con của viên đại đội trưởng của dân ngoại. Chính Người còn xác nhận và ngưỡng mộ lòng tin của ông “Ta cũng nói cho các ngươi biết rằng: nhiều người từ phương Đông và phương Tây sẽ đến dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacóp trong Nước Trời. Còn con cái trong nước sẽ bị vứt vào nơi tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” (Mt. 8, 8-17) Trong một đoạn Tin mừng khác, Chúa cũng đã cứu đứa con gái của người đàn bà xứ Ca-na-an sau khi Người thử thách đức tin của bà. (Mt. 15, 21-28) Nhưng trên hết, chủ điểm ơn cứu độ cho muôn người được minh chứng rõ ràng trong đoạn Tin mừng nói về thời điểm trước Chúa về trời, Người nói rằng “Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền dạy các con.” (Mt. 28, 19)

Ông bà anh chị em thân mến. Cuộc thăm viếng và gặp gỡ của ba nhà đạo sĩ cho chúng ta biết Thiên Chúa đã mở cánh cửa của ơn cứu độ cho muôn người, nhưng, và đây là điểm, chủ điểm quan trọng thứ hai mà tôi muốn chia sẻ là: không phải tất cả mọi người tự dưng được cứu rỗi, được vào Nước Thiên Chúa. Câu chuyện của ba nhà đạo sĩ cho chúng ta biết chúng ta phải thành tâm chịu một chút khó nhọc và thời giờ tìm kiếm Chúa mới được vào đời sống vĩnh cửu. Được vào Nước Thiên Chúa không đến với chúng ta một cách tự động, và không đến với chúng ta nếu chúng ta biết đạo, biết đức tin, biết lời Chúa một cách hoàn toàn, nhưng không sống đạo, không sống đức tin và không sống lời Chúa. Ba nhà đạo sĩ đã đi tìm và gặp được Hài Nhi Gie-su sau khi đã vượt qua một cuộc hành trình xa xôi, hằng trăn dặm, và qua rất nhiều những khó khăn, cực nhọc. Họ đã phải tiếp tục ra sức tìm kiếm đến nỗi phải hỏi cả vị vua độc ác và những đại giáo trưởng và luật sĩ Do thái, là những người biết câu trả lời mà không có ý muốn đi tìm kiếm Chúa. Ơn cứu độ và Nước Thiên Chúa được ban cho muôn người, nhưng không phải tất cả mọi người đều chiếm hữu, chỉ những ai muốn và thành tâm tìm kiếm thì mới gặp mà thôi.

Ông bà anh chị em thân mến. Đó là những chủ điểm mà chúng ta thấy, được lập đi lập lại nhiều lần trong giáo huấn của Chúa Giê-su trong sách Tin mừng của thánh Mát-thêu. Thí dụ như ở cuối bài giảng về Phúc thật tám mối, Chúa Giê-su nói với chúng ta rằng những ai nghe lời Người giảng dạy và đem ra thực hành thì giống như người thợ xây nhà trên đá, còn ai không đem ra thực hành thì giống như người xây nhà trên cát sẽ trở thành hoàng tàn. (Mt. 7, 21-29) Và chủ điểm này tiếp tục được lập lại trong nhiều dụ ngôn. Đây là 8 dụ ngôn mà chúng ta thường nghe: 1) dụ ngôn Người gieo hạt giống; 2) dụ ngôn Cỏ lùng và hạt cải; 3) dụ ngôn Kho báu và ngọc quí; 4) dụ ngôn Hai người con làm vườn nho; 5) dụ ngôn Tiệc cưới, người được mời quá bận rộn công việc không tham dự; 6) dụ ngôn những nén bạc, một người không sử dụng, cuối cùng thì bị phạt; 7) dụ ngôn 10 cô trinh nữ, 5 cô sửa soạn chờ đón, và 5 cô khờ dại không sửa soạn, bị loại ngoài cửa; 8) và cuối cùng là dụ ngôn Ngày phán xét chung, chỉ được ghi lại trong Tin mừng thánh Mát-thêu mà thôi.

Ông bà anh chị em thân mến. Lời Chúa hoàn toàn tuyệt đối đối nghịch với văn hóa xã hội tân tiến ngày nay, nhất là trong xã hội chúng ta đang sống, cho rằng tất cả mọi người sẽ được vào Nước Chúa. Câu chuyện của ba nhà đạo sĩ trong bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy, những người thành tâm tìm kiếm Chúa sẽ thấy, nhưng bất hạnh thay, những ai không có ý định hay không thành tâm tìm kiếm thì sẽ không tìm được.

Chúng ta cầu xin Chúa Giê-su Hài Nhi trong máng cỏ khó nghèo, qua lời cầu bầu của Đức Maria và thánh Giuse, giúp sức cho chúng ta không bị những cản trở về vật chất, tiền bạc, giàu có, những cám dỗ, những sự dọa nạt, những lời vu khống hay những lời xấu dèm pha, làm cho chúng ta chán nản trong cuộc hành trình tìm kiếm Chúa. Chúng ta nhận biết phải vượt qua những khó khăn này chúng ta mới tìm được Chúa, và tin rằng sẽ luôn có ánh sáng và ơn lành của Chúa hướng dẫn. Nếu chúng ta thành tâm và trung thành theo ánh sáng lời Chúa hướng dẫn, chúng ta tin sẽ được ơn cứu độ, vì Thiên Chúa đã từ xa xôi sinh xuống trần, chịu những đau khổ và chết trên thập giá cho chúng ta. Giờ đây chúng ta tưởng nhớ đến tình yêu bao la của Chúa trong Thánh lễ chúng ta sắp cử hành.

Về mục lục

 .

LÝ DO CHÚA LÀM NGƯỜI

 Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Có anh chàng trai chẳng hề tin hay nghĩ tưởng gì đến Chúa. Chàng cũng làm ngơ các thánh lễ hằng tuần. Vợ chàng trái lại rất sùng đạo. Nàng cố gắng nuôi dạy con cái thấm nhuần lòng tin vào Chúa, mặc kệ những lời xỏ xiên của người chồng cứng lòng.

Đêm vọng Giáng Sinh, khi nghe vợ con ngỏ ý mời mình đi dự lễ đêm, chàng càu nhàu: “Vô nghĩa! Việc gì Thiên Chúa lại phải hạ mình đến nỗi trở thành phàm nhân sống đời khổ  sở như thế! Nghe như chuyện khôi hài!” 

Vợ con đi rồi, chàng ở nhà một mình. Qua khung cửa sổ, chàng thấy những mảng tuyết đang đổ xuống theo từng đợt gió giật. Nhìn ra khoảnh sân, chàng thấy cả một bầy ngỗng trời ở đâu kéo tới. Chắc hẳn, trên đường xuôi nam, bọn ngỗng gặp bão thành ra lưu lạc chốn này. Chúng như mất hướng, bay lòng vòng quanh quẩn, chắc đang tìm thức ăn và chỗ nào đó kín khuất để tá túc. Chàng bỗng động lòng, nghĩ đến dãy trại sau nhà, nơi được coi là ấm cúng và yên ổn cho chúng tạm trú qua đêm chờ cơn bão tan. Nghĩ thế, chàng mò ra phía sau nhà, đến đầu dãy trại, mở toang cánh cửa lớn ra như để đón chào đàn ngỗng lưu lạc. Thế nhưng, dường như mắt chúng ra như mù loà, không hề nhìn thấy cánh cửa trại đã mở toang hoác, càng không hề biết đến hảo ý của chàng. Chúng cứ tiếp tục bay nhảy vô định, lại chạm vào khung kính, và đụng vào hàng giậu thưa. Càng cố làm cho chúng chú ý đến mình, thì chúng lại càng tỏ ra hoảng sợ chàng, và tản ra xa hơn. Càng cố lùa chúng hướng về phía cửa trại thì chúng lại càng đi sang hướng khác. Thì ra chúng vẫn sợ chàng, vẫn không dám theo chàng, bởi vì chàng đâu phải đồng loại của chúng đâu. Nghĩ thế rồi, chàng bước vào trại, ôm lấy một con ngỗng đang nuôi trong trại, mang ra nhử nhử rồi thả chung với đàn ngỗng trời. Con ngỗng của chàng đã quen thuộc với đường đi lối về, liền lăm lăm đi trở vào cổng trại để trốn giá lạnh mùa đông. Thế là từng con ngỗng trời nối đuôi theo nó, đi dần vào bên trong trại, ấm áp và an toàn.

Như chợt nhận ra điều gì đó, chàng suy nghĩ về lời mình đã càu nhàu với vợ: “Việc gì Thiên Chúa lại phải hạ mình đến nỗi trở thành phàm nhân sống đời khổ sở như thế!”. Rồi chàng bỗng thấy đây không còn là chuyện khôi hài nữa. Lần đầu tiên trong đời, chàng hiểu ý nghĩa của ngày Lễ Giáng Sinh. 

Ngoài trời, bão tuyết đã ngừng, và gió đã lặng. Trong tâm tư chàng, cơn bão hoài nghi cũng biến tan. Có một chút yên lành len lỏi vào tâm hồn chàng. Bỗng dưng, chàng quỳ gối xuống, chắp đôi tay lại. Lời kinh từ thuở tấm bé mà chàng đã được học bỗng nhiên khe khẽ rung trên bờ môi: “Con cám ơn Đức Chúa Trời… đã cho Ngôi Hai xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết vì con…”. 

Thiên Chúa làm người để cho con người làm con Thiên Chúa. Chúa cúi xuống thân phận loài người để dẫn loài người về bến bờ bình yên là hạnh phúc Nước Trời. Đàn ngỗng cần lắm một con ngỗng quen thuộc đường đi lối về mới có thể dẫn cả đàn thoát giông bão hiểm nguy. Ngôi Hai Thiên Chúa đã từ trời xuống trần, thế nên, chỉ mình Ngài mới có thể dẫn con người về với trời cao. Cũng như chiếc phi cơ phải hạ cánh thì mới đưa hành khách bay bổng lên trời. Không có sự xuống thế của Ngôi Hai Thiên Chúa thì không có cuộc về trời của con người.

Nhưng đâu là dấu chỉ về Con Thiên Chúa làm người? Làm sao con người có thể nhận ra đâu là Thiên Chúa qua thân phận con người? Năm xưa, các mục đồng đã nhờ thiên thần loan báo mà biết Con Thiên Chúa hạ sinh. Ba vua từ phương đông đã nhờ ánh sao dẫn đường để tới bái kiến Vua Trời giáng sinh. Chúa Giê-su đã nhờ Gioan để dọn đường và giới thiệu khi người đến.

Thiên Chúa đã làm người và ở cùng chúng ta. Ngài đang cần chúng ta là những mục đồng loan tin Chúa cứu thế hạ sinh. Ngài đang cần niềm tin của chúng ta phải tỏa sáng như ánh sao dẫn lối tha nhân đến với Chúa. Ước mong niềm vui giáng sinh được lan tỏa đến mọi người và mọi nhà nhờ vào ánh sáng niềm tin của chúng ta. Một niềm tin được tỏa sáng qua đời sống thanh thoát khỏi những đam mê tội lỗi, những trào lưu tục hóa đang thống trị thế giới. Một niềm tin trung kiên để từ khước những bổng lộc trần gian để sống trung tín với giới luật của Chúa. Một niềm tin sắt son để luôn lắng nghe và thực thi lời Chúa trong cuộc sống.

Chính nhờ đức tin ấy,lối sống đạo ấy mà chúng ta trở thành ánh sao dẫn lối cho muôn dân tìm gặp và tôn thờ Chúa. Amen

Về mục lục

.

TIN VÀ ĐÓN NHẬN HÀI NHI GIÊSU LÀ ĐẤNG KITÔ

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí – Gp. Xuân Lộc

Lời Thiên Chúa hứa sẽ ban một Đấng Cứu thế đã trở thành niềm tin và hy vọng cho dân Israel. Tuy nhiên, người Do Thái lại mong đợi một Đấng Cứu thế theo ý họ, chứ không muốn một Đấng Cứu thế như Thiên Chúa muốn. Đức Giêsu chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa đã đến trần gian, nhưng những Người Do Thái không chấp nhận Ngài. Họ chỉ nhìn thấy nơi Đức Giêsu là con ông Giuse và bà Maria, tức là chỉ nhìn thấy Đức Giêsu hoàn toàn là con người, chứ không nhìn nhận Ngài là Thiên Chúa và cũng không tin Ngài là Đấng Cứu thế.

Khi Đức Giêsu xuất hiện công khai rao giảng Tin Mừng và kêu gọi sám hối thì đã bị người Do Thái phản đối. Họ cho rằng Chúa Giêsu nói phạm thượng vì Ngài chỉ là con người mà lại dám tuyên bố tha tội. Ngài rao giảng Nước Trời và làm phép lạ thì bị cho là mượn danh ma quỷ để làm. Người Do Thái lúc đó tìm mọi cách để từ chối Đức Giêsu, vì họ không chấp nhận một đấng Mesia hiền lành và khiêm nhường. Họ muốn một đấng Mesia khởi nghĩa cầm quân chiến đấu với người Roma.

Trong khi đó, khi Gioan Tiền hô xuất hiện với tính cách mạnh mẽ thì dân chúng lại lũ lượt kéo đến với ông. Họ hy vọng ông chính là nhà khởi nghĩa, là đấng Mesia. Tuy nhiên, các thượng tế và luật sĩ sau một thời gian theo dõi, nghe ngóng các hoạt động của Gioan thì họ bắt đầu sốt ruột, vì chưa thấy Gioan có dấu hiệu gì là kêu gọi dân chúng khởi nghĩa ; trái lại, ông chỉ kêu gọi mọi người sám hối mà thôi. Các thượng tế và những người Do Thái đã cho người đến đặt vấn đề với Gioan : Ông là ai ? Ông có phải là đấng Kitô không ?

Gioan Tiền hô đã thẳng thắn trả lời để những người Do Thái khỏi ngộ nhận về mình, ông tuyên bố : Tôi không phải là Đấng Kitô. Tôi cũng không phải là ngôn sứ. Tôi chỉ là tiếng kêu trong hoang địa : Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi. Câu trả lời của Gioan cho thấy ông biết rất rõ về bản thân, sứ mạng và vị trí của mình. Ông chỉ là người chuẩn bị cho Đấng Cứu thế chứ ông không phải là Đấng Cứu thế.

Thắc mắc của những người Do Thái trong bài Tin Mừng hôm nay cũng là thắc mắc của các Kitô hữu ở thế kỷ đầu tiên : Vậy tại sao Gioan lại làm phép rửa ? Thánh Gioan cũng đã phần nào phân biệt sự khác nhau giữa phép rửa của Gioan Tiền hô và phép rửa của Đức Kitô sẽ thiết lập sau này : Tôi chỉ rửa anh em trong nước. Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Điều này một lần nữa cho thấy phép rửa của Gioan không thể tẩy xóa được tội lỗi con người, chỉ có phép rửa của Đức Kitô thiết lập sau này, Ngài sẽ rửa nhân loại bằng máu của Ngài và bằng Thánh Thần, mới có thể tẩy rửa tội lỗi nhân loại.

Thưa các bạn, tin và đón nhận Đức Giêsu là Đấng Kitô mãi mãi là một thách thức đòi chúng ta phải vượt qua. Đặc biệt trong bầu khí của mùa Giáng Sinh, việc tin và đón nhận Hài Nhi Giêsu bé nhỏ trong hang đá là Thiên Chúa, là Đấng Kitô, quả là điều không dễ. Thư Gioan trong bài đọc một cho thấy dưới thời của tác giả đã có những người rao giảng một giáo lý khác. Họ từ chối không tin Đức Giêsu là Đấng Kitô. Thánh Gioan quả quyết, những kẻ đó là kẻ dối trá, là những tên phản Kitô và chối từ Thiên Chúa. Một khi đã từ chối Đức Giêsu-Kitô thì cũng từ chối Chúa Cha. Thư Gioan khuyên mọi tín hữu hãy vững tin vào lời giảng dạy của các Tông đồ, lý do là vì mỗi người đã được thanh tẩy trong Thánh Thần và được Chúa Kitô xức dầu ; chúng ta đã là những người thuộc về Đức Kitô, chúng ta là con cái của sự thật.

Ngày nay, vẫn còn nhiều người từ chối tin vào Đức Giêsu. Theo tin của Vietcatholic cho thấy, chiều ngày Giáng Sinh vừa qua, tại quảng trường thánh Phêrô, trong lúc mọi người đang cùng nhau ca hát những bài thánh ca mừng Chúa Giáng sinh, thì có một nhóm người không tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế đã đứng ra phản đối những người ca hát. Một phụ nữa trong nhóm này đã chạy đến hang đá giáng sinh tại quảng trường để bắt cóc tượng Hài Nhi Giêsu. Đội cảnh vệ đã bắt người phụ nữa này. Sự kiện cho thấy, trong lúc chúng ta ca mừng Chúa Giáng Sinh và tuyên xưng Hài nhi Giêsu là Đấng Cứu thế, thì cũng còn có rất nhiều người không tin và còn tìm cách chống lại niềm tin của chúng ta.

Những phong trào phản đối, chống đối đang muốn gây ảnh hưởng trên nhiều Kitô hữu nhằm làm lung lạc đức tin của nhiều người. Người đời đang muốn chống lại đức tin của chúng ta. Họ đang muốn biến ngày lễ Giáng sinh thành một mùa săn tìm hàng giảm giá và là kỳ nghỉ hơn là lễ mừng Con Thiên Chúa giáng trần. Họ tổ chức thật nhiều tụ điểm vui chơi ồn ào, náo nhiệt vào dịp lễ để kéo chúng ta ra khỏi nhà thờ và làm cho mùa giáng sinh chỉ còn là mùa hẹn hò và là những ngày dạo phố mà quên ý nghĩa chính yếu của ngày lễ này.

Việc từ chối Hài Nhi Giêsu là Thiên Chúa cũng xảy ra nơi cộng đoàn và các gia đình, khi người ta chỉ chú trọng đến hình thức bên ngoài với những bữa tiệc say sưa mà không có một tâm tình hay một chỗ nào cho Hài Nhi Giêsu trong tâm hồn mình. Trong đời sống cá nhân, nhiều người nói tin vào Chúa Giêsu là Đấng Cứu thế, nhưng mỗi khi gặp khó khăn, họ lại dễ dàng chạy đến với các thầy bói hơn là cầu nguyện. Nhiều người từ chối Đức Giêsu khi sống đạo hời hợt, không cầu nguyện, không lãnh bí tích, không đến với Chúa, không tham dự việc thờ phượng Chúa. Nhiều người có thể dễ dàng tin vào một bài báo, nhưng lại không tin Lời Chúa dạy.

Chúng ta cũng trở thành kẻ không tin Chúa Giêsu là Đấng Cứu thế khi chúng để Ngài đứng bên ngoài cuộc đời mình, không để cho Ngài chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cũng sẽ thành những kẻ không tin khi chúng ta từ chối đón nhận sự yêu thương, tha thứ và ơn cứu độ của Ngài.

Xin Chúa cho chúng ta luôn xác tín một cách mạnh mẽ và chắc chắn vào Chúa Giêsu là Đấng Cứu độ duy nhất mà Thiên Chúa ban cho nhân loại, để nhờ tin mà chúng ta đón nhận được ơn cứu độ Chúa ban cho chúng ta. Amen.

Về mục lục

 .

HÃY BỪNG SÁNG

Lm. Giuse Nguyễn Văn Thông

Kitô giáo là tôn giáo mặc khải, nghĩa là Thiên Chúa tự tỏ mình ra cho con người biết Ngài là ai và Ngài muốn gì. Kitô giáo không phải do con người thiết lập, mà là do ý định của Thiên Chúa từ thuở đời đời. Trong thời gian và bằng những cách thức khác nhau, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho dân được tuyển chọn và qua dân này Ngài tỏ mình ra cho muôn dân. Thiên Chúa muốn mặc khải mình cách trọn vẹn nơi Con Chúa nhập thể làm người. Lễ Hiển Linh ghi nhớ dấu ấn quan trọng Ngôi Lời nhập thể tỏ mình ra cho dân ngoại nhờ ánh sáng của ngôi sao dẫn đường.

Ánh sáng thật là chính Thiên Chúa và cũng là vinh quang của Ngài. Ánh sáng và vinh quang ấy chiếu tỏa trên thành đô Giêrusalem của Israen để làm cho dân này bừng sáng lên. Từ trên cao của thành đô Giêrusalem, ánh sáng ấy bừng lên và chiếu tỏa xung quanh. Thế là từ tứ phía, người ta tập hợp kéo về: con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông. Cùng với đoàn người nô nức đổ về Giêrusalem, thì nguồn giàu sang từ biển cả sẽ đổ về và của cải muôn dân nước sẽ tràn đến với thành đô. Nhờ ánh sáng của Giêrusalem mà muôn người tiến về bên Chúa và nhận biết vinh quang Ngài, đồng thời mang theo lễ vật dâng tiến Ngài (Bài đọc I).

Thực ra hình ảnh lý tưởng trên chỉ diễn tả khát vọng của vị ngôn sứ và kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa. Kế hoạch ấy đã được Thiên Chúa thực hiện một cách bất ngờ là dùng ánh sao soi dẫn các nhà đạo sĩ Phương Đông lên đường để thờ lạy Hài Nhi Giêsu như Tin Mừng hôm nay thuật lại. Tác giả Matthêu đã thể hiện một chút xót xa khi thuật lại rằng, đáng lẽ Giêrusalem phải bừng sáng lên như lời ngôn sứ Isaia, thì ngôi sao dẫn đường lại vụt tắt khi đến thành đô. Israen là dân tộc nắm giữ lời hứa của Thiên Chúa, nên phải là những người trước tiên đi đến thờ lạy Đấng Cứu Thế, thì họ lại dửng dưng, trong khi các đạo sĩ lặn lội từ Phương Đông đường xa dặm thẳm. Giêrusalem không bừng sáng thì Thiên Chúa đã dùng ánh sáng của ngôi sao để dẫn đường cho dân ngoại. Các đạo sĩ là những người chân thành và lòng tin của họ thật mạnh mẽ. Trẻ Giêsu bình thường như bao trẻ em con nhà nghèo khác, vậy mà họ tin Người là Đức Vua dân Do thái, Đấng Cứu Thế mới hạ sinh. Họ sấp mình thờ lạy Người và dâng cho Người vàng, nhũ hương và mộc dược.

Viết thư cho giáo hữu Êphêsô, thánh Phaolô nói rằng, theo kế hoạch của Thiên Chúa: trong Đức Giêsu Kitô và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa. Thánh tông đồ bảo kế hoạch ấy trước đây được giữ kín, nhưng nay Thiên Chúa mặc khải cho ngài biết (Bài đọc II). Vì thế, như một người được Thiên Chúa chính thức ủy thác, thánh nhân đã không quản hy sinh gian khổ và hiểm nguy để lên đường đi đến với dân ngoại, loan báo cho họ biết về kế hoạch của Thiên Chúa. Dân ngoại đã hân hoan đón nhận Đức Tin, hàng loạt các giáo đoàn được thiết lập. Hơn ai hết, ngài xứng đáng nhận danh hiệu tông đồ dân ngoại.

Trước đây chúng ta là dân ngoại, bị mây mù phủ lấp và bóng tối bao trùm, nhưng ánh vinh quang của Chúa đã chiếu tỏa trên chúng ta nhờ những vì sao sáng là các nhà truyền giáo, và nay chúng ta đã có ánh sáng Đức Tin soi tỏ. Giờ đây chúng ta cũng có sứ mạng bừng sáng lên để soi đường dẫn lối cho dân ngoại tìm về Đấng Cứu Thế. Hôm nay đây dân ngoại là đồng bào lương dân sống quanh ta, là đồng nghiệp nơi công sở chưa bao giờ nghe nói về Chúa, là người ngồi cạnh ta trên một chuyến tàu… Hãy bừng sáng lên, hãy trở thành một ngôi sao mới để mọi người nhìn thấy ánh sáng của nó mà đến thờ lạy Chúa Giêsu như các đạo sĩ xưa.

Lạy Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là ánh sáng muôn ngàn đời rực rỡ, xin chiếu giãi ánh sáng của Chúa trên chúng con, để chúng con có thể tỏa ánh sáng ấy trong cuộc đời, nhờ đó mà muôn người đón nhận ánh sáng Đức Tin và được hưởng ơn cứu độ. Amen.

Về mục lục

 .

MỤC ĐỒNG VÀ ĐẠO SĨ

 Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Chu kỳ Giáng Sinh gồm Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh. Phụng vụ cử hành việc Thiên Chúa tỏ mình cho nhân loại. Hai biến cố quan trọng cũng là hai lễ lớn của chu kỳ là Lễ Giáng Sinh và Lễ Hiển Linh.

Lễ Giáng Sinh, Thiên Chúa tỏ mình cho dân Do thái. Lễ Hiển Linh, Thiên Chúa tỏ mình cho dân ngoại.

Gaspar, Melchior và Balthasas là ba nhà đạo sĩ nổi tiếng ở Ðông phương được mệnh danh là con của các vì sao sáng, huyền phái của khoa học vũ trụ. Họ đã theo ngôi sao lạ đến Bêlem, xứ Giuđêa để thờ lạy Ðấng Cứu Thế. Họ đã dâng cho Hài Nhi vàng, nhũ hương và mộc dược.

Chỉ có hai hạng người đã được diễm phúc gặp gỡ Hài Nhi Giêsu nơi máng cỏ Bêlem. Đó là các mục đồng và những nhà đạo sĩ.

Ðức Cha Fulton Sheen, nhà giảng thuyết lừng danh đã gọi họ những người đơn sơ và những người thông thái.

Khi các mục đồng canh giữ chiên ở ngọn đồi Bêlem, họ bỡ ngỡ vì vẽ đẹp của thiên thần: Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Ðấng cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành của vua Ðavit, Người là Ðấng Kitô Ðức Chúa (Lc 2,10-12). Còn các đạo sĩ ở bên kia xứ Mêđia và Batư nghiên cứu bầu trời đã thấy một ngôi sao chiếu sáng như chiếc đèn của nhà tạm vũ trụ, điện thờ của Thiên Chúa. Họ theo ánh sao tìm đến hang đá tìm gặp Hài Nhi.

Như những cánh bướm bị thu hút bởi ngọn lửa, các mục đồng và các đạo sĩ tiến đến ngai vàng chỉ là một hang đá, đến với Thiên Chúa chỉ là một Hài Nhi. Thiên Chúa Hài Nhi ngước nhìn từ máng cỏ chỉ thấy hai hạng người tìm gặp Ngài và chỉ duy họ tìm gặp Ngài cho đến tận cùng thời gian. Ðó là các mục đồng và các đạo sĩ, những người đơn sơ và những người thông thái.

Các mục đồng là những người đơn sơ. Họ chẳng biết gì tới chính trị, văn chương, nghệ thuật. Họ chỉ biết hai điều quan trong là Thiên Chúa ở trên họ và họ ở giữa đoàn chiên. Ðêm hôm đó bầu trời rộng mở để loan báo Tin mừng. Thiên Thần cho biết, Ðấng họ nóng lòng chờ đợi vừa sinh ra trong hang đá Bêlem nhỏ bé. Họ đã tìm và gặp Ðấng Chăn Chiên của họ.

Các đạo sĩ tìm gặp Ðấng Cứu Thế là những người thông thái. Họ không là những vua chúa. Họ không phải là những người nghiên cứu nông cạn mà là những bậc thầy hoàng vương, những nhà tinh thông về vũ trụ và họ đã khám phá ra một ngôi sao lạ. Ðối với khoa học và tôn giáo họ được liệt vào hàng đầu trong nước của họ. Các vua chúa bàn hỏi với họ trước khi xuất chinh. Các nông dân hỏi ý kiến họ trước khi trồng tỉa. Hàng ngàn người đã thấy ngôi sao, nhưng sự uyên bác của ba đạo sĩ làm cho họ lên đường khám phá. Chính nhà bác học Newton đã thốt lên khi quan sát vũ trụ: Tôi thấy Thiên Chúa đi qua kính viễn vọng của tôi. Ðối với kẻ kiêu ngạo, tự phụ, ngôi sao chỉ là ngôi sao, nhưng đối với người thông thái đó là một dấu chỉ thời đại, một tác phẩm của Thiên Chúa. Thế nên các đạo sĩ đã đi theo ánh sáng ngôi sao với bao gian lao, đầy mạo hiểm. Ðến nơi, mặc phẩm phục và quỳ trên nệm rơm, các đạo sĩ chiêm ngắm một trẻ sơ sinh chưa thể hỏi han hay đối đáp được điều gì. Họ tiến dâng Ngài tặng phẩm và tâm hồn để chứng tỏ sự thần phục của thế gian. Tặng phẩm là vàng, nhũ hương, mộc dược. Vàng, vì Hài Nhi sẽ là vua. Nhũ hương, vì Ngài sẽ là Tư Tế. Mộc dược, vì Ngài sẽ chết như mọi người. Các Ðạo sĩ đã tìm gặp được Ðấng khôn ngoan.

Chỉ có các mục đồng và các đạo sĩ đã tìm gặp được Ðấng Cứu Thế. Trong khi đó các người nổi nang trong đạo Do thái không gặp được Ngài. Bởi lẽ: “Các luật sĩ chỉ thao thức về lề luật. Các thượng tế chỉ nhạy bén về đền thờ. Các kỳ lão chỉ lo lắng về truyền thống. Hêrôđê cũng là con người tìm tòi, ông đã cặn kẽ điều tra nơi Hài Nhi ở, không phải để đến thờ lạy mà tìm cách hủy diệt. Loại người nào cũng tự mãn trong những cơ chế phức tạp cứng nhắc” (Ðức Cha Bùi Tuần).

Thời nay cũng thế, đầy dẫy những triết gia, những nhà khoa học, những người vô thần theo thuyết bất khả tri…nhưng không ai trong họ đã nhìn thấy một thiên thần hay ánh sáng một ngôi sao. Dòng dõi của những Hêrôđê kiêu ngạo cho tới thời nay đã không tìm thấy Thiên Chúa vì họ muốn dùng lý trí để nắm bắt siêu việt. Họ quá phức tạp nên không hiểu lời xác quyết đơn sơ của các mục đồng, quá đầy kiến thức khoa học để lãnh hội chân lý do các đạo sĩ đem đến. Dòng dõi này che đậy tính kiêu ngạo và đi tới chỗ coi Giáo hội là một thể chế đã lỗi thời cần loại bỏ.

Ðiều kiện tiên quyết để gặp được Thiên Chúa, đó là lòng khiêm nhường, chung cho cả người đơn sơ lẫn người thông thái. Những tâm hồn đơn sơ như các mục đồng mới gặp được Thiên Chúa bởi họ ý thức mình không biết gì cả. Những người thông thái đích thực như các đạo sĩ gặp được Thiên Chúa bởi vì họ ý thức mình không biết gì cả.

Chúa Giêsu không sinh ra ở giữa trời, nơi người ta có thể đứng thẳng. Ngài đã Giáng sinh trong hang đá, nơi người ta phải cúi mình để đi vào. Ðó là một cử chỉ khiêm nhường. Các mục đồng và các đạo sĩ đủ đơn sơ để nghiêng mình xuống. Khi làm như vậy, họ thấy mình ở trong hang đá. Tại đó, một người nữ diễm lệ, đầu đội mặt trời, chân đạp mặt trăng và đôi tay ẵm lấy Hài Nhi, Ðấng dùng những ngón tay bé nhỏ của mình nâng đỡ trái đất. Khi các mục đồng và các đạo sĩ quỳ gối, có lẽ các đạo sĩ ghen với các Mục đồng vì con đường của các mục đồng ngắn hơn, họ tìm thấy sự khôn ngoan là chính Thiên Chúa mau hơn.

Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo cả nhân loại đến với Con Một của Ngài là Ðức Giêsu Kitô. Ngài vẫn không ngừng cho những ánh sao dẫn đường. Không phải là ánh sao trên trời cao mà là ánh sáng Ngài gieo vào lòng người. Mỗi người cần phải trung thành với ánh sáng đó, dấn bước trên hành trình đức tin đầy mạo hiểm của mình.

Các Thượng tế, các kinh sư thông hiểu Thánh kinh, họ cắt nghĩa cho Hêrôđê rất hay nhưng họ vẫn ngồi yên tại chỗ. Họ tìm Ðấng Thiên Sai trong Thánh Kinh, nhưng không nhận ra Người trong thực tế vì Người không phù hợp với những quan điểm cố định của họ.

Những tâm hồn đơn sơ như các mục đồng, những tâm hồn cởi mở khao khát chân lý như các đạo sĩ lại được hạnh phúc nhận biết Người.

Thiên Chúa vẫn tiếp tục tỏ mình cho thế giới qua các dấu chỉ tự nhiên của trời đất, của lịch sử, qua Thánh kinh, qua Giáo hội, qua các Bí tích, qua cuộc sống hàng ngày. Ðể gặp Ngài, chúng ta cần có lòng khiêm nhường. Nhờ sự gặp gỡ này, mỗi người sẽ trở nên ánh sao dẫn lối cho nhiều người nhận biết và yêu mến Chúa.

Về mục lục

 .

THEO ÁNH SAO

 Trầm Thiên Thu

Ngày nay gọi là lễ Hiển Linh, ngày xưa gọi là lễ Ba Vua. Thực ra không chỉ có 3 người mà nhiều người, họ không phải là những Quốc vương mà là các đạo sĩ, các nhà thông thái, các chiêm tinh gia, họ từ Đông phương xa lắc xa lơ đi theo dấu Ánh Sao Lạ dẫn đường đến Belem để diện kiến chính Vương Nhi Giêsu và Song Thân của Ngài. Ngôi Hai đã hóa thành nhục thể, làm người để chia ngọt sẻ bùi với thân phận con người của chúng ta. Quả thật, đó là “độc chiêu” mà Chúa dùng để tỏ mình ra cho muôn dân.

TÌM CHÚA

Thiên Chúa Cha đã hứa ban Ngôi Con từ mấy ngàn năm trước và nay đã hiện thực đúng lời hứa đó: Ngôi Hai làm người.

Chúng ta là những người nô lệ tội lỗi, nhưng “nô tì kiếp” của chúng ta được Đức Giêsu đến tháo gỡ mọi gông cùm của tội lỗi, được thừa nhận là con của Thiên Chúa, vì thế ngôn sứ Isaia kêu gọi: “Đng lên, bng sáng lên! Vì ánh sáng ca ngươi đến ri. Vinh quang ca Đc Chúa như bình minh chiếu to trên ngươi. Kìa bóng ti bao trùm mt đt, và mây mù ph lp chư dân; còn trên ngươi, Đc Chúa như bình minh chiếu to, vinh quang Người xut hin trên ngươi (Is 60:1-2).

Thật hạnh phúc biết bao! Chúng ta không chỉ được giải thoát và trở nên con cái Thiên Chúa, mà chúng ta còn được Ngài quan tâm, chăm sóc và nâng niu: “Con trai t phương xa ti, con gái được m bên hông (Is 60:4). Thế nên chúng ta không thể không vui cười hớn hở, mặt mày rạng rỡ, cõi lòng rạo rực, vui như ngày hội và vui như tết.

Hài Nhi sinh ra nơi hang chiên lừa hôi tanh trong đêm tối ở cánh đồng hoang vu Belem kia lại chính là Tân Vương Nhi, là Thái Tử của Thiên Hoàng. Ngài đến để giao hòa đất với trời, đồng thời cũng để “xét xử dân Ngài theo công lý, và bênh vực quyền lợi kẻ nghèo hèn” (Tv 72:6). Các vua chúa trần gian được tiền hô hậu ủng, kẻ hầu người hạ, nhưng Ông Vua Nghèo Giêsu lại đến đ phc v chứ không được ai phục vụ, Ngài “đến không để kêu gọi người công chính mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn” (Lc 5:32), Ngài “đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19:9), và Ngài “đến để cho con người được sống dồi dào” (Ga 10:10). Cách làm của Vua Nghèo quá “ngược đời”, nhân loại không thể hiểu hết, thậm chí là không muốn hiểu! Tại sao? Vì Chúa biết tỏng tư tưởng chúng ta thế nào, như Ngài đã nói “toạc móng heo”: “Tư tưởng ca Tôi không phi là tư tưởng ca quý v, và đường li ca quý v không phi là đường li ca Tôi (Is 55:8).

Thế nhưng triều đại của Vua Nghèo lại “đua nở hoa công lý và thái bình thịnh trị tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn” (Tv 72:7), để rồi “mọi quân vương phủ phục trước bệ rồng, muôn dân nước thảy đều phụng sự” (Tv 72:11). Ngài là Vua các vua, là Chúa các chúa, nhưng Ngài vô cùng nhân từ, Ngài luôn theo sát đng bào, Ngài luôn tn ty vi đám dân nghèo, Ngài cương quyết bo v công lý, bo v s tht. Ngài không chỉ tay năm ngón, Ngài trực ngôn và hành động để “giải thoát bần dân kêu khổ và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương, chạnh lòng thương ai bé nhỏ khó nghèo. Mạng sống dân nghèo, Ngài ra tay tế độ” (Tv 72:12-13).

Các nhà hiền triết từ Đông phương thấy Ánh Sao Lạ, họ biết có một “dị nhân” vừa xuất hiện, thế là họ không quản ngại đường xa hiểm trở, mau mắn và quyết tâm lên đường tìm cho ra “dị nhân” kia. Và ánh sao dẫn đường đã dừng lại trên một hang chiên lừa hẻo lánh bốc mùi hôi tanh.

Thấy vậy, nếu là chúng ta, chưa chắc đã bước vào, thậm chí có thể kéo nhau quay về cho nhanh, thậm chí có thể “chạy mất dép” chứ chẳng chơi đâu! Các đạo sĩ là những người không chỉ thông thái, có học thức, mà còn giàu có nữa. Họ thấy Bé Giêsu oe oe ngọ nguậy trong máng cỏ, bên cạnh chỉ có hai Cô Chú “nhìn thấy thương”, nghèo kiết xác, và lũ chiên lừa “ngu ngơ” chẳng biết ất giáp gì, có lẽ mới đầu họ cũng “xì xầm” bàn tán với “mắt chữ O, miệng chữ A”, nhưng h vn không h tht vngtin tht rằng Trẻ Sơ Sinh kia là “dị nhân” mà họ muốn tìm gặp, rồi họ can đảm bước vào triều yết Hàn Vương và kính chào Hàn Phu Thê. Thật khó tin, y như cổ tích vậy. Tuy nhiên, đó lại là chuyện thật “chăm phần chăm”. Không chỉ vậy, các đạo sĩ còn dâng những lễ vật cao quý nhất mà họ đã chuẩn bị và đem theo.

Ngày nay, chúng ta được dạy cho biết đó là mầu nhiệm, không thấy cảnh Hàn Gia lúc đó nên chúng ta đã tin. Chứ nếu tận mắt chứng kiến thì chắc chúng ta không thể và không dám tin Em Bé có tên là Giêsu kia lại chính là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng thế làm người. Vậy là chúng ta may mắn. Thánh Phaolô viết: “V kế hoch ân sng mà Thiên Chúa đã u thác cho tôi, liên quan đến anh em. Người đã mc khi đ tôi được biết mu nhim Đc Kitô” (Ep 3:2-3). Thật đặc biệt, vì “Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết mầu nhiệm này, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông đồ và ngôn sứ của Người” (Ep 3:5). Thánh Phaolô giải thích: “Mu nhim đó là: trong Đc Kitô Giêsu và nh Tin Mng, các dân ngoi được cùng tha kế gia nghip vi người Do Thái, cùng làm thành mt thân th và cùng chia s điu Thiên Chúa ha (Ep 3:5-6).

Một lần nữa, chúng ta lại thật may mắn và hạnh phúc vì được “thừa kế gia nghiệp” của Thiên Chúa, nên “một thân thể” và “cùng chia sẻ” với Thiên Chúa. Vì thế, mỗi chúng ta đều phải “xắn tay áo lên và hành động”. Đó là…

VÀO ĐI

Chúa Giêsu là Thiên Vương, tất nhiên Đức Maria là Mẫu Hậu và Đức Thánh Giuse là Phụ Vương – dù ngài là Dưỡng Phụ. Sắp lâm bồn mà tìm không ra chỗ trọ, Chồng đành đưa Vợ ra “cánh đồng hoang”, may còn có cái hang để chui vào. Không người thân thích, không ai giúp đỡ. Chồng vất vả lo cho Vợ từ A đến Z. Chồng không hề than thở, chỉ âm thầm hành động. Vợ sinh xong, được Mẹ tròn Con vuông là mừng húm rồi. Sau đó lại được đám mục đồng ghé thăm, rồi thêm mấy đạo sĩ ghé thăm. Cũng đỡ tủi thân và được an ủi phần nào nơi đất khách quê người. Thế nhưng chuyện đời chưa hết, bộ phim “khổ” kéo dài nhiều tập…

Thời đó là lúc vua Hêrôđê trị vì, thấy mấy nhà chiêm tinh vào hỏi thăm: “Đc Vua dân Do Thái mi sinh, hin đâu? Chúng tôi đã thy vì sao ca Người xut hin bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái ly Người (Mt 2:1-2). Nghe vậy, vua Hêrôđê tá hỏa, xay xẩm mặt mày, cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà vua sợ có kẻ nổi loạn để tiếm ngôi, ông liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: “Ti Bêlem, min Giuđê, vì trong sách ngôn s, có nói v min đt Giuđa, nơi v lãnh t chăn dt Ítraen s ra đi (Mt 2:6). Thế là vua Hêrôđê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện, phái họ đi Bêlem và dặn: “Xin quý ngài đi dò hi tường tn v Hài Nhi, và khi đã tìm thy thì v báo li cho tôi, đ tôi cũng đến bái ly Người (Mt 2:8).

Nghe nhà vua nói thế, họ an tâm ra đi mà không hề biết vua Hêrôđê “khẩu Phật, tâm xà”, mưu mô và thâm độc, chỉ muốn bảo vệ “cái ghế toàn năng” của mình thôi! Các đạo sĩ tiếp tục đi theo ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, dẫn đường họ đến tận nơi. Ngôi sao dừng lại, “họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là cô Maria, liền sấp mình thờ lạy Người” (Mt 2:11). Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến.

Sau khi “nựng” Bé Giêsu và trò chuyện với Song Thân của Bé, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên họ đã đi lối khác mà về xứ mình. Các đạo sĩ đã nỗ lực tìm gặp “dị nhân” Giêsu cho bằng được, gặp rồi thì họ tin, can đảm bước vào đời, họ tránh “ác nhân” Hêrôđê là cách hành động tích cực và sống tốt. Sống tốt không chỉ là “làm lành, lánh dữ” mà còn phải tích cực hành động để bảo vệ công lý cho tha nhân.

Ly Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết noi gương các đo sĩ là mit mài tìm Chúa và can đm hành đng. Xin “ánh sao Ý Chúa luôn soi đường dn li chúng con sut hành trình trn thế, đ chúng con thc hin mi s theo đúng Tôn Ý Ngài trong tng nhp th. Ly M Maria và Thánh Giuse, xin nguyn giúp cu thay. Chúng con cu xin nhân Danh Đng Thiên Sai, Thiên Chúa ca chúng con. Amen.

Về mục lục

 .

HIỂN LINH CON NGƯỜI ĐƯỢC GIẢI THOÁT

Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB

Theo chú thích trong cuốn Christian Community Bible của hai tác giả Bernard Hurault và Louis Hurault thì ‘vào thời kỳ các sách Tin Mừng được biên soạn, văn chương Do Thái thích đưa ra những truyện tường thuật lại thời thơ ấu của các người hùng trong Kinh Thánh: truyện ông Áp-ra-ham, truyện ông Mô-sê vừa được viết xong. Tương truyền rằng một ngôi sao đã báo cho vua Pha-ra-ô biết một vị cứu tinh của người Híp-ri sắp chào đời, do đó nhà vua quyết định giết tất cả các bé trai, nhưng Mô-sê đã được cứu thoát. Trong giới Ki-tô hữu cũng vậy, có những chuyện dân gian thuật lại các mẩu chuyện về thời thơ ấu của Chúa Giê-su mà Tin Mừng không hề ghi chép. Chính trong bầu khí này mà tác giả Mát-thêu mượn lại một số truyền thuyết. Đây là cơ hội cho ông nói rõ, như trong một lời tựa của sách Tin Mừng, sứ mạng của Chúa Giê-su là thế nào’ (Xem ‘Lời Chúa Cho Mọi Người’ Tân Ước, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2006, trang 30).

Câu chuyện ‘Các nhà chiêm tinh đến bái lạy đức Giê-su Hài Nhi’, mà ta quen gọi là biến cố hiển linh hay xưa hơn nữa là sự kiện ‘Ba Vua tới thờ lạy’, được Mát-thêu tường thuật ngay sau đoạn Giu-se được báo mộng về việc Ma-ri-a thụ thai, ‘sẽ sinh một con trai’ và ông sẽ ‘đặt tên cho con trẻ là Yê-su-a’ (Mt 1:18-25). Như thế khi thuật lại truyền thuyết này, tác giả hầu như muốn nêu lên ý tưởng Hài Nhi Giê-su chính là một Mô-sê mới: nhân vật chính mình đã từng là ‘người được cứu thoát’ của Thiên Chúa, và sau này sẽ trở thành cứu tinh của cả một dân tộc. ‘Được cứu’ như Mô-sê, Hài Nhi Giê-su thể hiện nơi mình ước vọng của toàn thể nhân loại, nhưng đồng thời Người cũng là Thiên Chúa Cứu Độ, đúng với cái tên Yê-su-a thiên sứ đã báo trước. Nhân tính và Thiên tính gặp gỡ và kết hợp trọn vẹn nơi Trẻ Thơ Bê-lem là thế; nhân tính Người hiện thân cho nhân loại ‘được cứu thoát’, trong khi thiên tính lại biểu lộ ‘Thiên Chúa tích cực cứu độ’. Ngôi sao định mệnh của Người quả là độc đáo, và đã được nhiều nhà chiêm tinh nhận ra, ‘chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương đông’: ngôi sao chỉ rõ giải thoát và được cứu thoát đã gặp gỡ nhau, và cả hai đều được thể hiện cách trọn vẹn. Khi điều đó được thực hiện tức là nhân loại đã có một số phận mới; lịch sử nhân loại đã hoàn toàn bị đảo lộn. Các nhà chiêm tinh (hay đạo sĩ) cất công lên đường tìm tới bái lạy Hài Nhi chính vì điều này. Đối với họ Hài Nhi phải là một nhà vua vĩ đại, một vị lãnh tụ mới… như các ngôn sứ đã từng nói đến về đấng Mê-si-a: “vì ngươi là nơi, hỡi Bê-lem, vị lãnh tụ chăm dắt Ít-ra-en dân ta sẽ ra đời”.

Như vậy, sự kiện hiển linh (các chiêm tinh gia theo dấu ngôi sao lạ đến bái lạy Hài Nhi Giê-su) đâu phải là hành vi chỉ hiển thị thiên tính cứu độ, mà cả cái nhân tính được cứu thoát cũng được hiển thị nữa. Chẳng vậy mà ngay sau đó tác giả Mát-thêu đã tường thuật tỉ mỉ việc các anh hài bị giết hại còn Hài Nhi thì trốn thoát được qua Ai-cập, rồi ở đó an toàn cho tới khi được gọi về, “Ta đã gọi con ta ra khỏi Ai-cập”. Tương tự như Mô-sẽ không chỉ được sách Xuất Hành giới thiệu như vị cứu tinh oai hùng đưa dân Híp-ri vượt qua Biển Đỏ trở về Đất Hứa, mà còn cho thấy ngài là đứa bé ‘được vớt lên khỏi nước’… trốn chạy an toàn qua Ma-đi-an, rồi được sai trở lại Ai-cập với sứ mệnh giải thoát (Xh 2-3). Giống như các người chăn chiên ngoài đồng, khi các nhà chiêm tinh “vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người”, họ không chỉ bái lạy một Thiên Chúa giáng trần, mà vì ‘thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng’ vì biết rằng ơn cứu độ của mình và của toàn nhân loại đang được thực hiện cách trọn vẹn và dứt khoát, trong hình hài của Hài Nhi nhỏ bé.

Hiển linh sẽ không có ý nghĩa gì và chẳng làm ai mừng rỡ nếu chỉ là một sự biểu dương uy quyền, cho dầu đó là quyền uy của Thiên Chúa. Hiển linh của Hài Nhi Bê-lem làm cho hết mọi người mừng rỡ, vì quả thật ‘các nhà chiêm tinh là những tư tế được kính nể của đạo Da-ra-thu-sơ-tra, lại còn là những nhà thiên văn học và thầy bói toán. Ở đây các ông đại diện cho những tôn giáo không biết đến Kinh Thánh’ (xem tác phẩm trích dẫn trên, trang 31). Hài Nhi Yê-su-a hiển linh một Thiên Chúa Cứu Độ đồng thời một loài người được trọn vẹn cứu thoát (trong đó có cả chúng ta – các Ki-tô hữu, nhưng đồng thời cũng bao gồm luôn cả các kẻ tội lỗi, những người vô thần nữa?) Hiển Linh do đó phải khơi nguồn một niềm vui mừng và hy vọng lớn lao cho toàn thể nhân loại. Có lẽ đó là lý do Giáo Hội Chính Thống Đông Phương luôn dành cho ngày lễ này một sự trang trọng lớn lao trong việc cử hành mầu nhiệm Giáng Sinh!

Lạy Hài Nhi với thân mẫu là Ma-ri-a, xin cho con được sấp mình cung kính bái lạy, không phải vì sợ sệt hay kính nể, nhưng vì mừng rỡ và sướng vui. Xin cho con nhận ra trong ngôi sao của Hài Nhi, số mệnh của chính mình đã được ấn định: vì cho dầu con có là ‘ngôi sao xấu số’ tới đâu, thì nó cũng đã là ‘ngôi sao được cứu rỗi’ nhờ ‘Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta’. Xin cũng hiển linh điều này cho hết thảy mọi người, để niềm vui Giáng Sinh được bùng nổ trên khắp cõi trần gian. A-men.

Về mục lục

 .