CÁC BÀI SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH

109

Tin Mừng:  Ga 1:1-5, 9-14

 

Mục lục

1. Ánh sáng Belem  (Lm. Jps. DĐH. Gp. Xuân Lộc)

2. Chúa vẫn buồn khi nhìn thấy nhân loại khổ đau  (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

3. Tình yêu được trao tặng cho nhân loại  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc)

4. Ân tình thương xót  (Trầm Thiên Thu)

5. Đức Giêsu là ánh sáng  (Jos. Vinc. Ngọc Biển)

6. Lòng thương xót nhập thể  (Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)

7. Ba quả táo  (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

 

 

ÁNH SÁNG BELEM

Lm. Jos. DĐH

Không cần phải học rộng hiểu sâu, ai mà chẳng có khái niệm : trời cao, đất thấp. Chỉ một ít kinh nghiệm, người ta cũng nhận ra bóng tối luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, và đêm đen có đầy sợ hãi, hoặc mùa xuân là biểu tưởng của ấm áp, niềm vui. Đối diện với niềm vui, người ta phấn khởi, càng hy vọng nhiều hơn. Gặp nỗi buồn, người ta dễ chán nản, ảnh hưởng tới sức khỏe, già xấu đi không phải là điều khó hiểu. Dù sao thì thất vọng, tuyệt vọng, còn tùy thuộc tự do của mỗi người.

Làm sao trí óc của chúng ta giới hạn, đầy mê muội, có thể hiểu được sự tuần hoàn của vũ trụ bao la này ? Ai có thể biết Ngôi Lời là Thiên Chúa, khi chưa có mạc khải ? Tự nhiên, ai có thể hiểu, người Kitô hữu đến hang đá Belem không phải chỉ để nhìn, xem, mà còn đến để thờ lạy, nguyện cầu ? Nếu không phải vì niềm tin, chúng ta sẽ chẳng hiểu tại sao Hài Nhi nằm trong máng cỏ im lặng như vậy, mà biết bao thế hệ vẫn gọi là Thiên Chúa. Tại Belem, hài nhi Giêsu là dấu hiệu yêu thương được ban tặng, thắt chặt tình Chúa và tình người trong niềm vui ơn cứu độ.

Thánh Gioan tông đồ là môn đệ rất chuẩn mực, vậy mà phải mất một thời gian dài đi theo Chúa, ông mới khám phá ra Đức Giêsu chính là Ngôi Lời, là ánh sáng, là tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta hôm nay cũng có kinh nghiệm, muốn thấy ánh sáng của hang đá, đôi mắt không được mù lòa, nhưng để thấy được sự linh thánh của Ngôi Lời nhập thể, tâm hồn chúng ta phải có sự bình an thật. Điếc thì không nghe, nên đâu sợ tiếng nổ, mù lòa sẽ không cảm nhận được tính nghệ thuật của bức tranh, nhưng vừa điếc vừa mù về đời sống tâm linh, sẽ không thể có khái niệm Đức Kitô là ánh sáng được ban cho nhân loại.

Khi nói tới ánh sáng, người đời vẫn mường tượng thứ ánh sáng mà chúng ta nhìn ngó bằng mắt thường, cảm nhận bằng giác quan, chỉ khi người ta có thứ ánh sáng của Đức Kitô, mới đẩy lui được bóng đêm sợ hãi, chết chóc. Hôm nay đây, ánh sáng của hang đá thường có đèn chớp nháy nhịp nhàng, cũng vì tôn kính mà người ta cho Chúa sinh ra ở hang đá xinh đẹp, sang trọng hơn ở máng cỏ Belem. Xưa và nay, niềm tin vẫn nhắc nhớ chúng ta : “từ khởi thủy đã có Ngôi Lời, Ngôi lời vẫn là Thiên Chúa”.

Lý do chúng ta không nhận ra Đức Giêsu là Ngôi Lời, không nhận biết Ngôi Lời là ánh sáng, nhất định là vì không tin người chỉ đường, không tin huấn luyện viên của mình. Tại sao các gia đình không thể hạnh phúc như khi mới thành vợ thành chồng ? Hẳn họ không giữ được tình yêu, trong gia đình tình Chúa không đủ ấp áp cho các thành viên. Vì sao khi sống tại trần thế, con người luôn sợ đau ốm bệnh tật và sợ chết ? thưa, vì họ không hiểu ở Ngôi Lời vẫn có sự sống. Thứ ánh sáng mà Tin mừng hôm nay nói tới, có thực sự là thứ ánh sáng xóa đi được khổ đau bệnh tật và sự chết không ?

Ánh sáng của Hài Nhi Giêsu đem xuống trần gian, không những xua tan được bóng đêm sự chết, mà còn chiếu tỏa vào tâm hồn thứ ánh sáng hoàn hảo nhất của Thiên Chúa. Ngôi Lời đã làm người, bằng mắt thường chúng ta chỉ thấy Hài Nhi Giêsu mãi là bé nhỏ, nếu bao lâu ta chưa được đức tin soi chiếu, chưa để tình yêu làm chủ lấy mình. Tình yêu thuộc về phạm vi tinh thần, tình yêu chính là ngọn lửa vừa chiếu sáng vừa sưởi ấm; Hài Nhi Giêsu là ánh sáng chiếu soi, ông Gioan đã làm chứng, hầu cho mọi người nhờ ông mà tin.

Tục ngữ có câu : gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Tất nhiên không ai muốn cuộc đời của mình mãi là đen tối, và mơ ước được sáng suốt là thao thức chung của con người. Hôm nay, ánh sáng Belem, ánh sáng của Ngôi Lời đang tác động, đang làm bừng dậy biết bao hy vọng, có thể trong đó là tình yêu và ơn an bình. Hôm nay đây, mầu nhiệm giáng sinh sẽ còn nhắc nhớ về tình người mà Con Thiên Chúa mang đến, và từ tình yêu, mỗi chúng ta sẽ được thánh hóa để dẫn tới hạnh phúc muôn đời. Amen.

Về mục lục

.

CHÚA VẪN BUỒN KHI NHÌN THẤY NHÂN LOẠI  KHỔ ĐAU

Lm. Jos Ta Duy Tuyền

Có một lần nói chuyện với một em thiếu niên mới ra tù. Tôi hỏi: Con làm gì mà phải vào tù?. Em trẻ lời: Ba má con cãi nhau mỗi ngày. Ba thì nóng tính, chửi bới con cái suốt ngày. Không khí trong nhà lúc nào cũng căng thẳng nên con đi chơi với bạn. Bạn rủ con đi bán thuốc phiện và con bị bắt!.
Rồi một lần khác có dịp nói chuyện với một người vợ đang muốn ly dị chồng. Tôi hỏi lý do tại sao? Chị ấy nói vì chồng thiếu tình thương, hay đánh đập và cũng bồ bịch lăng nhăng. Con không thể sống chung với anh ta được nữa!
Nghe thật đau lòng! Nhưng ở đời là vậy. Con cái thiếu tình thương thì phạm pháp. Vợ chồng thiếu tình thương thì ngoại tình. Cha mẹ thiếu sự quan tâm của con cái thì tủi hận. Giữa người với người thiếu tình thương thì xảy ra những xung đột tranh chấp, hãm hại lẫn nhau. Cuộc sống thiếu tình thương khiến con người chỉ làm hại và gây đau khổ cho nhau.
Đức Giáo Hoàng Phanxico khi nhìn vào thế giới đầy chết chóc bởi khủng bố tàn bạo, Ngài nói: “Trước tất cả những việc tàn bạo này, Thiên Chúa khóc, Chúa Giêsu khóc vì chúng ta chọn con đường chiến tranh, thù ghét, hận thù. Chúng ta sắp mừng lễ Giáng sinh: sẽ có đèn đuốc sáng trưng, sẽ có lễ lạc, có cây thông lung linh đèn màu, có máng cỏ… Nhưng tất cả đều giả tạo: thế giới vẫn tiếp tục chiến tranh. Thế giới không hiểu con đường hòa bình.”
Hôm nay bầu khí Noel thật náo nhiệt. Náo nhiệt bởi dòng người đi lại trên phố. Náo nhiệt bởi ai ai cũng rạng rỡ nụ cười và trao cho nhau những lời chúc giáng sinh an bình. Náo nhiệt bởi những bài hát thánh ca giáng sinh đang rộn ràng khắp không gian. Nhưng liệu những hào nhoáng này có phải là giả tạo không? Con người có thực sự mang lại bình an cho nhau hay vẫn khích bác, nói xấu, kết án lẫn nhau? Con người sống bên nhau có chọn giải pháp hòa bình hay vẫn tìm cách gây hấn và chia rẽ nhau?
Nếu vậy, Chúa giáng sinh vẫn buồn vì khi xưa Ngài giáng thế thiếu tình thương của đồng loại và hôm nay Ngài vẫn buồn khi anh em Ngài vẫn thiếu lòng bao dung với nhau. Chúa buồn vì Chúa mang hòa bình đến cho nhân gian mà nhân loại lại tìm cách phá hoại hòa bình. Chúa buồn hơn nữa vì chính những người xưng mình là môn đệ Chúa lại đang phá đổ nền hòa bình mà Chúa đã thiết lập.
Cuộc đời sẽ đẹp hơn nếu biết bỏ đi những giận hờn ghen ghét để mang an bình hạnh phúc cho nhau. Cuộc đời sẽ tươi hơn nếu ai cũng sẵn lòng trao ban tình thương tha thứ cho nhau, chứ không nuôi dưỡng hận thù. Và Noel sẽ ấm áp hơn khi mọi người biết trao yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm . . .
Vâng, Chúa xuống trần để mang hòa bình cho nhân thế. Hòa bình chỉ có khi tự bản thân chúng ta bỏ đi những tham sân si để sống bác ái yêu thương ngay với người thân của mình. Hòa bình sẽ ngự trị khi chính tâm hồn chúng ta không nuôi dưỡng những hận thù tranh chấp.
Xin cho mùa Noel này là mùa của hòa giải, mùa của yêu thương để xóa đi những nỗi đau của hận thù chia rẽ, ngõ hầu cùng nhau xây dựng một trời mới đất mới ngập tràn yêu thương. Xin cho nền hòa bình sẽ ngự trị và công lý sẽ nở hoa trong cuộc sống hôm nay. Amen.

Về mục lục

.

TÌNH YÊU ĐƯỢC TRAO TẶNG CHO NHÂN LOẠI

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Vào ngày 8/12/2015, Đức Thánh Cha đã chính thức khai mạc Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót tại Roma. Nói lên lý do của Năm Thánh này, trong Tông thư Dung Mạo Lòng Chúa Thương xót, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh : Nơi Đức Giêsu Nazareth, lòng thương xót đã trở nên sống động, hữu hình và đạt đến tột đỉnh. Chúa Cha, Đấng “giàu lòng thương xót”, sau khi đã mặc khải cho Môsê biết danh của Ngài là “Thiên Chúa thương xót và nhân hậu, nhẫn nại, đầy lòng trắc ẩn và trung tín”, đã không ngừng mặc khải thần tính của Ngài bằng nhiều cách thế và vào nhiều thời điểm khác nhau. “Lúc đến thời gian viên mãn”, khi mọi sự đã được sắp xếp đúng theo dự định cứu độ, Ngài  sai Người Con duy nhất của Ngài đến thế gian, được sinh ra bởi Trinh Nữ Maria, để mặc khải cho chúng ta biết trọn vẹn tình yêu của Ngài. Ai thấy Đức Giêsu là thấy Cha. Đức Giêsu Nazareth đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói, hành động và bằng cả bản thân Người.

Tuy nhiên Logo được chọn cho Năm thánh lại gây tranh cãi nơi một số người. Logo và Khẩu hiệu của Năm Thánh Lòng Thương Xót đã được thực hiện bởi linh mục dòng Tên, cha Marko Rupnik, logo được giới thiệu như là một tiểu tổng hợp thần học về chủ đề lòng thương xót : THƯƠNG XÓT NHƯ CHÚA CHA.

Hình ảnh logo là hình ảnh Chúa Giêsu vác người lầm lạc, một con người đã mềm rũ, mất sức sống, không thể đứng thẳng được. Chúa Giêsu với dáng vẻ khoẻ mạnh vác bổng người đó trên vai. Mặt của Chúa Giêsu áp sát vào mặt của người lầm lạc một cách thân tình yêu thương. Điểm đặc biệt của bức hình là hai người chỉ có ba con mắt, đôi mắt của Ngài hòa vào đôi mắt con người. Nói đúng hơn, trong sự hòa nhập yêu thương này, Thiên Chúa muốn con người nhìn bằng con mắt của Chúa, sử dụng con mắt của Chúa. Điều đó cho thấy, Vị Mục Tử Nhân Lành đã chạm đến cách sâu xa thân xác con người bằng một tình yêu rất mãnh liệt đến nỗi Ngài làm thay đổi cuộc sống của người ấy. Logo cho thấy Chúa Kitô, Ađam mới, con người mới, mang trên vai Ađam cũ, con người cũ (có râu) và cứu chuộc con người bằng thập giá (những dấu đinh-thập giá).

Mừng lễ Chúa Giáng Sinh hôm nay, chúng ta chiêm ngắm tình yêu và lòng xót thương của Thiên Chúa, Đấng yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để những ai tin vào Con của Ngài thì không phải chết, nhưng được cứu sống. Thiên Chúa là một người Cha, Ngài không đành lòng nhìn con người đi vào cõi chết, Ngài đã chấp nhận sự rủi ro khi trao Con Một là Chúa Giêsu cho nhân loại. Ngài không muốn Con của mình sinh ra trong một cung điện xa hoa hay một gia đình quyền quý, nhưng lại để Con mình sinh ra trong một gia đình hết sức nghèo khó, đó là gia đình Giuse-Maria. Thánh Luca thuật lại khung cảnh đơn sơ thánh thiện này : Các mục đồng hối hả ra đi và gặp bà Maria, ông Giuse cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ, một khung cảnh đơn sơ đến bất ngờ đối với các mục đồng.

Các mục đồng là những thành phần thấp kém trong xã hội, giờ đây lại là những người được Thiên Chúa ưu ái, họ là những người đầu tiên đón nhận tin mừng Giáng sinh. Phản ứng của những người này khi đó, họ không chần chừ, không chút hồ nghi lời các sứ thần loan báo, nhưng ngay tức khắc, họ rủ nhau lên đường tìm đến với Hài Nhi. Khi đến Belem, họ không chỉ chiêm ngắm Đấng Cứu Thế, mà còn được đụng chạm đến Đấng là Tình yêu thương, được đón nhận chính món quà Thiên Chúa trao tặng cho nhân loại.

Cảm nhận được tình yêu thương của Thiên Chúa, các mục đồng không giữ riêng niềm vui cho mình, khi trở về, họ vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa vì những điều họ đã được nghe và được thấy. Vì một khi biết mình được Thiên Chúa yêu thương, họ mạnh dạn nói về tình thương của Chúa cho mọi người mà không chút sợ hãi. Trong thư gửi cho Titô, Thánh Phaolô đã nhấn mạng rằng : Khi Thiên Chúa, Đấng Cứu độ chúng ta, biểu lộ lòng từ bi nhân ái của Người, thì Người đã cứu chúng ta không phải vì chúng ta đã làm những việc công chính, mà là vì Người thương xót chúng ta.

Hài Nhi Giêsu là quà tặng của lòng thương xót, đồng thời cũng là hiện thân lòng thương xót của Thiên Chúa và là Đấng xót thương nhân loại. Ngài đến trần gian không phải là một cuộc đi dạo, nhưng là để nhập cuộc hoàn toàn với cảnh sống của con người và để yêu thương săn sóc cho con người. Ngài đem đến cho nhân loại tin mừng cứu độ và niềm vui giải thoát. Ngài xót thương nhân loại bằng tình yêu của một người mục tử yêu thương chăm sóc cho đàn chiên của mình.

Logo của Năm Thánh đã diễn tả Chúa Giêsu mục tử vác nhân loại chúng ta trên đôi vai của Ngài. Ngài nắm giữ chúng ta bằng đôi tay thương tích của Ngài, Ngài vác chúng ta qua con đường của thập giá để đem đến cho chúng ta hạnh phúc. Trong khi đó, nhân loại đã bị kiệt quệ vì tội lỗi, không thể đứng thẳng mà phải buông mình cho sự chăm sóc của Chúa. Logo cũng cho thấy, Thiên Chúa và con người như trở thành bạn thân, được thể hiện qua hai gương mặt áp sát vào nhau và hai người như nhìn chung một cái nhìn và cùng nhìn về một hướng. Hơn thế nữa, Vị Mục Tử Giêsu đã nên một với con người, đến độ giữa Ngài với con người dù là hai gương mặt nhưng lại chung con mắt. Con mắt ấy vừa là con mắt của Thiên Chúa, vừa là con mắt của con người. Là con mắt của Thiên Chúa, vì qua Chúa Giêsu, con người cần phải nhìn mọi người chung quanh bằng con mắt yêu thương, nhân từ của Thiên Chúa và nhìn anh em bằng ánh mắt cảm thông và chạnh thương. Là con mắt của con người, vì Thiên Chúa đã trở nên người phàm và ở giữa chúng ta, Ngài không thể rời mắt khỏi con người nữa, Ngài như người mẹ luôn để mắt nhìn xem, dõi theo con người, để chăm sóc và bảo vệ con người khỏi sự tấn công của ma quỷ và tội lỗi.

Mừng Đại lễ Giáng Sinh trong Năm Lòng Chúa Thương Xót giúp chúng ta càng xác tín hơn vào lòng xót thương của Thiên Chúa là Cha : Đến như Con Một mà Ngài còn không tiếc với chúng ta, Ngài đã ban tặng cho chúng ta, thì Ngài sẽ không bao giờ tiếc chúng ta điều gì. Tin vào lòng thương xót của Chúa, không phải để chúng ta ỷ nại, cố chấp hay nằm lỳ trong tình trạng tội lỗi của mình, nhưng là để chúng ta bám vào tay Chúa để đứng dậy mỗi khi té ngã. Tin vào lòng thương xót Chúa để chúng ta không bao giờ thất vọng về tình trạng tội lỗi của mình, dù tội của chúng ta có đỏ như son, thì cũng được trở nên trắng như tuyết, vì Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi để tha thứ cho con người và không bao giờ Ngài mất kiên nhẫn khi chờ đợi chúng ta trở về.

Tin vào lòng thương xót Chúa để chúng ta biết sống trong tình yêu thương và sống xứng đáng với tình thương yêu. Sống trong tình yêu thương là luôn sống thuận thảo với thiên Chúa, sống và hành động dưới cái nhìn yêu thương của Chúa như trẻ thơ chơi đùa dưới ánh mắt trông nom của cha mẹ. Sống xứng đáng với tình yêu thương tức là sống và thể hiện lòng biết ơn vì mình được Chúa yêu thương. Do đó, từ lời nói đến hành động và cả cuộc đời của chúng ta phải là chuỗi ngày sống với tâm tình biết ơn Thiên Chúa, nói cho mọi người về lòng Chúa xót thương và đem tình yêu thương mình lãnh nhận để chia sẻ cho anh em đồng loại.

Là cha mẹ, chúng ta hãy thể hiện lòng thương xót từ trong gia đình, cùng nhau làm mới lại tình yêu vợ chồng. Do thời gian, tình yêu giữa hai người có thể đã phai nhạt hoặc do cuộc sống khó khăn đã khiến cho tình yêu vợ chồng bị sứt mẻ. Mùa Giáng Sinh này là dịp tốt nhất để mỗi người, mỗi gia đình hàn gắn, làm mới lại tình nghĩa vợ chồng, làm ấm lên bầu khí hạnh phúc của gia đình. Cuộc sống xã hội phải cạnh tranh, đấu đá để tồn tại, khiến cho nhiều người cũng cư xử như thế trong gia đình của mình. Là con Thiên Chúa, chúng ta phải thể hiện lòng xót thương đến con cái là quà tặng Thiên Chúa ban cho vợ chồng, đừng biến mình thành dã thú khi ra tay tàn sát những đứa trẻ vô tội trong lòng dạ của mình (Hàng năm ở Việt Nam, có hàng triệu đứa trẻ bị loại ra khỏi lòng xót thương như thế).

Xã hội ngày nay đang thiếu vắng tình yêu thương, lòng trắc ẩn, con người đối xử với nhau ngày càng dã man, độc ác hơn. Mỗi chúng ta phải là chứng nhân và là hiện thân của lòng Chúa thương xót cho xã hội hôm nay. Các bạn trẻ hãy đến với Mục Tử Giêsu mỗi ngày để học nơi Ngài, để mỗi chúng ta cũng biết chạnh thương đối với anh chị em chung quanh. Hãy đón rước Hài Nhi vào tâm hồn của mình, để cho Ngài sử dụng đôi mắt và đôi tay của chúng ta để Ngài có thể giúp chúng ta nhìn thấy và sẵn sàng phục vụ những con người đang đau khổ.

Xin Mẹ Maria và Thánh Giuse đã đón nhận món quà lòng xót thuơng của Thiên Chúa, giúp chúng ta biết mở lòng để cho Chúa yêu thương vác chúng ta trên đôi vai của Ngài và ban cho chúng ta sức mạnh để chúng ta tiếp tục nối dài lòng thương xót Chúa cho thế giới hôm nay. Amen.

Về mục lục

.

ÂN TÌNH THƯƠNG XÓT

Trầm Thiên Thu

Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể và nhập thế. Ngôi Lời đã làm người vì thương xót phàm nhân chúng ta. Ánh Sáng Lòng Thương Xót đã bừng sáng khắp nơi, và địa cầu tràn đầy Ân Sủng Thiên Chúa. Mặt Trời Công Chính đang chiếu soi rạng ngời. Tình Giáng Sinh đang chan hòa khắp thế giới. Thực sự chúng ta đã nhận được Tin Mừng ấy, do đó chúng ta có trách nhiệm phải loan báo Tin Mừng Lòng Thương Xót cho tha nhân bằng bất cứ cách nào theo hoàn cảnh riêng của mỗi người.

Loan báo Tin Mừng là nhiệm vụ chung, nhiệm vụ đó thật đẹp. Ngôn sứ Isaia nói: “Đp thay trên đi núi bước chân người loan báo tin mng, công b bình an, người loan tin hnh phúc, công b ơn cu đ (Is 52:7a), và ông nói với Sion: “Thiên Chúa ngươi là Vua hin tr (Is 52:7b).

Ngôn sứ Isaia cho biết thêm: “Kìa nghe chăng quân canh gác ca ngươi cùng ct tiếng reo hò vang dy; h s được thy tn mt Đc Chúa đang tr v Sion. Hi Giêrusalem điêu tàn hoang phế, hãy đng thanh bt tiếng reo mng, vì Đc Chúa an i dân Người, và cu chuc Giêrusalem (Is 52:8-9). Thiên Chúa thấy loài người thật đáng thương, thế nên Thiên Chúa Cha đã sai Thiên Chúa Ngôi Con phải đích thân giáng sinh làm người để chia sẻ đau khổ với chúng ta. Thật vậy, “trước mt muôn dân, Đc Chúa đã vung cánh tay thn thánh ca Ngài: ơn cu đ ca Thiên Chúa chúng ta, người bn b ri ra nhìn thy (Is 52:10). Chắc chắn không ai có thể làm ngơ hoặc im lặng khi thấy những điều kỳ lạ, đặc biệt là điều xảy ra quá đỗi nhiệm mầu.

Cùng với cảm nhận đó, tác giả Thánh vịnh kêu gọi: “Hát lên mng Chúa mt bài ca mi, vì Ngài đã thc hin bao k công. Ngài chiến thng nh bàn tay hùng mnh, nh cánh tay chí thánh ca Ngài (Tv 98:1). Xưng tụng Thiên Chúa không chỉ là bổn phận mà còn là niềm vinh hạnh của chúng ta, vì “Chúa đã biu dương ơn Ngài cu đ, mc khi đc công chính ca Ngài trước mt chư dân; Ngài đã nh li ân tình và tín nghĩa dành cho nhà Ít-ra-en. Toàn cõi đt này đã xem thy ơn cu đ ca Thiên Chúa chúng ta (Tv 98:2-3).

Có lẽ vì sốt ruột nên tác giả Thánh vịnh lại phải kêu gọi: “Tung hô Chúa, hi toàn th đa cu, mng vui lên, reo hò đàn hát. Đàn lên mng Chúa khúc hc cm dìu dt, nương khúc hc cm réo rt ging ca. Kèn thi vang xen tiếng tù và, tung hô mng Chúa, v Quân Vương! (Tv 98:4-6). Biết chắc là điều đúng, người ta không thể không nói cho người khác biết, nghĩa là muốn chia sẻ ngay khi gặp gỡ bất cứ ai.

Có rất nhiều lý do để chúng ta chúc tụng Thiên Chúa. Thánh Phaolô xác nhận: “Thu xưa, nhiu ln nhiu cách, Thiên Chúa đã phán dy cha ông chúng ta qua các ngôn s; nhưng vào thi sau hết này, Thiên Chúa đã phán dy chúng ta qua Thánh T. Thiên Chúa đã nh Người mà dng nên vũ tr, đã đt Người làm Đng tha hưởng muôn vt muôn loài (Dt 1:1-2). Vả lại, “chính Ngài phn ánh v huy hoàng, là hình nh trung thc ca bn th Thiên Chúa, là Đng dùng li quyn năng ca mình mà duy trì vn vt (Dt 1:3a). Và rồi, “sau khi đã ty tr ti li, Ngài lên ng bên hu Đng Cao C trên tri (Dt 1:3b).

Quả thật, Thiên Chúa quá trác tuyệt và cao siêu, vượt xa ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Danh hiệu mà Chúa Con được thừa hưởng cao cả hơn danh hiệu các thiên thần bao nhiêu thì Ngài lại nổi trội hơn bấy nhiêu. Thật vậy, chẳng bao giờ Thiên Chúa đã phán cùng vị thiên thần nào rằng “Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”, hoặc “Ta sẽ là Cha Người, và chính Người sẽ là Con Ta”. Do đó, khi đưa Trưởng Tử vào thế giới loài người, Thiên Chúa đã minh định như một mệnh lệnh tuyệt đối: “Mi thiên thn ca Thiên Chúa phi th ly Ngài (Dt 1:6). Trách nhiệm rõ ràng đó cũng là trách nhiệm của chúng ta, vì chính Chúa truyền lệnh: “Ch th ly mt Chúa và kính mến Ngài hết lòng.

Thiên Chúa giáng sinh là ai? Ngài là Ngôi Hai, là Đấng Thiên Sai, là Thánh Tử, là Đức Giêsu Kitô, là Ngôi Lời, là Đấng giàu lòng thương xót. Đấng ấy có từ bao giờ? Kinh Thánh nói rõ: Từ khởi đầu đã có Ngôi Lời, chính Ngài là Al-pha và Ô-mê-ga (Kh 1:8; 21:6; Kh 22:13) – tức là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng. Thánh Gioan nói: “Ngôi Li vn hướng v Thiên Chúa, và Ngôi Li là Thiên Chúa (Ga 1:1). Cách diễn tả tuyệt vời quá! Và ông giải thích tiếp: “Lúc khi đu, Người vn hướng v Thiên Chúa. Nh Ngôi Li, vn vt được to thành, và không có Người, thì chng có gì được to thành. Điu đã được to thành nơi Người là s sng, và s sng là ánh sáng cho nhân loi. Ánh sáng chiếu soi trong bóng ti, và bóng ti đã không dit được ánh sáng (Ga 1:2-5). Chính những hình ảnh đối nghịch nhau lại có thể làm nổi bật nhau. Đó là điều rất kỳ diệu!

Thánh Gioan không dùng đại từ ngôi thứ nhất số ít mà nói rằng “có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan”. Và ông dùng đại từ ngôi thứ ba số ít để nói về chính mình: “Ông [tc là ông y] đến đ làm chng, và làm chng v ánh sáng, đ mi người nh ông mà tin. Ông không phi là ánh sáng, nhưng ông đến đ làm chng v ánh sáng (Ga 1:7-8). Rồi ông nói rạch ròi về Đấng Thiên Sai: “Ngôi Li là ánh sáng tht, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mi người. Người gia thế gian, và thế gian đã nh Người mà có, nhưng li không nhn biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chng chu đón nhn (Ga 1:9-11). Cũng vẫn có những điểm trái ngược.

Sự đời vẫn thế, chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Ông Gioan nói: “Còn nhng ai đón nhn, tc là nhng ai tin vào danh Người thì Người cho h quyn tr nên con Thiên Chúa (Ga 1:12). Diễm phúc quá chừng! Tại sao? Vì được làm con Thiên Chúa, mà chỉ với một điều kiện đơn giản: Tin Ngài, tín thác vào Ngài. Nhưng người đó được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa. Thật kỳ diệu biết bao!

Hôm nay, “Ngôi Li đã tr nên người phàm và cư ng gia chúng ta (Ga 1:14a). Niềm vui dâng cao tột đỉnh. Ông Gioan nói: “Chúng tôi đã được nhìn thy vinh quang ca Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Mt đy tràn ân sng và s tht (Ga 1:14b). Vì được mục kích sở thị, ông Gioan hăng say làm chứng về Người, ông tuyên bố: “Đây là Đng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng tri hơn tôi, vì có trước tôi (Ga 1:15). Người sinh trước mà có sau, người sinh sau mà có trước. Thật khó hiểu vì quá vô lý, nhưng hoàn toàn là sự thật, và điều đó không thể lý luận theo kiểu phàm tục.

Ân tình giáng sinh là ân tình thương xót, thật là tuyệt vời! Niềm vui mừng đó cứ ngồn ngộn, không thể diễn tả hoặc thể hiện bằng các động thái của loài người. Thánh Gioan giải thích: “T ngun sung mãn ca Người, tt c chúng ta đã lãnh nhn hết ơn này đến ơn khác. Qu thế, L Lut đã được Thiên Chúa ban qua ông Môsê, còn ân sng và s tht, thì nh Đc Giêsu Kitô mà có” (Ga 1:16-17). Chưa bao giờ có ai thấy Thiên Chúa, nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết. Vì thế, đừng bao giờ quên rằng “Đức Tin quan trọng hơn phép lạ”. Nghĩa là đừng bao giờ “chạy đua” theo những “sự lạ” mà hãy khogn6 ngừng “chạy đua” trên Hành Trình Đức Tin, trên Hành Trình Đức Ái, tức là cố gắng hết sức để thể hiện Lòng Chúa Thương Xót một cách cụ thể và sống động.

Ly Thiên Chúa Cha, chúng con vui mng biết bao vì Thiên Chúa Ngôi Con đã giáng sinh và vi chúng con, đng lao cng kh vi chúng con, chia s mi gian kh kiếp người vi chúng con. Xin thương giúp chúng con biết noi gương Con Chúa mà th hin đc công bình, đc bác ái và biết chnh lòng thương xót bt c ai trong sut đường l hành trn thế này. Chúng con cu xin nhân Danh Thánh T Giêsu Kitô, Thiên Chúa cu đ ca chúng con. Amen.

Về mục lục

.

ĐỨC GIÊSU LÀ ÁNH SÁNG

Jos. Vinc. Ngọc Biển

Mỗi khi nói đến lễ Giáng Sinh, người ta đều biết rằng: “Đây là một lễ của Ánh Sáng”. Vì thế, bề ngoài, người ta trang hoàng lộng lẫy với những đèn sao nhấp nháy, đủ loại, muôn màu…

Tuy nhiên, phụng vụ Giáo Hội luôn mời gọi con cái mình đi xa và tiến sâu hơn để khám phá ý nghĩa của ánh sáng trong tâm tình phụng vụ, tức là biết được giá trị, sứ điệp của ánh sáng trong mầu nhiệm cứu chuộc của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu qua mầu nhiệm giáng sinh.

  1. Đức Giêsu là Ánh Sáng

Thánh sử Gioan hôm nay đã trình thuật cho chúng ta biết mầu nhiệm giáng sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa trong tư cách là Ngôi Lời nhập thể, trở thành xác phàm để “cắm lều” ở giữa nhân loại và đem ánh sáng cứu độ của Thiên Chúa từ trời cao xuống trần gian, nhằm dẫn đường chỉ lối cho con người, ngõ hầu những ai tiến bước trong ánh sáng thì sẽ được cứu chuộc nhờ tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.

Biến cố này đã được ngôn sứ Isaia loan báo: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng” (Is 9,1); hay trong Thánh Vịnh 96 có chép: “Ánh sáng bừng lên chiếu rọi người công chính, niềm vui làm rạng rỡ kẻ lòng ngay” (Tv 96, 11).

Thật vậy, từ lúc “Ngôi Lời hóa thành nhục thể” (Ga 1,14), trở thành Đấng “Emmanuel, tức là Thiên Chúa – Người” để ở giữa chúng ta, nhân loại được chan hòa ánh sáng, khiến trời đất giao hòa, vạn vật được thăng hoa và mọi hành vi của con người khi được kết hợp với Đức Giêsu thì sẽ có giá trị cứu độ nhờ ánh sáng của Ngài chiếu soi.

Thánh Gioan diễn tả đặc tính này như sau: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1,9). Tuy nhiên, ánh sáng ấy đã bị bóng tối khước từ: “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 10-11).

Khi nói như thế, thánh Gioan ám chỉ trực tiếp tới dân tộc Dothái, nhưng mặt khác, ngài cũng mở rộng để nói đến mọi thành phần, mọi nơi, mọi thời khi khước từ Đức Giêsu bằng việc không tin Ngài cũng như sứ điệp cứu độ mà Ngài đem đến cho nhân loại.

  1. Sống sứ điệp Ánh Sáng qua mầu nhiệm Giáng Sinh

Ngày nay, trên thế giới, vẫn không thiếu gì cảnh bóng tối uy hiếp hay chối từ ánh sáng!

Bóng tối đó chính là những âm mưu chống phá Giáo Hội, trối bỏ đức tin, phủ nhận tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.

Đôi khi những bóng tối đó là những lựa chọn xấu xa, những hành vi bất chính, những gian tham, lọc lừa đến từ phía cá nhân hay tập thể.

Và, bóng tối đó có thể chính chúng ta khi chúng ta sống trong tội lỗi, kiêu ngạo, tự phụ, giả hình, phô trương, ích kỷ, nhỏ nhen, bất nhân, với anh chị em đồng loại.

Như vậy, mỗi khi mừng lễ giáng sinh, chúng ta được mời gọi thuộc về ánh sáng và trở nên nguồn ánh sáng giữa thế gian đầy bóng tối và tội lỗi.

Ước gì, mỗi người Kitô hữu đều hiểu rằng: Đức Giêsu đã trở nên ánh sáng để soi chiếu trần gian, Ngài đã gọi ta ra khỏi bóng đêm của tội lỗi qua Bí tích Rửa Tội, để chúng ta bước đi trong đường lối ánh sáng của Ngài, đồng thời ban cho chúng ta hết ơn này đến ơn khác, thì đến lượt mỗi người, chúng ta cũng phải sống như con cái sự sáng và trở nên ánh sáng soi cho mọi người khi đời sống của chúng ta mang đậm tấm lòng nhân ái, cảm thông, liên đới, chính trực, chân thành, đơn sơ, khiêm tốn…

Lạy Chúa Giêsu, mỗi khi mừng lễ giáng sinh, xin Chúa ban cho chúng con hiểu được ý nghĩa, giá trị của mầu nhiệm ánh sáng mà Chúa mang đến cho nhân loại. Đồng thời, xin cho chúng con hiểu được bổn phận của chúng con là trở nên ánh sáng của Chúa trong cuộc sống hôm nay.

Ước gì ngang qua cuộc sống của chúng con, mọi người nhận ra mầu nhiệm ánh sáng của Chúa và đi theo ánh sáng đó để được cứu chuộc. Amen.

Về mục lục

.

LÒNG THƯƠNG XÓT NHẬP THỂ

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

“Lòng Thương Xót nhập thể”. Câu chủ đề trên lên cho chúng ta những câu hỏi: Con người là gì? Tại sao Thiên Chúa làm người? Tại sao Thiên Chúa làm điều đó?

Con người là gì?

Có ý kiến cho rằng: Con người là con vật thượng đẳng đã đạt tới chặng cuối cùng trong quá trình tiến hóa ( Đác- Uyn). Ý kiến khác: Con người là cây sậy biết suy tư. Trước sự bao la của vụ trụ, sức mạnh của thiên nhiên, thân phận con người chỉ như một cây sậy, nhưng là một cây sậy có lý trí. Thiên nhiên có thể đè bẹp con người, nhưng không biết mình thắng, ngược lại con người bị thiên nhiên quật ngã, nhưng con người ý thức được mình thua. Những ý kiến đó không nói lên đầy đủ về phẩm giá và định mệnh con người theo kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng sáng tạo con người giống hình ảnh Chúa (x. St 1, 26).

Vì không biết đầy đủ về giá trị con người nên nhiều kẻ sống không xứng đáng với phẩm giá của mình, xúc phạm đến phẩm giá người khác một cách bất công và tàn bạo, quyền con người bị tước đoạt, kể cả quyền sống, người nô lệ trở thành con vật trong tay chủ nhân ông. Ngày nay chế độ nô lệ được bãi bỏ, nhưng cảnh người bóc lột người vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức khác nhau, mà nạn nhân luôn là kẻ yếu người thua. Mãi đến năm 1948, Liên Hiệp Quốc mới công bố bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, trong đó nói : “Mọi người sinh ra đều bình đẳng có quyền bất khả xâm phạm: như quyền sống, quyền cư trú, quyền làm việc, quyền đi lại, quyền tự do tôn giáo…” Tuyên ngôn thì như thế, nhưng trong thực tế thì nhân phẩm và nhân quyền luôn bị chà đạp ở nhiều nơi và dưới nhiều hình thức.

Con người cần được Chúa xót thương và giải cứu

Để cứu con người ra khỏi tình trạng đó, Thiên Chúa đã thân hành xuống thế làm người nơi Đức Giêsu mà hôm nay cả thế giới kỷ niệm ngày sinh nhật của Người. Trẻ Giêsu nằm trong máng cỏ chưa biết đi biết nói, nhưng đã cho loài người một bài học nhân sinh quan đầy đủ và sâu sắc nhất đúng theo kế hoạch của Thiên Chúa Tạo Hóa, kế hoạch mà tội lỗi con người đã làm sai lệch đi.

Noel, Thiên Chúa làm người, đã đảm nhận lấy nơi mình thân phận con người với mọi chi tiết đặc thù của nó, nghĩa là ở ngay từ một Hài Nhi bé bỏng đã mang đến cho chúng ta một lòng thương xót không bao giờ vơi cạn, lòng thương xót đó chấp nhận bước vào cuộc đời này trong một thân phận không thể thấp hèn hơn được nữa, để những ai trong Đêm Giáng Sinh dù không có một mái nhà, dù đang đau khổ vì tình yêu bị phản bội, bị con cái hắt hủi, thì nhìn vào mái ấm gia đình ở nơi hang đá vẫn cảm thấy trong cuộc đời này có ai đó đồng cảm và thông cảm được với mình.

Chúa đã giáng sinh làm con trẻ và sống đời thơ ấu để dạy cho ta biết trẻ em dù còn là thai nhi trong dạ mẹ, cũng có một nhân phẩm như người lớn cần được tôn trọng, và kẻ nào làm hư hỏng một trẻ em đó thì đáng chúc dữ và buộc cối đá vào cổ mà quăng xuống biển còn hơn.

Noel, Thiên Chúa làm người, đồng hóa mình với mọi người, để cứu độ con người. Nhưng con người chỉ được cứu độ với điều kiện là có thiện tâm, như lời Thiên Thần hát mừng đêm Giáng Sinh: “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2, 14). Thiện tâm là tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và hăng say thực hiện những điều Chúa truyền dạy: Kính mến Thiên Chúa như Cha, yêu thương nhau như là anh em. Ngày nào con người thực hiện được hai điểm đó, tình thương Chúa sẽ tràn ngập địa cầu, cảnh thái bình sẽ xuất hiện trên mặt đất như lời các thiên thần cầu chúc đêm Chúa Giáng Sinh.

Thiên Chúa đã làm người vì yêu và thương xót

Để trả lời cho câu hỏi tiếp theo được đặt ra xuyên suốt hai ngàn năm lịch sử Kitô Giáo : Tại sao Thiên Chúa đã làm người? Tại sao Thiên Chúa đã làm như vậy?

Thưa vì yêu thương con người, tất cả vì yêu, tình yêu là lý do cuối cùng Thiên Chúa Nhập Thể. Thánh sử Gioan đã xác nhận “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8.16). Tình Yêu này rõ ràng và trở nên cụ thể trong toàn bộ cuộc sống của Chúa Giêsu. Trong Mầu nhiệm Giáng Sinh, khi chiêm ngắm liên lỉ dung mạo của Chúa Giêsu, chúng ta khám phá được rằng, lòng thương xót của Thiên Chúa là chung kết và tối thượng “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta”; “Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14) ban cho những ai tiếp nhận Người “quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1,12). 

Như thế, nơi Chúa Giêsu thành Nagiarét, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa Cha “Đấng đầy Lòng Nhân Hậu” (Eph 2, 4) trở nên sống động và rõ ràng (x. Misericodiae Vultus số 1). Các cử chỉ của Chúa Giêsu đối với các tội nhân, người nghèo, người bị đẩy ra bên lề, các bệnh nhân và những người đau khổ, tất cả trong Người đều nói về lòng thương xót. Điều đã thúc đẩy Chúa Giêsu trong tất cả những tình huống đó, không phải gì khác ngoài Lòng Thương Xót (x. Misericodiae Vultus số11).

Trong Thông điệp “Dives in misericordia” Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết :“Tâm lý của con người thời nay có vẻ như đang muốn chống lại một Thiên Chúa Giầu Lòng Thương Xót hơn là trong quá khứ, và có khuynh hướng muốn gạt bỏ ý tưởng về Lòng Thương Xót ra khỏi cuộc sống và ra khỏi con tim… Sự làm chủ trên trái đất…xem ra có vẻ như không còn để không gian cho Lòng Thương Xót nữa”. Ngài tuyên bố: “Cần thiết phải công bố về Lòng Thương Xót cho thế giới hôm nay”.

Năm Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi : “Giáo hội có sứ mạng  công bố về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa … muốn sống Năm Toàn Xá này trong ánh sáng của Lời Chúa: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6,36). Đồng thời chiêm ngưỡng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, thủ đắc Lòng Thương Xót ấy cho mình, và làm cho Lòng Thương Xót trở thành lối sống riêng, sẽ trở nên có thể” (x. Misericodiae Vultus 12-13).

Lạy Chúa Giêsu, Lòng Thương Xót của Chúa Cha, Hoàng tử của Hòa Bình, Ðấng Cứu Chuộc, đã giáng sinh vì chúng con, xin hãy đồng hành với Giáo hội Chúa trên con đường đang mở ra dẫn đưa Giáo hội bước đi trong Năm Thánh. Xin ban cho chúng con tình yêu, bình an và hạnh phúc, nhất là lòng thương xót của Chúa Cha trên trời gửi tặng nhân loại nhân ngày mừng Sinh nhật Chúa.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, xin mở rộng lòng chúng con ra để Con Mẹ ngự vào, ngõ hầu tình yêu, an bình và lòng thương của Người ngự trị trên toàn thế giới.

Về mục lục

.

BA QUẢ TÁO

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Một bạn giáo lý viên mới mua điện thoại iphone, đến khoe và hỏi tôi: tại sao quả táo trên iphone bị khuyết mất một góc? Tôi lên google tìm câu trả lời và thú vị biết thêm mấy quả táo đặc biệt nữa.

Trong lịch sử nhân loại có ba quả táo nổi tiếng liên quan đến đời sống con người. Đó là quả táo của bà Evà trong trình thuật sách Sáng thế, quả táo của Newton trong định luật vạn vật hấp dẫn và quả táo của hãng Apple qua ứng dụng ipad iphone không ngừng cải tiến.

  1. Quả táo Newton

Isaac Newton (1642-1727) là nhà vật lý, toán học nước Anh, người được thế giới tôn là “người sáng lập ra vật lý học cổ điển”. Ông đã khám phá ra “Nguyên lý vạn vật hấp dẫn”. Đây là nguyên lý cơ sở cho những phát minh vật lý học, cơ học, thiên văn học trong nhiều thế kỷ.

Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống “bịch” một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩ miên man.Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tại vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời chứ? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đá đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?

Sau này Newton nêu ra: mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau. Vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.

Chuyện quả táo rơi xuống đất chứng tỏ trái đất có lực hút quả táo, đương nhiên quả táo cũng có lực hút của trái đất, nhưng lực hút của trái đất đối với quả táo lớn nên quả táo rơi xuống đất. Nếu ta coi mặt trăng là một quả táo khổng lồ, như vậy trái đất cũng có lực hút nó, vậy tại sao nó không rơi xuống mặt đất? Vì mặt trăng là một quả táo lớn, sức hút của trái đất đối với nó không đủ để làm nó rơi xuống đất, chỉ có thể làm nó quay quanh trái đất mà thôi. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổng lồ, nó quay quanh mặt trời.

Vào buổi tối khi nhìn lên bầu trời thấy vô vàn những vì sao đang nhấp nháy, giữa chúng đều có lực hút lẫn nhau. Đây chính là định luật “Vạn vật hấp dẫn” nổi tiếng của Newton.

  1. Quả táo Steve Jobs

Apple Inc là tập đoàn công nghệ máy tính của Hoa Kỳ.Theo số liệu khảo sát đầu năm 2013 của IDC, Apple đã trở thành hãng điện thoại lớn thứ nhất thế giới, đứng trước Nokia và Samsung. Hàng của Apple nổi tiếng là đẹp, vừa toát lên vẻ hiện đại, kỹ nghệ cao, vừa tiện dụng. Logo đầu tiên của hãng do Steve and Wayne thiết kế năm 1976 vẽ hình nhà vật lý Isaac Newton ngồi dưới gốc cây táo và có dòng chữ Apple Computer Co quấn quanh.Sau đó, logo đã được thay đổi bởi nhà thiết kế Rob Janoff với một quả táo màu cầu vồng (vì nó có nhiều màu sắc) và bị cắn một bên phải được cho là để kỷ niệm sự kiện khám phá lực hút trái đất và sự tán sắc ánh sáng của Isaac Newton.Qua vài năm, logo Apple xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau và đến giờ thì chỉ sử dụng màu trắng hoặc màu crôm bạc.Theo quan niệm của người phương Tây thì táo tượng trưng cho sức mạnh, sự khám phá và cái đẹp cao quý.Còn về chi tiết quả táo bị cắn mất một miếng phía bên phải cũng có một cách lý giải khác là xuất phát từ một quả táo nguyên vẹn, nhưng Steve Jobs cho là Apple chưa thực sự hoàn hảo, và ông luôn muốn đi tìm kiếm sự hoàn hảo, coi như là một thông điệp để nhắc nhở các nhân viên phải luôn sáng tạo.

  1. Quả táo Evà

Sách Sáng Thế kể về công trình sáng tạo tốt đẹp, vũ trụ chào đời, mùa xuân về theo gió, nắng phủ cho rừng lá xanh, muôn hoa xinh tươi vẫy gọi. Thiên Chúa chúc lành trao quyền làm chủ muôn loài cho Nguyên Tổ với một điều kiện duy nhất là phải tuân phục: “Mọi cây trong vườn ngươi đều được ăn. Nhưng cây ‘sự biết tốt xấu’ ngươi không được ăn, vì chưng ngày nào ngươi ăn nó, tất ngươi phải chết” (St 2,16-17).

Ađam, Evà phơi phới trong hạnh phúc mùa xuân địa đàng.Thế rồi một hôm, Evà đi dạo một mình trong vườn Eđen, ngang qua cây biết lành biết dữ. Không may gặp phải Satan quyến rũ. Lời Satan đường mật: Evà, Evà ơi, cô có muốn giữ mãi nhan sắc tuyệt vời này không? hay cô có muốn bằng Đức Chúa Trời không? Evà phản kháng: không dám đâu, không dám đâu, đừng dụ dỗ tôi, Thiên Chúa đã dặn kỹ lắm rồi. Sau một hồi đôi co lý sự, con rắn ngọt ngào: “Chẳng chết chóc gì đâu, Thiên Chúa biết ngày nào người hái quả táo ấy mà ăn mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ nên như Thiên Chúa, biết cả tốt xấu” (St 3, 4-5).Người thiếu nữ thấy giấc mơ đẹp như màu hồng của quả táo “nhìn thì đã thấy sướng mắt” (St 3,6). Nàng đã hái. Nàng đã ăn. Nàng chia cho chồng với ước mơ hão huyền là chồng được thông minh như Thiên Chúa.

Còn Ađam thì sao? Một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tiếng lương tâm và lời nài nỉ của người yêu: ăn đi anh, ăn đi, đây là cơ hội ngàn vàng, cơ hội chúng ta bằng Đức Chúa Trời đó anh; Ađam đừng ăn, nếu ăn sẽ vi phạm luật Chúa truyền, đừng, xin đừng…“Và ông đã ăn” (St 3,6). Lời Thánh Kinh ngắn gọn diễn tả sự yếu đuối, nhu nhược đến sa ngã của Ađam trước cám dỗ quá ư dịu ngọt. Thôi rồi, xong hết cả rồi, còn đâu địa đàng, còn đâu ân nghĩa Thiên Chúa dành cho ngươi, Ađam ơi !

Nguyên Tổ cắn vào quả táo “Mắt họ liền mở ra và họ thấy mình trần truồng nên kết lá vả che thân” (St 3,7). Kể từ đó Địa Đàng đóng ngõ cài then. Xuân Địa Đàng đã thành mùa đông ảm đạm cho trần thế. Kinh Thánh viết về một nổi đớn đau làm sao: “Những gai cùng góc nó sẽ mọc lên cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ lả ngoài đồng nội. Mồ hôi đẫm mặt, ngươi mới có bánh ăn cho đến lúc ngươi về lại với bụi đất” (St 3,18-19).

  1. Giáng sinh đất trời giao duyên

Trong ba quả táo đó thì quả táo của bà Evà có tầm vóc và mức độ ảnh hưởng sâu rộng hơn cả, không chỉ ghi dấu trên một thế hệ mà còn “gây hậu quả nghiêm trọng” đến sự tồn vong của cả nhân loại gọi là “Tội Tổ Tông”.

Nhưng cũng từ ngày quả táo Eva nhiễm nộc độc Satan, nhân loại lại được nghe vang lên lời hứa của Thiên Chúa: một người thuộc dòng giống người nữ sẽ đến giải cứu “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà,giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy;dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15). Một người trong dòng giống người nữ, đó là Đấng Cứu Thế (Gl 4,4). Người nữ ấy chính là Đức Maria (Lc 1,30-33). Thiên Chúa không bỏ rơi con người dưới quyền lực sự dữ.Người hứa sẽ thực hiện cứu độ con người và nhân loại. Niềm tin đó đi liền với niềm hy vọng. Nên từ đó, lời kinh cầu luôn vang vọng qua các thế hệ: “Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc Tội. Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng cứu đời”.

Thiên Chúa đã nghe tiếng vọng cầu kinh. Ngài đã sai Con Một của Ngài xuống thế làm người để cứu rỗi nhân loại. Con Thiên Chúa vào đời nối lại tình người với tình thánh, làm nhịp cầu liên kết con người với Thiên Chúa và nối kết con người với nhau. Bởi vậy, Mầu nhiệm Nhập Thể chính là Mầu nhiệm Tình Yêu. Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã ban chính Con Một của mình đến trần gian làm người để cứu nhân loại khỏi tội lỗi, để đem ơn bình an cho con người.Thánh Luca ghi lại dấu chỉ để nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, đó là “một Hài Nhi bọc tã, nằm trong máng cỏ”.

Trong đêm Đấng Cứu Thế Giáng Sinh, Sứ thần loan báo cho các mục đồng: “Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa“ (Lc 2, 11). Khung cảnh thật đơn sơ, thanh bạch, nghèo hèn: “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2,12). Dấu chỉ quá bình thường, chẳng có gì đặc biệt.

Mẹ Maria và Thánh Giuse vất vả một hành trình xa xôi từ Nadarét về Bêlem để kê khai nhân hộ khẩu.Các quán trọ khinh người nghèo hất hủi. Hài Nhi Giêsu chào đời nơi đồng hoang giá lạnh. Chẳng có ai thân thích. Chỉ có các mục đồng và bò lừa sưởi ấm.

Chẳng có gì kỳ diệu, không có gì ngoại thường, không có gì huy hoàng được trưng dẫn như một dấu chỉ cho những mục đồng.Tất cả những gì họ thấy chỉ là một Hài Nhi bọc tã, một hài nhi như bao hài nhi khác, cần sự chăm sóc của người mẹ; một Hài Nhi sinh ra trong chuồng súc vật, và như thế, không nằm trong nôi nhưng là trong máng cỏ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là một hài nhi cần sự trợ giúp và đang sống trong nghèo khó. Chỉ bằng con tim, những mục đồng mới có thể thấy nơi Hài Nhi này sự viên mãn lời hứa của tiên tri Isaia: “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai” (Is 9,5).

Dấu chỉ của Thiên Chúa thật là đơn sơ. Đó là một Hài Nhi mới sinh. Dấu chỉ của Thiên Chúa là Ngài trở nên bé nhỏ vì chúng ta. Ngài không đến với quyền lực và một bề ngoài xa hoa. Ngài đến như một hài nhi cần sự giúp đỡ của chúng ta. Ngài không muốn choáng ngợp chúng ta với sức mạnh của Ngài. Vì thế, Ngài đã hóa chính mình thành nhỏ bé. Ngài không muốn điều gì khác nơi chúng ta ngoại trừ tình yêu, qua đó chúng ta phải học biết cách tiếp cận với cảm giác, tư duy và ý chí của Ngài. Chúng ta học biết sống với Ngài và thực hành với Ngài sự khiêm hạ từ bỏ mình là điều tinh túy nhất của tình yêu. Ngài đã hóa thành nhỏ bé để chúng ta có thể hiểu Ngài, chào đón Ngài, và yêu thương Ngài.

Theo Thánh Kinh, biến cố lớn nhất đánh dấu lịch sử nhân loại là Thiên Chúa làm người vì tình yêu. Hài Nhi Giêsu ra đời trong cảnh nghèo hèn chính là một vị Thiên sai. Ngài đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần: trước công nguyên và sau công nguyên. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ, hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía.

Thiên Chúa làm người trong thân phận một bé thơ yếu ớt nhưng chất chứa một tình yêu lớn lao. Một trẻ thơ sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang đá bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn. Dưới con mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những trẻ thơ khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi Giêsu là một niềm vui cao cả, trọng đại, đặc biệt. Một niềm vui khởi điểm cho mọi niềm vui và vượt lên trên mọi niềm vui.

Hài Nhi giáng sinh là một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.

Chính nơi Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa đã hoàn toàn tỏ mình và ban chính mình cho nhân loại. Ngôi Lời Nhập Thể là tuyệt đỉnh thời gian viên mãn đối với Ba Ngôi Thiên Chúa.

Hài Nhi Giêsu đã trở nên một sự tái tạo mới. Tái tạo khởi đi từ tha thứ và yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Cứu Độ làm nên trọng tâm sứ điệp của đức tin Kitô giáo. Từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, Giáo Hội công bố niềm tin ấy dọc dài thời gian giữa những thách đố của thế giới. Giáo Hội uỷ thác cho con cái mình như kho tàng quí giá để gìn giữ và chia sẻ cho người khác. Nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng sinh ra tại Bêlem, Thiên Chúa nhận lấy thân phận con người để chúng ta có thể đến được với Thiên Chúa và để thiết lập giao ước với loài người và con người giao ước liên đới với nhau.

Giáng Sinh trở thành một đại lễ của nhân loại. Giáng Sinh là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giàu sang…. Qua đủ mọi hình thức: nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn màu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:“Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14)

Giáng Sinh, đất trời giao duyên trong hôn phối nhiệm mầu của tình yêu cứu độ.Thiên Chúa làm người, nối nhịp cầu tương giao giữa Thiên Chúa và nhân loại, bắc nhịp cầu nối liền giữa con người với nhau.Thiên Chúa yêu thương con người và muốn mọi người đáp lại bằng lòng yêu mến Ngài và yêu thương nhau. Dấu chỉ của tình yêu nằm nơi sự đơn sơ của tấm khăn bọc Hài Nhi, đó là sự chân tình không lừa lọc giả dối.Dấu chỉ của tình yêu ở nơi sự nghèo hèn của máng cỏ, đó là sự phó thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa không cậy dựa vào vật chất thế gian.

Nguyện xin Chúa Giêsu Hài Đồng ban cho mỗi người chan chứa ân sủng và bình an của Tình Yêu Thiên Chúa.

Về mục lục

.