Lời Chúa Năm B CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ...

CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ NĂM B

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ NĂM B

Lời Chúa: Xh 24,3-8; Dt 9,11-15; Mc 14,12-16.22-26

Mục lục

1. Yêu thương và tự hiến (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên, Gp. Hải Phòng)

2. Tấm bánh tình yêu  (Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt)

3. Thánh Thể tình yêu tự hiến  (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

4. Bí tích Thánh Thể – Quà tặng sự sống (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc)

5. Thánh Thể là trung tâm đời sống Kitô hữu  (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

6. Giao Ước Máu  (Trầm Thiên Thu)

7. Máu Giao Ước  (Lm. Giuse Nguyễn Văn Thông)

8. Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô  (Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm)

9. Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh_B  (Lm. Antôn, giáo xứ thánh Giuse, Tulsa)

10. “Ăn Lễ” Vượt Qua  (Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB)

11. Của ăn thức uống (Lm. Jos. DĐH. Gp. Xuân Lộc)

12. Hiệp thông với Chúa Thánh Thể để cảm thông chia sẻ với tha nhân (Lm. Đan Vinh)

 

.

YÊU THƯƠNG VÀ TỰ HIẾN

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

Giáo huấn của Giáo Hội công giáo dạy chúng ta, trong Bí tích Thánh Thể, có sự hiện diện thực sự và trọn vẹn của Chúa Giêsu. Hiện diện thực sự, có nghĩa đây không phải là một dấu chỉ tượng trưng; hiện diện trọn vẹn, có nghĩa là trong Hình Bánh và Hình Rượu, có thần tính và nhân tính, có hồn và xác của Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Vì thế, Thánh Thể không phải là một biểu tượng. Khi tôn thờ Thánh Thể, chúng ta tôn thờ chính Chúa Giêsu. Người đang hiện diện, đang ngắm nhìn và đang lắng nghe chúng ta. Sự hiện diện này là bằng chứng của tình yêu thương, một tình yêu thương cao cả đến nỗi tự hiến chính bản thân mình.

Thiên Chúa yêu thương con người. Đó là điểu khẳng định chắc chắn của Mạc Khải. Trong giáo huấn của mình, Chúa Giêsu cũng nhấn mạnh đến điều này. Khi yêu mến ai, người ta sẵn sàng hiến thân vì người đó, giống như người mẹ sẵn sàng nhảy vào lửa để cứu con, chấp nhận những nguy hiểm đến tính mạng. Qua mầu nhiệm thập giá, Thiên Chúa hiến thân cho con người, vì yêu thương con người và vì hạnh phúc của con người. Thiên Chúa chấp nhận đau khổ cho con người hạnh phúc, chấp nhận chết cho con người được sống. Nơi Thánh Thể, tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa vẫn tiếp tục thể hiện. Nếu qua mầu nhiệm nhập thể, Đức Giêsu Kitô đã “tự hủy thành hư không”, thì nơi Bí tích này, Người vẫn tiếp tục khiêm tốn tự hủy. Về phương diện vật chất bề ngoài, Bánh Thánh Thể hoàn toàn giống một tấm bánh thông thường, nhưng về phương diện Đức tin, tấm Bánh này chất chứa sự hiện diện huyền nhiệm của Đấng Tối Cao. “Ta hãy lấy Đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì” (Bài hát Thánh Thể). Sự hiện diện của Chúa Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể chỉ có thể cảm nghiệm bằng Đức tin và tình yêu mến. Trong lịch sử, đã có rất nhiều phép lạ Thánh Thể để chứng minh sự hiện diện này. Sự hiện diện của Chúa Giêsu còn được cảm nhận trong sự thinh lặng và cung kính tôn thờ. Chính trong thinh lặng, Chúa Giêsu ngỏ lời với chúng ta và hướng dẫn chúng ta trong cuộc đời.

Trong quan niệm của truyền thống Do Thái cũng như nhiều nền văn hóa, máu tượng  cho sự sống. Khi dâng hiến máu của các loài động vật lên các thần linh, người ta muốn thể hiện lòng trung thành của mình. Vì thế, máu được dùng để ký kết các giao ước, với cam kết tuân giữ những điều đã thỏa thuận. Tác giả thư Do Thái đã so sánh máu dê máu bò trong Cựu ước với máu Chúa Giêsu đã đổ ra trên thập giá. Thiên Chúa quyền năng đã dùng máu Đức Kitô mà rửa sạch lương tâm chúng ta, phục hồi tình trạng thánh thiện nguyên thủy của chúng ta từ thời tạo dựng. Như vậy, Thánh Thể chính là sự tiếp nối hy lễ của Chúa Giêsu trên thập giá để cứu chuộc và thanh tẩy con người mọi thời đại. Các nghi lễ của Cựu ước nay đã hết thời, vì chỉ là hình bóng của Thánh Thể. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu tiếp tục hiến dâng chính mình cho Đức Chúa Cha để đem lại ơn cứu độ cho con người.

“Hãy nhận lấy mà ăn, hãy nhận lấy mà uống”. Chúa Giêsu đang mời gọi chúng ta đến bàn tiệc Thánh Thể để được nuôi dưỡng và được thêm sức mạnh thiêng liêng trong hành trình cuộc đời. Cũng như ngôn sứ Elia xưa, trên đường chạy trốn trước cuộc truy đuổi của hoàng hậu Jêraben, đã được thiên sứ cung cấp bánh và nước mỗi ngày, chúng ta cũng đang được nuôi dưỡng bằng bàn tiệc Thánh Thể để đủ sức mạnh thiêng liêng trong cuộc sống đầy gian nan vất vả này. Nơi các cộng đoàn tín hữu hiện nay, nhiều người quá chú trọng đến những sinh hoạt bề ngoài ồn ào, mà coi nhẹ những giây phút thinh lặng tôn thờ Thánh Thể. Có lẽ vì thế mà chúng ta thiếu chiều kích nội tâm, không được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa, và hậu quả là những chia rẽ tranh chấp triền miên nơi các cộng đoàn.

Được nuôi dưỡng bằng Bí tích Thánh Thể, mỗi người tín hữu được mời gọi noi gương Chúa Giêsu hiến thân phục vụ anh chị em. Một cộng đoàn tín hữu được gọi là “Cộng đoàn Thánh Thể”, khi mọi thành viên liên kết với nhau trong tình mến. Bởi lẽ họ cùng có một Đức tin, cùng chia sẻ một lương thực thiêng liêng là Bí tích Thánh Thể. Thánh Thể mãi mãi là bài học dạy ta sự khiêm nhường. Như Chúa Giêsu đã khiêm hạ hiện diện nơi một tấm bánh, chúng ta hãy tập sống vì mọi người, để phục vụ và đem niềm vui cho những người cùng chung sống xung quanh mình.

Về mục lục

 

TẤM BÁNH TÌNH YÊU

Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt

Mỗi khi chiêm ngắm Thánh Thể Chúa, tôi không ngừng ngỡ ngàng trước tình yêu của Người. Tình yêu ấy vô cùng cao cả nhưng lại rất đỗi đơn sơ. Đơn sơ như hình ảnh tấm bánh.

Tấm bánh, tình yêu gần gũi.

Sao Chúa không hoá thân làm viên kim cương quý giá mà lại làm một tấm bánh? Tấm bánh bình thường, quen thuộc quá. Từ khi kinh tế phát triển, bánh càng ngày càng xuống giá, bớt được quý trọng.

Tuy bình thường, nhưng bánh vẫn là lương thực cần thiết cho con người. Cũng như khí trời, như nước, bánh đi vào sinh hoạt hằng ngày của con người. Bình thường lắm nhưng không có không được.

Chúa trở thành tấm bánh để gần gũi với loài người, để đi vào sinh hoạt đời thường của con người. Con người có thể đến với Chúa dễ dàng, không e ngại, sợ sệt. Chỉ là một tấm bánh vừa tầm tay mọi người. Chỉ là một tấm bánh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của con người. Thật khiêm nhường mà đầy ý nhị. Thật đơn sơ nhưng cũng thật sâu xa vì tấm bánh nói lên tình yêu tự hiến.

Tấm bánh, tình yêu tự hiến.

Bánh sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu chỉ để trưng bày cho người ta chiêm ngắm. Bánh chỉ có ý nghĩa khi được sử dụng. Được sử dụng là bị bẻ ra, bị nghiền nát, bị tan biến, bị tiêu hoá. Vì thế, trở thành tấm bánh là chấp nhận chịu đau đớn, chịu huỷ hoại. Đây không phải là một chấp nhận bất đắc dĩ, vì tấm bánh bao giờ cũng mời mọc tiêu thụ.

Khi xưng mình là bánh bởi trời, Chúa Giêsu bày tỏ một tình yêu tha thiết, sẵn sàng chịu nghiền nát, tan biến, chịu chết cho nhân loại. Chúa chịu chết cho ta được sống. Chúa chịu huỷ hoại cho ta được lành lặn các thương tích. Chúa bé nhỏ đi cho ta được lớn mạnh.

Tấm bánh bị tiêu hoá để thực hiện một tình yêu hiệp thông.

Tấm bánh, tình yêu hiệp thông.

Chúa Giêsu tha thiết với sự hiệp thông. Người không ngừng mời gọi con người đến sống thân mật với Người. Người tự nhận mình là cây nho và mời gọi mọi người hãy trở thành cành nho gắn kết với cây nho.

Hôm nay, Người còn chủ động trở thành tấm bánh để hoà vào từng giòng máu, từng thớ thịt của con người trong một kết hiệp sâu xa. Người tự tiêu huỷ mình để trở thành thịt máu của con người. Không còn sự kết hợp nào sâu xa khăng khít hơn nữa.

Tấm bánh gợi lên một bàn tiệc tại đó anh em quây quần trong tình thương, chia sẻ lương thực và chia sẻ tâm tình. Không còn gì đẹp hơn. Chính Chúa Kitô tự hiến mình để quy tụ chúng ta. Chính Chúa Kitô bị bẻ ra để cho tình huynh đệ nhân loại được mặn mà thắm thiết.

Với những gợi ý như thế, Chúa hướng dẫn tôi trong tình yêu mến, trong cử hành và trong cách sống Bí tích Thánh Thể.

Yêu mến Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là trở nên hiền lành khiêm nhường, sống gần gũi với những người nhỏ bé nghèo hèn?

Cử hành Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là chấp nhận hao mòn, quên mình, thiệt thòi vì Chúa và vì anh em?

Sống Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là xây dựng tình đoàn kết, tình huynh đệ với những người sống quanh ta, trong mọi môi trường cuộc sống?

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con cảm tạ tình yêu vô biên của Chúa. Con chúc tụng ngợi khen Chúa muôn đời. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Khi dâng lễ, tấm bánh có gợi lên cho bạn điều gì về tình yêu của Đức Giêsu không?

2) Khi bạn rước lễ, bạn có cảm nghiệm được tình yêu của Chúa không?

3) Phép Thánh Thể thôi thúc bạn làm gì?

Về mục lục

 

THÁNH THỂ TÌNH YÊU TỰ HIẾN

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Trong hồi nhớ về tuổi thơ chúng ta luôn nhớ về những hình ảnh thân thương của mẹ. Những hình ảnh đơn giản của một người mẹ chăm sóc con nhưng lại chứa đựng biết bao ân tình từ mẫu yêu thương. Hình ảnh người mẹ ru con với tiếng hát à ơi. Hình ảnh người mẹ mớm cơm cho con thật kiên nhẫn đầy tình âu yếm dường như rất khó phai trong tâm trí chúng ta.
Hình ảnh ấy thật đẹp qua câu ca dao:

“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”.

Chỉ có trong tình thương chúng ta mới thấy sự sáng tạo. Có tình yêu người ta mới  sáng tạo ra muôn ngàn cách để biểu lộ tình thương, hay để chăm sóc cho nhau. Tình thương của mẹ là tình thương không nói bằng lời nhưng bày tỏ bằng muôn ngàn cách chăm sóc cho con. Tình mẫu tử cao quý ấy dường như là cách thế chung của muôn loài chứ không chỉ dành riêng cho loài người.
Người ta kể rằng ở Bắc Cực có một loài chim thường sinh con vào mùa tuyết phủ. Không thể kiếm thức ăn cho con trong thời tiết khắc nghiệt, những con chim mẹ đã dũng cảm tự dùng mỏ của mình để rỉa thịt mớm cho con. Thời gian qua đi, cái lạnh giá cũng trôi qua, khi những đứa con lớn dần lên, cũng là lúc những con chim mẹ hiến trọn thân mình nuôi con nên cũng gục ngã, mình bê bết máu.
Ở Việt Nam ai cũng biết về những thiên thần Biển Cả mà người ta thường gọi là Chim Yến. Chim Yến không dùng tới một cọng rác, một chiếc lá. Yến làm tổ cho con bằng chính khí huyết, thể xác của mình. Yến nuôi con không phải bằng sâu, bọ, thóc, đậu, hay thịt các loài khác tìm kiếm được mà bằng chính những gì Yến rút ruột ra, Yến chắt từ cơ thể. Đó là một chất dãi màu trắng đục, được tiết ra từ cái tuyến hạch màu lam ở dưới hầu, mà các cụ gọi là máu sữa, tâm dịch, ngọc dịch…Khi tâm dịch bị khô, yến không khạc thêm được nữa, và lúc ấy nó bắt đầu thổ huyết người ta gọi là huyết nhũ. Cũng chẳng có loài chim nào chăm nuôi con như yến, để chăm sóc cho con những con chim yến bố, chim yến mẹ ngậm lấy mỏ con cho con ăn, không khác gì những người mẹ mớm cho con ăn suốt thời thơ bé…
Thiên Chúa cũng yêu chúng ta bằng một tình yêu nồng say như thế. Chính trong tình yêu mà Ngài đã sáng tạo ra muôn vàn cách thể hiện sự quan tâm trìu mến, sự hy sinh tận hiến cho con người. Tình yêu ấy, hôm nay Ngài thể hiện qua hành vi trao ban chính Mình Máu Thánh Ngài làm của ăn nuôi dưỡng chúng ta. Ngài hiểu rằng không tình yêu nào cao quý hơn tình yêu hiến dâng vì bạn hữu. Ngài không chỉ hiến dâng một lần chết thay cho tội lỗi nhân gian mà còn mỗi ngày dùng chính Máu Thịt mình nuôi dưỡng chúng ta.
Khi nói đến máu thịt mình là Ngài muốn nói đến một tình yêu dám chết cho người mình yêu. Một tình yêu như chim mẹ rỉa chính máu thịt mình nuôi dưỡng chim con. Khi nói đến máu thịt là nói đến trao ban một nguồn sống, một sức sống cho người mình yêu. Thiên Chúa trao ban chính sự sống mình để cho con người được sống sức sống của Thiên Chúa. 
Xin cho chúng ta biết nhận ra tình yêu hiền mẫu đầy hy sinh của Chúa để đón nhận tình yêu của Ngài. Xin cho chúng ta biết mở lòng đón nhận sự sống của Chúa để được sống trong ân sủng của Thiên Chúa. Và xin cho chúng ta biết đem tình yêu ấy chia sẻ với tha nhân trong yêu thương và phục vụ như Chúa đã làm cho chúng ta. Amen.

Về mục lục

 

BÍ TÍCH THÁNH THỂ – QUÀ TẶNG SỰ SỐNG

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Cô gái Phan Thị Thu Hà chỉ mới 18 tuổi nhưng đã phải trải qua 6 năm ra vào bệnh viện để chạy thận nhân tạo. Hy vọng sống chỉ còn mong manh nếu như không có một quả thận để thay. Câu chuyện của Hà đã động lòng anh Vũ Quốc Tuấn, nhân viên giữ xe tại bệnh viện. Anh có ý định hiến tặng một quả thận để cứu Hà, ý định đó càng mạnh mẽ hơn khi anh tìm hiểu và biết hoàn cảnh gia đình khó khăn của Hà. Trước khi quyết định thực hiện việc cho đi một phần thân thể của mình, anh đã hỏi ý kiến đứa con gái của anh, đứa con anh đã nói : “Bố cứ làm việc gì bố cho là đúng. Con ủng hộ bố hết mình !”.
Anh phải trải qua 68 lần xét nghiệm, mệt mỏi và đau đớn, nhưng anh vẫn làm. Điều đáng nể trọng hơn trước tấm lòng cao cả của anh, đó là khi biết anh có ý định hiến thận cho Hà, có người đã hỏi mua  thận của anh với giá 50.000 USD. Anh từ chối và nói : “Nếu ông có 50.000 USD thì ông có thể mua quả thận khác để ghép cho con ông, nhưng cô bé này không có quả thận của tôi thì chết”. Anh Tuấn đã nói và làm xuất phát từ trái tim cao thượng. Hành động của anh là việc thực hiện đến tận cùng tinh thần bác ái trong giáo lý của Kitô giáo.
 Câu chuyện có thật giữa đời thường kể trên đặt ra nhiều câu hỏi cho mỗi người chúng ta. Nhiều người giàu có nhưng mấy ai dám bỏ tiền để cứu sống một bệnh nhân xa lạ qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo ? Cho tiền đã khó, cho luôn một phần thân thể mình lại còn khó hơn. Cho một quả thận đồng nghĩa với sự trả giá về sức khỏe, tuổi thọ và chắc chắn tạo ra nhiều nguy cơ bệnh tật cho bản thân mình. Có mấy ai từ chối 50.000 USD vì hy sinh cho một người nghèo khổ xa lạ ?
 Ở thời buổi mà lòng tốt thực sự hiếm hoi, con người sống thực dụng, giành giật nhau từng mẩu quyền lợi, thì một nghĩa cử cao đẹp của ai đó, đều có giá trị đánh thức lòng nhân ái nơi nhiều người.
Hôm nay, mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta chiêm ngắm một tình yêu vô cùng quảng đại của Chúa Giêsu dành cho nhân loại. Ngài tặng chúng ta không phải là một phần thân thể, mà là trao ban trọn cả con người, trọn cả máu thịt để nuôi sống và đem lại cho chúng ta sự sống. Không chỉ biến thân mình nên của ăn của uống nuôi sống nhân loại, với việc lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu còn thực hiện một giao ước vĩnh viễn giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa đón nhận con người trở nên nghĩa tử của ngài, còn con người được nhận Thiên Chúa là Cha, được Thiên Chúa yêu thương bảo vệ, được nuôi dưỡng bằng sự sống của Thiên Chúa.
Thời Xuất Hành, khi đưa dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập, qua một nghi lễ ký kết giao ước long trọng, Thiên Chúa đã muốn nhận dân Do Thái làm dân riêng của Ngài. Trong ngày đó, sau khi đọc cho dân chúng nghe những điều luật của Thiên Chúa, dân Israel đồng thanh cam kết sẽ thi hành những điều Chúa truyền dạy. Môse đã lấy máu chiên bò rảy trên bàn thờ và trên dân chúng và tuyên bố với dân rằng : Đây là máu giao ước Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này.
Nếu như trong thời Xuất Hành, Môse đã dùng máu chiên bò để ký kết giao ước giữa Thiên Chúa và loài người, thì khi Đức Giêsu đến, Ngài không dùng máu chiên bò nữa, mà ngài dùng chính máu mình để ký kết với nhân loại một giao ước mới và vĩnh viễn. Với Giao ước này, Thiên Chúa mãi mãi sẽ là Đấng yêu thương bảo vệ con người, sẽ tha thứ tất cả tội trạng và còn nhận con người làm con của Ngài, cho con người được chia sẻ sự sống thần linh của Thiên Chúa.
Sự việc được diễn ra trong khung cảnh bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã muốn diễn tả một tình yêu tột cùng dành cho nhân loại. Đang bữa ăn, Chúa cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà nói : Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy. Ngài cầm chén và nói : Anh em hãy cầm lấy mà uống, đây là máu Thầy, máu giao ước mới đổ ra vì muôn người. Việc làm này khiến cho tất cả các môn đệ đều ngỡ ngàng. Với việc biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu để trao tặng các môn đệ, Chúa Giêsu cho thấy một sự trao ban đến tận cùng, không phải chỉ cho đi một phần thân thể, mà Chúa Giêsu đã trao ban chính mạng sống và cả con người của Ngài vào tay các môn đệ. Ngài còn muốn các môn đệ không ngừng lặp lại hành động trao ban này để nối dài mãi sự hiện diện yêu thương của Chúa dành cho con người.
Với giao ước mới được ký kết bằng chính máu của mình, Chúa Giêsu tự ràng buộc mình với con người. Ngài mang lấy tất cả khổ đau của con người để biến nó trở nên của lễ dâng lên Thiên Chúa, đem lại nguồn sống cho con người. Trao ban thịt máu cho nhân loại, Chúa Giêsu không muốn hiện diện ở bên ngoài, mà Ngài còn muốn đi vào bên trong tâm hồn, trở nên lương thực để nuôi dưỡng con người, để được ở lại và làm bạn với con người. Thiên Chúa không đành lòng nhìn thấy con người đau khổ và đói khát, vì thế, Mình Máu Thánh Chúa sẽ là nguồn an ủi nâng đỡ cho những ai đau khổ khó nhọc, là lương thực cho những tâm hồn khao khát tìm kiếm Chúa.
Trao ban máu thịt cho con người như một của ăn, Chúa Giêsu muốn chúng ta thực sự đón nhận Ngài, ăn Ngài. Nếu lương thực tự nhiên cần thiết để nuôi sống thể xác, thì Mình Máu Chúa thực sự là lương thực không thể thiếu của linh hồn. Lương thực này còn là bảo đảm cho sự sống vĩnh cửu của linh hồn, như Chúa Giêsu đã quả quyết : Ai ăn thịt và uống máu Ta, thì sẽ không phải chết bao giờ. Là của ăn của uống, Mình Máu Thánh Chúa Gêsu còn là linh dược chữa lành mọi vết thương, mọi đau khổ của con người. Nếu như ngày nay người dân quan tâm đến thực phẩm sạch và bổ dưỡng cho mình, mong kéo dài tuổi thọ, thì Mình và Máu Thánh Chúa thực sự là thứ lương thực mọi người cần dùng, là thứ lương thực bổ dưỡng và tăng sức lực cho tâm hồn để chống trả lại với ma quỷ, tội lỗi và các nết xấu, là nguồn an ủi cho những kẻ sầu đau.
Khi biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu, Chúa Giêsu muốn ở lại với nhân loại cho đến tận thế. Khi làm người, Chúa Giêsu đã “bén duyên” với con người. Ngài không thể lìa xa con người, nhưng muốn ở bên, ở gần để có thể yêu thương và phục vụ con người. Giống như hai bạn trẻ yêu nhau, họ không muốn xa rời nhau, nhưng muốn ở lại mãi bên nhau. Chúa Giêsu cũng muốn ở mãi với con người, trở thành người bạn đồng hành, thành người yêu để có thể ở bên săn sóc cho chúng ta. Vì thế, Chúa Giêsu Thánh Thể thực sự là người bạn của hết mọi người, để mọi người có thể kết bạn, kết thân với Người. Ngài cũng là vị cố vấn thông thái có thể chỉ cho chúng ta biết cách giải gỡ mọi khó khăn của cuộc sống. Những ai siêng năng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, thì được Chúa bảo vệ ; những ai siêng năng cầu nguyện, tâm sự với Ngài, Ngài sẽ soi sáng chỉ lối cho biết cách giải quyết mọi vấn đề và vượt qua mọi khó khăn.
Đón rước Chúa Giêsu vào tâm hồn mỗi ngày, Ngài sẽ thanh luyện con người và lương tâm chúng ta. Ngài sẽ dẫn chúng ta sống theo giới răn lề luật của Thiên Chúa, Ngài sẽ đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường phục vụ. Đón rước Chúa mỗi ngày, Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ thanh luyện và làm cho trái tim chúng ta nên trong sạch, cho lương tâm nhạy bén trước lời mời gọi của Thiên Chúa.
Nhiều người Công Giáo ngày nay bị cám dỗ rơi vào lối sống đạo hình thức, sống đạo không phụng vụ, không bí tích. Một đời sống đạo không bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, là lối sống khô cằn héo úa, thiếu dinh dưỡng, không thể trổ sinh hoa trái được. Nhiều người có thể bỏ hàng giờ để xếp hàng, giành giật nhau một phần bánh được tặng miễn phí, nhưng họ lại tỏ ra sốt ruột khi đến với Chúa Giêsu Thánh Thể và tham dự bữa tiệc của Ngài.
Xin Chúa qua lời bầu cử của Đức Maria, người nữ Thánh Thể, cho mỗi người biết yêu mến, siêng năng đến lãnh nhận, tôn thờ Mình Máu Thánh Chúa, để Chúa Giêsu nên người bạn đồng hành, là nguồn trợ lực và là lương thực bổ dưỡng cho linh hồn chúng ta. Amen

Về mục lục

 


THÁNH THỂ LÀ TRUNG TÂM ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Đức Cố Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận đã từng nói: Tôi mơ ước, Tòa Thánh cùng với tất cả các cơ quan của mình, như một bánh thánh lớn, một chiếc bánh duy nhất được dâng hiến trong hy tế thiêng liêng, giữa lòng Giáo Hội như một nhà Tiệc Ly rộng lớn…Mỗi lần dâng Thánh lễ là mỗi lần tôi được dịp giang tay đóng đanh chính mình vào Thập giá với Chúa Giêsu, cùng cạn chén đắng với Ngài… Dù thiếu tất cả, dù mất tất cả, nhưng còn Thánh Thể là còn tất cả vì con có Chúa Thiên Đàng dưới đất… (Trích Bài Thuyết Trình tại Đại Hội Thánh Thể thế giới, Mexico 2004).

Phúc Âm kể lại: Đang khi ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: “Này là Mình Thầy, các con hãy cầm lấy mà ăn. Rồi Người cầm lấy chén rượu và nói: Này là Máu Thầy, các con hãy cầm lấy mà uống” (Mt 26, 26-29; Lc, 22, 14-20). Chúa đã lập Bí Tích Thánh Thể và Chúa dặn dò các môn đệ: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.

Tiệc Thánh Thể được chính Chúa Giêsu tiên báo trong tiệc cưới Cana, được hứa ban cho dân ở Caphanaum, được thiết lập trong Tiệc Ly và đã được chính Chúa cử hành đầu tiên tại làng quê Emmau. Bốn khung cảnh này hòa quyện đan kết với nhau thật tuyệt đẹp trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.

Thánh Thể là sự sống của Giáo Hội, là lương thực thiêng liêng cho đời sống và là bảo đảm cho hạnh phúc trường cửu của người tín hữu. Thánh Thể là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau. Thánh Thể chính là Tặng Phẩm Thần Linh mà Thiên Chúa trao cho nhân loại.

Lịch sử cứu độ là lịch sử hồng ân và là lịch sử tình yêu tự hiến của Thiên Chúa. Cao điểm của lịch sử này là Thập Giá Đức Kitô. Thập Giá là tột đỉnh hy sinh của Thiên Chúa. Thập Giá biểu lộ tình yêu điên rồ của Thiên Chúa. Thập Giá cũng là tột đỉnh hy sinh của Đức Kitô, Đấng đã hạ mình vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên Thập Giá. Thập Giá là cao điểm tình yêu tự hiến của Chúa Kitô.

Tình yêu sâu thẳm và khôn dò của Thiên Chúa biểu lộ nơi Thập Giá Đức Kitô là tình yêu vượt thời gian. Tình yêu tự hiến của Đức Kitô biểu lộ bằng cái chết cũng vượt thời gian. Chúa Kitô chỉ tự hiến một lần, tự hiến trọn vẹn thay cho mọi lần. Chúa đã biểu lộ điều này trong bữa Tiệc Ly. Từ đó, Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch của đời sống Giáo Hội, là trọng tâm và là tột đỉnh của sinh hoạt Giáo Hội. Thánh Thể làm nên Giáo Hội. Không có Thánh Thể thì không có Giáo Hội. Giáo Hội là thân mình gồm nhiều người ăn cùng một bánh là thân mình Đức Kitô (1 Cor 10,17).

Giáo Hội luôn định tín rằng: dù chỉ một miếng bánh nhỏ, khi đã được Truyền Phép, vẫn chứa đựng cả thân xác, linh hồn và thần tính của Đức Kitô. Chúng ta có Đức Kitô nguyên vẹn và cụ thể. Chính Chúa Thánh Thần Kitô hóa bánh rượu, làm cho bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô, khi linh mục, thừa tác viên của Giáo hội, thay mặt Chúa Kitô đọc Lời Truyền Phép. Lời Truyền Phép mà linh mục đọc không phải là một câu thần chú có một ma lực biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, giống như linh mục có quyền trên Chúa Kitô, khiến Chúa đến thì Ngài phải đến. Lời Truyền Phép chính là Lời Chúa Kitô, Lời mà Chúa Kitô muốn nói qua môi miệng của linh mục. Chúa Kitô đã chọn một số người để họ lập lại y nguyên Lời Truyền Phép của Ngài. Chính Chúa Thánh Thần lấp đầy “khoảng cách” giữa linh mục và Đức Kitô, khiến Lời Truyền Phép trở nên “công hiệu”, làm cho nội dung của Lời trở thành hiện thực. Sau Truyền Phép, bánh không còn là bánh mà là Mình Thánh Chúa, rượu không còn là rượu mà là Máu Thánh Chúa. Đã có một sự thay đổi, sự thay đổi ấy là thay đổi bản thể hay “biến thể”. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là công việc của người phàm, dù người ấy là linh mục. Vì ý thức điều đó, Giáo Hội thiết tha khẩn cầu trước lúc linh mục Truyền Phép: “Chúng con nài xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này, để biến thành Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể II). “Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha, cũng nhờ Chúa Thánh Thần, mà thánh hóa của lễ chúng con dâng hiến Cha đây, để trở nên Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, con Cha, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể III). “Lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần đoái thương thánh hóa những của lễ này, để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể IV).

Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Kitô hiện diện thực sự giữa chúng ta, trong hình bánh và rượu. Điều đó không có nghĩa là Đức Kitô không hiện diện thực sự bằng những cách khác, như hiện diện qua lời Kinh Thánh, hiện diện trong Giáo Hội, hiện diện nơi những người nghèo khổ, hiện diện giữa hai hoặc ba người họp nhau cầu nguyện (Mt 18,20). Tất cả những cách hiện diện đó đều là hiện diện thực. Có điều khác là: Đức Kitô không đồng hóa với lời Kinh thánh, Lời Kinh thánh được đọc lên không là bản thân Đức Kitô; Đức Kitô cũng không đồng hóa với người nghèo, vì người nghèo không là bản thân Đức Kitô, dù Ngài đã nói: “Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống…” (Mt 25,35-36). Trái lại, nơi Bí Tích Thánh Thể, sau Lời Truyền Phép, bánh và rượu là Đức Kitô, là bản thân Ngài, là bản thể Ngài, là Mình và Máu Ngài. Trong Bí Tích Thánh Thể, sự hiện diện của Đức Kitô có một chiều sâu hữu thể mà không nơi nào có. Sự hiện diện đích thực và đặc biệt này của Đức Kitô là kết quả của một sự thay đổi mà tác động thay đổi chính là công việc của Chúa Thánh Thần làm khi linh mục đọc Lời Truyền Phép. (x. simonhoadalat.com, Mục Thần học, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc).

Bí Tích Thánh Thể là sáng kiến của tình yêu. Tình yêu luôn có những sáng kiến bất ngờ và kỳ diệu. “Thiên Chúa đã yêu thế gian nỗi ban chính Con Một…” (Ga 3, 16) và Con Một là Đức Giêsu đã yêu cho đến cùng, đã lập Bí tích Thánh Thể để ở với con người luôn mãi.

Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu có thể tầm thường, nhưng lại là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống con người hàng ngày. Chúa Giêsu đã muốn trở nên những gì cần thiết và gần gũi đó. Người muốn bánh và rượu trở nên thịt máu của Người. Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép, nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên Thập Giá, Đức Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại. Vật chất đã trở thành biểu tượng cho sự hiện diện thần linh.

Mình và Máu Chúa Kitô là hồng ân vô giá, chúng ta đón nhận để có sự sống thần linh của Chúa.

ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận viết: “Con muốn hỏi: ‘Cách gì đẹp lòng Chúa hơn cả?’. Hãy tham dự Thánh lễ, vì không kinh nào, không tổ chức, nghi thức nào sánh bằng lời nguyện và hy lễ Chúa Giêsu trên Thánh giá”. (Đường Hy Vọng #349); “Muốn tin, phải nuôi mình bằng Thánh Thể, vì Thánh Thể chứa đựng ‘Mầu nhiệm Đức tin’và ban sức mạnh đức tin cho con”. (Đường Hy Vọng #373); “Biết giá trị Thánh lễ, dù xa dù khó con cũng cố gắng tham dự. Càng hy sinh con càng thấy mến Chúa hơn”. (Đường Hy Vọng #346); “Dù cô đơn nơi đèo heo hút gió, dù tăm tối trong ngục tù, con hãy hướng về các bàn thờ trên thế giới, nơi Chúa Giêsu đang tế lễ; con dâng lễ và rước lễ thiêng liêng. An ủi và can đảm sẽ tràn ngập lòng con”. (Đường Hy Vọng #364)

Louis, vị hoàng đế nước Pháp, một vì hoàng đế tốt lành, một người rất siêng năng làm việc. Vua đam mê hoạt động. Vậy mà vua vẫn tìm thời giờ để dự hai ba thánh lễ mỗi ngày. Mấy người cận thần của vua nói: “Hoàng thượng đã đóng thuế quá nhiều cho những Thánh Lễ.”. Ngài trả lời: “Nếu ta dành thời giờ săn đuổi những thú vui, tham dự những bữa tiệc linh đình với bạn bè, coi hát mỗi ngày, có thể các người than phiền rằng ta đã dành thời giờ quá nhiều cho những thú vui đó. Nhưng các bạn tốt của ta ơi. Các ngươi quên rằng ta dự Thánh Lễ mỗi ngày không phải chỉ để cầu nguyện cho bản thân ta mà còn cầu cho cả đất nước của ta, vì ngoài những Thánh Lễ ra ta không còn cách nào khác tốt hơn là chuyện đó”.

Thánh Louis đã ám chỉ, hàng ngàn người Công Giáo: “Họ có thể dự Thánh Lễ mỗi ngày nhưng họ không làm. Nếu họ hy sinh chút ít thời giờ đi lễ, họ có thể lãnh nhận được vô vàn ân sủng ngoài sự tưởng tuợng của họ. Thật không hiểu được, không thể giải thích tại sao bao người Công Giáo không chịu dự lễ mỗi ngày để lãnh nhận bao ân huệ từ trời cao, vì dự một Thánh Lễ giá trị cả ngàn ngày cho họ. Họ không hiểu được bao ơn huệ tuyệt vời và những ích lợi mà họ lãnh nhận được qua Thánh Lễ”.

Tham dự Thánh Lễ tích cực, trọn vẹn là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa. Thỉnh thoảng trong ngày, trong tuần, chúng ta nên quỳ gối trước Thánh Thể, chúng ta có thể học được nhiều điều từ Bí Tích Tình Yêu.

Về mục lục

 

GIAO ƯỚC MÁU

Trầm Thiên Thu

Trong Bữa Tiệc Ly, chính Chúa Giêsu đã xác lập Giao Ước Máu: “Chén này là giao ước mi, lp bng máu Thy, máu đ ra vì anh em” (Lc 22:20). Giao ước mới chứ không cũ, và được ký kết bằng máu chứ không bằng thứ gì khác, mà máu này là chính Máu của Con Thiên Chúa, chứ không là máu chiên, máu bò, máu dê,… Giao ước mới là Giao Ước Máu – Máu Thánh của chính Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa.

Giao ước (hiệp ước, thỏa ước, khế ước, minh ước) khác với hợp đồng. Hợp đồng là sự thỏa thuận của đôi bên và có thời hạn. Còn giao ước vô thời hạn, vĩnh viễn, và là thành phần của cuộc sống. Hợp đồng và giao ước đều có những trách nhiệm mà đôi bên phải thực hiện.

Theo nghĩa Kinh Thánh, giao ước được thiết lập và đóng ấn bằng một lễ nghi công khai và long trọng. Theo phong tục của dân ở Đất Thánh xưa, người ta đóng ấn giao ước bằng nghi thức sát tế một con vật, rồi phân thây con vật ấy thành hai phần và đặt dưới đất. Sau đó, đại diện hai bên lần lượt đi ngang qua giữa hai phần con vật đó, ngụ ý quyết tâm thi hành giao ước và sẵn sàng chịu cùng một số phận như con vật bị giết nếu vi phạm giao ước (x. St 15:7-20; Gr 31:31; Gr 34:18-22).

Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã nhiều lần thiết lập giao ước với loài người (x. St 8:20-21; St 9:8-17; St 12:1-3). Có hai giao ước được nhắc tới trong Kinh Thánh là Giao Ước Cũ và Giao Ước Mới – Cựu Ước và Tân Ước. Cựu Ước là giao ước được thiết lập giữa Thiên Chúa và dân Israel, được đóng ấn bằng máu con vật sát tế. Tân Ước là giao ước được thiết lập trực tiếp giữa Thiên Chúa và toàn thể nhân loại, và được đóng ấn bằng chính Bửu Huyết của Đức Kitô, Con Một yêu dấu của Thiên Chúa.

Không gì có thể so sánh với giá máu, gọi là vô giá. Tục ngữ Việt Nam so sánh: “Mt git máu đào hơn ao nước lã”. Quý lắm! Như chúng ta biết, máu là một tổ chức di động, được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào và huyết tương. Theo thể tích, hồng cầu chiếm khoảng 45%, bạch cầu chiếm khoảng 0,7%, và huyết tương chiếm khoảng 54,3%. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể – như khí carbonic và acid lactic. Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào (cả tế bào bảo vệ cơ thể và tế bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormone) trong các cơ phận quan trọng. Các rối loạn về thành phần cấu tạo máu hoặc sự tuần hoàn bình thường của máu đều có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác. Máu chiếm 7% trọng lượng cơ thể. Người trưởng thành trung bình có khoảng 5 lít máu. Tỷ trọng máu ở vào khoảng 1060 kg/m3.

Rõ ràng máu thực sự giữ vai trò rất quan trọng trong sự sống của con người – và động vật. Cái gì liên quan máu đều đáng giá, vì liên quan sự sống còn! Thực vật có loại “máu lạnh” và không có màu đỏ, chúng ta gọi là “nhựa”.

Cuộc sống có nhiều thứ liên quan máu, có thể tốt, có thể xấu, nhưng luôn “nghiêm trọng”. Máu xấu có trong những người xấu xa, chẳng hạn một cô bé vô tội 16 tuổi ở Guatemala bị đám người xấu đánh đập dã man, rồi họ thiêu sống em (https://www.youtube.com/watch?v=FkrVxd1QQ3E). Và hàng ngày, ở đâu đó trên thế giới này – kể cả Việt Nam, còn biết bao vụ án liên quan “máu xấu” vẫn không ngừng xảy ra. Chính họ đang muốn “triệt tiêu” Thiên Chúa, làm hư Giá Máu của Đức Giêsu Kitô.

Chúa Giêsu đã nói thẳng với Sao-lê – tức là Sa-un, sau trở thành Phaolô: “Đá li mũi nhn thì khn cho ngươi! (Cv 26:14). Người có “máu xấu” cố ý làm ngơ chứ chắc chắn không phải không biết. Còn máu, còn sống; mất máu, đông máu hoặc “khô máu”, chết chắc! Đó là quy luật tự nhiên – tức là Luật Chúa. Sao-lê đã tỉnh ngộ vì cú ngã ngựa chí mạng, và rồi nhìn vào thực tế của cuộc đời nhiễu nhương này, ông đã phải thốt lên: “Mu nhim ca s gian ác đang hoành hành” (2 Tx 2:7). Người ta đã và đang muốn loại bỏ Thiên Chúa, bằng chứng là xưa nay luôn xuất hiện các tà thuyết. Nhiều điều nhãn tiền mà người ta vẫn không hề biết sợ, vì quá cố chấp. Thật khủng khiếp!

Ngày xưa, ông Mô-sê xuống núi thuật lại cho dân mọi lời và mọi điều luật của Đức Chúa. Toàn dân đồng thanh đáp: “Mi li Đc Chúa đã phán, chúng tôi s thi hành” (Xh 24:3). Rất ngoan ngoãn. Một lời hứa rất đẹp. Ước gì họ luôn ngoan ngoãn như vậy, và chúng ta cũng luôn ngoan ngoãn như thế. Nhưng nào có được như vậy!

Ông Mô-sê chép lại mọi lời của Đức Chúa. Sáng hôm sau, ông dậy sớm, lập một bàn thờ dưới chân núi và dựng mười hai trụ đá cho mười hai chi tộc Ít-ra-en. Rồi ông sai các thanh niên trong dân Ít-ra-en dâng những lễ toàn thiêu, và ngả bò làm hy lễ kỳ an tế Đức Chúa. Ông Mô-sê lấy một nửa phần máu đổ vào những cái chậu, còn nửa kia thì rảy lên bàn thờ. Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: “Tt c nhng gì Đc Chúa đã phán, chúng tôi s thi hành và tuân theo” (Xh 24:7). Bấy giờ, ông Mô-sê lấy máu rảy lên dân và nói: “Đây là máu giao ước Đc Chúa đã lp vi anh em, da trên nhng li này” (Xh 24:8).

Giao ước cũ cũng có “dính líu” tới máu. Máu biểu hiện sự sống. Vì thế, máu rất quan trọng, vì sự sống là thứ bất khả xâm phạm. Màu máu cũng có gì đó rất khác lạ, sắc đỏ khác với mọi màu đỏ khác. Với những con người bình thường, lời thề cũng thường liên quan máu. Ngày xưa, người ta thường “uống máu ăn thề” – họ cùng cắt máu ngón tay, cho chảy chung vào một cái chén rồi chia nhau uống, thề sống chết có nhau. Các Thánh Vịnh cũng lặp đi lặp lại từ “giao ước” ít nhất 18 lần – trong 13 Thánh Vịnh.

Phàm nhân chẳng là gì, nhưng Thiên Chúa đã tha tội chết, cho quyền sống, và còn ký kết giao ước vĩnh viễn. Cảm được lòng thương xót bao la của Thiên Chúa, tác giả Thánh Vịnh đã tự nhủ: “Biết ly chi đn đáp Chúa bây gi vì mi ơn lành Người đã ban cho? Tôi xin nâng chén mng ơn cu đ và kêu cu thánh danh Chúa” (Tv 116:12-13).

Thiên Chúa là Chúa của người sống, Ngài yêu thương họ tới cùng và Ngài muốn mọi người được sống dồi dào. Tác giả Thánh Vịnh tự hứa với Thiên Chúa: “Đi vi Chúa tht là đt giá, cái chết ca nhng ai trung hiếu vi Người. Vâng ly Chúa, thân này là tôi t, tôi t Ngài, con ca n tỳ Ngài, xing xích trói buc con, Ngài đã tháo ci” (Tv 116:15-16). Và quyết tâm hành động: “Con s dâng l tế t ơn, và kêu cu thánh danh Chúa. Li khn nguyn vi Chúa, tôi xin gi trn, trước toàn th dân Người” (Tv 116:17-18).

Thánh Phaolô cho biết: “Đc Kitô đã đến làm Thượng Tế đem phúc lc ca thế gii tương lai. Đ vào cung thánh, Người đã đi qua mt cái lu ln hơn và hoàn ho hơn, không do bàn tay con người làm nên, nghĩa là không thuc v thế gii th to này. Người đã vào cung thánh không phi vi máu các con dê, con bò, nhưng vi chính máu ca mình, Người vào ch mt ln thôi, và đã lãnh được ơn cu chuc vĩnh vin cho chúng ta” (Dt 9:11-12). Như đã nói, cái gì liên quan máu đều là vấn đề nghiêm trọng. Máu động vật đã vậy, máu người còn nghiêm trọng hơn. Và còn hơn thế nữa, Máu Chúa Giêsu vô cùng quý giá, tột đỉnh quý giá, không gì có thể so sánh, vì không chỉ là Máu Thánh mà còn là Máu Cực Thánh.

Thánh Phaolô so sánh và giải thích: “Nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro ca xác bò cái, đem ry lên mình nhng k nhim uế còn thánh hoá được h, nghĩa là cho thân xác h tr nên trong sch, thì máu ca Đc Kitô càng hiu lc hơn biết my. Nh Thánh Thn hng hu thúc đy, Đc Kitô đã t hiến tế như l vt vn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu ca Người thanh ty lương tâm chúng ta khi nhng vic đưa ti s chết, đ chúng ta xng đáng phng th Thiên Chúa hng sng” (Dt 9:13-14). Máu động vật và máu người có thể làm chúng ta bị dơ bẩn, nhưng Máu Thánh Chúa Giêsu lại khác, không làm chúng ta dơ bẩn mà còn tẩy sạch chúng ta khỏi mọi thứ ô uế.

Thật kỳ diệu với mối liên kết giữa Cựu Ước và Tân Ước, giữa sự sống thể lý và sự sống tâm linh. Thánh Phaolô cho biết: “Người [Chúa Giêsu] là trung gian ca mt Giao Ước Mi, ly cái chết ca mình mà chuc ti li người ta đã phm trong thi giao ước cũ, và đem li cho nhng ai được Thiên Chúa kêu gi quyn lãnh nhn gia nghip vĩnh cu Thiên Chúa đã ha” (Dt 9:15).

Ca tiếp liên “Lauda Sion” (Hỡi Sion, Hãy Ngợi Khen) có những lời cầu nguyện thâm thúy này: “Này đây bánh ca các thiên thn, biến thành lương thc ca khách hành hương; tht là bánh ca nhng người con, không nên ném cho loài khuyn. Bánh này đã được báo trước bng hình nh, khi người ta sát tế I-xa-ác, chiên ca l vượt qua đã được k ra, khi cha ông chúng ta được tng man-na. Ly Chúa Giêsu là mc t tt lành, là Bánh tht, xin Người thương xót, chăn nuôi và bo v chúng con; xin Người ban cho chúng con nhìn thy nhng điu thin ho trong cõi nhân sinh. Chúa là Ðng thông biết và có th làm nên mi s, Chúa nuôi dưỡng chúng con trong đi sng tm gi này, trên cõi cao xanh, xin cho chúng con được tr nên thc khách đng bàn ca Chúa, đng tha kế và đng danh phn vi nhng công dân thánh ca nước tri. Amen”.

Ngày xưa, ca tiếp liên này được sử dụng trong Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu (Corpus Christi, ngày xưa thường gọi là lễ Săng-ti), không hiểu sao ngày nay không được sử dụng nữa. Thật đáng tiếc!

Thánh Mát-thêu cho biết: Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ hỏi Đức Giêsu để biết ý Thầy muốn họ dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu. Ngài sai hai môn đệ đi và dặn họ đi vào thành, gặp một người mang vò nước thì đi theo người đó. Người đó vào nhà nào thì họ hỏi chủ nhà về căn phòng dành cho Thầy ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ, người ấy sẽ chỉ cho một phòng rộng rãi trên lầu đã được chuẩn bị sẵn sàng, và họ sẽ dọn tiệc ở đó. Hai môn đệ ra, vào thành và thấy mọi sự y như Ngài đã nói. Thật kỳ lạ, chỉ có Thiên Chúa mới khả dĩ biết trước như vậy, vì Ngài thấu suốt mọi sự!

Khi đang ăn cùng các môn đệ, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Anh em hãy cm ly, đây là mình Thy” (Mc 14:22). Rồi Ngài cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: Đây là máu Thy, máu Giao Ước, đ ra vì muôn người. Thy bo tht anh em: chng bao gi Thy còn ung sn phm ca cây nho na, cho đến ngày Thy ung th rượu mi trong Nước Thiên Chúa” (Mc 14:24-25). Nghe Thầy nói và nhìn phong cách Thầy lúc đó, chắc hẳn họ vô cùng ngạc nhiên – dù Kinh Thánh không ghi lại chi tiết. Không lạ sao được, vì bánh mà bảo là “thịt”, rượu mà bảo là “máu”. Vâng, trí tuệ phàm nhân không thể hiểu thấu: “Ta hãy ly đc tin bù li, nếu giác quan không cm thy gì” (Đây Nhim Tích).

Năm 700 (sau công nguyên), tại Nhà thờ Thánh Domitian ở Lanciano (Ý), Lm Thomases (tu sĩ Dòng Basilian) đã nghi ng s hin hu tht ca Chúa Giêsu trong Thánh Th. Thời đó có nhiều tà thuyết nổi lên đã làm lung lay đức tin của ông. Một buổi sáng nọ, Lm Thomases dâng Thánh lễ mà vẫn nghi ngờ. Đến phần truyền phép, có điều lạ xảy ra trên đôi tay khiến toàn thân Lm Thomases rung động: Bánh biến thành Tht tht, Rượu biến thành Máu tht.

Lm Thomases lặng người một lúc rồi từ từ đưa lên cho mọi người thấy và nói: “Ôi chng c hu hình ca Chúa đ xóa b s nghi ng ca tôi, Ngài mun mc khi chính Ngài trong bí tích Thánh Th hoc đ chúng ta nhìn thy t tường. Anh ch em hãy đến chiêm ngưỡng phép l ca Chúa. Đây là Mình Máu Thánh Đc Kitô”. Đây là phép lạ Thánh Thể đầu tiên được Giáo Hội Công giáo công nhận.

Trong Thông điệp “Ecclesia de Eucharistia” (Giáo Hội Sống Nhờ Thánh Thể, số 62), Thánh Gioan-Phaolô II đã gọi Thánh Tiến Sĩ Tôma Aquinô là “thần học gia vĩ đại nhất và là thi sĩ mãnh liệt nhất của Chúa Kitô về Bí tích Thánh Thể” (summus theologus simulque Christi Eucharistici fervidus cantor). Trong bộ “Tổng Luận Thần Học” (Summa Theologica, III, Q. 76, Art. 8), Thánh Tôma Aquinô cho biết:

  • Khách th 1: Có vẻ như Thánh Thể Chúa Kitô không thực sự ở đó khi thịt hoặc một em bé hiện ra trong bí tích này. Vì thân thể Ngài ngừng ẩn trong bí tích này khi dạng bí tích ngừng hiện hữu (the sacramental species cease to be present). Nhưng khi thịt hoặc một em bé hiện ra, dạng bí tích ngừng hiện hữu. Do đó thân thể Chúa Kitô không thực sự ở đó.
  • Khách th 2: Hơn nữa, dù thân thể Chúa Kitô ở đâu, dưới chính dạng đó hoặc dạng bí tích. Nhưng khi có sự hiện ra, rõ ràng là Chúa Kitô không hiện hữu trong chính dạng của Ngài, vì toàn bộ Chúa Kitô được chứa trong bí tích này, và Ngài vẫn là tổng thể dưới dạng mà Ngài lên trời: nhưng điều xuất hiện mầu nhiệm trong bí tích này đôi khi được thấy là một miếng thịt nhỏ, hoặc đôi khi là một em bé. Rõ ràng là Ngài không ở đó dưới dạng bí tích là bánh hoặc rượu. Do đó, có vẻ như thân thể Chúa Kitô không ở đó bằng bất kỳ cách nào.
  • Khách th 3: Hơn nữa, thân thể Chúa Kitô bắt đầu ở trong bí tích này bằng việc thánh hiến và biến chuyển (consecration and conversion). Nhưng thịt và máu xuất hiện mầu nhiệm bằng phép lạ không được thánh hiến (not consecrated), cũng không được biến chuyển thành Mình Máu thật của Chúa Kitô. Vì thế, Mình Máu Chúa Kitô không ẩn dưới dạng đó.

Chúa Giêsu muốn chúng ta sống dồi dào (Ga 10:10), muốn vậy thì chúng ta phải lãnh nhận Thánh Thể. Thánh Eymard, đấng sáng lập Dòng Thánh Thể (SSS – Societas Sanctissimi Sacramenti), đã nói: “Chúng ta ch chuc ly tht bi nếu chúng ta xa ri Thánh Th. Một câu nhắc nhở vô cùng quan trọng, chúng ta cần ghi nhớ luôn.

Hơn nữa, chính Chúa Giêsu đã xác nhận rạch ròi: “Tôi là bánh hng sng t tri xung. Ai ăn bánh này, s được sng muôn đi. Và bánh tôi s ban tng, chính là tht tôi đây, đ cho thế gian được sng” (Ga 6:51). Như vậy, không có gì nghi ngờ nữa – nghĩa là hoàn toàn chắc chắn!

Ly Thiên Chúa, xin sp đt cuc đi ca chúng con theo đúng ý Ngài và xin vi chúng con luôn đ chúng con được s sng viên mãn ca Con Mt Ngài. Xin giúp chúng con biết cm ly tm-bánh-cuc-đi ca chúng con, ri t ơn, b ra, và trao tng tha nhân vi c tm lòng. Chúng con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu, Đng cu đ chúng con. Amen.

Về mục lục

 

MÁU GIAO ƯỚC

Lm. Giuse Nguyễn Văn Thông

Ngay từ thời các tông đồ, Hội Thánh vẫn cử hành Bí tích Thánh Thể, còn gọi là bữa ăn của Chúa. Truyền thống Hội Thánh luôn tin Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Nói cách khác, chúng ta tin sau khi đã truyền phép, bánh trở nên Mình Chúa và rượu trở nên máu Chúa. Bí tích Thánh Thể chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của Hội Thánh nói chung và đời sống thiêng liêng của mỗi tín hữu nói riêng. Thế nhưng, trong lịch sử đã có lúc người ta chủ trương Chúa Giêsu không hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, hoặc nếu có thì chỉ hiện diện trong Thánh lễ mà thôi. Hội Thánh thiết lập lễ này, một mặt để tuyên xưng Đức Tin vào sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể trong thời gian cử hành Thánh Lễ và Người còn hiện diện cách đích thực khi Thánh lễ đã kết thúc. Đó là lý do có các cuộc rước Thánh Thể rất long trọng sau Thánh lễ. Mặt khác, Hội Thánh muốn tiếp tục suy niệm để sống mầu nhiệm Thánh Thể một cách hữu hiệu hơn. Các bài Kinh Thánh trích đọc hôm nay hướng chúng ta suy tư Bí tích Thánh Thể là Giao Ước Mới.

Nếu nói Thánh Thể là Giao Ước Mới thì hẳn đã phải có một Giao Ước Cũ. Đó là nội dung mà bài sách Xuất Hành hôm nay muốn trình bày. Nếu máu của con chiên vượt qua đã làm cho người Do thái được cứu sống, thoát cảnh nô lệ tủi nhục bên Ai cập và trở về Đất Hứa, thì máu bò được sát tế làm hy lễ kỳ an rẩy trên bàn thờ và dân chúng, đã thiết lập một Giao Ước giữa Thiên Chúa và dân vừa được giải phóng. Giao Ước này làm cho họ trở thành một dân thực sự, không những thế, họ còn là dân được tuyển chọn, là DÂN RIÊNG. Họ cam kết: Mọi lời Đức Chúa phán, chúng tôi sẽ thi hành. Chúng ta biết điểm then chốt của Giao Ước Sinai mà Israen phải tuân giữ là họ chỉ thờ phượng một mình Giavê mà thôi. Đó là điều răn thứ nhất và cũng quan trọng nhất. Đây là Giao Ước chính thức được ký kết trong một nghi thức long trọng. Đây là Giao Ước được ký kết bằng máu. Giao Ước Sinai là trung tâm điểm của đời sống dân được tuyển chọn.

Các nhà chuyên môn còn tiếp tục tranh luận xem liệu bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Giêsu và các môn đệ có phải là bữa ăn Vượt Qua không? Theo thánh sử Maccô thì dường như câu trả lời là có, vì “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” Đó là lời các môn đệ thưa với Chúa. Còn đây là lời từ miệng Chúa: “Thầy nhắn: Thầy sẽ ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ ở phòng nào?” Theo thánh Maccô thì Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể trong lúc thầy trò ăn lễ Vượt Qua, lễ trọng nhất trong năm của người Do thái. Trong bữa ăn đầy tình yêu thương ấy, Chúa cầm bánh trao cho các môn đệ và nói: Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy. Cũng thế khi trao chén rượu, Người nói: Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. Chúa nói đến máu Giao Ước. Đây là Giao Ước mới ký kết bằng máu Chúa để thay thế cho Giao Ước cũ ở Sinai ngày nào. Đây còn là Giao Ước vĩnh cửu không bao giờ thay đổi và bị thay thế, vì: “chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa.” Máu đây cũng là máu của Chúa Giêsu là Con Chiên Vượt Qua mới, xóa bỏ tội lỗi trần gian và dẫn đưa nhân loại về quê thật là Nước Trời.

Tác giả thư gửi tín hữu Do thái còn đưa ra một so sánh thú vị: Nếu máu các con dê, con bò… đem rẩy trên mình những kẻ nhiễm uế, còn thánh hóa được họ… thì máu của Đức Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy… Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống. Và ngài kết luận: Chúa Giêsu là trung gian của một Giao Ước Mới… đem lại cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi quyền lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu Thiên Chúa đã hứa.

Mừng lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta hãy để cho Máu Thánh Chúa thanh tẩy chúng ta sạch mọi tội lỗi và mọi bất xứng. Đồng thời chúng ta luôn tâm niệm Chúa đã thương ký kết Giao Ước Tình Yêu với Hội Thánh cũng như mỗi người để chúng ta được lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu trong tương lai. Nếu dân Israen ngày xưa đã cam kết: mọi lời Đức Chúa phán, chúng tôi sẽ thi hành, thì hôm nay đây, mỗi người chúng ta cũng thưa với Chúa: Tin Mừng cứu độ là nội dung của Giao Ước Mới, chúng con sẽ thi hành mọi lời. Amen.

Về mục lục

 

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm

Chúa Nhật thứ hai sau lễ Hiện Xuống, Giáo Hội mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Đây là lễ rất quan trọng, vì nó diễn tả sự hiểu biết và niềm tin của Kitô hữu vào Đức Giêsu Kitô.

  1. Bí tích Thánh Thể là một sáng kiến tuyệt vời

Khi Thiên Chúa đưa dân Do Thái ra khỏi Aicập, dân đã phải đi trong hoang địa bốn mươi năm trường. Giữa chốn hoang vu như vậy và không canh tác, làm sao dân có lương thực để ăn? Thiên Chúa đã cho Manna từ trời rơi xuống để nuôi dân. Đây là một điều rất lạ lùng trong lịch sử loài người. Dân Do Thái đã tưởng rằng Môsê là người đã cho dân Manna, nhưng Đức Giêsu đã đính chính: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi đã cho các ông ăn bánh bởi trời…” (Ga. 6, 32).

Trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, cũng là bữa tiệc Đức Giêsu và các môn đệ làm theo truyền thống Do Thái tưởng niêm lễ Vượt Qua, Đức Giêsu cầm lấy bánh và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, này là mình thầy, sẽ bị trao nộp vì anh em;” cũng tương tự vậy, Ngài cầm lấy chén rượu, dâng lời tạ ơn và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà uống, này là chén máu thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra vì anh em” (Mc. 14, 23-24).

Bí tích Thánh Thể là sáng kiến tuyệt vời của Đức Giêsu. Bí tích Thánh Thể là biểu tượng tình yêu của Đức Giêsu cho con người, cho thấy Đức Giêsu đã tự nguyện chấp nhận cái chết, điều mà hôm sau như thể Đức Giêsu không thể nào trốn thoát được. Đức Giêsu như tấm bánh được bẻ ra nuôi sống nhiều người. Đức Giêsu là lương thực, là sự sống cho con người. “Ai không ăn bánh này, sẽ không có sự sống nơi mình” (Ga.6, 53).

2. Bí tích Thánh Thể hàm chứa một mặc khải sâu xa

“Làm sao một người lại có thể lấy máu thịt mình nuôi sống chúng ta?” (Ga. 6,52). Người ta dùng cơm bánh để sống chứ không ai ăn thịt uống máu người khác để sống. Quả thực lời nói của Đức Giêsu thật “khó nghe” đối với không chỉ con người đương thời nhưng cả với con người của mọi thời đại. Đứng trước người phát biểu lời này, người ta sẽ nghĩ, hoặc đây là một người điên, hoặc đây là một người rất đặc biệt.

Đứng trước lời nói “sống sượng” của Đức Giêsu, một số đông dân chúng đã bỏ không đi theo Đức Giêsu nữa. Cả một số môn đệ xưa nay đi theo Ngài, cũng bỏ Ngài: “Lời chi mà sống sượng thế, ai nghe cho nổi” (Ga. 6,60). Đức Giêsu cũng nhận ra điều đó; Ngài hỏi nhóm mười hai: “còn các anh, các anh có muốn bỏ đi không?” (Ga. 6,67); và Phêrô đã có một câu trả lời rất đặc biệt: “bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai, Thầy có lời ban sự sống đời đời” (Ga. 6,68). Thật sự, không thể ngờ rằng Phêrô có câu trả lời rất đặc biệt như vậy. Không có ơn từ trên, Phêrô không thể có câu trả lời như vậy. Không có ơn từ trên, người ta không thể tin bí tích Thánh Thể được.

Làm sao một người lại có thể là lương thực nuôi sống người khác? Nếu không phải là người bị khùng điên, thì hẳn phải là một người rất đặc biệt. Người này phải có một nguồn gốc thần linh. Những người chấp nhận lời nói này của Đức Giêsu, phải là người được ơn như Phêrô và các môn đệ, nhận ra nguồn gốc siêu vượt của Đức Giêsu. Nếu chỉ là phàm nhân, thì không thể lấy thịt máu mình nuôi sống người khác. Đức Giêsu là người thuộc về Thiên Chúa hoàn toàn. Đức Giêsu là người thật và là Thiên Chúa thật. Đức Giêsu là Thiên Chúa nhập thể.

3. Bí tích Thánh Thể quy tụ và phát triển Giáo Hội Chúa Kitô

Ngày xưa người Do Thái đã có thói quen tụ họp nhau vào ngày sabbát để nghe đọc Lời Chúa. Chính thánh Phaolô cũng dùng những dịp người Do Thái gặp nhau này để rao giảng Đức Giêsu phục sinh cho người Do Thái. Với niềm tin vào Đức Giêsu phục sinh, Kitô hữu tụ họp nhau để lắng nghe Lời Chúa và cử hành nghi thức bẻ bánh: “Ngài cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà phán…” (Mc.14, 22). Kitô hữu không chỉ tụ họp nhau để lắng nghe Lời Chúa, mà còn để ăn thịt và uống máu Chúa, để có sự sống đời đời.

Ngày xưa khi nghệ thuật in ấn chưa phổ biến, việc tụ họp nhau để nghe Lời Chúa và được nghe giải thích Lời Chúa là chuyện cần thiết. Ngày nay, với phương tiện hiện đại người ta có thể có sách Lời Chúa để đọc hằng ngày, được nghe diễn giải Lời Chúa bất cứ lúc nào người đó muốn, nên nếu chỉ để nghe Lời Chúa, thì người ta không cần đến với nhau nữa. Tuy nhiên, Kitô hữu vẫn tiếp tục tụ họp nhau, không chỉ để nghe Lời Chúa nhưng còn để tham dự nghi thức bẻ bánh, để tham dự bí tích Thánh Thể.

Hiểu như trên, người ta nhận ra nét đặc biệt của giáo huấn về bí tích tư tế thừa tác nơi Hội Thánh Công Giáo. Bí tích Thánh Thể qua thừa tác viên tư tế mang tính xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô. Không phải tất cả mọi người đều có thể cử hành bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể không chỉ là dấu chỉ mình máu thánh Đức Giêsu Kitô, nhưng là biểu tượng, là dấu chỉ thực, vừa là dấu chỉ vừa là thực tại, là chính mình máu Đức Kitô. Chức vụ tư tế phổ quát, tư tế vương giả của mọi Kitô hữu, giúp Kitô hữu tham dự thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Niềm tin vào bí tích Thánh Thể diễn tả sự hiểu biết sâu xa của Kitô hữu về chính Đức Giêsu, đồng thời củng cố nuôi dưỡng Hội Thánh. Đức Giêsu không chỉ là con người, nhưng còn là Thiên Chúa nhập thể. Chính Thiên Chúa xây dựng và củng cố Hội Thánh của Ngài qua bí tích Thánh Thể. Đức Giêsu Kitô củng cố và nuôi dưỡng Hội Thánh Chúa mỗi ngày.

Câu hỏi gợi ý chia sẻ

  1. Bạn có bị khủng hoảng niềm tin vào bí tích Thánh Thể bao giờ chưa? Nếu được xin chia sẻ.
  2. Bí tích Thánh Thể có giúp bạn sống đức tin Kitô hữu không?
  3. Đức Giêsu Kitô hiện diện nơi cung lòng bạn và hiện diện nơi bí tích Thánh Thể khác nhau như thế nào? Xin giải thích theo sự hiểu biết của bạn.

Về mục lục

 

CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH_B

Lm. Antôn

Ông bà anh chị em thân mến. Trong Giáo hội Công giáo chúng ta có ba mầu nhiệm quan trọng và cao cả. Ba mầu nhiệm này là nền tảng đức tin của chúng ta. Thứ nhất là mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần. Thứ hai là mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể, mặc lấy bản tính con người, chịu chết trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại, và đã sống lại vinh quang. Và mầu nhiệm thứ ba là mầu nhiệm Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh Thể mà chúng ta mừng kính hôm nay.

Tin mừng của thánh Mác-cô hôm nay cho chúng ta biết chính Chúa Giê-su đã lập Bí tích Thánh Thể vào chiều Thứ Năm trong bữa tiệc ly, trước khi chịu khổ nạn. Tin mừng thuật lại “Ðang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người.” Chúa đã biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Ngài để thiết lập một giao ước mới, chuộc tội và ban ơn cứu độ cho chúng ta. Vì yêu thương cho nên Chúa đã thiết lập Bí tích này để ở lại và để tiếp tục chuộc tội, ban phát ơn cứu độ cho chúng ta cho đến ngày tận thế như Chúa đã hứa. Thật vậy, đây là hồng ân cao quí mà Chúa đã ban cho nhân loại chúng ta.

Chúng ta thấy các bài đọc hôm nay tường thuật tình yêu Thiên Chúa qua các việc Ngài làm để cứu chuộc con người. Bài đọc 1 cho chúng ta biết vì yêu thương Thiên Chúa đã giải thoát dân Israel ra khỏi ách nô lệ ở Ai cập, dẫn dắt, bảo vệ và nuôi sống họ suốt 40 năm trường trong sa mạc trong cuộc hành trình tiến vào Đất Hứa. Trước khi vào Đât Hứa, ông Mô-sê khuyên bảo dân hãy trung thành tuân giữ những giới răn Chúa dạy, và đừng bao giờ quên những ơn lành mà Thiên Chúa đã ban cho. Trong số những ơn lành Chúa đã ban, hãy nhớ lại việc Thiên Chúa đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ, vượt qua Biển Đỏ, và nhất là nuôi sống họ khỏi chết đói bằng manna từ trời xuống, và cũng làm cho nước từ tảng đá vọt ra để họ khỏi chết khát. Sau đó, Môsê cho giết một số bò, lấy máu của chúng rảy một phần lên bàn thờ tượng trưng cho Thiên Chúa, và phần kia lên dân. Máu là tượng trưng cho sự sống, vì thế ý nghĩa của việc rảy máu là từ nay hai bên kết ước, Thiên Chúa, đã hạ mình xuống và dân Do Thái, cùng một sự sống với nhau.

Trong bài đọc 2, thánh Phao-lô nhắc nhở các tín hữu ở Cô-rin-tô đã được thánh hóa bằng máu của Chúa Giê-su Ki-tô, và có sự sống trong Chúa. Ngài nhận thấy trong cộng đoàn tín hữu có sự bất hoà và chia rẽ, thánh Phaolô khuyên nhủ họ hãy đoàn kết lại trong tình yêu thương hiệp nhất. Ngài cho họ biết chính Thánh Thể là mối dây tuyệt hảo của sự yêu thương hiệp nhất. Khi chúng ta hiệp thông với Mình và Máu Chúa Giê-su Kitô, cùng ăn một bánh, cùng uống một chén trong Bí tích Thánh Thể, thì chúng ta cũng phải thể hiện sự hiệp thông ấy ra trong đời sống cộng đoàn bằng cách phải yêu thương, hiệp nhất với nhau. Cũng như chỉ có một tấm bánh, chúng ta tuy nhiều người cũng chỉ là một thân thể. Tất cả mọi người là chi thể trong Thân Thể Chúa Giê-su Ki-tô.

Chúng ta biết đối với các tín hữu thời Giáo hội sơ khai, họ có cùng một niềm tin chắc chắn vào lời Chúa Giêu phán trong Bữa Tiệc Ly “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, và bảo “Này là Máu Ta.” Họ chúc tụng và tin sự hiện diện của Chúa trong bánh và rượu mà họ cùng chia sẻ.   Và cũng chính bánh và rượu này nối kết họ lại trong giao ước tình yêu mới qua Chúa Giê-su Ki-tô. Sự việc này xảy ra như thế nào đối với họ thì không thành vấn đề, vì đây không những là một sự việc thuộc về đức tin, mà còn là sự cảm nhận sâu xa cá nhân, và của mọi người trong cộng đoàn tín hữu liên kết với nhau như anh chị em trong một gia đình. Bởi vậy cho nên thánh Phaolô xác tín với họ “Anh chị em thân mến, chén chúc tụng mà chúng ta cầm lên chúc tụng Chúa, chẳng phải là thông hiệp vớI Máu Chúa Kitô sao? Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra, chẳng phải là thông phần vào Mình Chúa đó sao? Vì có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể, vì hết thảy chúng ta thông phần cùng một tấm bánh.’’

Ông bà anh chị em thân mến. Từ ngàn xưa cho tới ngày nay, mỗi lần chúng ta cùng nhau cử hành mầu nhiệm Thánh Thể, chúng ta không những thông phần vào giao ước mới, mà còn thông phần vào hiến lễ hy sinh của Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha trên thập giá. Hay nói một cách khác, mỗi Thánh lễ chúng ta cử hành không phải là một giao ước mới hay hy lễ mới, mà chính là giao ước và hy lễ mà Chúa Giêsu bắt đầu từ Bữa Tiệc Ly và kết thúc trên thập giá trên ngọn đồi Gôn-gô-ta.

Chúng ta tin thật trong Thánh lễ và sau khi truyền phép, bánh và rượu đã trở nên Thân Thể Chúa Kitô. Cả con người của Chúa Giêsu ở trong đó: thịt và máu, nhân tính và thần tính. Chúa Giêsu thật sự hiện diện trong Thánh Thể.   Bí tích Thánh Thể là bí tích của tình yêu. Dấu chỉ tuyệt diệu nhất của tình yêu Thiên Chúa là sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô – Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ của chúng ta, nơi BÍ TÍCH THÁNH THỂ. Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban cho chúng ta Con Một Ngài là Chúa Giêsu Kitô, và Chúa Giêsu Kitô yêu thương chúng ta đến nỗi đã khiêm nhường hạ mình xuống, chấp nhận thân phận tôi đòi, đã chịu nạn, chịu chết và phục sinh vinh hiển để đem lại sự sống cho chúng ta. Chỉ vì yêu thương, Ngài còn hy sinh ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế nơi Bí tích Thánh Thể.

Và trong phần rước lễ, chúng ta lãnh nhận chính Chúa Giêsu và được liên kết với Chúa như những cành nho với cây nho được diễn tả trong Tin mừng thánh Gioan “Ta là cây nho, các con là cành,’’ như trên tấm biển ngữ đây. Trong chốc lát nữa đây, khi lên lãnh nhận Mình Thánh Chúa, chúng ta hãy chú ý tới hành động chúng ta làm. Chúng ta hãy tự hỏi “Chúng ta nhận lãnh ai vào tâm hồn?” Và “Qua Thánh Thể, chúng ta được liên kết với ai? Và trở thành gì trong Thân Thể Chúa Ki-tô?” “Chúng ta phải sống như thế nào để chúc tụng và tạ ơn vì hồng ân tình yêu Chúa đã thương ban?”

Xin Chúa Giê-su Thánh Thể ngự vào tâm hồn chúng ta, kết hợp chúng ta lại trong tình yêu thương hiệp nhất, và biến đổi chúng ta trở thành chi thể trong Thân Thể Chúa Ki-tô, để chúng sống chứng nhân cho Chúa Ki-Tô trong lời nói cũng như trong việc làm, có tấm lòng hy sinh phục vụ Chúa, và có lòng bác ái và quảng đại để làm sáng danh Chúa, và hiệp nhất cùng nhau xây dựng giáo xứ, là Thân Thể Chúa Ki-Tô.

Về mục lục

 

“ĂN LỄ” VƯỢT QUA

Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

Thánh Thể là bữa tiệc Vượt Qua, điều này tôi đã được nghe nói tới nhiều lần, nhưng lại có quá ít dịp tìm hiểu và đào sâu nội dung đích thực của nó. Tại sao Bí Tích Thánh Thể trước hết phải là một ‘bữa tiệc’ chứ không phải là ‘bánh rượu’ trở nên ‘Mình và Máu Thánh Chúa’?

Thời điểm Đức Giê-su ăn bữa biệt ly với các môn đệ được Mác-cô xác định là ‘ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua’ (như vậy ngay cả việc xác định hôm đó là thứ năm (Tuần Thánh) cũng chỉ là một ước lệ?); ngoài ra Thánh Sử Mác-cô còn tường thuật việc chuẩn bị cho bữa tiệc này với khá nhiều chi tiết tỉ mỉ khác nữa. Nếu quả là như thế thì việc Đức Giê-su lập bí tích Thánh Thể trong ngày sát tế chiên Vượt Qua đâu chỉ đơn thuần là trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian. ‘Đây là mình Thầy… đây là máu Thầy’ của Tân Ước phải có mối liên hệ rất chặt chẽ với ‘c

hiên Vượt Qua’ giải phóng dân riêng khỏi ách nô lệ, và với cuộc xuất hành tiến về đất hứa của Cựu Ước. Phải là người Do Thái đích thực như các môn đệ ta mới hiểu được ý nghĩa của việc ăn lễ Vượt Qua. Họ thực sự ăn lễ, chứ không chỉ ‘mừng lễ’. Mỗi gia đình ăn thịt chiên nướng với rau đắng và bánh không men, họ ‘ăn’ sự giải thoát của toàn dân, của chính mình cũng như của bạn bè thân quyến. Thịt chiên họ cùng nhau ăn, và máu chiên họ rẩy trên mình như một tập thể, lặp lại việc bôi máu trên ngưỡng cửa ngày xuất hành ra khỏi đất Ai Cập. Đối với họ, cuộc giải phóng này liên quan tới đời sống từng người, tới lịch sử của cả một dân tộc. Chính vì thế mà trải qua hàng nghìn năm, người Do Thái vẫn trang trọng ăn lễ Vượt Qua của giải phóng.

Cái chết thập giá của Đức Giê-su chính là thực hiện giao ước Xuất Hành tới mức toàn diện và hoàn hảo nhất; còn giao ước Si-nai, với việc rảy máu thú vật trên dân và đón nhận lề luật, chỉ là thể hiện được sự giải phóng trong một giới hạn nào đó (xem Xh 24:7-8). Nếu dân Do Thái ăn chiên và rảy máu chiên trên mình để tưởng nhớ và tham dự vào cuộc xuất hành giải phóng mang tính xã hội và chính trị (thoát khỏi ách thống trị của bạo chúa Pha-ra-ô), thì Ki-tô hữu ăn thịt và uống máu Chiên Vượt Qua là để tưởng niệm và thông phần vào ơn cứu độ sung mãn và dứt điểm. “Chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa”. Đức Giê-su muốn ăn lễ Vượt Qua của Người với các môn đệ thân yêu vào chính ‘ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua’ là thế. Trong cả hai cử hành Vượt Qua, ăn là công việc chủ yếu. Chỉ thị Vượt Qua của Cựu Ước xác định rất rõ ràng ai mới được ăn và ai không được ăn, đồng thời qui định tỉ mỉ phải ăn như thế nào, theo cách nào (xem Xh 12:43-51). Mác-cô, trong tường thuật về bữa tiệc ly biệt, cũng không thể bỏ qua các chi tiết ăn uống tỉ mỉ: ‘Người cầm lấy bành, rồi bẻ ra, trao cho các ông; Người cầm chén rượu…, trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này’. Đặc biệt hơn, khi triển khai đề tài ‘bữa tiệc của Chúa, bữa tiệc huynh đệ và hiệp nhất’ (xem 1 Cr 11:23-34), Phao-lô đã đặc biệt xoáy sâu vào chủ đề ‘ăn và uống’. “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm tới Mình và Máu Chúa…’ Và lệnh truyền ‘anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy’ (lặp lại hai lần) được các Ki-tô hữu tiên khởi hiểu, chắc chắn không chỉ là cử hành một nghi lễ, mà phải thực hành luôn cả việc ăn và uống, ‘mỗi khi uống’ (câu 25).

Như vậy, dứt khoát việc ‘xem lễ hay dự khán Thánh Lễ’ không thể trở thành qui định chính yếu (buộc ‘xem lễ’ ngày Chúa Nhật…); thậm chí trong Cựu Ước, để tưởng niệm Vượt Qua, ‘Toàm thể cộng đồng Ít-ra-en ăn chiên và bánh không men’. Qui định Xuất Hành xác định rõ các đối tượng không được phép ăn, và do đó cũng không được tham dự vào cuộc vượt qua của toàn dân. Cũng vậy, theo Phao-lô, vấn đề chính là phải ăn bữa tiệc của Chúa sao cho xứng đáng nhất; xứng đáng đây không hệ tại ở việc sạch hay không sạch tội, mà chính yếu hệ tại ở phân biệt được, nhận thức được hay không Thân Thể Đức Ki-tô hiến mình cho ta trong cuộc giải phóng thập giá, vì Người là Con Chiên của cuộc Vượt Qua trong giao ước mới. Rước lễ (ăn) với cõi lòng rộng mở đón nhận ơn giải phóng dứt khoát và hữu hiệu của Chúa Ki-tô – Chiên Vượt Qua mới là điều bất cứ người môn đệ nào của Đức Ki-tô cũng buộc phải thi hành, không như một luật buộc nhưng như một đòi hỏi thiết thân của việc tham dự vào hồng ân cứu độ.

Vì thế, Ki-tô hữu chúng ta cần chân thành và khiêm tốn ăn lễ Vượt Qua, ăn thịt Chiên Con bị sát tế, vì quả thật Bí Tích Thánh Thể đối với chúng ta trước hết phải là ăn và uống Minh Máu Thánh Chúa, là thông phần vào cuộc giải phóng vĩnh viễn mà Đức Giê-su đã thực hiện trên Thập Giá!

Lạy Chiên Con bị sát tế trên thập giá, Chúa đã ban cho chúng con ơn giải phóng qua hiến tế thập giá đau thương. Thế nhưng con chỉ có thể tiếp nhận ơn giải phóng này cách hữu hiệu và dứt khoát nhờ vào việc ăn và uống Thịt và Máu Con Chiên. Xin cho con, mỗi khi cử hành Thánh Thể, luôn có tâm hồn khiêm tốn biết đón nhận sự giải thoát đầy nhân hậu, qua việc cung kính rước Mình và Máu Thánh Chúa vào cõi lòng, cho dầu có bất xứng và tội lỗi, nhưng rất chân thành mong mỏi đón chờ ơn cứu độ. A-men

Về mục lục

 

CỦA ĂN THỨC UỐNG

Lm. Jos. DĐH

Được ngồi ăn với bậc “quân vương”, được uống những thứ rượu quí hiếm, đó là vinh dự đâu phải ai cũng có. Nghe những lời “đường mật”, thưởng thức ca khúc trẻ, hay những bản tình ca “bất hủ”, nhất là vào lúc ta đang yêu đời, nhất định đó là phần thưởng lớn rồi. Chia sẻ cho nhau chuyện vui buồn, tâm sự về những ưu tư cuộc sống, sẽ có ý nghĩa và giá trị lớn hơn khi đó là tương quan tình bạn thắm thiết.

Chuyện ăn uống bao giờ cũng chiếm mất khá nhiều thời gian của mọi người, phân tích và lọc lựa những lời hay ý đẹp của tiền nhân, đòi hỏi phải tốn công nhiều sức. Lắng nghe, chia sẻ, cảm thông với người anh chị em mình cũng phải là một quá trình tập luyện dài lâu. Ăn uống để tồn tại, ăn uống để được khỏe mạnh, nhiều người đã biết về khái niệm ấy, và không dừng lại ở đó, ơn tự nhiên vẫn đang thúc đẩy mỗi người sẽ đi tìm kiếm của ăn thức uống nào để được trường thọ.

Cuộc họp mừng lễ “Vượt Qua” của Thầy – Trò Giêsu được chuẩn bị hết sức chu đáo, thánh sử Marcô thuật lại biến cố ấy với sự tinh tế là Đức Giêsu hoàn toàn chủ động mừng lễ với các tông đồ. Các con hãy vào thành, đi theo người mang “vò nước”, hỏi chủ nhà về căn phòng “Thầy – Trò” ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua ở đâu ? Từ bầu khí trang trọng và ấm áp tình, 12 học trò đại diện, các ông được “đồng bàn”, được cảm nếm hương vị ngọt ngào của tình yêu Giêsu. Trong bữa tiệc trọng đại hôm đó, Đức Giêsu đã thiết lập giao ước “Thịt và Máu” Chúa trở nên thần lương nuôi linh hồn người dương thế.

Nếu Đức Giêsu chỉ tổ chức một bữa ăn gia đình, giữa tình thầy-trò, bữa ăn có thể tổ chức ở bất cứ nơi đâu cũng được. Nếu chỉ là cuộc hội họp nhằm lên phương án chữa bệnh hay giúp người nghèo, Thầy Giêsu không phải kín đáo tới mức độ khó hiểu đối với các học trò ! Đức Giêsu không có ý xoa dịu các môn đệ hay vài đối tượng đang khốn khổ nào, vì xét thấy bữa tiệc có liên quan đến con người qua các thời đại, Chúa đã lập Bí tích Thánh Thể cứu độ nhân loại.

Của ăn thức uống mà Đức Giêsu thiết lập là “vâng ý Cha”, là thực hiện kế hoạch cứu độ nhân loại tội lỗi. Của ăn thức uống được ban cho các tông đồ, cho người Kitô hữu hôm nay là tiếp nhận giao ước BÁNH VÀ RƯỢU do Đức Kitô đã cử hành trong bữa tiệc Vượt-Qua của Ngài. “Bánh và rượu hay cơm và bia” đều mang ý nghĩa nuôi thân xác, hôm nay Chúa Giêsu sử dụng BÁNH VÀ RƯỢU để biến đổi thành của ăn nuôi linh hồn.

Xưa kia phải bằng niềm tin, các tông đồ mới nghe rõ Thầy Giêsu nói “này là MÌNH Thầy, này là MÁU Thầy, sẽ đổ ra cho nhiều người. Hôm nay, trong cử hành phụng vụ, Chúa Giêsu Linh mục vẫn kêu gọi con cái từ khắp muôn nơi nhận lấy MÌNH và MÁU Ngài để chúng ta có “thần lương” và được sống hoài sống mãi. Trong bữa tiệc, Thầy Giêsu không giáo huấn các tông đồ phải ăn uống cho có văn hóa, cũng không nhằm lưu ý các ông khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Có chăng, Thầy hướng các học trò của Thầy tới việc : ăn có nhai nói có nghĩ, qua đó, những ai hiệp thông với của ăn Giêsu đều nhận ra “hy lễ tình yêu” ở trong TIỆC-RƯỢU đó.

Ăn uống thế nào gọi là đúng kiểu, đúng cách, sống chữ tình thế nào để phù hợp giáo huấn và phong cách của người môn đệ theo Đức Kitô ? Thầy Giêsu không chỉ dạy các học trò về kỹ thuật ăn uống, nhưng phải sống tình yêu thương, để qua đó mỗi người nhận biết Thầy Giêsu luôn “đồng bàn tiệc” với người biết sống tin yêu. Ăn cơm ăn bánh, uống rượu, uống bia, là nhu cầu nuôi thân xác, BÁNH và RƯỢU hay THỊT và MÁU của Đức Kitô mới đúng là nguồn sinh lực đưa ta sự sống đời đời.

Để hoàn tất tiệc Vượt-Qua, Đức Giêsu đã chịu nhiều đau khổ, chết và sống lại, tình yêu của Ngài đã nên trọn vẹn, tấm bánh ly rượu của Đức Giêsu trở nên thần lương, hy lễ thập giá được biến đổi thành ơn cứu độ khắp muôn dân. Từ các tông đồ đến tiền nhân và chúng ta hôm nay, dù có biết Tiệc Thánh Thể bổ dưỡng tâm hồn, Thánh Thể ban sự sống đời đời, nếu chúng ta không chấp nhận để Mình và Máu Chúa biến đổi, ơn cứu độ cũng xa vời đối với ta.

Kinh nghiệm tiền nhân cho biết : đời người được đo bằng tư tưởng và hành động, tuyệt đối không phải bằng thời gian. Chỉ những người khờ họ mới nói : để khi nào tôi giầu, tôi sẽ làm phúc bố thí cho bạn. Chỉ những ai quá “si tình” mới nói : hãy yêu tôi, nếu không tôi sẽ chết. Chỉ những người độc ác mới tuyên bố : hãy yêu ta, không ta sẽ giết ngươi. Và chỉ nơi Đức Giêsu quá yêu nhân loại, Ngài mới đủ tư cách để nói : này là MÌNH TA, này là MÁU TA, sẽ đổ ra cho nhiều người để được cứu độ.

Ngày hôm nay, “của ăn thức uống” được ưa thích là cơm áo gạo tiền, thịt béo rượu thơm, quyền cao chức trọng, cũng vì thế mà con người dễ lạc đường sai hướng bất cứ lúc nào. Ca dao cũng phản ánh về sự nguy hại của việc tìm thụ hưởng : người đời ham kiếm chữ vinh, mà quên đi mất chữ tình trong tâm. Mình và Máu Chúa Giêsu được Ngài thiết lập thành Bí tích cứu độ, tiếp tục thánh hóa và biến đổi tâm hồn và cuộc sống chúng ta, tình yêu Thánh Thể sẽ mãi là niềm vui và hạnh phúc cho những ai năng gặp gỡ Ngài. Amen.

Về mục lục

 

HIỆP THÔNG VỚI CHÚA THÁNH THỂ

ĐỂ CẢM THÔNG CHIA SẺ VỚI THA NHÂN

Lm. Đan Vinh

I. HỌC LỜI CHÚA

  1. TIN MỪNG: Mc 14,12-16.22-26

(12) Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: ”Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? (13) Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó”. (14) Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: “Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?” (15) Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng. Và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta. (16) Hai môn đệ ra đi, vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua. (22) Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy”. (23) Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. (24) Người bảo các ông: “Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. (25) Thầy bảo thật anh em: Chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa”. (26) Hát Thánh Vịnh xong, Đức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Ô-liu.

  1. Ý CHÍNH:

Đức Giêsu lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc ly là tiệc chiên Vượt Qua của đạo Do thái, trước khi Người hiến thân chịu tử nạn và phục sinh, hầu thiết lập một Giao ước Mới giao hòa nhân loại với Thiên Chúa và ban ơn cứu độ cho loài người thay thế cho Giao ước Cũ thời Mô-sê.

  1. CHÚ THÍCH:

-C 12-13: +Tuần lễ Bánh Không Men: Luật Mô-sê quy định về lễ Vượt Qua và tuần lễ Bánh Không Men như sau: Ngày 14 tháng Ni-xan (là tháng thứ nhất theo lịch Do Thái, tức vào khoảng tháng 3-4 dương lịch ngày nay), là đại lễ Vượt Qua mừng kính Đức Chúa. Vào ngày này người ta sát tế chiên lúc chập tối và sẽ ăn tiệc chiên Vượt Qua với bánh không men (x. Xh 12,1-14). Hôm sau, là bắt đầu tuần lễ Bánh Không Men kính Đức Chúa kéo dài bảy ngày. Trong tuần này, người Do Thái phải ăn bánh không pha men, để nhắc nhở họ về bữa tiệc trước cuộc xuất hành thời Mô-sê. Cũng từ ngày 15 tháng Ni-xan, họ phải họp nhau để thờ phụng Đức Chúa và kiêng việc xác. Trong 7 ngày, họ phải tiến hành dâng lễ vật hỏa tế lên Đức Chúa. Đến ngày thứ Bảy là ngày kết thúc, họ phải tập họp lại để thờ phượng Đức Chúa và kiêng các công việc lao động nặng (x. Lv 23,5-8). +Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua tại đâu?: Môn đệ hỏi Đức Giêsu như hỏi một người chủ gia đình có trách nhiệm cử hành lễ Vượt Qua. Vì là dân nhập cư từ nơi khác đến Giê-ru-sa-lem, nên Đức Giêsu và các môn đệ được quyền tổ chức ăn mừng lễ Vượt Qua trước một ngày, tức vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Năm bắt đầu ngày thứ Sáu, thay vì lẽ ra phải mừng vào 6 giờ chiều thứ Sáu tức bắt đầu ngày thứ Bảy, mà năm ấy lễ Vượt Qua nhằm vào thứ Bảy (x. Ga 19,14.31.42). +Người sai hai môn đệ đi: Đây là Phê-rô và Gio-an (x. Lc 22,8). +Sẽ thấy một người mang vò nước…: Đức Giêsu làm chủ không gian và thời gian: Người nhìn thấy trước mọi sự việc đúng như nó sắp xảy ra, cũng như có lần Người thấy trước Na-tha-na-en lúc đang ngồi dưới gốc cây vả (x.Ga 1,48).

-C 14-16: +Các ông dọn tiệc Vượt Qua: Theo tục lệ cổ truyền, khi ăn thịt chiên tại nhà, mọi người phải đứng, lưng thắt gọn gàng, chân đi dép, tay cầm gậy và ăn cách vội vã (x. Xh 12,11). Nhưng đến thời Đức Giêsu, người Do Thái không còn giữ tục lệ ấy. Khi ăn tiệc, họ cũng theo cách thức ăn tiệc của văn hóa La-Hy (La-tinh Hy-Lạp) đương thời: Thực khách dự tiệc nằm trên một tấm thảm, đầu nghiêng về một bên và dựa vào cánh tay trái dùng làm gối. Còn tay mặt thì dùng để lấy đồ ăn.

+VỀ VỊ TRÍ TRONG BỮA TIỆC LY VƯỢT QUA: Người môn đệ được Đức Giêsu yêu quí là Gio-an nằm ở bên phải Đức Giêsu và có lúc đã tựa đầu vào ngực Thầy (x. Ga 13,25). Tiếp đến là Phê-rô nằm cạnh Gio-an. Chính ông Phê-rô đã làm hiệu và bảo Gio-an: “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai vậy?” (Ga 13,24). Còn Giu-đa nằm ở bên trái Đức Giêsu. Điều này giải thích tại sao Đức Giêsu trả lời cho Giu-đa mà các môn đệ khác không nghe được (x. Mt 26,25), và việc Đức Giêsu dễ dàng “chấm một miếng bánh trao cho Giu-đa” (x. Ga 13,26). Ngoài ra, về vị trí của các môn đệ khác thì khó xác định.

-C 22: +Cũng đang bữa ăn: Mác-cô tường thuật việc Đức Giêsu lập Phép Thánh Thể trong khung cảnh bữa tiệc Vượt Qua. Đức Giêsu đã theo diễn tiến bữa tiệc Chiên Vượt Qua để truyền cho bánh rượu trở nên Mình Máu thánh của Người (x. Ga 6,51-58). +Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các ông: Đây là những cử chỉ Đức Giêsu đã làm nhiều lần trước đó như: Hai lần làm cho bánh nhân ra nhiều (x. Mc 6,41; 8,6); Một lần làm trong bữa Tiệc ly Vượt Qua (x. Lc 22,19); Một lần Chúa Phục sinh làm khi ngồi ăn tối với hai môn đệ làng Em-mau (x. Lc 24,30)… Cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng là cử chỉ mà gia trưởng phải làm trong nghi lễ tiệc Chiên Vượt Qua theo luật Mô-sê, sau khi các người đồng bàn hát kinh Ha-len phần I (gồm Thánh vịnh 112-113) và uống chén rượu thứ hai. “Bẻ bánh ra và trao cho các ông” là hai cử chỉ mang ý nghĩa hiệp thông và huynh đệ cộng đoàn. + Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy: Trong niềm tin Ki-tô giáo, Đức Giêsu đã dùng quyền năng để biến đổi bản chất của tấm bánh trở nên Thân Mình của Người, chứ không phải chỉ thành biểu tượng cho Mình Chúa mà thôi, như có người lầm tưởng (x. Ga 6,51-58; 1 Cr 11,23-25).

-C 23-25: +Và Người cầm chén rượu…: Chén rượu với lời tạ ơn ở đây là chén rượu thứ ba trong nghi lễ tiệc Chiên Vượt Qua. Đức Giêsu dùng chén rượu thứ ba này để thiết lập Giao ước Mới. + Đây là Máu Thầy, Máu Giao ước, đổ ra vì muôn người: Đây là Máu Giao ước Mới, khác với Giao ước Cũ thời Xuất hành, đã được ghi lại trong sách Xuất hành như sau: “Bấy giờ ông Mô-sê lấy máu rảy trên dân và nói: “Đây là máu Giao ước Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này” (Xh 24,8). Trong nghi lễ Giao ước Xi-nai được thiết lập giữa Thiên Chúa với dân Ít-ra-en, người ta giết bò, rồi vị tư tế lấy máu nó rảy trên bàn thờ và trên dân chúng. Máu đó là dấu chỉ mối tương quan mới và sự hiệp thông giữa Đức Chúa với dân Ít-ra-en. Trong thời Tân ước, Giao ước Mới được thiết lập bằng Máu Đức Giêsu Con chiên Thiên Chúa, là dấu chỉ sự hiệp thông mới giữa Thiên Chúa với Hội Thánh là dân Ít-ra-en Mới. Máu sắp đổ khi Đức Giêsu chịu khổ nạn thập giá. Cái chết của Người sẽ đền tội thay cho loài người, để ban ơn cứu độ cho muôn người. +Chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa: Đến ngày tận thế, sau khi lịch sử nhân loại chấm dứt và Nước Thiên Chúa xuất hiện, Đức Giêsu sẽ uống rượu mới với những người được cứu độ trong bữa tiệc cánh chung. Hình ảnh này diễn tả sự hiệp thông chia sẻ trọn vẹn và chung cuộc giữa các môn đệ với Đức Giêsu và với Thiên Chúa.

  1. CÂU HỎI:

1) Đức Giêsu thiết lập phép Thánh Thể ở đâu, khi nào và lập để làm gì?

2) Luật Mô-sê qui định thế nào về lễ Vượt Qua và tuần lễ Bánh Không Men?

3) Tại sao Đức Giêsu và các môn đệ lại ăn lễ Vượt Qua vào tối thứ Năm thay vì vào tối thứ Sáu là lúc bắt đầu đại lễ Vượt Qua năm đó?

4) Hai môn đệ nào đã được Đức Giêsu sai đi dọn chỗ cho thầy trò ăn mừng lễ Vượt Qua?

5) Theo tục lệ, người Do thái phải ăn lễ Vượt Qua như thế nào? Tuy nhiên Đức Giêsu và các môn đệ lại ăn tiệc Vượt Qua theo cách nào?

6) Dựa vào Tin Mừng, hãy cho biết vị trí ngồi của các ông Gio-an, Phê-rô và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt trong bàn tiệc?

7) Đức Giêsu đã lập phép Thánh Thể, truyền cho bánh rượu trở nên Mình Máu Người theo thứ tự nào?

8) Những cử chỉ Đức Giêsu làm khi truyền phép giống với các cử chỉ Người đã làm trong các hoàn cảnh nào?

9) Bạn nhận định thế nào về ý kiến cho rằng: Sau khi truyền phép bánh không biến thể sang Mình Thánh Chúa, mà chỉ trở thành biểu tượng Mình Thánh Chúa thôi?

10) Chén rượu được truyền phép trở thành Máu Thánh Đức Giêsu là chén rượu thứ mấy trong bữa tiệc chiên Vượt Qua của đạo Do Thái?

11) Phân biệt Máu Giao Ước Mới mà Đức Giêsu sắp đổ ra trong cuộc khổ nạn có giá trị và hiệu quả khác với máu chiên bò sát tế trong Giao Ước Cũ thời Mô-sê như thế nào?

12) Đức Giêsu hứa sẽ hiệp thông và chia sẻ bằng việc uống rượu mới với các môn đệ trong Nước TC vào lúc nào?

 

II. SỐNG LỜI CHÚA

  1. LỜI CHÚA: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy” (Mc 14,22):
  2. CÂU CHUYỆN:

1) NGUỒN GỐC LỄ MÌNH THÁNH CHÚA          

         Vào năm 1263, một linh mục người Đức đang cử hành Thánh lễ tại một nhà thờ kinh thánh KÍT-XI-A-NA (Christiana), lúc bẻ bánh trước khi rước lễ, vị linh mục này đã trông thấy Mình thánh hình bánh đã biến thành Thân Mình Đức GIÊ-SU tử nạn. Trên thân xác Chúa, máu đang rịn ra qua các vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người. Máu chảy ra làm ướt tấm khăn thánh và mấy lớp khăn phủ trên bàn thờ. Vị linh mục vội gấp các tấm khăn bàn thờ lại. Nhưng gấp tới đâu thì máu vẫn thấm ra tới đó. Cuối cùng máu thấm qua tới 25 lần vải khăn. Vừa cảm động lại vừa sợ hãi đến nỗi vị linh mục không thể tiếp tục dâng hết thánh lễ được.

           Sau đó, ngài đến xin yết kiến Đức Giáo hoàng UR-BA-NÔ và tường trình sự kiện lạ lùng ấy. Đức Giáo hoàng liền sai một phái đoàn, đứng đầu là một Giám mục đến điều tra thực hư. Sau khi xác định thực sự là phép lạ, vị Giám mục đã cho rước Mình Thánh Chúa cùng các khăn bàn thờ đã có thấm Máu Thánh kia về RÔ-MA, đặt tại một nhà thờ kính phép Mình Thánh, và mời gọi giáo dân đến chầu Mình Thánh Chúa liên tục 24/24. Sau đó, vào ngày mồng 8 thánh 9 năm 1264, Đức Urbanô đã ra sắc dụ truyền thiết lập lễ kính Mình Máu thánh Chúa GIÊ-SU và truyền mừng trọng thể lễ này trong toàn thể Hội thánh.

2) KỶ VẬT TÌNH YÊU

Có một đôi vợ chồng trẻ kia mới lấy nhau được mười năm và đã có với nhau một đứa con gái 4 tuổi. Trong thời gian đó họ đã sống rất hòa hợp hạnh phúc. Mỗi ngày trước khi rời nhà đi làm buổi sáng, và chiều tối khi về đến nhà, anh chồng không khi nào quên trao cho vợ và con gái cử chỉ âu yếm kèm theo một lời nói yêu thương. Nhờ đó tình yêu giữa hai vợ chồng và đứa con thơ ngày thêm bền chặt. Nhưng rồi hạnh phúc của họ đã bị đe dọa khi một hôm người chồng đi làm về bị trúng mưa và được đem đến bệnh viện điều trị. Sau khi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán anh đã bị bệnh ung thư màng phổi ác tính thời kỳ thứ ba. Một tuần sau thì anh qua đời. Trước khi chết, anh gọi vợ con lại gần và thều thào trăn trối: “Em và con yêu quí! Có lẽ sắp tới giờ Chúa gọi anh về. Anh đã chuẩn bị và sẵn sàng vâng theo ý Chúa. Anh chỉ tiếc một điều là không còn được sống bên em và con nữa. Trước khi đi xa, anh không có gì trối lại cho em ngoài chiếc nhẫn mà vợ chồng mình đã tặng nhau khi kết ước cách đây mười năm. Bây giờ anh xin tặng lại chiếc nhẫn kỷ vật này cho em, để mỗi lần thấy nó, em biết rằng anh vẫn luôn ở bên em và hằng cầu Chúa cho em được hạnh phúc”. Nói xong, anh tháo chiếc nhẫn đang đeo và âu yếm xỏ vào tay vợ, giống như trước đây anh đã từng làm trong lễ hôn phối. Rồi anh đã nhắm mắt lìa đời trong sự thương tiếc vô vàn của vợ con. Sau đó anh đã được an táng tại khu đất thánh gần nhà. Từ đó, mỗi ngày người ta đều thấy một phụ nữ còn rất trẻ, đầu đội khăn tang, tay cầm bó bông, dắt theo đứa con gái còn nhỏ dại đi vào trong nghĩa trang. Chị ta đã đứng hằng giờ trước ngôi mộ cỏ mọc chưa xanh của người chồng quá cố để cầu nguyện cho anh. Trên tay chị có đeo hai chiếc nhẫn: Một chiếc của ngày thành hôn và chiếc kia là kỷ vật của chồng tặng trước khi từ giã cuộc đời.

  1. THẢO LUẬN:

1) Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể khi nào và ý nghĩa của bí tích này ra sao?

2) Ta phải hiệp thông với Chúa Thánh Thể thế nào để cảm thông và chia sẻ với tha nhân, hầu góp phần kiến tạo “Trời Mới Đất Mới” theo thánh ý Chúa?

  1. SUY NIỆM:

Hơn hai ngàn năm trước đây, Đức Giêsu đã làm một việc tương tự: Biết rằng “Giờ đã đến, Giờ Con Người phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, và Người đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Người đã lập phép Thánh Thể, để lại cho Hội Thánh kỷ vật là dấu hiệu của một tình yêu lớn lao tột đỉnh. Kỷ vật đó chính là Mình Máu Người dưới hình bánh rượu, làm của ăn của uống thiêng liêng để các tín hữu được hiệp thông với Người. Tin Mừng Mác-cô đã tường thuật việc Đức Giêsu lập phép Thánh Thể trong khung cảnh bữa tiệc Chiên Vượt Qua (x Mc 14,22-24), như Người đã hứa trong bài giảng về Bánh Hằng Sống tại hội đường thành Ca-phác-na-um (x. Ga 6,51-58). Vậy Đức Giêsu thiết lập phép Thánh Thể khi nào? Ý nghĩa cũa bí tích này ra sao? Ngày nay, để đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta phải cử hành bí tích Thánh Thể như thế nào?

1) THIẾT LẬP BÍ TÍCH THÁNH THỂ:

Đức Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc Chiên Vượt Qua cũng là bữa ăn cuối trước khi từ biệt các môn đệ để bước vào cuộc khổ nạn, Người sử dụng bánh không men và rượu nho dùng trong bữa tiệc Vượt Qua của đạo Do thái để biến nên Thịt Máu Người, hầu ban cho những kẻ ăn Thịt uống Máu ấy sẽ được sống đời đời. Thánh Mác-cô đã thuật lại câu chuyện Đức Giêsu lập phép Thánh Thể như sau: “Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các ông và nói: Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy. Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ứớc, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,22-24).

2) Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ:

Tin Mừng đã ghi nhận bốn sự kiện liên quan đến bí tích Thánh Thể như sau:

– Một là phép lạ Đức Giêsu biến nước lã thành rượu nho tại tiệc cưới thành Ca-na, tiên báo về việc biến rượu trở nên Máu Người trong bữa Tiệc Ly sau này (x Ga 2,1-11).

– Hai là phép lạ Đức Giêsu nhân bánh ra nhiều tại thành Ca-phác-na-um, sau đó Người cho biết sẽ ban Thịt Máu Người làm của ăn của uống thiêng liêng đem lại sự sống đời đời cho những ai lãnh nhận (x Ga 6,1-14.32-35.48-58).

– Ba là bữa Tiệc Ly, trong đó Người dùng bánh rượu dùng trong tiệc Chiên Vượt Qua của Do thái giáo để thiết lập bí tích Thánh Thể của Ki-tô giáo và đã truyền cho các môn đệ: ”Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,14-19).

– Bốn là Đức Giêsu Phục Sinh cử hành nghi thức Bẻ Bánh với hai môn đệ tại làng Em-mau: dọc đường Người đã dùng lời Thánh Kinh để nói về mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Đấng Thiên Sai khiến các ông nóng lên lòng yêu mến Chúa. Rồi trong lúc ăn tối, Người lặp lại các cử chỉ lời đọc trong bữa Tiệc Ly (x Lc 24,13-32) khiến mắt họ mở ra và nhận biết Người.

Như vậy, Mình Thánh Chúa chính là món quà quí giá nhất mà Chúa Giêsu tặng ban cho loài người. Người đã tự hiến để ban Thịt Máu Người làm của ăn thức uống nuôi dưỡng đức tin của chúng ta và để có thể ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20). Mặc dù trí khôn chúng ta khó lòng hiểu thấu, dù giác quan của chúng ta không cảm thấy có sự khác biệt giữa tấm bánh ly rượu trước và sau khi truyền phép, nhưng đức tin dạy chúng ta rằng: Sau lời truyền phép của linh mục chủ tế trong thánh lễ thì bánh rượu liền biến hóa nên Mình Máu Chúa Giêsu như Người đã dạy: “Vì Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của uống. Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,54-56). Quả thật, chỉ có trái tim của một người Cha, người Thầy yêu thương con cái và môn đệ đến cùng như Chúa Giêsu, mới nghĩ ra phương thế tuyệt hảo để tặng một món quà vừa thiết thực vừa kỳ diệu như vậy!

3) NĂNG HIỆP THÔNG VỚI CHÚA THÁNH THỂ ĐỂ CHIA SẺ CHO ANH EM:

– Đức Giê-su là tấm bánh bẻ ra xây dựng một thế giới mới: Tin Mừng Gioan có đoạn như sau : “Người đã yêu thương những kẻ thuộc về thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13, 1). Như hạt lúa được biến đổi nên tấm bánh mì, phải qua nhiều công đoạn: bị nghiền nát thành bột, nhào với nước và cho vào lò nướng rồi mới trở thành tấm bánh mì thơm ngon, thì Chúa Giê-su cũng tự nguyện trở nên bánh thánh cho nhân loại chúng ta trải qua nhiều công đoạn như: hạt lúa Giê-su đầu tiên được gieo trong lòng Đức Mẹ Đồng Trinh, đã lớn lên dưới ánh nắng mặt trời làng Na-da-rét, rồi Người đã bị gặt hái, bị nghiền nát trong cuộc tử nạn, bị nướng trong lò luyện đau khổ thập giá trước khi phục sinh rồi được bẻ ra và trao cho chúng ta hưởng dùng. Do đó, khi đón nhận Bí tích Thánh Thể, chúng ta được mời gọi trở nên giống như tấm bánh Giê-su, chịu đau khổ và được chia sẻ cho anh em để mang lại sự thật, bình an cho thế giới đang chìm trong tối tăm, gian ác, bất công, dối trá, hận thù.

– Hiệp thông với Chúa bằng việc năng dự lễ và cầu nguyện: Mỗi ngày chúng ta hãy năng tham dự Thánh lễ và dọn mình rước lễ sốt sắng, năng đến chầu Thánh Thể. Trong ngày hãy làm các việc bổn phận, các việc hãm mình, hy sinh và bác ái để dâng lên Chúa kèm theo lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Con làm việc này như bông hoa dâng tiến Chúa, biểu lộ lòng con yêu mến Chúa. Xin Chúa vui nhận và ban cho một bệnh nhân sớm được ơn chữa lành, cho một tội nhân sớm được hồi tâm hoán cải, cho một người lương quen biết sớm tin yêu Chúa để họ cũng được chia sẻ niềm vui và hạnh phúc Nước Trời đời đời với con.”

– Hiệp nhất với nhau trong cộng đoàn: Bàn tiệc Thánh Thể do Chúa lập ra để giúp chúng ta thể hiện tình thương hiệp nhất với nhau. Do đó, chúng ta cần tránh những hành động ích kỷ gây chia rẽ nội bộ, như Tông đồ Phao-lô đã cáo trách một số người thuộc giáo đoàn Cô-rin-thô: “Trước tiên tôi nghe rằng khi họp cộng đoàn, anh em chia rẽ nhau… Khi anh em họp nhau, thì không còn phải là ăn bữa tối của Chúa. Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước. Và như thế kẻ thì bị đói, người lại no say! Anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay anh em khinh Hội Thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của?… Cho nên thưa anh em, khi họp nhau để dùng bữa, anh em hãy đợi nhau. Ai đói thì ăn ở nhà, kẻo anh em đến họp mà hóa ra để bị kết án!” (1 Cr 11,18-22.33-34). Mỗi người chúng ta hãy thể hiện tình hiệp thông khi tham dự thánh lễ bằng cách: vào trong nhà thờ dự lễ thay vì đứng ngoài, mở miệng đối đáp với chủ tế và đọc kinh ca hát chung với cộng đoàn.

– Chia sẻ tình thương của Chúa cho tha nhân: Sau khi rước lễ để đón Chúa Thánh Thể vào lòng, chúng ta hãy tâm sự với Chúa và sau lễ hãy mang Chúa đến chia sẻ với tha nhân, bằng vịệc chủ động bắt tay làm quen với những người có dịp tiếp xúc, nhẫn nhịn chịu đựng không chấp nhất những lời nói và cách ứng xử thiếu bác ái của tha nhân, không dửng dưng trước nỗi đau của người bên cạnh, nhưng quảng đại nhường cơm sẻ áo, nhường chỗ tốt cho người già cả, tật bệnh trên xe và ở nơi chung, năng xin điều lành cho những người đau khổ, khiêm tốn trình bày về Chúa cho người muốn tìm hiểu đức tin công giáo…

  1. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊSU. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Chúng con phải sống tinh thần của bí tích Thánh Thể”, nghĩa là trở nên “tấm bánh bẻ ra cho một thế giới mới”. Xin cho chúng con ý thức rằng: Chúa luôn đồng hành với chúng con và nhờ chúng con đến với tha nhân, để an ủi động viên những người nghèo khó lao nhọc, bênh vực những kẻ cô thế cô thân, mời gọi những tội nhân hồi tâm sám hối, chia sẻ cơm bánh vật chất cho những kẻ đói khát, khiêm tốn phục vụ những ngừơi bất hạnh … Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ được Chúa thương ban ơn cứu độ và đón nhận chúng con vào dự bàn tiệc Nước Trời với Chúa sau này.

X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.

Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

Về mục lục

 

Exit mobile version