Lời Chúa Năm A CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN NĂM A

CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN NĂM A

Chúa Nhật XXX thường niên – năm A
Lời Chúa:
Xh. 22, 20-26; 1Tx. 1, 5c-10; Mt. 22, 34-40
***********

 

Mục lục

1. Đạo yêu thương   (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên)

2. Con người hay Robot   (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

3. Biết yêu  (Lm. Jos. DĐH. Gp. Xuân Lộc)

4. Yêu mến Thiên Chúa – Yêu người như chính mình  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí. Gp. Xuân Lộc)

5. Luật thiện hảo  (Trầm Thiên Thu)

6. Cốt lõi của lề luật  (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

.

 

ĐẠO YÊU THƯƠNG

Truyền thống Thánh Kinh cho thấy Thiên Chúa luôn đứng về phía người nghèo. Bài đọc I của Chúa nhật hôm nay đã chứng minh điều ấy. Người nghèo luôn được Chúa bênh vực và yêu thương. Chúa thương họ đến nỗi ai xúc phạm đến người nghèo là xúc phạm đến chính Ngài; ai giúp đỡ người cô nhi quả phụ là làm đẹp lòng Ngài. Cựu ước đã dùng hình ảnh nhân cách hóa để diễn tả sự bênh vực của Thiên Chúa đối với người nghèo khi họ bị xúc phạm: Ta sẽ nổi cơn thịnh nộ, ta sẽ giết các ngươi bằng gươm…

Khi bênh vực người nghèo, người không có tiếng nói, Thiên Chúa tỏ rõ bản chất của Ngài là Tình Yêu. Vì Thiên Chúa là Tình Yêu, nên ai yêu thương thì thuộc về Thiên Chúa. Những gì chúng ta đã nghe ở Bài đọc I, sau này Đức Giêsu nói rõ trong Tin Mừng Matthêu về ngày tận thế (x.Mt 25). Người chứng minh: ai giúp người nghèo là giúp Chúa, ai bỏ rơi người nghèo là bỏ rơi Chúa. Như thế, nếu Thiên Chúa trong Cựu ước được trình bày như một Đấng quan tâm đến người nghèo, thì trong Tân ước, Thiên Chúa đã đồng hóa với người nghèo và nên một với họ qua Đức Giêsu Kitô.

Trước câu hỏi cạm bẫy của một người biệt phái về giới răn trọng nhất, Đức Giêsu không dạy điều gì mới hơn điều được dạy trong Cựu ước. Người nhắc lại cốt lõi giáo huấn của Lề Luật và Ngôn Sứ, đó là: mến Chúa và yêu người. Những người biệt phái và thông luật quá hiểu điều ấy, nhưng họ không thực hành. Không những thế, họ còn tìm cách cắt nghĩa luật theo ý của họ, “cốt đè đặt gánh nặng trên vai người khác, mà không muốn đặt ngón tay lay thử” (x.Mt 23,4).

Yêu thương là sứ điệp ngàn đời Thiên Chúa muốn gửi đến cho nhân loại. Con người đã lãnh nhận sứ điệp ấy bằng nhiều cách khác nhau. Có những người chỉ có đức yêu thương ngoài môi miệng, còn tấm lòng thì đầy rẫy mưu mô; Có người lợi dụng tình yêu thương để mưu cầu lợi ích riêng cho mình; có người loan báo tình yêu ngoài môi miệng nhưng lòng họ thì xa vời với chân lý họ rao giảng. Chính vì yếu đuối của con người mà sứ điệp tình yêu từ ngàn đời của Thiên Chúa chưa được hiểu đúng và chưa được con người thực hiện cách hiệu quả. Tình yêu chính cốt lõi của đạo Kitô. Nói cách khác, một đạo Kitô không có đức ái sẽ là đạo Kitô trống rỗng, giả hiệu và vô hồn.

Tình yêu theo giáo huấn của Tin Mừng là tình yêu đích thực. Nhờ sống tình yêu này, chúng ta trở nên quảng đại, khước từ những toan tính mưu cầu lợi ích riêng. Tình yêu đích thực sẽ làm cho con người được tự do, vì sẵn sàng hiến thân và hy sinh vì lợi ích của Nước Trời và lợi ích của tha nhân. Tình yêu hướng chúng ta về những người đang sống xung quanh mình, quan tâm tới họ và giúp cho họ hạnh phúc.

Ngay từ những thế kỷ đầu, các Kitô hữu đã ý thức được bản chất của Đạo Kitô là tình yêu. Những người lương dân đã thốt lên: kìa xem những Kitô hữu yêu thương nhau dường nào! Tình yêu thương này đã có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với những người chưa có đức tin (x. Bài đọc II) . Tình yêu chính là cội nguồn và động lực của việc nên thánh. Chính nhờ tình yêu đối với Chúa và dành cho tha nhân mà các nhà truyền giáo lên đường, các anh hùng đổ máu tử đạo, các nhân chứng đức tin can đảm trước phong ba cuộc đời. Chính nhờ tình yêu mà thời nào cũng có những gương sáng, làm rạng danh Thiên Chúa và Giáo Hội.

Ngay từ khi Tin Mừng mới được rao giảng trên quê hương Việt Nam thân yêu  của chúng ta, Đạo Chúa Kitô đã được những người lương dân gọi là “Đạo yêu thương”, vì họ dựa vào điều răn cốt lõi của Đạo và vào cách sống tốt lành của những tín hữu lúc bấy giờ. Đây quả là một danh xưng đáng quý, cần phải duy trì và thể hiện nơi các cộng đoàn của chúng ta hôm nay. Bởi lẽ cộng đoàn đức tin của chúng ta là cộng đoàn của tình yêu, vì có Thiên Chúa là Tình Yêu đang hiện diện. Chúng ta hãy tự hào về điều đó và cố gắng xây dựng Giáo Hội, Giáo xứ theo mô hình “Cộng đoàn yêu thương”.

“Tình yêu có đôi chân đến với người nghèo. Tình yêu có đôi mắt để thấy bất hạnh và thiếu thốn. Tình yêu có đôi tai để nghe được tiếng than thở của tha nhân”   (Thánh Augustinô).

“Yêu là tìm hạnh phúc của mình trong chính hạnh phúc của kẻ khác”  (Léibnitz).

Về mục lục

.

CON NGƯỜI HAY ROBOT

Trong bài luận văn về bệnh cô cảm của em Phan Hoàng Yến, học sinh lớp 9A2 trường trung học Chu Văn An, Hà Nội, đã gây ấn tượng mạnh trong xã hội hôm nay. Bài văn được cô giáo cho 9,5 điểm với nhận xét : “Em có những phát hiện và suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng đáng buồn này. Một người có trái tim nhân hậu, đa cảm và tư duy sắc sảo như em thật đáng quý.”

Bài văn được viết như sau: “Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống.

Chỉ lạ một điều: Ðó là trong khi các nhà khoa học đang “vò đầu bứt tóc” không biết làm sao có thể tạo ra một con chip “tình cảm” để khiến “những cỗ máy vô tình” biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Ðó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm.

Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?

Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán.

Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra.

 Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện. Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy! Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Ðó là những con người “không dại gì” và cũng chính “nhờ” những người “không dại gì” đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.

Quả thực, nếu con người sống không có tình yêu thì cũng chỉ là một Robot cô độc lạnh lùng mà thôi. Nhân loại ngày nay có thể sáng chế ra Robot để làm thay con người nhưng đáng tiếc Robot thì không có tình yêu, vì nó chỉ là cái máy không hồn. Phải chăng nó cũng là phản ảnh lối sống vô cảm không hồn của con người thời đại hôm nay? Có mọi sự nhưng thiếu tình yêu.

Robot ngày nay có thể đọc kinh, hát thánh ca nhưng không có tình yêu trong hành động của mình.

Robot ngày nay có thể đi chợ, quét nhà, ru em nhưng vô cảm với công việc của mình.

Nói đúng hơn, Robot có thể nói, có thể làm nhưng vô hồn, vô cảm, lạnh lùng vì thiếu tình yêu.

Đạo Công Giáo đặt nền tảng trên tình yêu. Yêu Chúa, yêu người. Yêu Chúa không dừng lại ở việc máy móc đi lễ hay đọc kinh nhàn chán mà phải đặt tình yêu của mình vào hành vi thờ phượng Chúa hết lòng. Yêu người không dừng lại ở đầu môi chóp lưỡi mà phải biết chạnh lòng xót thương trước những đau thương mà anh chị em mình đang trải qua.

Như thế tình yêu là lẽ sống, là vẻ đẹp của đời ky-tô hữu. Không có tình yêu thì mọi hành vi thờ phượng của người tín hữu chỉ là Robot. Không có tình yêu thì người ky-tô không thể sống chứng nhân cho tình yêu của Chúa giữa dòng đời. Cuộc đời cần tình yêu như trái đất cần mặt trời để tạo nên vẻ đẹp của vạn vật muôn màu. Cuộc đời thiếu tình yêu như đêm tối lạnh lùng cô liêu. Cách đây mấy hôm tôi đi thăm một trại tâm thần. Tôi nghe thấy họ đang đọc kinh. Họ hát. Họ đứng yên lặng cả gần 200 con người mặc dù họ bị bệnh tâm thần. Tôi ngạc nhiên sao họ lại thuộc kinh đến thế! Nhưng nhìn kỹ tôi thấy họ vô hồn. Họ đứng đó môi mấp máy chỉ ú ớ theo lời kinh của máy ghi âm phát ra mà thôi!

Lời Chúa hôm nay nhấn mạnh với chúng ta phải mến Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình. Mến Chúa trên hết mọi sự là đặt việc thờ phượng Chúa và thi hành ý Chúa trên mọi giá trị của cuộc sống. Yêu tha nhân như chính mình là “nếu mình muốn người khác làm cho mình điều gì thì hãy làm cho họ như vậy”. Đây là hai mệnh đề trong một giới răn yêu thương mà Chúa đòi buộc chúng ta phải thi hành. Vì khi tạo dựng Chúa đã không tạo dựng chúng ta thành những Robot mà tạo dựng chúng ta có trái tim, có tự do để thăng tiến về hành vi yêu thương.

Xin cho chúng ta biết thăng tiến bản thân khi biết nồng vào những công việc của mình bằng tình yêu nồng nàn. Một tình yêu với Chúa nồng nàn để có thể kính mến Chúa trên hết mọi sự. Một tình yêu với tha nhân thẳm sâu để có thể chia sẻ, cảm thông với nhau trong mọi vui buồn. Amen

Về mục lục

.

BIẾT YÊU

Biết vui biết buồn, biết nhớ biết thương…., sẽ không lạ, không mơ hồ, dù ta đang ở tuổi trẻ hay cao niên. Yêu thì khổ không yêu thì lỗ, lập trường của giới trẻ là thế; nhà thơ Xuân Diệu cũng bi quan khi nói : Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được yêu. Tự nhiên biết yêu hay kinh nghiệm về tình yêu, luôn cần đến thời gian và biết khám phá ngọn nguồn tình yêu giữa đôi bên đón nhận và chia sẻ.

Từ khi biết phân biệt tốt xấu, phải trái, cũng là lúc nhân cách ta hình thành và phát triển : lý trí, tình cảm hướng ta tới việc cư xử phù hợp với đạo lý làm người. Nhận ra khả năng hiểu biết của mình đến từ gia đình và môi trường xã hội, phát hiện được chữ tình và chữ nghĩa là do cha mẹ hình thành, vì thế mà biết yêu và được yêu luôn có một liên hệ chặt chẽ đối với chúng ta. Nếu là bậc thầy trong thiên hạ mà hỏi : trong gia đình, tôi phải cư xử thế nào với cha mẹ ? nhiều người sẽ nghĩ, chắc là thầy giả rồi. Được gọi là Thầy thông luật mà hỏi trong giới luật đâu là điều quan trọng nhất ? nếu như hôm nay, khối kẻ sẽ nói ông thầy ấy là thầy hết đát rồi.

Để trả lời cho các luật sĩ, Đức Giêsu đã đi thẳng vào trọng tâm là hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức và hết trí khôn ngươi; và giới trăn thứ hai cũng giống như vậy, là hãy yêu thương người khác như chính mình người. “Tiên học lễ hậu học văn”, không phải chỉ là khẩu hiệu treo ở học đường, nhưng các thầy cô giáo đã ghi khắc vào tâm trí của người học trò từ tấm bé. Đạo hiếu căn bản trong gia đình là yêu thương kính trọng đấng sinh thành, người bình thường nhất cũng phải biết. Đạo lý làm người ai cũng được chỉ dạy kính trên nhường dưới, cư xử có tình có nghĩa với tha nhân, có xa lạ gì với chúng ta đâu.

Có bao giờ bạn tự hỏi xem, vì sao lại có giới luật mến Chúa và yêu người ? Tại sao đứa trẻ nào cũng cần có bố có mẹ ? Người ta không thể sống hạnh phúc nếu thiếu tiền, thiếu tình, hoặc nếu không có quê hương, không tổ quốc ! Tấm lòng, linh hồn, trí khôn là thành phần quan trọng nhất nơi mỗi người. Nếu thiếu tấm lòng, nghĩa là thiếu trái tim, người ta sẽ là một cái xác không hồn, hoặc chỉ như con búp bê bằng nhựa mà thôi. Nếu thiếu trí khôn, dù mang hình dáng cân đối xinh đẹp, người ấy cũng bị xếp vào loại người khờ dại, tâm thần….

Yêu Chúa bằng tất cả tấm lòng, cả linh hồn và trí khôn, là yêu vô cùng, yêu không tính toán, yêu Chúa một cách mạnh mẽ. Nhưng chỉ có lòng mến Chúa thôi, chưa đủ, lòng yêu mến không thể trừu tượng, lý thuyết; yêu người anh chị em mình cần được thể hiện bằng việc làm, mới đúng là giới luật yêu thương hoàn hảo, Chúa Giêsu quả quyết với các luật sĩ biệt phái hôm nay, cả hai giới luật đều quan trọng là thế.

Bài đọc trích trong sách Xuất Hành hôm nay cho chúng ta biết một lý do hết sức đơn giản, đó là vì tình yêu mà Thiên Chúa sẽ bênh vực tất cả người cùng khốn, dù họ là khách ngoại kiều hay người góa bụa… Ca dao Việt Nam có câu : yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch vẫn kê cho bằng. Chân lý cuối cùng trên cõi đời này vẫn chỉ là tình yêu, yêu là sống và sống là tình yêu. (Voltaire). Khi biết yêu thương, giữa vợ chồng con cái sẽ hiểu ý nghĩa của hạnh phúc là gì. Chỉ khi sự thật yêu thương ở trong ta, tâm trí ta mới đủ sáng suốt để thấy rằng : mỗi người anh chị em xung quanh ta đều mang hình ảnh yêu thương của Thiên Chúa.

Bài đọc II hôm nay, Thánh Phaolô cho thấy nhờ tin và sống theo gương Đức Kitô yêu thương, mọi người được biến đổi không những bằng Lời Tin Mừng, mà còn bằng quyền năng của Thánh Thần hoạt động trong khắp xứ Macêđônia, Akaia, và còn ở mọi nơi. Biết yêu thương do bản năng tự nhiên giữa người với người; biết yêu thương còn đến từ Thiên Chúa, nơi Đức Giêsu Kitô. Cuộc tử nạn phục sinh đã nói lên tình yêu nhiệm mầu đang không ngừng biến đổi chúng ta nên giống Chúa. Nhờ tình yêu Đức Kitô mà ta nhận ra sự sống thật, công bằng thật, phải có mến Chúa yêu người.

Có một phẩm chất về tình Chúa mà ngay cả bậc cha mẹ tốt nhất cũng không thể làm đuợc, đó là khả năng mang Chúa đến ở mãi với con cái mình. Là cha mẹ đầy tình người cũng không thể quan tâm, ở mãi bên con cái mình 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Tình yêu Thiên Chúa vĩ đại, không những Người có thể ở cùng bạn luôn luôn, Người còn quan tâm đến bạn trọn vẹn. “Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em” (1Pr 5, 7).

Thi sĩ Xuân Diệu có câu : đời không yêu thương đời vô vị, kiếp sống không yêu kiếp sống thừa. Dù ta hiểu yêu thương theo nghĩa vật chất hay tinh thần, hẳn tình yêu luôn cho thấy vẻ đẹp và trong sáng. Ta không thể hát một bản nhạc hay, có hồn, nếu thiếu người đệm đàn. Không ai có thể thuyết phục người yêu của mình suốt đời bằng tin nhắn hay email…, nhất thiết phải có lời nói và sự hiện diện bên người ta yêu. Biết yêu Chúa, biết yêu người, không phải tự ta nghĩ ra hay do phép mầu Chúa đã áp đặt lên con người; mà do chúng ta được thấm nhuần tình yêu cứu độ của Chúa Kitô. Mến Chúa yêu người, mãi mãi là chọn lựa căn bản cho những ai muốn sống trọn vẹn giáo huấn của Chúa Kitô. Amen.

 Về mục lục

.

YÊU MẾN THIÊN CHÚA – YÊU NGƯỜI NHƯ CHÍNH MÌNH

Một vấn đề mà xã hội Việt Nam đang phải đối diện đó là : khi đời sống vật chất được nâng cao, cuộc sống gia đình giàu có thoải mái hơn, thì đời sống tình cảm giữa con người với con người, vấn đề đạo đức xã hội lại giảm sút. Khi đời sống xã hội càng thực dụng, con người chạy theo vật chất, thì dường như ngay trong lãnh vực thiêng liêng nhất là tình yêu thương, cũng bị hoen ố, bị ảnh hưởng. Những việc làm yêu thương, quảng đại ngày càng trở nên như hàng hiếm. Ngược lại, sự độc ác, bạo lực ngày càng ngập tràn trong xã hội. Các tương quan thân tình dần dà cũng được đánh giá theo tiêu chuẩn tiền bạc. Ngay đến tình yêu nam nữ, tình yêu hôn nhân cũng mất đi sự trong sáng, thay vào đó là sự tính toán, cân nhắc thiệt hơn và nặng màu sắc nhục dục.

Thưa quý OBACE, trong một hoàn cảnh xã hội thiếu vắng tình yêu thương đích thực như thế, thì lời dạy của Chúa Giêsu hôm nay : Ngươi phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và yêu thương người thân cận như chính mình, quả là một thách thức cho mỗi chúng ta.

Ngày xưa, người Do Thái có hàng trăm khoản luật cấm và luật buộc phải làm, khiến cho nhiều người lúng túng không biết đâu là điều chính, đâu là điều phụ. Riêng các thầy thông luật trong câu chuyện hôm nay, có lẽ không phải vì họ không phân biệt được điều nào là quan trọng, mà là họ muốn đặt vấn đề để thăm dò quan điểm của Chúa Giêsu, khi thấy cách giảng dạy và lối hành xử của Chúa Giêsu hoàn toàn khác với các luật sĩ và biệt phái. Họ hỏi Chúa : Thưa Thầy, trong các giới răn, điều nào là trọng nhất ?

Với Chúa Giêsu, giới răn trọng nhất là giới răn yêu mến Thiên Chúa. Ngài đòi mỗi người phải dành cho Thiên Chúa một tình yêu cá vị, cụ thể và tuyệt đối. Tức là phải có một tình yêu riêng tư, cá nhân đối với Thiên Chúa, chứ không phải một tình yêu chung chung với mọi người. Tình yêu đó phải là một tình yêu cụ thể được thể hiện qua hành động, chứ không chỉ là lời nói trên môi, và còn phải là tình yêu tuyệt đối, phát xuất từ sự cảm nhận và đáp lại tình yêu của Thiên Chúa cách hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mình. Đó là một tình yêu trọn vẹn với hết khả năng con người, với cả sự hiểu biết, lòng muốn và cả trái tim.

Tại sao Chúa lại đòi chúng ta một tình yêu tuyệt đối như thế, và con người có thể đáp lại cách tuyệt đối như vậy không ? Thiên Chúa mong muốn và đòi chúng ta phải yêu Ngài như thế, dù tình yêu của con người chẳng thêm gì cho Thiên Chúa, nhưng khi yêu mến Thiên Chúa, con người bày tỏ sự chấp nhận và vâng phục Ngài là Đấng Tạo dựng nên mình. Khi yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, con người không bị giảm giá trị, cũng không bị mất tự do. Trái lại, khi dành cho Thiên Chúa một tình yêu tuyệt đối, chúng ta sẽ đón nhận được tình yêu của Ngài thông chuyển cho chúng ta và đem đến cho chúng ta một sức sống viên mãn, hạnh phúc.

Hơn thế nữa, vì chúng ta được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, mà thiên Chúa là Tình Yêu, nên khi chúng ta càng yêu thương, càng gắn bó với Thiên Chúa, chúng ta càng trở nên giống Thiên Chúa và tỏa sáng hình ảnh của Thiên Chúa trong chúng ta. Ngược lại, nếu không yêu mến Thiên Chúa thì chúng ta tự làm cho hình ảnh của Thiên Chúa bị lu mờ và sức sống của Thiên Chúa bị sút giảm trong cuộc đời chúng ta.

Điều răn thứ hai Thiên Chúa muốn nơi chúng ta là : Hãy yêu người thân cận như chính mình, hay nói đúng hơn, Thiên Chúa muốn chúng ta thể hiện tình yêu đối với Ngài qua việc thương yêu những người thân cận. Người thân cận là ai ? Yêu như chính mình là gì ? Luật Do Thái giới hạn bổn phận phải yêu thương đối với những người đồng hương, đồng chủng. Đối với Chúa Giêsu, khi đòi hỏi phải yêu thương người thân cận, Chúa muốn gỡ bỏ tất cả những hàng rào giới hạn, để yêu thương không giới hạn, không điều kiện. Người thân cận Chúa Giêsu nói đến không chỉ là người bên cạnh, ruột thịt họ hàng, mà là tất cả mọi người mà chúng ta có dịp gặp gỡ. Người bên cạnh còn là những người chúng ta thích và cả những người chúng ta không thích, những người khó ưa hoặc những người không yêu chúng ta.

Yêu như chính mình là yêu như thế nào ? Ai trong chúng ta cũng yêu mến bản thân mình, chăm sóc cho mình, muốn điều tốt đẹp nhất cho mình, cho gia đình mình, … Chúa muốn chúng ta lo cho mình như thế nào, yêu bản thân mình thế nào thì cũng biết lo, biết yêu, biết nghĩ tới anh em bên cạnh như vậy. Sách Xuất Hành đã chỉ cho cho chúng ta lý do tại sao phải yêu anh em như thế : Ngươi không được áp bức ngoại kiều, mẹ góa con côi, các ngươi đừng ức hiếp nó, vì Ta sẽ nghe tiếng nó kêu cứu. Các ngươi cho người nghèo vay tiền thì đừng lấy lãi, cũng không được coi thường nó. Các ngươi phải trả lại cho người nghèo áo choàng nó đã cầm cố, vì nó chỉ có một chiếc áo để che thân, nó lấy gì mà đắp khi nằm ngủ ? Nó mà kêu đến Ta, Ta sẽ nghe tiếng nó. Vì Ta vốn nhân từ. Những lời cảnh báo ấy cho thấy lý do Chúa muốn mỗi người phải cư xử với người bên cạnh bằng tình yêu thương là vì Chúa là Đấng nhân từ. Chỉ khi chúng ta cư xử giống Thiên Chúa là Đấng nhân từ thì chúng ta mới được hưởng sự nhân từ của Thiên Chúa.

Thánh Phaolô đã chỉ cho cộng đoàn Thesalonica thấy khi họ sống đức tin và thực hành đạo, khi họ đón nhận lời Chúa với niềm vui dù gặp những gian truân, thì đời sống đức tin và tình yêu thương của cộng đoàn sẽ trở thành gương sáng cho các cộng đoàn khác. Thánh Phaolô đã khen cộng đoàn Thesalonica vì họ đã sống tràn ngập tình yêu thương đối với nhau và đối với mọi người trong niềm hy vọng đợi chờ ngày Chúa trở lại.

Thưa quý OBACE, Mến Chúa Yêu Người là hai giới răn ai trong chúng ta cũng biết và thuộc lòng. Tuy nhiên, từ chỗ biết và thuộc lòng đi đến hành động cụ thể vẫn là một khoảng cách, một bước dài mà chúng ta phải bước tới mỗi ngày. Yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức mình : Chúa muốn chúng ta dành cho Ngài một tình yêu trọn vẹn và tuyệt đối, và là ưu tiên số một. Tình yêu luôn có sức hút đến với nhau, thế nhưng nhiều người ngày nay đến với Chúa hoàn toàn không phải vì tình yêu. Họ đến với Chúa cho qua lần, cho khỏi phạm luật mỗi ngày Chúa nhật. Còn ngày thường, thời gian rảnh rỗi, họ dành những cho ti vi hoặc cho những thú vui ăn uống, nhậu nhẹt, bạn bè, rất ít người nghĩ tới việc đến với Chúa. Nhiều người khác chỉ đến với Chúa khi gặp khó khăn thử thách, còn khi thuận lợi, bằng an, họ quên mất tình yêu Thiên Chúa dành cho họ và mời gọi họ.

Hãy yêu mến người bên cạnh như chính mình. Chúng  ta không thể yêu Chúa mà không yêu anh em, và ngược lại, tình yêu đối với người anh em bên cạnh nếu không phát xuất và được Thiên Chúa thúc đẩy, thì nó sẽ biến thành ích kỷ. Tuy nhiên, nhiều người, tuy đến với Chúa thường xuyên, nhưng lại thiếu hẳn tình yêu dành cho gia đình và cho anh em. Hãy bắt đầu dành tình yêu thương cho những người trong gia đình của mình, đó là tình yêu của vợ chồng dành cho nhau, tình yêu của cha mẹ dành cho con cháu và của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Hãy đối xử với nhau bằng sự nhân từ và cảm thông, lắng nghe và thấu hiểu. Hãy mở rộng tình yêu đến với những người hàng xón láng giềng, bạn bè trong công ty xí nghiệp, có thể họ không có những điểm dễ thương, nhưng hãy cố gắng để yêu thương họ, nhận ra hình ảnh và phẩm giá mà Thiên Chúa đặt để nơi con người của họ. Hãy biết nghĩ tới những người bên cạnh. Ví dụ : Khi mình muốn cửa nhà mình sạch sẽ, thì phải hiểu nhà bên cạnh cũng muốn như thế ; mình muốn một bầu khí tĩnh lặng thì đừng gây ồn ào với hàng xóm…

Đối với giới trẻ, hai chữ “tình yêu, yêu thương” dường như đã mất đi vẻ trong sáng. Họ lầm lẫn tình yêu và tình dục, họ đánh đồng sống yêu thương với cuộc sống buông thả trong giới tính. Nhưng lối sống đó không phải là tình yêu đích thực. Vì tình yêu đích thực không phải là thứ tình quy về bản thân, tìm kiếm lạc thú, mà trái lại, tình yêu đích thực cần phải bắt nguồn từ Thiên Chúa và phải theo khuôn mẫu tình yêu Chúa Giêsu dành cho nhân loại. Đó là một tình yêu không loại trừ, không nghi kỵ ; là loại bỏ sự báo thù, báo oán ; là dám cúi xuống để rửa chân, để phục vụ mà không mong đáp đền ; là tha thứ bao dung, và cuối cùng đó là dám hy sinh cả mạng sống mình cho người mình yêu thương.

Yêu như Chúa yêu mới thực sự là yêu thương. Vì thế, các bạn đừng phung phí tuổi trẻ, năng lực của mình vào những điều vô ích, giả dối, mà hãy dành hết khả năng, thời giờ, tuổi trẻ và sức lực của mình cho Chúa bằng việc yêu thương, phục vụ anh chị em. Yêu Chúa hết lòng và yêu người như chính mình không làm cho chúng ta suy nhược hay cạn kiệt, nhưng trái lại, nó sẽ giống như nguồn nước trong giếng, càng tuôn trào nhiều, thì càng trong, càng sạch và càng ngọt ngào hơn.

Xin cho chúng ta nhờ yêu Chúa, được Tình yêu của Chúa đổ vào lòng chúng ta và qua chúng ta, tình yêu ấy tuôn tràn đến với anh em chung quanh. Amen.

Về mục lục

.

LUẬT THIỆN HẢO

Thiên Chúa là Đấng tạo thành vũ trụ và ban hành luật pháp. Tác giả Thánh Vịnh cho biết kinh nghiệm: “Lut pháp Chúa qu là hoàn thin, b sc cho tâm hn. Thánh ý Chúa tht là vng chc, cho người di nên khôn (Tv 19:8). Thánh Phaolô so sánh rất mạnh và độc đáo: “Cái điên r ca Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan ca loài người, và cái yếu đui ca Thiên Chúa còn hơn cái mnh m ca loài người (1 Cr 1:25). Phải thực sự có niềm tin vào Đức Kitô mới khả dĩ hiểu được lập luận này.

Công giáo mệnh danh là Đạo Yêu Thương, có luật gồm 10 điều khoản – gọi là Mười Điều Răn. Cả 10 điều trong Thánh Luật của Thiên Chúa đều liên quan tình yêu – đối với Thiên Chúa (đối thần) và đối với tha nhân (đối nhân). Mười điều nhưng tóm lại chỉ là hai điều: Mến Chúa và yêu người. Hai điều khoản ấy “rút gọn” chỉ còn một điều: YÊU. Nói ngắn gọn cho dễ hiểu và dễ nhớ: Luật Yêu, hoặc Luật Tình. Nói theo ngôn ngữ ngày nay là Luật hai-trong-một.

Ngoài Mười Điều Răn do Thiên Chúa ban qua Môi-sê, Giáo hội còn có Sáu Điều Răn. Cả 16 điều đều đồng quy về chữ YÊU. Trong Mười Điều Răn, ba điều trước là trách nhiệm đối với Thiên Chúa, bảy điều sau là bổn phận đối với mọi người. Có lẽ Thiên Chúa muốn cho chúng ta biết điều này: “Yêu người khó lm. Và Ngài muốn chúng ta thể hiện chi tiết đối với nhau, từ suy nghĩ tới lời nói, rồi biến thành việc làm cụ thể. Thánh Giacôbê so sánh: “Đc tin không có hành đng là đc tin chết (Gc 2:17 và 26). Còn Thánh Gioan gọi những người đó là “kẻ nói dối” (x. 1 Ga 2:4; 1 Ga 4:20). Yêu thương liên quan công lý.

Chỉ một chữ YÊU, rất ngắn gọn, không còn ngắn hơn được nữa, nhưng “xòe” chữ Yêu đó ra theo hình cánh quạt thì lại vô cùng bao la. Chữ Yêu đó “viết” theo dạng tương tự chữ Thập – Thập Giá. Yêu là Thập Giá, là chịu mọi đau khổ. Thánh Vincent de Paul đặt vấn đề: “Tôi yêu mến Chúa chưa đ nếu tha nhân ca tôi chưa yêu mến Ngài. Người khác chưa thực sự yêu mến Chúa cũng có phần do lỗi của chúng ta, vì “tấm gương” của chúng ta chưa đủ lớn và chưa đủ sáng để người khác có thể soi vào! Chúa Giêsu “nhắc khéo” qua lời chúc: “Phúc thay k lng nghe và tuân gi li Thiên Chúa! (Lc 11:28). Phúc này còn quan trọng hơn cả việc Đức Mẹ được cưu mang và cho Con Thiên Chúa bú mớm. Có yêu mến Thiên Chúa thì mới “lắng nghe và tuân giữ” lời Thiên Chúa.

Như đã nói, chữ Yêu tương quan chữ Thập. Chữ Thập có bốn hướng: Hướng lên trời là hướng đến với Thiên Chúa, hai hướng ngang là các hướng đến với tha nhân (cả người trên và dưới, lớn và nhỏ, sang và hèn, giàu và nghèo, giỏi và dốt,…), và hướng đến với các linh hồn. Tuyệt vời biết bao! Cũng vậy, chữ Yêu bắt đầu bằng mẫu tự Y, giống như một người đứng dang rộng đôi tay. Chỉ những ai có lòng yêu thương thực sự, biết động lòng trắc ẩn người khác, biết thương xót tha nhân thì mới có thể dang rộng vòng tay như vậy. Không ai có thể giả bộ được. Thiên Chúa đã quan phòng và tiền định cho Việt ngữ có dạng độc đáo lắm!

Luật vị nhân sinh. Luật vì con người, nghĩa là luật có sau con người. Tuy có trước luật, nhưng con người lộng hành, thế nên cần có luật để chấn chỉnh, luật như chiếc hàm thiếc kiềm chế ngựa chứng. Đất nước nào cũng có hiến pháp, quốc gia nào cũng có quốc pháp, nhà nào cũng có gia phong, dù chỉ một nhóm nhỏ cũng có luật, chí ít cũng là nội quy. Kitô giáo có Mười Điều Răn là Hiến Pháp Nước Trời. Thánh Phaolô nói: “L Lut đã thành người qun giáo dn chúng ta ti Đc Kitô, đ chúng ta được nên công chính nh đc tin (Gl 3:24).

Thời Cựu Ước, Thiên Chúa truyền nghiêm luật: “Người ngoi kiu, ngươi không được ngược đãi và áp bc, vì chính các ngươi đã là ngoi kiu đt Ai-cp. M goá con côi, các ngươi không được c hiếp. Nếu ngươi c hiếp mà nó kêu cu Ta, t Ta s nghe tiếng nó kêu cu. Cơn gin Ta s bc lên, Ta s cho gươm chém giết các ngươi: thế là v các ngươi s thành goá ba, và con các ngươi s thành côi cút” (Xh 22:20-23).

Luật pháp phải bao hàm tình yêu thương, quyết bảo vệ và nâng đỡ người “nhỏ bé”, nhưng phải trừng phạt kẻ “lớn” mà ngông cuồng, hống hách. Luật pháp không thể theo kiểu “luật rừng”, mà phải nghiêm minh như quân luật: Quân pháp bt v thân. Nói đầy đủ là: “Pháp bt v thân, nghĩa bt dung tình– nghĩa là Pháp Luật KHÔNG được thiên vị mà bênh vực người thân, và Nghĩa Lý KHÔNG được bao che bất cứ ai vì tình cảm. Không dễ đâu đấy! Ai làm được vậy mới đáng tâm phục khẩu phục, là đại nhân, là quân tử, là người thẳng thắn giống Đức Giêsu Kitô.

Luật Chúa rạch ròi đến từng chi tiết: “Nếu ngươi cho mt người trong dân Ta, mt người nghèo vi ngươi vay tin, thì ngươkhông được x vi nó như ch nkhông được bt nó tr lãi. Nếu ngươi gi áo choàng ca người khác làm đ cm, thì ngươphi tr li cho nó trước khi mt tri ln. Nó ch có cái đó đ đp, đ làm áo che thân; nó s ly gì mà ng? Nó mà kêu cu Ta, Ta s nghe nó, vì Ta vn nhân t (Xh 22:24-26). Thiên Chúa là Đấng luôn chạnh lòng thương người thấp cổ bé miệng nên Luật của Ngài là Công Luật, là Thiên Luật, là Thánh Luật, chứa đầy Lòng Thương Xót. Quả thật, Luật Chúa là luật thiện hảo vô cùng!

Được sống trong luật thiện hảo như vậy thì thật hạnh phúc. Vì thế, tác giả Thánh Vịnh phải thốt lên:“Con yêu mến Ngài, ly Chúa là sc mnh ca con. Ly Chúa là núi đá, là thành lu, là Đng gii thoát con; ly Thiên Chúa con th, là núi đá cho con trú n, là khiên mc, là Đng cu đ quyn năng, là thành trì bo v (Tv 18:2-3). Tác giả Thánh Vịnh xác nhận và chia sẻ: “Tôi kêu cu Chúa là Đng xng muôn li ngi khen, và tôi được cu thoát khi quân thù” (Tv 18:4).

Chúng ta cũng đã và đang nhận lãnh biết bao hồng ân của Thiên Chúa, nhưng chúng ta thường quên tạ ơn. Hãy cùng tác giả Thánh Vịnh xưng tụng Ngài khi chúng ta xác tín: “Đc Chúa vn vn tuế! Chúc tng Người là núi đá cho tôi trú n. Tôn vinh Thiên Chúa là Đng cu đ tôi, là Thượng Đế giúp tôi ra sch hn thù, bt chư dân quy phc quyn tôi (Tv 18:47-48). Nhờ đó, chắc chắn Thiên Chúa lập tức quên hết tội lỗi của chúng ta và âu yếm ôm chúng ta vào lòng, cho chúng ta cư ngụ trong Thánh Tâm Ngài.

Thánh Phaolô chia sẻ tâm sự: “Khi chúng tôi loan báo Tin Mng cho anh em, không phi ch có li chúng tôi nói, mà còn có quyn năng, có Thánh Thn, và mt nim xác tín sâu xa. Anh em biết, khi vi anh em, chúng tôi đã sng thế nào đ mưu ích cho anh em; còn anh em, anh em đã bt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhn li Chúa gia bao ni gian truân vi nim vui do Thánh Thn ban: bi vy anh em đã nên gương cho mi tín hu min Makêđônia và min Akhaia (1 Tx 1:5-7). Ước gì chúng ta luôn có thể nói với nhau như vậy, nhất là những người có chức có quyền, đừng ỷ thế cậy quyền mà “tự làm luật” (vừa “mới” vừa “lạ”) để rồi làm khổ người khác. Có “quyền” thì đừng “hành” người khác, mà phải phục vụ mới đúng luật (x. Mt 20:26-28; Mc 10:43-45).

Thánh Phaolô bộc bạch thêm: “Khi nói v chúng tôi, người ta k li chúng tôi đã được anh em tiếp đón làm sao, và anh em đã t b ngu tượng mà quay v vi Thiên Chúa thế nào, đ phng s Thiên Chúa hng sng, Thiên Chúa tht, và ch đi Con ca Người t tri ng đến, người Con mà Thiên Chúa đã cho tri dy t cõi chết, là Đc Giêsu, Đng cu chúng ta thoát cơn thnh n đang đến (1 Tx 1:9-10). Vâng, được như vậy thì chẳng cần nói thêm gì nữa, như Thánh Phaolô cũng đã xác nhận trước đó:“Chúng tôi không cn phi nói gì thêm na (1 Tx 1:8).

Trình thuật Tin Mừng hôm nay (Mt 22:34-40) nói về “điều răn trọng nhất” (tương tự Mc 12:28-34 và Lc 10:25-28) liên quan chữ YÊU. Tin Mừng ngắn gọn nhưng súc tích, làm nổi bật chữ YÊU.

Một hôm, khi nghe tin Đức Giêsu đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, những người Pharisêu họp nhau lại – nhóm này “không tin có sự sống lại” nên chuyên tìm cách “gài bẫy” Chúa Giêsu nhiều lần mà không được. Lần này, có một người thông luật trong nhóm hỏi để thử Đức Giêsu: “Thưa Thy, trong sách Lut Môsê, điu răn nào là điu răn trng nht?”. Đức Giêsu thản nhiên đáp: “Ngươi phyêu mến Đc Chúa, Thiên Chúa ca ngươi, hết lòng, hết linh h hết trí khôn ngươi. Đó là điu răquan trng nht và điu răth nht. Còn điu răn th hai, cũng ging điu răn y, là: ngươiphi yêu người thân cn như chính mình. Tt c Lut Môsê và các sách ngôn s đu tu thuc vàhai điu răn y. Kinh Thánh không cho biết sau đó thế nào, nhưng chắc chắn là nhóm Xa-đốc đành cắn răng và ngậm bồ hòn làm ngọt mà thôi!

Nói đi nói lại, nói tới nói lui, nói trước nói sau, nói ngang nói dọc,… nói kiểu nào hoặc theo hướng nào thì cũng chỉ để “diễn giải” chữ YÊU mà thôi. Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4:8 và 16) nên luật của Ngài là Luật Yêu. Chúng ta chấp nhận theo Đức Kitô thì phải “giữ trọn vẹn lề luật” (Gl 5:3). Đó là lẽ tất nhiên, không yêu không được. Tại sao? Thánh Gioan cho biết: “Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4:8). Thánh Phaolô giải thích và kết luận: “Đã yêu thương thì không làm hi người đng loi; yêu thương là chu toàn L Lut vy (Rm 13:10).

Liên quan Luật Yêu, Thánh Bênađô nói: “Lý do yêu mến Thiên Chúa thì nên vì Thiên Chúa, mà mc đ yêu mến Thiên Chúa chính là không có mc đ. Mức độ yêu là “yêu vô hạn” – không tính toán, không so đo, không phân bì, yêu như điên. Các thánh đều đã yêu “tới bến” và hóa điên rồ vì yêu Đức Kitô, vì các ngài biết chắc rằng Thiên Chúa không thể ngừng yêu thương. Muốn làm thánh, chúng ta cũng phải có “máu yêu” như vậy. Chỉ có các Kitô hữu “chính hiệu” mới có loại máu Y – loại máu này y học không hề biết vì không đủ trình độ để phát hiện.

Quả thật, còn hơn là sự liên tục của hơi thở giúp bảo vệ sự sống, Thiên Chúa không thể ngừng yêu. Thánh Tiến sĩ Tommaso d’Aquino (Tôma Aquinô) xác định: “Thiên Chúa vn yêu thương chúng ta, khi chúng ta cho là mình cô đc thì Thiên Chúa vn bên chúng ta.

Ly Thiên Chúa, xin thương giúp chúng con chân nhn Ngài là Thiên Chúa duy nht giàu lòng thương xót, xin giúp chúng con kh dĩ nhn biết chính mình đ chúng con yêu mến Ngài hết lòng và yêu thương tha nhân tht lòng, bng c con người ca chúng con. Xin hướng dn chúng con đi theo Đường Chân Lý ca Ngài (Tv 25:5). Chúng con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu Kitô, Đng cu đ chúng con. Amen.

Về mục lục

.

CỐT LÕI CỦA LỀ LUẬT

Nhóm Pharisiêu liên minh với nhóm Hêrôđê gài bẫy Chúa Giêsu về vấn đề nộp thuế cho Cêsarê. Họ đã thất bại.

Nhóm Pharisiêu lại tiếp tục liên kết với nhóm Xađốc gài bẫy lần nữa: Có bảy anh em trai cùng lấy một người vợ, ngày tận thế khi sống lại, người đàn bà đó là vợ của ai trong bảy anh em?. Họ cũng thất bại.

Chưa chịu thua. Lần này, như bài Phúc Âm hôm nay thuật lại, họ chọn ra một người thông luật để tranh luận với Chúa Giêsu: Thưa Thầy, trong lề luật giới răn nào trọng nhất?. Đây là một câu hỏi hóc búa, bởi vì đạo Do thái có rất nhiều khoản luật mà luật nào cũng đều quan trọng cả.Luật Do thái có tất cả 613 điều luật khác nhau, trong đó có 365 điều luật cấm và 248 luật phải giữ. Điều răn nào quan trọng nhất? Sở dĩ họ đặt câu hỏi này với Chúa Giêsu là vì một phần vì họ không nhất trí đựơc với nhau, phần vì muốn thử Chúa Giêsu để mong đặt Người vào thế bí không thể giải quyết được.

Chúa Giêsu đã trả lời thật tuyệt vời: Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng hết linh hồn hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và là điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn này là ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.

Như thế trong 613 điều luật, Chúa Giêsu đã chọn lọc ra hai điều luật quan trọng nhất là mến Chúa và yêu người từ sách Đệ Nhị Luật (Đnl 6,5) và sách Lêvi (Lv 19,18). Người liên kết hai điều đó lại: mến Chúa thì phải yêu người, yêu người thì phải mến Chúa. Cả hai điều ấy có thể tóm lại thành một điều duy nhất là yêu thương. Yêu thương là cốt lõi của tất cả mọi khoản luật khác.

Suốt cuộc đời, Chúa Giêsu đã làm chứng về sự quan trọng của hai luật đó. Người không chỉ làm chứng bằng lời giảng dạy mà còn bằng chính cuộc sống và cái chết của mình.

Yêu Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết linh hồn. Lòng mến Chúa phải toàn diện, liên quan đến trái tim, linh hồn và cả khối óc của con người.Tình yêu ấy phải là động lực thúc đẩy tất cả mọi hoạt động tinh thần cũng như thể xác. Chúa Giêsu đã yêu mến Chúa Cha, luôn sống đẹp lòng Cha, luôn dành thời giờ cầu nguyện tâm sự với Cha. Chấp nhận cuộc khổ nạn và cái chết thập giá bởi lòng yêu mến Cha và yêu thương nhân loại.

Yêu người thân cận như chính mình. Điều răn này cũng quan trọng ngang với điều răn thứ nhất về lòng mến Chúa, vì lòng yêu người phát xuất từ lòng mến Chúa và cũng cần thiết như lòng mến Chúa vậy. Đọc Phúc âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu thể hiện lòng yêu mến đối với hết mọi người.

– Với người ngoại giáo Samaria, trước đây người Do thái xa lánh khinh khi, nay Chúa gần gũi trân trọng.

– Với người tội lỗi, trước đây người Do thái kết án loại trừ, nay Chúa liên kết tìm về.

– Với người thù địch, trước đây người Do thái báo oán tiêu diệt, nay Chúa cầu nguyện làm ơn.

– Với người nghèo, trước đây người Do thái dửng dưng coi thường, nay Chúa chăm sóc tôn trọng.

– Với người anh em, trước đây người Do thái vị kỷ nhỏ nhen, nay Chúa vị tha quảng đại.

Chúa Giêsu đã sống tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người thật tuyệt hảo. Người còn ban thêm điều răn mới: Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Yêu thương nhau như Thầy đã yêu. Yêu Chúa và yêu người có một động từ chung là yêu. Đối tượng của động từ yêu này có vẻ khác biệt nhưng lại không phân biệt. Hai điều răn ấy tuy hai mà một, giống như hai trang của cùng một tờ giấy, tuy hai mặt khác nhau nhưng cũng chỉ là một tờ giấy duy nhất. Yêu người là yêu Chúa và yêu Chúa là yêu người. Người Kitô hữu có đức tin sẽ nhìn thấy Thiên Chúa nơi anh chị em mà mình gặp gỡ hàng ngày, yêu Chúa nơi họ.

Hai điều răn mến Chúa, yêu người không thể tách rời nhau.Yêu Thiên Chúa chắc chắn dẫn đến yêu tha nhân.Tình yêu tha nhân cần đặt nền trên lòng yêu mến Thiên Chúa.Người Kitô hữu đi từ nhà thờ ra nơi cuộc sống rồi từ cuộc sống đi vào nhà thờ.Ngoài cuộc đời, họ gặp Chúa nơi anh em.Trong nhà thờ, họ gặp anh em nơi Chúa.Thánh Gioan đã nói: Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy (1Ga 4,20). Do đó, “ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải yêu thương anh em mình” (Ga 4,21).

Chủ đề Sứ điệp Truyền Giáo năm 2011 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là: “Hãy yêu người lân cận như chính mình” (Mt 23,39). Khi yêu thương người lân cận là chúng ta yêu thương Chúa. Yêu thương người lân cận là thước đo tình yêu của người tín hữu đối với Chúa. Sứ điệp viết: “Một trong các mục tiêu của Ngày Thế Giới Truyền Giáo là …giúp cải thiện cuộc sống cho những người đang sống trong các quốc gia nghèo khổ, đói kém, nhất là các trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh tật, thiếu chăm sóc y tế và giáo dục là những công tác quan trọng nhất. Tất cả các công việc này đều đi kèm với sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Khi loan báo Tin Mừng, Giáo Hội sống gắn bó với cuộc sống con người theo nghĩa rộng nhất”.

Sứ điệp Truyền Giáo năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: “Niềm vui của Tin Mừng phát sinh từ việc gặp gỡ Đức Kitô và việc chia sẻ với người nghèo. Vì lý do này, tôi khuyến khích các cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn và các nhóm hãy sống một đời sống huynh đệ đậm đà, đặt nền trên tình yêu đối với Đức Kitô và quan tâm tới các nhu cầu của những người yếu thế nhất. Ở đâu có niềm vui, sự phấn khởi và ước muốn đem Đức Kitô đến với người khác, ở đấy sẽ phát sinh nhiều ơn gọi đích thực…loan báo Tin Mừng cho nhân loại cần dựa trên tình thương.” (Số 4 và 5).

Mẹ Têrêxa Calcutta đã sống lời Chúa Giêsu dạy: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15,34). Mẹ Têrêxa đã thực thi lời Thánh Phaolô: ”Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái, vì ai yêu người thì đã chu toàn lề luật. Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy”(Rm 13,8-10).

Mẹ Têrêxa đã sống điều răn yêu thương cách trọn vẹn. Mẹ nhìn thấy Chúa trong những người phong cùi. Mẹ gặp Chúa nơi những người bần cùng khốn khổ. Mẹ yêu Chúa trong những con người bất hạnh. Mẹ tận tình chăm sóc họ. Mẹ dạy các nữ tu: “Con thấy linh mục nâng niu trân trọng Mình Thánh Chúa trong thánh lễ ra sao thì con hãy làm như thế đối với người cùng khổ.”

Mẹ Têrêxa yêu mến Chúa hịên diện trong những người nghèo khổ. Mẹ đã yêu Thiên Chúa trong con người. Tông huấn Giáo hội tại Á châu dạy: “ Việc công bình, bác ái và thương xót phải gắn bó mật thiết với đời sống cầu nguyện và chiêm niệm đích thực, và thật vậy, chính cũng một tu đức này là nguồn suối của mọi công trình rao giảng Tin mừng của chúng ta”. Mẹ Têrêxa là nhà truyền giáo “chiêm niệm trong hành động”.

Linh đạo truyền giáo của Mẹ Têrêxa chính là cầu nguyện vàyêu thương. Nét đặc sắc của cuộc đời truyền giáo Mẹ Têrêxa là niềm vui nội tâm phát xuất từ đức tin thể hiện qua đời sống yêu thương phục vụ. Mẹ được Giáo hội phong Chân Phước. Mẹ là một vị thánh của thời đại. Mẹ được người đời xem là vĩ nhân. Mẹ được mọi người trên thế giới này yêu mến, cả những người Hồi giáo, Ấn giáo, Cộng sản…

Truyền giáo là nói về Chúa Giêsu cho người khác nghe; sống như Chúa Giêsu cho người khác thấy. Truyền giáo là giới thiệu Chúa Giêsu Kitô cho mọi người bằng chính cuộc sống phục vụ và yêu thương của chúng ta.

Truyền giáo là nói về Chúa Giêsu cho mọi người biết bằng chính cuộc sống yêu thương của mình. Truyền giáo khởi sự bằng cuộc sống và con tim. Cuộc sống và con tim đòi hỏi các môn đệ Chúa Kitô sống có tấm lòng “yêu người lân cận như chính mình”.

Sống linh đạo truyền giáo của Mẹ Têrêxa là yêu mến Thiên Chúa trong con người, chúng ta sẽ giới thiệu cho tha nhân Đạo Chúa là “Đạo những người yêu nhau”, một Đạo rất đẹp, rất bác ái.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho nhân loại hai giới răn quan trọng nhất là yêu Chúa và yêu người.

Xin dạy chúng con biết sống tâm tình biết ơn về những hồng ân Chúa ban, xin cho chúng con biết yêu mến và phụng sự Chúa trong mọi người. Xin dạy chúng con nhận ra hình ảnh Chúa nơi anh em để chúng con yêu Chúa và yêu người với tâm hồn bác ái rộng mở. Amen.

 Về mục lục

.

 

 

Exit mobile version