CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG_B

160

SUY NIỆM CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG B

Lời Chúa: Is 61, 1-2a.10-11; 1Tx 5,16-24; Ga 1, 6-8.19-28

 

Mục lục

1. Niềm vui sống đạo  (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên. Gp. Hải Phòng)

2. Chứng Nhân của Ánh Sáng  (Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt)

3. Chúa Nhật 3 Mùa Vọng_B  (Lm. Antôn, Giáo xứ thánh Giuse, Tulsa)

4. Bệnh thành tích  (Lm. Tạ Duy Tuyền)

5. Niềm vui đợi chờ  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc)

6. Sự sáng đã tới  (Lm. Jos. DĐH. Gp. Xuân Lộc)

7. Chứng Nhân Trung Thực  (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

8. Tiếng Vạc Kêu Sương  (Trầm Thiên Thu)

9. Gaudete! Mừng Vui Lên (Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc, JS.)

.

NIỀM VUI SỐNG ĐẠO

Các bài đọc Lời Chúa hôm nay đều chung một ý tưởng chính là diễn tả niềm vui của những ai tin vào Chúa. Niềm vui ấy lan tỏa trọn vẹn cuộc sống con người, đồng thời là động lực và sức mạnh giúp cho họ vươn lên giữa bao sóng gió của cuộc sống trần gian. Thật là sai lầm khi chỉ trình bày Chúa Giêsu trên thập giá mà không hướng tới ngày Người Phục sinh. Quả là thiếu sót khi chỉ nghĩ đến Hài nhi Giêsu như một con người mà quên rằng Người chính là Thiên Chúa nhập thể. Như thế, màu tím của lễ phục Mùa Vọng không phải là màu của tang tóc u buồn, nhưng là màu của hy vọng cậy trông. Những bài Thánh ca của Mùa Vọng không phải là những tiếng rên rỉ não nề, nhưng là những ước vọng hướng về tương lai. Tương lai ấy đã được thực hiện ngày hôm nay, giữa chúng ta. Bởi lẽ Thiên Chúa đã làm người và ở với chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” công bố ngày 24-11-2013, đã mời gọi các tín hữu tái khám phá ra niềm vui mà đức tin vào Thiên Chúa đem lại cho mình.

Ơn gọi của người tín hữu trước hết đem lại cho chúng ta niềm hạnh phúc vì có Chúa hiện diện trong đời. Hãy đọc lại bài ca của Đức Maria được chọn làm bài Đáp ca của Phụng vụ hôm nay để cùng với Đức Mẹ cảm nghiệm sự hiện diện kỳ diệu của Chúa và tình thương Ngài dành cho mỗi người. Thiên Chúa ở gần chúng ta mọi nơi mọi lúc. Ngài luôn lắng nghe những tâm tư, đáp trả mọi ước nguyện, đỡ nâng những yếu đuối, khiển trách những lỗi lầm. Nhiều tín hữu không ý thức được niềm vui cao cả này, nên đã sống như thể  không có Chúa, bất chấp tiếng nói của lương tâm và quy luật của đạo lý làm người. Khi xác tín Chúa hiện diện trong đời, chúng ta không còn dám dối trá. Khi chắc chắn rằng Chúa biết mọi sự, chúng ta sẽ cố gắng để sống ngay thẳng và chân thành hơn.

Ơn gọi của người tín hữu đem lại cho chúng ta niềm vui vì chúng ta được trở nên con Thiên Chúa. Sự giáng sinh của Đức Giêsu là niềm vui cho cả nhân loại, đồng thời đem lại cho cuộc sống con người một ý nghĩa mới: họ không chỉ là những hạt bụi hóa kiếp làm người, nhưng là những nghĩa tử của Thiên Chúa. Họ cũng được kêu gọi cố gắng mỗi ngày để nên thánh, giống như Thiên Chúa là Đấng Thánh Thiện. Tước hiệu “con Thiên Chúa” thực sự chỉ được dành cho Ngôi Hai. Nhưng nhờ việc Ngôi Hai nhập thể mang lấy thân phận con người mà chúng ta, những con người yếu đuổi mỏng giòn, được mang lấy tước hiệu cao cả ấy. Chính khi đón tiếp Ngôi Lời nhập thể mà chúng ta được trở nên con Thiên Chúa (x. Ga 1,12). Ý thức mình là con Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta sống thân tình với Ngài, như con cái đối với cha mẹ mình. Kinh Lạy Cha mà chúng ta đọc mỗi ngày nhắc cho chúng ta vinh dự cao cả này.

Ơn gọi của người tín hữu đem lại cho chúng ta niềm vui vì chúng ta có mọi người là anh chị em với nhau và là con của cùng một Cha trên trời. Tình huynh đệ mà chúng ta được kêu gọi thực hiện không chỉ dựa trên mối liên hệ sắc tộc, đồng bào, nhưng dựa trên nền tảng là chính Thiên Chúa. Ý thức mọi người là anh chị em sẽ giúp chúng ta sống thân thiện và nhân ái với nhau hơn. Những xung đột, bạo lực, tội ác đang diễn ra hằng ngày đều có nguyên nhân là thiếu ý thức về tình huynh đệ dựa trên nền tảng đức tin.

Ơn gọi của người tín hữu đem lại cho chúng ta niềm phấn khởi vì biết rằng mình được Chúa tin tưởng sai đi vào lòng cuộc đời để gieo mầm tin yêu. “Thần khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân” (Bài đọc I). Vâng, chính Chúa sai chúng ta vào lòng cuộc đời để góp phần Phúc Âm hóa xã hội.

Một lần nữa, trong Chúa nhật thứ ba của Mùa Vọng này, Lời Chúa lại nhắc đến nhân vật Gioan Tẩy giả với lời mời gọi khiêm nhường sám hối. Lời mời gọi của Gioan tẩy giả cũng đang được nhắn gửi đến với mỗi người chúng ta, nhờ đó chúng ta được hưởng niềm vui trọn vẹn. Nhân vật Gioan Tẩy giả cũng nhắc nhớ chúng ta, mỗi người hãy ra đi loan báo niềm vui mà mình đã cảm nhận khi thực hành chân lý đức tin. Biết bao người quanh ta chưa được một lần nghe nói về Chúa. Họ đang ao ước được gặp gỡ Ngài. Các tín hữu được sai lên đường đến với họ, mang cho họ tình thương, niềm vui, sự tha thứ, sự đỡ nâng và giải thoát. Niềm vui Giáng Sinh phải được loan báo cho mọi người, vì đó là niềm vui cho cả toàn dân. Chân lý cứu độ phải được trình bày cho thế giới, vì Thiên Chúa muốn cứu vớt muôn loài. Chúng ta không chỉ giữ niềm vui Giáng Sinh cho riêng mình, nhưng mỗi tín hữu phải là người tiếp nối sứ mạng đem tin vui ấy cho những người xung quanh. Lễ Giáng Sinh chỉ có ý nghĩa và mang lại hiệu quả thiêng liêng, nếu mỗi chúng ta biết sống và loan báo sứ điệp hân hoan vui mừng ấy.

Giáng sinh về mỗi năm, nhưng chưa chắc chúng ta đã thực sự đón Chúa trong cuộc đời. Mỗi mùa vọng đến đều đặn, nhưng chưa hẳn tâm hồn chúng ta đã được canh tân. Bởi lẽ đón Chúa đến không phải chỉ là những ánh đèn rực rỡ lung linh, những tà áo sặc sỡ muôn màu. Đón Chúa đến đòi hỏi chúng ta phải có một tấm lòng ngay thẳng và chân thành. Khi thực sự thành tâm đón Chúa, hoa sẽ nở trong sa mạc, niềm vui sẽ tràn ngập cuộc đời, tình thương sẽ ngự trị, công chính sẽ lên ngôi.

Về mục lục

.


CHỨNG NHÂN CỦA ÁNH SÁNG

Trên đời có nhiều thứ ánh sáng: ánh sáng vật lý, ánh sáng văn hoá, ánh sáng khoa học, ánh sáng tâm linh. Để nhìn ra ánh sáng, cần có một khả năng nào đó. Để thấy ánh sáng vật lý, chỉ cần có đôi mắt bình thường. Nhưng để nhìn thấy ánh sáng khoa học, phải có một số vốn kiến thức cần thiết. Để thấy ánh sáng văn hoá, cần được khai tâm mở trí. Và để thấy được ánh sáng tâm linh, cần có các chứng nhân chiếu dọi. Thánh Gioan Baotixita là chứng nhân của Đức Kitô ánh sáng. Ngài làm chứng cho Đức Kitô bằng chính cuộc đời trong sáng của ngài. Nhìn vào cuộc đời ngài, ta thấy toả ra các làn ánh sáng sau đây:

Làn ánh sáng thứ nhất mà ta thấy nơi cuộc đời thánh nhân là làn ánh sáng của sự khiêm nhường. Ngài khước từ mọi vinh quang người ta phủ quanh ngài. Ngài thành thực nhận mình không phải là Đấng Cứu Thế toàn dân mong chờ, không phải là Êlia vĩ đại, cũng không phải là một tiên tri cao cả. Ngài tự nhận mình chỉ là một “tiếng kêu trong sa mạc”. Ngài khiêm nhường nói rằng ngài không xứng đáng xách giày cho Đẫng Cứu Thế. Thật là khiêm nhường tự hạ. Đức khiêm nhường ấy chiếu lên dung mạo ngài một làn ánh sáng. ánh sáng ấy khiến cho lời chứng của ngài càng có sức thuyết phục. ánh sáng ấy phản chiếu dung mạo đích thực của Đấng Cứu Thế, Đấng tuyệt đối khiêm nhường.

Làn ánh sáng thứ hai ta thấy nơi cuộc đời của thánh nhân là làn ánh sáng của sự khổ hạnh. Phần lớn đời ngài ẩn dật trong sa mạc. Sống trong sa mạc đồng nghĩa với sống khổ hạnh. Ngoài sự khắc nghiệt của thời tiết, sự hoang vu cô tịch, sự đe doạ của thú dữ, thánh Gioan Baotixita còn tự nguyện sống khó nghèo, đơn sơ, đạm bạc. Y phục của ngài chỉ là mảnh da thú quấn quanh thân thể. Thức ăn của ngài là châu chấu và mật ong rừng. Sự khổ hạnh không chỉ loé sáng lên một ý chí mạnh mẽ biết vượt thắng chính bản thân mình, mà còn chiếu ánh sáng hy vọng vào tương lai. Người lệ thuộc vào vật chất là người bị trói buộc trong hiện tại. Người khổ hạnh là người đặt niểm hy vọng ở tương lai. Niềm hy vọng ấy chiếu sáng vào cuộc đời hiện tại vì làm cho cuộc sống có một ý nghĩa cao đẹp và sâu xa. Tương lai tươi sáng mà thánh Gioan Baotixita chờ đón chính là Đức Giêsu Kitô mà ngài loan báo.

Làn ánh sáng thứ ba nơi cuộc đời thánh nhân là làn ánh sáng của sự trung thực. Trung thực trong những lời nói về chính mình, nên ngài không dám nhận những vinh quang người đời tưởng lầm Ngài có. Ngài chỉ nhận những sự thực rất khiêm nhường, rất bé nhỏ của mình. Trung thực với lòng mình, nên ngài sống một cuộc sống khổ hạnh, không phô trương, không giả dối. Trung thực trong những phán đoán về người khác, nên ngài đã thẳng thắn khuyên vua Hê-rô-đê không đựơc phép lấy chị dâu. Chính sự trung thực này đã phải trả giá bằng cái chết chẳng toàn thây. Nhưng sự trung thực ấy đã làm sáng lên cuộc đời chứng nhân. Làn ánh sáng ấy cho ta thoáng thấy ánh sáng đích thực của Đấng là Sự Thật, là chính Đức Giêsu Kitô.

Làn ánh sáng thứ tư nơi cuộc đời thánh nhân là làn ánh sáng của sự quên mình. Biết mình chỉ là người đưa tin, thánh nhân luôn xoá mình đi, để cho Đấng là chính Tin Mừng được nổi bật. Biết mình chỉ là người mở đường, thánh nhân luôn tự hạ để cho Đấng là Đường được mọi người nhận biết. Làm chứng cho sự thật, thánh nhân đã tự nguyện hy sinh để cho Đấng là Sự Thật được trân trọng. Khi mọi người tuốn đến với Ngài, Ngài đã không giữ lại cho mình, nhưng đã giới thiệu họ đến với Đức Giêsu, nên ngài nói: “Người đến sau tôi, nhưng tôi không đáng cởi dây giầy cho Người” (Ga 1,27). Nhiều môn đệ đã theo Ngài, nhưng Ngài giới thiệu để họ theo làm môn đệ Đức Giêsu. Khi thấy đám đông đã bỏ ngài để đi theo Đức Giêsu, ngài hài lòng vì thấy nhiệm vụ đã hoàn tất, nên ngài nói: “Chúa phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3, 30).

Thánh Gioan Baotixita thật là một chứng nhân tuyệt hảo. Ngài đã biết tự hạ mình xuống để Chúa được nổi bật lên. Ngài đã biết ẩn mình trong bóng tối để Chúa được xuất hiện trong ánh sáng. Ngài đã biết tự huỷ mình đi để Chúa được nhận biết. Ngài đúng là người đi mở đường cho Chúa. Ngài thực là chứng nhân của ánh sáng.

Mùa Vọng này, mọi người đang chờ đón Chúa đến. Chúa muốn tôi hãy đi mở đường cho Chúa. Chúa muốn tôi làm chứng cho Chúa. Chúa muốn tôi giới thiệu Chúa cho anh em. Nhưng rất nhiều khi, thay vì mở đường cho Chúa, tôi chỉ lo mở đường cho tôi. Rất nhiều khi thay vì làm chứng cho Chúa, tôi chỉ lo làm chứng cho tôi. Rất nhiều khi thay vì giới thiệu Chúa, tôi chỉ giới thiệu bản thân mình.

Hôm nay, Chúa mời gọi tôi hãy soi mình vào tấm gương của thánh Gioan Baotixita để biết cách dọn đường cho Chúa ngự đến.

Xin thánh Gioan Baotixita giúp chúng con sống trong sáng để trở nên chứng nhân của ánh sáng.

Về mục lục

.

CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG_B

Ông bà anh chị em thân mến. Chúa nhật thứ 3 mùa Vọng hôm nay mang một niềm vui mừng, vì chỉ còn 1 tuần nữa là chúng ta mừng ngày sinh nhật của Đấng cứu thế. Tôi cũng rất vui mừng vì tuần tĩnh tâm sẽ bắt đầu vào chiều Thứ Năm tuần này. Cầu mong mọi người hy sinh thời giờ tham dự. Đây là cơ hội tốt đẹp để chúng ta được đổi mới, và được sửa soạn tâm hồn sốt sắng hơn để gặp gỡ Chúa và nhận lãnh những hồng ân của Người.

Có câu chuyện về một người đàn ông lớn tuổi tại một vùng thôn quê nghèo. Ông sống bằng nghề bổ củi đốt lò sưởi. Ngoài việc bổ củi, ông còn tình nguyện giúp đỡ một trạm ý tế truyền giáo trong vùng. Ông thường đến trạm y tế vào buổi sáng để cầu nguyện và đọc Kinh thánh với những bệnh nhân và thân nhân.

Một ngày kia, ông cảm thấy một sự khác biệt xảy đến. Ông không còn đọc rõ như xưa. Lúc đầu, ông nghĩ là bị đau mắt sơ sơ và sẽ đỡ hơn trong thời gian ngắn. Nhưng sự việc đã không xảy đến như ông mong muốn. Bởi vậy ông quyết định gặp bác sĩ khám mắt hiện đang giúp tại trạm ý tế này. Sau khi khám, bác sĩ cầm tay ông và nói, “Tôi có một điều thật khó nói với ông. Ông sẽ bị mù trong một thời gian ngắn và tôi không thể làm được gì cho ông.” Ông hoảng hốt kêu lên “Không thể được! Tôi đã già và bây giờ sẽ bị mù, như vậy cuộc đời tôi trở thành vô dụng.”

Ngày hôm sau và những ngày kế tiếp, người ta không còn thấy bóng dáng của ông tại trạm y tế. Ông hoàn toàn biến mất. Nhưng sau đó người bác sĩ được một cậu bé báo cho biết là ông đang sống một mình tại một khu hoang vắng, cách làng khoảng 1 tiếng đồng hồ. Vị bác sĩ đã đến thăm và hỏi ông làm gì ở đây. Ông trả lời “Từ ngày bác sĩ cho tôi biết là sẽ bị mù, tôi về ở đây và cố gắng đọc và nhớ những phần quan trọng của sách Tin mừng. Tôi đã nhớ được câu chuyện Giáng sinh của Chúa Giêsu, một số dụ ngôn và câu chuyện Chúa chết và sống lại. Tôi đã đọc đi đọc lại cho cậu bé nghe, để biết chắc là chính xác và đúng. Thưa bác sĩ, tôi sẽ trở lại trạm y tế vào khoảng 1 hay 2 tuần nữa để tiếp tục cầu nguyện và kể cho bệnh nhân những câu chuyện về Chúa Giêsu.’’

Ông bà anh chị em thân mến. Lý do mà tôi chia sẻ câu chuyện trên đây vì câu chuyện này liên hệ gần gũi với những bài Kinh thánh tuần thứ 3 mùa Vọng này. Thứ nhất, trong bài đọc 1, ngôn sứ I-sa-i-a tuyên bố “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi: vì Chúa đã xức dầu cho tôi, Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó.” Thật vậy, Thánh Thần Chúa cũng đã ngự trên ông già khi ông được lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy và Thêm sức. Như ngôn sứ Isaia, ông cũng đã cảm nhận được lời kêu gọi của Chúa đem Tin mừng và hy vọng đến cho những tâm hồn đau thương.

Trong bài đọc 2, thánh Phaolô nói với chúng ta “Đừng dập tắt Thánh Thần Chúa, đừng khinh khi các lời tiên tri. . . Hãy tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức.” Thật vậy, chúng ta thấy ông già biết mình sắp mù, nhưng đã không để Thánh Thần Chúa tắt đi, và ông đã can đảm làm bất cứ việc gì để Chúa Thánh Thần tiếp tục hoạt động qua ông đến với mọi người.

Sau cùng chúng ta thấy câu chuyện ông già trên liên kết mật thiết với bài Tin mừng hôm nay về cuộc đời và sứ mạng của Gioan Tiền hô. Gioan cho chúng ta biết ngài không phải là một tiên tri trong thời Cựu ước sống lại, và cũng không phải là Đức Ki-tô, ngài nói “Tôi là tiếng kêu trong sa mạc.” Một số người biệt phái đến chất vất Gioan “Nếu ông không phải là Ðức Kitô, cũng không phải là Elia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?” Gioan trả lời “Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Ðấng mà các ngươi không biết. Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng ấy đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người.”

Ông bà anh chị em thân mến.   Gioan đã chứng tỏ cho chúng ta thấy ông là con người ngay thẳng, khôn ngoan và khiêm hạ. Ông đã sáng suốt nhận định đúng con người của mình: mình là mình. Ông không ảo tưởng, không tham vọng, không kiêu căng, không tự phụ và không tự đề cao chính mình. Ông chỉ là người được sai đến để chuẩn bị và kêu gọi mọi người sửa soạn cho Chúa Giê-su Ki-tô. Gioan không dựa vào thời thế để tìm vinh quang cho mình, nhưng ông đã chân thành và can đảm dám sống, dám làm chứng cho một chân lý. Ông chỉ là con người hèn mọn, là tôi tớ dọn đường cho Ðấng đến sau. Ngài mới là chính Ðấng muôn dân đợi trông. Chỉ có Ngài mới đem tự do hạnh phúc đích thực cho con người. Gioan đã chia sẻ sự cảm nhận của mình với người khác để giúp họ cũng tìm và nhận ra Đấng Cứu Thế.

Ông bà anh chị em thân mến. Câu chuyện ông già một răng và Gioan Tiền hô là những nhân vật tiêu biểu mùa Vọng, của những người đã tìm được căn tính và sứ mệnh của mình, đã khiêm nhường và bác ái chia sẻ ơn sủng của mình với người khác để giúp họ tìm và nhận ra Đấng Cứu Thế. Còn về phần chúng ta thì sao? Tôi tin rằng tất cả mọi người chúng ta đây cũng được Chúa kêu mời sửa soạn tâm hồn để đón nhận ân sủng của Chúa, và nhận ra sứ mệnh của mình, trở thành chứng nhân để sửa soạn, dẫn dắt người khác đến với Chúa.   Tôi nghĩ rằng những công việc mà ông già và Gioan Tiền hô đã làm, cũng là sứ mệnh của tất cả chúng ta phải làm. Chúng ta đã được xức dầu để mang niềm vui, hy vọng và ơn soi sáng đến những ai đang nguội lạnh và lầm lạc, đem an ủi đến những người sầu khổ. Chúng ta được xức dầu để mang Tin mừng của Chúa Kitô đến những tâm hồn đau thương và thất vọng. Qua Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, chúng ta đã được biến đổi trở thành như ông già và Gioan Tiền hô.

Chúng ta vui mừng vì Chúa đã ban cho chúng ta cơ hội để được đổi mới và nhận được những ân sủng của Người. Xin Chúa giúp chúng ta dùng thời giờ tĩnh tâm để sửa soạn tâm hồn và được sáng lên như những ngọn nến trong vòng hoa mùa vọng này. Trở thành những chứng nhân đem Tin mừng, tình yêu, hy vọng và bình an của Chúa đến những người chung quanh, và hướng dẫn họ đến với Chúa Kitô. Để tâm hồn mọi người tràn đầy niềm vui mừng chờ đón ngày sinh nhật của Chúa Cứu Thế. Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho mỗi người chúng ta.

Về mục lục

.

BỆNH THÀNH TÍCH

Con người thường thích tạo ra vẻ hào nhoáng cho mình. Đó là điều mà thế gian bảo là thích đánh bóng cho bản thân. Bệnh thích đánh bóng cho bản thân mù quáng đến độ  tự tạo cho mình một cái vỏ bọc hào nhoáng nhằm tìm kiếm những fan hâm mộ cho mình.

Ngày nay với công nghệ thông tin hiện đại, con người lại càng dễ dàng đánh bóng bản thân. Họ tự do tô vẽ mình trên các diễn đàn online, blog cá nhân, nơi mà mọi thứ, kể cả cuộc sống, đều là ảo. Họ sống ảo và ảo tưởng về chính bản thân mình. Đôi khi sự ảo tưởng còn trở thành lố bịch cho thiên hạ.

Có một chàng trai từng sinh ra và lớn lên ở một thị trấn nhỏ. Anh lên thành phố học và trở thành một luật sư.

Ra trường thất nghiệp, anh ta quay trở về quê mở một văn phòng luật sư ở ngay trung tâm thị trấn và trang trí cực kỳ bắt mắt.

Tuy nhiên, thị trấn nơi anh ở vốn rất yên bình và chẳng mấy khi người ta cần luật sư cả. Chờ mãi mà không thấy khách hàng nào đến, anh chàng lấy làm rầu lòng lắm!

Một hôm, anh ta nhìn thấy một người đàn ông bước vào văn phòng của mình. Để ra oai, ngay khi người đàn ông bước vào, anh ta liền nhấc ngay điện thoại và nói một cách lưu loát, vừa nói vừa ra hiệu cho người đàn ông ngồi chờ:

– Không, tất nhiên là không thể được! Tên tội phạm đó nổi tiếng nguy hiểm ở thành phố này và tôi không thể chấp nhận vụ này với giá ít hơn 100 ngàn đôla… Thật sao? Tại sao Tòa án tối cao lại có thể đưa ra phán quyết như thế cơ chứ?… Được rồi, anh yên tâm, vài ngày nữa tôi sẽ đến gặp ông chủ của anh để bàn bạc chi tiết hơn về vấn đề này… Yên tâm nhé! Tôi quyết theo vụ này đến cùng… Rồi! Ok! Ok!…

Đoạn anh ta gác máy và bước đến bắt tay người đàn ông nãy giờ đang ngồi chờ:

– Tôi thật sự xin lỗi vì đã để ngài chờ lâu như thế. Nhưng mà ngài thấy đấy, tôi quả là rất bận rộn… À, mà ngài đến đây có việc gì vậy nhỉ?

Người đàn ông trả lời:

– Tôi là nhân viên bưu điện đến để nối dây điện thoại cho anh thôi. Điện thoại anh hư rồi mà sao anh vẫn nói chuyện được nhỉ?

Thật xấu khổ khi tự đánh bóng mình mà bị phát hiện. Thật không có sự xấu hổ nào đáng thương khi giả dối bị phơi bày ra ánh sáng. Điều đáng sợ là người đánh bóng chính mình sẽ tự giết mình trong cô độc và cô đơn.

Trong Thần thoại Hy Lạp có một chàng trai tên là Narcisse, con của thần sông và tiên nữ Liriopé. Chàng đẹp đến nỗi có quá nhiều nữ thần say mê van xin tình yêu nhưng chàng vẫn một mực lạnh lùng từ chối.

Trong số những kẻ thất tình có Echo. Đau khổ vì bị Narcisse từ chối, Echo cầu xin các vị thần và các nữ thần cùng yêu chàng tập hợp lại để trừng phạt chàng. Từ đó, Narcisse sẽ chỉ được phép yêu chính bản thân chàng.

Một lần, Narcisse nghỉ ngơi bên bờ suối, chợt nhìn thấy bóng mình dưới nước, chàng ngẩn ra ngắm mình và chợt hiểu vì sao biết bao con tim của các cô gái lại tan vỡ vì mình. Càng ngắm, chàng càng ngưỡng mộ và say đắm cái bóng của mình. Nhưng cứ đụng tay vào nước suối, cái bóng lại tan vỡ. Cuối cùng, chàng chết trong mòn mỏi, với một khối tương tư cái bóng của chính mình.

Yêu mình và đánh bóng chính mình là chúng ta đang tự cắt đứt liên hệ với tha nhân. Điều đó dẫn con người đến chết trong cô độc. Nhưng tiếc thay, con người qua mọi thời đại lại thích đáng bóng chính mình. Họ tự phô diễn mình, đề cao mình và điều đó khiến họ trở nên cô đơn giữa anh em, và đôi khi chết trong cô độc.

Thánh Gioan Tẩy Giả đã không đánh bóng chính mình. Ông đã làm mọi việc chỉ để giới thiệu Chúa cho tha nhân. Ông không ảo tưởng về mình, dù cho nhiều người từng ngộ nhận ông là Đấng Messia, nhưng ông đã tự biện bạch cho mình và còn lợi dụng cơ hội tốt lành này để giới thiệu Chúa cho tha nhân. Ông không nhận mình là ánh sáng mà chỉ là người được phản chiếu từ ánh sáng Thiên Chúa. Ông chỉ nhận mình là chứng nhân cho Đấng phải đền trong thế gian.

Nhưng tiếc thay, nhiều người chỉ được một vài thành tích đã nghĩ mình là Thiên Chúa. Họ ảo tưởng về những gì mình có là do tài trí, khôn ngoan của mình. Họ cố tình gạt Thiên Chúa để nhận mình là trung tâm mọi sự. Họ còn thêu dệt quanh đời mình bằng những thành tích, những hư danh để đánh bóng chính mình. Điều không ai ngờ là càng đánh bóng chính mình thì lại càng thất vọng về mình. Càng đề cao mình thì càng làm cho mình không bao giờ thỏa mãn về những gì mình đang có. Đó là điều khiến con người không bao giờ hạnh phúc về mình, và càng không bao giờ hạnh phúc về những gì mình đang có. Chỉ khi nào nhìn nhận những gì mình có là ân ban của Trời thì lúc đó con người mới hạnh phúc vì ân lộc trời ban. Chỉ khi nào con người gỡ bỏ đi những bệnh thành tích, ảo tưởng, đánh bóng chính mình thì lúc đó con người mới cảm thấy hạnh phúc về những gì mình đang có, lúc đó con người mới vui với phận mình mà cám ơn Thiên Chúa.

Mùa vọng nhắc nhở chúng ta Thiên Chúa đã đến với chúng ta và ở cùng chúng ta. Ngài hiện diện trong những thăng trầm cuộc đời chúng ta. Chính Ngài sẽ dẫn dắt cuộc đời chúng ta đi trong tình yêu quan phòng của Ngài. Ngài sẽ bảo vệ, chở che nâng đỡ chúng ta. Thế nên, chúng ta hãy vui mừng vì Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta. Hãy vui mừng vì Ngài đang đồng hành với chúng ta. Hãy vui mừng vì Thiên Chúa đang can thiệp vào từng cuộc đời chúng ta. Xin cho chúng ta luôn tín thác vào Chúa dẫu cuộc đời còn đó những ngổn ngang lo lắng. Sự tín thác sẽ giúp chúng ta an vui trong cuộc sống  và bước đi trong sự tin tưởng nơi Ngài. Amen.

Về mục lục

.

NIỀM VUI ĐỢI CHỜ

Có một thực tế là con người ngày nay nhìn bên ngoài có vẻ rất ồn ào náo nhiệt, nhưng bên trong tâm hồn nhiều người dường như lại rất trống vắng, lẻ loi ; bên ngoài nhiều người có vẻ bình thường nhưng trong tâm hồn lại nặng trĩu ưu sầu. Nhiều Kitô hữu cũng đang để mình sống trong tình trạng buồn chán, khô cằn, thiếu niềm vui, thiếu sức sống. Vì thế, trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo : Có những Kitô hữu sống đời mình giống như chỉ có mùa Chay mà không có mùa Phục sinh…, nhiều người khác trên gương mặt lúc nào cũng u sầu như bộ mặt vừa đi đám tang về.

Hôm nay, bước vào Chúa nhật III Mùa Vọng, Lời Chúa hối thúc và chỉ cho chúng ta biết phải làm thế nào để có được niềm vui trong tâm hồn, thể hiện qua gương mặt, qua cách sống của mỗi người.

Tiên tri Isaia cho thấy niềm vui đích thực không phải là những thứ niềm vui ồn ào đến từ bên ngoài, mà phải là niềm vui có Chúa trong tâm hồn. Vì hơn tất cả mọi loài mọi vật, chỉ có Thiên Chúa mới có thể giải thoát tâm hồn con người khỏi sự ràng buộc của tội lỗi, sự chiếm hữu của ma quỷ và đem đến cho cuộc đời chúng ta sự giải thoát, sự tự do. Tiên tri Isaia đã reo lên : Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao. Vì Ngài mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh.

Tiên tri Isaia đã dùng nhiều hình ảnh để diễn tả niềm vui mà Thiên Chúa gieo vào trong tâm hồn và cuộc đời con người. Đó là niềm vui của sự tái sinh để sống một đời sống mới : như đất đai đâm chồi nảy lộc, như vườn cây nở hạt sinh mầm, và đó cũng là niềm vui giống như cô dâu, chú rể trong ngày vui tân hôn của mình. Tất cả nhưng niềm vui đó không phải chỉ là niềm vui bên ngoài, mà niềm vui phát xuất từ bên trong vì biết mình được Thiên Chúa yêu thương và biết mình được cứu độ. Thiên Chúa không mang đến cho con người niềm vui mau qua như một bữa tiệc sẽ tàn, nhưng Ngài mở ra một thời đại hồng ân, thời đại của ơn cứu độ. Tiên tri Isaia đã mô tả thời đại của Thiên Chúa là thời : Ngài sẽ loan báo tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương giập nát, ân xá cho những kẻ bị giam cầm, phóng thích cho tù nhân và công bố năm hồng ân của Thiên Chúa.

Để có thể đón nhận được thời đại hồng ân cứu độ của Chúa, mỗi người phải chuẩn bị cho mình một tâm hồn, một thái độ xứng đáng. Gioan Tiền Hô chính là người được Chúa sai đến để giúp cho dân Chúa chuẩn bị sẵn sàng. Ông vừa là người dọn đường, song ông cũng nêu gương chuẩn bị đón đợi Đấng Cứu thế. Gioan luôn giữ mình để không bị rơi vào ảo tưởng hay ngộ nhận về sứ mạng của mình. Ông xuất hiện vào một thời điểm hết sức đặc biệt khi dân Do Thái đang mong đợi có một người nào đó đứng lên khởi nghĩa chống lại người Roma. Tuy nhiên, dù được nhiều người ủng hộ, nhiều người đi theo và còn coi ông như là một đấng cứu thế, thì Gioan vẫn luôn giữ mình không để bị đẩy vào các xu hướng chính trị, bạo động, cũng không để dân chúng lầm tưởng mình là Đấng cứu thế.

Tin Mừng hôm nay đã khẳng định : Gioan chỉ là người đến làm chứng về ánh sáng, chứ ông không phải là ánh sáng. Khi những người Do Thái, các tư tế hỏi : Ông có phải là Đấng Cứu Thế không ? Ông đã thẳng thắn trả lời : Tôi không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là Elia. Tôi chỉ là tiếng kêu trong hoang địa. Câu trả lời cho thấy Gioan có một tâm hồn thật đẹp, thật trong sáng, không hề có chút vụ lợi hay tìm danh vọng, địa vị trong xã hội. Thái độ của Gioan hoàn toàn khác với thái độ của con người ngày nay. Con người ngày nay khi có những cơ hội như Gioan, họ sẵn sàng chộp lấy để đánh bóng cho mình hay để nói tốt về mình, còn Gioan thì hoàn toàn không màng đến điều đó. Trước sau, Gioan chỉ nhận mình là một tiếng kêu trong hoang địa : Hãy sửa đường cho thẳng để cho Đức Chúa đi. Chỉ khi lòng mình ngay thẳng thì mình mới có thể làm cho con đường cuộc đời ngay thẳng ; ngược lại, khi lòng mình còn quanh co thì cuộc đời và hành động của mình cũng sẽ quanh co, gập ghềnh và có nhiều góc khuất.

Gioan còn chấp nhận xóa mình, chấp nhận lùi bước để trả lại vị trí trung tâm cho Đấng Cứu Thế, ông khẳng địng : Tôi chỉ làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có một Đấng đang ở giữa các ông … Ngài sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Ông nhận biết thân phận của mình chỉ là thụ tạo trước Đấng sẽ đến sau ông, Đấng đó mới là Đấng đáng được xưng tụng và được hưởng mọi vinh quang, danh dự, vì Ngài sẽ tẩy rửa tội lỗi của cả nhân loại bằng máu của Ngài, và ban Thánh Thần là nguồn vui và bình an xuống cho những kẻ tin nhận Ngài.

Một khi đã đón nhận được Đấng Cứu thế và sống theo giáo huấn của Ngài, thì con người sẽ không còn lý do gì để buồn chán hay thất vọng, nhưng luôn được ngập tràn niềm vui. Vì thế, Thánh Phaolô đã kêu gọi chúng ta : Anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng, hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh… Đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô-Giêsu. Lời kêu gọi của Thánh Phaolô cho thấy rằng, khi đã có một tâm hồn bình an, một niềm vui sâu xa từ bên trong, thì cho dù bên ngoài có những sóng gió thử thách, chúng ta vẫn giữ được tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến và luôn biết cảm tạ Thiên Chúa.

Thánh Phaolô còn chỉ cho thấy, để giữ mãi được niềm vui và một tâm hồn bình lặng thì cần trở nên một học trò ngoan ngoãn, vâng theo sự chỉ dạy của Chúa Thánh Thần : Đừng dập tắt Thần Khí, đừng coi thường ơn nói tiên tri. Hãy cân nhắc mọi sư, điều gì tốt thì giữ, còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa. Khi đã mở lòng ra đón nhận Đấng Cứu thế, khi đã chấp nhận uốn lại những chỗ quanh co của cuộc đời, thì Thánh Thần của Thiên Chúa sẽ chỉ cho chúng ta biết phải làm gì và làm như thế nào để luôn có được niềm vui cứu độ.

Bước vào tuần lễ thứ ba Mùa vọng, chúng ta đã chuẩn bị gì để có thể thực sự đón nhận được niềm vui Giáng sinh ? Nhiều người, nhiều bạn trẻ đã lên cho mình những kế hoạch du lịch hoặc tiệc tùng vui chơi với bạn hữu, nhưng chưa có một kế hoạch nào cho cuộc sống, cho tâm hồn mình. Vì thế, niềm vui mà họ tạo ra vẫn chỉ là niềm vui bên ngoài. Điều quan trọng là mỗi người cần phải có ngay một kế hoạch để có được niềm vui và bình an của Chúa Giáng sinh đem đến cho tâm hồn chúng ta.

Hãy theo tấm gương của Gioan và học theo lối sống khiêm nhường của ông, can đảm nhìn nhận tình trạng tội lỗi và thiếu sót của mình. Khi dám nhìn thẳng vào con người của mình, dám đối diện với bản thân cùng với tiếng nói của lương tâm, Chúa sẽ chỉ cho chúng ta thấy cần phải dẹp bỏ những gì đang cản trở, đang làm cho tâm hồn chúng ta trở nên nặng nề, thiếu vắng niềm vui. Hãy nhận trách nhiệm của mình với gia đình, nhận ra những góc khuất, những chỗ tối tăm trong tâm hồn và gia đình, để xin Thánh Thần chiếu rọi ánh sáng niềm vui và bình an của Ngài xua đi những tối tăm ấy. Đồng thời, các bậc làm cha mẹ hãy tạo ra nhiều niềm vui và tiếng cười trong gia đình của mình qua các bữa ăn, qua các giờ kinh chung. Đừng dập tắt nụ cười và niềm vui của nhau.

Các bạn trẻ thân mến, tội lỗi, chơi bời, lười biếng làm cho chúng ta xa Chúa, xa nguồn vui. Vì thế, nó chỉ đem đến buồn chán và trống rỗng. Hãy làm theo lời khuyên của Thánh Phaolô, để có được niềm vui thực sự của tuổi trẻ. Các bạn đừng bao giờ dập tắt sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Thánh Thần sẽ nhắc nhở để chúng ta nhớ lại lời dạy bảo của Tin Mừng, nhắc chúng ta qua tiếng nói của lương tâm cũng như qua kinh nghiệm và sự dạy bảo của các bậc bề trên. Kế đến, đừng phung phí thời giờ, sức lực vào những chuyện vô ích, nhưng hãy biết dùng khả năng và tuổi trẻ của mình để làm nhiều điều tốt, điều có ích cho mình và cho mọi người.

Sau cùng, hãy tránh xa điều xấu dưới mọi hình thức. Vì ngày nay, xã hội đánh lừa chúng ta bằng những lời hoa mỹ. Nó mặc cho điều xấu cái vỏ hào nhoáng để đánh bẫy chúng ta. Vì thế, hãy cảnh giác trước các điều xấu như sách báo phim ảnh, các trò chơi xấu, các nhóm người xấu, những tư tưởng xấu được tuyên truyền ca tụng….Đừng vì nhẹ dạ mà rơi vào bẫy của nó.

Thực hiện theo Lời Chúa hôm nay thì niềm vui Giáng Sinh sẽ tuôn tràn trong mỗi chúng ta và biến cuộc đời của người Công Giáo thành những con người luôn vui tươi và đem niềm vui đến cho những người chúng ta gặp gỡ. Vì chúng ta chỉ có thể đem niềm vui đến cho người khác khi chúng ta có niềm vui mà thôi. Amen.

Về mục lục

.

SỰ SÁNG ĐÃ TỚI

Thao thức làm việc bác ái, sử dụng khả năng cách hữu hiệu, đóng góp công sức tiền của cho lý tưởng hạnh phúc, xã hội thời nào cũng có người dấn thân như vậy, đâu có gì kỳ lạ. Bác sĩ khám chữa bệnh, linh mục dâng lễ mỗi ngày, thầy cô giáo dạy học, cha mẹ chăm sóc hướng dẫn con cháu, ai mà chẳng nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm. Để có được tính hiệu quả trong giáo dục, ta cần một chút tình yêu hơn là có đầy quyền lực. Muốn nhìn thấy phẩm chất đạo đức nơi con cái, bậc cha mẹ không cần đến “kính hiển vi”, nhưng là cần đến gương sáng được đặt vào lời nói việc làm.

Gioan xưa kia khiến nhiều người Do Thái nể phục, thắc mắc, lo sợ, vui buồn, xen lẫn niềm hy vọng trước sự xuất hiện của ông. Gioan mạnh mẽ như đấng có uy quyền, ông cũng khiêm tốn sống mực thước với những lời ông hô hoán. Ông kêu gọi mọi người hướng về “sự sáng”, trong khi chính tâm hồn ông cũng cần đến sự sáng đặc biết ấy. Từ việc thao thức, hiến thân cho sứ mạng dọn đường, ông Gioan không làm chứng cho mình hay về mình, vì lẽ ông ý thức ông không phải là “Ánh Sáng”. Ông chỉ là “ngọn đèn” giúp mọi người tin nhận ánh sáng thật là Đức Kitô.

Ngày hôm nay cho dù là “tiếng hát” nghiệp dư, chuyên ngiệp trong các đại nhạc hội, hay tiếng hát ở sa mạc, nếu khán thính giả có nghe, có hiểu, “tiếng hát” mới hy vọng giúp các “fan hâm mộ” khám phá ra niềm vui và hạnh phúc. Tiếng hát của Gioan thu hút đám đông mở lòng tiếp nhận thứ ánh sáng mới. Sứ mạng dọn đường của Gioan cũng hòa nhịp với ơn gọi làm chứng về sự sáng đã đến nhân loại. Từ cuộc sống thánh thiện, lòng nhiệt thành khiêm tốn, ông thẳng thừng từ chối vinh quang nơi đám đông thắc mắc dò hỏi : “ Ông có phải là Đấng Kitô không” ? Và ông hạ mình nói thẳng nói thật : “Tôi chỉ là tiếng kêu trong sa mạc”.

Sự sáng mà Gioan đã gây được sự chú ý đến các tầng lớp xã hội lúc bấy giờ là đơn sơ giản dị, sống kết hiệp cầu nguyện. Một con người như Gioan, nếu sống ở thời đại hôm nay nhiều người sẽ nói ông cù lần, là đồ dở hơi, là người dở ông dở thằng, chứ nói chi tước hiệu “tiếng kêu nơi hoang địa……”. Một người tài giỏi đức độ không nhất thiết phải đẹp diện mạo, giầu tiền của; nhân vật làm nên lịch sử, có thể để lại ảnh hưởng đẹp cho hậu thế, nhất định phải là người tài đức song toàn.

Gioan giới thiệu Đức Giêsu là chân lý, khi ông sẵn lòng từ chối mình : “Tôi không phải là Đức Kitô”, “không phải là Êlia.”, “không phải là tiên tri….”, “nhưng tôi chỉ là tiếng kêu, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giầy cho Người”. Sự sáng đã đến, niềm vui ơn cứu độ đã tới, Gioan không thể im lặng, ông thật tự tin, dứt khoát, mở tai cho mọi người : “có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết”.

Ánh sáng tin yêu mà Đức Giêsu soi chiếu vào trần gian, nhiều người hôm nay vẫn chưa thể đón nhận. Có thể là do thiếu người làm chứng như Gioan, có thể con người hiện đại văn minh đang mải mê tìm một Đức Giêsu theo kiểu cách riêng của họ…. ! Vì thế, lời kêu gọi của Gioan chỉnh đốn tâm hồn, hẳn vẫn phù hợp để giúp mọi người nhận ra Đức Kitô là ánh sáng đã đến thế gian…. Chúng ta có nghĩ suy gì về việc sống chứng nhân không ? Con người vẫn khắc khoải đi tìm niềm an vui hạnh phúc, nếu bao lâu chưa thấy sự sáng mà Gioan đã giới thiệu, chưa gặp sự sáng mà người Kitô hữu đang sống chứng nhân.

Các nhà tri thức yêu nước vẫn đang than phiền : hiện nay giới trẻ đang bị thu hút bởi các ngôi sao ca nhạc, người mẫu, thể thao…. Bậc làm cha mẹ luôn phải bận tâm đến cơm áo gạo tiền, còn các đại gia không thể thoát khỏi niềm vui hưởng thụ…. Những người mất trí, không có khả năng nghĩ suy, họ sẽ không phải quan tâm đến trời mưa hay nắng, cũng chẳng màng đến chính trị hay kinh tế…. Còn chúng ta, những người tín hữu không phải là lúc than thở suy xét, bình luận tốt, xấu, giầu vật chất hay giầu lòng nhân ái, điều cần hơn cả là hãy mạnh dạn sống thực tế với nén bạc Chúa trao…..

Cuộc đời mỗi người mỗi hoàn cảnh cũng là một Mùa Vọng, mùa đợi chờ niềm vui cho sự trưởng thành trong đức tin và đức ái. Ngày nào Chúa cũng có thể đến với ta, và lúc nào Chúa cũng có thể ngỏ lời cùng ta, nếu mỗi người biết lắng nghe. Mỗi người Kitô hữu phải là một Gioan Tiền hô, phải sống thế nào để qua lời nói và hành động của ta, nhờ gương sáng, những anh chị em khác có thể gặp được Đức Kitô là ánh sáng ! Mỗi chúng ta chính là một ngọn đèn, một ngôi sao Giáng Sinh, một nhân chứng của ánh sáng tin yêu. Amen.

Về mục lục

.

CHỨNG NHÂN TRUNG THỰC

Gioan Tẩy Giả, có lẽ, là vị Thánh Công Giáo đi vào hội họa nhiều nhất. Có vô số tranh vẽ về ông với đề tài khá đa dạng, hướng đến những giá trị tư tưởng khác nhau. Gần như hầu hết các họa sĩ nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật Công giáo, từ Leonardo da Vinci, Titian, Caravaggio đến Rubens…đều tìm thấy trong cuộc đời của ông một chi tiết nào đó làm nguồn cảm hứng sáng tác cho mình. Riêng Caravaggio, đã vẽ đến hàng chục tác phẩm về Gioan Tẩy Giả…

Không chỉ nhiều, Gioan Tẩy Giả có lẽ cũng là vị Thánh đi vào hội họa sớm nhất. Icon thể hiện hình ảnh Thánh lâu đời nhất được tìm thấy, là icon về Gioan Tẩy Giả, được vẽ vào khoảng cuối thế kỷ thứ V đầu thế kỷ thứ VI, có nguồn gốc Palestine.

Bức tranh đã bị hư hại nhiều, không thể nhận biết hai hàng chữ viết hai bên chuyển tải thông điệp gì. Ở trên cùng, dễ nhận biết, bên trái, là hình ảnh Chúa Giêsu, và bên phải, là hình ảnh Đức Mẹ Maria.

Giữa vô số tranh vẽ Thánh Gioan Tẩy Giả, chiếm số lượng nhiều nhất, và có nhiều tác phẩm xuất sắc nhất, là ở mảng chủ đề: “Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết”.

Đây là icon thể hiện chủ đề “Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết” được cho là lâu đời nhất được vẽ vào khoảng đầu thế kỷ thứ VII, thuộc truyền thống Byzantium.

Đứng chính giữa, là Thánh Gioan Tẩy Giả. Ông đang nói: “Tôi không phải là ánh sáng, nhưng tôi đến để làm chứng cho ánh sáng“.

Phía sau là dòng sông, nơi ông thực hiện phép Rửa cho Chúa Giêsu.

Bên trái, là đầu của ông, đã bị chặt lìa, nhưng vẫn như đang hướng nhìn về phía chúng ta.

Bên phải: ở dưới là con chiên tượng trưng cho Dân Chúa như đang suy ngẫm về những gì Thánh Gioan Tẩy Giả nói trong sự tôn kính, và bên trên là cây tượng trưng cho sự sống.

Bức tranh như vậy, theo một số học giả, là sự khái quát trọn vẹn cuộc đời và sứ mệnh của Thánh Gioan Tẩy Giả: “là nhà tiên tri cuối cùng, là người dọn đường cho sự ra đời của Chúa”. (Nguyên Hưng).

  1. Chứng nhân ánh sáng trung thực

Khởi đầu Phúc Âm, Thánh Gioan viết: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin.” (Ga 1,6-7).Thánh Gioan là chứng nhân của Đức Kitô ánh sáng. Ngài làm chứng cho Đức Kitô bằng chính cuộc đời trong sáng của mình. Ngài là chứng nhân ánh sáng của sự trung thực.

Chúa Giêsu nói về Gioan: “Ðây còn hơn cả ngôn sứ nữa” (Mt 11, 9). Và Chúa còn nói thêm : “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11,11). Nhưng so với Chúa Giêsu, Gioan nhận ra mình thật nhỏ bé. Thấp kém đến nỗi “không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người”. Gioan trung thực nói lên một sự thật. Đó là mình kém xa vì Gioan chỉ là một thụ tạo yếu đuối mỏng dòn.Trong khi đó, Đức Kitô là Thiên Chúa, là Chúa của Gioan và là chủ tể của mọi loài. So sánh với Chúa Giêsu, Gioan chỉ là một giọt nước giữa lòng biển cả mênh mông, chỉ là một cây nhỏ trong đại ngàn trùng điệp, chỉ là một hạt cát giữa sa mạc bao la.

Khi thấy Gioan xuất hiện, rao giảng phép rửa thống hối, dân chúng tự hỏi xem có phải ông là Ðấng Cứu Thế không? Gioan phủ nhận địa vị mà họ gán cho ông (Ga 1,20; Cv 13,25). Gioan tự xóa mình trước Đức Kitô. Ông chẳng sợ mất uy tín trước bao nhiêu người ngưỡng mộ. Ông nhìn nhận phép rửa của ông chỉ nhằm chuẩn bị cho một phép rửa lớn hơn trong Thánh Thần.Gioan trung thực trong những lời nói về chính mình. Ngài không dám nhận những vinh quang người đời tưởng lầm ngài có. Gioan chỉ nhận những sự thực rất khiêm nhường, rất bé nhỏ của mình mà thôi.

Trung thực với lòng mình, nên Gioan sống một cuộc sống khổ hạnh, không phô trương, không giả dối. Trung thực trong sứ vụ nên Gioan chẳng nể vì kiêng cữ ai. Những luật sĩ thông thái phái Pharisiêu, những bậc vị vọng có nhiều ảnh hưởng lớn trong xã hội thuộc phái Sađucêô, những thầy cả tư tế đạo cao chức trọng, tất cả đều bị Gioan cảnh cáo nặng lời. Gioan gọi họ là loài “rắn độc” (Mt 3,7). Ngay cả vua Hêrôđê, Gioan cũng thẳng thắn cảnh cáo vì vua muốn chiếm vợ của anh mình (Mt 14, 3-12). Vua Hêrôđê vẫn nể sợ Gioan vì biết ông là người công chính, thánh thiện (Mc 6,20). Chính vì trung thực trong sứ mạng ngôn sứ mà Gioan phải trả giá bằng ngục tù và bị chém đầu. Nhưng sự trung thực ấy đã làm sáng lên cuộc đời chứng nhân. Ánh sáng trung thực khiến cho lời chứng của Gioan càng có sức thuyết phục.

Thánh Gioan đã làm chứng nhân ánh sáng trung thực nên ngài đã sống một cuộc đời thật đẹp và đã chết hào hùng.

  1. Thánh Gioan sống rất đẹp

Gioan sống đẹp vì dám từ bỏ đời sống dễ dãi tiện nghi của gia đình và xã hội, rút vào trong sa mạc hoang vắng để sống gắn bó với Thiên Chúa, lắng nghe và thực hiện ý Ngài.

Gioan sống đẹp khi có được một số môn đệ theo mình, nhưng ngài cũng không ngần ngại giới thiệu Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa cho họ (Ga 1,36) để họ trở thành môn đệ Chúa Giêsu, một bậc Thầy cao cả hơn.

Gioan sống đẹp khi ngài thu phục được đám đông, được dân chúng ngưỡng mộ, họ xem ngài như một tiên tri cao cả, nhưng Gioan lại chỉ cho họ biết có Đấng cao cả hơn đang đến, Đấng mà ngài không đáng cởi quai dép cho Người (Ga 1,27) để cho dân chúng thôi ngưỡng mộ mình mà quay sang ngưỡng mộ Chúa Giêsu.

Gioan sống đẹp khi chủ trương rằng: “Chúa Giêsu phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi”(Ga 3,30)

  1. Thánh Gioan chết cũng rất đẹp, rất hào hùng.

Là một ngôn sứ trong một đất nước đang thời nhiễu nhương,bị đế quốc Roma cai trị hà khắc, nhiều phe nhóm trong dân nổi loạn, dân chúng lầm than. Gioan mang nặng những ưu tư, những trăn trở yêu nước thương dân.

Vua Hêrôđê, một hôn quân bạo chúa, sống loạn luân. Lương tâm ngôn sứ thúc đẩy, Gioan lên tiếng can ngăn và tố cáo những hành vi sai trái của nhà vua, kêu gọi vua trở về nẻo chính đường ngay.Vì thế, Gioan đã bị vua chém đầu. Cái đầu vị ngôn sứ đổi bằng bữa tiệc và điệu múa vũ nữ. Hêrôđê tàn bạo, Hêrôđiađê lăng loàn và thủ đoạn. Cái chết của Gioan cao đẹp và hào hùng vô cùng.

Trước mặt người đời, Gioan là kẻ thất bại. Sứ mạng của ngài không hoàn thành,bị những kẻ gian ác ghen ghét hãm hại, cuối cùng chịu chết chém trong tù. Ngôn sứ, chứng nhân của sự thật thời nào cũng phải trả giá. Điều quan trọng trước mặt Thiên Chúa chẳng phải là danh giá hay thành tích mà là thái độ sống.Thái độ sống của Gioan là bất khuất trước bạo lực, dám nói sự thật bảo vệ công lý, cho dù sự thật đó dẫn đến tù đày và cái chết.

Người theo Ðạo Hồi giáo Islam sùng kính Thánh Gioan Tiền Hô ở giáo đường bên Syria. Theo sự tin tưởng và tương truyền, trong ngôi đền thờ Hồi giáo Omajjden bên Syria có nấm mộ chôn đầu bị chém của Thánh Gioan Tiền Hô. Người Hồi giáo Syria gọi thánh nhân bằng tên Yaya Ben Zakariyah. Năm 2001, Thánh Gioan Phaolô II đã đến hành hương kính viếng cầu nguyện trước ngôi mộ Thánh nhân tại ngôi đền thờ này với mọi người Hồi giáo tại đó. Một vị Thánh sống tôn trọng và rao giảng sự trung thực, sự ăn năn sám hối. Từ đó cho tới nay, người Hồi giáo vẫn luôn luôn sùng kính mộ mến thủ cấp của vị ngôn sứ chứng nhân sự thật.

  1. Theo gương Thánh Gioan, sống chứng nhân trung thực

Nói sự thật có thể bất lợi cho mình hoặc cho người khác. Gioan đã dám nói sự thật, dù phải chết. Gioan không sợ quyền lực, không hùa theo kẻ có quyền lực. Trước điều sai trái, ngài không im lặng để được an toàn bản thân, để được xã hội ưu đãi. Gioan lên tiếng làm chứng cho lẽ phải, ngài không thể nói ngược lại lương tâm mình. Không thể nói điều sai trái là đúng, hay nói điều đúng là sai trái.

Có lẽ chưa bao giờ người dân Việt Nam lại ngao ngán trước những tiêu cực, tệ nạn, bất công, gian dối đầy dẫy trong xã hội như ngày hôm nay. Người dân phải chấp nhận sống chung với gian dối, tiêu cực, tệ nạn như người miền Tây, miền Trung được khuyên tập sống chung với lũ vậy.Ông Trần Quốc Thuận, văn phòng Quốc Hội Việt Nam tuyên bố: “Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày nên thành thói quen. Thói quen đó lập lại nhiều lần thành ‘đạo đức’, mà cái ‘đạo đức’ đó là mất đạo đức.”. Gian dối trở thành tập quán xã hội, một bản tính thứ hai, một nền “đạo đức” của con người, như vậy thì tương lai của dân tộc Việt Nam sẽ đi về đâu?

Giáo sư Hoàng Tụy nhận định: Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng, đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc… Trung thực thế nào được khi mà người ta hàng ngày phải sống trong một môi trường giả dối mà minh chứng rõ nhất là tiền lương công chức. Chẳng ai sống nổi bằng lương nhưng rồi ai cũng sống đàng hoàng, dư giả. (x.Báo Khuyến học & Dân trí, Thứ sáu, 28/11/2008).

Lm Nguyễn Hồng Giáo nhận định: Xã hội ta thì xưa nay đã quá quen với việc làm dối, nói dối, báo cáo láo đến nỗi dường như không còn coi đó là một điều xấu nữa. Chúng ta còn nhớ một khẩu hiệu được tung ra thời đầu đổi mới là “Nói thẳng, nói thật”. Có chủ trương như thế là vì có tình trạng quanh co, gian dối. Một bài thơ châm biếm đăng trên Sài Gòn Giải phóng ngày 18. 5. 1990 có nhan đề đáng để ý.

Thôi xài chữ giả
Chữ nghĩa du di chả mấy hồi
Đói không nói đói, “thiếu ăn” thôi!
Học hành “hạn chế”: y chang dốt
Báo cáo “tuy nhiên”: ắt hẳn… tồi.
“Vượt mức chỉ tiêu”? Nên bớt nửa,
“Có phần sơ sót”? Hãy nhân đôi…
Mực đen gấy trắng đòi trung thực
Chữ giả xài lâu hỏng lắm rồi.
(Long Vân)

Các nhà nghiên cứu đã phân tích và nêu lên nhiều nguyên nhân của tình trạng thiếu trung thực tràn lan. Nhưng tôi thiển nghĩ rằng, ta còn có thể nghĩ tới một nguyên nhân sâu xa mà hình như chưa ai đề cập tới cách thẳng thắn. Đó là liệu tình trạng này có liên quan cách nào đó chăng tới nhân sinh quan chính thức của xã hội ta hay ít nhất là tới một cách làm, cách nghĩ lâu đời đã ăn quá sâu vào trong tâm thức của giới cầm quyền và nhân dân? Tôi không dám khẳng định mà chỉ nêu câu hỏi như một “giả thuyết làm việc”, như người ta quen nói trong phạm vi nghiên cứu khoa học (hypothèse de travail)… Tôi thiển nghĩ, muốn cải tổ giáo dục theo chiều hướng trung thực, cần phải có một sự cải tổ sâu hơn về não trạng và về quan niệm đạo đức, tựu trung là về nhân sinh quan. (x. Giả dối lan tràn, tại sao? Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM).

Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa Trung Tín (1 Tx 5,24). Ngài là “đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Ngài đã tin tưởng và gọi chúng ta là môn đệ của Ngài (Mt 25,22), và trao cho chúng ta những trách nhiệm lớn (Mt 25,21; Mt 28,19). Vì thế, chúng ta phải là chứng nhân trung thực của sự thật và trung tín giữa một xã hội mà sự gian dối đã trở thành “đạo đức”.

Thiết nghĩ, bài học về lòng trung thực phải là bài học đầu đời cho các bộ óc trẻ trung đang còn trong trắng tuổi học sinh.

Theo gương Thánh Gioan chứng nhân ánh sáng trung thực, với tư cách ngôn sứ, chúng ta cần sống chứng nhân cho chân lý và tình yêu. Sống chân chính ngay thẳng theo lương tâm Kitô giáo, chúng ta góp phần mở đường dọn lối cho Chúa đến.

Về mục lục

.

TIẾNG VẠC KÊU SƯƠNG

Loài Vạc (Nycticorax), có người gọi là Hạc, là động vật có cánh, một loài chim thuộc họ Diệc, kiếm ăn ban đêm và có tiếng kêu buồn thảm. Tiếng Vạc kêu sương (*) nghe buồn thảm vì là tiếng lòng của kẻ lẻ bạn, đơn độc, một mình bay đi kiếm ăn ban đêm nhưng lòng vẫn thương nhớ khôn nguôi về người bạn tình phương xa. Não nề lắm! Tiếng Vạc kêu trong đêm vắng, kêu trong làn sương lạnh lùng, sao lại không buồn?

Cố NS Trịnh Công Sơn đã ví mình “Như Cánh Vạc Bay” với niềm trăn trở: “Nơi em v ngày vui không em, nơi em v tri xanh không em? Ta nghe tng git l, rt xung thành h nước long lanh. Mình buồn thì buồn nhưng vẫn mong cho người hưởng trọn niềm vui. Cao thượng lắm!

Tương tự, ngày xưa Thánh Gioan Tẩy Giả cũng đã ví mình là “Tiếng Kêu Trong Sa Mạc”. Cũng buồn. Cũng lạc loài. Nhưng nỗi buồn của Ngôn sứ này không ảo não như “tiếng kêu” của đời thường. Vâng, có lẽ vì vậy mà Chúa Nhật III Mùa Vọng có màu Tím nhưng mang sắc Hồng, bâng khuâng mong chờ nhưng vẫn hân hoan hy vọng – gọi là Chúa Nhật Vui (Gaudete Sundae), còn Mùa Chay có Chúa Nhật IV là Chúa Nhật Mừng (Laetare Sundae).

Thiết tưởng cũng nên biết rằng Vòng Nến Mùa Vọng (Adventkranz) bắt đầu xuất hiện cách nay khoảng 150 năm, do sáng kiến của mục sư Tin Lành Johann Heinrich Wichern ở Hamburg (Đức).

Bốn ngọn nến tượng trưng cho [1] Hòa Bình, [2] Niềm Tin, [3] Tình Yêu, và [4] Hy Vọng. Thế giới hiếm khi không có chiến tranh, giữa người với người cũng vẫn thiếu sự hòa thuận, dù là những người trong cùng một gia đình. Ngọn nến Hòa Bình cứ mờ dần, chỉ còn leo lét, rồi… tắt. Cũng vậy, thế giới ngày nay đang mất dần niềm tin, coi niềm tin tôn giáo là xa xỉ phẩm, thậm chí còn bị phỉ báng hoặc bị bách hại. Ngọn nến Niềm Tin cứ tắt dần, tỏa ra làn khói trắng luyến tiếc. Tương tự, người ta cũng không cần ngọn nến Tình Yêu nên không muốn thắp sáng ngọn nến này nữa. Những người thân ruột thịt với nhau mà còn thổi tắt ngọn nến này thì nó làm sao tỏa sáng? Ba ngọn nến kia tắt hết, chỉ còn ngọn nến Hy Vọng vẫn sáng, dù ánh sáng yếu ớt, le lói…!

Ít ra cũng còn ngọn nến Hy Vọng. Cuộc sống này luôn cần ngọn nến này, dù các ngọn nến Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu đã tắt. Tại sao? Ngọn nến cần thiết vì chính ngọn nến Hy Vọng (đức Cậy) sẽ đủ sức thắp sáng ba ngọn nến kia. Vâng đó cũng là triết lý sống của Mùa Vọng, mùa đợi trông Đấng Cứu Thế. Hãy cố gắng ghi nhớ và thực hành theo lời khuyên của Thánh LM Don Bosco: “Càng khn khó thì càng phi tin cy vào Thiên Chúa.

Ai biết tin cậy vào Ngài là biết hạ mình, tự nhận mình bé nhỏ, chắc chắn Ngài sẽ xót thương và cứu vớt. Ngôn sứ Isaia nói: “Thn khí ca Đc Chúa là Chúa Thượng ng trên tôi, vì Đc Chúa đã xc du tn phong tôi, sai đi báo tin mng cho k nghèo hèn, băng bó nhng tm lòng tan nát, công b lnh ân xá cho k b giam cm, ngày phóng thích cho nhng tù nhân, công b mt năm hng ân ca Đc Chúa, mt ngày báo phc ca Thiên Chúa chúng ta (Is 61:1-2). Công lý rất cần được tôn trọng, vì có công lý thì mới có hòa bình đích thực. Và rồi thế cờ hoàn toàn đảo ngược.

Niềm vui nối tiếp nỗi mừng, tăng vọt bất ngờ khi có Thiên Chúa. Ngôn sứ Isaia cho biết: “Tôi mng r muôn phn nh Đc Chúa, nh Thiên Chúa tôi th, tôi hn h biết bao! Vì Người mc cho tôi hng ân cu đ, choàng cho tôi đc chính trc công minh, như chú r chnh t khăn áo, ta cô dâu lng ly đim trang. Như đt đai làm đâm chi ny lc, như vườn tược cho n ht sinh mm, Đc Chúa là Chúa Thượng cũng s làm tr hoa công chính, làm tri vang li ca ngi trước mt muôn dân (Is 61:10-11). Không trang phục nào quý giá bằng chiếc áo Hồng-Ân-Cứu-Độ và áo choàng Chính-Trực-Công-Minh.

Đức Maria là một thôn nữ đơn nghèo, là một nữ tỳ khiêm hạ, nhưng lại trở nên một con người vĩ đại nhất. sau khi Bà Chị Êlidabét chúc mừng Cô Em Maria được làm Mẹ Thiên Chúa, Thôn Nữ Maria đã không thể trì hoãn cái sự sung sướng hạnh phúc thánh đức đó, nên đã đã thốt lên bài Magnificat: “Linh hn tôi ngi khen Đc Chúa, thn trí tôi hn h vui mng vì Thiên Chúa, Đng cu đ tôi. Phn n t hèn mn, Người đoái thương nhìn ti; t nay, hết mi đi s khen tôi dim phúc. Đng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điu cao c, danh Người tht chí thánh chí tôn! Đi n ti đi kia, Chúa hng thương xót nhng ai kính s Người (Lc 1:46-50).

Thiên Chúa chí minh luôn bảo vệ công lý, và Ngài cũng luôn có cách hành động khác hẳn so với phàm nhân: “K đói nghèo, Chúa ban ca đy dư, người giàu có, li đui v tay trng (Lc 1:53). Tuyệt vời quá, từ bi quá!

Cuộc đời chúng ta là Mùa Vọng kéo dài, không ai biết mình đang ở “tuần” thứ mấy của Mùa-Vọng-Cuộc-Đời, nhưng có lúc chúng ta cảm thấy vui mừng như tâm tình của Chúa Nhật hôm nay, vui mừng vì chúng ta sắp về đích. Thánh Phaolô khuyên: “Anh em hãy vui mng luôn mãicu nguyn không ngng. Hãy t ơn trong mi hoàn cnh. Anh em hãy làm như vy, đó là điu Thiên Chúa mun trong Đc Kitô Giêsu. Anh em đng dp tt Thn Khí. Ch khinh thường ơn nói tiên tri. Hãy cân nhc mi s: điu gì tt thì gi, còn điu xu dưới bt c hình thc nào thì lánh cho xa (1 Tx 5:16-22).

Được vậy thì sẽ được Thiên Chúa chúc lành như ước mong của Thánh Phaolô: “Nguyn chính Thiên Chúa là ngun mch bình an, thánh hoá toàn din con người anh em, đ thn trí, tâm hn và thân xác anh em, được gìn gi vn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đc Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đng kêu gi anh em là Đng trung thành: Người s thc hin điu đó” (1 Tx 5:23-24). Ước gì chúng ta xứng đáng lãnh nhận ơn phúc như vậy!

Mùa Vọng là mùa mong đợi, bao hàm ý nghĩa “đến” của Chúa Giêsu – Adventus. Trước khi Chúa Giêsu đến, có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến làm chng v ánh sáng để mọi người nhờ ông mà tin. Tin Mừng hôm nay nói tới “Lời Chứng” của ông Gioan (Ga 1:6-8,19-28; tương đương ở Mt 3:1-12; Mc 1:1-8; Lc 3:1-18).

Khi người Do-thái từ Giêrusalem cử một số tư tế và mấy thầy Lêvi đến hỏi xem ông là ai. Ông tuyên bố thẳng thắn và nói ngay: “Tôi không phi là Đng Kitô”. Nhưng họ không tin, và họ lại hỏi ông như thế là thế nào, có phải Gioan là Êlia không. Ngớ ngẩn hết sức. Gioan mà sao lại là Êlia? Ông Gioan một mức xác nhận là “không phải”. Họ lại hỏi ông có phải là vị ngôn sứ hay không. Ông dứt khoát là “không”. Họ cứ lải nhải hỏi mãi, dai nhách như đỉa đói, vì họ có nhiệm vụ đi dò la tin tức để về báo cáo với cấp trên. Động thái của những người có ác ý đó nhắc nhở chúng ta về động thái cố chấp, thấy nhãn tiền mà vẫn không muốn tin. Hãy coi chừng: Không tin thì nh ti hơn không mun tin!

Họ nài ép ông Gioan nói về chính mình, ông không hề ấp úng: “Tôi là tiếng người hô trong hoang đa: Hãy sa đường cho thng đ Đc Chúa đi, như ngôn s Isaia đã nói. Hôm đó, trong số họ có mấy người thuộc phái Pharisêu, những kẻ chuyên “thọc gậy bánh xe”. Họ đặt vấn đề với ông Gioan rằng nếu ông không phải là Đấng Kitô, không phải là ông Êlia hay vị ngôn sứ thì sao lại làm phép rửa. Ông Gioan lắc đầu vì chán cái đầu bã đậu của tụi này, rồi ông cười: “Tôi đây làm phép ra trong nước. Nhưng có mt v đang gia các ông mà các ông không biết. Người s đến sau tôi và tôi không đáng ci quai dép cho Người. Một ngôn sứ lớn, “nhịp cầu” nối Cựu Ước và Tân Ước, nhưng lại khiêm nhường quá. Điều này gợi nhớ câu nói khác của Thánh “trưởng lão” Gioan: “Người phi ni bt lên, còn thy phi lu m đi (Ga 3:30). Câu này chỉ có Tin Mừng theo Thánh Gioan ghi lại, còn các Phúc Âm nhất lãm không ghi. Câu này quen “thu gọn” cho dễ nhớ: “Người phi ln lên, tôi phi nh li.

Kinh Thánh cho biết địa điểm đã xảy ra vụ này ở tại Bêtania, bên kia sông Giođan, chính nơi ông Gioan đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu. Thảo nào bè lũ Pharisêu và Sađốc quỷ quyệt thật, muốn “gài bẫy” người khác ngay nơi xảy ra sự việc. Chúng ta cũng có những lần đã từng ma mãnh như vậy vì muốn “hạ gục” người khác đấy. Tuy nhiên, mọi chứng cớ gian xảo đều không thể nào “bóp méo” sự thật!

Ly Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết thu nh trước người khác, chp nhn là cánh vc kêu sương vì Danh Đc Giêsu Kitô, vì s thin, vì công lý, vì s tht, vì li ích ca tha nhân. Chúng con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu Kitô, Đng cu đ chúng con. Amen.

—————

(*) Đin  tích: Thôi H là danh sĩ đi Trung Ðường, din mo khôi ngô, thích làm bn vi sách v. Trên đường lên kinh ng thí gia tiết Thanh Minh, mi người đang vui hi Ðp Thanh (gim lên bãi c xanh). Khi đi ngang qua vườn hoa đào tuyt đp, chàng dng li ngm và xin nước ung, mt m nhân duyên dáng ra m ca. Nàng mi trà, chàng đón nhn. Ðôi tay vô tình chm nhau, nàng thn thùng cúi mt, má ng hng, chàng cũng bi hi, ngượng nghu. Gp nhau không lâu nhưng c hai thy tâm đu ý hp, quyến luyến nhau. Thôi H phi đi vì công danh s nghip, Phng Trinh đng dưới gc đào ngơ ngn nhìn theo…

Năm sau, vào ngày hi du xuân, chàng nho sinh nh người con gái đã khiến chàng dt bao mng đp. Chàng tìm đến vườn đào đ thăm. Bước vi vã hân hoan ca chàng khng li khi thy ca đóng then cài, cnh cũ còn mà người xưa vng bóng. Chàng bun bã nhìn hoa đào n tươi trong gió xuân mà bùi ngùi nim cô qunh. Chàng th thn đau lòng khi nghĩ nàng đã theo chng. Quá tht vng, chàng tho bn câu thơ trên ca cng, ghi li tâm tư su nh ngm ngùi ca mình.

Chiu đến, nàng cùng cha tr v, cht nhìn lên cng thy bn câu thơ, nét ch tinh xo, ý thơ di dào, nàng xúc đng khi biết rõ tình cm nh mong ca chàng n cha trong đó. Nàng bun bã hi tiếc không v kp đ gp li chàng. Ngày qua ngày nàng ta gc đào tha thiết mong đi và hy vng nho sĩ phong nhã năm xưa tr li. Thi gian c trôi, cánh chim bt gió ct tiếng kêu thm thiết não nùng vì l bn khiến lòng nàng tê tái. C hết hè li thu sang, đông qua ri xuân v, ni nh nhung nung nu khiến l trào khóe mt, bóng chàng vn bin bit. Nàng tuyt vng, b ăn, b ng, thân xác tiu ty, dung nhan võ vàng.

Người cha lo tìm thy gii cha tr cho nàng. Làm gì có thuc tr bnh tương tư! Biết mình kit sc không sng được, nàng đành thut li tâm s ca mình cho cha nghe và xin cha tha ti bt hiếu. Người cha xúc đng thương cho phn bc ca con gái. Nhìn con nm lm trên giường bnh ch đi t thn, ông nóng lòng đng ngi không yên. Ông nghĩ đến chàng thư sinh, ch có người y mi có th cu sng con gái. Va ra khi cng, ông găp ngay mt chàng thư sinh tun tú. Thy ông già đi như chy, chàng vi thăm hi. Ông k l s tình…

Nhn ra nhau, hai người vi chy vào nhà, nhưng cũng là lúc Phng Trinh trút hơi th cui cùng. Chàng xúc đng qu xung, cm tay nàng, úp mt vào mt nàng va khóc nc n va kêu tên nàng thm thiết. Tiếng kêu bi thương như lay hn nàng thc tnh, và nhng git nước mt nóng hi ca tình yêu nh xung mt nàng khiến nàng hi sinh. Nàng m mt nhìn chàng và n mt n cười sung sướng. Ðào Bch Phng bng lòng cho Phng Trinh và Thôi H nên duyên cm st.

Về mục lục

.

GAUDETE! MỪNG VUI LÊN

Chắc chắn, một trong những điều làm cho chúng ta chú ý nhiều nhất trong Thánh Lễ hôm nay, Chúa Nhật III mùa vọng, chính là màu hồng. Bởi vì trong năm Phụng Vụ, màu hồng chỉ được sử dụng hai lần, không kể Thánh Lễ Hôn Phối (Chúa Nhật III Mùa Vọng và Chúa Nhật IV Mùa Chay).

Luật Phụng Vụ không buộc dùng màu hồng trong hai Thánh Lễ này, nhưng vì chỉ có hai lần một năm, nên chúng ta không thể bỏ qua ! Vậy đâu là ý nghĩa của mầu hồng trong Phụng Vụ Thánh Lễ hôm nay ?

1. Màu hồng diễn tả niềm vui Chúa đã đến

Mầu hồng mà Giáo Hội cho phép chúng ta dùng trong Thánh Lễ hôm nay có một lí do rất thuyết phục, đó là để diễn tả niềm vui mà Chúa muốn gieo vào lòng chúng ta, nơi nhóm, gia đình và xứ đạo của chúng ta, qua Lời của Ngài :

– Thật vậy, trong bài đọc một, ngôn sứ Isaia loan báo niềm vui của Đấng Cứu Thế sẽ đến : “Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ ĐỨC CHÚA, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao!
Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn áo, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang!” (Is 61, 10) Trong những lời này, có hình ảnh cô dâu-chú rể, là hình ảnh tiêu biểu nhất của tình yêu, niềm vui và sự sống ; và mầu hồng là biểu tượng của những điều này.

– Câu đáp ca là lời nguyện của Đức Maria : “linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi”.

– Trong bài đọc 2, thánh Phao-lô mời gọi các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca : “Thưa anh em, anh em hãy vui mừng luôn mãi !”

– Và trong bài Tin Mừng : tuy thánh sử Gioan không nói ra, chúng ta có thể cảm được niềm vui của ông Gioan Tẩy Giả, khi ông nói về mình một cách thẳng thắn, công khai và xác tín ; và niềm vui khi ông nói về Đấng sẽ đến sau ông một cách khiêm tốn và chắc chắn với lòng kính mến.

Chính vì thế, Phụng vụ của Giáo Hội gọi Chúa Nhật III Mùa Vọng là “Chúa Nhật Gaudete”, tiếng Latinh có nghĩa là “Anh chị em hãy vui lên !”. Màu hồng của chúng ta hôm nay diễn tả chính xác niềm vui này. Và để diễn tả niềm vui Chúa ban cho chúng ta, cho dù màu hồng chỉ thích hợp với phụ nữ thôi, nhưng linh mục chủ tế cứ phải “hi sinh” mang vào người !

Lí do của niềm vui, chính là vì Đức Kitô đã đến. Điều mà ngôn sứ Isaia và thánh Gioan loan báo đã xảy ra rồi và xảy ra cho chúng ta hôm nay (x. Is 61, 10-11 ; Ga 1, 26-27), vì thế chúng ta được mời gọi vui lên. Mùa Vọng là thời gian của mong chờ :  mong chờ trong canh thức (CN I), mong chờ trong hoán cải (CN II), nhưng cũng mong chờ trong niềm vui (CN III), vì Chúa đã đến rồi, vì Chúa vẫn đến mỗi ngày, và sẽ lại đến một cách dứt khoát để đáp lại khao khát trời mới đất mới của chúng ta, đáp lại ước ao sự sống và tình yêu viên mãn của chúng ta.

Biến cố Đức Kitô đã đến mà chúng ta sắp kỉ niệm, phải là niềm vui của chúng ta, không chỉ vào dịp Lễ Giáng Sinh, nhưng là niềm vui mỗi ngày. Bởi lẽ, nếu Ngài chưa đến, chúng ta sẽ không có Giáo Hội, không có Thánh Lễ hằng ngày, không có ơn gọi Ki-tô hữu, không có ơn gọi dâng hiến, không được sống bên nhau vì lòng Mến Đức Kitô, không có Đức Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, không được là chị em, là anh em, là anh chị em của nhau vì có cùng một Cha một Thầy, không biết Thiên Chúa yêu chúng ta như thế nào, không biết ý nghĩa của cuộc đời, của đau khổ, của bệnh tật, của tuổi già, của cái chết, không biết đường đi, không có niềm hi vọng… Chính vì thế mà, trong bài đọc hai, trích thư thứ nhất gởi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca, thánh Phaolô mời gọi chúng ta :

Thưa anh em, anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu. (1 Tx 5, 16-18)

2. Màu hồng diễn tả niềm vui Chúa sẽ lại đến

Mầu hồng của Thánh Lễ hôm nay còn diễn tả niềm vui Chúa sẽ lại đến. Khi chúng ta mong chờ ai đó, và người ta chắc chắc sẽ đến, chúng ta sẽ mong chờ trong háo hức và trong niềm vui ; và niềm vui này rất lạ, như ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm.

Và Đức Kitô mà chúng ta trông chờ, chắc chắc sẽ đến, như chính Ngài đã nói cho chúng ta rằng, dù trời đất qua đi, Lời của Người sẽ không qua đi ; Chúa chắc chắc sẽ lại đến, như mùa hè chắc chắc sẽ đến khi cây vả đâm chồi, hay khi cây phượng nở hoa ; Chúa chắc chắc sẽ trở lại, như Người Chủ đi xa trở về.

Và bởi vì, Ngài là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta, Ngài là Đấng mà chúng ta bỏ hết tất cả, bỏ cả cuộc đời rất quí giá để đi theo Người trong đời sống hôn nhân hay trong đời sống dâng hiến, chúng ta được mời gọi mong chờ Ngài trong niềm vui. Và chắc chắn Đức Kitô sẽ đến để làm cho niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn.

Mầu hồng diễn tả cuộc gặp gỡ của chúng ta với Đức Kitô trong tương lai, và cả cuộc gặp gỡ giữa chúng ta trong tương lai nữa. Vì thế, có thể nói tương lai của chúng ta có màu hồng !

3. Mầu hồng diễn tả TÌNH YÊU

Ngoài ra, mầu hồng của Thánh Lễ hôm nay còn diễn tả cho chúng ta “Tình Yêu”. Điều này quá hiển nhiên, vì ai trong chúng ta cũng biết rằng, màu hồng là mầu của tình yêu.

Mầu hồng diễn tả tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta một cách nhưng không trong Đức Kitô (x. Rm 8, 35-39); mầu hồng diễn tả tình yêu của chúng ta dành cho Đức Kitô; và màu hồng diễn tả tình yêu chúng ta dành cho nhau. Tại sao lại là tình yêu, bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4, 8). Và như thế, mầu hồng còn diễn tả chính Thiên Chúa.

*  *  *

Và sau cùng, mầu hồng trong thực tế, còn dính dáng đến hoa hồng, dù hoa hồng có những màu khác nhau. Thực vậy, nguồn gốc của màu hồng mà Giáo Hội cho chúng ta dùng trong Thánh Lễ Chúa Nhật III Mùa Vọng, đó là vì ngày này trong Truyền Thống, Đức Thánh Cha chúc lành cho những bó hoa hồng trước khi gởi đi tặng các bậc vị vọng và vua chúa để mừng lễ Giáng Sinh.

Mà hoa hồng thì luôn có gai, vì thế hoa hồng cũng được coi là biểu tượng của tình yêu, vì yêu là đau khổ: thánh Gioan tẩy giả đã chịu đau khổ và đau khổ đến hi sinh mạng sống khi yêu mến và loan báo Đức Kitô (bài Tin Mừng hôm qua); chúng ta cũng vậy, vì yêu mến Đức Kitô, chúng ta cũng chịu đau khổ:

– đau khổ vì phải đảm nhận thử thách của thân phận và của số phận con người;

– đau khổ vì những lựa chọn không theo những ngẫu tượng, hay những giá trị chóng qua, nhưng theo Đức Ki-tô và Tin Mừng của Người mỗi ngày và suốt đời;

– đau khổ vì chúng ta được mời gọi mang vác đau khổ của nhau, như chính Đức Ki-tô đã mang lấy mọi bệnh hoạn tật nguyền của mỗi người chúng ta.

– và chúng ta cũng đau khổ, vì cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại, giới hạn, yếu đuối để yêu mến nhau.

“Yêu là đau khổ”; và không thể nào khác được, vì chính Thiên Chúa cũng đau khổ nơi Thập Giá Đức Kitô, vì yêu chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta được mời gọi yêu luôn cả đau khổ, vì đau khổ thuộc về Đấng chúng ta yêu mến, là cách Ngài yêu mến chúng ta đến cùng, là đường đi của Đấng chúng ta yêu mến, là con đường của hạt lúa mì, là mầu nhiệm mang lại niềm vui và sự sống viên mãn.

Về mục lục

.