CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN_A

81

CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN – A

Lời Chúa: Is. 55, 6-9; Pl. 1, 20c-24.27a; Mt. 20, 1-16a

 

Mục lục

1.  Đón nhận lòng xót thương – thực thi lòng nhân hậu (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên)

2.  Phần thưởng  (Lm. Jos DĐH. Gp. Xuân Lộc)

3. Vui với người vui  (Lm. Jos Tạ Duy Tuyền)

4. Tốt bụng và ghen tức  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí. Gp. Xuân Lộc)

5. Lao động đức tin  (Trầm Thiên Thu)

6. Lý lẽ của trái tim  (TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)

7. Lòng tốt của Thiên Chúa   (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

8. Ca tụng hay kêu trách  (Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc, SJ).

 

 


ĐÓN NHẬN LÒNG XÓT THƯƠNG – THỰC THI LÒNG NHÂN HẬU

 “Nước Trời giống như….”.Chúa Giêsu thường dùng công thức này để giảng về Nước Trời. Đây là một hình thức so sánh, dùng những hình ảnh cụ thể trong đời thường để hướng người nghe tới một thực tại cao siêu ngoài khả năng hiểu biết của con người. Bài Tin Mừng của Chúa nhật này nằm trong ngữ cảnh những bài giảng về Nước Trời. Có thể những thính giả đang nghe Chúa giảng về Nước Trời đặt ra những câu hỏi: Nước Trời là gì, tôi có được vào Nước Trời không? Tôi hèn kém thế này, làm sao vào được Nước Trời? Tôi đã đến tuổi xế chiều, gần đất xa trời rồi, làm sao còn gia nhập Giáo Hội được? Câu chuyện ông chủ vườn nho đi thuê thợ được vận dụng như câu trả lời cho các vấn nạn đó: Thưa Quý Vị, Quý Vị đừng lo, hết thảy mọi người đều có thể vào Nước Trời, vì Thiên Chúa bao dung nhân hậu. Ngài không khước từ những ai thành tâm tìm kiếm Ngài.

Chân dung ông Chủ vườn được diễn tả một cách khác thường. Chẳng có chủ vườn nào lại đi thuê người làm vào giờ thứ mười một, tức là khoảng 5 giờ chiều. Ông chủ này cũng khác lạ ở chỗ, ông chẳng hỏi xem những người ông định thuê có biết hái nho hoặc có đủ sức khỏe để làm công việc ông đang cần hay không. Việc trả lương cũng “không giống ai”: những người làm việc từ đầu giờ cũng như cuối giờ đều được trả lương như nhau. Vì thế, những người thợ làm từ đầu giờ đã cằn nhằn trước thái độ của ông. Đức Giêsu muốn diễn tả hình ảnh của Chúa Cha qua nhân vật chủ vườn. Thiên Chúa không hành động nhỏ nhen như con người, bởi lẽ “tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải đường lối của Ta” (Bài đọc I).

Thiên Chúa là chủ vũ trụ. Ngài dựng nên mọi sự và trao cho con người thay Ngài làm chủ vạn vật. Như thế, bất kỳ ai sống trên trần gian, bằng cách này hay cách khác, cũng thuộc về Chúa. Họ được mời gọi gia nhập Giáo Hội mà Chúa Giêsu thiết lập, cũng gọi là gia nhập “cộng đoàn các thánh”, hay Hội Thánh. Giáo Hội là vườn nho của Chúa, cũng là hình ảnh Nước Trời trong tương lai. Không ai bị loại trừ khỏi Nước Trời vì lý do nghèo nàn, thất học hay vì khác biệt ngôn ngữ chủng tộc. Chỉ những người nào không có thiện chí đáp lại lời mời gọi của vị “chủ vườn” thì mới không được vào Nước Trời. Nước Trời là lời đề nghị của Chúa, cộng với sự hợp tác tự do của con người. Dụ ngôn thợ làm vườn nho như một câu trả lời cho những vấn nạn trên kia mà nhiều người thường đặt ra.

Nếu Thiên Chúa rất bao dung rộng rãi, thì con người lại quá nhỏ nhen hẹp hòi. Thái độ của mấy người thợ được thuê từ đầu ngày đã phản ánh điều đó. Một điều mỉa mai và hài hước là họ phân bì và ghen tương với mấy người được nhận vào cuối giờ chiều. Thực ra là họ ghen với ông chủ vườn. Họ ghét ông vì ông tốt quá. Họ ghen tương một cách vô lý, bởi vì việc ông chủ trả cho những người làm sau nhiều hay ít đâu có ảnh hưởng đến đồng lương của họ. Trong cuộc sống, người ta hay gọi kiểu ghen này là “ghen ngược”. Đây cũng là thái độ của người con cả trong dụ ngôn người cha nhân hậu mà Thánh Luca đã ghi lại trong Tin Mừng của ngài ở chương 15. Người con cả ghen với đứa em hoang đàng trở về. Vì ghen với người em, anh ghét luôn cả cha, trong khi người cha không làm điều gì phương hại đến tài sản và danh dự của anh. Điều đáng lưu ý đây cũng là thái độ của nhiều người chúng ta trong cách đối xử với anh chị em trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều khi chúng ta khó chịu hay buồn vì thấy người khác được những điều may mắn. Có lúc chúng ta muốn thay quyền Chúa để xét xử một hành vi hay một lời nói của những người xung quanh. “Hay vì thấy tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ghen tức?”. Câu hỏi của ông chủ vườn nho đáng để chúng ta suy nghĩ và xét mình.

Tái khám phá lòng nhân hậu bao dung của Thiên Chúa, đồng thời mong muốn những điều tốt lành đến với anh chị em mình, đó là sứ điệp mà Lời Chúa muốn thông truyền cho chúng ta hôm nay. Khi xác tín điều đó, chúng ta sẽ sống trong sự an vui và tín thác nơi Chúa. Những lo toan bận tâm thường ngày không cản trở chúng ta tìm kiếm Nước Trời. “Chỉ có một điều là anh em phải ăn ở làm sao cho xứng với Tin Mừng của Đức Kitô” – Thánh Phaolô khuyên chúng ta như vậy. Đối với thánh nhân, sự sống hay sự chết chẳng là một điều bận tâm, vì đối với những ai yêu mến Chúa thực sự thì họ chắc chắn được lãnh nhận phần thưởng Nước Trời. Lòng mến Chúa yêu người sẽ thôi thúc chúng ta thực hiện những gì Chúa muốn: “Kẻ gan ác, hãy bỏ đường lối mình đang theo. Người bất lương, hãy bỏ tư tưởng mình đang có mà trở về với Đức Chúa – và Người sẽ xót thương” (Bài đọc I).

Bạn và tôi, chúng ta đang được mời vào làm việc trong vườn nho của Chúa. Chúng ta có sẵn sàng đáp lại lời mời gọi ấy không?

Về mục lục

 

PHẦN THƯỞNG

Khuynh hướng tự nhiên khi nói tới phần thưởng, người ta hay nghĩ đến vinh dự dành cho một số vận động viên, một số học sinh ưu tuyển của lớp, của trường, một ít phần tử đã cống hiến công sức cho xã hội đất nước. Được khen thưởng hay được vinh dự cần có để khích lệ, phát triển, nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực. Liên hệ tới phần thưởng, dân gian còn có những câu thành ngữ : áo gấm đi đêm, một miếng giữa làng bằng sàng xó bếp…., đáng để chúng ta suy nghĩ.

Các bậc cha mẹ chẳng bao giờ sai lầm khi động viên con cái bằng lời khen, bằng món quà hoặc kinh nghiệm, mục đích hướng tới là kết quả, là hạnh phúc của con cháu. Con cái có thể lớn lên về thể xác theo qui luật, nhưng người con không thể gọi là đủ tư cách, nếu thiếu tình yêu thương của cha mẹ, của cộng đồng xã hội. Điểm số, giấy khen đâu phải là lý do cha mẹ đưa con mình đến trường lớp; chính khả năng, kiến thức, mới tạo nên sự tự tin bước vào đời của người học trò.

Dụ ngôn “thợ làm vườn nho” quả là thiết thực đối với từng người chúng ta, tấm lòng rộng mở của chủ đối với thợ được gọi làm từ sáng sớm cho đến giờ thứ mười một. Ngoài tiền công mỗi người thợ được hưởng như thỏa thuận, ông chủ còn cho thấy sự công minh, hào phóng giữa chủ và thợ. Người Việt chúng ta có câu tục ngữ “của chồng công vợ” rất hay cho trường hợp thợ làm vườn nho hôm nay. Người được gọi vào làm vườn nho, làm con Chúa từ sớm, hay người tin theo Chúa vào giờ cuối cùng, đều đáng được phần thưởng xứng đáng, vì Chúa yêu thương, muốn cứu độ tất cả nhân loại.

Hướng tới việc nhận lương như thỏa thuận và hy vọng được phần thưởng là mơ ước không viển vông của những ai làm công làm thợ. Tính rõ ràng sòng phẳng cho thấy, người thợ đáng được trả công, nếu làm sai thì phạt, làm tốt thì thưởng. Các bậc cha mẹ, thầy cô, không hề tiếc việc khen thưởng; thì con cái, học trò, cũng nắm vững lý do để được khen thưởng phải ngoan ngoãn, chăm chỉ. Ngôn sứ Isaia khuyên mọi người hãy lo tìm kiếm Chúa khi còn có thể, hãy kêu cầu khi Người còn ở gần. Vì sự khôn ngoan của Chúa và của người đời thật khác nhau, suy nghĩ của con người là trừng phạt và tiêu diệt kẻ xấu; đường lối của Chúa là yêu thương, tha thứ và khen thưởng bao lâu người ta biết sám hối ăn năn. Chỉ những ai đi trong đường lối Chúa, người ấy mới hiểu, mới biết cư xử và sống tốt với bổn phận là con Chúa và là anh chị em với nhau.

Thánh Phaolô thì quan niệm người khôn ngoan là người dám sống vì tình yêu Đức Kitô, dám chết vì Tin mừng mà ta đã lãnh nhận. Đồng ý rằng, đói ăn rau, đau uống thuốc, ở đâu thiếu công bằng, ở đó có đấu tranh; đói cơm bánh hay đói tình thương đều khổ, chỉ khi biết cậy dựa vào Đức Kitô, mới thực là người khôn ngoan. Biết bao người thất nghiệp, là bấy nhiêu người đang cần có việc làm ổn định. Có bao nhiêu người thợ, có bao nhiêu người Kitô hữu, là bấy nhiêu người đang mong thấy được tấm lòng bao dung từ ông chủ.

Chúng ta không lạ lẫm gì với câu thành ngữ : một ngàn tiền công không bằng một đồng tiền thưởng. Cha mẹ sinh con, nuôi dạy con tuy vất vả mà vẫn hạnh phúc, nhưng sự phức tạp, hờn dỗi thường xảy ra khi cha mẹ chia gia tài. Thầy cô giáo vì tận tụy hy sinh hết mình với công việc, vẫn được học trò yêu quí như người cha người mẹ thứ hai của chúng, thế mà có thể mất tình nghĩa, do trò này được khen thưởng trò kia thì không. Những người thợ làm vườn nho trong Tin mừng hôm nay đầy cá tính, xem ra khi được vào làm việc thì ai cũng vui vẻ, chỉ khi trả công và khen thưởng mới có sự phàn nàn về công cán và phần thưởng.

Mang thân phận con người bất toàn, chúng ta còn phải phấn đấu, phải tập luyện nhiều lắm, tiền công hay tiền thưởng, vinh quang hay vinh dự, cũng chỉ là một phần của tình yêu. Giàu hay nghèo, gia tài nhiều hay ít chẳng quan trọng bằng ta có niềm vui và hạnh phúc. Người được gọi vào làm vườn nho từ sớm hay người vào làm việc giờ thứ mười một, cũng có một danh từ chung, gọi là thợ, đều đáng được chủ yêu thương. Người theo Chúa dù là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, cũng là con Chúa; sống trong đại gia đình của Hội Thánh, ai cũng phải chu toàn bổn phận làm vườn nho. Phần thưởng Nước Trời, ơn cứu độ sẽ được ban cho tất cả những ai đi làm vườn nho cách nghiêm túc, thứ bậc, hơn thiệt, không phải là trọng tâm, mà tất cả những người thợ đều cần nhận ra tấm lòng yêu thương của Chúa dành cho chúng ta.

Nếu bây giờ có một cha xứ đứng ở đầu đường kêu gọi đi tới nhà thờ làm việc để lĩnh công, nhiều người sẽ từ chối, vì nghĩ rằng làm việc ở ngoài dễ chịu hơn làm ăn công cho giáo xứ. Nếu cha xứ kêu gọi đi lễ để lãnh thưởng, chắc gì đã có ai tán thành, vì những ai đạo đức thánh thiện chỉ muốn được phần thưởng đời đời, chứ đâu thích phần thưởng của cha xứ. Hy vọng Chúa Giêsu rất tâm lý, Ngài tiếp tục hiện diện kêu gọi mọi người đi làm vườn nho, xây dựng Giáo Hội, và chúng ta sẽ chu toàn bổn phận của một người thợ, người làm công cho ơn gọi Nước Trời, hẳn Chúa cũng vui và mỗi chúng ta cũng đạt tới phần thưởng đời đời. Amen.

 Về mục lục

.

VUI VỚI NGƯỜI VUI

Có một lần người thầy của tôi đã nói: “Nếu ai có tính ghen tỵ là tự   hành hạ và tự đầy đọa chính mình. Nó giống như có một con rắn độc trong tim, nên không bao giờ có thể yên vui để thưởng thức mọi niềm vui và hạnh phúc trên đời”

Đó cũng là nỗi đau của bà dì ghẻ của nàng Bạch Tuyết năm xưa. Bà đã sống trong đau khổ khi cố dùng mọi mưu trí hèn hạ để hại người, nhưng rút cuộc “gậy ông lại đập lưng ông”, chính bà nuốt nỗi khổ đau của sự thất bại suốt đời.

Nhưng đáng tiếc, sự ghen ghét, đố kỵ hầu như có mặt ở mọi nơi. Sự ghen ghét có thể ở trong mọi thành phần, mọi giai cấp. Sự ghen ghét thể hiện rất rõ trong những lần trà dư tửu hậu. Trong các quán café. Trong những quán cóc ven đường. Khi có vài người tụ tập thường là có sự ghen ghét nảy sinh. Vì dường như ai cũng có tính ghen ghét người khác hơn là khâm phục, khích lệ lẫn nhau.

Khi ai đó bàn luận về một người  nào đó vừa đẹp, vừa tài năng lại vừa hạnh phúc, thì sẽ có ngay kẻ phán rằng, hạnh phúc đó là tạm thời, giả tạo. Và rồi, là tìm hiểu, moi móc, rêu rao khiếm khuyết của họ.

Sự ghen ghét khiến chúng ta không muốn người khác bằng mình và đương nhiên không bao giờ chấp nhận người khác hơn mình. Đôi khi còn đạp đổ để ai đó không có cơ hội phát triển thêm.

Sự ghen ghét còn ẩn chứa trong cả lời cầu nguyện khi không muốn người khác gặp may lành, và điều tệ hại là còn muốn anh em gặp sự dữ như câu chuyện vui sau:

Chuyện kể rằng có người đàn ông rất may mắn, được Trời cho ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi.

Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có một dinh thự lỗng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng…

Không chịu được sự “bất công” đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai!

Chính lòng đố kỵ đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại.

Hôm nay, Chúa trách những người làm công vườn nho: “chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay là các ông vì thấy tôi tốt bụng mà đâm ra ghen ghét?

Chúa trách là đúng. Vì ai Chúa cũng ban cho có phần, nhưng lại không muốn người khác được phần bằng mình. Khi tính ích kỷ ghen ghét đã lấn át. Cái tôi ngự trị, người ta chỉ còn nghĩ đến mình, thu vén mọi lợi ích cho mình mà quên đi nhu cầu của tha nhân. Ai cũng cần cuộc sống được khá hơn, được thoải mái hơn, nhưng chúng ta lại không chúc phúc cho họ mà còn dèm pha và đạp đổ họ.

Thiên Chúa thì không như vậy. Tình yêu của Chúa vượt qua mọi tính toán thiệt hơn theo kiểu con người. Ngài không ban phát theo lẽ công bằng thường tình mà do lòng thương xót bao la của Chúa. Ngài ban phát cho người thợ giờ thứ nhất cũng bằng người thợ thứ mười một, miễn là họ đã hoàn thành công việc được giao, với tất cả trách nhiệm và thiện chí của mình.

Điều này còn là dấu chỉ cho tình thương cứu rỗi của Thiên Chúa. Ngài sẽ cứu độ mọi người. Ngài dành tình thương cho mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng được cứu rỗi. Tình thương Chúa vẫn dành cho mọi người, nhưng  điều quan yếu là họ đã đáp lại lời Chúa. Họ đã sống lời Chúa. Dù chỉ là thời gian ngắn thì họ vẫn được Chúa ban phúc thiên đàng cho họ như bao người tín hữu khác. Họ phải luôn khoác trong mình chiếc áo của ân sủng, chiếc áo của hiệp nhất trong Chúa thì không bị loại ra khỏi bàn tiệc.

Xin cho chúng ta luôn tin tưởng vào tình thương của Chúa để ăn năn trở về với Chúa. Ước gì chúng ta cũng nhận ra tình thương của Chúa vẫn dành cho chúng ta, dù rằng chúng ta không xứng đáng để nhờ đó mà sống tâm tình tạ ơn Chúa. Ước gì chúng ta cũng biết vui với người vui, khóc với người khóc trong tinh thần tương thân tương ái thay cho tính ghen tương, ích nhỏ nhỏ nhoen thường tình. Amen

Về mục lục 

.

TỐT BỤNG VÀ GHEN TỨC

Nick Vujicic, một người khuyết tật bẩm sinh, đã trở thành một người nổi tiếng. Anh đã đi nhiều nơi trên thế giới để truyền cho mọi người một nghị lực sống. Anh đã hai lần đến Việt Nam, và cả hai lần thuyết trình, anh đều nhận được sự hâm mộ, thán phục của nhiều người. Trong mỗi bài nói chuyện hoặc phòng vấn, anh luôn thể hiện trên gương mặt niềm vui và hạnh phúc, cho dù anh không có tay chân, nhưng anh lại là một con người đa tài. Trong các cuộc nói chuyện, anh chưa bao giờ tỏ ra phiền trách Thiên Chúa đã bất công khi dựng nên anh mà lại để anh khiếm khuyết như thế ; trái lại, anh vẫn luôn cảm tạ Thiên Chúa đã cho anh được như vậy, và cho anh được như hôm nay. Anh luôn nói về Thiên Chúa và gợi ý cho người nghe nhận ra tình yêu thương của Thiên Chúa qua các bài nói chuyện của mình.

Nhìn một người khuyết tật như Nick Vujici, chúng ta thường nghĩ rằng, anh chắc phải oán trách Thiên Chúa ; nhưng không phải, anh đã luôn nhìn thấy một Thiên Chúa quảng đại và  yêu thương anh. Còn ngược lại nhiều người trong chúng ta được Chúa cho có đầy đủ chây tay, sức khỏe, trí tuệ, nghề nghiệp, mà nhiều khi chúng ta vẫn trách Thiên Chúa không công bằng. Chúng ta ghen tị, so sánh mình với người khác.

Có lẽ những người Do Thái khi thấy cách cư xử nhân từ, quảng đại của Thiên Chúa, khi thấy Chúa đối xử quảng đại với những người dân ngoại mới tin theo Chúa thì họ để mắt ghen tị, so sánh thiệt hơn với những người này, nên Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn : Nước trời giống như người chủ nhà, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình,ông đã thỏa thuận với họ mỗi ngày một quan tiền. Đến giữa trưa, ông lại ra ngoài gọi một nhóm thợ vào làm, và cho đến xế chiều, ông vẫn còn gọi thêm những người rảnh rỗi vào làm vườn cho ông. Vấn đề xảy ra là những người vào trước, họ cứ nghĩ là sẽ được trả lương nhiều hơn những người vào sau, khi thấy Chúa trả cho những người vào sau mỗi người một đồng. Từ đó, họ lẩm bẩm trách Thiên Chúa : Tại sao ông lại coi họ bằng chúng tôi, những người vất vả từ sáng sớm đến bây giờ ?

Ông chủ trả lời, ông không hề lỗi sự công bằng với những người làm từ buổi sáng, vì tiền lương của họ đã được thỏa thuận ngay từ đầu, và mức lương là mức chung trong xã hội lúc đó. Thế nhưng ông chủ trong câu chuyện còn đi xa hơn mức công bằng thông thường, ông đi đến mức độ của sự bác ái đối với những người vào làm từ buổi chiều. Ông không bớt lương của những người làm sau, nhưng với sự quảng đại, ông muốn cho những người vào làm sau được hưởng nhiều hơn sự vất vả làm việc của họ và hưởng bằng với người làm từ buổi sáng. Ông chủ có quyền làm điều đó và có quyền thể hiện sự tốt bụng của ông qua việc trả lương như thế, mà không làm tổn hại đến sự công bằng. Tuy nhiên, vì mang trong mình sự so đo tính toán, sự hẹp hòi nhỏ nhen, những người vào làm từ sáng đã tỏ ra ghen tị với hành động của ông, muốn ông chủ phải ưu đãi cho mình nhiều hơn, họ trách ông : Ông kể những người này bằng chúng tôi sao ?

Qua câu chuyện, Chúa Giêsu cho thấy : Thiên Chúa giống như ông chủ trong câu chuyện, khát khao và muốn mời gọi hết mọi người vào làm vườn nho cho Chúa, tức là gia nhập vào Nước Trời. Chính vì thế, Thiên Chúa không ngần ngại từ lúc sáng sớm cho đến khi chiều tà, Ngài không đành lòng nhìn những người bơ vơ, lạc lõng đang chờ đợi, đang tìm kiếm một hướng đi cho cuộc đời. Thực tế cho thấy trên mọi ngả đường của nhân loại còn biết bao người vẫn đang đứng bơ vơ, như người thợ không được ai gọi mời thuê mướn. Trong hoàn cảnh đó, Thiên Chúa rất nhân từ độ lượng, Ngài luôn mở rộng lòng, mở rộng cánh cổng vườn nho Nước trời để mời gọi mọi người, không phân biệt màu da, ngôn ngữ, nhưng tất cả đều được gọi gia nhập, phục vụ cho Nước Trời, và được chung hưởng phần lương như nhau, đó là ơn cứu độ, là hạnh phúc sung mãn đầy tràn và vĩnh cửu.

Suy nghĩ hẹp hòi và sự ghen tị của người vào làm vườn nho từ buổi sáng, cũng vẫn đang ảnh hưởng trong suy nghĩ của nhiều người. Tiên tri Isai đã khâm phục lòng quảng đại và hành động của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa không phân biệt, không loại trừ bất cứ ai, song Ngài mở rộng cửa để mời đón mọi người, mọi dân vào chung hưởng hạnh phúc Nước Trời. Điều đó vượt quá giới hạn hiểu biết của con người, vì thế vị tiên tri đã phải thốt lên : Tư tương của ta không phải là tư tương của các ngươi, và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của ta. Những người Do Thái tự hào mình là dòng dõi của Apraham, được Thiên Chúa tuyển chọn và hứa ban phần gia nghiệp Nước Trời. Họ rơi vào tình trạng thụ động, cứ nghĩ rằng chỉ có con cháu Apraham mới được ơn cứu độ, và chỉ cần là con cháu Apbraham là được ơn cứu độ. Vị tiên tri cho thấy : Nếu kẻ gian ác bỏ lối sống gian ác, nếu kẻ bất lương bỏ con đường bất lương thì sẽ được Thiên Chúa xót thương, tha thứ và đón nhận. Vì đối với Thiên Chúa, quá khứ không quan trọng cho bằng hiện tại, sớm hay muộn, miễn là thật lòng trở về với Chúa thì sẽ được thứ tha và được vào Nước Trời.

Nói như thế không có ý khuyến khích một sự ỷ nại, vì nhiều người sẽ nghĩ rằng : Nếu vào làm việc sớm hay muộn cũng chỉ được một đồng trong Nước Trời, thì tôi đợi đến trưa hoặc khi đời xế chiều vào làm vườn nho cũng không muộn ! Thực ra việc tin Chúa, theo Chúa không tính bằng thời gian, cũng không đo bằng vận tốc, nhưng tính bằng đơn vị cường độ của lòng yêu mến. Thánh Phaolô đã chứng tỏ điều đó, khi Ngài nhận mình không xứng đáng là một tông đồ so với cac tông đồ khác xét về thế giá. Với thời gian theo Chúa, ông ví mình chỉ như đứa trẻ sinh sau đẻ muộn. Nhưng ông lại sánh kịp và còn đi xa hơn người khác bởi vì ông đã hết lòng yêu mến Đức Giêsu-Kitô, đến độ, đối với ông : Sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi. Một khi gắn bó với Đức Giêsu-Kitô, hết lòng yêu mến Ngài, dành trọn cuộc đời cho Ngài, thánh Phaolô cho thấy, không còn phải tính toán thiệt hơn gì nữa: Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi.

Trong cuộc sống cá nhân hoặc cuộc sống gia đình, nhiều khi chúng ta cũng đứng núi này trông núi nọ, so sánh hơn kém với người này, người khác ; và khi không được thỏa mãn, chúng ta trách Thiên Chúa, giống như những người thợ trong câu chuyện hôm nay. Sở dĩ chúng ta trách Thiên Chúa bất công bởi vì chúng ta không nhận ra tình yêu thương và sự quan phòng của Thiên Chúa vẫn hằng ban cho mỗi người, mỗi gia đình và ban phù hợp với hoàn cảnh của từng người, từng gia đình. Chúng ta hay so sánh mình với người khác, chỉ vì chúng ta còn mang trong mình cặp mắt hẹp hòi, ghen tị, không muốn người khác bằng mình và khó chịu khi thấy người khác may mắn hơn mình. Một khi chúng ta để trong mình một trái tim hẹp hòi, ghen tị, giống như một cái chai bị thắt miệng, thì chúng ta cũng chỉ có thể đón nhận ơn Chúa vừa với với sự hẹp hòi đó mà thôi. Ngược lại, nếu chúng ta để tâm hồn rộng mở như một cái bình, chúng ta sẽ đón nhận ân sủng đầy tràn trong cái bình đó.

Trong Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, Đức Thánh cha Phanxicô cho thấy : Thiên Chúa mở rộng cửa Nước Trời và đổ tràn niềm vui của Tin Mừng vào trong tâm hồn những ai gặp gỡ Chúa, những người được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng và cô đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn được tái sinh và thúc đẩy chúng ta loan báo Tin Mừng ngập tràn niềm vui này. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, nhiều người trong chúng ta đã trở thành vật cản khiến cho người khác không thể bước vào vườn nho của Thiên Chúa. “Có những Kitô hữu sống đời mình giống như mùa chay mà không có mùa phục sinh”. Sống một cuộc sống buồn chán như thế, chúng ta sẽ không thể giới thiệu niềm vui của Tin Mừng cho người khác được. Người loan báo Tin Mừng phải là người vui tươi, niềm nở khi thấy có nhiều người muốn tìm đến với vườn nho Nước Trời, chứ không thể là người ghen tị khi thấy Thiên Chúa nhân từ độ lượng với những người tội lỗi và những người dân ngoại khi họ gia nhập nước Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta cần loại bỏ những gì cản trở khiến chúng ta không thể bước ra loan báo Nước Trời cho anh em, và cản trở anh em không thể bước vào với chúng ta. Cần có một sự nhiệt thành mới, một phương pháp mới và một cách thức biểu hiện mới, để cho mọi người có thể dễ dàng bước vào vườn nho của Chúa. Hãy làm mới lại từ những cơ cấu, sinh hoạt của cộng đoàn, của cá nhân và gia đình để mọi thành phần cảm thấy được sự thôi thúc của niềm vui Tin Mừng và để hết mọi người có thể sống tình hiệp thông và dễ dàng bước đến gần với anh em hơn. Đừng bao giờ để mình ngủ quên trong sự tự mãn, trong các thói quen, dù là thói qen đạo đức, khiến chúng ta ngại ngần bước ra khỏi nếp sống sẵn có để đến với muôn dân.

Lắng nghe Lời Chúa hôm nay, xin cho chúng ta luôn biết cảm tạ Chúa vì Chúa đã thương cho chúng ta được gia nhập vào Hội Thánh là vườn nho của Chúa, được biết Chúa, tin Chúa và được hưởng ơn cứu độ. Xin cắt khỏi chúng ta sự hẹp hòi ghen tị, để chúng ta trở thành những người đem niềm vui của Chúa cho anh chị em khác, để họ cũng được ơn nhận biết Chúa, được gia nhập vào Hội Thánh làm nên một gia đình của Thiên Chúa và mỗi người sẽ được đầy tràn niềm vui ơn cứu độ. Amen.

Về mục lục 

.

LAO ĐỘNG ĐỨC TIN

Lao động chân chính là dùng sức mình để làm việc có mục đích (tốt) và có ý thức. Lao động không chỉ là cách mưu sinh mà còn là cách trau dồi (giồi) sức khỏe, đặc biệt là tránh dịp tội: “Nhàn cư vi bt thin. Lao động chân tay hoặc lao động trí óc đều cần thiết, có giá trị nhất định, không ai hơn ai. Chỉ có lòng người xấu chứ không có nghề nào xấu.

Người chịu khó lao động là người biết tự trọng, không ỷ lại vào người khác, tức là không ích kỷ, là một dạng phục vụ, và cũng là một cách giúp đỡ người khác. Đối với những người lười biếng, Thánh Phaolô nói thẳng: “Ai không chu làm thì cũng đng ăn (2 Tx 3:10).

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ban hành Thông điệp “Rerum Novarum” (Tân Sự) của Đức Lêô XIII (1810-1903), ban hành ngày 15-5-1891, Đức Gioan Phaolô II (1920-2005) đã có Thông điệp “Laborem Exercens” (Lao Động của Con Người), ban hành ngày 14-9-1981, nói về Tin Mừng trong sự lao động, trong công việc. Điều đó cho thấy sự lao động là hoạt động quan trọng, cả thể lý và tâm linh. Thật vậy, Thiên Chúa đã dạy chúng ta qua cách hoạt động của Ngài: Lao động 6 ngày, chỉ nghỉ 1 ngày cuối tuần (x. St 1:1-31 – 2:1-3).

Khi lao động, chúng ta tự hoàn thiện mình bằng cách đi tìm Chân-Thiện-Mỹ, tức là đi tìm chính Thiên Chúa, vì chỉ có Thiên Chúa là Đấng chí thiện (x. Mc 10:18). Thật vậy, ngôn sứ Êdêkien đã từng nhắn nhủ: “Hãy tìm Đc Chúa khi Người còn cho gp, kêu cu Người lúc Người k bên (Is 55:6). Ở dưới bầu trời này, cái gì cũng chỉ có một thời mà thôi (x. Gv 3:1-8). Vì thế, đừng lần lữa kẻo lỡ cơ hội: “K gian ác, hãy b đường li mình đang theo, người bt lương, hãy b tư tưởng mình đang có mà tr v vi Đc Chúa, và Người s xót thương, v vi Thiên Chúa chúng ta, vì Người s rng lòng tha th (Is 55:7). Đừng đợi nước đến chân mới nhảy, nếu không thì sẽ không kịp, ngay cả “Giờ Thương Xót” cũng đang dần thu ngắn lại, nghĩa là sắp hết rồi đấy!

Đừng chần chừ, đừng ngần ngại, đừng sợ hãi, vì Thiên Chúa hứa: “Khi kêu đến Ta, Ta lin đáp li, lúc ngt nghèo, có Ta k bên. Ta gii cu và ban nhiu vinh d, cho sng lâu, tui th dư đy và hưởng ơn cu đ Ta ban (Tv 91:15-16). Ngài không chỉ lắng nghe và đáp lại, mà Ngài còn ban cho chúng ta hơn cả điều chúng ta mong đợi. Thật là trên cả tuyệt vời, chắc chắn chẳng có thần linh nào ngoài Thiên Chúa chúng ta tôn thờ!

Phàm nhân chúng ta không thề nào hiểu hết lòng thương xót của Thiên Chúa, ngay cả tình mẫu tử của người mẹ trần gian mà chúng ta còn chưa hiểu hết thì làm sao có thể hiểu Thiên Chúa: “Tht vy, tư tưởng ca Ta không phi là tư tưởng ca các ngươi, và đường li các ngươi không phi là đường li ca Ta. Tri cao hơn đt chng nào thì đường li ca Ta cũng cao hơn đường li các ngươi, và tư tưởng ca Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chng y (Is 55:8-9).

Ngày xưa, người ta so sánh điều không tưởng với chuyện lên cung trăng, tức là chuyện không thể có. Thế mà ngày nay, người ta đã có thể lên cung trăng, có thể “lên trời”, nhưng đó chỉ là một góc nhỏ của trời mà thôi. Khoa học tiến bộ vượt mức, người ta tìm mọi cách để “khám phá” bầu trời, nhưng càng khám phá thì người ta càng thấy thăm thẳm, còn biết bao nơi người ta không biết là gì nên chỉ biết mô tả là “lỗ đen” (black holes).

Thiên Chúa siêu hơn cả siêu việt, tuyệt hơn cả trác tuyệt, hơn cả tuyệt luân. Chúng ta chỉ còn biết xưng tụng Thiên Chúa: “Ngày li ngày, con xin chúc tng Chúa và ca ngi Thánh Danh muôn thu muôn đi. Chúa tht cao c, xng muôn li ca tng. Người cao c khôn dò khôn thu (Tv 145:2-3). Càng tìm hiểu vũ trụ, người ta càng nhận biết Thiên Chúa. Càng tìm hiểu Thiên Chúa, chúng ta càng kính thờ và tạ ơn Thiên Chúa. Đó chính là hành trình Đức Tin, là quá trình lao động Đức Tin, hoặc lao động tâm linh.

Thiên Chúa cao vời khôn ví, nhưng Ngài lại giàu lòng xót thương với mọi người, ai càng yếu thì Ngài càng thương: “Chúa là Đng t bi nhân hu, Người chm gin và giàu tình thương. Chúa nhân ái đi vi mi người, t lòng nhân hu vi muôn loài Chúa đã dng nên (Tv 145:8-9). Đúng như Thánh Phaolô đã xác định:  đâu ti li đã lan tràn, đó ân sng càng cha chan gp bi (Rm 5:20). Hãy vững lòng tin tưởng và mau mắn đứng dậy ngay!

Thiên Chúa vô tiền khoáng hậu, vô thủy vô chung, và yêu thương vô bờ bến, nhưng Ngài cũng rất thẳng thắn: “Chúa công minh trong mi đường li Chúa, đy yêu thương trong mi vic Người làm. Chúa gn gũi tt c nhng ai cu khn Chúa, mi k thành tâm cu khn Người (Tv 145:17-18). Vấn đề không phải là tội nhiều hay tội ít, vì ai cũng chỉ là tội nhân mà thôi, chẳng ai hơn ai, nhưng vấn đề là có chân thành sám hối hay không: “Ta mun lòng nhân ch đâu cn l tế. Vì Ta không đến đ kêu gi người công chính, mà đ kêu gi người ti li (Mt 9:13). Ngài thực sự chỉ muốn tình yêu chứ không muốn hy lễ (x. Hs 6:6). Ước gì không ai trong chúng ta phải nghe lời “nói nặng” của Chúa: “Dân này tôn kính Ta bng môi bng ming, còn lòng chúng thì li xa Ta (Mt 15:8; Mc 7:6).

Người Pháp có câu châm ngôn khá độc đáo: “Đng vì yêu mến Chúa mà chng đi người khác. Vào thời Thánh Phaolô, có những kẻ rao giảng về Đức Kitô chỉ vì lòng ganh t vàtranh chp, những cũng có những người làm công việc đó vì ý ngay lành, họ làm vìbác ái và bênh vc Tin Mng. Lại có những người loan báo Đức Kitô vì tính ưa tranh giànhkhông có lòng ngay. Nhưng Thánh Phaolô vẫn bảo là “không sao”, chỉ cần Đức Kitô được rao giảng. Thánh Phaolô mừng bởi vì điều ấy sẽ giúp ngài đạt được ơn cứu độ nhờ Thần Khí của Đức Giêsu Kitô phù trợ.

Cuối cùng, Thánh Phaolô nói: “Đó là điu tôi đi ch và hy vng. S không có gì làm cho tôi phi h thn, trái li tôi hoàn toàn vng tin. Bây gi cũng như mi lúc, Đc Kitô s t bày quyn uy cao c ca Người nơi thân xác tôi, dù tôi sng hay tôi chết: vì đi vi tôi, sng là Đc Kitô, và chết là mt mi li” (Pl 1:20-21). Ngài lý giải: “Nếu sng đi này mà công vic ca tôi được sinh hoa kết qu thì tôi không biết phi chn đàng nào. Vì tôi b ging co gia hai đàng: ao ước ca tôi là ra đi đ được vi Đc Kitô, điu này tt hơn bi phn: nhưng li đi này thì cn thiết hơn, vì anh em (Pl 1:22-24). Vấn đề cốt lõi là miễn sao có lợi cho Thiên Chúa, tức là để tuân phục Thánh Ý Chúa và vinh danh Chúa” mà thôi. Cũng vì thế mà Thánh Augustinô đã cầu nguyện: “Ly Chúa, xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con – Domine, noverim Te, noverim me”. Biết Chúa là chân nhận Thiên Chúa là Đấng duy nhất và giàu lòng thương xót để mà tôn thờ Ngài hết linh hồn và hết sức lực, biết mình là ý thức mình yếu đuối và đầy tội lỗi để mà sống khiêm nhường hơn.

Danh nhân Mahatma Gandhi rất thích Tám Mối Phúc của Chúa Giêsu, ông gọi đó là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của nhân loại. Ông có công giành độc lập cho Ấn Độ bằng con đường bất bạo động theo tinh thần của Đức Kitô. Ông đã từng xác nhận thẳng thắn:“Tôi yêu mến Đc Kitô nhưng tôkhông phc các Kitô hu. Tại sao? Có lần ông vào một nhà thờ Công giáo, ngoài cửa có ghi: “Cm người da đen vào nhà th. Thấy vậy, ông quay ra ngay. Là Kitô hữu, là môn đệ Chúa Giêsu và là con cái Thiên Chúa, chúng ta cảm thấy thật là xấu hổ, vì chúng ta bảo người ta yêu thương mà mình lại kỳ thị người khác, chỉ lẻo mép nói hay mà không thực hiện. Nước Chúa chưa rộng mở là lỗi tại tôi mọi đàng!

Thánh Phaolô nhắn nhủ với cộng đoàn Phi-líp: “Ch có mt điu là anh em phăn làm sao cho xng vi Tin Mng ca Đc Kitô. Như thế, dù tôi có đến thăm anh em hay vng mt đi na, tôi vn mun được nghe người ta nói v anh em là anh em luôn đng vng, cùng chung MT tinh thn, MT lòng MT d cùng nhau chiến đu vì đc tin mà Tin Mng mang li cho anh em (Pl 1:27). Và chắc chắn đó cũng là lời khuyên dành cho mỗi chúng ta hôm nay.

Trên hành trình Đức Tin, ai cũng là người lao động Đức Tin vì mỗi chúng ta đều là “người thợ làm vườn nho” cho Chúa. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là đừng so đo hoặc ganh tị mà nhìn nhau bằng nửa con mắt hoặc với “ánh mắt mang hình viên đạn”.

Một hôm, sau khi nói về phần thưởng dành cho ai bỏ mọi sự mà theo Ngài, Đức Giêsu kết luận: “Nhiu k đng đu s phi xung hàng chót, và nhiu k đng chót s được lên hàng đu (Mt 19:30). Thật là đáng “giật mình” lắm! Rồi Ngài kể chuyện này: Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, giờ thứ sáu, giờ thứ chín, rồi giờ mười một, ông trở ra và thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Với ai ông cũng bảo: “Hãy đi vào vườn nho, tôi s tr cho các anh hp l công bng” (Mt 20:4).

Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất. Những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại và lãnh được mỗi người mt quan tin. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người mt quan tin. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn ông chủ bất công, họ so kè việc họ đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, nắng nôi thiêu đốt, thế mà chẳng hơn gì người vào làm muộn.

Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bn, tôi đâu có x bt công vi bn. Bn đã chng tho thun vi tôi là mt quan tin sao? Cm ly phn ca bn mà đi đi. Còn tôi, tôi mun cho người vào làm sau chót này cũng được bng bn đó. Chng l tôi li không có quyn tu ý đnh đot v nhng gì là ca tôi sao? Hay vì thy tôi tt bng mà bn đâm ra ghen tc?” (Mt 20:13-15). Trong cuộc sống, ngay cả trong vấn đề tâm linh và bác ái, chúng ta cũng vẫn thường so đo đủ thứ, ý muốn nói mình “ngon” hơn người khác. Và nếu Chúa Giêsu đặt vấn đề như vậy với chúng ta về vấn đề này, chắc chắn chúng ta cũng chỉ còn nước là “câm như hến” mà thôi!

Há miệng mắc quai nón. Càng nói càng dở, càng lý luận càng đuối lý. Thấy họ im như thóc thối, Chúa Giêsu lặp lại và nhấn mạnh: “Thế là nhng k đng chót s được lên hàng đu, còn nhng k đng đu s phi xung hàng chót. Vì k được gi thì nhiu, mà người được chn thì ít (Mt 20:16). Không khéo thì rồi sức lao động trở thành công cốc!

Chúa Giêsu đã mời gọi mọi người tin vào Ngài là Đấng Cứu Độ để được sống đời đời, nhưng chỉ ít người được chọn. Động từ “chọn” ở đây không là “thích ai thì chọn”, mà “chọn” ở đây là tùy vào quyết định riêng của người được gọi với đầy đủ quyền tự do. Sự tự do này là chính Thiên Chúa ban cho chúng ta, nhưng có thể có lợi, và cũng có thể bất lợi cho chúng ta. Vì đó là ý muốn của mỗi người, Thiên Chúa hoàn toàn tôn trọng quyền tự do này.

Phải chăng không nhiều người được vào Nước Trời? Rất có thể, và đó là lỗi của chúng ta chứ Thiên Chúa muốn mọi người được hưởng phúc trường sinh với Ngài, không muốn bất cứ một ai phải hư mất. Mối nguy là chúng ta ỷ lại, tự cho mình là “ngon” hơn người khác, nhận mình là đạo đức, thánh thiện và công chính, để rồi “liếc xéo” và cho rằng họ là những người tội lỗi, nào ngờ họ lại có Visa Nước Trời trước chúng ta (x. Mt 21:31-32). Khốn thật!

Ly Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết mit mài và cn cù sng Đc Tin mt cách c th, luôn biết khiêm nhường, luôn hết lòng yêu thương và chân thành tha th. Chúng con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu Kitô, Đng cu đ chúng con. Amen.

Về mục lục 

.

LÝ LẼ CỦA TRÁI TIM

Khi nghe dụ ngôn này có nhiều người thắc mắc: Chúa có công bằng không khi ban thưởng cho người làm ít cũng bằng người làm nhiều? Hỏi như thế là chưa hiểu rằng đây chỉ là một dụ ngôn. Dụ ngôn không phải là một chuyện có thật. Nhưng chỉ là một câu chuyện dùng làm hình ảnh để giải nghĩa giáo lý của Chúa. Trong dụ ngôn, Chúa không có ý dạy về những kiến thức trần gian, nhưng muốn nói về những chân lý Nước Trời. Những bài học mà Chúa muốn dạy ta qua dụ ngôn ‘Người thợ làm vườn nho giờ thứ mười một’ này là:

1) Chúa yêu thương hết mọi người và mong muốn mọi người được ơn cứu độ. Vườn nho tượng trưng cho Nước Chúa. Ông chủ vườn nho là Thiên Chúa. Người được thuê là người được mời gọi vào Nước Chúa. Tiền lương là sự sống trong Nước Chúa. Hình ảnh ông chủ ngày ngày ra chợ tìm thuê thợ là hình ảnh của Chúa yêu thương. Không phải ta đi tìm Chúa, nhưng chính Chúa đi tìm ta. Không phải tìm một lần mà tìm suốt ngày, từ giờ này sang giờ khác. Nếu những người được thuê vào buổi sáng sớm tượng trưng cho những người có số phận may mắn, có khả năng hơn người, thì những người được thuê vào cuối ngày tượng trưng cho những người kém may mắn, kém khả năng, bị thiệt thòi trong xã hội. Việc Chúa thuê hết mọi người từ sáng sớm cho đến chiều tà, từ người sang đến kẻ hèn, từ người tài giỏi đến những người kém cỏi, từ người khỏe mạnh đến người yếu kém, tất cả nói lên lòng yêu thương của Chúa. Chúa muốn mời gọi hết mọi người, mong muốn hết mọi người được ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc trong Nước Chúa.

2) Hạnh phúc Nước Trời là ân huệ Chúa ban. Nếu Chúa không kêu gọi thì không ai có thể được vào vườn nho của Chúa, được vào Nước Chúa. Nếu Chúa không ban hạnh phúc Nước Trời thì chẳng ai có thể tự mình chiếm lấy được. Việc Chúa ban thưởng cho những người được thuê mướn cuối cùng trước những người được thuê mướn đầu tiên làm nổi bật chân lý này: Nước Trời là ân huệ Chúa ban. Ân huệ phát xuất từ tình thương của Chúa chứ không do công đức của ta. Vì thế chẳng ai có quyền đòi hỏi. Hơn nữa, ơn Chúa ban vượt quá sức, quá lòng mong ước của ta. Hiểu biết điều này, ta sẽ không ngừng tạ ơn Chúa.

3) Chúa yêu thương và mong ta biết yêu thương như Chúa. Những người thợ làm từ sáng sớm không có gì để kêu trách Chúa về tiền lương, vì đã được thỏa thuận từ trước. Họ chỉ kêu trách vì thấy người làm ít cũng được như mình. Họ kêu trách lòng nhân từ của Chúa. Đó là điều vô lý. Và Chúa đã nêu rõ điểm vô lý đó: Tại sao kêu trách vì tôi tốt bụng? Phần mình đã được rồi, tại sao không vui mừng vì những anh em kém cỏi, kém may mắn cũng được ân huệ vào phút chót. Qua điều này Chúa muốn dạy ta hãy biết yêu thương những người kém cỏi, bé nhỏ, nghèo hèn. Một xã hội muốn tốt đẹp phải biết giúp đỡ những người bé nhỏ. Một xã hội chỉ thực sự văn minh khi biết quan tâm tới những người kém may mắn. Nếu chỉ nghĩ đến bản thân mình ta sẽ thấy cuộc đời chỉ toàn bất công. Nếu biết nghĩ đến người khác, ta sẽ thấy cuộc đời thật đẹp đẽ vì chan chứa tình người.

Qua dụ ngôn này ta thấy tư tưởng của Chúa khác hẳn tư tưởng của con người. Cách cư xử của Nước Trời khác hẳn cách cư xử của nước trần gian. Lý luận của Chúa khác hẳn lý luận của người đời. Không tìm lợi lộc cho bản thân nhưng lo tìm hạnh phúc cho người khác. Không trọng sang khinh hèn, nhưng để ý yêu thương giúp đỡ những người kém may mắn, bị bỏ rơi trong xã hội. Không dùng lý lẽ của lý trí nhưng dùng lý lẽ của con tim, một con tim luôn yêu thương, luôn mong muốn hạnh phúc cho mọi người. Chúa mong con cái Chúa cũng hãy có tư tưởng của Chúa, cư xử như Chúa và yêu thương như Chúa. Như thế mới có thể làm cho Nước Chúa mau lan rộng.

Lạy Chúa, xin cho con hiểu được đường lối Chúa và cho con luôn đi trong đường lối của Chúa. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Công bình tuyệt đối có làm cho con người hạnh phúc không, hay là còn cần tới bác ái nữa?

2) Qua dụ ngôn này, Chúa muốn dạy tôi điều gì?

3) Nếu bạn là người tàn tật, yếu ớt, thất bại, bạn mong chờ điều gì nơi xã hội: công bình hay bác ái?

Về mục lục 

.

LÒNG TỐT CỦA THIÊN CHÚA

Thánh Gioan Phaolô II đã viết trong Tông huấn “Christi Fideles Laici” về ơn gọi và và sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội và trong thế giới : “Những thành phần giáo dân trong dân tín hữu Chúa Kitô… hình thành nên Dân Chúa có thể được so sánh với những người làm trong vườn nho được nhắc tới trong Tin Mừng Matthêu…“Anh cũng đi vào vườn nho”… Tiếng gọi là một quan tâm không những cho các Mục tử, các giáo sĩ, những người nam và nữ tu sĩ. Tiếng gọi được gởi tới mọi người; những người giáo dân thường cũng được Chúa kêu gọi đích danh, từ Người họ nhận lãnh một sứ vụ vì Giáo Hội và vì thế giới” (số 1-2).

Dụ ngôn “ thợ làm vườn nho” với hình ảnh ông chủ vườn nho năm lần đi kiếm người làm vườn vào những thời điểm khác nhau chứa đựng một huấn giáo thiêng liêng: lòng quảng đại vượt trên lẽ công bình,Thiên Chúa kêu gọi mọi người vào hưởng hạnh phúc là do lòng tốt của Ngài.

Quả thế, về Nước Trời thì cũng như một gia chủ kia, ngay vừa tảng sáng, đã ra thuê thợ cho vườn nho của ông …”. Giữa một “chợ người” ít việc nhiều người, các ông chủ ra thuê thợ làm việc và trả công nhật.

Chúa Giêsu đã quan sát và lấy hình ảnh cụ thể này ở Do thái để mạc khải mầu nhiệm Nước Trời. Người kể dụ ngôn ông chủ vườn nho với các thợ làm việc các giờ khác nhau trong ngày.

Tiền công nhật là 1 đồng, giá thỏa thuận đôi bên.Gia chủ thuê thợ làm vườn nho vào các giờ giấc khác nhau.

Ở Do thái một ngày bắt đầu từ lúc 6 giờ chiều :

– 3 giờ là 9 giờ sáng

– 6 giờ là 12 giờ trưa

– 9 giờ là 3 giờ chiều

– 11 giờ là 5 giờ chiều

1. Lòng ghen tị

Theo lệ thường, công nhật sẽ chấm dứt lúc 12 giờ tức là 6 giờ chiều. 5 giờ chiều ông chủ còn ra thuê nhân công. Những người làm từ giờ 11, họ chỉ làm việc 1 giờ là nghĩ. Trong khi đó người làm từ sáng, lao động 12 giờ. Vậy mà cuối ngày khi trả lương, ông chủ lại trả bắt đầu từ người sau hết là 1 đồng. Những người làm trước tưởng là được nhiều hơn, nhưng cũng chỉ 1 đồng mà thôi. Họ phản đối, họ trách móc vì họ bị hai thiệt thòi: kẻ khác làm 1 giờ mà họ 12 giờ, kẻ khác làm lúc trời đã mát mẻ, họ làm cả ngày dưới trời nắng gió nóng của miền Địa Trung Hải. Họ hụt hẫng và khó chịu với chủ. Nếu ông chủ trả lương cho người làm sau ít hơn, chắc họ chẳng hề tỏ vẻ khó chịu. Nếu họ không hay biết số tiền mà ông chủ trả cho người làm sau chắc là họ vui vẻ và biết ơn khi trở về nhà. Nhưng vì biết được nên họ giận dữ và ghen tị. Rõ ràng người ghen tị không vui được với người vui, vì họ không biết yêu thương. Họ coi người kia là kẻ thù, chứ không là bạn. Vì vậy, sự thành công của ai đó đã trở thành mối đe dọa, ghen tức.

Lòng ghen tị đã xuất hiện từ khởi thuỷ loài người. Cain ghen tị với em trai là Aben chỉ vì lễ vật của Aben được Chúa thương chấp nhận, còn lễ vật của Cain bị khước từ. Lòng ghen tị đã xui khiến Cain giết em. Đavít là vị anh hùng tài hoa trẻ tuổi đã lập được chiến công oanh liệt, cứu nguy cho dân quân Ítraen bằng cách giao chiến một chọi một với tên Gôliát khổng lồ thuộc phe Philitinh, hạ gục y chỉ bằng một phát ná bắn đá và dùng chính thanh gươm của y mà chặt đầu y. Thế rồi quân Ítraen thừa thắng xông lên như nước vỡ bờ, tràn lên giết hại rất nhiều quân Philitinh thù nghịch. “Khi Đavít thắng trận trở về, phụ nữ từ hết mọi thành của Ítraen kéo ra, ca hát múa nhảy, đón vua Saun, với trống con, với tiếng reo mừng và tiếng não bạt. Họ ca hát rằng: “Vua Saun hạ được hàng ngàn, ông Đavít hàng vạn”. Thế là từ lúc ấy, lòng ghen tị sục sôi trong lòng vua Saun, khiến nhà vua phóng giáo vào Đavít đang khi Đavít gảy đàn cho vua nghe. May thay Đavít kịp né mình thoát chết trong gang tấc. Rồi sau đó, vua lùng sục Đavít tận thâm sơn cùng cốc, quyết hạ sát cho bằng được vị anh hùng kiệt xuất nầy. (1Sam 17-18).

Lòng ghen tị làm xấu đi những tương quan tốt đẹp vốn có giữa anh em bạn bè. Lòng ghen tị còn xui khiến người ta làm hại nhau, làm cho xã hội chậm tiến và kém phát triển.

1. Lòng tốt

Ông chủ trả lương như vậy có bất công không? Chắc chắn là không vì ông trả đủ số tiền đã thỏa thuận là 1 đồng. Vì người ghen tị lầm bầm than phiền nên ông trả lời: Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn, bạn chẳng thỏa thuận với tôi là 1 đồng hay sao? Cầm lấy phần bạn mà về đi, còn tôi, tôi muốn cho ai là tùy tôi, chẳng lẽ tôi không có quyền tùy ý định đoạt là những gì của tôi sao? Hay vì tôi tốt bụng mà bạn ghen tức ?

Đây là điểm chính của dụ ngôn. Hành động của ông chủ không phải là do ông bất thường, bất công, nhưng do ông chủ tốt lành.Tốt ở chỗ là không muốn ai phải thua thiệt sút kém. Ông muốn ai cũng may mắn, ai cũng có tiền về nuôi gia đình. 1 đồng ông phát cho người làm giờ 11 không phải là do công bình. Đồng bạc ấy là do lòng tốt của ông ban tặng.

Gia chủ là Thiên Chúa. Các tay thợ là loài người nhận ra Thiên Chúa qua nhiều thời kỳ khác nhau. Thợ làm giờ thứ 11 là người tội lỗi. Làm vườn nho là vào Nước Trời và thực thi luật pháp Nước Trời. Các thợ cằn nhằn là nhóm Pharisiêu, Luật sĩ. Họ ghen tương vì Chúa Giêsu đối xử khoan dung với người tội lỗi, yêu thương dân ngoại. Các thợ làm ít lãnh nhiều là các người ngày hôm qua sống trong tội lỗi, ngày hôm nay là công dân Nước Trời.

1 đồng là vé vào Nước Trời. Kẻ làm trước người làm sau, tất cả đều được Thiên Chúa ban cho Nước Trời. Thiên Chúa ban cho ai là do lòng tốt của Ngài. Yếu tố chính Đức Giêsu nhấn mạnh là Thiên Chúa rộng rãi vô cùng. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót đối xử rất nhân từ với mọi người. Đặc biệt đối với dân ngoại là những người được gọi vào Giáo hội qua những giờ sau hết. Đối với những người này, Thiên Chúa cũng ban cho mọi quyền lợi và đặc ân như người Do thái là những kẻ được gọi từ đầu. Thiên Chúa nhìn nhận sự việc theo lòng lân tuất của Ngài. Con người nhìn theo quyền lợi, tính toán hơn thiệt. Thiên Chúa ân thưởng, trả công cho ai tùy theo lòng tốt của Ngài. Thiên Chúa trả công không làm thiệt hại ai, luôn công bằng.

Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu muốn minh chứng rằng: trong cách thức hành động của mình, Thiên Chúa không đi theo những qui tắc lề luật của sự công bình hạn hẹp, cứng nhắc. Ngài chỉ thực thi theo sự tốt lành của mình, theo thúc đẩy bởi tình yêu của mình. Ngài hào phóng trong tình thương xót và hoàn toàn tự do trong các việc thiện hảo.

2. Sứ điệp

Dụ ngôn “thợ làm vườn nho”, cho thấy rõ sự trái ngược giữa lòng tốt của gia chủ và lòng ghen tị của những người thợ vào vườn nho từ sáng sớm. Thiên Chúa mở rộng vòng tay đón nhận mọi người, còn chúng ta thì khép chặt lại không muốn tiếp nhận ai. Thiên Chúa nhìn thấy sự đáng thương của những người chưa được làm con cái Ngài, còn chúng ta chỉ nhìn những người anh chị em này một cách tiêu cực và vênh vang cho rằng mình tốt hơn họ.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đối xử nhân hậu với người khác. Hãy tránh xa lối nhìn thiển cận theo cảm tính, theo tính vị kỷ, theo quyền lợi cá nhân. Không nên ghen tị khi người khác có tài đức hơn, giàu có hơn, xinh đẹp hơn. Hãy bằng lòng với cái mình đang có và cố gắng phát triển nó lên. Ai cũng được Chúa ban cho những khả năng khác nhau. Người 5 nén, người 2 nén, người 1 nén. Ngày ra trước mặt Chúa, Chúa không hỏi: con đã làm những gì, làm ông này hay bà nọ. Chúa chỉ hỏi về lòng mến, mến Chúa và yêu thương tha nhân. Con đã yêu mến Thầy và tha nhân không ? Chính tình yêu trong công việc là thước đo mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi mỗi người chúng ta. Đó là cung cách sống đạo đền đáp hồng ân.

Hồng ân là một ơn ban dựa vào lòng tốt của người ban ơn. Hồng ân làm cho người lãnh nhận tràn đầy lòng biết ơn. Công lao là tính toán dựa trên công sức người làm việc. Công lao thì cần phải đòi lại điều gì tương xứng bằng tiền lương, bằng đền bù, bằng trả lại theo lẽ công bằng.

Như thế, có một sự khác biệt lớn giữa kiểu sống đạo dựa trên hồng ân và kiểu giữ đạo nhằm vào công trạng. Người ta có thể chấp nhận “giữ đạo” để được “lên thiên đàng”. Nhưng người ta cũng có thể “sống đạo” chỉ vì muốn đền đáp một chút nào hồng ân bao la của Thiên Chúa. Kiểu giữ đạo theo công trạng sẽ làm cho người Kitô hữư trở thành “nô lệ”, thành “kẻ làm công”. Cách sống đạo như một hồng ân làm cho người Kitô hữu trở thành con cái hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha yêu thương. Nhờ đó Kitô hữu sẽ nhận ra hồng ân của Chúa nơi mọi sự, khắp mọi nơi, trong mọi lúc, tràn ngập cuộc đời, để biết hân hoan ca tụng Chúa, biết vui mừng vì hồng ân Chúa nơi anh chị em của mình.

Những người thợ được thuê làm vườn nho vào những giờ khác nhau, đó là hình ảnh những người được mời vào Giáo hội qua Bí Tích Rửa Tội vào những tuổi đời khác nhau. Sống trong Giáo hội, mọi người đều là con cái của Chúa, không phân biệt giàu nghèo sang hèn. Ai cũng được Thiên Chúa yêu thương. Đã là yêu thương thì không còn đứng trong ranh giới công bình.Thiên Chúa thưởng công cho ai là tùy lòng tốt của Ngài. Cùng nhau làm việc Tông Đồ Truyền Giáo là bổn phận mỗi người Kitô hữu. Phần thưởng là do lòng tốt Chúa ban. Như thế chúng ta sẽ xây dựng được Nước Trời giữa trần gian.

Về mục lục 

.

CA TỤNG HAY KÊU TRÁCH

Dụ ngôn của Đức Giêsu, về những nhóm thợ khác nhau được mời gọi đi vào làm việc trong vườn nho, mặc khải cho chúng ta một cách tuyệt vời về cung cách hành động của Thiên Chúa, và về khó khăn sâu xa có nơi mỗi người chúng ta, khi đối diện với cung cách hành động này.

1. “Nước Trời giống như chuyện chủ nhà kia…”

Trước hết, Thiên Chúa được ví như ông chủ vườn nho, hành động giống như bao ông chủ vườn nho khác: sáng sớm ra khỏi nhà để đi tìm thợ, thỏa thuận về thời gian và tiền công (mỗi ngày một quan tiền) và sai họ đi vào làm việc trong vườn nho của mình. Ở bước này, cho dù là tương quan giữa ông chủ vườn và người làm công xem ra rất bình thường và công bằng, nhưng những người làm công vẫn được mời gọi nhận ra việc làm của mình là một điều may mắn, thậm chí là một ơn huệ, và nhất là nhận ra lòng tốt của ông, khi ông đich thân ra khỏi nhà để đi tìm người thợ, thay vì người thợ đi tìm ông chủ đề “xin việc”.

Chúng ta có nhận ra hiện hữu, cuộc đời, ơn gọi gia đình hay tu trì của chúng ta là một ơn huệ không? Chúng ta có nhận ra lòng tốt của Chúa để luôn tạ ơn và ca tụng Ngài không? Và để sống và làm việc trong tâm tình tạ ơn và ca tụng không? Hay chúng ta coi tất cả những ơn huệ nhưng không này như một thứ “quyền lợi”, để đòi hỏi Thiên Chúa, để so bì và ganh tị với nhau? Nhưng khi đòi hỏi và ganh tị, chúng ta dựa vào điều gì, phải chẳng là công lao hay thành tích của chính chúng ta?

2. “Cả các anh nữa hãy đi vào vườn nho” (c. 3-7)

Thực vậy, phần tiếp theo của dụ ngôn, mỗi lúc một mạnh mẽ và vượt quá cách hành động thông thường của một người chủ, có thể có trong kinh nghiệm sống của chúng ta, nhấn mạnh đặc biệt đến chiều kích ơn huệ và lòng tốt khác thường của ông chủ: giờ thứ ba (9 giờ sáng), ông lại ra khỏi nhà đi tìm thợ; giờ thứ 6 (12 giờ trưa), ông lại đi nữa; rồi giờ thứ 9 (3 giờ chiều), ông lại đi nữa; và đây là tột đỉnh của sự khác thường, vào giờ thứ 11 (5g chiều), ông vẫn ra khỏi nhà đi tìm thợ làm việc!

Nếu trong những trường hợp trước, ông chủ chỉ hứa trả công một cách hợp lí: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng”, thì trong trường hợp sau cùng, ông chỉ mời gọi đi làm việc: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho”. Như thế, được hiện diện trong vườn nho là một ơn huệ hoàn toàn nhưng không, diễn tả lòng tốt của ông chủ; và điều này cũng đúng với những trường hợp trước và phải được nhận ra và được ngợi khen bởi những người thợ đi vào trước, và kể cả những người vào làm việc đầu tiên nữa.

Tuy nhiên, câu chuyện của dụ ngôn, vốn diễn tả sự thật về chính chúng ta, lại diễn biến theo hướng lòng ghen tị và lời kêu trách, thay vì theo hướng chúc mừng và ca tụng. Dân Chúa đã kêu trách và ghen tị trong sa mạc (x. Ds 21,4-9, bài đọc I của ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá); và loài người và mỗi người chúng ta được mời gọi nhận ra bản thân mình nơi Dân Chúa.

Như thế, đúng ra những trường hợp trước phải được hiểu dưới ánh sáng của trường hợp sau cùng, để nhận ra lòng tốt của ông chủ được thể hiện từ đầu đến cuối. Vì, nếu hiểu ngược lại, nghĩa là các trường hợp sau được hiểu dưới ánh sáng của trường hợp đầu tiên, người ta sẽ hiểu lệch lạc về ông chủ và về người khác: từ đó, phát sinh thái độ kêu trách và ganh tị.

3. “Bắt đầu từ những người vào làm sau chót…”

Và dường như ông chủ cố ý làm cho lòng ghen tị và lời kêu trách lộ diện, khi ông trả công, đúng hơn là ban phát, cách quảng đại cho người đến làm việc sau cùng, trước mắt mọi người:

Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất.

Bởi vì, làm cho cái xấu lộ diện, chính là cách tốt nhất để chữa lành. Thực vậy, khi đến lượt nhóm thợ đầu tiên đến lãnh tiền công, họ được nhận đúng với lời thỏa thuận của ông chủ và của họ và điều này làm bật lên sự khác biệt giữa họ và những người khác. Nhưng thay vì họ chúc mừng những người đến sau (vì họ làm ít hơn mình, nhưng lại nhận được nhiều như mình) và ca ngợi lòng tốt của ông chủ (ông chủ không chỉ trà công sòng phẳng, nhưng còn ban phát rộng rãi cho người khác, theo lòng tốt của mình), họ vừa lãnh công và vừa cằn nhằn:

Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt.

Trong lời này, hàm chứa hai thái độ: so sánh mình với người khác: “mấy người sau chót này”, và kêu trách ông chủ: “thế mà ông lại…”. Lời kêu trách của họ dựa trên những sự kiện rất khách quan và rất đúng: họ làm việc nhiều hơn và vất vả hơn người khác; nhưng người khác lại được hưởng bằng họ! Nhưng rất tiếc, những điều rất đúng và rất khách quan này lại được nhìn bằng con mắt ghen tị! Và vì ghen tị, nên trở nên mù quáng, không mở ra để nhận ra những sự kiện lớn hơn và đúng hơn: người khác thật may mắn và ông chủ thật tốt lành, để chúc mừng họ và ca ngợi ông chủ, đê đi vào trong niềm vui của người ban phát và của người lãnh nhận. Và vì ghen tị, nên cũng mù quáng với chính những gì mình đang có, bởi lẽ điều mình dang có không phải là quyền lợi, nhưng là ân huệ, và vì người lãnh nhận không chỉ là người khác, nhưng cũng là chính bản thân mình. Mình có niềm vui, nhưng lại tự biến niềm vui của mình thành nỗi buồn, gây chết chóc, cho mình và cho người khác.

Xin cho Lời Chúa, là Lời sẽ dẫn chúng ta đến “Lời Thập Giá” (x. 1Cr 1,18) chữa lành đôi mắt của chúng ta, khi chúng ta “nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19,37); bởi vì nơi Thập Giá, chúng ta vừa nhìn thấy hệ quả khủng khiếp của thái độ ghen ghét (nhìn thấy để được chữa lành), và vừa nhận ra tình yêu đến cùng của Chúa dành cho loài người và từng người chúng ta (để ca tụng Chúa, thay vì kêu trách).

 Về mục lục