Lời Chúa Năm B CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN NĂM B

CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN NĂM B

CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN NĂM B

Lời Chúa: Ed 17, 22-24; 2Cr 5, 6-10; Mc 4, 26-34

Mục lục

1. Hạt giống âm thầm (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên, Gp. Hải Phòng)

2. Sức mạnh của Nước Trời (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc)

3. Hạt giống mọc lên- (Lm. Jos. DĐH, Gp. Xuân Lộc)

4. Có gieo có gặt  (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

5. Hạt giống mọc lên (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

6. Dụ ngôn Nước Trời (Trầm Thiên Thu)

7. Hạt cải, men bánh  (Lm. Giuse Hoàng Kim Toan)

8. Chúa Nhật 11 Thường Niên_B (Lm. Antôn, giáo xứ thánh Giuse, Tulsa)

9. Sức mạnh phục vụ của tình yêu (Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB)

10. Góp phần phát huy sức sống của Hạt Cải Nước Trời (Lm. Đan Vinh)

 

 

HẠT GIỐNG ÂM THẦM

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên 

Trong cuộc sống hôm nay, người ta nói nhiều đến ô nhiễm môi trường. Môi trường không những bị ô nhiễm vì bụi bặm, vì chất thải công nghiệp gây độc hại, mà còn ô nhiễm bởi quá nhiều âm thanh ồn ào. Giữa “chợ đời” náo nhiệt này, thật khó để có được một “cõi riêng tư” trầm lắng để giúp con người hồi tâm và sống thân tình với Chúa.

Đức tin giống như hạt giống âm thầm đang từng ngày lớn lên và chi phối hành vi và tư tưởng của chúng ta. Nhiều người bị lôi cuốn theo trào lưu xã hội hôm nay, chỉ chú trọng đến bề ngoài mà quên cốt lõi của đời sống nội tâm. Hậu quả để lại, đó là một lối sống Đức tin hời hợt, tương đối, nên khi gặp khó khăn thì dễ chán nản và tiêu cực. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng hai hình ảnh để diễn tả sự hiện diện của Nước Trời trong lòng thế giới: đó là hạt giống âm thầm mọc lên mà người ta không hay biết, và hạt cải nhỏ bé khi lớn sẽ thành cây to. Đức tin được gieo trồng vào lòng người qua bí tích Thanh tẩy và cần được nuôi dưỡng chăm bón mỗi ngày, nhờ đó, được lớn lên và sinh hoa kết trái. Đức tin cũng là một thực tại vô hình. Nếu người ta không thể cầm nắm và chạm tới Đức tin như chạm tới một sự vật, thì người ta lại có thể cảm nhận được Đức tin qua hành động của người tín hữu. Như thế, người tín hữu chân chính luôn phải quan tâm đến tình trạng đạo đức của mình ra sao và mối liên hệ thân tình giũa tâm hồn ta với Chúa như thế nào. Người luôn chăm lo cho cây Đức tin của mình được lớn mạnh, sẽ không dựa vào những gì ồn ào náo nhiệt bên ngoài, nhưng luôn chọn lựa những gì có thể làm cho mình được gần Chúa. Giữa cuộc đời đầy bon chen giành giật, họ biết dành cho Chúa một cõi riêng tư, nhờ đó, tâm hồn họ luôn thanh thản an bình, “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”. Nhờ Đức tin soi dẫn, người tín hữu cố gắng sống đẹp lòng Chúa (Bài đọc II). Họ  sống và hành động theo luật Chúa và với lương tâm ngay thẳng, chứ không bị chi phối bởi dư luận xung quanh. Họ tin sẽ có ngày những hành vi cử chỉ của họ đều được phơi bày trước mặt Chúa, như trước mặt vị thẩm phán chí công. Như đóa hoa hồng âm thầm nở, kể cả giữa bụi gai, người tin Chúa sống đạo đức tốt lành, dù những oan trái của cuộc đời. Họ tin vào Chúa, với niềm xác tín Ngài sẽ thương chúc phúc cho họ. Nếu người tín hữu sống tốt lành dù phải hy sinh thiệt thòi, là vì họ tin vào Ngài là Đấng quyền năng. Những ai kiêu ngạo, Ngài sẽ hạ xuống và những ai khiêm tốn, Ngài sẽ nâng lên. Đời sống Đức tin được ngôn sứ Egiêkien so sánh như cây hương nam được trồng trên ngọn đồi. Cũng giống như cây tùng, cây bách, trong truyền thống Do Thái, cây hương nam tượng trưng cho người công chính, luôn tỏa hương thơm ngát là sự thánh thiện và sự trung thực chân thành (Bài đọc I)

Có người đặt vấn nạn: tại sao Chúa tốt lành như vậy mà có rất ít người tin Chúa, ví dụ như ở Việt Nam cho đến nay, số người công giáo chỉ chiếm 7 phần trăm tổng dân số cả nước. Hình ảnh hạt cải trong Tin Mừng là câu trả lời cho vấn nạn này. Cộng đoàn Kitô hữu mặc dù nhỏ bé, nhưng nếu các thành viên đều thiện chí và nỗ lực sống theo giáo huấn của Chúa, thì mặc dù nhỏ bé, cũng có thể trở nên nền tảng cho một nền luân lý xã hội và góp phần tỏa bóng mát cho thời đại hôm nay.

Cũng có người đặt câu hỏi: Giáo Hội công giáo mang lại điều gì cho con người và cuộc sống tại Việt Nam hôm nay. Thưa: Giáo Hội mang cho con người Chúa Giêsu. Giáo Hội tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu, dấn thân phục vụ vô vị lợi, vì hạnh phúc của con người, nhằm giải phóng con người khỏi ách thống trị của tiền bạc, danh vọng và tội lỗi. Giáo Hội sống trong nền văn hóa Việt Nam, giống như sự sống trong thân cây. Dù chúng ta thức hay ngủ, cây vẫn lớn lên, nhờ sức sống vô hình. Quá khứ và hiện tại đều chứng minh sự đóng góp to lớn của Giáo Hội công giáo với sự phát triển của quê hương Việt Nam trong nhiều lãnh vực.

Nhờ đời sống nội tâm sâu xa và nhờ việc chuyên cần thực thi Lời Chúa, mỗi Kitô hữu chúng ta đang tham gia phần mình làm cho cây Đức tin lớn lên và tỏa sáng, giúp anh chị em chúng ta trên đất nước này được đón nhận ơn Cứu độ.

SỨC MẠNH CỦA NƯỚC TRỜI

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung nguyên là một bác sĩ Phật giáo, chuyên môn về da liễu. Khi lên mười tám tuổi, nhân đọc một bài báo nói về cái chết của Ðức Cha Jean Cassaigne tại trại phong Di Linh, cậu Chung cảm thấy cuộc sống đó quá tốt đẹp và vô tình Ðức Cha Jean Cassaigne đã trở thành thần tượng của cậu. Khi nhắc lại đoạn đời đó, cha Chung cho biết là ngài được rao giảng Tin Mừng bằng đời sống, chứ không phải bằng lời nói. Từ đó, cậu Chung có ý nguyện học làm bác sĩ để phục vụ bệnh nhân phong như Ðức Cha Jean Cassaigne, và còn trở thành một linh mục.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quả quyết : Hạt giống được gieo xuống đất, đêm hay này, người gieo dù ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nảy mầm, mọc lên và sinh hoa kết quả. Khi nói điều này, Chúa muốn trả lời cho những người rơi vào tình trạng sốt ruột khi thấy công cuộc loan báo Nước Trời của Chúa dường như không đạt kết quả, hoặc kết quả quá ít. Dụ ngôn này cũng nhắm đến những người cho rằng sự thành công của công cuộc loan báo Tin Mừng là do cố gắng của con người.

Lịch sử Giáo Hội Việt Nam đã trải qua bốn thế kỷ đón nhận hạt giống Tin Mừng. Từ những ngày đầu tiên, khi hạt giống vừa nảy mầm, đã bị những cơn bách hại kinh khủng khiến hàng trăm ngàn người phải chết vì Tin Mừng. Tuy nhiên, trong những cơn sóng gió như thế, Tin Mừng của Chúa Kitô vẫn âm thầm nảy mầm và phát triển. Cho đến nay, mặc dù người Kitô hữu vẫn là số ít trong cộng đồng Việt Nam, nhưng cây đức tin vẫn đang không ngừng trổ sinh hoa trái cho Giáo Hội và xã hội.

Thực tế đó cho chúng ta hiểu các hình ảnh dụ ngôn Chúa dùng hôm nay về hạt lúa và hạt cải. Nước Trời ví như hạt lúa được ông chủ gieo vào mảnh ruộng trần gian này. Điều mà câu chuyên muốn nhắm đến là sức sống nội tại mãnh liệt của hạt giống. Nếu nhìn bên ngoài, một hạt lúa không có gì đặc biệt, nó có vẻ khô cứng, không sự sống. Thế nhưng, cũng giống như nhiều loại hạt khác, bên trong nó đang ấp ủ một mầm sống. Khi có môi trường thích hợp thì mầm sống ấy thức dậy, phá vỡ lớp vỏ cứng của bản thân, phá vỡ cả lớp đất đè trên bề mặt để nảy lên mầm sống mới. Con người không hề can thiệp vào quy trình này dù người gieo thức hay ngủ, hạt giống vẫn nảy mầm. Không chỉ như thế, mầm sống này còn có sức mạnh nội tại, hút lấy dưỡng chất từ trong đất để chuyển hóa thành dinh dưỡng nuôi cây và sinh hoa kết trái. Đến mùa, chủ ruộng đem liềm ra gặt và thu vào kho.

Cũng vậy, hạt giống Tin Mừng được gieo vào thế gian. Thiên Chúa cũng cho nó có một sức mạnh nội tại để có thể nảy mầm trong gian nan thử thách, lớn lên trong khó khăn và trổ sinh hoa trái tốt lành dù bị bão tố vùi giập. Nói như thế để những cộng tác viên của Chúa, những người mang trách nhiệm gieo hạt giống Nước Trời đừng bao giờ thất vọng khi gặp khó khăn thử thách, vì Thiên Chúa vẫn có cách để làm cho hạt giống bén rễ, chỉ cần mỗi người cứ nhiệt tâm gieo vãi với hết khả năng và nhiệm vụ của mình. Dụ ngôn cũng đồng thời nhắc cho nhiều người khác đừng bao giờ nghĩ rằng sự thành công trước mắt, sự lớn mạnh của Nước Trời, sự lan rộng của Tin Mừng là do công lao vất vả của mình, nhưng là do Thiên Chúa. Nhìn thấy như thế để mỗi người không rơi vào tình trạng tự mãn khi thành công hoặc thất vọng, chán nản khi gặp khó khăn thất bại. Những thành quả mà chúng ta đạt được là do công khó của nhiều người và là do quyền năng của Thiên Chúa, còn mỗi chúng ta là người được thừa hưởng mùa gặt từ người khác đã gieo, hoa quả từ người khác đã trồng, thành công từ người khác đã vun đắp.

Với dụ ngôn hạt cải, Chúa Giêsu muốn trình bày Nước Trời dưới một góc độ khác. Hạt cải là một trong những hạt giống rất nhỏ bé, nó có thể lẫn với những hạt cát, nhưng khi mọc lên, nó lại trở thành một cây to, cành lá xum xuê đến độ chim trời có thể nương náu. Hạt cải Chúa Giêsu ví dụ, còn là hình ảnh của Giáo Hội. Giáo Hội cùng với Tin Mừng của Chúa, lúc khởi đầu hết sức nhỏ bé, khiêm tốn, nằm lẫn trong vùng sỏi đá Palestin cùng với nhiều tôn giáo và các triết thuyết. Vậy mà đến nay, với quyền năng và sức mạnh của Thiên Chúa, Tin Mừng đã được loan báo đến khắp mọi vùng trên trái đất này. Với một khởi đầu nhỏ bé chỉ có mười hai con người tầm thường, mà nay Giáo Hội của Chúa Kitô đã phát triển thành một cây to, tỏa bóng mát tình yêu thương và ơn cứu độ cho thế giới. Những cánh chim mệt mỏi đau khổ của thế giới, những con người bị bỏ rơi, tìm được nơi Giáo Hội sự che chở, chăm sóc, nương náu.

Tất cả sự kỳ diệu này là do bàn tay uy quyền của Thiên Chúa chứ không do tài khéo léo của con người. Tiên tri Ezekien cũng đã dùng hình ảnh tương tự để nói lên quyền năng kỳ diệu của Thiên Chúa : Từ ngọn cây hương bá cao chót vót, ta sẽ ngắt một chồi non. Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi cao, nó sẽ trổ cành kết trái thành cây hương bá huy hoàng. Ta hạ thấp cây cao và nâng cao cây thấp. Với lời tiên báo nhiều hình ảnh này, vị tiên tri đã nhận ra rằng Thiên Chúa luôn luôn có đường lối riêng của Ngài mà con người khổng thể hình dung hết được. Thiên Chúa luôn thực hiện những điều kỳ diệu từ những cái nhỏ bé, tầm thường mà con người không ngờ tới.

Sau hơn hai ngàn năm được gieo vào lòng đất, đến nay, cây Nước Trời không ngừng vươn cành tỏa bóng cho thế giới qua Giáo Hội. Xét về phương diện hữu hình, Giáo Hội vẫn là một cây nhỏ bé, vậy mà Giáo Hội đã có một tầm ảnh hưởng không biên giới. Tiếng nói của Giáo Hội được lắng nghe tại các nước có tôn giáo cũng như các nước vô thần. Nhiều quốc gia đã cậy nhờ Giáo Hội làm trung gian hòa giải, làm trọng tài trên nhiều lãnh vực xã hội và luân lý. Trong cái nhỏ bé khiêm tốn của Giáo Hội, chúng ta nhận thấy sức mạnh của Chúa Thánh Thần hoạt động và hướng dẫn Giáo Hội. Chúa Thánh Thần như dòng nước tuôn chảy, tưới mát mọi hoạt động của Giáo Hội và làm cho mọi công việc của Giáo Hội trổ sinh hoa trái cho thế giới.

Mặc dù các dụ ngôn hôm nay nhấn mạnh đến sức mạnh của Thiên Chúa tiềm tàng và hoạt động trong Giáo Hội, trong công cuộc gieo vãi hạt giống Tin Mừng, nhưng điều đó không có nghĩa là loại trừ khả năng và sự hy sinh cộng tác của con người. Tin vào quyền năng và kế hoạch của Thiên Chúa để chúng ta không chán nản, thất vọng hoặc sốt ruột khi thấy bao công khó gieo trồng của mỗi thành viên trong Giáo Hội dường như vẫn chưa đạt đến mức độ mong muốn. Có nhiều người cảm thấy sốt ruột, muốn nhìn thấy thành quả ngay trước mắt, hoặc đánh giá sự thành công theo những tiêu chuẩn và con số bên ngoài, mà quên rằng, ngoài những hoạt động và hình thức bên ngoài, Giáo Hội còn có một dòng chảy mãnh liệt làm sức sống từ bên trong. Dòng chảy đó là quyền năng của Thiên Chúa qua sự tác động của Thánh Thần. Chính dòng chảy này như là dòng nhựa sống nuôi dưỡng mọi hoạt động của Giáo Hội, làm cho Giáo Hội lớn mạnh và trổ sinh hoa trái.

Hạt giống Tin Mừng cũng đã được gieo vãi vào tâm hồn chúng ta. Dấu ấn của Chúa Kitô qua phép rửa đã được khắc ghi vào tâm hồn mỗi người. Hạt giống ấy đang thực sự nảy mầm trong tâm hồn con người. Tuy nhiên, để cho hạt giống được trổ sinh hoa trái tốt lành, vẫn cần đến sự cộng tác của mỗi người. Những tâm hồn sẵn sàng thì hạt giống Tin Mừng sẽ bén rễ sâu và sinh hoa kết trái trong cuộc đời người ấy. Còn những tâm hồn khô khan sỏi đá, hạt giống Tin Mừng không chết đi, nhưng vẫn cứ chờ đợi khi có một cơ hội thuận tiện, nó sẽ nảy mầm và sinh hoa trái.

Tin Mừng hôm nay cũng mời gọi mỗi Kitô hữu, đừng mặc cảm mình là thiểu số, nhưng cần phải sống hết mình với Tin Mừng và cùng với Ơn Chúa vươn những cành yêu thương, trổ sinh những trái nhân ái cho hết mọi người. Hãy mở rộng vòng tay để cho vợ chồng con cái có thể nương náu dưới bóng mát yêu thương của mình. Hãy làm cho gia đình trở thành nơi bảo vệ an toàn cho con cái và các thành viên. Các bạn trẻ đừng dửng dưng đứng nhìn, nhưng cần vươn rộng đôi tay để có thể đón nhận và trao ban, để có thể an ủi và nâng đỡ cho những tâm hồn đang cần đến chúng ta.

Xin cho bất cứ ai khi gặp gỡ, tiếp xúc với người Kitô hữu, cảm nhận được dòng chảy tình yêu và sức sống của Chúa trong ta và họ có thể hoàn toàn tin tưởng nơi sự chân thành của chúng ta. Amen.

Về mục lục

.

HẠT GIỐNG MỌC LÊN-

Lm. Jos. DĐH

Sôi động và êm dịu là 2 dòng nhạc mà các nghệ sĩ vẫn gởi tới người nghe; đầu bếp tài tình phải là người đáp ứng được mọi khẩu vị của nhiều khách hàng dễ tính, khó tính. Hy vọng, đợi chờ được thưởng thức nhạc hay, và hạnh phúc được cảm nếm đồ ăn thức uống là như nhau. Đã đầu tư công sức, người ta có quyền hy vọng thành quả, đã cố gắng tập luyện, thì mơ ước hạnh phúc không phải là viển vông.

Hoa đẹp nhờ có hương có sắc, người tài đức nhờ có ý chí, có ước mơ đúng, người Kitô hữu đẹp là tâm hồn có Chúa, có tình yêu được chia sẻ. Dù ở giai đoạn tuổi học trò, tuổi mộng mơ, tuổi cao niên, không ai có thể tách chúng ta ra khỏi tiếng yêu thương giữa tình người và tình đời trong cộng đồng xã hội. Tình yêu mà chúng ta biết đến là sức mạnh, là tính toán hoàn toàn khác với thành quả được mọc lên mà Đức Giêsu đã diễn tả về hạt giống tin yêu được gieo trồng.

Khi đưa ra hình ảnh người gieo giống, Đức Giêsu cho thấy tính chặt chẽ đến mức, không thế lực nào có thể cản trở hạt giống kia mọc lên khi được đặt vào lòng đất. Đặc tính âm thầm của hạt giống được gieo trồng và sự phát triển dẫn đến mùa gặt, hay từ một hạt cải bé bé nhỏ trở thành cây cải lớn mạnh đến độ chim trời có thể bay đậu, núp bóng. Niềm vui của nhà nông là có mùa gặt bội thu, hạnh phúc của bậc cha mẹ là thấy con cháu mình thành danh, thành người hữu ích.

Đức Giêsu khi xưa giới thiệu về niềm vui của người gieo giống thật lạc quan về ngày mùa ở phía trước; đó cũng là hạnh phúc với người gieo “hạt giống tin mừng”, vì Nước Thiên Chúa sẽ vui mừng rộng mở, đón các tín hữu tiến vào. Nơi cuộc sống đầy phức tạp ngày nay, sự khôn ngoan và tài khéo léo của các cha mẹ khi thấy con cái mình chậm phát triển, chậm trưởng thành, họ đã biết yêu thương đứa bé hơn và tiếp tục kiên nhẫn tìm giải pháp giúp chúng. Dù Nước Thiên Chúa bằng mắt thường ta không phát hiện được gì cả, nghĩa là các thành viên dường như chưa thấy gì là thánh thiện. Việc cần làm là nên tiếp tục vun xới, để hạt giống nơi tâm hồn của ta nhờ lời cầu nguyện và năng lãnh nhận các bí tích, vườn nho của Chúa sẽ trổ sinh hoa trái thánh thiện.

Các bậc cha mẹ không thể dạy dỗ con cái trong một vài tháng năm, người ta không thể xét tốt nghiệp, hay cấp văn bằng chứng chỉ cho ai trong một vài ngày đến trường lớp ! Nước Chúa không thể xây dựng trong một ngày, nhưng là trường kỳ từ lúc hội thánh khai sinh đến ngày tận cùng thế giới. Lỗi lầm của người tông đồ, của người tội lỗi phải được tháo gỡ tẩy rửa bằng việc sám hối trong tình yêu và sức mạnh vươn lên từ Đức Kitô. Hạt giống âm thầm của Đức Giêsu được diễn tả qua công việc tạo dựng vạn vật, qua hội thánh, qua các bài giáo lý, kết hiệp cầu nguyện, và được biến đổi xứng hợp với tình yêu Chúa.

Người xưa có câu : làm người thì dễ, nên người khó thay. Cái túi khôn của tiền nhân cộng với sự nỗ lực của từng tâm hồn tạo nên con đường dẫn tới hạnh phúc thật. Cứ theo qui luật, hạt giống đức tin được gieo vào tâm hồn, nhờ giáo hội chăm sóc dưỡng dục, thì sẽ có ngày thu hoạch. Hạt giống đức tin ấy Chúa Giêsu đã gieo, cùng với sự kỳ vọng của gia đình hội thánh, tình yêu đó âm thầm phát triển, phải trở nên mùa gặt là các linh hồn thánh đức.

Nếu con cháu nghe được lời khuyên bảo, giáo dục của cha mẹ, thì con người cũng không khó cảm nhận được lời giáo huấn của Chúa ! Nước Thiên Chúa vẫn luôn phát triển cả bên trong lẫn bên ngoài, cả chất lượng và số lượng, vì người gieo hạt giống đức tin, người môn đệ của Đức Giêsu đều ở trong tình yêu Ba Ngôi.

Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô nói: “Công việc của Chúa được thực hiện từ từ không hay biết”. Bạn đừng quá vội vã, quay cuồng, lo lắng vì thấy hoạt động của mình như không đi đến đâu ! Tục ngữ cũng có câu : “tấm ngẩm tầm ngầm mà đánh chết voi”, ngụ ý nhắc chúng ta đừng vội đánh giá năng lực của bất cứ ai, chớ xem thường tính giản dị, mộc mạc, nơi người anh em mình đã được Chúa thánh hóa.

Đức Kitô là mầu nhiệm, Ngài trao ban cho giáo hội một sức mạnh âm thầm và vững chắc, Ngài thúc đẩy tình yêu cứu độ cách trọn vẹn của Ngài nơi cuộc sống chúng ta. Dụ ngôn hạt giống đức tin và hạt cải kết thúc với lời ghi nhận : khi chỉ có thầy trò với nhau, Đức Giêsu đã giải nghĩa hết cho các học trò. Sự gắn bó với Đức Giêsu sẽ giúp chúng ta tiến tới mầu nhiệm Nước Trời, chúng ta chỉ có thể hiểu biết rõ về người mình yêu khi ta hết lòng yêu mến người đó. Hãy tin vào sự hướng dẫn nơi Đức Kitô đối với với lịch sử giáo hội, để hạt giống tình yêu Chúa được mọc lên, được phát triển cách viên mãn nơi mùa gặt phong phú trong ngày sau hết. Amen.

Về mục lục

 

CÓ GIEO CÓ GẶT

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Cuộc sống là những ngày gieo vãi. Có “gieo có gặt”. Gieo và gặt không chỉ là những hạt lúa, hạt đậu mà còn gieo gặt những việc ta làm, những lời ta nói. Gieo điều gì sẽ gặt hái điều ấy như là định luật tất yếu của cuộc đời. Có người gieo yêu thương sẽ gặt hái niềm vui. Có người gieo chia rẽ sẽ gặt hái sợ hãi lo âu. Có người gieo tư tưởng tốt sẽ mang lại cho nhân thế những vĩ nhân anh hùng. Có người gieo tư tưởng lầm lạc sẽ để lại nhân thế những loạn lạc, chiến tranh khổ đau.

Người ta kể rằng Đầu tháng 10 năm 1962, chiếc phi cơ hàng không Panam (Mỹ), chở các Giám mục người Mỹ đi họp Công Đồng chung Vatican II. Trong hai cô tiếp viên hàng không phục vụ hành khách, có một cô kiều diễm tuyệt vời. Đức Cha Fulton Sheen, Tổng Giám Mục giáo phận New York đã ghé vào tai cô tiếp viên ấy và nói : Có khi nào cô đã tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho cô sắc đẹp tuyệt vời không?

– Sững sờ, ngạc nhiên nhưng cô gái vẫn hỏi Đức Cha : Đức Cha nghĩ con phải làm gì để tạ ơn Chúa?

Trong chốc lát, Đức Cha nói:

– Có một trại cùi tại Di Linh, Việt Nam. Họ rất khốn khổ. Họ đang chờ cái chết đến với họ. Vậy theo ý cha, cách tạ ơn Chúa đẹp lòng Ngài hơn cả và có ý nghĩa hơn cả là con hãy hy sinh một thời gian, đem nụ cười xinh tươi, đem tiếng nói dịu dàng, đem duyên sắc mặn mà của con để an ủi họ.

Mặt cô tiếp viên tái dần đi. Cô đứng lặng yên trong mấy phút.

Đột nhiên, cô cúi đầu tạm biệt không nói một lời.

Nhưng đầu năm 1963, đài phát thanh cũng như báo chí ở Sài Gòn loan tin: “Một nữ tiếp viên rất xinh đẹp của hãng hàng không Panam tình nguyện đến Di Linh – Lâm Đồng để sống với những người phong cùi trong 6 tháng”.

Lời gieo của Đức Cha Fulton Sheen đã thay đổi cuộc đời của cô tiếp viên hàng không. Cô đã nhận ra Thượng Đế thương cô nên ban cho cô sắc đẹp tuyệt trần. Cô đã hiểu được rằng lời tạ ơn hay nhất chính là trao ban tình yêu cho tha nhân.

Quả thực, có những lời nói, cử chỉ tưởng như vô tình lại trở thành nguyên nhân thay đổi cho cả một đời người. Biết bao con cái rơi vào sự tự ti mặc cảm khi cha mẹ vô tình lập lại lời chê trách đối với con. Có biết bao con người đã bẻ gãy ổ khóa tự ti mặc cảm để can đảm vào đời, khi nhận được một sự khích lệ, một sự cảm thông từ những người thân. Biết bao con người đã hoàn thiện nhờ vào gương lành của tha nhân đã gieo vào lòng họ những gương sáng. Những lời nói, những việc làm của ta như những hạt giống âm thầm gieo vào lòng những người chung quanh ta để có thể biến đổi họ theo cách sống của chúng ta.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy ra đi gieo vãi lời Chúa. Gieo trong kiên trì. Dù đêm hay ngày. Người gieo giống luôn gieo vào nhân thế hạt giống của tin mừng, hạt giống của yêu thương và hạnh phúc. Người Ky-tô hãy gieo trong kiên trì, gieo với niềm cậy trông để nhờ ơn Chúa lời ta nói, việc ta làm sẽ sinh hoa kết trái nơi môi trường chúng ta đang sống.

Ước gì chúng ta luôn gieo vãi yêu thương trong hành trình cuộc sống của chúng ta, để mỗi bước chân chúng ta đi luôn để lại cho đời những nụ hoa và hương thơm của yêu thương. Amen.

Về mục lục

 

HẠT GIỐNG MỌC LÊN

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Vào một đêm nọ, người phụ nữ nằm mơ. Chị thấy mình bước vào một siêu thị. Khách hàng tấp nập. Có một quày hàng đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc nhiên thấy Chúa Giêsu đứng bán ở quày hàng này.

Chờ đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng sao? Chúa bán cái gì ở đây vậy?

Chúa trả lời: Ta bán mọi sự con đang ước muốn trong trái tim con.

Chị nói liền một hồi: Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có khôn ngoan và tự do không sợ hãi. Suy nghĩ một lúc, chị lại thêm: không chỉ cho con mà thôi nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con nữa.

Chúa mỉm cười và nói: hỡi con yêu dấu, ở đây,Ta không bán hoa trái mà chỉ bán hạt giống thôi. (Anthony de Mello).

Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên Chúa. Hình ảnh cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng thế giới và gieo vào lòng người sẽ nảy mầm và sinh nhiều hoa trái tốt lành. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu và sự thật, không ngừng tăng trưởng dọc dài thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Thiên Chúa. “Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống này nảy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết”. Sự kỳ diệu của hạt giống là vẫn âm thầm lớn lên theo quy luật tự nhiên và sẽ có một ngày nó trở thành cây cao bóng cả cho đàn chim trú ngụ. Hãy đi ra và gieo hạt giống Tin mừng, hạt giống yêu thương phục vụ, Chúa sẽ giúp hạt giống nảy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái nơi môi trường chúng ta đang sống.

Dụ ngôn “Hạt lúa âm thầm mọc lên” (x. Mc 4,26-29) chính là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong một nền văn hoá.

Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.

Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một đời sống yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, tâm hồn người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.

Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái… khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.

Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người truyền giáo cần phải sống giữa những anh chị em này và chia sẽ đời sống của họ. Ðó là điều cần phải làm trước tiên và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự. Cần huấn luyện những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập ngõ hầu những thành phần của địa phương có thể rao giảng phúc âm cho chính đồng bào của họ và cung cấp những giáo dân có đức tin vừng mạnh, có trình độ trí thức tốt, có khả năng làm việc cách hăng say giữa anh chị em mình.

Tôi có đi du lịch hành hương đất nước Hàn Quốc. Theo linh mục Piero Gheddo, thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano: “Trong suốt 50 năm qua có lẽ đã không có quốc gia nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo như Hàn Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ này cũng xảy ra đối với Kitô giáo nữa. Thật thế, từ năm 1960 đến năm 2010, dân số Hàn Quốc từ 23 triệu đã tăng lên 48 triệu người. Lợi tức bình quân tính trên đầu người gia tăng từ 1.300 USD lên 19.500 USD hằng năm. Số Kitô hữu từ 2% tăng lên 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu Công giáo, tức khoảng 5,4 triệu. Số linh mục từ 250 lên đến 5.000”. (Nhật báo Avvenire (Tương lai), cơ quan ngôn luận chính thức của Hội đồng Giám mục Italia số ra ngày 8-4-2012).

Với hơn 5.000 linh mục hiện nay, tính bình quân, mỗi vị coi sóc 1.100 tín hữu. Hồi năm 2008, số tín hữu Công giáo đã vượt 10% tổng số dân Hàn Quốc và gia tăng 3% mỗi năm.

Theo thống kê của Giáo Hội năm 2009, số người lãnh nhận bí tích Rửa tội đã là 159.000, và đã có 149 phó tế được thụ phong linh mục, tức gia tăng 21 vị so với năm 2008. Trong năm 2009 có 69% người Hàn Quốc thuộc lứa tuổi 23 tới 40. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc rất trẻ trung và tràn đầy sức sống.

Đức Hồng y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám mục thủ đô Seoul, cho biết trong 10 năm qua, số tín hữu Công giáo Hàn Quốc đã gia tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu, khiến cho Giáo Hội Hàn Quốc là Giáo Hội tiến triển mạnh nhất châu Á. Tại Hàn Quốc, quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn tôn trọng.

Hiện nay Giáo Hội Hàn Quốc đang sống chương trình gọi là “Rao giảng Tin Mừng hai mươi hai mươi”, có nghĩa là mọi tín hữu trong Giáo Hội phải dấn thân truyền giáo làm sao để vào năm 2020, số tín hữu Công giáo đạt tỷ lệ 20% tổng số dân Hàn Quốc, nghĩa là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay lên 10 triệu.

Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15,13).

Một Giáo Hội khiêm nhu nhỏ bé dễ hòa mình vào giữa đại đa số những người nghèo của Châu Á. Và một Giáo Hội không quyền lực dễ gần gũi số đông những người chỉ mơ ước được làm người, được cơm no áo ấm, được học hành và có việc làm. Vì phải chăng đã đến lúc cần sáng tạo ra những “mô hình” mới của Giáo Hội như là những cộng đồng nhỏ bé, dễ hòa mình vào những cộng đồng xã hội của người nghèo: những cộng đồng nghèo hơn, ít bề thế, ít cồng kềnh, khiến người ta không còn e dè sợ hãi khi tiếp cận, gặp gỡ, những cộng đồng mở rộng hơn là khép kín. Sau cùng đó là những cộng đồng quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống toàn diện của con người, không chỉ khép kín trong đời sống thuần túy tôn giáo, nghĩa là trong việc cử hành bí tích hay phụng vụ, mà còn dấn thân trực tiếp vào việc cải thiện đời sống vật chất, nâng cao văn hóa và giáo dục cho người dân, nhất là những người nghèo. Tục ngữ Việt Nam có câu: “có thực mới vực được đạo”. Giáo Hội không được sai đến để giải quyết vấn đề kinh tế xã hội… nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội không quan tâm đến những vấn đề ấy. Chúa Giêsu đã loan báo Tin Mừng không chỉ bằng lời nói, mà Tin Mừng của Người là “làm cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy” (Lc 7,22).

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, truyền giáo chính là “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”… như những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế, công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.

Về mục lục

 

DỤ NGÔN NƯỚC TRỜI

Trầm Thiên Thu

Dụ ngôn cũng được gọi là ngụ ngôn. Hai danh từ này có nghĩa tương đương nhưng cũng nghĩa khác nhau.

Ngụ ngôn (Anh: parable, fable; Pháp: parabole, fable) là một câu chuyện ngắn, đơn giản, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mang tính hoang đường, truyền thuyết, hư cấu, “bịa” ra như chuyện phiếm, nhưng vẫn có bài học luân lý, mang tính giáo dục, răn đời; các nhân vật thường là vật hoặc con vật được nhân cách hóa, các nhân vật cũng có thể là người hoặc thần linh.

Dụ ngôn (parable, parabole) cũng là một câu chuyện ngắn, đơn giản, bằng văn xuôi, nhưng khác là mang tính bí ẩn, mang tính tục ngữ, đặc biệt là mang chiều kích tâm linh. Chúa Giêsu dùng thể loại này, tức là Ngài dùng thể loại “dụ ngôn” chứ không dùng “ngụ ngôn”.

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để minh họa chân lý, dùng hình ảnh dưới thế nhưng mang ý nghĩa trên trời. Ngài thích dùng dụ ngôn, có lẽ vì loại văn này độc đáo, như Kinh Thánh xác nhận: “Ngài không nói gì vi h mà không dùng d ngôn” (Mt 13:34; Mc 4:34). Có khoảng 35 dụ ngôn trong các Phúc Âm nhất lãm.

Có lần các môn đệ đã hỏi Chúa Giêsu: “Sao Thy li dùng d ngôn mà nói vi h?” (Mt 13:10). Ngài nói: “Bi vì anh em thì được ơn hiu biết các mu nhim Nước Tri, còn h thì không. Ai đã có thì được cho thêm, và s có dư tha; còn ai không có thì ngay cái đang có, cũng s b ly mt. Bi thế, nếu Thy dùng d ngôn mà nói vi h, vì h nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiu. Thế là đi vi h đã ng nghim li sm ca ngôn s I-sai-a: Các ngươi có lng tai nghe cũng chng hiu, có tr mt nhìn cũng chng thy; vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bt tai nhm mt, ko mt chúng thy, tai chúng nghe, và lòng hiu được mà hoán ci, và ri Ta s cha chúng cho lành” (Mt 13:11-15; x. Mc 4:10-12 và Lc 8:9-10).

Nhưng khi chỉ có Thầy trò với nhau, Chúa Giêsu giải thích hết cho các môn đệ hiểu. Ngài nói rằng việc sử dụng các dụ ngôn có hai mục đích: Mặc khải sự thật cho những người muốn biết và che giấu sự thật đối với những người dửng dưng, không quan tâm. Nhóm Pha-ri-sêu đã công khai khước từ Đấng Mê-si-a và phỉ báng Chúa Thánh Thần, nghĩa là họ phạm loại tội nặng nhất, không được tha cả ở đời này và đời sau (Mt 12:22-32). Họ đã ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a nói về những người cứng lòng, đui mù và câm điếc: “Hãy đi nói vi dân này rng: C nghe cho rõ, nhưng đng hiu, c nhìn tht k, nhưng đng nhn ra. Hãy làm cho lòng dân này ra đn đn, cho tai nó điếc, cho mt nó mù; ko mt nó thy, tai nó nghe và lòng nó hiu, mà nó tr li và được cha lành” (Is 6:9-10).

Sau khi dùng các dụ ngôn, Chúa Giêsu thường nói: “Ai có tai nghe thì nghe” (Mc 4:9; Mc 4:23; Mc 7:16; Lc 8:8; Lc 14:35). Đó là cách mời gọi lắng nghe dụ ngôn, không chỉ nghe chuyện đời thường mà là tìm kiếm sự thật của Thiên Chúa. Ngài ban cho mỗi người có HAI TAI và MỘT MIỆNG, tức là PHẢI NGHE nhiều hơn NÓI. (Ngoài ra còn hai mắt, hai chân và hai tay –  nhìn nhiều, đi nhiều và làm nhiều).

Thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã phán hứa: “T ngn cây, t ngn hương bá cao chót vót, Ta s ly, s ngt mt chi non; chính Ta s trng nó trên đnh núi cao vòi vi. Ta s trng nó trên núi cao ca Ít-ra-en. Nó s tr cành và kết trái thành mt cây hương bá huy hoàng. Muông chim đến nương mình bên nó, và n thân dưới bóng lá cành. Tt c cây ci ngoài đng rung s nhn biết chính Ta là Đc Chúa. Ta h thp cây cao và nâng cao cây thp, Ta làm cho cây xanh tươi phi khô héo và cây khô héo được xanh tươi. Chính Ta là Đc Chúa, Ta đã phán là Ta thc hin” (Ed 17:22-24). Trong đó có “hình bóng” của dụ ngôn thời Tân Ước mà Chúa Giêsu sử dụng để nói về Nước Trời. Đó là một lời hứa, nhưng là lời hứa đang ứng nghiệm trong “Thời Cánh Chung” – thời chúng ta đang sống.

Được lời hứa của Thiên Chúa thì còn gì hạnh phúc bằng, vì lời hứa đó chắc chắn ứng nghiệm và hiện thực, chứ không như lời hứa của phàm nhân – nhưng con người mang họ “hứa” và liên quan dòng máu Chú Cuội. Tác giả Thánh Vịnh thầm nguyện: “Thú v thay được t ơn Chúa, được mng hát danh Ngài, ly Đng Ti Cao, được tuyên xưng tình thương ca Ngài t bui sm, và lòng thành tín ca Ngài sut canh khuya” (Tv 92:2-3). Tạ ơn và xưng tụng Chúa là trách nhiệm của phàm nhân, các “sinh vật cao cấp” được Ngài tạo dựng vì yêu quý và thương xót.

Tác giả Thánh Vịnh so sánh: “Người công chính vươn lên ta cây da tươi tt, ln mnh như hương bá Li-băng được trng nơi nhà Chúa, mơn mn gia khuôn viên đn thánh Chúa ta; già ci ri, vn sinh hoa kết qu, tràn đy nha sng, cành lá xanh rn, đ loan truyn rng: Chúa thc là ngay thng, là núi đá cho tôi n náu, nơi Người chng có chút bt công” (Tv 92:13-16). Màu xanh thiên nhiên cho thấy sức sống dồi dào của cảnh vật, đó là nhờ bám rễ sâu vào lòng đất để hút các dưỡng chất; cũng vậy, con người sẽ thanh thản và bình an phát triển nhờ hồng ân Thiên Chúa, mãi mãi không tàn úa.

Thánh Phaolô bộc bạch: “Chúng tôi luôn mnh dn, và chúng tôi biết rng: li trong thân xác này là lưu lc xa Chúa, vì chúng ta tiến bước nh lòng tin ch không phi nh được thy Chúa. Vy, chúng tôi luôn mnh dn, và điu chúng tôi thích hơn, đó là lìa b thân xác đ được bên Chúa” (2 Cr 5:6-8). Đức tin thực sự rất cần thiết, cần hơn việc “được thấy Chúa”. Thế nhưng, nhiều người vẫn “đua nhau” tìm kiếm “sự lạ” ở nơi này hoặc nơi kia, Thánh Thể là phép lạ vĩ đại nhất, hằng ngày vẫn xảy ra tại các nhà thờ hoặc nhà nguyện ở khắp nơi trên thế giới, thế thì còn tìm điều gì lạ ở nơi nào chứ?

Thánh Phaolô cho biết thêm: “Nhưng, dù còn trong thân xác hoc đã lìa b thân xác, chúng tôi ch có mt tham vng là làm đp lòng Người. Vì tt c chúng ta đu phi được đưa ra ánh sáng, trước toà Đc Kitô, đ mi người lãnh nhn nhng gì tương xng vi các vic tt hay xu đã làm, khi còn trong thân xác” (2 Cr 5:9-10). Ý Chúa có lẽ không phức tạp như chúng ta tưởng, ý Chúa là bổn phận của chúng ta trong thời điểm hiện tại, dù chúng ta ở nơi này hoặc nơi khác. Làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình là “làm đẹp lòng Chúa”. Đơn giản mà lại không dễ hoàn tất!

Trình thuật Mc 4:26-34 là dụ ngôn “Hạt Giống Tự Mọc Lên” mà Chúa Giêsu dùng với ngụ ý đề cập Nước Trời. Ngài nói: “Chuyn Nước Thiên Chúa thì cũng ta như chuyn mt người vãi ht ging xung đt. Đêm hay ngày, người y có ng hay thc, ht ging vn ny mm và mc lên, bng cách nào, người y không biết. Đt t đng sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mc lên, ri tr đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nng trĩu ht. Lúa va chín, người y đem lim hái ra gt, vì đã đến mùa”. Cái mà chúng ta gọi là “tự động” hoặc “tự nhiên” thì thật ra chính là ý Chúa quan phòng và tiền định. Không ai thấy Nước Trời, nhưng Nước Trời vẫn lớn dần trong mỗi chúng ta và trong xã hội. Đơn giản và thực tế như chính phủ, chẳng ai thấy chính phủ và chẳng ai là chính phủ, nhưng chính phủ vẫn hiện hữu.

Nói dụ ngôn xong, Ngài đặt vấn đề: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa vi cái gì đây? Ly d ngôn nào mà hình dung được? Nước Thiên Chúa ging như ht ci, lúc gieo xung đt, nó là loi ht nh nht trên mt đt. Nhưng khi gieo ri, nó mc lên ln hơn mi th rau c, cành lá xum xuê, đến ni chim tri có th làm t dưới bóng”. Ngài muốn dùng cách nói cụ thể để ai cũng hiểu, tất nhiên tùy theo mức độ nghe và hiểu của mỗi người – nhưng phải hiểu đúng chứ đừng hiểu theo ý riêng mình.

Hiểu ý Chúa qua Phúc Âm cũng dễ mà cũng khó. Có lẽ dụ ngôn “Người Gieo Giống” (Mt 13:18-23; Mc 4:13-20; Lc 8:11-15) là dụ ngôn duy nhất được Chúa Giêsu đã giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ. Để hiểu các dụ ngôn khác, có thể lưu ý mấy điểm này:

  1. Xác đnh phm vi tâm linh. Chúa Giêsu thường giới thiệu một dụ ngôn bằng cách nói “Nước Trời ví như…” hoặc “giống như…” (đề cập 7 lần trong chương 13, Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu). Trong dụ ngôn “Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế”, Thánh Luca ghi: “Đc Giêsu còn k d ngôn sau đây vi mt s người t hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác…” (Lc 18:9).
  2. Phân bit “chính” và “ph. Nói cách khác, không phải các chi tiết của dụ ngôn đều có ý nghĩa sâu sắc. Một số chi tiết chỉ làm cho câu chuyện thực tế hơn. Chẳng hạn, theo cách giải thích của Chúa Giêsu về dụ ngôn “Người Gieo Giống”, Ngài không bình luận về bốn loại đất khác nhau. Chi tiết “bốn loại” chỉ là chi tiết phụ đối với toàn bộ dụ ngôn này.
  3. So sánh Kinh Thánh. So sánh Kinh Thánh với Kinh Thánh là quy luật chú giải vô giá khi tìm hiểu các dụ ngôn. Các dụ ngôn của Chúa Giêsu không bao giờ mâu thuẫn với Lời Chúa (Kinh Thánh), bởi vì Ngài đã xác nhận: “Không phi tôi t mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đng đã sai tôi, truyn lnh cho tôi phi nói gì, tuyên b gì” (Ga 12:49). Các dụ ngôn minh họa giáo lý, và các giáo huấn của Chúa Giêsu luôn rõ ràng, mạch lạc.

Chúng ta thấy sách Châm Ngôn có những điều tương tự. Thánh vương Sa-lô-môn đã dùng cách so sánh (tỷ giảo cách) để dạy về sự thật, đặc biệt trong tính tương đương điển hình, sinh ra một “dụ ngôn đơn giản”. Chẳng hạn: “Cơn thnh n ca vua như tiếng gm sư t, k làm vua ni gin là làm hi chính mình” (Cn 20:2). Tiếng gầm của sư tử được “ví như” cơn giận của nhà vua với mục đích là so sánh. Cách so sánh là cách giúp người ta dễ hiểu vấn đề nào đó. Văn so sánh là đặc ngữ trong các dụ ngôn – ngụ ngôn không có loại này.

Ly Thiên Chúa, xin giúp chúng con hiu rõ và biết c gng thc hành các hun lnh Ngài dy, c th là qua các d ngôn. Chúng con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu, Đng cu đ chúng con. Amen.

Về mục lục

 

HẠT CẢI, MEN BÁNH

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Hạt cải, men bánh là biểu trưng con số nhỏ, hoặc hình ảnh con số còn lại.

Con số nhỏ bé nhưng quan trọng, bằng cách thuật chuyện, dụ ngôn diễn tả: như hạt cải gieo vào đất vườn, hạt ấy nhỏ bé, nảy mầm, thành cây, lớn lên, đến nỗi chim trời có thể đến làm tổ. Tiến trình lớn lên trong một hạt nhỏ bé, một mầu nhiệm của sự sống diễn ra trong từng ngày. Nhỏ bé mang tầm vóc vũ trụ, những người theo Đạo giáo [Tôn giáo cổ phát sinh từ tín ngưỡng dân gian thờ các vị thần tiên bất tử, nên còn gọi là Đạo Tiên. Hình thành trở thành tôn giáo chính thức vào thời Đông Hán (thếkỷ I – II sau Công Nguyên), tôn Lão Tử làm thuỷ tổ, nên còn gọi là Đạo Lão, lấy Đạo Đức Kinh làm kinh điển. Sau này có nhiều nhánh phát triển: Thần tiên, luyện đan, phong thuỷ, bói toán.], xem hạt cải là hạt mang dấu chỉ trường sinh bất tử, vì hạt này rất nhiều trong một quả. Hạt bất tử nằm nhỏ bé trong đời sống con người như hạt ước mơ trường sinh mà con người hằng đi tìm kiếm.

Hạt bé nhỏ này Đức Giêsu gọi là Nước Trời. Nước Trời có trong tâm hồn của mỗi con người mang tính nhỏ bé, có thể sánh ví như hạt giống được người đi gieo hạt, gieo vào cuộc sống, hạt có thể bị chim trời ăn mất, hạt có thể chịu bụi gai chèn ép, hạt có thể chịu rơi vào sỏi đá và hạt có thể trổ sinh những hạt khác. Nước Trời khi sánh ví như hạt nhỏ bé được gieo vào lòng người, Đức Giêsu muốn liên hệ với trách nhiệm bản thân của mỗi người.

Với sự nhỏ bé của hạt, gợi ý hình ảnh số còn sót lại thờ phượng Thiên Chúa, con số nhỏ của các môn đệ tiên khởi, con số nhỏ của những người sống theo Đức Kitô giữa lòng thế giới, con số nhỏ bé liên hệ tới men.

Như một ít men ở giữa khối bột, men làm dậy cả khối bột. Lên men là một quá trình biến đổi, tiệm tiến từ hạt – chết đi – thành cây – sinh hoa – kết trái. Men là nguyên nhân tác động tiến trình biến đổi. Như vậy khi nói men Tin Mừng, Đức Giêsu muốn nói tới chất xúc tác hướng dẫn sự biến đổi tiềm tàng bên trong. Quá trình lên men còn được nói là quá trình của sự thăng hoá, con người không chỉ bám víu vào trái đất, mỗi ngày sống cần thăng hoá hơn về tinh thần và đạt cao hơn về cõi trời. Giải nghĩa dụ ngôn hạt cải và men này soi sáng nhiều dụ ngôn khác.

Nếu nói theo Dịch học, men là nguyên nhân làm cho mọi vật chuyển động, chuyển động làm phát sinh, sinh hoài và sinh mãi. Yếu tố của men rất quan trọng, sự sinh hoá tuỳ thuộc vào men tốt xấu. Men xấu làm hư khối bột, làm thành hôi thối. Sự phân rã là một trong những bước tiến trình để biến đổi, chết là sự phân rã, sự phân rã làm nên hai cách tái sinh, men xấu làm phân rã dẫn đến tiêu huỷ đờiđời và men tốt dẫn đến sự phân rã tái sinh, làm nên cái mới.

Nước Trời khi sánh ví như hạt cải và như men, có ý nghĩa làm cho men Tin Mừng thấm nhuần vào các nền văn hoá. Tin Mừng ấy chính là Đức Giêsu, Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã mang lấy xác phàm nhân để cứu độ con người phàm nhân về với Thiên Chúa. Như hạt cải bé nhỏ, Thiên Chúa ưa thích đi lối nhỏ giữa cuộc đời, Con Thiên Chúa không sinh hạ trong hoàn cảnh của một gia đình quyền thế giàu sang, nhưng chọn một gia đình nghèo khó, sinh ra giữa những người nghèo.

Lối nhỏ, con đường nhỏ, những phận nhỏ là những nẻo đường Thiên Chúa đã dùng trong lịch sử. Để chọn một người làm tổ phụ dân tộc, Thiên Chúa chọn cụ già Abraham, đã gần đất xa trời mà chưa có đứa con nối dõi. Để đánh bại Goliat, Thiên Chúa dùng cậu bé Đavit, để chọn những người rao giảng sám hối Chúa đã chọn các bác nhà quê như Amốt, như Giêrêmia. Để chọn một bà mẹ làm mẹ Con Thiên Chúa làm người, Người đã chọn một thiếu nữ làng quê. Để chọn nơi cư trú cho Giêsu, Người đã chọn làng nghèo Nazareth, để chọn các tông đồ, Đức Giêsu đã chọn các bác làng chài, các bác nhà nông và người thu thuế và ngay cả Giuđa Iscariôt. Để chọn Đá Tảng xây dựng Hội Thánh, ngài đã chọn con người ba lần phản bội, Phêrô. Trong cách lựa chọn ấy, Chúa muốn chọn đi lối nhỏ, từ những gì xem ra hèn kém nhất, Thiên Chúa dùng để chinh phục những đỉnh cao. Từ đổ vỡ của thân phận, Chúa dùng kinh nghiệm bản thân ấy làm chứng tá. Có Giuđa bội phản kết liễu đời mình vì đã không tin vào lối nhỏ của Chúa dùng. Sự cứng lòng dẫn tới cái chết tự huỷ hoại.

Nếu bạn tin, niềm tin ấy nhỏ bé như hạt cải, nhưng hạt cải ngày kia sẽ mọc thành cây lớn và chim trời có thể đến cư trú. Nếu bạn tin, niềm tin ấy như nắm men, người đàn bà goá nọ đem trộn vào đấu bột, một ngày kia đấu bột dậy men. Lối nhỏ, phận nhỏ xem ra mong manh nhưng chẳng mong manh chút nào, bởi vì nơi ấy Thiên Chúa bày tỏ quyền năng. Tất cả chất liệu nỏ bé cuộc đời của bạn đều có thểtrở thành men thành hạt cải có giá trị nảy mầm hiến tế vô song để thánh hoá trần gian.

Lối đi nhỏ, con đường nhỏ và phận nhỏ đã hình thành con đường thơ ấu thiêng liêng của chị Têrêsa Hài Đồng Giêsu, một bí quyết đơn giản để nên thánh và thánh hoá các thực tại bằng cách cho chúng một giá trị bền vững. Cách thức ấy là dù bất cứ làm việc gì cũng đều dâng lên Chúa như lễ vật, để từ lễ vật Thiên Chúa hiến thánh.

Một chiếc chìa khoá bé nhỏ so với một cánh cửa khổng lồ, thế nhưng chiếc chìa khoá sẽ mở được cánh cửa, nếu bạn tin điều bé nhỏ sẽ mở được điều lớn lao; từ hạt nhỏ trở thành cây lớn.

Về mục lục

 

CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN_B

Lm. Antôn

Ông bà anh chị em thân mến. Chúng ta nhận thấy trong cuộc sống cá nhân, gia đình, cộng đoàn hay trong xã hội có những hoàn cảnh hay những sự kiện xảy ra vượt quá khả năng hiểu biết của con người. Thí dụ như chúng ta không thể cắt nghĩa hay hiểu hoàn toàn được ý nghĩa sự sống. Một thí dụ rõ ràng hơn là sự thành hình và phát triển của Giáo Hội Công Giáo. Trước khi về trời, Chúa Giê-su Kitô đã thiết lập Giáo Hội, là Nước Thiên Chúa ở trần gian, từ con số nhỏ bé 12 tông đồ bình dân và yếu kém, nhưng đã không ngừng phát triển và tồn tại hơn 2,000 năm qua, cho dù phải đương đầu với biết bao nhiêu sự khó khăn, bắt bớ, bách hại và thăng trầm của lịch sử.

Các bài đọc hôm nay muốn nhấn mạnh cho chúng ta biết tác nhân chính của công trình cứu độ và sự bành trướng của Giáo hội là chính Thiên Chúa. Con người chúng ta được kêu gọi sống đức tin và cộng tác với Chúa trong công trình này. Bài đọc 1 cho chúng ta biết Thiên Chúa là Người tìm ngọn hương bá, vun trồng nó, và cho nó phát triển từ một chồi non thành một cây hương bá to lớn, đến nỗi “muông chim đến nương mình bên nó, và ẩn thân dưới bóng lá cành.” Trong bài đọc 2, thánh Phaolô nhấn mạnh vai trò của đức tin trong cuộc sống con người. Nếu các tín hữu để ngọn đèn đức tin của Thiên Chúa ban cho hướng dẫn cuộc đời, họ sẽ vượt qua được mọi gian nan thử thách và sống đẹp lòng Thiên Chúa. Trong bài Tin mừng, Chúa Giêsu so sánh Nước Thiên Chúa giống như hạt giống gieo xuống đất, con người có biết đến hay không thì hạt giống vẫn sống. Nó sẽ nẩy mầm, bén rễ, mọc lên, sinh hoa kết trái, và sẵn sàng cho mùa gặt. Ngài cũng so sánh Nước Thiên Chúa như hạt cải, tuy nhỏ bé nhất trong các hạt giống, nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn cho muôn chim kéo đến làm tổ.

Có một câu chuyện xảy ra vào năm 1812 tại Pháp quốc về một em bé trai 3 tuổi có tên là Louis Braille, con của một người thợ may áo da. Em bị mù đôi mắt do một tai nạn trong xưởng của cha gây ra. Khi lớn lên, cha của em đã cho em theo học ở một trường khiếm thị. Các em mù ở trường khiếm thị này học bằng cách rờ vào những mẫu chữ thật to. Cách học này khó khăn và rất chậm, phải mất 20 phút mới đọc được 1 câu.

Một hôm, một sĩ quan về hưu đến thăm trường và dạy các em một cách đọc chữ có tên là “Viết Trong Đêm” của quân đội, gởi và nhận những tín hiệu về đêm. Phương pháp này gồm những lỗ chấm nhỏ và đọc bằng những ngón tay rờ vào. Phương pháp này cũng mất nhiều chỗ và chỉ gởi được những câu ngắn gọn thôi, nhưng đó là cách thông tin duy nhất về đêm trong thời gian chưa có đèn pin.

Phương pháp này đã lôi cuốn và khích động em Louis Braille. Em tin rằng những người mù có thể sử dụng cách này để đọc. Sau đó, em nghiên cứu thêm và thay đổi những lỗ bằng những mô nổi cho dễ đọc. Phương pháp này đã được mọi người chú ý và lan rộng khắp thế giới. Ngày nay phương pháp đọc chữ này được gọi là Braille, tên của em. Nhưng tiếc thay phương pháp này chỉ được xử dụng và lan rộng khắp thế giới sau khi em đã qua đời, và khi em qua đời, báo chí cũng không đề cập hay nhắc nhở gì về em.

Ông bà anh chị em thân mến. Câu chuyện em Braille trên đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn những bài học quan trọng mà Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta qua bài Tin mừng hôm nay. Bài học thứ nhất, chúng ta nhận thấy những cây cổ thụ cao to lớn nhất trong rừng, thì thường mọc lên từ những hạt giống nhỏ nhất từ mặt đất. Cũng vậy, những phong trào to lớn, quan trọng nhất trên thế giới thường có sự khởi đầu bằng những sự kiện nhỏ nhất. Ý tưởng nhỏ bé của em Braille đã trở thành phong trào cải tiến quan trọng và to lớn, hiện đại hóa cách đọc chữ cho người mù khắp thế giới hiện nay. Cũng thế, Giáo hội Công giáo của chúng ta lớn rộng nhất trên thế giới hiện nay bắt đầu từ một nhóm 12 tông đồ nhỏ bé. Chính Chúa Giê-su nói cho chúng ta biết về Nước Thiên Chúa “giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại nhỏ nhất trong các hạt giống trên mặt đất.”

Bài học quan trọng thứ hai. Chúng ta thường thấy những người khởi đầu các phong trào to lớn trên thế giới thường là những người đơn sơ thấp kém, không danh vọng. Thí dụ như em Braille nhỏ bé so sánh với những nhà thông thái nổi danh, hay những nhà học thức danh tiếng thời đó. Nhưng em là người nghĩ ra và cải tiến phương pháp đọc mới cho người mù. Cũng vậy, Chúa Giê-su, sinh ra trong một gia đình bình dân nghèo nàn và trong hoàn cảnh khó nghèo và thấp kém, thiết lập Giáo hội và chọn các tông đồ, những người bình dân, mộc mạc và thấp kém trong xã hội, và có những khả năng và hiểu biết rất giới hạn. Khi đề cập đến điểm này, chúng ta thấy thánh Phao-lô viết: “Thiên Chúa đã chọn những gì mà thế gian cho là điên dại, cho yếu hèn mà làm cho những người khôn ngoan, những người mạnh mẽ phải hổ người.” (1Cr. 1, 27-28)

Bài học thứ ba mà câu chuyện em Braille giúp chúng ta hiểu và nhận được ý nghĩa của dụ ngôn hạt giống trong bài Tin mừng hôm nay là những người khởi đầu thường qua đời trước khi thấy được những kết quả công việc của mình. Thật vậy, phương pháp của em Braille được phổ biến rộng rãi khắp thế giới chỉ sau khi em đã qua đời. Cũng vậy, Giáo hội Công giáo chúng ta chỉ phát triển sau khi Chúa Giê-su và các tông đồ đã qua đời và về trời.

Ông bà anh chị em thân mến. Sự kiện trên đây cho chúng ta biết ý nghĩa và sứ vụ của Lời Chúa hôm nay: không có một hạt giống nào quá nhỏ bé hay quá tầm thường mà Thiên Chúa không làm cho nó lớn lên, phát triển thành một cây được. Đây là tin vui mừng mà Chúa Giê-su muốn truyền thông cho mọi người chúng ta biết. Nếu chúng ta nghĩ rằng việc chúng ta làm hay sự cố gắng của chúng ta quá nhỏ bé, quá tầm thường để có thể thay đổi thái độ hay thay đổi cuộc sống của người khác được, thì chúng ta chưa hiểu Lời Chúa. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta không thể làm được việc gì để truyền bá, để rao giảng Lời Chúa, để xây dựng Nước Chúa hay giáo xứ làm sáng danh Chúa, thì chúng ta chưa hiểu hay không muốn nghe và thực hành Lời Chúa. Xin Chúa ban ơn và gìn giữ chúng ta, là những hạt giống, hạt cải được Chúa gieo vào Nước Chúa, được phát triển và trở nên những cây sinh hoa trái tốt theo như ý Chúa muốn, để qua đời sống tốt lành, thánh thiện, và qua những việc hy sinh, bác ái và lòng quảng đại, chúng ta làm đẹp lòng và sáng danh Chúa, cũng như xây dựng Nước Chúa nơi trần gian, để chúng ta được hưởng hạnh phúc, vinh quang Nước Chúa đời sau.

Về mục lục

 

SỨC MẠNH PHỤC VỤ CỦA TÌNH YÊU

Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty

Nước Thiên Chúa (Basileia tou Theou) là một khái niệm rất căn bản đối với mọi tôn giáo phát xuất từ truyền thống Áp-ra-ham: Do Thái giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo. Tuy nhiên nội dung của nó lại không đồng nhất trong tất cả các truyền thống tôn giáo này, thâm chí ngay trong nền thần học Ki-tô giáo cũng tồn tại nhiều lối suy diễn rất khác nhau (xin dọc chương 3 Jesus von Nazareth của nhà thần học Joseph Ratzinger – ĐTC Bê-nê-di-tô XVI). Chỉ đơn giản việc dịch chữ Basileia ra tiếng Anh hay tiếng Việt cũng đã là cả một vấn đề gây nhiều tranh cãi (kingdom, empire, realm, domain, rule, dominion, kingship… nước, vương quốc, vương quyền, uy quyền, thống trị…). Tuy nhiên cho dầu từ ngữ này trong dịch thuật hay quan niệm có là gì đi nữa thì gần đây các học giả đều thống nhất khi coi khái niệm ‘Nước Thiên Chúa – Nước Trời’ chính là tâm điểm của sứ điệp Đức Giê-su, cũng như quan niệm ‘Vương quốc Tình yêu’ là nội dung nổi bật hơn cả (xin đọc Richard Chilson, C.S.P.)

Sử dụng khái niệm ‘Nước Thiên Chúa’, Đức Giê-su chỉ muốn đề cập tới một thực tại thật sống động, một thực tại mà, bằng chính sự hiện diện của Người nơi trần thế, Người mới thiết lập được. Thực tại này tuy vô hình nhưng lại rất sinh động và gần gũi, vì thế nên việc Người đã sử dụng nhiều hình ảnh đời thường để miêu tả nó là điều dễ hiểu. Các hình ảnh khác nhau được Người sử dụng không nhằm giải thích một quan niệm trìu tượng khó hiểu cho bằng để mô tả các đặc tính hay các khía cạnh sống động của cái thực tại vô cùng phong phú này. Quả vậy, Nước Thiên Chúa của Đức Giê-su là cả một nguồn sống, một niềm hy vọng lớn lao, trong đó không được phép pha trộn các quan niệm thống trị, đẳng cập của con người. Và nếu hiểu được cái thực tại phong phú đó chính là tình yêu, một tình yêu bao chùm đầy sinh động, vì Thiên Chúa chính là tình yêu, thì ta sẽ nghiệm ra hình ảnh ‘hạt giống tự mọc’ và ‘hạt cải nhỏ bé’ quả thực chứa đựng cả một nội dung an ủi và hy vọng lớn lao.

Thực tại Thiên Chúa yêu thương đã được âm thầm gieo vãi xuống nền đất của lịch sử nhân loại, Ngay cả sự chuẩn bị cho việc gieo vãi cũng chẳng có gì là hoành tráng nếu so với bao biến cố bi hùng khác trong suốt chiều dài lịch sử. Rồi chính việc gieo vãi lại càng âm thầm lắm, căn cứ vào cuộc đời đơn độc lẻ loi của Giê-su Na-da-rét, cũng như cái chết thập giá tất tưởi vô vọng của Người. Nhưng sức mạnh của thực tại này thật là vô địch, không gì cưỡng lại được: sức mạnh của tình yêu luôn là thuyết phục và có sức chinh phục, cho dầu sự hiện diện có âm thầm đi nữa. Nếu là một vương quốc của quyền lực thời người ta sẽ phải cất công thiết lập, phải cưỡng chế điều hành, và phải nghiêm túc kiểm tra bảo vệ nó. Chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm về điều này trong mọi thực tại quyền lực của xã hội loài người. Đức Giê-su, nếu có đôi chút thái quá trong việc mô tả sự bất can thiệp của người gieo vãi, thì âu cũng là để làm nổi bật cái yếu tố tất thắng của tình yêu; ‘Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn cứ nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết’. Điều này đúng, trước hết với chính người gieo giống là Thiên Chúa, cụ thể hơn nữa, với chính Đức Giê-su gieo giống. Nó cũng có thể áp dụng được cho bất cứ ai tham gia vào công việc gieo vãi này, các tông đồ trước hết, rồi mọi Ki-tô hữu, đặc biệt các phẩm trật trong Hội Thánh. Do đó vui mừng và hy vọng luôn phải là thái độ thâm sâu của Hội Thánh Chúa Ki-tô trong mọi tình huống, dựa trên niềm tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của tình yêu.

Và nếu thực tại tình yêu này có thể chỉ là quá nhỏ bé và yếu ớt thì điều đó cũng đâu có làm cho Ki-tô hữu chúng ta phài lo lắng gì nhiều. Theo Đức Giê-su, hạt cải có thể sẽ không bao giờ lớn mạnh thành một cổ thụ cây cao bóng cả che rợp cả một vùng thiên hạ, nhưng chắc chắn nó sẽ ‘mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ núp bóng’. Hình ảnh này gợi ý, sự lớn mạnh của thực tại tình yêu Thiên Chúa sẽ không bao giờ lấn át bất cứ một thực tại nào của con người, nhưng sẽ luôn khiêm tốn và âm thầm cống hiến sự sống và phục vụ. Ôi đẹp thay một vương quốc như thế, Nước Thiên Chúa mà Đức Ki-tô thiết lập phải là như thế, và Hội Thánh của Người cũng phải là như thế, nếu muốn được coi là Nước Thiên Chúa – Basileia tou Theou hữu hình cho nhân loại.

Nếu quan niệm ‘Nước Thiên Chúa’ cần phải được thanh lọc và chỉnh sửa cho đúng trong toàn Giáo Hội, thì riêng đối với các ‘chức quyền’ của cái Vương Quốc đó, sự chỉnh sửa càng cần thiết và cấp bách biết là dường nào! Tôi có ý thức điều đó không?

Lạy Chúa Ki-tô – Đấng đã đến để thiết lập Nước Thiên Chúa nơi trần gian, con cầu xin cho Hội Thánh Chúa luôn là dấu chỉ của Vương Quốc tình yêu này. Xin cho mọi phần tử Hội Thánh luôn biết sống trong tin yêu và hy vọng, cũng như biết âm thầm cống hiến và phục vụ không chút mạc cảm yếm thế giữa bao khó khăn và hạn chế. Xin đừng để ngay cả nhiệt tình tông đồ xáo trộn được con, nhưng hằng gìn giữ con trong tin tưởng phó thác, đặc điểm độc đáo nhất của Vương Quốc Tình Yêu này. A-men.

Về mục lục

 

GÓP PHẦN PHÁT HUY SỨC SỐNG

CỦA HẠT CẢI NƯỚC TRỜI

Lm. Đan Vinh – HHTM

1- LỜI CHÚA:  Mc 4,26-34

(26) Người nói: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. (27) Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. (28) Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. (29) Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa.” (30) Rồi Người lại nói: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? (31) Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. (32) Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.” (33) Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. (34) Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.

2- Ý CHÍNH: Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng 2 dụ ngôn là “Hạt giống tự mọc” (Mc 4,26-29) và “Hạt cải nhỏ bé” (Mc 4, 31-32) để nói lên sức mạnh nội tại và quyền năng nhiệm mầu của Nước Thiên Chúa hay Nước Trời do Người thiết lập.

3- CHÚ GIẢI:

– C 26-29: +Nước Thiên Chúa: Trong cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu thường dùng dụ ngôn mà rao giảng Lời Chúa. Dụ ngôn là những câu chuyện rút ra từ cuộc sống thực tế đời thường mà mọi người nghe đều có thể hiểu biết, để trình bày về các mầu nhiệm siêu việt của Nước Thiên Chúa. Chỉ những người nghe có thiện chí muốn tìm hiểu mới có thể lãnh hội được ý nghĩa của chúng. Còn những kẻ không tin Chúa Giê-su thì khi nghe Người rao giảng sẽ giống “như vịt nghe sấm”, hầu ứng nghiệm sấm ngôn của ngôn sứ Isaia: “Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy. Vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.” (Mt 13,14-15). Sau đây có thể kể tên một số dụ ngôn: Nước Thiên Chúa giống như một cánh đồng lúa có cỏ lùng xen lẫn, hoặc giống như một hạt cải ban đầu nhỏ bé, như nắm men ít ỏi được hòa lẫn trong thúng bột lớn, như kho báu giá trị cao được chôn giấu trong thửa ruộng, như một viên ngọc rất quí giá, như việc ngư dân thả lưới bắt được mọi thứ cá… (x Mt 13). Qua các dụ ngôn này, Đức Giêsu cho biết Nước Thiên Chúa là điều có thực và đang tỏ hiện qua các dấu chỉ là các phép lạ do Người làm như: Xua trừ ma quỷ, chữa lành các thứ bệnh tật, chữa lành người phong, phục sinh kẻ chết… (x Mc 1,54). +Tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất: Hạt giống được gieo xuống ruộng; dù người gieo ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống vẫn có khả năng tự nảy mầm mọc lên thành cây lúa, rồi sẽ trổ đòng đòng trước khi trở thành bông lúa nặng trĩu nhiều hạt. Nước Thiên Chúa cũng sẽ dần lớn lên để đạt tới viên mãn vào ngày tận thế, dù gặp bao nghịch cảnh đàn áp bách hại.

– C 31-32: +Nước Thiên Chúa giống như hạt cải… nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất: Hạt cải theo Máccô là thứ hạt giống nhỏ bé nhất trong mọi thứ hạt giống khác, mặc dù thực tế có thể không hòan toàn như thế. + khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng: cây cải ở Palestine cao to, có cây cao tới 4 mét, khác với cây rau cải ở Việt Nam. Và cây cải cao lớn cũng có những con chim bay quanh để ăn những hạt cải đen của nó. Từ cây cải cụ thể đời thường, Đức Giêsu muốn đưa người nghe đến một thực tại vô hình là Hội Thánh. Hội Thánh cũng giống như Nước Thiên Chúa lúc đầu nhỏ bé nhưng sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh. Nước Thiên Chúa khởi đầu chỉ vỏn vẹn có Nhóm nhỏ 12 Tông đồ ít học và không mấy hòan thiện… nhưng Nhóm nhỏ này sau này nhờ ơn Thánh Thần sẽ trở thành một Hội Thánh to lớn bao gồm nhiều dân tộc trên trần thế.

– C 33-34: + Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự: Khi rao giảng Tin Mừng cho dân chúng, Đức Giêsu dùng nhiều dụ ngôn nhằm trình bày các mầu nhiệm của Nước Thiên Chúa. + Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết: Các môn đệ là những người tiếp tục sứ mạng rao giảng Tin Mừng thay Đức Giê-su sau này, nên được Người giải thích cặn kẽ mầu nhiệm Nước Thiên Chúa trong các dụ ngôn, để các ông có thể chu toàn sứ vụ cách tốt đẹp.

4- CÂU HỎI: 1) Dụ ngôn là gì? Hãy kể ra một số dụ ngôn về Nước Thiên Chúa trong Tin Mừng. 2) Ý nghĩa của dụ ngôn hạt lúa được gieo tự mọc lên sinh hoa kết quả ám chỉ điều gì? 3) Ý nghĩa của dụ ngôn hạt cải nhỏ bé hơn cả nhưng lại mọc lên thành cây cải cao lớn có nhiều chim chóc làm tổ ám chỉ điều gì về Hội Thánh?

II- SỐNG LỜI CHÚA

1- LỜI CHÚA: Nước Thiên Chúa giống như hạt cải […] khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng (Mc 4, 31-32).

2- CÂU CHUYỆN: VỀ SỨC TĂNG TRƯỞNG CỦA HỘI THÁNH

Theo bản nghiên cứu thường niên về “Tình trạng Truyền giáo Toàn cầu” ngày 25/11/2011 được đăng trên Vietcatholic News cho biết số lương các Kitô hữu như sau: Tổng số Kitô hữu (gồm cả Công giáo, Chính thống giáo và Tin lành) hiện nay có khoảng 2,3 tỉ người và là tôn giáo có sức phát triển mạnh mẽ nhất. Cho đến đầu thế kỷ 20, Kitô giáo mới chỉ có 1.600 giáo đoàn. Nhưng đến nay, sau một thế kỷ đã tăng lên tới 42.000 giáo đoàn khác nhau.  

Riêng Hội thánh Công giáo hiện nay có khoảng 1,16 tỉ tín hữu, và mỗi ngày lại thêm được 34 nghìn tín hữu. Việc tăng trưởng có thể do sinh sản tự nhiên kèm theo việc giáo dục đức tin. Việc theo đạo cũng có thể do sự tự nguyện từ các đạo khác hoặc không theo đạo nào cải sang theo đạo Kitô. Đã có hàng triệu người mỗi năm gia nhập Hội Thánh qua con đường hôn nhân với nguopwì công giáo. 

Niên giám cũng cho thấy, số lượng các giám mục và linh mục cũng tăng trưởng theo tỷ lệ thuận với số người Công giáo trên toàn thế giới, tức là vào khỏang 1,3% trong năm 2008. Theo thống kê cuối năm 2009, Giáo Hội Công Giáo đã có 5.065 giám mục và 410.593 linh mục.

3- THẢO LUẬN

1/ Muốn giúp nhiều người lương gia nhập vào Hội thánh Công Giáo, mỗi tín hữu chúng ta cần phải làm gì?

2/ Khi làm việc tông đồ mở mang Nước Thiên Chúa mà gặp phải trở lực và chống đối bách hại, các tín hữu cần làm gì noi gương Đức Giêsu khi đi rao giảng Tin Mừng ?

4- SUY NIỆM

Khi mạc khải về Nước Thiên Chúa hay Nước Trời, Đức Giêsu thường dùng nhiều dụ ngôn với lời mở đầu như sau: “Nước Trời giống như…”. Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng dùng dụ ngôn. Người đã dùng hai hình ảnh đời thường là cây lúa và cây cải, để dẫn đưa người nghe từ những đuêù đã hiểu biết đến những điều mầu nhiệm chưa hiểu biết, từ cõi hữu hình đến thực tại vô hình là Nước Thiên Chúa như sau:

1/ Về sức tăng trưởng của Nước Thiên Chúa là Hội Thánh

Ở Việt Nam người ta có câu ví sau: “Bé hạt tiêu !”. Thực ra, hạt tiêu không phải loại hạt bé nhất. Cũng vậy, hạt cải ở Palestine cũng không phải là loại hạt nhỏ nhất (hạt trắc bá và hạt thông còn nhỏ hơn nhiều). Tuy nhiên, Chúa Giêsu cũng mượn ý niệm của người thời đó qua câu nói “bé như hạt cải” để diễn tả về Tin Mừng Nước Thiên Chúa do Người sắp thiết lập. Nước Thiên Chúa được hình thành từ một nhóm nhỏ gồm mười hai tông đồ vừa ít học lại vừa có nhiều thói hư khuyết điểm.. Nhưng về sau, Nước ấy đã không ngừng lớn mạnh, giống như hạt cải, ban đầu chỉ là hạt giống nhỏ bé, nhưng sau này sẽ trở thành cây cải cao lớn, mà chim trời là các dân tộc đã đến xin gia nhập. Từ hình ảnh cây cải trong thiên nhiên, Đức Giêsu đã tiên báo về sức tăng trưởng lớn lao của Hội Thánh cả về số lượng cũng như chất lượng.

Thực vậy: Hội Thánh lúc đầu chỉ bé nhỏ như hạt cải. Nhưng về sau, nhờ ơn Thánh Thần mà Hội Thánh đã tăng trưởng về mọi mặt: trở thành một cây cải to lớn có thể đón nhận nhiều chim trời là các dân tộc gia nhập. Hiện nay Kitô giáo đã có trên 2 tỷ người, chiếm 1/3 dân số thế giới. Đồng thời vai trò của Đức Thánh Cha trong Hội Thánh cũng có ảnh hưởng lớn lao đối với các quốc gia trên thế giới. Đến ngày tận thế Thiên Chúa sẽ sai các thiên thần đi gặt hái: Lúa tốt là những tín hữu biết thực hành đức ái cụ thể, sẽ được vào hưởng hạnh phúc thiên đàng. Còn cỏ dại ám chỉ những kẻ gian ác dửng dưng vô cảm, không thực hành đức ái cụ thể… sẽ bị hình phạt hỏa ngục muôn đời, “nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25,41).

2/ Phải làm gì góp phần vào sự phát triển của Nước Thiên Chúa?

– Hạt giống phải tự hủy mới mọc thành cây và sinh hoa trái: Mỗi tín hữu cũng phải hằng ngày tập chết đi cho ý riêng ích kỷ tự mãn, các đam mê nhục dục thấp hèn, các thói hư tật xấu của mình… Mỗi khi việc loan báo Tin Mừng gặp phải chống đối thất bại, thay vì nản lòng thóai lui, các tín hữu cần xác tín rằng: Việc cứu độ là việc của Chúa. Chúng ta chỉ cần chu toàn sứ vụ hết sức của mình và hãy phó thác cho Chúa quan phòng những gì còn lại. Nếu chúng ta luôn sống khiêm tốn nhỏ bé, âm thầm cầu nguyện và can đảm dấn thân làm việc với sự tín thác cậy trông vào Chúa Thánh Thần trợ giúp… chắc chắn việc tông đồ của chúng ta sẽ đạt được kết quả đúng theo thánh ý Thiên Chúa.

– Nước Thiên Chúa giống như hạt giống âm thầm phát triển: Đừng đòi phải thấy kết quả trước mắt, nhưng mỗi người cứ làm hết sức mình với sự phó thác cậy trông vào Chúa quan phòng. Ngài sẽ hoàn thành những điều tốt đẹp Ngài đã khởi sự theo thánh ý Ngài. Chúng ta chỉ cần góp phần vào sự tăng trưởng của Nước Thiên Chúa bằng việc năng cầu nguyện kèm theo một việc bác ái cụ thể phục vụ tha nhân, nhất là phục vụ người đau khổ bệnh tật và bị bỏ rơi… Nhờ đó Hội thánh sẽ ngày một lớn mạnh lên theo thánh ý Chúa.

3- Chúng tôi phải làm gì?

– Phải khiêm tốn chu toàn bổn phận:

Tuy mỗi người chúng ta chỉ là những con người nhỏ bé tầm thường, không quyền lực, không giàu sang tài giỏi để có thể làm được những việc lớn lao… Nhưng nếu chúng ta luôn ý thức sứ vụ “làm cho danh Cha cả sáng”, nghĩa là làm cho Thiên Chúa được nhiều người nhận biết tôn thờ, làm cho Nước Chúa mau đến trên mọi người, cho thánh ý Thiên Chúa muốn cứu độ toàn thể nhân loại sớm trở thành hiện thực… thì chúng ta cần làm những việc tốt trong tầm tay của mình. Mỗi việc tốt được ví như một hạt cải đức tin. Nếu làm được nhiều việc tốt, sẽ được hình thành một cánh đồng cây cải thiêng liêng, sẽ làm bừng lên ánh sáng tin yêu, tiêu trừ ma quỷ và các điều xấu xa tội ác của chúng ra khỏi môi trường sống là gia đình khu xóm, trường hoc, nhà máy, công sở và cộng đoàn Hội Thánh…

– Phải kiên nhẫn chờ đợi mùa gặt sẽ đến:

Điều quan trọng là sau khi gieo hạt giống Lời Chúa, chúng ta cần phải kiên nhẫn bình tĩnh chờ đợi mùa gặt chắc sẽ tới. Đất sẽ tự sinh ra hoa trái. Điều cần là phải kiên nhẫn chờ đợi chứ không quá nôn nóng. Việc truyền giáo của Hội Thánh có những lúc xem ra không tiến triển và còn gặp nhiều khó khăn; Trong lịch sử Hội Thánh, cũng có những lúc con thuyền Hội Thánh gió bão vùi giập như sắp bị chìm, sự khó khăn bác hại do các thế lực thù địch là ma quỷ và thế gian gây ra, hoặc do sự xuống cấp tinh thần nơi các vị chủ chăn trong Hội Thánh. Trong tình huống ấy, chúng ta hãy cầu nguyện và tin chắc Chúa sẽ ra tay cứu giúp chúng ta bằng việc sai một vị thánh đến mở ra một lối thoát, để Hội Thánh lại được bình an. Lời Chúa hôm nay kêu mời chúng ta hãy lkiên nhẫn, khiêm nhường chờ đợi Chúa sẽ cấp thời đến cứu chúng ta.

5- LỜI CẦU

Lạy Chúa Cha Tòan Năng. xin cho chúng con biết tin tưởng và phó thác vào quyền năng yêu thương và quan phòng của Cha trong công cuộc tông đồ cứu độ trần gian. Dù chúng con chỉ có khả năng làm việc giới hạn, chỉ làm được các việc nhỏ bé tầm thường, nhưng chúng con tin rằng: Chính Chúa sẽ làm cho các việc nhỏ bé tầm thường ấy phát sinh hiệu quả lớn lao.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết kiên trì gieo Lời Chúa mỗi khi có dịp tiếp xúc với tha nhân dù gặp hoàn cảnh thuận lợi hay không thuận lợi, dụ trong lúc bình an hay những khi bị phong ba bão táp… Xin cho chúng con luôn tín thác vào quyền năng và tình thương vô biên của Chúa. Chính Chúa sẽ hòan tất những gì còn thiếu sót nơi chúng con, như thánh Phaolô đã nói: “Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cr 3,6).

X- HIỆP CÙNG MẸ MARIA.
Đ- XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

Về mục lục

 

Exit mobile version