Bụi tro lãng mạn

92

“Đừng giày vò vì tình-yêu-không-được-thỏa-mãn, kẻo sẽ giày vò nhiều hơn vì tình-yêu-được-thỏa-mãn” (T.S. Eliot).

Năm nay, 2018, những người Công giáo băn khoăn rằng Ngày Tình Yêu đúng vào Thứ Tư Lễ Tro. Vậy ngày lễ tình yêu có tương hợp với việc khởi đầu Mùa Chay? Khi luật buộc ăn chay đền tội “xung khắc” với thông lệ lãng mạn, nên ưu tiên cái nào?

Vì sự không thích theo bản tính tự nhiên đối lập với việc tự chịu đau khổ và quan điểm đương thời về tình yêu làm nó cân bằng với niềm vui, nhiều người trong chúng ta có thể phản ứng rằng Ngày Tình Yêu và Lễ Tro không thể hòa nhập; rằng luật Giáo hội về việc ăn chay và kiêng cữ sẽ làm mất ý nghĩa Ngày Tình Yêu năm nay; rằng năm nay chúng ta phải chọn một trong hai cách. Một số người đã đưa ra cách đề nghị như một biện pháp giải quyết thực tế, rằng Ngày Tình Yêu nên cử hành vào ngày hôm trước – tức là Thứ Ba Béo (Mardi Gras) – hoặc ngày hôm sau.

Đó là mưu chước lâu đời của ma quỷ nhằm cường điệu sự gian khổ bởi trách nhiệm của chúng ta đối với Thiên Chúa. Trong Vườn Địa Đàng, con rắn đã xuyên tạc cấm lệnh của Thiên Chúa là không được ăn trái của Cây Biết Thiện Ác, Bà Eva bảo rằng Thiên Chúa cấm rồi. Ma quỷ vẫn tiếp tục dùng mưu kế đó để dụ con người thời nay. Do đó, chẳng hạn chúng ta chống lại lời cảnh báo việc ăn mặc quần áo cũn cỡn hoặc hở hang khi vào nhà thờ vì chúng ta coi thường hướng dẫn đó và tự ý nghe theo lời xúi dại của ma quỷ.

Điều tương tự cũng đúng với việc ăn chay theo luật buộc và kiêng thịt vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, đồng thời cũng cảnh báo về việc cử hành Ngày Tình Yêu theo cách thức tội lỗi. Chúng ta quên điều này:

  1. Không ai cấm chúng ta làm món thịt ngon cho một ngày đặc biệt như vậy.
  2. Không cần món thịt cũng còn nhiều món khác rất ngon.

Đối với điều số 2, tại sao chúng ta phải so sánh việc cử hành Ngày Tình Yêu với các hoạt động tội lỗi? Tại sao chúng ta cho rằng các hoạt động nào đó bị cấm thì đều là những cách chúng ta cử hành tình yêu của mình vào Ngày Tình Yêu, nhất là tình yêu lãng mạn?

Chúng ta quên rằng Ngày Tình Yêu là một ngày lễ Công giáo – và vẫn là như thế. Chúng ta cũng quên rằng tình yêu – kể cả tình yêu lãng mạn – là của Thiên Chúa. Đúng là năm nay Thứ Tư Lễ Tro cũng là ngày lễ Thánh Valentine – tức là Ngày Tình Yêu. Không có gì sai đối với việc cử hành Ngày Tình Yêu vào hôm trước hoặc hôm sau Lễ Tro. Nhưng nếu chúng ta không thể vì một lý do nào đó, trong giới hạn cho phép theo luật ăn chay, chúng ta vẫn có thể cử hành Ngày Tình Yêu đúng ngày 14 tháng Hai như thường.

Năm nay là dịp tốt để người Công giáo cân nhắc về Ngày Tình Yêu, coi đó là cơ hội để nhắc nhở mọi người biết tình yêu thực sự là gì và cần thiết như thế nào. Khi chúng ta dùng món khác thay cho thịt trong Ngày Tình Yêu, chúng ta nhớ mình là tội nhân và cần phải kiêng thịt, đồng thời chứng tỏ cho người khác biết rằng tình yêu là “sự hy sinh ngọt ngào”. Khi chúng ta cùng nhau bước vào Mùa Chay, chúng ta nhắc nhau nhớ rằng đau khổ là “tiêu chuẩn của tình yêu”, đền tội không chỉ là thể hiện sự nhiệt thành từ bỏ chính mình mà còn là mến Chúa và yêu người nhiều hơn, cùng với tình yêu đó, đau khổ sẽ biến thành niềm vui.

Lễ Tro là khởi đầu Mùa Chay, và Mùa Chay là tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn, Sự Chết, và Sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô. Lịch sử cho chúng ta biết rằng, năm 136 sau công nguyên, hoàng đế Hadrian của Rôma muốn “xóa sổ” Kitô giáo nên đã xây dựng một ngôi đền cho thần Vệ Nữ (Venus – nữ thần tình yêu) ngay tại nơi Chúa Giêsu đã bị đóng đinh. Sau hai thế kỷ cố gắng tìm kiếm, Thánh Giá thật (Thánh Giá đã treo Chúa Giêsu) được phát hiện dưới đống hoang tàn của ngôi đền thần Vệ Nữ.

Ngày Tình Yêu năm nay, và hy vọng với cả các Ngày Tình yêu tiếp theo, chúng ta có thể làm chứng về ý nghĩa đích thực của tình yêu sau vài trăm năm hiểu sai về Ngày Tình Yêu. Chúng ta hãy làm gương về việc vui mừng hy sinh bằng cách chúng ta chân thành sống yêu thương thực sự.

CRISTINA MONTES (nữ luật sư Công giáo tại Philippines)

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)