Facebook có thể xem là một “bộ mặt online” của mỗi người dùng, mỗi phát ngôn, mỗi hình ảnh, mỗi bình luận được đăng lên đều gây ấn tượng trong mắt người khác về mình. Thậm chí ngày nay nhiều nhà tuyển dụng còn vào tìm hiểu facebook của ứng viên như một yếu tố quan trọng để chấp nhận hay không chấp nhận.
Trong thời đại ngày nay, mạng xã hội facebook đã trở thành “người bạn tâm giao” của rất rất nhiều bạn trẻ. Vừa là công cụ PR, marketing và chính nó là con dao hai lưỡi, có thể hỗ trợ trong cuộc sống hoặc “giết” người dùng như một cái bẫy ngọt ngào.
Lợi và hại
Lợi ích lớn nhất của facebook chính là khả năng kết bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ, giúp trẻ biết quan tâm theo dõi, chia sẻ với bạn bè đúng lúc. Nếu biết vào những facebook hay đối với lứa tuổi các em mới lớn, học sinh, sinh viên sẽ được đọc những câu chuyện, xem những hình ảnh bổ ích và khai mở nhiều điều trong tâm trí.
Sử dụng facebook không đúng cách cũng có thể gây nghiện. Ảnh Internet
Ngoài ra, facebook còn giúp các em định hình cá tính của mình trong một mạng xã hội rất đông người, giúp các em hình thành lập trường trong những bình luận… Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất là các em dễ bị “nghiện” khi đắm chìm trong thế giới online vô cùng sinh động, đó là giới trẻ bị lệ thuộc vào facebook. Nếu kiểm soát không tốt, facebook trở thành một kẻ cắp thời gian, lấn át cả chuyện học hành, thời gian giao tiếp với người thân và các hoạt động sống bổ ích khác. Lúc đó, facebook như một mê cung mà khi đã vào thì không còn biết lối ra.
Một nguy cơ lớn không kém, đó là bạn trẻ dễ bị lôi cuốn vào các giá trị ảo. “Tút” một tấm ảnh cho thật đẹp để thu hút người thích, chăm chút cho từng câu status (trạng thái) để thu hút người bình luận. Thật ra, những điều đó ít có giá trị trong đời sống thực, ít mang đến hiệu quả, trừ khi nội dung cực kỳ đặc biệt mới gây được tiếng vang.
Gần đây, nhiều học sinh tung clip đen lên facebook để rồi cuối cùng phải thu mình không giao tiếp với ai, thậm chí nghỉ học, cá biệt còn có trường hợp tự tử vì xấu hổ. Nhiều bạn trẻ còn lập fanpage nói xấu cha mẹ, nói xấu thầy cô, dẫn đến việc bị búa rìu dư luận, bị nhà trường buộc nghỉ học.
Mạng xã hội facebook không xấu, xấu hay không là ở cách ta dùng. Nếu ta kiểm soát facebook thì tốt, còn nếu để facebook kiểm soát mình thì hơi nguy hiểm.
Làm sao để biết mình “nghiện” facebook?
Việc nhận ra mình “nghiện” face không khó, chẳng hạn như lên face quá lâu không dứt ra được, hễ mở máy là lại vào face, học hành hay làm việc cũng vào face, đặc biệt là gây sa sút học tập hay lơ là mối quan hệ với gia đình, người yêu, bè bạn.
Làm cách nào để “cai nghiện”?
Bạn có thể tham khảo vài “toa thuốc” sau đây nhé:
– Thứ nhất, hãy tự mình liệt kê xem việc “nghiện” face đã dẫn đến những hậu quả nào, nếu không bị “nghiện” thì mình đã đạt được những kết quả gì trong học hành, cuộc sống?
– Thứ hai, bạn có thể khóa tài khoản tạm thời bằng cách: hãy một mật mã (password) thật khó nhớ, sau đó ghi ra giấy, để vào phong bì và nhờ người thân giữ hộ với dặn dò dù bất cứ giá nào thì một tháng sau mới được trả lại bạn.
– Thứ ba, bạn có thể công bố trên face mình sẽ ngừng dùng face để rộng rãi bạn bè đều biết và bạn bè sẽ là người giám sát giúp mình. Nếu bạn làm trái tuyên bố thì sẽ bị bạn bè nhắc nhở, bị đánh giá, bị “quê”…
Lạm dụng facebook có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho người dùng. Ảnh Internet
– Thứ tư, để tránh “mất tự chủ” khi sử dụng mạng xã hội, bạn cần tự lập cho mình thói quen sử dụng có giờ giấc. Mỗi ngày nên facebook vào một giờ cố định, thời lượng cố định. Khi việc đăng xuất đã trở thành thói quen thì sẽ dễ dàng tự kiểm soát mình hơn (giống như bạn tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ).
– Xóa ứng dụng để truy cập mạng xã hội này trên các thiết bị của bạn, thậm chí là nên dùng một chiếc điện thoại di động không cho phép truy cập internet.
– Song song đó, các bạn nên tham gia bù đắp cái “thiếu thiếu” khi không có face bằng những hoạt động thú vị ngoài đời thực như thể thao, đọc sách, dự một lớp học kỹ năng, chăm sóc gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi đã khám phá và cảm nhận những thú vị trong các mối quan hệ ngoài đời thực, nhu cầu giao tiếp của chúng ta sẽ được thỏa mãn mà cần phải thường xuyên bước vào facebook.
Nên nhớ rằng chính bạn phải nỗ lực, kiên quyết bỏ facebook và không ai có thể làm thay bạn. Nếu bạn không kiểm soát được ngay cả việc dùng facebook thì làm sao kiểm soát cả cuộc đời mình phải không nào?
Biết về những lợi ích khi “cai” Facebook: “Cai” mạng xã hội mang đến cho bạn nhiều lợi ích bất ngờ: bạn có thêm thời gian để ngủ thay vì lướt Facebook vào buổi tối, bạn có thể đọc sách thay vì kiểm tra Instagram trên bãi biển… Bạn không thể biết nếu như không thử. Làm thế nào để có thể “detox” (giải độc) mạng xã hội nếu đã trót là một con nghiện?
Do đó, nếu phát ngôn thiếu khiêm tốn, nói tục chưởi thề, hay công khai những hình ảnh hở hang, chụp ảnh nhà lầu, xe hơi, đồ công nghệ đắt tiền… như một cách để tiếp thị bản thân thì không hay chút nào. Bạn nên biết rằng nhan sắc chỉ quyến rũ được những kẻ háo sắc, đồ đắt tiền chỉ quyến rũ được những kẻ tham tiền, một phát ngôn phản cảm sẽ là một vết bùn trên “bộ mặt online” ấy.
Internet nói chung và facebook nói riêng như một con sóng, nó có thể nâng bạn lên hoặc dìm bạn xuống đáy. Những thông tin mà bạn đưa lên mạng có thể tồn tại lâu dài và có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến hình ảnh của bạn, sự nghiệp của bạn mà bạn không lường hết được. Vì vậy cần phải cẩn trọng với phát ngôn của mình giống như phát ngôn ngoài đời thực.
Ngoài ra, hãy tận dụng khả năng kết bạn và chia sẻ của face. Hãy dùng nó như một quán trà chanh online, một ngôi trường học tập. Chỉ khi dùng facebook đúng cách, nó mới trở thành một thế giới vô cùng thú vị
http://thamvantamly.net