1. Trở thành tấm gương tốt cho con
Bố mẹ chính là hình mẫu mà trẻ hay bắt chước. Con bạn sẽ để ý mọi hành động và phản ứng của bạn. Nếu cha mẹ hay tỏ ra tức giận dù với ai và nguyên nhân là gì, trẻ cũng sẽ làm theo. Lâu dần, thái độ đó trở thành một phần tính cách của con. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, biết kiểm soát cảm xúc tốt để con học tập theo bạn.
2. Đặt ra những quy tắc
Để cho trẻ học cách tự chủ, bạn cần đưa ra những giới hạn với con. Giống như người lớn, trẻ em cũng có những nghĩa vụ nhất định. Việc đặt ra các quy tắc để trẻ phải làm theo những quy tắc đó theo một chuẩn mực nhất định. Trẻ sẽ học được rằng mình nên làm gì và nên tránh làm gì.
Chẳng hạn, nếu chúng tin rằng bữa tối sẽ diễn ra lúc 18h thì cũng sẽ tự hiểu mà không ăn kẹo lúc 17h30. Có được sự tin tưởng đó là điều cần thiết trong việc phát triển tính tự chủ. Mang lại một môi trường an toàn, ấm áp và yêu thương, trẻ sẽ có cơ hội học hỏi và phát triển toàn diện.
3. Dạy con cách chờ đợi
Bạn có thể dạy bé cách chờ đợi thông qua những hoạt động đơn giản hàng ngày. Ví dụ như khi làm đồ ăn, hãy hỏi con nhận xét về đồ ăn như thế nào trước khi bé thưởng thức món ăn đó; hoặc khi tìm đồ chơi cho con, hãy nói là “Con đợi nhé, các đồ chơi sắp hiện ra rồi!”; hay khi đợi thang máy, xếp hàng mua đồ, chờ tới lượt mình chơi đu quay hay cầu trượt…
4. Cho trẻ hiểu về hậu quả của các hành động sai trái
Dạy trẻ nhận thức được những hậu quả của các hành động sai trái là điều cần thiết để rèn luyện tính tự chủ.
Chẳng hạn, hãy nói với con rằng bạn phải đi lấy đồ chơi yêu thích của chúng trong 1 khoảng thời gian nhất định. Ban đầu có thể trẻ sẽ la hét nhưng nếu không thấy ai ủng hộ và mất quyền chơi món đồ đó trong 1 tuần thì chắc chắn bạn sẽ không gặp phải tình huống tương tự lần thứ hai.
5. Đưa ra các khung giờ
Trẻ em cần tự do nhưng chúng cần được rèn luyện mỗi ngày. Thời gian trước và sau khi đi học, trước khi đi ngủ. Khi trẻ quen với các nguyên tắc giờ giấc và các kế hoạch cụ thể, các thói quen sẽ đi vào nề nếp.
6. Giải thích những kỹ năng lắng nghe
Sự khác biệt giữa nghe và lắng nghe là rất lớn. Dạy trẻ tập trung và ghi nhớ khi người khác nói chứ đừng chỉ đợi đến lượt để trả lời lại. Nếu trẻ hiểu được rằng, lắng nghe là phần quan trọng của việc tương tác với người khác, chúng sẽ trở thành một người lớn biết kiềm chế cảm xúc.
7. Thảo luận với trẻ cách kiềm chế cơn giận
Nóng giận là một cảm xúc tự nhiên của con người. Cho nên không có gì sai nếu chúng ta nóng giận một điều gì đó. Tuy nhiên sẽ là sai trái nếu để sự nóng giận đó gây ảnh hưởng cho người khác. Trẻ cần được dạy phương pháp để đối mặt với cơn giận dữ và giải quyết nó một cách tích cực.
Theo Minh Anh (Theo Lifehack) (Dân Việt)