Con số 7 luôn có vẻ là con số có gì đó đặc biệt, như Kinh Thánh cho biết rằng chính Chúa Giêsu đã trừ bảy quỷ khỏi cô Ma-ri-a Mác-đa-la (Mc 16:9; Lc 8:2).
Tương tự tôn giáo, hơn 1.400 năm trước, người ta cũng nhận thấy có 7 tên “đầu sỏ” nguy hiểm đã được liệt kê. Đó là: Phẫn Nộ, Tham Lam, Đố Kỵ, Lười Biếng, Kiêu Ngạo, Mê Ăn Uống, và Ham Muốn.
Chúng ta cùng tìm hiểu 7 câu chuyện thật này…
PHẪN NỘ
Hằng ngày, Donna Alexander theo dõi các khách hàng vào “Phòng Tức Giận” (Anger Room) do cô lập ra ở Dallas (Hoa Kỳ), đập phá mọi thứ từ ti-vi tới hình nộm, rồi vui vẻ đi ra với vẻ hài lòng. Mỗi người hào phóng trả cho cô tới 75 USD nếu được ưu tiên “xả giận” trước. Họ cứ việc thoải mái “giận cá chém thớt”.
Cô giải thích: “Khi tôi lớn lên, tôi thấy có nhiều cuộc ẩu đả. Thế nên tôi nghĩ rằng nếu có một nơi để người ta xả giận thì thế giới sẽ tốt hơn”.
Người ta có “liệu pháp phá hoại” (destructotherapy). Đó là một dạng xử lý cơn giận, còn nhiều tranh luận giữa các chuyên gia về sức khỏe tâm thần, nhưng nhiều người vẫn cảm thấy bị thu hút với cách này. Tại Tây Ban Nha, người ta đã tổ chức các sự kiện ngoài trời để dân chún đập phá xe hơi, các thiết bị, và máy vi tính bằng những chiếc búa tạ. Tại Berlin (Đức quốc), hai họa sĩ đã thiết kế máy bán hàng tự động gọi là “Anger Release Machine” (Máy Xả Giận), nó tự động đập vỡ bộ chén dĩa với giá 1 USD hoặc bộ ly thủy tinh với giá 20 USD.
Ức chế cơn giận lâu có thể gây huyết áp cao, bệnh tim, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, học hành kém. Khi bạn thả lỏng chính mình, bạn sẽ làm “xì” hơi-cảm-xúc từ chiếc-nồi-áp-suất-cuộc-đời. Nếu bạn đã lập gia đình, chỉ xả một chút giận dữ cũng có thể cứu cuộc đời bạn. Tường trình của ĐH Michigan cho thấy rằng các vợ chồng thường xuyên loại bỏ được rắc rối sẽ sống thọ hơn những người cứ “để bụng”.
Sự tức giận mang tính xây dựng cũng có thể ảnh hưởng tích cực. Nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể kích thích hoài bão, thúc đẩy sự điều đình, tạo sức kiểm soát, và cẩn trọng hơn, do đó mà những người kiềm chế nỗi tức giận có thể chịu đựng gấp ba lần mà không đập phá đồ đạc. Phụ nữ hãy lưu ý: Việc thể hiện cơn giận về nghề nghiệp chỉ có thể được chấp nhận đối với nam giới. Phụ nữ nổi cơn tam bành có thể quy lỗi cho sự mất cân bằng cảm xúc. Hãy luôn ghi nhớ: “Cẩn tắc vô ưu”.
THAM LAM
Tham lam là điều thường thấy trong cuộc sống thường nhật. Chiếc “túi ham muốn không đáy” này tích lũy đủ thứ của cải. Nhưng J. Keith Murnighan, giáo sư Trường Quản Lý Kellogg thuộc ĐH Tây Bắc, nói rằng tham lam vẫn có vài điểm tích cực. Ông nói: “Khi nó khuấy động người ta, theo hệ thống tư bản chủ nghĩa, nó có giá trị tích cực. Còn tham lam về kiến thức (ham muốn hiểu biết),… Có gì sai không? Do đó, còn tùy thuộc vào dạng tham lam mà bạn muốn nói tới”.
Ngay cả lòng tham lam vật chất cũng có thể có hệ quả tích cực. Nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn theo đuổi và đạt được điều bạn muốn, bạn cảm thấy rất vui. Điều này có sức tiềm ẩn không chỉ làm lợi cho riêng bạn, về hạnh phúc và sức khỏe, mà còn có lợi cho những người xung quanh bạn, kể cả gia đình và bạn bè, tùy vào công việc của bạn và xã hội. Cuối cùng, dù bạn có sức khỏe tốt hay không, sự tức giận của người khác vẫn thường được bỏ qua nếu biết vị tha. Murnighan nói rằng Andrew Carnegie (1835-1919) và Warren Buffett (sinh 1930) đều lợi dụng tình hình kinh tế ở thời của họ, khi “họ có thể đạt được nhiều thứ, dù người khác gặp bất lợi”. Nhưng ngày nay Carnegie được nhớ tới nhiều với tư cách người hỗ trợ nghệ thuật, và Buffett được khâm phục vì đã dành 44 tỷ USD để làm từ thiện.
Murnighan nói: “Cảm thấy tham lam là bản chất cơ bản của con người. Đó là tội hay không còn tùy vào những điều chúng ta quy ước”.
ĐỐ KỴ
Helen Jane Hearn, 37 tuổi, là một người vợ, người mẹ, và người viết blog (helenjane.com), là giám đốc Federated Media Publishing tại San Francisco và làm tư vấn giải trí tại gia. Tuy nhiên, bà công nhận là đã ghen với các phụ nữ khác và để nó thấm vào mình như “độc tố đố kỵ”. Rồi bà đọc cuốn “The Artist’s Way” (Đường Lối Nghệ Sĩ) của Julia Cameron, bà biết cách lập một “bản đồ ghen tương” (jealousy map). Hiện nay, thay vì ghen ghét với người khác, bà vẽ ba cột trên tờ giấy và ghi vào mỗi cột: Ai? Tại sao? và Cái gì? Rồi bà viết tên người mà bà ghen tỵ, lý do ghen tỵ, và điều bà sẽ làm. Hearn giải thích: “Tôi dùng điều đó làm lời mời gọi để hành động. Đó là khí cụ để tôi tự kích thích”.
Bà đã chuyển lòng đố kỵ “ác tính” thành đố kỵ “lành tính”. Mới đây, các nhà nghiên cứu Hà Lan phát hiện rằng lòng đố kỵ “lành tính” thiếu “nọc độc” nên có thể kích thích chúng ta cải thiện. Một loạt nghiên cứu của ĐH Kitô giáo Texas cho thấy rằng khi người ta ghen tức, người ta thực sự tập trung cao độ và hướng tới người mà mình ghen ghét.
LƯỜI BIẾNG
Bạn có đổ mồ hôi? Tâm lý gia Richard Wiseman, người Anh, đã đo tốc độ bước của khách bộ hành ở khắp thế giới. Từ đầu thập niên 1990, ông thấy nhân loại bước tăng 10%. Nhưng còn chúng ta? Khi bạn dừng lại cân nhắc một số khám phá quan trọng nhất – Newton ngồi dưới cây táo và phát hiện định luật vạn vật hấp dẫn, Archimedes phát hiện nguyên lý thủy tĩnh học khi đang tắm). Và bạn có thể nhận thấy “ăn không, ngồi rồi” là điều tội lỗi.
Hãy xem trường hợp của Chrissie Wellington. Cô đã 4 lần chiến thắng trong giải Ironman World Championship – bao gồm bơi 2,4 dặm, đi xe đạp 112 dặm, và chạy 26,2 dặm. Mỗi năm cô đi hằng ngàn dặm để duy trì thể hình – nhưng chỉ có điều quan trọng: Tập luyện là không làm gì hết. Cô nói: “Tôi thường nghỉ hai ngày mỗi tháng. Ngồi trên ghế là tư thế tôi áp dụng. Đó không là lãng phí thời gian. Cơ thể cần thư giãn để củng cố sự tập luyện lại. Nghỉ ngơi làm tôi khá hơn, nhanh nhẹn hơn, mạnh mẽ hơn, và đàn hồi tốt hơn”.
Thật vậy, thư giãn có thể có lợi cho các lĩnh vực khác, chẳng hạn là giảm cân. Người ngủ 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ béo phì là 55%. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng việc thiếu ngủ phá vỡ leptin và ghrelin, hai loại hormone này giữ vai trò điều chỉnh sự ngon miệng. Ngủ ngày sẽ gây rối loạn.
Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH California tại Santa Barbara thấy rằng những người để tâm trí “thơ thẩn” 12 phút sẽ khá hơn 41% về óc sáng tạo hơn người không mơ mộng.
Trầm ngâm là một dạng thư giãn. Lợi ích là điều có thật. Theo một cuộc nghiên cứu tại ĐH Washington, những người tham gia được tập suy nghĩ trong 8 tuần đều có thể tập trung lâu hơn và ít lo lắng hơn. Đó là lý do mà Mark Bertolini, giám đốc điều hành trung tâm y tế Aetna, khởi đầu mỗi ngày bằng việc tập yoga và trầm tư. Anh nói: “Đó là chương trình của tôi”.
KIÊU NGẠO
Jon Katzenbach là nhà tư vấn kinh doanh hơn 45 năm. Nhưng khi ông làm tư vấn cho các công ty, ông không khuyên giảm chi phí hoặc cho các nhân viên ăn khoán theo sản phẩm. Ông tin rằng có một động cơ còn mạnh hơn tiền bạc: Niềm hãnh diện.
Katzenbach giải thích: “Hãy nhìn các nhân viên của các công ty như Southwest Airlines, Apple, hoặc Hải quân Hoa Kỳ. Cảm xúc – chứ không là sự ưng thuận hợp lý – là cái xác định sự phục vụ, sự đổi mới, sự tận tâm của các nhân viên, và rất thành công”.
Bước đầu tiên của ông thường là xác định “động lực thúc đẩy niềm hãnh diện” trong công ty – các nhân viên đam mê công việc và giỏi động viên người khác – và ông dùng điều đó làm kiểu mẫu. Ông cho biết thêm: “Niềm hãnh diện trong công việc là điểm chính để kích thích các nhân viên làm việc ở mức tốt nhất”.
Nghe như kế hoạch của ma quỷ? Hầu như không. Mặc dù niềm kiêu hãnh bị một số người coi là tội lỗi nguy hiểm, điều mà chúng ta nói tới đây là niềm hãnh diện được định hướng tốt, và điều đó có thể xuất hiện trong các cá nhân hoặc các nhóm, dù là tập thể dân tộc hoặc dân sự.
Nghiên cứu cho thấy rằng “niềm hãnh diện được định hướng tốt” tạo ra cảm giác lạc quan và xứng đáng. Đó là động cơ thúc đẩy, có kết quả bền vững và phát triển cá nhân. Nó cũng nuôi dưỡng sự lãnh đạo và sự khâm phục. Thậm chí nó còn thay đổi ngoại hình, thúc đẩy cười và dáng tốt hơn, những điều này cũng ảnh hưởng địa vị xã hội.
Trong nhiều dân tộc thiểu số, niềm hãnh diện dân tộc có liên quan sức khỏe tâm thần, ít lạm dụng chất gây nghiện, giảm bạo lực, giảm nguy cơ bệnh tim. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự xứng đáng và sự tự trọng liên quan niềm hãnh diện – một biệt dược chủng ngừa của cuộc sốn. Đó không chỉ là thành viên của các nhóm dân tộc có thể hưởng lợi. Gay Pride, I Love NY, Made in America, Semper Fi,… là những khẩu hiệu về niềm hãnh diện dân tộc khiến người ta hạnh phúc. Bạn phải cẩn thận đừng xúc phạm những điều như vậy!
MÊ ĂN UỐNG
Có 36% người lớn Mỹ bị béo phì, do đó họ có thể không thấy “sốc” với chuyện mê ăn uống. Nhưng đây là cơ hội mà tội lỗi có thể xen vào. Các khoa học gia tại ĐH Tel Aviv thấy rằng nên thêm một ít đồ tráng miệng vào chế độ ăn uống giảm cân.
Hãy tưởng tượng: Mỗi khi bạn bị cám dỗ ăn uống mà cảm thấy khó cưỡng lại, hãy cố gắng thêm. Bạn sẽ cảm thấy quen dần nhờ ý chí. Đừng đầu hàng!
Chẳng hạn, trước Olympics 2008, Michael Phelps ăn 12.000 calo mỗi ngày, phần nhiều do pizza, món mì, và bánh kẹp. Phelps cố gắng giảm mà vẫn thấy thèm. Hằng ngày, các vận động viên đốt cháy 9.000 calo hoặc hơn trong khi luyện tập, thèm ăn là cách duy nhất để duy trì năng lượng. Cũng vậy, nếu bạn chuẩn bị chạy marathon hoặc vòng đua xe đạp kéo dài 2 tuần, bạn cần hấp thụ calo để đủ sức khỏe mà tranh tài.
Cuộc nghiên cứu năm 2010 của ĐH Missouri-Kansas cho thấy rằng đàn ông dư cần đáng tin cậy hơn, chân thật hơn, hăng hái hơn, và có thể làm khá hơn trong những công việc khó so với những người gầy ốm hơn. Với phụ nữ thì cũng vậy.
HAM MUỐN
Trước khi 30 tuổi, Jennifer Armstrong đã có vị hôn phu và chuẩn bị ngày cưới. Lúc đó cô đọc cuốn tiểu thuyết “Lust” (Thèm Khát), và cô thấy mình như đang chia sẻ với tác giả về “đêm thứ Sáu tuyệt vời”. Chỉ vậy thôi, thế là đám cưới của cô bị hủy bỏ. Và cuốn “Lust” đã thay đổi cuộc đời cô.
Cô cho biết: “Tôi trở thành người thích hát karaoke với những người bạn mới. Tôi dành thời gian và hoài bão, rồi tôi cùng một người bạn đã mở website sexyfeminist.com để ủng hộ nữ giới. Tôi đã viết được một cuốn sách. Tôi nhuộm tóc đen. Tôi để dành đủ tiền để mua căn hộ khá hơn ở Brooklyn. Tất cả tự tay tôi làm nên”.
Mặc dù mối quan hệ với tiểu thuyết gia kia không đạt kết quả tốt, cô cảm thấy “hối tiếc” khi hủy bỏ cuộc hôn nhân trước đó. Cô nói: “Kinh nghiệm dạy tôi đủ thứ mà tôi biết về tình yêu và giới tính”.
Kinh nghiệm của Armstrong là tấm gương thực tế đã được nghiên cứu tại ĐH Amsterdam. Bằng cách đưa ra cơ chế trong não đối với việc suy nghĩ có phân tích, sự ham muốn giúp người ta tập trung tốt hơn vào chi tiết hiện tại: “Tôi muốn anh ấy – ngay bây giờ” (bằng cách so sánh, tình yêu làm nảy sinh cách suy nghĩ và sự sáng tạo lâu dài). Như vậy, sự ham muốn mà Armstrong cảm thấy đối với tiểu thuyết gia kia đã giúp cô thấy các “dấu vết” trong mối quan hệ gần đạt tới hôn nhân trước đó của cô.
Quý ông lưu ý: Sự ham muốn cũng làm nản lòng của phụ nữ trong việc đáp lại. Khi các nhà nghiên cứu Hà Lan yêu cầu phụ nữ uống một tách có chứa côn trùng hoặc lau tay bằng khăn giấy cũ, họ cảm thấy hưng phấn và ít ghê tởm hơn những người khác. Khi phụ nữ cảm thấy ham muốn, nam giới đừng cố làm ra vẻ mình hấp dẫn.
Nói chung, sự ham muốn có thể mang tính hủy hoại, nhưng sự ham muốn đối với sự sống lại là đạo đức. Triết gia Simon Blackburn, người Anh, chỉ rõ trong cuốn “Lust” mà ông đã viết: “Cảm xúc là tái xác định sự sống. Đó là điều làm tăng hưng phấn, vui vẻ, và rất ít người trong chúng ta có thể cưỡng lại”.
Trong bảy loại tội ghê gớm, cái gì xác định nó có “ghê gớm” hay không thì đó là vấn đề đơn giản. Vấn đề quan trọng là chúng ta kiểm soát nó hay là nó kiểm soát chúng ta.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Reader’s Digest)