GÓC SUY TƯ GIA ĐÌNH Bàn Tay của Mẹ

Bàn Tay của Mẹ

Bàn Tay của Mẹ

      (The mother’s hands)

 

Thanh niên nọ xuất sắc về mặt học vấn, nộp đơn xin làm quản trị viên ở một công ty lớn. Anh ta vừa qua buổi phỏng vấn đầu tiên. Nhưng ông giám đốc còn hỏi thêm anh ta lần cuối để có quyết định sau cùng.

Ông thấy nơi học bạ của anh ấy từ đầu đến đuôi đều xuất sắc, từ trung học đến việc nghiên cứu sau đại học, chẳng năm nào mà anh ta lại không thành đạt.

Ông hỏi: ”Anh có được học bỗng nào ở trường không?” Anh ta đáp: ”Thưa không.”

Ông hỏi tiếp: ”Có phải cha anh trả lệ phí cho anh học tập không?” Anh ta trả lời: ”Thưa cha tôi mất khi tôi được một tuổi. Mẹ tôi mới là người trả học phí.”

Ông ta lại hỏi: ”Mẹ của anh làm việc ở đâu?” Anh ta đáp: ”Thưa mẹ tôi làm nghề giặt áo quần.” Ông ta bảo anh chàng đưa hai bàn tay cho ông xem và chàng chìa ra hai bàn tay mịn màng và tuyệt vời của mình.

Ông hỏi nữa: ”Vậy có bao giờ anh giúp mẹ mình giặt áo quần không?” Anh ta nói: ”Thưa, chưa bao giờ. Bà cứ bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, bà giặt áo quần nhanh hơn tôi.”

Ông bảo: ”Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay, khi về nhà, anh hãy rửa hai bàn tay của mẹ anh, và ngày mai đến gặp tôi.”

Khi về đến nhà, nghe lòng sung sướng với ước mong được rửa hai bàn tay của mẹ mình, anh chàng nghĩ rằng thực hiện điều ấy là cơ may quá tốt để mình được ông giám đốc nhận vào làm ở công ty. Cảm thấy ngỡ ngàng, sung sướng, nhưng pha lẫn nỗi lo sợ, bà mẹ đưa hai bàn tay cho anh ta.

Chàng từ từ rửa tay cho mẹ, lệ rơi khi chàng làm việc ấy. Đây là lần đầu tiên chàng thấy tay mẹ nhăn nheo và có quá nhiều vết bầm tím. Một số vết làm đau nhức thêm quá nhiều, khiến thân mẹ  run lên khi được rửa bằng nước. Đây là lần đầu chàng cảm nghiệm ra rằng chính hai bàn tay này đã giặt quần áo mỗi ngày để trả học phí cho chàng. Vết bầm trên tay của mẹ là giá mà mẹ phải trả cho chàng tốt nghiệp đại học, cho thành quả xuất sắc trong học vấn và có thể cho tương lai của chàng.

Rửa tay cho mẹ xong rồi, chàng âm thầm giặt giúp mẹ tất cả áo quần còn lại. Tối hôm ấy, hai mẹ  con hàn huyên trò chuyện rất lâu. Sáng hôm sau, chàng tới văn phòng giám đốc. Thấy lệ trong mắt chàng thanh niên, ông ấy bèn hỏi: ”Anh có thể nói cho tôi biết điều anh đã làm, đã học được hôm qua ở nhà anh không?”

Chàng đáp: ”Thưa, tôi rửa tay cho mẹ và cũng giặt tất cả áo quần còn lại.” Ông giám đốc nói: ”Anh vui lòng cho tôi biết cảm tưởng của anh.”

Chàng thưa: ”Thứ nhất, tôi đã biết thế nào là việc thẩm định; Nếu không có mẹ thì chẳng có được con người tôi thành đạt hôm nay.

Thứ hai, tôi biết cách cùng làm việc, chỉ nhờ ngần ấy thôi mà tôi nhận ra rằng làm được điều gì đó là chuyện thật khó khăn và phải kiên trì.

Thứ ba, tôi hiểu được tầm quan trọng và giá trị của mối quan hệ trong gia đình.”

Ông giám đốc nói: ”Đây là điều mà tôi yêu cầu. Tôi muốn tuyển dụng người có khả năng đánh giá sự giúp đở của những người khác và người hiểu thấu nỗi khổ của người khác đã làm được việc này, việc nọ, và người không xem tiền bạc là mục đích duy nhất trong đời. Anh được tôi tuyển dụng.”

Sau đó, chàng thanh niên làm việc hăng say nên được người dưới quyền kính mến. Tất cả nhân viên phục vụ siêng năng, trong tinh thần đồng đội nên thành quả của công ty được nâng cao quá chừng.

Lời bình:

Được che chỡ và quen thói được cho bất cứ cái gì nó muốn thì đứa bé sẽ phát triển ”não trạng là mình có quyền” nên lúc nào cũng cho cái tôi là ưu tiên. Đứa bé ấy không biết gì về các nỗ lực của cha mẹ mình.

Khi bắt đầu làm việc, hắn cho rằng ai cũng phải nghe lời hắn và, khi trở thành người quản lý, hắn không bao giờ hiểu được nỗi nhọc nhằn của nhân viên mình cho nên hắn cứ khiển trách người khác. Bởi vì loại người này, có thể giỏi về học vấn, có thể thành công một thời gian, nhưng rồi sẽ không có khả năng nhận thức được giá trị của thành tựu. Hắn sẽ cằn nhằn, nặng lòng căm ghét và đấu tranh để được nhiều hơn. Nếu là cha mẹ thuộc hạng nuông chìu che chở con cái như thế thì chúng ta thật sự đang biểu lộ tình thương hay, ngược lại, là đang triệt tiêu đứa trẻ?

Quý vị có thể cho con mình sống trong căn nhà lớn, ăn đồ ngon, học dương cầm, xem TV bự. Nhưng, khi cắt cỏ, xin quý vị vui lòng cho chúng cảm nghiệm việc ấy. Sau bữa ăn, xin quý vị để chúng rửa chén bát cùng với anh chị em của chúng. Chẳng phải vì quý vị không có tiền mướn người giúp việc, nhưng bởi vì quý vị muốn thương con đúng cách. Quý vị muốn chúng hiểu rằng, dù cha mẹ giàu có chăng nữa, rồi mai đây, tóc của cha mẹ cũng sẽ bạc như bà mẹ của anh chàng trai trẻ kia. Điều quan trọng nhất là con cái của quý vị phải học cách thẩm định các nổ lực mà cảm nghiệm được những nỗi khó khăn và học hỏi khả năng làm việc với người khác ngõ hầu thành sự những việc của mình.

Phan văn Phước dịch

(từ bản tiếng Anh có ”văn phong” khác xa tiếng Việt)

Bản tiếng Anh:

The mother’s hands

One young academically excellent person went to apply for a managerial position in a big company.

He passed the first interview; the director did the last interview, made the last decision. He discovered from the CV that the youth’s academic result was excellent all the way, from secondary school until the postgraduate research, not a year did he not score.

The director asked, “Did you obtain any scholarship in school?” and the youth answered, “None.”

The director asked, “Was it your father who paid your school fees?” The youth answered, “My father passed away when I was one year old, it is my mother who paid my school fees. ”

The director asked, ” Where did your mother work?”

The youth answered, “My mother worked as a clothes washer.” The director requested the youth to show his hands, and the youth showed the director a pair of hands that were smooth and perfect.

The director asked, ” Did you ever help your mother wash the clothes?”

The youth answered, “Never, my mother always wanted me to study and read more books, furthermore, my mother can wash clothes faster than I can.”

The director said, “I have a request; when you go back today, go and help to clean your mother’s hands, and then see me tomorrow morning.”

The youth felt that as the chances of landing the job were high, when he went home, he happily wanted to clean his mother’s hands. His mother felt strange, happy but mixed with fear, she showed her hands to the youth.

The youth cleaned his mother’s hands slowly, his tears dropped down as he did that. It was the first time he found his mother’s hands so wrinkled, and there were so many bruises on her hands. Some bruises incited pains so strong that made his mother’s body shiver when cleaned with water. This was the first time the youth realized and experienced that it was this pair of hands that washed clothes every day to earn him the school fees. The bruises on the mother’s hands was the price that the mother paid for his graduation and academic excellence and probably his future.

After finishing the cleaning of his mother’s hands, the youth quietly cleaned all the remaining clothes for his mother. That night, mother and son talked for a very long time.

Next morning, the youth went to the director’s office. The director noticed the tear in the youth’s eye, and asked:

“Can you tell me what you have done and learned yesterday in your house?”

The youth answered, “I cleaned my mother’s hands, and also finished cleaning all the remaining clothes.” The director asked, “Please tell me your feelings.”

The youth said:

Number 1, I knew what was appreciation; without my mother, there would not a successful me today.
Number 2, I knew how to work together with my mother, then only I could realize how difficult and tough it is to get something done.

Number 3, I knew the importance and value of family relationships.

The director said, “This is what I am asking; I want to recruit a person who can appreciate the help of others, a person who knows the suffering of others to get things done, and a person who would not put money as his only goal in life to be my manager. You are hired.”

Later on, this young person worked very hard and received the respect of his subordinates; every employee worked diligently and in a team, so that the company’s results improved tremendously.

Comment:

A child who has been protected and habitually given whatever he wanted develops “entitlement mentality” and always put himself first. He is ignorant of his parents’ efforts.

When he starts work, he assumes every one must listen to him, and when he becomes a manager, he can never know the sufferings of his employees and always blame others. For this kind of people, who may be good academically, may be successful for a while, but eventually would not feel sense of achievement. He will grumble and be full of hatred and fight for more. If we are this kind of protective parents, are we really showing love or are we destroying the kid instead?

You can let your kid live in a big house, eat a good meal, learn piano, watch a big screen TV. But when you are cutting grass, please let them experience it. After a meal, let them wash their plate and bowl together with their brothers and sisters. It is not because you do not have money to hire a maid, but it is because you want to love them in a right way. You want them to understand, no matter how rich their parents are, one day their hair will grow grey, same as the mother of that young person.

The most important thing is that your kid must learn how to appreciate the efforts and experience the difficulties and learn the ability to work with others to get things done.

 

 

Exit mobile version