Bài suy niệm tháng 8/2012 – Việc rao giảng Tin mừng: Loan báo Chúa Kitô

103

BÀI SUY NIỆM
Tháng 08/2012
***

VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG: LOAN BÁO CHÚA KITÔ

 

Người được thánh hiến là một cuốn Tin Mừng sống với cuộc sống tự chọn và đời sống chứng tá thường nhật hiến mình phục vụ nhu cầu tha nhân, người được thánh hiến chính là : “Tin Mừng” là sứ điệp về niềm cậy trông cho con người thời đại. Trong đời thánh hiến, có một ý nghĩa căn bản mà Đức Phaolô VI đã nhắc tới : “Việc loan báo Tin Mừng là hồng ân, là ơn gọi chính và là căn tính sâu xa nhất của Giáo Hội” (LBTM 13). Mỗi người được thánh hiến cảm nghiệm mình được gọi vì lý do này: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16).

Những người được thánh hiến có nhiệm vụ đặc biệt đóng góp vào việc Phúc Âm hoá, trước hết bằng chứng tá đời sống hoàn toàn cho Thiên Chúa và cho anh chị em mình, bằng cách bắt chước “Chúa là Đấng vì yêu thương con người, đã muốn hạ mình làm kẻ nô lệ”. Thật vậy, trong cuộc sống cứu độ, tất cả đều do sự thông phần vào lòng mến của Thiên Chúa. Những người được thánh hiến nhờ được thánh hiến và việc hiến mình, làm cho người khác thấy được sự hiện diện yêu thương và cứu độ của Chúa Kitô- Đấng được Cha thánh hiến và sai đi. Khi để Đức Kitô chiếm đoạt (x.Pl 3,12), họ chuẩn bị trở nên một cách nào đó, nhân tính kéo dài của Chúa Kitô. Đời thánh hiến cho thấy cách hùng hồn, càng sống trong Chúa Kitô, người ta càng phục vụ người khác cách tốt hơn, sẵn sàng đi tới những tiền trạng truyền giáo và không quản ngại những nguy cơ lớn nhất (ĐSTH 76).

Đó là điều cần được thực hiện cách riêng, theo chỉ thị của sắc lệnh về truyền giao là phải loan báo Chúa Kitô cho mọi dân tộc chưa được biết Danh Thánh Ngài. Mức độ cấp bách của sứ vụ này nảy sinh từ chính sự gắn bó với Tin Mừng của Ngài mà người được thánh hiến nhận lời mời. Như Đức Thánh Cha giải thích trong thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Thế : “Đây là chuyện cơ bản theo mức độ việc truyền giáo thành mức độ của đức tin, đó là đích xác dẫn đưa đức tin chúng ta vào Đức Ki tô và vào tình yêu của Ngài đối với chúng ta” (Sứ vụ ĐCT.11). Khi thu hút tầm mắt của nhân loại nơi truyền giáo vào việc tự hiến và nhiệm vụ của mình, đức tin của người được thánh hiến xoay tầm nhìn của lương tâm nhân loại về Chúa Kitô. Nhiệm vụ này vừa cao cả vừa tế nhị : hướng lương tâm của lương dân về Đức Kitô có nghĩa là chỉ đường dẫn lối đồng thời cùng đi với họ. Thế nên, nhiệm vụ chính của nhà truyền giáo không gì khác ngoài việc dành lại lương tâm và tự do của dân ngoại về cho Chúa.

Khi người ta yêu mến Thiên Chúa, Đấng là Cha của mọi người, thì người ta không thể không yêu người đồng loại, nhận ra họ là anh chị em mình. Vì vậy, khi thấy nhiều người trong số họ chưa được nhận biết tình yêu Thiên Chúa, được tỏ bày trọn vẹn trong Chúa Kitô thì người ta không thể ngồi yên. Chính từ chỗ đó mà vâng lệnh Chúa Kitô xuất phát phong trào truyền giáo mà mọi Kitô hữu ý thức chia sẻ với Giáo Hội, tự bản chất Giáo Hội là truyền giáo. Đặc biệt các thánh nhân những tu hội đời sống chiêm niệm và hoạt động, hăng hái sống phong trào truyền giáo. Thật vậy, các người được thánh hiến có sứ mệnh làm cho Chúa Kitô khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục, cầu nguyện và truyền giáo có mặt, ngay giữa những người không phải là Kitô hữu trong họ trung thành gắn bó với đoàn sủng riêng, nhưng vì được thánh hiến cho Thiên Chúa, nên họ có thể cảm thấy được đặc biệt thúc đẩy cộng tác vào hoạt động truyền giáo của Giáo Hội (ĐSTH 77).

Lời kêu mời truyền giáo là một sứ mệnh căn bản được trao cho đời sống thánh hiến. “Toàn bộ các dân nước, nơi đạo giáo và đơi sống Kitô hữu đã từng phát triển và có khả năng khai sinh cộng đoàn đức tin sống động và linh hoạt, nay đang gặp thử thách cam go, thậm chí có nơi gặp một sự đổi thay tới mức trở thành thờ ơ lãnh đạm, trở thành tục hoá và vô thần nữa. Cách riêng, ở đây nói đến những dân nước được mệnh danh là thế giới đệ nhất, có đủ mọi phương tiện về kinh tế đã rơi vào thói hưởng thụ, kể cả thói thực dụng vì e rằng tình cảnh nghèo đói và cùng cực, đang khơi dậy và ủng hộ một cuộc sống “như không có Thiên Chúa vậy” (Christ 1.34). Cách riêng, vì đã tự hiến toàn diện cho Thiên Chúa, khởi sự từ tình hiệp thông sâu xa với Đức Kitô, kẻ được thánh hiến phải là người đầu tiên đảm trách công tác Tân Phúc Âm Hoá bằng cách thực hiện những khả năng của mình tuỳ theo đặc sủng linh đạo và tông đồ của họ. Việc Tân Phúc Âm Hoá không cho phép dừng lại ở việc loan báo lúc ban đầu hoặc ở việc mục vụ của thời giáo hữu sơ khai, trước hết nó đòi tái chế cơ cấu xã hội loài người. Về phương diện này, đời sống thánh hiến có nhiệm vụ cấp bách và một trách nhiệm to lớn (x.Lineam.42 ss).

Gợi ý: Hiến Chương điều 71,4 dạy: mọi sinh hoạt bên trong và bên ngoài cộng đoàn kể cả tình trạng bệnh tật đau yếu của chị em, đều hướng tới mục đích cuối cùng là sống và loan báo Tin Mừng”.

Sr. Anna Hoàng Mai

MTG. Thủ Đức