6 mẹo giúp tự kiểm soát bản thân

57

Thực tế, kiểm soát bản thân có thể được cải thiện. Việc tự kiểm soát không phải là một đặc điểm mà chúng ta có hoặc không có, nhưng tất cả chúng ta đều có thể cải thiện nó ở bất cứ giai đoạn nào trong đời.

MẸO SỐ 1: THIẾT LẬP MỤC TIÊU ĐỂ HIỂU BẠN ĐANG CỐ GẮNG KIỂM SOÁT THỨ GÌ

Khi bạn đang cố gắng cải thiện khả năng tự kiểm soát bản thân, bạn phải hiểu cái mà bạn đang cố gắng để kiểm soát là gì. Điều này có thể dễ dàng đạt được bằng cách đặt ra các mục tiêu cho kết quả mà bạn mong muốn.

Chìa khoá thiết lập các mục tiêu để cải thiện khả năng tự kiểm soát chính là hãy chắc chắn với những mục tiêu của mình. Đừng đặt mục tiêu mơ hồ hay không có giới hạn, chúng không phải là công cụ hay cơ hội giúp bạn cải thiện đâu.
Hãy tạo một danh sách mục tiêu bằng cách tập trung vào những điểm chính sau:

  • Nhược điểm của những hành vi ‘xấu’ hay ‘không mong muốn’ của bạn là gì?
  • Bạn sẽ đạt được gì nếu bạn cải thiện được sự tự kiểm soát của mình đối với vấn đề này?

Nhận thức được lợi ích và hậu quả của hành vi có thể là động cơ thúc đẩy bạn thay đổi thói quen và trở nên tốt hơn.

MẸO SỐ 2: XEM XÉT NHỮNG ĐỘNG CƠ PHÍA SAU NHỮNG HÀNH ĐỘNG CÓ HẠI CỦA BẠN

Phần lớn các thói quen của chúng ta có một động cơ cụ thể phía sau, thậm chí cả những động cơ xấu. Ví dụ, hầu hết người hút thuốc đều hiểu rằng hút thuốc có hại cho sức khoẻ, nhưng họ vẫn cảm thấy thích khói thuốc trong những tình huống nhất định.

Hãy xem xét các động cơ phía sau những hành động và thói quen của bạn. Tập trung vào việc liệu rằng bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi lợi ích ngắn hạn hay dài hạn.

tự kiểm soátXem xét động cơ phía sau (Nguồn: 6seconds)

Dường như việc thưởng thức bánh quy trong giờ ăn trưa đơn giản chỉ là bánh quy và việc cung cấp đường, nhưng động cơ sâu xa có thể là cái gì đó khác.

Có lẽ bạn đi vào cửa hàng cà phê bởi vì bạn muốn nghỉ ngơi lâu hơn hoặc bạn chỉ đơn giản muốn trò chuyện với người khác. Bằng cách hiểu được động cơ đằng sau những hành động có hại, bạn có thể cải thiện sự tự kiểm soát của mình đối với nó.

MẸO SỐ 3: GIỚI HẠN SỰ HẤP DẪN CỦA NHỮNG HÀNH VI XẤU

Nghe thì khá đơn giản, nhưng câu nói cũ “xa mặt cách lòng” thực sự có ý nghĩa. Bằng cách loại bỏ những hành vi xấu ra khỏi tầm mắt và khiến việc thực hiện nó khó khăn hơn, bạn sẽ ít bị hấp dẫn hơn.

Bạn có thể sử dụng những công cụ như ứng dụng đã đề cập ở trên hoặc chọn lựa vài phương pháp lạc hậu để tổ chức lại môi trường xung quanh của bạn. Hãy bỏ bánh quy khỏi bàn làm việc của bạn, lấy một cái bàn cao để buộc bạn thi thoảng phải đứng lên vv…

Khi bạn bắt đầu nghĩ về việc bỏ thuốc lá, hãy nhớ đến những hình ảnh của bệnh nhân ung thư phổi trong tâm trí mình. Hình dung hình ảnh điếu thuốc lá với cảnh gia đình đang khóc lóc bên cạnh bạn trong bệnh viện. Nghe có vẻ hơi quyết liệt, nhưng bằng cách tạo ra một hình ảnh tiêu cực về hành vi của mình, bạn có thể tăng khả năng tự kiểm soát của bản thân. Đúng là nói ‘không’ với cái gì đó không hấp dẫn sẽ dễ dàng hơn.

MẸO SỐ 4: TĂNG CƯỜNG SỰ HẤP DẪN CỦA NHỮNG HÀNH VI TỐT

Mặt khác, bạn cũng nên làm cho những hành vi tích cực có vẻ hấp dẫn hơn. Bạn nên cố gắng làm tăng sự hấp dẫn của hành vi thay thế, “hành vi tốt’ bằng cách tự thưởng cho mình và biến hành vi đó thành một thứ thú vị hơn.

Khi đề cập đến việc tự thưởng cho một hành vi đúng đắn, điều quan trọng là phần thưởng phải tích cực và không độc hại. Ví dụ, kể cả việc ăn nhiều không phải là vấn đề của bạn, nhưng bạn sẽ không muốn ăn bánh quy thay vì hút thuốc, điều này có thể nhanh chóng gây ra cho bạn một số vấn đề khác..

MẸO SỐ 5: THAY ĐỔI NGÔN NGỮ XUNG QUANH HÀNH VI CỦA MÌNH

Thật ngạc nhiên khi ngôn ngữ đóng một vai trò lớn trong sự tự kiểm soát. Chúng ta có thể nói chuyện với chính bản thân mình về sự thất bại và mất kiểm soát của bản thân, ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang “cứng rắn”.

kiểm soátThay đổi ngôn ngữ hành vi (Nguồn: Ybox)

Bạn cũng nên nói to về mục tiêu của mình, không chỉ đối với chính bạn mà còn với người khác. Điều này củng cố sự khẳng định khách quan và nó làm cho mục tiêu hữu hình hơn. Nếu người khác nhìn thấy được mục đích của bạn, họ có thể giúp bạn tăng cường sự kiểm soát bằng những lời khích lệ tích cực.

MẸO SỐ 6: TẠO RA MỘT KẾ HOẠCH PHỤC HỒI

Thật là một ý tưởng tốt khi xác định được các bước nhỏ, giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu cuối cùng. Quan trọng hơn, hãy hiểu rằng bạn sẽ gặp trở ngại và sự tự kiểm soát bản thân có thể không thành công. Đừng gục ngã khi mới trải qua thất bại – tiếp tục cho đến khi hoàn hảo và trở ngại là những thứ không thể tránh khỏi.

Về khía cạnh tự kiểm soát bản thân, điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng cũng giống như việc cơ bắp của bạn sẽ có lúc yếu đi, tự kiểm soát cũng vậy.

Nguồn: Tomo