HỌC VIỆN
MỤC ĐÍCH [1]
Giai đoạn Học viện nhằm mục đích kiện toàn việc huấn luyện các nữ tu khấn tạm bằng cách :
1. Hướng dẫn chị em đến sự dâng hiến trọn vẹn và dứt khoát cho Chúa Kitôa trong đời sống đặc thù của Hội Dòng.
2. Trau dồi cho chị em có khả năng chu toàn sứ mạng của Dòng Mến Thánh Giá cách thích đáng hơnb.
3. Giúp chị em hòa hợp các yếu tố của chương trình huấn luyện sao cho có được một đời sống thuần nhấtc.
ax. Btt 4
bx. GL659,1
cx. DT 18
CHƯƠNG TRÌNH [2]
1. Đời sống thiêng liêng :
a. Đào sâu linh đạo của Đức Cha Lambert và Dòng Mến Thánh Giá với ba chiều kích thiết yếu : chiêm niện, khổ chế và tông đồ, theo quan điểm kết hợp chặt chẽ lý thuyết với thực hành và thích ứng với hoàn cảnh thực tế của môi trường ;
b. Đào sâu mầu nhiệm Chúa Kitô, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Giáo Hội ;
c. Học KinhThánh, đặc biệt Thánh Vịnh, Phúc Âm và các thư của Thánh Phaolô.
2. Đời sống tông đồ :
a. Học lịch sử Giáo Hội Việt Nam ;
b. Học sư phạm giáo lý ;
c. Huấn luyện về khả năng chuyên môn, học nghề hoặc bổ túc nghiệp vụ để nâng cao hiệu năng các công việc do Hội Dòng và cộng đoàn giao phó.
HỌC TẬP BỔ SUNG
Ngoài chương trình quy định của Hiến Chương
1. Khấn sinh có quyền lợi và trách nhiệm tham dự những đợt bồi dưỡng dành riêng cho khấn sinh. Nên quan tâm trước tiên đến các môn học về Hiến chương, Linh đạo Mến Thánh Giá, Kinh Thánh, đặc biệt là Tin Mừng, các Thư thánh Phaolô, Lịch sử Giáo hội Việt Nam, Sư phạm Giáo lý.
2. Khấn sinh có thể tự học thêm về vi tính (word, excell, photo shop, cắt phim …), ngoại ngữ (Anh, Pháp …), cũng như các môn năng khiếu, tâm lý, văn hóa, xã hội hoặc nghiên cứu theo chuyên môn, chuyên biệt phù hợp với Linh đạo và Sứ mạng của Dòng.
ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH
1. Khấn sinh cần được tạo cơ hội trang bị thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết bằng cách tham dự những khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn; nếu được, khấn sinh nên lấy những văn bằng thích hợp.
2. Trong từng trường hợp cụ thể, chị Tổng Phụ trách, chị Giám sư và Ban Điều hành Hội dòng (nên tham khảo ý kiến của chị Phụ trách cộng đoàn nơi khấn sinh đang ở) để có kế hoạch đào tạo khấn sinh phù hợp với khả năng và theo Định hướng của Hội dòng.
3. Trong việc chọn khấn sinh để đào tạo chuyên môn, điều nên làm là trao đổi với đương sự để họ được thể hiện trách nhiệm với chọn lựa của mình.
THỰC TẬP TÔNG ĐỒ [3]
1. Khấn sinh cần được thực tập tông đồ tại những cộng đoàn của Hội dòng, nơi có “bầu khí huấn luyện”.
2. Nếu không có gì trở ngại, thời gian thực tập tông đồ dành cho các khấn sinh nên ít nhất từ 2 đến 3 năm.
3. Các công việc tông đồ khấn sinh cần quan tâm như : mục vụ (đàn, hát trong Phụng vụ, Thánh Lễ, chầu Thánh Thể, Nghi thức An táng, viếng xác, tập hát ca đoàn, đoàn hội, tập dâng hoa, dâng hạt, trang trí, cắm hoa, đem Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt, thăm viếng bệnh nhân…) ; giáo dục đức tin (sư phạm giáo lý, huấn luyện giáo lý viên, tân tòng, hôn nhân gia đình…) ; đồng hành với các tổ chức đoàn hội ; giáo dục văn hóa (mầm non, cấp 1, cấp 2…) ; giáo dục đặc biệt (khiếm thính, khiếm thị, đa tật…).
THỜI HẠN[4]
1. Tập sinh khấn tạm lần đầu một năm.
2. Sau đó phải khấn lại từng năm một cho đến khi được khấn trọn đời.
3. Phải khấn tạm tối thiểu sáu năm[5] mới được khấn trọn đời. Thời gian khấn tạm tối đa thông thường là sáu năma. Nhưng nếu chị Tổng Phụ trách thấy nên gia hạn khấn tạm cho một trường hợp đặc biệt thì với sự ưng thuận của Ban Tổng Cố vấn có thể gia hạn tối đa ba năm nữa để tổng số thời gian khấn tạm không vượt quá chín nămb.
4. Vì lý do chính đáng chị Tổng Phụ trách có thể cho phép một chị khấn trọn đời trước thời hạn không quá ba thángc.
ax. Gl 655
bx. GL 657,2
cx. GL 657,3
KHẤN TẠM LẠI[6]
1. Hai tháng trước khi hết hạn, chị khấn tạm tự nguyện đệ đơn lên chị Tổng Phụ Trách xin khấn tạm lại.
2. Sau khi tham khảo ý kiến chị Giám sư Học viện, các cộng đoàn liên hệ và xin ý kiến tư vấn của Ban Tổng Cố vấn, chị Tổng Phụ trách có thể quyết định cho khấn tạm lại.
KHÔNG ĐƯỢC KHẤN TIẾP VÀ PHÉP XUẤT TU[7]
1. Đối với một chị đã mãn hạn khấn tạm, nếu có lý do chính đáng, chị Tổng Phụ trách sau khi tham khảo ý kiến chị Giám sư Học viện, cộng đoàn liên hệ và xin ý kiến tư vấn của Ban Tổng Cố vấn, có thể quyết định không cho khấn tiếp và đương nhiên chị ra khỏi Hội Dòng cách hợp phápa.
2. Bệnh tật thể lý hay tâm lý, dù mắc phải sau khi khấn tạm, làm cho chị nữ tu không có khả năng sống trong Hội Dòng theo sự thẩm định của các chuyên viên, vẫn là nguyên nhân khiến chị không được khấn tạm lại hoặc khấn trọn đời, miễn là bệnh đó không mắc phải do sự chểnh mảng của Hội Dòng hay do một công việc chị đã làm trong Hội Dòngb.
3. Tuy nhiên, nếu trong thời gian khấn tạm, một chị nữ tu mắc phải bệnh điên thì cho dù không có khả năng khấn tiếp, chị vẫn không bị thải hồi khỏi Hội Dòngc.
4. Một chị đang bị ràng buộc bởi lời khấn tạm có thể đệ đơn xuất tu vì một ký do nghiêm trọng. Chị Tổng Phụ trách, với sự ưng thuận của Ban Tổng Cố vấn, có thể chấp thuận, nhưng xét xuất tu phải được Đức Giám mục Giáo Phận xác nhận mới có hiệu lựcd.
ax. GL 689,1
bx. GL 689,2
cx. GL 689,3
dx. Gl 688,2
ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆC KHẤN TRỌN ĐỜI THÀNH SỰ[8]
Để việc khấn trọn đời thành sựa, ứng sinh phải có những điều kiện sau :
1. Tối thiểu 26 tuổi trọn.
2. Đã khấn tạm ít nhất sáu năm.
3. Và các điều kiện nêu tại Hiến Chương điều 96, số 3 đến 6.
ax. GL 658 ; 656
CHUẨN BỊ KHẤN TRỌN ĐỜI
1. Khấn sinh chuẩn bị khấn trọn đời được dành từ 6 đến 12 tháng để chuẩn bị.
2. Chị Giám sư có kế hoạch đồng hành riêng dành cho các khấn sinh chuẩn bị khấn trọn đời.
3. Các khấn sinh chuẩn bị khấn trọn đời được dành trọn một tháng cho việc tĩnh tâm chọn lựa ơn gọi (có thể là một tháng Linh Thao). Cuộc tĩnh tâm quan trọng này nên được sắp xếp trước khi khấn sinh chuẩn bị khấn trọn đời viết Lượng định và Đơn xin khấn trọn đời.
[1] Hiến Chương, điều 99
[2] Hiến Chương, điều 100
[3] “Không được cho các tu sĩ không phải là giáo sĩ và các nữ tu ra làm việc tông đồ ngay khi vừa mãn hạn nhà Tập, nhưng phải tiếp tục huấn luyện họ cách thích đáng về mặt tu trì, tông đồ, giáo lý va kỹ thuật trong những nhà có đủ điều kiện; cũng nên cho họ thi lấy những văn bằng thích hợp” (DT 18).
[4] Hiến Chương, điều 101
[5] Nội quy, điều 29
[6] Hiến Chương, điều 102
[7] Hiến Chương, điều 103
[8] Hiến Chương, điều 104