CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN NĂM B

321

 CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN – B

Lời Chúa: 2V. 4, 42-44; Ep. 4, 1-6; Ga. 6, 1-15

Mục lục

1. Phép lạ từ sự chia sẻ (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên, Gp. Hải Phòng)

2. Đào tạo trái tim (Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt)

3. Chúa Giêsu có quyền trên mọi nhu cầu của con người (Lm. Jos.Tạ Duy Tuyền)

4. Ban phát tình thương (Lm. Jos. DĐH. Gp. Xuân Lộc)

5. Thiên Chúa đáp ứng cho sự đói khát của con người (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí)

6. Bài học tiết kiệm (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

7. Chuyện ăn uống  (Trầm Thiên Thu)

8. Ăn bao nhiêu tùy ý  (Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ)

9. Chúa Nhật 17 Thường Niên_B (Lm. Antôn, giáo xứ Giuse, Tulsa)

10. Anh em hãy cho họ ăn (Văn Hào, SDB)

11. Được ăn no nê (Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB)

12. Trở nên tấm bánh chia sẻ cho anh em  (Lm. Đan Vinh – HHTM)

13. Đức Giê-su cầm lấy bánh (Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc)

 

 

 

PHÉP LẠ TỪ SỰ CHIA SẺ

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

Khi nói đến việc Chúa làm cho bánh hóa ra nhiều, chúng ta thường ít chú ý đến nhân vật một em bé trong số đoàn người đông đảo đi theo Chúa vào sa mạc. Chú bé ấy mang theo năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá. Xem ra chú bé là người biết lo xa nên đã mang theo mình lương thực đi đường, vì chú biết chặng đường mình đi sẽ rất xa. Thiên Chúa thường làm những điều kỳ diệu khởi đi từ những điều rất đơn giản bình thường. Đương nhiên Chúa có thể phán một lời thì có đủ số bánh cho năm ngàn người ăn no. Tuy vậy, trong trường hợp này, Chúa lại làm phép lạ khởi đi từ phần ăn đơn sơ của một cậu bé. Từ chất liệu giản đơn này, Chúa đã làm nên những điều vĩ đại.
 
Sự cộng tác của con người thật quan trọng để Thiên Chúa tỏ bày vinh quang và thực thi ơn cứu độ của Ngài. “Thiên Chúa dựng nên con người không cần con người, nhưng để cứu chuộc con người, thì Ngài cần đến sự cộng tác của con người” –  Thánh Augustinô đã viết như thế. Phần ăn đi đường của chú bé đã trở nên sự cộng tác quý giá cho một phép lạ được thực hiện. Nghĩa cử sẻ chia của chú đã trở thành một lượng bánh khổng lồ nuôi sống một đám đông.
                                                                                        
Đó cũng là ý nghĩa của sự kiện liên quan đến ngôn sứ Ê-li-sa. Khởi đi từ hai mươi chiếc bánh lúa mạch người ta đến dâng cho ông, ông đã quảng đại phân phát cho những người đang đói khát. Lòng quảng đại của ông đã làm cho những tấm bánh ấy trở nên nguồn lương thực nuôi sống cả một vùng (Bài đọc I).
 
Cơn đói cơm bánh luôn triền miên ám ảnh con người. Đây cũng là lý do dẫn tới xung đột trong mọi lãnh vực. Chúa Giêsu trong hoang địa cũng đã bị cám dỗ về tham ăn uống. Ma quỷ xui Chúa hãy biến đá thành bánh để phá tan tinh thần chay tịnh nơi Người. Chúa không mắc bẫy ma quỷ. Người không chỉ nhằm đến cơn đói của bản thân, nhưng Người luôn khắc khoải trước cơn đói khát chân lý của cả nhân loại. Người đã đem cho con người lương thực thiêng liêng là Lời Hằng sống để qua đó họ tìm cho mình được sự sống vĩnh cửu.
 
Và như thế, trải qua mọi thời đại, Chúa Giê-su đang tiếp tục nuôi dưỡng con người qua Bí tích Thánh Thể. Mỗi ngày, trên bàn thánh, Chúa vẫn tiếp tục hiến dâng chính mình để trở nên của ăn của uống cho chúng ta. “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thày”. Qua lệnh truyền đó, Chúa mời gọi chúng ta hãy đóng góp phần mình, có thể rất giản đơn như phần ăn của chú bé năm nào trong sa mạc, để giúp những người xung quanh qua cơn đói tình người, đói lương thực và đói chân lý. Chúa đang dùng bàn tay của mỗi tín hữu để phân phát cho những người xung quanh Bánh của Sự thật, của Tình thương và Liên đới. Đó chính là những “phép lạ” kỳ diệu mà Chúa thực hiện qua bàn tay con người, khi họ biết mở rộng trái tim để đến với anh chị em.
 
Một trong những sứ điệp quan trọng mà Bí tích Thánh Thể muốn thông truyền cho chúng ta, đó là tình liên đới hợp nhất. Thánh Phaolô lo lắng băn khoăn vì sự chia rẽ giữa các tín hữu trong cộng đoàn ở Êphêxô. Ngài đã giáo huấn họ một cách cụ thể, với cách so sánh cộng đoàn với một thân thể, chỉ có một Thần Khí duy nhất nối kết mọi chi thể để làm cho thân thể ấy được sống và hoạt động (Bài đọc II).
 
Ngày nay, hầu như ai đi dự lễ cùng đều rước lễ. Xem ra nhiều người không ý thức hoặc không biết những điều quy định của Giáo Hội, đó là những ai mắc tội trọng thì không đủ điều kiện để rước Mình Thánh Chúa. Những ai đang sống trong tình trạng bất xứng, tức là mắc tội trọng, mà cố tình rước lễ có thể mắc tội phạm thánh, vì Thiên Chúa là Đấng chí thánh, những ai muốn rước Ngài thì tâm hồn họ cần được thanh tẩy. Quả là một điều bất xứng, khi rước Chúa mà trong lòng còn đầy tội lỗi, thù ghét và đam mê. Thánh Augustinô nhắc lại lời Chúa: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì ở trong Ta” và chú giải : “Thịt và Máu Chúa không làm cho Chúa trở nên chúng ta, mà là làm cho chúng ta trở nên mỗi ngày giống Chúa hơn”. Như vậy, việc năng lãnh nhận Mình Thánh Chúa sẽ giúp chúng ta biến đổi dần dần trong hành trình nên thánh.
 
“Lạy Chúa, xin hãy mở  lòng con để biết cảm thông với anh chị em bất hạnh.
Xin hãy mở mắt con để biết nhìn nỗi khổ của tha nhân
Xin hãy mở  tay con để biết sẻ chia không tính toán.
Và như thế, con đang cùng Chúa làm nên những phép lạ diệu kỳ. Amen

Về mục lục

.

.

ĐÀO TẠO TRÁI TIM

Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt.

Đài VTV1 đã chiếu lại bộ phim truyền hình nhiều tập “Bản Tin Sớm”. Nhân vật chính trong phim là Gary Hopson, một người thường xuyên theo dõi tin tức hằng ngày qua tờ báo “Chicago”. Khi đọc tin tức, anh thường chú ý tới những người đang gặp nạn. Mỗi khi thấy có người bị nạn, anh luôn băn khoăn tự hỏi xem mình phải làm gì để giúp đỡ nạn nhân. Và lập tức, bất kể những khó khăn, anh lên đường tìm giúp người bị nạn.

Tâm hồn người thanh niên dũng cảm và quảng đại ấy có những nét giống với tâm hồn của Đức Giêsu. Mỗi khi nhìn thấy những cảnh khổ ở đời, Đức Giêsu không sao cầm được lòng thương. Hôm nay, nhìn thấy đám đông đói khát, Người không thể để mặc họ ra về. Người cảm thấy có trách nhiệm phải lo cho họ ăn uống đầy đủ. Dù giữa nơi hoang vu không có hàng quán. Mà nếu có hàng quán cũng chẳng ai đủ tiền mua cơm bánh cho hàng chục nghìn người đang đói khát. Nên người đã làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dân. Qua phép lạ lớn lao này, Đức Giêsu hé mở cho ta thấy trái tim đầy tình thương xót của Người, quyền năng cao cả của Người. Nhưng đồng thời Người cũng nhân dịp này đào tạo trái tim con người.

Bài học thứ nhất mà Người muốn dạy ta, đó là lòng cảm thương phải biến thành việc làm cụ thể. Lòng cảm thương là một tình cảm tốt. Nhưng cảm thương suông thì chưa đủ. Thiếu việc làm cụ thể, lòng cảm thương nhiều khi trở thành hình thức, giả dối. Lòng cảm thương ai cũng có. Nhưng số người thực sự ra tay hành động vì lòng cảm thương lại rất hiếm. Có rất nhiều lý do: thái độ ngại ngùng, hoàn cảnh phức tạp, thiếu thốn phương tiện. Các tông đồ nại đến những lý do đó để thoái thác hành động. Nhưng Đức Giêsu bắt họ vào cuộc. Đã thấy việc tốt thì cố gắng làm. Dù khó khăn cách mấy cũng phải vượt qua. Chỉ có việc làm cụ thể mới minh chứng một lòng cảm thương đích thực. Thế là các môn đệ phải đi tìm bánh và cá mang đến cho Chúa. Các ông giúp phân phát lương thực cho mọi người. Các ông đi thu lượm những mẩu bánh còn dư. Các ông tích cực tham gia vào việc cứu đói.

Bài học thứ hai mà Người muốn dạy ta, đó là hãy cộng tác vào công trình của Chúa. Chúa có thể làm được mọi sự. Nhưng Người muốn ta cộng tác vào chương trình của Người. Người có thể biến đá thành bánh. Nhưng Người vẫn đón nhận 5 chiếc bánh và 2 con cá của một em bé. Sự đóng góp của con người tuy nhỏ bé, nhưng rất cần thiết. Đó chính là khởi điểm để Chúa làm việc. Đừng khoán trắng cho Chúa mọi việc. Hãy đóng góp phần của mình. Tục ngữ Pháp có câu: “Hãy tự giúp mình, rồi trời sẽ giúp bạn”. Sự cộng tác của ta nói lên nhu cầu thật sự bức thiết. Sự cộng tác tích cực nói lên lòng ta tha thiết mong muốn. Nỗ lực của con người là khởi đầu phải có. Rồi Chúa sẽ làm nốt phần còn lại. Ở đây ta phải ghi nhận lòng quảng đại của em bé. Có lẽ em đi bán bánh. Giữa nơi hoang vu vắng vẻ, trước một đoàn người đói khát, em có thể lợi dụng thời cơ nâng giá bánh để tìm lợi nhuận. Nhưng em đã quảng đại dâng hết cho Chúa. Chính sự quảng đại của em đã góp phần làm nên phép lạ nuôi sống hàng vạn người.

Bài học thứ ba mà Người muốn dạy ta, đó là hãy biết tiết kiệm. Đói khát và thừa mứa. Thiếu thốn và phung phí. Đó là hai trạng thái trái ngược hiện nay trên thế giới. Khi dư giả người ta dễ phung phí. Những người vừa trải qua cơn đói, nay đã vứt bừa bãi những mẩu bánh dư thừa. Đức Giêsu sai các môn đệ đi thu lượm những mẩu bánh thừa. Chúa dậy cho mọi người hãy biết tiết kiệm. Tiết kiệm là trân trọng những của cải Chúa ban. Tiết kiệm là ý thức của cải là của mọi người. Nếu tôi phí phạm, anh em tôi sẽ thiếu thốn. Tiết kiệm để chia sẻ. Tiết kiệm vì công bình. Tiết kiệm vì lợi ích của toàn thể nhân loại. Thế giới còn những người đói nghèo không phải là vì thiếu tài nguyên, nhưng vì phân phối chưa đồng đều, vì những người giầu có tiêu xài phí phạm.

Bài học thứ bốn mà Người muốn dạy ta, đó là phải tìm lương thực thiêng liêng. Vật chất là cần thiết cho đời sống hiện tại. Nhưng vật chất không phải là tất cả. Quá nô lệ vào vật chất, tâm hồn con người sẽ không vươn lên được. Lương thực cho thân xác là một giải quyết cấp thời. Về lâu về dài, muốn con người phát triển, cần phải giải quyết các nạn đói khác. Đó là nạn đói văn hóa. Đó là nạn đói đạo đức. Và trên hết, đó là nạn đói lương thực thiêng liêng. Nhu cầu tâm linh của con người ngày càng lớn rộng. Cơn đói khát tâm linh càng lúc càng mãnh liệt. Tìm đáp ứng nhu cầu tâm linh là một việc làm thiết thực. Nâng cao đời sống tâm linh là đưa con người tới phát triển toàn diện. Chúa bỏ trốn, không chịu để được tôn làm vua, vì Người muốn những kẻ tìm Người tỉnh ngộ, vượt thoát khỏi vòng nô lệ vật chất, vươn lên những giá trị tâm linh.

Với những bài học kèm theo việc hóa bánh ra nhiều, Đức Giêsu muốn đào tạo trái tim chúng ta. Người muốn trái tim ta hãy mở ra để cảm thương anh em đồng loại. Người muốn lòng cảm thương ấy đi đến cùng bằng những việc làm cụ thể, bằng sự cộng tác quảng đại, bằng sự tiết kiệm để giúp ích cho nhiều anh em. Người muốn trái tim ta vươn lên khao khát những chân trời cao thượng của đời sống tâm linh. Người muốn đào tạo ta nên những con người phát triển toàn diện xứng đáng là những người con của Thiên Chúa. Người muốn nuôi dưỡng không chỉ thân xác nhưng nhất là linh hồn ta.

Lạy Chúa, xin nâng tâm hồn con lên tới Chúa. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) Hãy kể lại những bài học mà Chúa muốn dạy ta qua bài Tin Mừng hôm nay.

2) Bạn có thể góp phần phát triển xã hội bằng cách tiết kiệm. Bạn có thấy việc đó là cần thiết không?

3) Nhiều lần bạn đã xin Chúa cho được cơm no áo ấm. Nhưng có bao giờ bạn xin Chúa cho được nên người tốt, biết sống đạo đức hơn không?

4) Lòng cảm thương của bạn có đi đến những việc làm cụ thể không?

Về mục lục 

.

 

CHÚA GIÊ-SU CÓ QUYỀN TRÊN MỌI NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Khi đối diện khó khăn, thử thách, trở ngại, chúng ta thường làm gì ?

Có biết bao khó khăn về cơm bánh gạo tiền, khó khăn về sức khỏe, về tìm cảm khiến chúng ta cảm thấy bế tắt, chúng ta sẽ làm gì ?

Hôm nay tôi muốn chia sẻ quý vị một phương pháp có thể thoát khỏi mọi khó khăn, trở ngại ấy chính là trao vào tay Chúa những khó khăn ấy. Ngài có đủ quyền năng để giúp chúng ta vượt qua. Và cũng chỉ một mình Ngài là đủ quyền năng mà thôi.

Câu chuyện hóa bánh ra nhiều đều được 4 phúc âm ghi lại. Ở đây chúng ta thấy Chúa Giê-su phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Khó khăn với một đoàn lũ rất đông người theo Chúa. Khó khăn vì đang ở nơi heo hút rừng vắng. Khó khăn vì đã chiều về rồi làm sao kịp xoay sở. Thế nhưng, Chúa vẫn bình tĩnh hỏi Philp : « Ta mua đâu bánh cho họ ăn ». Chúa cũng nhắc các tông đồ rằng các ông đang phải đối diện với một chướng ngại, một khó khăn, làm sao các ông vượt qua ?

Philp bảo 200 đồng không mua nổi, hơn nữa đây lại là nơi hoang vắng.

Nhưng Chúa bảo hãy bắt đầu, phải bắt đầu còn hoàn tất để Chúa lo.

Anre đã vui mừng bắt đầu bằng 5 chiếc bánh và hai con cá.

Một ổ bánh mì chẳng thấm vào đâu so với hơn 5000 người.

Thế mà khi bánh và cá trao vào tay Chúa thì mọi sự đã trở nên dễ dàng đủ cho hơn 5000 người ăn và có thể là 15.000 người ăn vì còn trẻ con và đàn bà.

Qua đây cho chúng ta thấy, dầu có khó khăn mấy chẳng nữa, dầu có bế tắc nhưng với Chúa thì không bế tắc. Ngài sẽ có cách giúp chúng ta vượt qua.

Vậy, khi chúng ta đối diện với những người Chúa gửi tới bất đắc dĩ khiến chúng ta cảm thấy làm sao lo cho họ đủ. Như phải đón nhận đứa con Chúa gửi tới vì bể kế hoạch, hay phải chăm lo cha mẹ già, bệnh tật. Chúng ta cảm thấy gánh nặng. Hãy đón nhận. Hãy trao vào tay Chúa nỗ lực của mình để Chúa hoàn tất như khi xưa Anre đã trao cho Chúa 5 cái bánh và hai con cá.

Thử hỏi nếu Chúa gửi đến chúng ta những người cha mẹ già nua, những người chồng vợ bệnh tật. Chúng ta thường băn khoăn làm sao đây khi mà mình còn phải bươn trải kiếm ăn làm sao chăm sóc những người này. Đây là những khó khăn vượt khả năng chúng ta nhưng không vượt khả năng Chúa. Hãy tín thác vào Chúa. Quyền năng Chúa có thể làm được. Chúng ta hãy nói với Chúa. Chúa ơi, điều này vượt khả năng con. Chúa hãy làm thay con. Chắc chắn quyền năng Chúa sẽ thực hiện.

Khi chúng ta đối diện với cái thiếu thốn về tiền bạc. Như Philp đã nêu khó khăn cho Chúa. Nhưng phép lạ đã diễn ra không cần tiền mà bánh vẫn phát đủ cho 5000 người ăn.

Thế nên, khi chúng ta gặp những bệnh tật, những rủi ro, những bất trắc và cả những khó khăn. Chúng ta đừng sợ là mình không vượt qua được. Chúng ta có một nhà tài trợ rất giầu có và cũng rất quyền năng. Đó chính là Thiên Chúa, Ngài sẽ làm mọi sự cho chúng ta. Đừng quên Ngài trong cuộc đời chúng ta. Đừng đánh mất Ngài kẻo chúng ta sẽ mất tất cả. Thiên Chúa của chúng ta có thừa quyền năng để giúp chúng ta vượt qua thử thách. Đừng sợ khó khăn. Đừng sợ gian nan. Thiên Chúa sẽ làm mọi sự để hỗ trợ chúng ta miễn là chúng ta chạy đến với Chúa kêu cầu Chúa, thì chắc chắn chúng ta sẽ được toại nguyện.

Xin Chúa giúp chúng ta luôn đặt niềm tin tưởng phó thác vào Chúa. Hãy kêu cầu Chúa. Hãy tin vào quyền năng Chúa. Chính Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua. Amen

Về mục lục 

.

BAN PHÁT TÌNH THƯƠNG

Lm. Jos. DĐH

Đói ăn đói mặc, đói công bằng, đói tình yêu thương, đó là những khổ đau căn bản mà con người thường phải đối diện, dù ta có khôn ngoan, may mắn, hay dại khờ cũng chẳng né tránh được. Bản năng tự nhiên của con người là vươn lên, là phấn đấu, một mặt người ta sẽ tìm mọi cách để thoát khổ, mặt khác rất muốn cậy nhờ thế lực nào đó trợ giúp nhằm xoa dịu nhu cầu đói khát của mình. Tự đấu tranh để cứu lấy mình, hay nhờ người khác giúp mình, cũng là dấu hiệu khao khát thành đạt, hạnh phúc của con người.

Quan niệm thông thường : được no đủ, giầu sang phú quí, tự do, được cư xử công bằng, có cuộc sống như thế mới lý tưởng, hạnh phúc; tuy nhiên, ở đời này vẫn có cảnh “nhà giầu cũng khóc”, người uy quyền cũng đầy bất hạnh. Bầu khí khổ đau và hạnh phúc của Tin Mừng chúng ta vừa nghe, có thể không phải là một “công thức”, nhằm giúp chúng ta cứ “ấn nút” là được giải tỏa những đói khổ, và đưa ta tới niềm vui như ý.

Chúa Giêsu cho các môn đệ và chúng ta cảm nhận được trách nhiệm giúp mình, phải giúp anh chị em mình thoát cảnh khổ đau là chính xác cần thiết. Thoát nghèo, thoát khổ ở hiện tại và tương lai là có thật, là được no đủ về của ăn vật chất, tinh thần ; hay phép lạ xảy ra cũng là ơn ban của Chúa giúp con người tiến tới hạnh phúc Nước Trời. Các môn đệ phải bằng mọi cách có thể giúp người anh chị em mình đang đau khổ, túng thiếu….; đám đông dân chúng phải biết tìm gặp Đức Giêsu, phải thể hiện được niềm tin của họ, nếu như muốn được giải thoát đói khổ.

Ngày hôm nay người ta vẫn quan niệm tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là trách nhiệm, là ban phát ; tình yêu thương giữa vợ chồng đối với nhau gọi là trao hiến ; tình yêu thương của người theo Chúa làm môn đệ phải là dâng hiến ; duy tình yêu của Con Thiên Chúa đối với loài người gọi là “nhưng không”. Tình yêu của Chúa Giêsu không để cho các học trò thụ động, ngồi yên. Các ông được thôi thúc, và các ông phát hiện ra nguồn lương thực hiện có là 5 chiếc bánh và 2 con cá. Tình yêu của người môn đệ theo Chúa phải năng động, nhạy bén, biết ổn định đám đông để phép lạ Chúa được thực hiện.

Thiên Chúa quyền năng có thể làm được mọi sự, và ở đời người ta biết nói, biết nhận định rằng : đẹp không thể chê, chuẩn không cần chỉnh. Chúa Giêsu có thể ban phát muôn ơn không cần hỏi ta, cứu độ ta không cần sự đồng ý của ta, nhưng nếu làm như vậy là làm mất tự do của ta. Em bé trong Tin Mừng hôm nay sẵn sàng đóng góp phần ăn của mình cho việc chung, điều đó không ai có thể chê được tấm lòng quảng đại của em. Người Kitô hữu đâu phải đợi giầu, ăn không hết mới làm việc bác ái, không phải đợi con cái lập gia đình xong mới làm việc tông đồ. Vì thế mọi người, tài đức ít nhiều gì, cũng vẫn có thể cộng tác để phép lạ Chúa thực hiện. Không ai vô dụng trước tình yêu thương của Chúa.

Kinh nghiệm của tiền nhân nói rằng : một miếng khi đói bằng gói khi no, đâu phải người nghèo đói mới cần quí nhân phù trợ, cũng đâu phải chỉ đám đông xưa kia mới cần được ăn no ! Mỗi chúng ta đây vừa là môn đệ của Chúa, cũng là đám đông dân chúng của Chúa, ai mà chẳng phải chu toàn trọng trách riêng của mình, ai mà chẳng cần được Chúa ban phát tình yêu thương ? Phép lạ hóa bánh ra nhiều để dân chúng được no nê phần xác, phép lạ ấy chỉ tạm thời cứu đói thân xác; Chúa mong muốn mỗi người mọi thời phải làm gì, cộng tác thế nào để chúng ta được no thỏa phần hồn, được hạnh phúc, được ơn cứu độ, đó mới là cần thiết.

Một đất nước phát triển, phải được hiểu là phát triển toàn diện : chất xám, chất lượng, tính hiệu quả của công việc, mức thu nhập bình quân, và tránh không để tình trạng phát triển kiểu đầu voi, đuôi chuột. Bánh, cá, cơm áo gạo tiền, chẳng phải là bồi bổ cho thân xác no nê, và đó cũng là nhu cầu để con người tồn tại ; cũng như sách bút cần thiết cho học sinh, phân thuốc cần phải có cho người nông dân… Đám đông dân chúng xưa kia, có phải họ là những thành phần đói khổ không ? Họ có nhu cầu và có thực muốn gặp Chúa Giêsu ? Nếu không, việc gặp Đức Giêsu chỉ là a-dua, là mong được chứng kiến phép lạ cho vui mắt !

Còn chúng ta hôm nay thì sao ? Nếu được hỏi, hẳn chúng ta sẽ nói tôi đau khổ, túng thiếu về nhiều mặt, và người nào cũng mong gặp Chúa Giêsu để được ban phát tình yêu thương, được đổi thay con người giới hạn bất toàn của mình, hoặc là được no đủ hạnh phúc.

Đói khát về cơm bánh, dễ đưa đến làm bậy, làm sai như kiểu nói : đói ăn trộm, túng làm liều, miễn sao là giải quyết được nhu cầu ăn uống để sống. Nghèo đói về kiến thức, nhiều nguy cơ khiến người ta sai lạc trong cách cư xử, trong giáo dục con cháu; túng thiếu về tình yêu thương, dễ dẫn đến tình trạng làm cho gia đình xã hội thiếu sự công bằng ! Là người tín hữu hiểu biết mình túng thiếu, nghèo đói tình yêu thương, nghĩa là khi nhận ra mình giới hạn, ta sẽ cần gặp Chúa, cộng tác hết sức của mình để Chúa thực hiện phép lạ nâng đỡ biến đổi tâm hồn mình.

Muốn được gặp Chúa Giêsu, muốn được no thoả ân tình Chúa, điều đầu tiên là chúng ta phải giống như đám đông xưa kia, nhận biết mình đói khát Chúa thực sự. Đúng là được xem, được nhìn phép lạ thì thích thật, dĩ nhiên Chúa đáp ứng, nhưng Chúa muốn chúng ta hãy đóng góp bằng thiện chí, bằng cố gắng, kiên nhẫn, bằng hy sinh của mình. Chúa Giêsu mong muốn con người của các thời đại đều được no thoả cả vật chất cũng như tâm linh. Ngài là Đấng có thể ban phát tình yêu thương, cũng là Đấng có thể giải thoát linh hồn khỏi chết đời đời, nếu chúng ta biết đặt tin tưởng nơi tình yêu Chúa Giêsu. Amen.

Về mục lục 

.

 

THIÊN CHÚA ĐÁP ỨNG CHO SỰ ĐÓI KHÁT CỦA CON NGƯỜI

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí 

Người ta cứ ngỡ rằng thế giới này tiến bộ, phát triển thì sẽ đẩy lui được nạn đói nghèo. Nếu chỉ nhìn vào bộ mặt bên ngoài của một một quốc gia, một thành phố, thì người ta chỉ thấy những sự hào nhoáng. Thực tế cho thấy hiện nay trên thế giới, mỗi ngày có cả hàng triệu người chết vì đói, vì thiếu lương thực, và các nhu cầu cần thiết hàng ngày, đặc biệt là tại các nước thứ ba hay tại Châu Phi. Cụ thể như tại Bắc Hàn, chính phủ dồn hết mọi nguồn lực quốc gia vào việc trang bị quân sự hoặc các chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân, trong khi đó, dân chúng đang phải chết đói vì không có lương thực. Người dân tại Bắc Hàn không chỉ đang thiếu đói về lương thực, nhưng còn thiếu đói về thông tin, tư tưởng, văn hóa và đời sống tinh thần nữa.

Ngày nay, con người đang phải đối diện với nhiều hình thức đói khác : đói về tinh thần, đói thể xác, đói tình yêu thương, đói hạnh phúc. Nếu các vua chúa, các nhà cầm quyền ở trần gian, là những người tìm kiếm sự giàu sang, địa vị, quyền lực cho bản thân và gia đình, thì Tin Mừng hôm nay, giới thiệu cho chúng ta một Đức Giêsu, một vị Thiên Chúa yêu thương chăm lo cho cả thể xác và tâm hồn con người. Ngài là Đấng thỏa mãn cơn đói của nhân loại.

Trong Cựu Ước, tiên tri Êlisa tin vào quyền năng của Thiên Chúa, ông đã ra lệnh cho học trò mình lúc ấy có vài cái bánh nhỏ trong giỏ, đem ra phân phát cho dân chúng, thì chú học trò đó cũng rất băn khăn, vì với số bánh nhỏ nhoi này làm sao nuôi được cả trăm người?! Thế nhưng Thiên Chúa đã dùng số bánh nhỏ nhoi ấy biến thành một bữa tiệc nuôi dân chúng. Họ đã được ăn no đến dư thừa như Lời chúa phán.

Chúng ta còn nhớ, Tin Mừng tuần trước giới thiệu cho chúng ta về Đức Giêsu là một mục tử chạnh lòng thương khi thấy dân chúng bơ vơ như những con chiên không có người chăn ; thì hôm nay, Tin Mừng thuật lại rằng Đức Giêsu thấy một đám đông dân chúng đang đói vây quanh Ngài. Ngài không những đã chữa lành các căn bệnh thể xác, chữa trị cả những vết thương trong tâm hồn họ, đã giảng dạy họ nhiều điều, …Ngài còn không nỡ để họ ra về với cái bụng còn đói, vì sợ họ sẽ xỉu dọc đường. Ngài biết Ngài sẽ phải làm gì.

Dù biết việc mình sắp làm, nhưng Chúa Giêsu vẫn muốn cho các tông đồ có cùng một suy nghĩ, cùng một cảm nhận, và có cùng một trái tim chạnh thương như mình, nên Ngài đặt vấn đề với với các ông : “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn ?” Cũng giống như người học trò của Êlisa, ông Philipphê, khi được Chúa hỏi, ông cũng đã thưa với Thầy về sự giới hạn bất lực của các tông đồ trước một nhu cầu lớn lao như vậy : “Thưa Thầy, có mua đến hai trăm quan tiền cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút! ” Điều đó cũng cho thấy, con người dường như luôn bó tay chịu thua trước nhu cầu của anh em đồng loại. Nhưng về phía Thiên Chúa, Ngài chỉ thử lòng quảng đại của con người, và Ngài muốn các môn đệ của Ngài cũng như muốn cho con người không thoái thác trách nhiệm, mà cần phải có một cái nhìn chạnh thương để nhận thấy nhu cầu đói khát của anh em, phải có một trái tim yêu thương để có thể quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của đồng loại, tìm cách đưa ra giải pháp để giúp đỡ họ, dù đó chỉ là một giải pháp nhỏ nhoi, chứ không thể nhắm mắt làm ngơ, cũng không thể để cho họ đói lả dọc đường.

Simon Phêrô đã chợt nghĩ ra một giải pháp nào đó nên đã thưa với Chúa : “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu?” Rõ ràng là Simon Phêrô cũng không tin vào giải pháp của mình, và ông đã đưa giải pháp ấy cho Chúa, còn chính ông thì thấy rằng năm chiếc bánh và hai con cá thì không là gì so với đám đông như thế. Về phía Chúa Giêsu, Ngài chỉ chờ đợi có thế. Ngài chờ đợi ở sự quảng đại đóng góp của con người vào công việc lớn lao Chúa sắp làm. Thiên Chúa luôn dành một chỗ để cho con người có thể cộng tác vào chương trình của Ngài. Chúa chỉ cần một sự quảng đại nhỏ bé của một em nhỏ. Chúa chỉ cần chúng ta góp năm chiếc bánh và hai con cá, là phần ăn của riêng mình, phần ăn riêng của một em bé, thì Ngài sẽ biến sự nhỏ bé ấy thành những việc lớn lao, biến phần ăn riêng của một người thành phần ăn chung cho mọi người.

Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ để các ông phân phát cho dân chúng, số đàn ông chừng 5 ngàn người. Ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý, và họ đã ăn no nê. Phép lạ đã xảy ra! Năm con chiếc bánh và hai con cá nhỏ đã nuôi hơn năm ngàn người. Đức Giêsu, một lần nữa lại muốn cho các tông đồ cùng với Ngài, và qua tay các ông, phân phát lương thực cho dân chúng, và họ đã ăn đến dư thừa tới mười hai thúng.

Phép lạ hóa bánh ra nhiều hôm nay là hình ảnh báo trước phép lạ Thánh Thể mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện sau này. Ngài đã biến những tấm bánh làm từ những hạt lúa mì nhỏ bé, biến chất rượu làm từ những trái nho, cùng với lao công mồ hôi khó nhọc của con người trở thành Mình Máu của Ngài, là lương thực nuôi dưỡng toàn thể nhân loại. Mình Thánh Chúa được ban tặng phân phát để nuôi dưỡng cả thể xác lẫn linh hồn nhân loại qua mọi thời, và mọi người được mời gọi để lãnh nhận.

Tuy nhiên, đón nhận tấm bánh của Chúa, thì đồng thời cũng đòi mỗi người phải đón nhận một cách xứng đáng và sống theo những đòi hỏi của Chúa, như Thánh Phaolô đã kêu gọi : “Anh em hãy sống xứng đáng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em”. Hãy ăn ở khiêm tốn, hiền từ, nhẫn nại, lấy tình bác ái mà cư xử với nhau, đồng thời cố gắng xây dựng tình hiệp nhất. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể trốn tránh hoặc từ chối anh chị em, trái lại Chúa đang nói với chúng ta : Chính anh em hãy cho họ ăn. Chính chúng ta, với hết khả năng, và với hết điều kiện Chúa ban, quảng đại đem đến cho anh em phần còn lại ít ỏi của mình, Chúa sẽ làm nên những phép lạ lớn lao, Chúa sẽ dùng sự quảng đại đó để nuôi sống nhiều người.

Thưa các bậc làm cha mẹ, cuộc sống gia đình có rất nhiều khó khăn. Có những gia đình rất đầy đủ vật chất, thế mà con cái và các thành viên đang phải chịu cảnh đói khát, bơ vơ. Nhiều gia đình dư thừa tiền của, nhưng lại đói một bầu khí êm ấm thuận hòa. Nhiều gia đình có của ăn của để, nhưng lại đang thèm khát có một bữa cơm chung thân mật. Nhiều gia đình chăm ấm nệm êm, nhưng các thành viên đang chịu cảnh lạnh lùng, bị bỏ rơi ngay trong gia đình mình. Hoặc có nhiều gia đình đang phó mặc con cái cho xã hội. Cũng có nhiều đứa con được bố mẹ cho tiền dư thừa, nhưng lại thiếu tình yêu thương và thời giờ chăm sóc của bố mẹ…. Những cái đói như thế đang đầy dẫy trong các gia đình mà chỉ có các bậc làm cha mẹ mới là người giải quyết được những cơn đói ấy.

Còn các bạn trẻ hôm nay cũng đang bị bơ vơ, đói khát sự thật. Nhiều người đang đói những tấm gương sáng ở trong gia đình và xã hội. Nhiều người trẻ đang bị lạc lõng, hoang mang giữa một rừng tư tưởng và lý luận, không biết phải chọn hướng nào. Nhiều bạn trẻ khác đang không có mục đích để sống và phấn đấu, hay nói khác đi là đang sống không có định hướng, hoặc là chỉ đặt ra được những mục đích ngắn hạn, phù phiếm, mang tính thực dụng, vật chất chứ chưa tìm được một lý tưởng sống cho xứng đáng là một người trẻ. Nhiều người trẻ hôm nay đang đói khát sự giáo dục, sự hướng dẫn của cha mẹ và những người lớn, chính vì thế mà họ lầm lũi sống với bản năng thú tính của mình, đối xử với nhau như lang sói, cắn xé lẫn nhau. Và nhiều bạn trẻ hôm nay no đủ dư thừa về kiến thức, những phương tiện khoa học tiến bộ, nhưng lại nghèo nàn và thiếu thốn trong cách ứng xử nhân ái với nhau. Nhiều người khác dư thừa kiến thức, ăn chơi sành điệu, đẳng cấp, mà chỉ thiếu thốn một điều, đó là thiếu trái tim nhân ái, thiếu đời sống đạo đức.

Chúng ta kể ra những tình trạng đói khát của con người và của giới trẻ hôm nay, và chúng ta thấy chỉ có Chúa Giêsu là Đấng có thể thỏa mãn những khát vọng thiếu thốn của chúng ta. Ngài dùng Lời của Ngài để dẫn lối cho chúng ta tìm đạt được chân lý và hạnh phúc. Ngài ban lương thực cho thể xác chúng ta, và nhất là Ngài ban lương thực là Thánh Thể Ngài để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Đến với Ngài, chúng ta sẽ không còn đói khát nữa. Amen.

Về mục lục 

.

 

BÀI HỌC TIẾT KIỆM

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Phép lạ “Hóa bánh ra nhiều” có nội dung phong phú về Thần học và Giáo lý Bí Tích Thánh Thể, đồng thời cũng chứa đựng rất nhiều bài học về Nước Trời, về Dân Thiên Chúa, tình liên đới, sự cộng tác…

Hôm nay xin được chia sẻ về bài học Tiết Kiệm.

  1. Chúa dạy bài học tiết kiệm

Phép lạ hoá bánh ra nhiều, được bốn thánh sử ghi lại cả trong bốn Phúc âm (Mt 14,13-21; Mc 6,31-34; Lc 9,10-17; Ga 6,1-13). Matthêu và Maccô còn kể thêm lần thứ hai Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mt 15,32-38; Mc 8,1-10).

Lần thứ nhất, Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều; cả ba thánh sử Mátthêu, Máccô, và Luca đều ghi nhận: sau khi dân chúng được ăn bánh no nê, người ta đã không bỏ phí những mẫu bánh còn dư thừa nhưng “đã thu lại tất cả được mười hai thúng đầy” (Mt 14, 20; Mc 6,43; Lc 9, 17). Riêng thánh Gioan nhấn mạnh, chính Chúa Giêsu đã ra lệnh cho các môn đệ: “Anh em (hãy đi) thu lại những miếng thừa kẻo phí đi” (Ga 6,1-12). “Họ liền đi thu những miếng thừa…và được mười hai thúng đầy”.

Lần thứ hai, Chúa Giêsu làm phép lạ cho bánh hóa nhiều, người ta cũng thu lượm lại tất cả những mẫu bánh thừa, tất cả “được bảy thúng đầy” (Mt 15,37; Mc 8,8).

Năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà con nít. Số người phải là đông lắm. Hơn cả chục ngàn người. Có ngàn ngàn chiếc bánh được phát ra. Bánh nhiều như vậy, tại sao Chúa Giêsu lại tiếc những miếng bánh vụn còn dư? Tại sao Chúa lại bảo thu lại những mãnh vụn: “Anh em hãy thu lấy những miếng thừa kẻo phí đi”?.

Chắc chắn nguyên nhân của phép lạ hoá bánh ra nhiều là: “Ta thương đoàn dân này”, vì “Ta không muốn để họ đói”, vì “Ta sợ rằng họ lả dọc đường” (Mt 15,32).

Chúa Giêsu quý những mẫu bánh vụn vì nó là phép lạ Chúa đã làm. Những phép lạ là tình thương, là ơn sủng, là ơn cứu độ của Chúa trao ban.Tình yêu và ân sủng như ngọn pháo bông, khi tung vỡ trên bầu trời tạo thành trăm ngàn vụn nhỏ càng rực rỡ huy hoàng. Khi tấm bánh được bẻ ra trên bàn thờ, bánh thánh nhỏ bé mỏng manh nhưng vẫn đầy tràn quyền năng và ơn thánh. Khi hiến lễ đền tội cho nhân loại của Đức Kitô trên đồi Calvê tan ra, vóc dáng Chúa Cứu Thế sụp xuống, đó cũng chính là lúc ơn cứu độ như nắng vỡ, lan ra, chảy tràn kín vũ trụ.

Chúa Giêsu quý những mảnh bánh vụn. Chúa bảo thu lại để dạy các môn đệ và chúng ta bài học tiết kiệm.

Những người vừa trải qua cơn đói, nay được một bữa no nê. Họ vất bỏ những mẫu bánh dư thừa. Khi dư giả, người ta dễ phung phí. Chúa Giêsu sai các môn đệ đi thu lượm những mẫu bánh thừa. Tiết kiệm là trân trọng những của cải Chúa ban. Tiết kiệm là ý thức của cải là của mọi người. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và của người khác.

Chúa Giêsu quý những mảnh bánh vụn. Chúa bảo các môn đệ thu lại để dạy chúng ta đừng lãng phí ân huệ Chúa ban. Sự sống, sức khoẻ, thời gian, tài năng, trí tuệ, tài nguyên đều là ân huệ được ban tặng, cần trân trọng nâng niu gìn giữ. Trong ơn sủng của Chúa, không có gì là những mẫu vụn bé nhỏ tầm thường. Đức Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận đã từng khuyên rằng: “Muốn nên Thánh,con hãy làm những việc thường, có khi xem ra vô ý nghĩa nhất. Nhưng con đặt vào đó tất cả niềm mến yêu của con” (ĐHV 814); “Nhìn cây cổ thụ sum sê, con đừng quên rằng, từng trăm năm trước, nó đã khởi sự từ một hạt giống tí ti” (ĐHV 816); “Tự nhiên có ai lên đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn được? Tự nhiên có ai lên cung trăng được? Thử thách, hiểm nguy, ôn luyện, chuyên cần mỗi ngày, nhiều ngày, mới đạt được đích họ hy vọng” (ĐHV 817).

  1. Tiết kiệm và lãng phí

Tác giả Gã Siêu viết:

Muốn phát triển, phải cần kiệm. Đó là qui luật của muôn đời. Các nước văn minh đã sống qui luật này một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ.

Ở bên Mỹ, trong các trường tiểu học, người ta đã dạy cho con nít biết: Muốn có một đồng thì phải bắt đầu từ một xu; Muốn có một triệu thì phải bắt đầu từ một đồng. Ở bên Nhật cũng vậy. Trong các gia đình, người ta luôn nhắc nhở con cái sống theo phương châm: Mua gì ăn nấy; Ăn đâu hết nấy; Không để thừa mứa, lãng phí. Ở bên Israel cũng thế. Vào các nhà hàng, khách sạn, người ta không thấy đồ ăn thức uống để dư. Ngay tại các bến xe, bến tàu đều có những khẩu hiệu:Hãy tiết kiệm điện; Hãy tiết kiệm nước… Tại các công sở và xí nghiệp, để trừ khử thói lề mề, người ta trừ ngay vào lương những ai đến làm việc chậm trễ.

Thấy người mà nhớ tới ta.

Trên báo “Tuổi trẻ Chủ nhật”, tác giả Phạm đình Nghiệp đã đưa ra một vài trường hợp lãng phí điển hình.

Trước hết, đó là việc lãng phí sức người, được thể hiện dưới nhiều dạng vẻ khác nhau: thất nghiệp, lao động trái ngành, chéo nghề được đào tạo, sử dụng nhân lực bất hợp lý, nhân tài không được trọng dụng, chảy máu chất xám… Tiếp đến là việc lãng phí tài sản, tiền bạc của dân và của nước. Người ta sẵn sàng tiêu phí hàng chục triệu đồng “của chùa” cho một đêm liên hoan gặp gỡ hay chia tay nào đó.

Việt Nam chúng ta là một đất nước có thu nhập quốc dân tính theo đầu người vào loại thấp nhất, nhưng đã “hội tụ” được đủ mặt các loại bia ngon nhất.Trong nhiều cuộc “bù khú” nhậu nhẹt, người ta thi nhau không phải uống bia, mà là “gội bia”, “tắm bia” với hàng chục, thậm chí hàng trăm lít.

Hằng ngày, chúng ta đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh lãng phí tiền bạc, làm nghèo cho dân cho nước. Cơ quan nào, xí nghiệp nào cũng cố xây cho mình những cơ sở bề thế và lộng lẫy.

Hễ có chức một tí là vội sắm cho mình những chiếc xe đời mới đắt tiền, trang bị cho mình điện thoại di động đúng với “mô đen” thời thượng mà nghênh ngang với đời.

Mới đây, trên báo “Tuổi trẻ cười”, có một bài mang tựa đề “hình như là lãng phí”, tác giả đưa ra một sự kiện… rất bình thường, nhưng lại rất xót xa. Đó là bộ giáo dục năm nào cũng đổi mới, năm nào cũng cải cách, nên năm nào, số sách giáo khoa mới in ra cũng được tha hồ đem bán ký.

Tác giả viết :“Ai ngờ đâu, tôi bỗng trở thành người thu gom giấy phế liệu để kiếm sống  và đến nay tôi đã cân cả tấn sách giáo khoa còn thơm mùi giấy mới. Ở đủ mọi lớp, thuộc đủ loại môn học. “Vốn dòng họ “tiếc”, mỗi khi gặp loại sách mới này (mà gặp hoài), tôi đều lấy mẫu về cho con tôi, nhưng chúng lại bảo: Không phải loại sách của trường con (dù đúng cấp, đúng lớp của chúng). Nhìn lại bìa thì thấy là của bộ Giáo dục và năm xuất bản, mới cách đó một hai năm mà thôi!!!

Tôi nhớ ngày xưa, khi anh tôi vào lớp 12, tôi vẫn xài sách lớp 7 của ảnh để lại. Và khi tôi lên lớp 12, tôi vẫn xài sách ảnh đã xài mà không có trở ngại gì và vẫn “anh dũng” thi đậu, cha mẹ vui mừng khỏe re…Ôi sao mà dễ dàng tiện lợi và đỡ tốn kém quá cho cho mẹ và lớp học sinh thập niên 60, 70.

Tôi đã qua cái cảnh ba ngày ròng đi tìm một cuốn sách học cho đứa cháu mới lớp 4. Nhiều lần nhịn ăn nhịn uống để dành tiền mua sách học cho con và bây giờ đứng trước hằng trăm ký sách giáo khoa chưa có tay người lật mà đành cân ký làm giấy gói đồ, hỏi sao không xót cho học sinh, phụ huynh đất nước?

Tôi cũng rất ngạc nhiên phát hiện ra chỉ một môn học ở lớp 3, lớp 4, mà có đến ba, bốn thứ sách. Nào là quyển bài giải, bài mẫu … rồi quyển cho giáo viên … tất cả còn mới nguyên mà đem cân ký, không biết vì lý do gì và có lãng phí không?

Năm nào, đọc báo cũng thấy bộ giáo dục than thiếu tiền, thiếu giấy in, thiếu sách cho học sinh đến độ có những cuộc phỏng vấn tùm lum về vấn đề này. Ấy thế mà năm nào, tôi cũng có dịp cân hết trăm ký lô này đến trăm ký lô khác sách giáo khoa … lòng tôi không khỏi cảm thấy bùi ngùi”.

Trên đây là những chuyện lãng phí của quí vị có chức, tai to mặt lớn. Còn trong phạm vi cá nhân, gã cũng nghiệm ra còn có nhiều loại lãng phí khác nữa, mà chính bản thân gã cũng đã từng mắc phải. Gã chỉ xin đưa ra một thí dụ điển hình mà thôi, đó là lãng phí thời gian.

Người Tây thì bảo: Le temps, c’est  l’argent. Thời giờ là bạc. Còn người Tàu thì nói: Nhất thốn quang âm nhất thốn kim. Một tấc thời gian là một tấc vàng.

Thế nhưng, lắm lúc người ta đã không ý thức được sự quí giá của thời gian nên đã lãng phí nó một cách lãng xẹt.

Nơi gã đang cắm dùi là một thị trấn chỉ nhỏ bằng chiếc móng tay, thế mà có đến mấy chục quán cà phê. Đường nào cũng có, góc phố nào cũng có. Bất kể sáng, trưa, chiều và tối, hễ đặt chân ra đường hay xuống phố, đều thấy quí vị thanh niên ngồi thiền ở trong những quán ấy. Đáng lẽ ra: Đâu cần, thanh niên có ; đâu khó, có thanh niên. Thế nhưng, quí vị này lại chẳng biết làm gì cả, ngoài việc giết thời giờ trong quán, nhấm nháp vị đắng cà phê và đốt những điếu thuốc, lim dim thả hồn theo khói, ra dáng siêu nhân hay người cõi trên chi đó.

Tiếp đến là quán nhậu. Mỗi bữa nhậu kéo dài hai ba tiếng đồng hồ, quả là lãng phí. Hồi xưa, thấy một kẻ say xỉn ngoài đường phố, quả là chuyện họa hiếm, còn hôm nay lại là chuyện thường ngày ở huyện.(Nguồn: dunglac.org).

La Fontaine kể câu chuyện ngụ ngôn. Con ve sầu suốt mùa hè, chỉ biết ca hát, khi mùa đông trở về, gió bấc thổi tới, nó bị chết đói. Trong khi đó, dòng họ nhà kiến, suốt ngày thu tích lương thực, dè sẻn từng hạt gạo, dù có mưa bão hay lạnh giá, đời sống vẫn được bảo đảm an toàn.

  1. Cần phải tiết kiệm

Linh mục Nguyễn Hồng Giáo viết :

Ý thức về tiết kiệm (một hình thức của sống nghèo) nói chung, còn kém nơi tu sĩ, chủng sinh và linh mục ngày nay. Có vẻ như nhiều người không coi đó là chuyện quan trọng, được nhắc nhở thì để ý, xong rồi lại đâu vào đó, rất khó “đưa vào bộ nhớ”. Trời không lấy gì làm nóng, nhưng hễ vào phòng là mở quạt máy. Nhiều khi tập vở viết chưa hết, cái áo, cái quần, đôi dép cũ còn dùng tốt được, nhưng đã bị phung phí vất đi. Cả một chồng sách báo cũ có thể để cho người thu mua đồ vụn hay ít nhất đưa cho nhà bếp làm mồi lửa, vẫn đem đốt một cách “vô tư”. Từ xưa, tục ngữ Việt Nam có câu: xài của chùa. Nghĩa là xài mà không phải trả tiền, nên cứ việc thoải mái, khỏi cần chừng mực, tiết kiệm. Và cha chung, không ai khóc, của chung, không ai quan tâm. Tâm lý đó không chỉ phổ biến nơi cán bộ công chức (như được phản ánh trên Tuổi Trẻ) mà cả nơi quần chúng nhân dân và … trong các tập thể Giáo Hội ta nữa. Trong nội bộ chúng ta, cũng có những lãng phí rất quen thuộc. Như khi làm thiệp báo tin một lễ mừng nào đó, người ta thích in thật hoành tráng (giấy sang, in hai ba màu…) dù biết rằng người nhận coi xong là bỏ.

Thật tế nhị, nhưng tôi xin nói tới tiệc tùng trong giới Công giáo ta. Tiệc quá to, rất tốn kém và thường là thừa thãi. Nước ta xưa kia rất nghèo, người dân ăn không no, mặc không ấm, nên rất chú trọng chuyện ăn uống. Tuy thế, hay chính vì thế mà lại có tâm lý coi miếng ăn là miếng nhục (muốn ăn lắm, nhưng phải làm ra vẻ không cần để tránh làm cho người khác đánh giá mình vì chuyện ăn uống…). Tây phương thì khác. Họ giàu, nên các tiệc tùng của họ thường rất đơn giản, chỉ dọn vừa đủ ăn. Ăn uống, chỉ là một phần của cuộc họp mặt. Ở nước ta, dù đã bắt đầu có thay đổi, nhưng tâm lý chung của người Việt vẫn còn thích phô trương, thích giữ thể diện bằng vẻ hào nhoáng bên ngoài, đặc biệt trong tổ chức tiệc tùng, phải mâm cao, cỗ đầy, càng nhiều món, càng sang, cho dù biết trước là sẽ thừa mứa. Và tục lệ xã hội vẫn còn gây áp lực nặng nề. Có những lễ tạ ơn tân linh mục, dọn bảy, tám chục mâm, thậm chí cả trăm và hơn nữa.

Thời nay, việc truyền chức linh mục trở thành chuyện bình thường, có nên bình thường hoá việc ăn mừng không? Thay đổi một tục lệ xã hội là rất khó. Có khi chính người trong cuộc cũng rất ngại, rất lo khi phải tổ chức linh đình tốn kém, nhưng họ khó có thể làm “cách mạng” …! Tôi nghĩ nếu có một chủ trương chung nào đó từ trên xuống, – dòng tu, giáo xứ, địa phận – thì người giáo dân chắc sẽ chấp nhận. Đây mới chỉ nói tới tạ ơn tân linh mục, nhưng khấn dòng, lễ vàng, lễ bạc, các lễ kỷ niệm này nọ, và lễ cưới cũng thuộc diện này. Giáo Hội Việt Nam có nên đi trước xã hội trong vấn đề này không? Nhờ cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ và uy tín rất lớn của hàng giáo sĩ đối với giáo dân, thiết nghĩ  nếu Giáo Hội quyết tâm và quyết liệt, cơ may thành công sẽ rất lớn. Đây cũng là nhiệm vụ giáo dục con người của Giáo Hội có thể làm ngay, không cần đợi đến khi được phép chính thức mở trường mở lớp. (Nguồn: nguoitinhuu.com).

Tiết kiệm khác với hà tiện, keo kiệt, bủn xỉn.

Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm tiền của.

Người Ý nói: Sự sung túc có được do hai bàn tay. Bàn tay này là tài năng, bàn tay kia là tiết kiệm. Người Thổ Nhĩ Kỳ bảo: Người ta trở nên giàu có, đó là do cần cù lao động và biết tiết kiệm trong chi tiêu. Tại nơi mở trương mục tiết kiệm ở các ngân hàng, người ta thường vẽ hình con gà mái ấp quả trứng vàng, có ý muốn nói những đồng tiền tiết kiệm bỏ vào đó, sẽ sinh nhiều lợi lộc, sẽ đem lại cho chủ nhân những trái trứng bằng vàng.

Tiết kiệm đi chung với giản dị.

Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Người giản dị thì không xa hoa, không lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. Sống giản dị, sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền của, công sức để làm những việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Người tiết kiệm sẽ biết sống giản dị phù hợp với hoàn cảnh bản thân, gia đình, xã hội.

Việc nhỏ mà mỗi người chúng ta có thể thực hiện dễ dàng trong cuộc sống thường nhật, đó là sử dụng điện, nước, của cải vật chất một cách hợp lý, biết dùng thời gian vào những việc có ích và biết gìn giữ của công.

Cầu Nguyện

Lạy Chúa, đây là ước mơ của con về thế giới:
Con mơ ước tài nguyên của cả trái đất này là thuộc về mọi người, mọi dân tộc.
Con mơ ước không còn những Ladarô đói ngồi ngoài cổng, bên trong là người giàu yến tiệc linh đình.
Con mơ ước mọi người đều có việc làm tốt đẹp, không còn những cô gái đứng đường hay những người ăn xin.
Con mơ ước những người thợ được hưởng lương xứng đáng, các ông chủ coi công nhân như anh em.
Con mơ ước tiếng cười trẻ thơ đầy ắp các gia đình, các công viên và bãi biển đầy người đi nghỉ.
Lạy Chúa của con, con ước mơ một thế giới đầy màu xanh, xanh của rừng, xanh của trời, xanh của biển, và xanh của bao niềm hy vọng nơi lòng những ai ham sống và ham dựng xây.
Nếu Chúa đã gieo vào lòng con những ước mơ, thì xin giúp con thực hiện những ước mơ đó. Amen (Mana).

Về mục lục 

.

 

CHUYỆN ĂN UỐNG

Trầm Thiên Thu

“Xin Cha cho chúng con hôm nay LƯƠNG THC hng ngày…”. Đó là một trong những điều thiết yếu trong lời cầu nguyện mà chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta qua Kinh Lạy Cha (Mt 6:9-13; Lc 11:2-4).

Người ta thường nói: “Có thc mi vc được đo”. Điều đó cho thấy chuyện ăn uống là điều cần thiết và cơ bản nhất để con người khả dĩ duy trì sự sống. Trước tiên, người ta cần ăn no và mặc ấm; sau đó mới có thể phấn đấu để ăn ngon và mặc đẹp. Vả lại, chuyện ăn uống được người ta coi là “đệ nhất khoái” trong “tứ khoái” của một con người bình thường. Trong bốn thứ cần học khi vào đời, ăn uống là thứ cần phải học đầu tiên: Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Ăn uống cũng được chú ý khi người ta có “văn hóa ẩm thực”. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, như con dao hai lưỡi vậy. Miếng ăn thực sự cần thiết nhưng cũng có thể là vinh hoặc nhục: “Người trí quý cái sc, k di quý cái ăn”. Ăn không lượng thì hại sức khỏe, ngủ không cân thì hại trí tuệ. Tục ngữ có câu: “Ăn được, ng được là tiên; không ăn, không ng, mt tin, đâm lo!”. Ăn để có sức khỏe, có sức khỏe thì an tâm sống: “Sc khe là vàng”.

Chúa Giêsu cũng rất thực tế. Ngài chăm lo những gì cần thiết và cơ bản nhất: Ăn uống. Ngài luôn quan tâm người nghèo, tại nhà ông Si-môn Cùi ở Bêtania, khi có một phụ nữ xức dầu chân Ngài bằng dầu thơm cam tùng hảo hạng, Chúa Giêsu đã xác định: “Người nghèo thì bên cnh anh em lúc nào cũng có” (Ga 12:8; Mt 26:11; Mc 14:7). Và rồi Thánh Giacôbê cũng khuyên chúng ta “phải kính trọng người nghèo” (Thư Thánh Giacôbê, chương 2).

Người khổ chưa chắc là người nghèo. Nhưng người nghèo thì chắc chắn là người khổ – thậm chí còn hóa khốn, vì luôn bị người đời khinh miệt, nhìn bằng nửa con mắt, bị xa lánh vì sợ “hãm tài”. Vả lại, đáng quan ngại là vì “lý lẽ của người nghèo không được ai nghe thấy” (Sử gia Thomas Fuller, 1608-1661). Có lẽ vì vậy mà người Việt thường “ghép đôi” hai tình trạng này thành một: Nghèo khổ. Quả thật, “sự nghèo đói là hình thức bo lc tồi tệ nhất” (Mahatma Gandhi, 1869-1948).

Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi người nghèo, vì thế họ luôn tin tưởng và nhủ thầm: “Có Thiên Chúa phù trì, thân con đây, Chúa hng nâng đ” (Tv 54:6). Đồng thời họ luôn tâm niệm: “Con t nguyn dâng Ngài l tế, ly Chúa, con xưng tng danh Ngài, tht danh Ngài thin ho, vì Chúa gii thoát con khi mi gian nguy, và con đã dám nghênh bn đch thù” (Tv 54:8-9).

Chuyện ăn uống rất bình thường mà lại quan trọng. Thật vậy, chuyện ăn uống còn liên quan vấn đề kinh tế và chính trị, đồng thời cũng là vấn đề cơ bản trong Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo.

Hiền triết Trang Tử (Zhuang Zhou hoặc Zhuangzi, 365-290 trước công nguyên) đã nhận định: “Cn tr con người sng vui v, tước đot kh năng dt vi, may mc, cày cy, ăn ung, mà li tô v nó như là nhân nghĩa, đó là ti ác ca thánh nhân. Đó là một dạng giả nhân giả nghĩa, Chúa Giêsu rất ghét loại người này và Ngài đã 8 lần nguyền rủa họ là “đồ khốn” (Mt 23:13-29) và còn gọi họ là “đồ ngu si mù quáng”. Nhức óc quá chừng!

Trình thuật 2 V 4:42-44 đề cập chuyện ăn uống. Đó là chuyện về “nồi cháo độc”. Đã đói meo mà lại gặp loại chao này thì… chết sớm! Kinh Thánh cho biết: Khi ông Ê-li-sa trở về Ghin-gan, nạn đói đang xảy ra trong xứ. Lúc anh em ngôn sứ đang ngồi trước mặt ông, ông nói với tiểu đồng bắc nồi lớn lên bếp và nấu cháo cho anh em ngôn sứ. Một người trong nhóm ra đồng hái rau, tìm thấy một thứ cây giống như nho dại thì hái trái dưa đắng ấy đầy một vạt áo, rồi về nhà, thái nhỏ ra, bỏ vào nồi nấu cháo, vì họ không biết đó là thứ gì. Sau đó, họ múc ra cho mọi người ăn. Vừa ăn chút cháo, họ kêu lên: “Người ca Thiên Chúa ơi, thn chết trong ni!”. Thế là họ không thể ăn được nữa. Nhưng ông Ê-li-sa bảo cứ đem bột đến cho ông. Ông bỏ bột vào và bảo múc ra cho mọi người ăn. Lạ thay, trong nồi không còn chất độc nữa. Phép lạ nhãn tiền!

Tiếp theo là “phép lạ hoá bánh ra nhiều”. Kinh Thánh kể rằng có một người từ Ba-an Sa-li-sa đến, đem bánh đầu mùa biếu người của Thiên Chúa. Đó là 20 chiếc bánh lúa mạch và cốm đựng trong bị. Ông Ê-li-sa bảo đem phát cho người ta ăn. Tiểu đồng nói chỉ có chừng nấy thì không thể đủ cho cả trăm người ăn được. Nhưng ông bảo cứ phát cho người ta ăn, vì Đức Chúa đã phán: “H s ăn, mà vn còn dư. Tiểu đồng vâng lời đem phát cho người ta. Họ đã ăn mà vẫn còn dư, đúng như lời Đức Chúa đã tuyên phán. Lại một phép lạ nhãn tiền nữa. Kỳ diệu quá!

Đối với Thiên Chúa, “không có gì là không thể làm được” (Lc 1:37), Ngài có thể làm cho những hòn đá trở nên con cháu ông Áp-ra-ham kia mà (Mt 3:9). Vâng, với Thiên Chúa, tất cả chỉ là “chuyện nhỏ”. Tác giả Thánh Vịnh đã tin nhận như vậy nên đã dâng lời xưng tụng: “Ly Chúa, muôn loài Chúa dng nên phi dâng li tán t, k hiếu trung phi chúc tng Ngài, nói lên rng: triu đi Ngài vinh hin, xưng tng Ngài là Đng quyn năng” (Tv 145:10-11).

Thiên Chúa biết rõ phàm nhân cần có cái ăn để duy trì sự sống, thế nên Ngài luôn tạo cơ hội làm việc để con người mưu sinh. Không có Ngài thì chúng ta chẳng làm được gì, chắc chắn như vậy. Với kinh nghiệm sống, tác giả Thánh Vịnh chia sẻ với chúng ta qua lời cầu nguyện chân thành: “Ly Chúa, muôn loài ngước mt trông lên Chúa, và chính Ngài đúng ba cho ăn. Khi Ngài rng m tay ban, là bao sinh vt muôn vàn tho thuê. Chúa công minh trong mi đường li Chúa, đy yêu thương trong mi vic Người làm. Chúa gn gũi tt c nhng ai cu khn Chúa, mi k thành tâm cu khn Người” (Tv 145:15-18). Thiên Chúa chẳng chấp lách gì đối với những cái đầu nhỏ mọn, thiển cận và nông cạn của phàm nhân chúng ta, Ngài chỉ muốn chúng ta biết khiêm nhường và chân thành cầu xin thì mọi sự đều đâu vào đó. Mà có làm vậy cũng chỉ lợi ích cho chúng ta mà thôi, chứ điều đó cũng chẳng thêm gì cho Ngài.

Với kinh nghiệm đầy mình, nhưng là kinh nghiệm “xương máu”, Thánh Phaolô chia sẻ: “Tôi là người đang b tù vì Chúa, tôi khuyên nh anh em hãy sng cho xng vi ơn kêu gi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn tht khiêm tn, hin tnhn ni; hãy ly tình bác áichu đng ln nhau” (Ep 4:1-2). Những lời lẽ rất chân thành, nhưng NGHE là một chuyện, BIẾT là một chuyện, LÀM lại là chuyện khác. Những khoảng cách rất gần mà cũng rất xa!

Thánh Phaolô động viên thêm: “Anh em hãy thiết tha duy trì s hip nht mà Thn Khí đem li, bng cách ăn thun hoà gn bó vi nhau. Ch có MT thân th, MT Thn Khí, cũng như anh em đã được kêu gi đ chia s cùng mt nim hy vng. Ch có MT Chúa, MT nim tin, MT phép ra. Ch có MT Thiên Chúa, Cha ca mi người, Đng ng trên mi người, qua mi người và trong mi người” (Ep 4:3-6). Những cái “một” rất kỳ diệu, đòi buộc chúng ta phải NÊN MỘT, vì thế mà không thể ba bè, năm nhóm hoặc bảy phe, không thể tiêu cực như chúng ta vẫn có “xu hướng” ngay trong các gia đình, các hội đoàn, các cộng đoàn, các giáo xứ,… Chắc chắn kiểu phe nhóm như vậy là đối lập với Thiên Chúa! Tại sao? Vì chúng ta cùng ĂN MỘT TẤM BÁNH – Thánh Thể của Đức Kitô.

Trình thuật Ga 6:1-15 nói về phép lạ hoá bánh ra nhiều mà Đức Giêsu đã làm (Mt 14:13-21; Mc 6:30-44; Lc 9:10-17). Trong phép lạ này có sự hiệp nhất: Đủ loại người đồng tâm nhất trí tụ họp nhau theo Chúa để cùng NÊN MỘT và được nghe lời khôn ngoan của Ngài. Thế nên Ngài thương họ lắm, thương biết sao cho vừa!

Địa danh là bên Biển Hồ Ga-li-lê, cũng gọi là Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Hôm đó có đông đảo dân chúng đi theo Chúa Giêsu, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Ngài đã làm cho những kẻ đau ốm. Ngài lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Thời gian đó sắp đến lễ Vượt Qua, đại lễ của người Do-thái. Ngước mắt lên, Ngài nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Ngài không bất ngờ mà Ngài thấy thương họ. Ngài hỏi ông Phi-líp-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho h ăn đây?”. Ngài nói thế là để thử ông, chứ Ngài đã biết mình sắp làm gì rồi.

Nghe vậy, ông Phi-líp-phê đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tin bánh cũng chng đ cho mi người mt chút”. Các ông vừa gãi đầu vừa nghĩ bụng: “Mèn ơi! Phi đi mua ti hai trăm quan tin bánh cho h ăn sao? Tin đâu mà mua ch!”. Hai trăm quan tiền là số tiền lớn, dù chưa bằng số tiền giá chiếc bình dầu thơm mà người phụ nữ tội lỗi xức chân Chúa Giêsu tại nhà ông Simôn Cùi ở làng Bêtania: Ba trăm quan tiền (Mt 26:6-13; Mc 14:3-9; Ga 12:1-8), nhưng lại gấp nhiều lần số tiền ông Giuđa đã bán Thầy trong đêm định mệnh năm xưa: Ba mươi đồng (Mt 26:15).

Lúc đó, không biết ông Phêrô nhanh tay lẹ mắt thế nào mà ông liền thưa: đây có mt em bé có năm chiếc bánh lúa mch và hai con cá, nhưng vi ngn y người thì thm vào đâu!”. Đức Giêsu cười: “Anh em c bo người ta ngi xung đi”. Chả biết Thầy tính mần chi, nhưng các ông cũng vâng lời Thầy, bảo người ta ngồi xuống cỏ, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. Tính cả phụ nữ và trẻ em có thể lên tới cả chục ngàn người.

Mọi người đã yên vị, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho họ. Cá nhỏ, Ngài cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. Khi họ đã no nê rồi, Ngài bảo các môn đệ thu li nhng miếng tha ko phí. Chúa Giêsu rất tiết kiệm, không hề lãng phí, điều này nhắc chúng ta phải biết quý miếng ăn, biết nghĩ đến những người đang đói khổ.

Các môn đệ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng. Phần dư còn nhiều hơn phần gốc. Quá đỗi kỳ diệu! Thế nên mọi người rỉ tai nhau: “Hn ông này là v ngôn s, Đng phi đến thế gian!”. Nhưng Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Ngài lại lánh mt, đi lên núi mt mình. Lại một bài học đắt giá nữa: Đừng coi trọng danh vọng, đừng tự tôn, đừng thấy người ta khen mà tưởng mình “ngon” hơn hoặc tài giỏi hơn người khác. Quan nhất thời, dân vạn đại. Tất cả sẽ qua đi, ngay cả những gì mình sở hữu cũng không thuộc về mình. Cuộc đời cũng chỉ còn lại tình yêu thương nhờ biết thương xót, ba nhân đức đối thần cũng “cô đọng” chỉ còn Đức Mến (Đức Ái) mà thôi.

Việc Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều là “dấu chỉ” báo trước về Bí tích Thánh Thể, đồng thời cho chúng ta biết rằng nhu cầu ăn uống liên quan chuyện sinh tồn – cả thể lý và tâm linh. Biết chăm lo cho mình thì cũng phải biết chăm lo cho người khác: Yêu người như yêu mình. Chúa Giêsu dạy chúng ta phải biết chạnh lòng thương mà quan tâm nhu cầu thiết yếu của người khác. Vâng, quả thật là “có thực mới vực được đạo”. Thể lý yếu đuối có thể ảnh hưởng tinh thần, trí tuệ và tâm linh. Thể xác cần ăn uống để sống khỏe mạnh thì linh hồn cũng cần nuôi dưỡng để sinh tồn.

Về chuyện ăn uống, Chúa Giêsu đã có lần nhắc nhở: Người ta sng không ch nh cơm bánh, nhưng còn sng nh mi li ming Đc Chúa phán ra (Đnl 8:3; Mt 4:4; Lc 4:4).

Ly Thiên Chúa chí minh và chí thin, con không dám xin Ngài ban cho con nhng điu con mun,con xin được can đm chp nhn và mau mn thay đi theo đúng Thánh Ý Ngài. Xin ban cho mi người có đ lương thc hàng ngày, đ nh đó mà h có th sng xng đáng kiếp làm người, đng thi h có th an tâm phng s Ngài hết linh hn và hết sc lc. Con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu, Đng cu đ nhân loi. Amen.

Về mục lục 

.

 

ĂN BAO NHIÊU TÙY Ý

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu

Suy niệm:

Có người coi tôn giáo như một thứ duy tâm, duy linh,

chỉ để ý đến chuyện linh hồn, chuyện đời sau,

mà hững hờ với cái đói cái no của thân xác, với chuyện áo cơm thường nhật.

Kitô giáo hẳn không phải là thế.

Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã khai mở Nước Thiên Chúa trên trần gian

không phải chỉ bằng việc rao giảng như một thầy dạy,

mà còn bằng việc chữa bệnh thân xác như một thầy thuốc.

Ơn cứu độ do Ngài mang lại có tính toàn diện, cả xác lẫn hồn,

và ơn cứu độ ấy đã bắt đầu ngay từ đời này rồi.

Trong Mùa Phục sinh, Giáo hội cho ta nghe đọc chương 6 của Tin Mừng Gioan,

bởi lẽ chương này nói về Đức Giêsu là Bánh hằng sống, Bánh ban sự sống.

Chương này khởi đầu bằng phép lạ hóa bánh ra nhiều.

Phép lạ diễn ra ở bên kia hồ Galilê, vào mùa xuân, cỏ mọc xanh mướt.

Đám đông đến với Đức Giêsu đang ở trên núi với các môn đệ.

Tất cả bắt đầu bằng câu hỏi bất ngờ của Thầy Giêsu:

“Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”

Các câu trả lời của hai ông Philípphê và Anrê thật đáng thất vọng.

Hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ mỗi người một chút (c. 7).

Năm cái bánh lúa mạch và hai con cá khô thì thấm vào đâu (c. 9).

Nhưng Đức Giêsu lại cần năm cái bánh và hai con cá đó.

Ngài đón nhận sự đóng góp của con người, dù là rất nhỏ mọn.

Nhỏ mọn nhưng là tất cả những gì tìm được ở chốn hoang vu này.

Không có sự đóng góp của một em bé, không chắc phép lạ đã xảy ra.

Khi mọi người đã ngồi xuống trên cỏ theo lệnh các tông đồ,

Đức Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn và phân phát cho họ.

Chắc các tông đồ đã giúp Ngài phân phát đến tay dân.

Chính khi bẻ ra để phân phát thì bánh và cá hóa nhiều.

Chúng ta không hiểu được điều gì đang diễn ra.

Mầu nhiệm chia sẻ vẫn làm chúng ta ngỡ ngàng, sửng sốt.

Chia sẻ là biến điều ít ỏi ta đang có trở thành kho báu vô tận cho mọi người.

Chia sẻ làm chúng ta chẳng vơi đi, nhưng còn mãi.

Hơn năm ngàn con người đã được ăn tùy ý, được no nê, được dư thừa.

Gần một tỷ con người sống trên trái đất hôm nay cũng mong được như vậy.

Đức Thánh Cha coi việc liên đới chia sẻ

như một cách thức để thoát ra khỏi nạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Ước gì việc chúng ta chia sẻ Tấm Bánh thánh trong nhà thờ

giúp chúng ta tiếp tục chia sẻ những tấm bánh vật chất ngoài cuộc sống.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, đây là ước mơ của con về thế giới:

Con mơ ước tài nguyên của cả trái đất này

là thuộc về mọi người, mọi dân tộc.

Con mơ ước

không còn những Ladarô đói ngồi ngoài cổng,

bên trong là người giàu yến tiệc linh đình.

Con mơ ước mọi người đều có việc làm tốt đẹp,

không còn những cô gái đứng đường

hay những người ăn xin.

Con mơ ước

những ngưòi thợ được hưởng lương xứng đáng,

các ông chủ coi công nhân như anh em.

Con mơ ước

tiếng cười trẻ thơ đầy ắp các gia đình,

các công viên và bãi biển đầy người đi nghỉ.

Lạy Chúa của con,

con ước mơ một thế giới đầy màu xanh,

xanh của rừng, xanh của trời, xanh của biển,

và xanh của bao niềm hy vọng

nơi lòng những ai ham sống và ham dựng xây.

Nếu Chúa đã gieo vào lòng con những ước mơ,

thì xin giúp con thực hiện những ước mơ đó.

Về mục lục 

.

 

CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN_B

Lm. Antôn

Ông bà anh chị em thân mến. Có một người Việt Nam sang sinh sống ở Hoa kỳ theo diện HO đã kể lại câu chuyện thời gian bị đi tù cải tạo như sau. Sau ngày 30 tháng Tư, năm 1975, ông đã ra trình diện như những quân nhân khác, và bị bắt đi tù cải tạo 12 năm. Có khoảng mấy trăm người cùng bị giam trong trại tù với ông. Trong thời gian này, ngoài những buổi bị cưỡng ép học tập, hàng ngày tất cả tù nhân đều phải đi làm công tác lao động từ sáng sớm cho đến chiều tối. Họ dậy từ sáng sớm, chân không, đầu trần, và đi bộ đến công trường dưới sức nóng gay gắt mùa hè của mặt trời. Một số người ngất xỉu trên đường, đều bị trói, bị đánh và bị bỏ rơi dọc đường dưới sức nóng khủng khiếp và bị ruồi muỗi tấn công. Nhiều người đã bị thiệt mạng vì đói khát, vì bị đối xử tàn nhẫn trong sự tra tấn dã man, và vì lao động khổ cực này.

Thế nhưng, theo lời ông HO thố lộ, quân thù chính của họ không phải là những cán bộ coi tù, cũng không phải là tình trạng tàn nhẫn, khổ cực mà họ đang chịu, mà là chính họ. Sự sợ hãi, đói khổ, bị tra tấn và luật lệ của rừng rú nơi khỉ ho cò gáy, làm cho họ kinh hoàng. Vì thế họ ăn cắp, ăn trộm và lừa dối lẫn nhau. Họ không tin nhau, và để lấy lòng cán bộ coi tù, họ tố giác, gian dối, nói xấu và chỉ điểm lẫn nhau. Các cán bộ gác trại giam đã nhạo cười khinh bỉ họ, từ những người lính kiêu hùng gan dạ, giờ đây trở thành những người khiếp đảm, sợ hãi và nhu nhược.

Tinh thần của họ bị tiêu tán và cần một cái gì để phấn khởi lên tinh thần, nhưng họ có thể làm được gì trong tình trạng đau khổ và tuyệt vọng này! Họ cố gắng bằng cách này, bằng cách nọ để an ủi và hỗ trợ nhau, nhưng đều thất bại. Cuối cùng, 2 tù nhân Công giáo quyết định, không màng nguy hiểm, dùng đức tin của mình để củng cố tinh thần, tạo niềm tin và danh dự cho mọi người. Trong âm thầm và kín đáo, họ kêu gọi và tổ chức từng nhóm 2 hay 3 người. Sau đó, họ tập đọc kinh và cầu nguyện cho mọi người trong nhóm. Họ nhờ những thân nhân đi thăm nuôi, xé những trang sách Tin mừng, hóa trang thành những giấy bọc đồ ăn, mang vào và sau đó đọc cho nhau nghe. Trong âm thầm họ chia sẻ ý nghĩa, tâm tư và truyền tay những trang Tin mừng để đọc. Dần dần, nhiều người khác cũng tham gia những tổ cầu nguyện thầm kín, từ từ họ biết đọc kinh, lần hạt, hay được nghe hoặc đọc những câu truyện về Chúa Giêsu.

Qua việc đọc, lắng nghe những câu truyện về Chúa Giê-su trong Tin mừng và chia sẻ, họ nhận ra được những khó khăn và đau khổ mà họ đang chịu, cũng là những sự đau khổ, nhục nhằn mà Chúa Giêsu đã trải qua. Chúa Giêsu cũng đã chịu đói khát trong hoang địa, chịu sự mệt mỏi, kiệt sức trong công việc, cũng như có những đêm không có nơi nương tựa. Hơn nữa, Chúa còn chịu những sự phản bội, chỉ điểm và bỏ rơi, cũng như những sự tra tấn dã man và tàn nhẫn của quân thù. Thân hình của Chúa cũng bị những làn roi quất in vào. Ngoài ra, Chúa còn chịu những sự chống đối, sỉ nhục và phỉ báng của những người chung quanh.

Những tù nhân dần dần nhận ra Chúa Giêsu là gì, nói những gì, làm những gì, và nhất là những gì Chúa đã phải chịu. Cuộc đời của Chúa Giê-su bắt đầu thấm nhập vào, và trở thành sống động trong tâm hồn họ. Họ không còn nghĩ mình là nạn nhân của những sự đau khổ và nhục nhằn. Họ từ từ chấm dứt nghi ngờ, chỉ điểm và hãm hại lẫn nhau. Họ đoàn kết, hiệp nhất và giúp nhau sống những ngày khổ cực một cách can trường, danh dự hơn. Cuộc sống của mọi người trong nhóm hoàn toàn thay đổi. Họ cầu nguyện không cho chính họ mà cho nhau, và khi họ cầu nguyện họ không xin được cái này hay cái khác, họ chỉ xin sự bình an trong tâm hồn, xin phó thác và vững lòng trông cậy vào Chúa và Mẹ Maria. Một niềm hy vọng dâng lên trong tâm hồn mọi người. Sau khi được thả về nhà, những tù nhân đã thố lộ rằng đó chính là sự khác biệt giữa cuộc sống tuyệt vọng và hy vọng, giữa sự sống và sự chết.

Ông bà anh chị em thân mến. Câu chuyện 2 người tù Công giáo đã hy sinh chia sẻ đời sống đức tin nhỏ bé của mình để biến đổi cuộc sống và tình trạng trong trại tù ở trên, mang một sự trùng hợp xâu sa với câu chuyện của em bé trong bài Tin mừng mà chúng ta vừa nghe. / Em bé đã hy sinh chia sẻ tất cả phần ăn đơn sơ nhỏ bé của mình, cho sự sống của đám đông đói khát và tuyệt vọng trong hoang địa, và Chúa Giêsu đã thực hiện những gì còn lại. Chúa đã làm phép lạ biến 2 con cá và 5 chiếc bánh của em ra nhiều, để nuôi đám đông dân chúng. Chúng ta thấy Chúa Giêsu cũng đã dùng đời sống chứng tá đức tin của 2 người tù Công giáo và biến hóa một cách lạ lùng ngoài sức tưởng tượng và khả năng của chính họ.

Thật vậy, phép lạ Chúa Giêsu đã thực hiện cứu đám đông khỏi đói khát, và cho những người tù trong trại cải tạo, thì Người cũng muốn thực hiện cho mọi người, cho mọi gia đình, cho cộng đoàn chúng ta và cho xã hội hôm nay, và cho mọi người hiện diện trong Thánh lễ hôm nay. Thế nhưng, Chúa Giê-su cần và kêu gọi mọi người chúng ta hợp tác với Người, như em bé trong bài Tin mừng và như 2 người tù cải tạo. Thật vậy, sự cộng tác nhỏ bé của mỗi người chúng ta thật quan trọng để Thiên Chúa tỏ bày vinh quang và ban ơn cứu độ. Thánh Au-gút-ti-nô đã viết rằng, “Thiên Chúa dựng nên con người không cần con người, nhưng để cứu chuộc con người, thì Ngài cần đến sự cộng tác của con người.” Chúa muốn chúng ta cộng tác với Người bằng cách chia sẻ đời sống chứng tá đức tin và sự trung thành với giáo huấn của Chúa; Chúa muốn chúng ta cộng tác bằng cách hy sinh thời giờ để phục vụ và giúp đỡ, cũng như cố gắng xây dựng tình yêu thương hiệp nhất trong cộng đoàn giáo xứ; Chúa muốn chúng ta cộng tác bằng cách chia sẻ những ơn lành với những người nghèo khó; bằng cách sống tình bác ái và quảng đại để xây dựng giáo xứ làm sáng danh Chúa.

Ông bà anh chị em thân mến. Chúa Giê-su tiếp tục chia sẻ sự sống và tình yêu của Thiên Chúa với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Một trong những sứ điệp quan trọng mà Bí tích Thánh Thể muốn thông truyền cho chúng ta, đó là tình chia sẻ để xây dựng yêu thương liên đới hợp nhất trong đức tin. Thánh Phaolô trong bài đọc 2, lo lắng băn khoăn vì sự chia rẽ và tranh chấp giữa các tín hữu trong cộng đoàn ở Êphêxô. Ngài đã giáo huấn họ một cách cụ thể, với cách so sánh cộng đoàn như một thân thể, và chỉ có một Thần Khí duy nhất, nối kết mọi chi thể để làm cho thân thể ấy được sống, mạnh khỏe và hoạt động. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta tấm lòng quảng đại chia sẻ tình yêu Chúa với những người chung quanh, và hiệp nhất với nhau trong giáo xứ, trong Thân Thể Chúa Ki-tô, để chúng ta xây dựng và làm Sáng danh Chúa.

Về mục lục

.

 

ANH EM HÃY CHO HỌ ĂN

Văn Hào, SDB

Hai mươi năm trước, báo chí thế giới đăng tải một bức hình chụp khá nổi tiếng, đã từng đoạt giải Pulitzer. Bức ảnh nói về thảm trạng nạn đói ở Somalia năm 1994. Trong bức ảnh, một chàng thanh niên gầy gò đang ôm xác đứa con trai duy nhất của mình đem đi chôn. Đứa bé gầy trơ xương vì nhiều tháng qua nó không có gì để ăn. Nó đã chết vì đói. Người thanh niên, bố của đứa bé, với khuôn mặt đau khổ hốc hác cũng đang đói. Phía sau là một con quạ đen đậu gần đó. Nó chờ khi người cha vùi xác đứa con trong cát, sẽ bới lên tìm cái gì để ăn vì nó cũng đói. Cả người và vật đều đói. Cái đói lộ rõ trên khuôn mặt trơ xương của ông bố. Cái đói hằn sâu trên thân thể còm cõi của đứa trẻ, và cái đói cũng lồ lộ nơi cặp mắt hau háu của con quạ. Cái đói luôn là một tai họa khủng khiếp đè nặng trên thân phận hiện sinh của con người.

  1. Cái đói trong phận người

Mọi người chúng ta ít nhiều đều kinh qua cái đói. Các cụ lớn tuổi đã từng có kinh nghiệm về cơn đói kinh hoàng năm Ất Dậu 1945. Những tháng ngày sau biến cố năm 1975, nhiều gia đình đã từng phải ăn độn hoặc đi vay mượn ít gạo để cầm cự sống qua ngày. Những trải nghiệm về cái đói luôn là một ám ảnh sợ hãi nơi cuộc sống chúng ta.

Khi mang thân phận làm người, Đức Giê-su cũng từng nếm trải cơn đói. Sau 40 ngày chay tịnh trong hoang mạc, Chúa đói. Ma quỷ đến tấn công vào bao tử xẹp lép của Ngài. “ Nếu ông là con Thiên Chúa, hãy truyền cho những hòn đá này biến thành bánh đi” (Mt 4,3). Vì thế, trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su chạnh lòng cảm thương thực sự khi đối diện trước một đám đông khổng lồ đang vật vã trong cơn đói. Phép lạ đã xảy ra, và 5000 người đã được ăn no nê. Phép lạ không nhằm phô diễn một kỳ tích để thỏa mãn những nhu cầu vật chất của con người. Nhưng trong cái nhìn thần học của thánh Gioan, phép lạ mang chở những dấu chỉ nhằm khải thị một thực tại sâu xa hơn. Thánh Gioan muốn chúng ta chiêm ngắm dung mạo của một Thiên Chúa làm người luôn diễn bày tình yêu mục tử của Ngài cho đoàn chiên. Phép lạ nhân bánh ra nhiều khởi dẫn chúng ta đi đến một chân trời rộng lớn hơn : Đó là chân trời ơn cứu độ được thể hiện qua cái chết của Đức Giê-su trên Thập giá. Mầu nhiệm Thập giá chính là cách diễn bày tình yêu của Thiên Chúa cách tròn đầy nhất.

  1. Sự cộng tác của con người

Phép lạ Chúa Giê-su thực hiện trong tin mừng hôm nay cũng được phác vẽ trước qua phép lạ của tiên tri Elisêu mà chúng ta sẽ nghe trong bài đọc thứ nhất. Vị ngôn sứ nhận 20 chiếc bánh từ tay một người hảo tâm dâng tặng. Với 20 chiếc bánh, Êlisêu đã phân phát đủ cho cả trăm người. Quyền năng của Thiên Chúa được thể hiện qua vị tiên tri. Cũng vậy, sức mạnh và tình yêu của Thiên Chúa cũng được diễn bày nơi Đức Giê-su, vị “ngôn sứ đặc thù” của Chúa Cha. Cả hai phép lạ đều hàm ngậm những sứ điệp quan trọng mời gọi chúng ta suy gẫm và thực hành.

Trước hết, đó là bài học về sự cộng tác của con người. Chúng ta có thể mạnh dạn nói rằng, Đức Giê-su đã không làm phép lạ nuôi sống 5000 người ăn no, nếu đã không có lòng quảng đại của một đứa bé. Em nhỏ đã trao cho Chúa 5 cái bánh và 2 con cá, là khẩu phần lương thực ít ỏi nó mang theo. Cũng thế, với 20 chiếc bánh do một người tốt bụng dâng tặng, Elisêu đã phân chia đủ cho cả trăm người. Thiên Chúa có thể thực hiện những điều kỳ diệu bắt đầu từ sự cộng tác nhỏ nhoi khiêm tốn của con người. Trong cuốn Confessio, Thánh Augustinô ghi lại lời cầu nguyện mà Ngài đã thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con, không cần có con. Nhưng để cứu rỗi con, Chúa lại cần có con cộng tác”. Con người chúng ta vẫn được Thiên Chúa mời gọi cộng tác để hoàn thiện công trình sáng tạo và cả công trình cứu chuộc mà Ngài đã khởi sự.

Trong một bài giảng, Cha Gioan Maria Vianney có kể một câu chuyện. Một buổi chiều nọ, Chúa Giê-su và Thánh Phêrô cùng rảo bước trên con đường làng. Hai Ngài gặp một người nông dân đang đánh chiếc xe bò cũ kĩ. Chiếc xe chở nặng và bị mắc lầy. Người nông dân này khá đạo đức. Ông ta bước xuống, sấp mình sát đất và xì sụp cầu nguyện xin Chúa đến giúp. Ông cứ sụp lạy và cầu khẩn mãi, nhưng chẳng ai đến giúp ông ta. Còn chính ông cũng chẳng buồn đụng tay vào để lôi chiếc xe lên. Chúa nói với Phêrô “Thôi hãy đi và mặc kệ hắn”. Đi đến cuối làng, hai Ngài cũng gặp một tình huống tương tự. Gã đánh xe bò là một thanh niên trông nét mặt khá bặm trợn. Khi chiếc xe bị lầy, anh ta bước xuống, mồ hôi nhễ nhãi, miệng thì văng tục nhưng cố gắng hết sức để đẩy chiếc xe lên. Chúa nói với Phêrô “Nào hãy đến phụ anh ta một tay”. Cuối cùng, chàng thanh niên đã kéo được chiếc xe ra khỏi vũng bùn. Về đến nhà, Phêrô hỏi Chúa tại sao Chúa lại hành xử như thế. Chúa trả lời: “Ta không giúp những ai lười biếng. Phải cố gắng, rồi ta sẽ giúp”. Phải tự giúp mình trước, rồi Chúa sẽ đến giúp đỡ chúng ta sau (Aide-toi, le ciel t’aidera).

Chúa cũng đã nói với Phaolô: “Ơn Ta thì đủ cho ngươi”. Ơn Chúa luôn đủ và dư tràn trên mọi người, nhưng nếu chúng ta lười biếng, không mở lòng ra để cộng tác, Chúa cũng chịu thua. Mặc dầu sức lực con người yếu đuối, khả năng chúng ta giới hạn, nhưng Chúa vẫn luôn cần chúng ta cố gắng vươn lên để cộng tác với Ngài. Chỉ với 5 chiếc bánh và 2 con cá, một khẩu phần quá ít ỏi và chẳng đáng gì, nhưng Đức Giê-su đã làm phép lạ nhân bánh và cá lên gấp cả ngàn lần. Đó là bài học rất thực tế cho mỗi người chúng ta về nỗ lực cũng như sự cộng tác của con người.

  1. Chúng con hãy cho họ ăn

Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em chết vì đói. Hàng chục triệu trẻ em sống vất vưởng đầu đường xó chợ, không được cắp sách đến trường. Chúng đói về thức ăn vật chất, nhưng cũng đói cả về tình thương. Nói theo thuật ngữ của Đức Thánh Cha Phanxicô, đây là những con người ở tận vùng ven, những con người đang bị xã hội gạt bỏ ra bên ngoài. Mẹ Têrêsa Calcutta cũng luôn nghe vang vọng bên tai lời thét gào não nùng của Chúa Giê-su trên Thánh Giá trước khi Ngài tắt thở: “Ta khát”. Đức Giê-su ngày nay vẫn còn đang đói, đang khát, giống như đám đông năm ngàn người sau những ngày lang thang đi theo Chúa. Chúa nói với các tông đồ: “Anh em hãy cho họ ăn”. Lời cầu ngỏ đó vẫn đang được lặp lại và gởi trao đến mỗi người. Một vị Thánh nọ sau một ngày đi bách bộ qua nhiều dãy phố, thấy quá nhiều người đói nghèo, quần áo tả tơi, ngồi ăn xin bên vệ đường. Buổi tối về nhà, Ngài cầu nguyện và hỏi Chúa “ Tại sao trên thế giới này còn nhiều người đau khổ như thế? Chúa không làm gì hay sao?” Chúa trả lời: “Có chứ, Ta đã làm. Điều Ta đã làm là dựng nên con. Ta dựng nên con với đôi bàn tay để biết trao ban, với một trái tim rung cảm để biết yêu thương và dâng tặng.

Kết luận: Phép lạ nhân bánh ra nhiều mà Chúa đã thực hiện 2000 năm trước là dấu chỉ tiên báo phép lạ vĩ đại Chúa đang thực hiện ngay ngày hôm nay nơi bàn tiệc Thánh Thể mà chúng ta được mời tới tham dự. 5000 người ngày xưa Chúa cho ăn bánh no nê, nhưng họ vẫn còn đói, vẫn chưa no thỏa thực sự. Còn nơi bàn tiệc hôm nay, Chúa xác quyết rằng: “Tôi là Bánh Hằng sống, ai ăn bánh này sẽ không còn đói, ai uống chén này sẽ không còn khát”. Đó là bữa tiệc thịnh soạn nhất diễn bày tình yêu bất tận của Thiên Chúa. Một nhà tu đức đã diễn tả có vẻ hơi cường điệu nhưng rất chính xác: “Thiên Chúa đã thực hiện một giấc mơ rất điên rồ là phân thây xẻ thịt chính con một yêu quý của Ngài để thiết đãi chúng ta”. Đó quả là một sự điên rồ và táo bạo. Chúng ta chỉ có thể cảm nghiệm được sự điên rồ ấy khi đi vào quỹ đạo tình yêu sâu xa của Thiên Chúa. Muốn nếm cảm tình yêu này, chúng ta phải có cảm thức đức tin. Trước khi làm phép lạ, Chúa nói với các môn đệ:“Anh em hãy bảo họ ngồi xuống”. Đám đông phải ngồi xuống để có thể lắng nghe và lãnh nhận. “Ngồi xuống” là một hình tượng diễn bày đức tin, tín thác vào tình yêu Thiên Chúa. Xin Chúa khơi dậy lòng tin yếu kém nơi chúng ta để chúng ta có thể lãnh nhận quà tặng tình yêu, và để chúng ta cũng biết chia sẻ tình yêu đó cho mọi người.

Về mục lục 

.

 

ĐƯỢC ĂN NO NÊ

Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty

Hầu hết các nhà Thánh Kinh học đều cho rằng chương sáu của sách Tin Mừng thứ tư là diễn từ về đề tài ‘Bánh Trường Sinh’, mà phép lạ Đức Giê-su hóa bánh ra nhiều chỉ là phần dẫn nhập, hay là dịp để Người đề cập tới đề tài quan trọng này. Đúng là Đức Giê-su đã tự giới thiệu mình là ‘Bánh bởi trời, bánh trường sinh, bánh làm no thỏa…’, thế nhưng – tôi vẫn thườnng tự hỏi – chủ đề đích thực của bài thuyết pháp quan trọng này của Ráp-bi Giê-su có phải là để chứng minh ‘bánh vật thể’ trở thành một ‘Ki-tô hữu thể’, hay chỉ đơn giản là một ‘lời mời ăn Bánh’, tức là chủ đề của bài diễn từ nhằm diễn tả mối quan tâm, tình yêu chăm sóc của Thiên Chúa dành cho con người?

Phối hợp với tường thuật của Phúc Âm Mác-cô, cũng chương sáu, ta có thể thấy trình tự vấn đề được tác giả Gio-an đặt ra như sau: – Đức Giê-su tỏ rõ mối quan tâm chăm sóc các tông đồ nhọc mệt trở về sau cuộc hành trình truyền giáo; mối quan tâm của Người sau đó còn rộng mở cho đám dân chúng, khi Người ‘chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn’ (Mc 6:34). Phép lạ làm bánh hóa nhiều để cho dân chúng ăn no chẳng qua là dấu hiệu cụ thể của mối bận tâm từ ái đó; chính vì vậy mà khi nhận thấy đám đông dừng lại ở việc được ăn bánh thỏa thích, Đức Giê-su đã phải cất công giải thích, chỉ cho họ thấy được sự chăm sóc từ nhân của Thiên Chúa mới chính là điều họ cần tìm kiếm. Phần mình, khi tự đồng hóa với ‘bánh trường sinh’, điều duy nhất Người muốn nhấn mạnh đó là: sự quan tâm chăm sóc của Thiên Chúa đối với loài người đã lên tới đỉnh điểm… “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một…” Từ một biểu lộ chăm sóc được cụ thể hóa qua phép lạ hóa bánh ra nhiều để đám đông dân chúng được ăn no thỏa, Đức Giê-su rõ ràng muốn họ nhận ra rằng họ đang được Thiên Chúa từ ái yêu thương chăm sóc tới mức nào. Chính Đức Ki-tô, và toàn bộ sự hiện diện của Người nơi trần gian, là một thứ ‘Bánh bởi trời’, nhưng không phải là thứ ‘Thánh Thể’ để người ta phải khúm núm tôn thờ, cho bằng là của ăn nuôi sống để làm cho họ được no thỏa; và so sánh này chỉ đạt ý một khi qua đó nhân loại nhận ra Thiên Chúa yêu thương họ hết tình.

Từ kinh nghiệm cụ thể được ăn bánh, các môn đệ và nhiều người Do Thái thành tâm lẽ ra phải khám phá ra chân lý vĩ đại: Thiên Chúa là Người Cha đầy yêu thương, hằng quan tâm tới con cái, và ra tay chăm sóc chúng (xem Mt 7:11; Lc 11:13). Nội dung này chính là cuộc hành trình đức tin mà mọi Ki-tô hữu chúng ta cần làm. Tiến trình này phải đưa chúng ta tới việc tin nhận Đức Ki-tô Giê-su – Bánh hằng sống như một biểu hiện tột đỉnh của tình yêu chăm sóc của Chúa Cha. Tiến trình này quả thực đầy thách đố đối với các tông đồ nói riêng và người Do Thái nói chung, đơn giản là vì khái niệm Thiên Chúa như là người Cha yêu thương chăm sóc còn rất lu mờ và khá xa lạ đối với cách suy nghĩ của Cựu Ước.

Thế còn đối với Ki-tô hữu chúng ta ngày nay thì sao? Cảm nghiệm thiêng liêng nền tảng này của Tân Ước có lẽ lại bị chúng ta đảo ngược trái chiều chăng?

Ít nhất về khái niệm, Ki-tô hữu đã quá quen thuộc với việc gọi Thiên Chúa là Cha. Cả ngàn lần họ kêu lên ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời!’ Thế nhưng khái niệm này đa phần vẫn còn nằm trên mặt lý thuyết trừu tượng như một công thức; cũng thế, ý tưởng ‘Đức Ki-tô – bánh trường sinh’ vẫn chỉ là một khái niệm thần học mang tính suy luận (speculative). Cái cảm nghiệm thực tế rằng, với việc trao ban ‘Bánh trường sinh’, Thiên Chúa đã thực sự đặt tôi trong sự no thỏa của tình yêu Người, rằng Người là cha nhân ái hằng chăm sóc tới từng chi tiết đời sống con người, chăm sóc tới độ gần như thừa bứa ‘thu những miếng thừa của năm chiếc bánh người ta ăn còn lại… cũng chất đầy được mười hai thúng’; đó chính là cảm giác đã từng được Phao-lô diễn đạt như sau: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng ban tất cả cho chúng ta” (Rm 8:32). Cảm giác này có lẽ còn quá xa lạ đối với phần đa Ki-tô hữu chúng ta ngày nay; thay vì chỉ ngưỡng mộ Thiên Chúa là Cha cách chung chung, tôi thiết nghĩ, mỗi Ki-tô hữu nên cụ thể có những giây phút nhìn sâu vào đời sống mình để nhận ra, đàng sau mọi thành công hay may nắm lớn nhỏ, kể cả đàng sau những thất bại ê chề hay đại họa, đều có cả một dàn xếp tinh vi và tế nhị của một ‘Ai Đó’ đầy từ tâm và nhân ái. Đó mới chính là chiều sâu đức tin của Ki-tô hữu chúng ta, một chiều sâu đích thị mang lại vui mừng và hy vọng, bình an và phó thác trong mọi tình huống cuộc đời. Trọn đời người Ki-tô hữu, nếu được đặt trên nền tảng vững chắc này, thì kể cả trong các thử thách gian truân của cuộc sống thường ngày, sẽ luôn phải là an bình và vui tươi (xem Rm 8:38-39).

Phải chăng đó mới đích thực là niềm tin sống động và trưởng thành mà mọi Ki-tô hữu chúng ta cần cất công vun đắp hàng ngày, nhất là trong thế giới và xã hội hiện đại?

Lạy Chúa! Lúc được ăn, con cần hiểu bàn tay nào đang cho con ăn, cõi lòng nào đang nuôi nấng con. Mỗi khi rước lễ, xin cho con không chỉ nghĩ tới thứ bánh nào con đang được ăn (dầu đó là bánh trường sinh Thánh Thể đi nữa), nhưng ngày càng nghiệm ra rõ hơn cõi lòng nhân ái của Cha trên trời đang âu yếm dưỡng nuôi con bằng chính Người Con Chí Thánh. Xin cho việc cử hành Thánh Thể sẽ gia tăng niềm tin tưởng phó thác nơi con mỗi ngày. A-men.

Về mục lục 

.

 

TRỞ NÊN TẤM BÁNH CHIA SẺ CHO ANH EM

Lm. Đan Vinh

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG : Ga 6,1-15.

(1) Sau đó, Đức Giêsu sang bên kia Biển hồ Galilê, cũng gọi là Biển hồ Tibêria. (2) Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. (3) Đức Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. (4) Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do thái. (5) Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Philipphê : “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ?” (6) Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. (7) Ông Philipphê đáp : “Thưa, có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. (8) Một trong các môn đệ là ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, thưa với Người : (9) “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá. Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu ?”. (10) Đức Giêsu nói : “Anh em cứ bảo người ta nằm ngả xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta nằm ngả xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. (11) Vậy Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. (12) Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ : “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.” (13) Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng. (14) Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giêsu làm thì nói : “Hẳn ông này là vị Ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian !” (15) Nhưng Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.

  1. Ý CHÍNH : Đức Giêsu chứng tỏ mình là Môsê Mới khi làm phép lạ nhân năm chiếc bánh và hai con cá ra nhiều để nuôi dân chúng ăn no, giống như trong thời kỳ Xụất hành, Môsê đã làm phép lạ nuôi dân Itraen trong sa mạc bằng Manna từ trời rơi xuống. Phép lạ nhân bánh ra nhiều là hình bóng của bí tích Thánh Thể mà Đức Giêsu sắp thiết lập trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua sau này.
  2. CHÚ THÍCH : 

– C 1-4 : + Biển hồ Galilê : Gọi là Galilê vì Biển Hồ này nằm ở xứ Galilê, miền Bắc nước Paléttina. Cũng gọi là Biển hồ Tibêria (x. Ga 6,1), vì vào năm 26 vua Hêrôđê Antipa đã cho xây thành phố Tibêria ở gần Biển Hồ này, rồi người ta dùng tên thành đó để gọi là Biển Hồ Tibêria. Ngoài ra, Biển Hồ còn có tên là Ghennêxaret (x. Lc 5,1). + Sắp đến lễ Vượt Qua là dại lễ của người Do thái : Lễ Vượt Qua kỷ niệm việc dân Do thái được thóat khỏi ách nô lệ cho dân Ai Cập, và được trở về miền Hứa Địa là xứ Canaan (x. Xh 3,17), nơi Thiên Chúa đã hứa ban cho tổ phụ Áp-ra-ham và dòng dõi đến muôn đời (x. St 12,1).

-C 5-7 : + Người hỏi ông Philipphê : Sở dĩ Philipphê được Đức Giêsu hòi vì ông là người dân địa phương. + Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ? : Qua câu này, ta thấy Đức Giêsu còn quan tâm cả đến nhu cầu thể xác của đám đông dân chúng và tìm cách đáp ứng nhu cầu chính đáng ấy. + Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi : Thời kỳ Xuất hành, Đức Chúa đã nhiều lần thử thách sự trung thành của dân Itraen, xem họ phản ứng thế nào khi gặp những hoàn cảnh khó khăn. (x. Xh 16,4;17,1-7). Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi hỏi Philipphê kiếm đâu ra bánh cho đám đông, Đức Giêsu muốn thử xem ông có tin vào quyền năng của Người trong hoàn cảnh khó khăn này không ? Còn Người thì đã dự tính sẽ làm gì rồi. + “Có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút” : 200 đồng là một số tiền lớn, tương đương với 200 ngày công lao động, vì lương công nhật thời bấy giờ là một đồng (x. Mt 20,2.9).

-C 8-9 : + Anrê anh ông Simon Phêrô thưa với Người : Anrê có lần đã dẫn đưa em mình là Si-mon đến giới thiệu với Đức Giêsu (x. Ga 1,42). Lần này ông cũng đã phát hiện ra một em bé trai có mang thực phẩm theo và dẫn em đến giới thiệu với Đức Giêsu. + “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá : Bánh lúa mạch là loại bánh mì rẻ tiền, làm bằng lúa mạch, là thức ăn dành cho gia súc. Đây là bánh của những người thật nghèo. Cá của em nhỏ mang theo là loại cá nhỏ ướp muối. Vì thời đó người ta chưa có phương tiện bảo quản cá tươi lâu được. Cá muối là món ăn bình dân của dân chài lưới ven bờ Biển Hồ. + “Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu !” : Nói lên sự bất lực của các tông đồ trước nhu cầu lớn lao của dân chúng đang đói và cần được ăn no.

-C 10-11 : + Anh em cứ bảo người ta nằm ngả xuống đi : Nằm ngả xuống hay ngồi xuống cách thoải mái là tập tục nằm nghiêng khi ăn uống của vùng Cận Đông. Theo Máccô, việc người ta ngồi thành từng nhóm một trăm hay năm mươi (x Mc 6,40), không những tiện lợi cho việc phân phát bánh theo thể thức Môsê đã làm trong cuộc Xuất Hành (x. Xh 18,21.25), mà còn nói lên tinh thần hiệp thông phải có, khi tham dự bữa tiệc Thánh Thể sau này (x. 1 Cr 11,18-21). + Chỗ ấy có nhiều cỏ : Đất có nhiều cỏ cho thấy khi ấy đang trong mùa xuân, là thời gian mừng lễ Vượt Qua của Đạo Do thái. Cây cỏ xanh tươi gợi lên hình ảnh Đức Giêsu là vị Mục tử nhân lành (x. Ga 10,11). Người dẫn đàn chiên Itraen Mới đi đến cánh đồng cỏ xanh tươi, để họ được ăn uống no nê và được sống dồi dào (x. Tv 23,1-3; Ga 10,10). + Vậy Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó : Trong Tin Mừng Nhất Lãm (gồm 3 Tin Mừng của Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca), Đức Giêsu trao bánh và cá cho môn đệ để họ đi chia cho dân chúng (x. Mt 14, 19; Mc 6,41; Lc 9,16). Còn trong Tin Mừng Gio-an, Đức Giêsu tự phân phát bánh đã được nhân ra nhiều cho dân chúng. Việc Cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát là những cử chỉ Người sẽ làm trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua để thiết lập bí tích Thánh Thể (x Mt 26, 26). Như vậy, phép lạ nhân bánh ra nhiều này là hình bóng của bí tích Thánh Thể sau này.

-C 12-13 : + No nê : Theo Hy ngữ cổ, từ “no nê” chỉ việc cho súc vật ăn rơm. Khi dùng cho người thì có nghĩa là ăn no đến phát ngán !  + “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi” : Tạo sao có nhiều miếng bánh thừa như vậy ? Theo phong tục Do thái, khi ăn tiệc người ta có thói quen để lại chút gì cho các tôi tớ phục vụ bàn ăn. Số bánh thừa là mười hai giỏ đầy do mười hai tông đồ thu lượm.

-C 14-15 :  + Hẳn ông này là vị Ngôn sứ : Vị Ngôn sứ nói đây đã được Môsê đề cập đến như sau : “Bấy giờ Đức Chúa phán với tôi rằng : “Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ giống như ngươi, để giúp chúng. Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì ta truyền cho người ấy “ (Đnl 18,17-18). + Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình : Người Do thái đang bị người Rôma cai trị và họ khao khát trông mong Đấng Thiên Sai đến để làm vua của họ và cầm quân giải phóng họ khỏi ách đô hộ. Họ đã nhiều lần khởi nghĩa và đều bị quân Rôma đàn áp giết hại rất dã man. Đức Giêsu hiểu rõ sứ mạng của Người không nhằm làm vua trần thế như ước muốn của người Do thái, nên Người đã lánh lên núi để gặp gỡ Thiên Chúa.

4. CÂU HỎI :

1) Xưa vào thời kỳ Xuất Hành, Môsê đã nuôi dân Ítraen trong suốt thời gian đi trong sa mạc 40 năm để về Đất Hứa, bằng Manna từ trời rơi xuông, thì nay Đức Giêsu làm gì để nuôi dân Itraen Mới trên đường lữ hành về Đất Hứa Thiên Đàng đời sau ?

2) Tại sao Biển Hồ được mang tên là Galilê hay Tibêria ?

3) Lễ Vượt Qua là lễ của đạo Do thái hay đạo Công giáo ? Kỷ niệm biến cố nào trong lịch sử Ítraen ?

4) Tại sao Đức Giêsu hỏi Philipphê chổ để mua bánh cho dân chúng ? Chúng ta có thể rút ra bài học gì qua câu hỏi của Người ? Đức Giêsu hỏi Philipphê nhằm mục đích gì ?

 

II. SỐNG LỜI CHÚA :

1.LỜI CHÚA : Người hỏi Philipphê : “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ?” (Ga 6,5).

2.CÂU CHUYỆN :

1) THỂ HIỆN ĐỨC ÁI BẰNG VIỆC LÀM CỤ THỂ :

Năm 1634, Thánh Vinh Sơn họp một số các bà đạo đức để cùng nhau sống đức bác ái theo Lời Chúa dạy. Các bà ngồi lại với nhau bàn cãi để tìm ra phương cách họat động. Tuy nhiên, sau nhiều buổi họp bàn sôi nổi mà kết quả chẳng đi đến đâu. Một hôm, trong lúc họ đang bàn cãi, thì thánh Vinh Sơn từ bên ngoài bước vào phòng họp, trên tay mang theo một vật được gói trong tấm khăn vải. Ngài đặt chiếc gói xuống giữa bàn họp. Thì ra đó là một bé gái mới sinh được khỏang ba ngày, bị bỏ lại bên cạnh đống rác mà ngài mới lượm được. Thánh nhân nói : “Các bà muốn làm việc bác ái thì đừng nói nhiều nữa mà hãy làm những việc cụ thể. Các bà hãy bắt tay làm việc nuôi trẻ bị bỏ rơi này ngay đi !”. Dòng Bác Ái Vinh Sơn ra đời từ ngày đó.

2) QUẢNG ĐẠI CHIA SẺ TẤM BÁNH TÌNH THƯƠNG:

Có hai anh em nhà kia áo quần rách nát đang dùng cây sắt bới móc đống rác ở bãi rác trung chuyển cạnh một con đường nhỏ. Bỗng mắt hai đứa sáng lên khi thấy một miếng bánh kem từ trong chiếc xe hơi đậu gần đó vất xuống lề đường. Thằng anh vội chạy đến nhặt lên, nhưng chiếc bánh đã bị lấm đất không thể ăn được. Đứa em gái nuốt nước miếng nói với anh: “Anh phải thổi cho cát bẩn bay đi đã rồi anh em mình mới có thể ăn được”. Thằng anh liền phùng má thổi mạnh vào chiếc bánh cho đất cát bay ra. Nhưng cát bẩn đã dính sâu vào bánh, thổi thế nào cũng không chịu văng ra. Con em  sốt ruột cũng ghé miệng thổi và lỡ tay đụng vào tay của anh khiến chiếc bánh bị rơi tòm xuống chiếc rãnh hôi hám ven đường. Thằng anh tiếc của trách em gái: “Tại em đó. Em đã  đụng vào tay anh làm cho chiếc bánh bị rơi xuống cống rồi. Bây giờ lấy gì ăn đây ?”. Nhưng rồi khi thấy vẻ mặt buồn bã của em, nó liền an ủi em: “Ừ, lỗi tại anh! Nhưng may là kem vẫn còn dính vào tay anh nè. Cho em mút kem trong ba ngón, còn anh chỉ mút hai ngón còn lại thôi!”

Câu chuyện nói trên không biết thực hư đến đâu? Nhưng câu chuyện cũng cho thấy trong đời thường có những người giàu vất bỏ đồ ăn đi. Còn nhiều kẻ nghèo lại phải bòn nhặt những miếng bánh ấy. Là tín hữu của Đức Giê-su, chúng ta cần phải làm gì để giúp đỡ cụ thể những người nghèo khổ bất hạnh trong hoàn cảnh xã hội hôm nay?

  1. THẢO LUẬN : Đám đông dân chúng ngày nay vẫn còn nhiều người bị đói khát cơm ăn, áo mặc, thuốc men… và đói nghe Lời Chúa và Bánh Thánh Thể. Vậy chúng ta cần làm gì cụ thể theo khả năng để giúp anh em nghèo đói có cơm ăn áo mặc, người đau liệt có thuốc men chữa bệnh, trẻ em đường phố được người khác quan tâm chăm sóc, anh em dân ngoại được nghe rao giảng Tin Mừng và tin theo Chúa để được hưởng ơn cứu độ đời đời ?
  2. SUY NIỆM :

Giống như Môsê xưa đã được Đức Chúa ban cho Manna để nuôi dân Itraen trong cuộc lữ hành vượt qua sa mạc 40 năm để về tới Đất Hứa, Tin Mừng hôm nay cũng cho thấy Đức Giêsu giống như một Môsê Mới. Người cũng nhân bánh ra nhiều, ám chỉ sẽ ban Manna Mới là bí tích Thánh Thể làm lương thực nuôi dưỡng đức tin của dân Itraen Mới là Hội Thánh, trên đường lữ hành vượt qua sa mạc trần gian để về tới miền Đất Hứa là Nước Trời đời sau. Qua trình thuật này, chúng ta có thể rút ra được một số bài học về việc thể hiện đức tin cụ thể như sau:

a) Nhiệt tình lo phục vụ tha nhân : Đức Giêsu nói với Philipphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ?” Dĩ nhiên Người có thể làm phép lạ hóa bánh từ trời để nuôi đám đông dân chúng, giống như Đức Chúa đã ban Manna từ trời rơi xuống nuôi dân Itraen trong thời kỳ Xuất Hành. Nhưng ở đây, Đức Giêsu muốn các môn đệ ý thức trách nhiệm cộng tác vào sứ vụ ban ơn cứu độ cho lòai người.

Ngày nay Ngừơi cũng muốn chúng ta tích cực góp phần vào sứ vụ loan báo Tin Mừng và phục vụ Chúa đang hiện thân nơi những người nghèo đói, bệnh tật và bị bỏ rơi…

b) Giới hạn của chúng ta : Tin mừng ghi lại lời của Philipphê nói lên sự bất lực của các môn đệ trước nhu cầu quá lớn : “Có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”: Tuy nhiên Đức Giêsu chỉ muốn thử để biết lòng tin của môn đệ, vì Ngừơi biết việc Người sắp làm.  

Ngày nay khi mời gọi chúng ta cộng tác, hẳn Đức Giêsu cũng quá rõ về khả năng giới hạn của chúng ta. Nhưng Người muốn chúng ta ý thức bổn phận phải cộng tác với Chúa. Rồi vừa làm hết sức mình, vừa cậy trông vào tình thương và quyền năng của Chúa như Người đã dạy: “Vì không có Thầy anh em không làm gì được” (Ga 15,5b).

c) Chỉ cần làm hết sức của mình là đủ :

Anrê đã mau mắn đưa một bé trai đến và thưa với Người : “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá. Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu ?”. Chúa chỉ cần thiện chí của các môn đệ, thể hiện qua các việc làm thiết thực cụ thể của các ông, hơn là chỉ biết ỷ lại vào Chúa mà không làm gì, như bọn Pharisêu “nói mà không làm”.

Ngày nay Chúa muốn các tín hữu chúng ta phải làm những việc bác ái cụ thể phù hợp với khả năng của mình, như thánh Giacôbê đã dạy : “Ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin thì nào có lợi ích gì ? Đức Tin có thể cứu người ấy được chăng ? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hàng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ : “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”. Nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có lợi ích gì ?  Cũng vậy, đức Tin không có hành động thì quả là đức Tin chết” (x. Gc 2,14-17). Vậy chúng ta nên làm gì trong những ngày này để phục vụ Chúa đang hiện thân nơi những người nghèo khổ, bệnh tật, bất hạnh và bị bỏ rơi ?

d) Tiết kiệm trong cách chi dùng :

Đức Giêsu dạy các môn đệ : “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi”.

Ngày nay nhân lọai vẫn tồn tại hai lọai là người giàu và kẻ nghèo như câu người ta thường nói: “Kẻ ăn không hết người lần không ra !”. 80% của cải trên trái đất đang nằm trong tay 20% người giàu. Còn hơn 700 triệu người không đủ cơm ăn áo mặc và một phần ba trẻ em ở lục địa đen (Phi châu) đang bị suy dinh dưỡng đang cần được trợ giúp. Qua việc ra lệnh cho môn đệ thu lại những miếng bánh thừa bị vứt bừa bãi, Đức Giêsu muốn chúng ta trân trọng lương thực Chúa ban, vì của cải là của chung hết mọi người mà chúng ta chỉ được trao quyền quản lý. Cần chi tiêu tiết kiệm để có điều kiện chia sẻ cho những người nghèo đói hơn mình. Vậy trong những ngày này tôi sẽ làm gì để dành ra tiền giúp đỡ các ngừơi nghèo bên cạnh ?

e) Cần đáp ứng nhu cầu cả về vật chất cũng như tinh thần: Đức Giêsu có lần đã nhấn mạnh về giá trị của lương thực tinh thần như sau : ”Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4) :

Ngày nay lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin mang lại sự sống đời đời chính là Lời Chúa và bí tích Thánh Thể trong thánh lễ. Chúng ta cần dự lễ thế nào để đón nhận được sự sống đời đời như lời Chúa nói : ”Tôi là bánh hằng sống từ trời xuông. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51).

5. LỜI CẦU :

LẠY CHÚA GIÊSU. Xin cho chúng con biết luôn quảng đại, biết mở rộng con tim để góp phần giải quyết những khó khăn và bất hạnh của tha nhân. Phần đóng góp của chúng con có thể chỉ là một nụ cười cảm thông với người đau khổ, một ly nước lã hay một chén cơm cho người đang đói khát; một manh áo cũ cho người không có áo che thân; một lời động viên an ủi cho người đang bị hiểu lầm và đối xử bất công; một sự khoan dung tha thứ đối với những kẻ đang để tâm thù ghét làm hại chúng con… Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa trong việc cứu rỗi anh em. Xin cho chúng con quyết tâm mỗi ngày làm vui lòng một người, mỗi ngày làm ít nhất một việc thiện…, để trở thành tông đồ giáo dân nhiệt thành làm cho “Danh Cha cả sáng, Nưốc Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”

X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.

Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

Về mục lục 

.

 

ĐỨC GIÊ-SU CẦM LẤY BÁNH

Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc

“Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái”. Như thế, bầu khí của của trình thuật “Bánh hóa nhiều” trong Tin Mừng theo thánh Gioan tái hiện lại bầu khí của Xuất Hành; Đức Giê-su tái hiện lại bầu khí này, nhưng tái hiện lại một cách mới mẻ, chứ không lập lại như cũ: bánh ăn là khởi điểm, là dấu chỉ của bánh đích thật: đó là Lời và Ngôi Vị của Ngài. Đức Kitô là như thế đối với lịch sử dân Chúa, cũng như đối với lịch sử cuộc đời của chúng ta.

– “Bấy giờ, Đức Giê-su sang bên kia biển hồ Ga-li-lê”. Hành trình của Đức Giê-su nhắc nhớ hành trình vượt Biển Đỏ của dân Do thái.

– “Có đông đảo dân chúng đi theo Người”. Chúng ta thể so sánh hình ảnh với biến cố lịch sử Dân Israel vượt Biển Đỏ đi vào sa mạc dưới chăn dắt của Đức Chúa qua trung gian Môsê.

– “Bởi vì họ đã từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ ốm đau”, nghĩa là dấu lạ phục hồi sự sống. Như xưa kia, Đức Chúa cũng phục hồi sự sống cho dân Do thái, khi giải thoát Dân khỏi kiếp nô lệ.
Tuy nhiên, nơi những gì sách Tin Mừng kể lại cho chúng ta, có một điểm khác tuyệt đối: họ, đám đông và các môn đệ, đi theo chính Đức Ki-tô, Ngôi Lời Thiên Chúa, thay vì Môsê.

  1. Đức Giêsu “thử thách” Philiphê

Đức Giê-su hỏi ông Phi-líp-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Và thánh sử Gioan thêm: “Người nói thế là để thử ông!” Trong các Tin Mừng nhất lãm, lí do Đức Giêsu muốn cho dân chúng ăn là vì họ đã theo Ngài suốt ngày và lúc đó trời đã xế chiều, họ đang đói lả. Với Tin Mừng theo thánh Gioan, lý do khác hẳn, và có tầm mức lịch sử cứu độ: đó là trong bầu khí của Lễ Vượt Qua, Đức Giê-su muốn tái hiện lại ơn huệ Đức Chúa nuôi dưỡng dân chúng bằng Manna, bánh ban xuống từ trời, và dâng hiến chính bản thân mình để làm cho viên mãn ơn huệ lương thực trong lịch sử cứu độ và cả trong sáng tạo nữa (x. St 1, 29).

Thực vậy, xưa kia Đức Chúa thử thách Dân của Ngài trong sa mạc, ở đây Đức Giêsu thử thách đích thân môn đệ Philiphê! Chúa cũng thử thách đích thân mỗi người chúng ta. Chúa thử thách chúng ta, tùy chúng ta hiểu Chúa thử thách để làm gì. Nhưng kinh nghiệm tưởng nhớ và nhận ra ơn huệ mang tính quyết định, nhất là ơn huệ tha thứ và tái tạo. Thánh I-nhã cho chúng ta một giải đáp: “để chúng ta cảm nhận cách sâu xa tất cả là ơn huệ và là ân sủng của Thiên Chúa, Chúa chúng ta” (Linh Thao, số 322).

Chúa thử thách chúng ta, đó là quyền của Đấng Tạo Dựng, của Đấng Sinh Thành; nhưng chúng ta là tạo vật, là tôi tớ, là con cái, là môn đệ, chúng ta có quyền thử thách Chúa không? Nhà Dòng thử thách chúng ta trong thời gian huấn luyện, nhưng chúng ta có thể thử thách Nhà Dòng không? Thế mà, Dân Chúa xưa kia đã thử thách Đức Chúa tới 10 lần (Ds 14, 22), nghĩa là lúc nào cũng thử thách, không chịu tin. Ở đây, dường như các tông đồ Phi-líp-phê, Anrê và các môn đệ cũng thử thách Đức Giêsu khi nêu ra vấn đề tiền bạc và khả năng eo hẹp: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Trong khi kho lương thực chỉ có “năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá”, hơn nữa không phải của nhóm các môn đệ, nhưng của một em bé!

Trước một nhu cầu lớn như thế, các môn đệ nghĩ ngay đến tiền. Chúa mời gọi họ làm nhưng lại không cho tiền ! « Tiền » ở đây có thể được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các phương tiện và điều kiện để làm việc, nhằm đáp ứng nhu cầu của người khác cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng sống tương quan với Chúa, và nhất là khi cộng tác với sứ mạng của Chúa, nghĩa là làm chứng cho Tin Mừng qua đời sống gia đình, đời sống tu trì, việc phục vụ, việc tông đồ, mục vụ…, chúng ta không thể chỉ suy xét trên bình diện phương tiện, nhưng còn trên bình diện thần nhiệm nữa, như thánh Phaolô đã kinh nghiệm : « Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Người quả quyết với tôi : Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối » (2Cr 12, 8-9). Sống chiều kích thần nhiệm là kết hợp với Đức Kitô và để sức sống Phục Sinh của Ngài tỏ hiện ra nơi con người giới hạn, mỏng dòn, yếu đuối của chúng ta, và nơi những phương tiện hạn hẹp và nghèo nàn của chúng ta. Năm chiếc bánh và hai con cá diễn tả con người thật của chúng ta.

  1. Lời tạ ơn trên bánh

Chúng ta hãy dừng lại để nhìn và nghe từng cử chỉ là lời nói của Đức Giêsu : Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Các Tin Mừng Nhất lãm kể rằng, Ngài trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Các môn đệ phân phát bánh, nhưng không còn là bánh của mình nữa, nhưng là từ bàn tay của Chúa. Chúa không làm cho bánh rơi xuống từ trời ào ào, như xưa Đức Chúa cho Manna đổ xuống từ trời như mưa rào, nhưng Đức Giêsu làm cho những gì có sẵn, dù rất nhỏ bé và giới hạn sinh sôi nẩy nở đến vô hạn. Đó lạ dấu lạ cả thể, nhưng lại được thực hiện ngang qua một hành động rất đỗi bình thường nhưng ý nghĩa thật lớn lao: Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó.

Bánh đến từ đất trời và công lao của con người: “Lạy Chúa, là Chúa Cả Trời Đất, chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh này, là hoa màu của ruộng đất và công lao của con Người, chúng con dâng lên Chúa để trở nên Bánh Trường Sinh cho chúng con”. Và Bánh chưa hóa nhiều, nhưng Đức Giêsu đã tạ ơn rồi; cũng như trong cuộc thương khó, Đức Giêsu chưa được cứu thoát khỏi sự chết, Ngài đã tạ ơn rồi, ngang qua Bí tích Thánh Thể (Eucharistie), vốn là Bí Tích Tạ ơn. Đó là lời Tiền Tụng (Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta – Thật là chính đáng…) trước khi truyền phép trên bánh và rượu, hiện thân của cuộc Thương Khó. Tạ ơn trước khi dấu lạ xẩy ra, tạ ơn trước khi được Thiên Chúa cho trỗi dậy từ cõi chết, đó là diễn tả lòng tín thác vào quyền năng Thiên Chúa ở mức độ tột cùng. Chúng ta được mời gọi tạ ơn hằng ngày, dù còn đang ở trên đường đi đầy thách đố. Chúng ta có thể dừng lại thật lâu để chiêm ngắm từng cử chỉ của Chúa, và để những cử chỉ này đánh động, gợi mở, soi sáng ơn gọi và những băn khoăn của chúng ta. Có ba cấp độ ý nghĩa của phép lạ bánh hóa nhiều.

(1) Bánh lương thực. Bánh ăn hằng ngày đã hóa nhiều thực sự, và trong những năm thi hành sứ vụ, Đức Giêsu thực hiện hai lần (1 lần theo Tin Mừng Gioan). Điều này cho thấy, Đức Giêsu đến không để giải quyết nạn đói cho con người. Vì con người có khả năng lo cho nhau no đủ, nếu biết chia sẻ. Phép lạ là những « dấu chỉ » của một thực tại khác.

(2) Bánh Lời Chúa. Dấu lạ « Bánh Lời Chúa » được Chúa thực hiện cho chúng ta mỗi ngày cách dư tràn trong Thánh Lễ và nhất là khi chúng ta cầu nguyện với Lời Chúa và chia sẻ Lời Chúa. Và Bánh Lời Chúa hướng chúng ta đến Bánh Thánh Thể, bởi vì Chúa vừa gieo Lời và vừa gieo Mình (x. Ga 12, 24); và Lời và Mình Chúa là một.

(3) Bánh Thánh Thể. Thiên Chúa ban cho chúng ta bánh hằng ngày (x. Tv 136, 25) chính là để hướng chúng ta đến Bánh Hằng Sống; nói cách khác, bánh hằng ngày đã chứa đựng lời hứa ban bánh Hằng Sống rồi (x. St 1, 29). Vì thế, ngay sau khi thực hiện dấu lạ bánh hóa nhiều, Đức Giê-su nói về Bánh Hằng Sống là chính Người (x. Ga 6, 22-58; Giáo Hội sẽ cho chúng ta nghe lại phần này từ thứ hai tuần tới).
Bánh Hằng Sống được trao ban cho chúng ta một cách quảng đại mỗi ngàynơi Bánh Thánh Thể trong Thánh Lễ ; chúng ta chỉ cần mở tay và mở lòng ra để đón nhận. Tuy không có sự dư tràn vật chất, nhưng lại có sự « dư tràn » về ơn huệ sự sống và ngôi vị của Đức Ki-tô.

Bánh hằng ngày, Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể được trao ban cho chúng ta cách nhưng không, chính là để làm cho chúng ta trở thành “Tấm Bánh” theo khuôn mẫu của “Tấm Bánh Giê-su”. Thật vậy, Chúng ta được mời gọi dâng cho Chúa « tất cả », tất cả những gì chúng ta có và những gì chúng ta là ; và cái « tất cả » của chúng ta thì nhỏ bé và giới hạn như « 5 cái bánh và 2 con cá », nhưng chúng ta được mời gọi trao vào tay Chúa. Đây là cử chỉ mang chiều kích Thánh Thể : « năm chiếc bánh và hai con cá », là chính con người chúng ta, đã trở thành chính Chúa ; tương tự như bánh là « hoa mầu của ruộng đất và công lao của con người » nhưng được dâng cho Chúa, để trở thành « Bánh Trường Sinh » nuôi dưỡng chúng ta. Và chúng ta được mời gọi cộng tác để chia sẻ và trao ban chiếc « bánh đời tôi », đã được trao vào tay Chúa và Chúa làm cho trở thành chính Chúa, cho nhiều người.

  1. Ơn huệ dư tràn

Xưa kia, Đức Chúa không cho để dành Manna cho hôm sau: “Này, Ta sẽ làm cho bánh từ trời mưa xuống cho các ngươi. Dân sẽ ra lượm lấy khẩu phần cho mình, ngày nào cho ngày đó; Ta muốn thử thách chúng như vậy để xem chúng có tuân theo luật của ta hay không” (Xh 16:4). Lệnh truyền này mời gọi Dân sống bởi ân huệ Thiên Chúa ban cách trực tiếp từng ngày một, không được ham muốn. Và khi họ không giữ lời Chúa dặn, và biến dấu chỉ Manna thành một tài sản, thì khi đó: “dòi bọ sinh sôi và phần để dành bốc mùi hôi thối” (Xh 16:20). Điều này có nghĩa là ơn huệ sẽ trở nên vô nghĩa, bốc mùi sự chết, nếu bị ham muốn, bị giữ làm của riêng.
Ơn huệ bánh của Đức Kitô được ban dư tràn, và Ngài còn mời gọi thu lượm lại. « Dư Tràn » nhưng không chính là dấu vết của Thiên Chúa (mẻ cá lạ, gấp trăm, 70 lần 7, 6 chum nước trở thành rượu ngon, chữa bệnh gắn liền với tha tội, nước hằng sống..). Bánh tiếp tục được ban cho dân của Chúa, cho từng người chúng ta mỗi ngày, mỗi ngày cách dư tràn. Bánh diễn tả hồng ân, hồng ân Thiên Chúa được ban ngang qua đất trời và bàn tay của con người của anh chị em, đó là những bữa ăn hàng ngày ; bánh diễn tả sự sống đời đời, đó là bánh Thánh Thể ; và cả hai đều diễn tả chính Chúa, chính Ngôi vị của Chúa. Đấng chúng ta khát khao và chỉ mình Ngài mới làm chúng ta no thỏa, dư tràn mà thôi.

* * *

Qua ơn huệ bánh được ban dư tràn, thay vì đón nhận như một dấu chỉ và nghe ra Lời yêu thương của Thiên Chúa, họ lại muốn tôn Đức Giêsu làm vua. Đây chính là một cách thức khác để giữ lại bánh, nhưng nghiêm trọng hơn vì, Đức Giêsu mà làm Vua, thì ta sẽ có tất cả: quyền bính, tiền tài và danh vọng, tương lại bảo đảm. Có phải chúng ta đi theo Chúa là vì vậy không? Có phải chúng ta sống đời tu, vì ham muốn những chuyện này không? (x. Mt 20, 17-28)

Đức Giêsu lánh mặt, nhưng khi họ bắt Ngài đi đóng đinh thì Ngài chịu. Và trên thập giá họ viết: INRI (Iesus Nazarenus, Rex Iudaeorum), Giêsu Nazareth, Vua Dân Do Thái. Bởi vì, Đức Giêsu không muốn làm vua theo kiểu loài người, bắt người khác phải phục vụ và trao ban; Đức Giêsu muốn làm vua theo cách thức của Thiên Chúa, đó là phục vụ và trao ban chính mình cho muôn người.

Về mục lục 

.