CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN NĂM B

265

CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN B

Lời Chúa: Lv 13,1-2.44-46; 1Cr 10,31 – 11,1; Mc 1,40-45

 

Mục lục

1. Đến với Chúa và đến với tha nhân  (Gm. Giuse Vũ Văn Thiên, Gp. Hải Phòng)

2. Bệnh phong tâm hồn  (Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt)

3. Chúa Nhật 6 Thường Niên_B  (Lm. Antôn, giáo xứ Giuse, Tulsa)

4. Đau khổ – Tội lỗi  (Lm. Jos. DĐH, Gp. Xuân Lộc)

5. Lòng trắc ẩn  (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

6. Đưa tay chạm vào người bị phong  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc) 

7. Phục vụ bệnh nhân (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An) 

8. Ước vọng  (Trầm Thiên Thu)

9. Giơ tay đụng vào  (Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB)

10. “Người chạnh lòng thương”  (Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc, SJ)

.

ĐẾN VỚI CHÚA VÀ ĐẾN VỚI THA NHÂN

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

Xuất phát từ một chủ để chung là bệnh phong cùi, bài đọc trích sách Lêvi và bài trích Phúc âm Thánh Máccô hôm nay nêu lên sự khác biệt giữa giáo huấn của Cựu ước và giáo huấn của Tin Mừng. Xưa cũng như nay, bệnh cùi là một trong những chứng bệnh nan y. Bệnh nhân không chỉ đau đớn về thể xác, mà còn đau đớn về tinh thần, vì bị mọi người khiếp sợ xa lánh. Sách Lêvi quy định rõ: những ai bị bệnh này phải trùm đầu, phải sống xa khu dân cư và nếu gặp ai, phải hô lớn tiếng để cho người ta biết mà tránh (Bài đọc I). Nếu những người phong cùi bị kết án là “ô uế” thì quyền năng của Con Thiên Chúa đã làm cho người ấy nên thanh sạch. Qua việc giơ tay chạm vào người bệnh nhân, Chúa Giêsu đã vượt qua mọi định kiến của truyền thống cũng như của quan niệm tôn giáo. Chúa Giêsu không chỉ giáo huấn bằng những bài giảng thuyết, Người còn “chạnh lòng thương” và chạm tới nỗi đau của con người. Qua việc tiếp xúc trực tiếp với những người đau khổ bệnh tật, Chúa truyền cho họ sức mạnh và tình thương. Nơi khác trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa chạm tay vào chiếc quan tài của người đã chết,  làm cho người thanh niên sống lại và cầm tay trao cho người mẹ đang đau khổ (x. Lc 7,11-18). Sứ mạng thiên sai của Chúa là đem lại cho con người niềm vui và hạnh phúc, giúp họ hướng tới phần thưởng đời đời Thiên Chúa dành cho người công chính.

Người cùi không chỉ được chữa lành bệnh tật thể xác, mà anh còn được tái hòa nhập với cộng đồng xã hội. Với việc đi trình diện các tư tế, anh được những người có trách nhiệm trong tôn giáo công nhận là thanh sạch. Anh được quyền tham dự các nghi lễ ở Đền thờ và Hội đường. Anh cũng sẽ có một tương lai như biết bao người khác cùng chung sống trong các làng mạc và thành phố. Anh sẽ không bị mọi người xa lánh phân biệt, và trở thành một công dân bình thường. Chúa Giêsu đến trần gian để mời gọi con người hãy đón nhận nhau trong tình huynh đệ, không phân biệt tội lỗi hay thánh thiện, giàu hay nghèo, vì tất cả là đều là anh chị em với nhau.

Thánh Máccô cũng nhấn mạnh đến một hành động của người phong cùi, đó là “đến gặp Chúa Giêsu”. Đối với anh, đến gặp Chúa Giêsu là một hành động bạo dạn và được thúc đẩy bởi lòng tin. Bởi lẽ, như đã nói ở trên, những người phong cùi không chỉ bị cấm tiếp xúc với người khác, mà còn phải hô lớn tiếng “ô uế! ô uế!” mỗi khi gặp người đi ngang qua. Để đến được với Chúa Giêsu, người cùi cũng phải vượt qua mọi quan niệm khắt khe, mọi rào cản của phong tục tập quán. Lòng tin mạnh mẽ đã giúp anh đến với Chúa Giêsu, vì anh tin rằng Người là Đấng quyền năng có thể làm được mọi sự.

Hành động “đến gặp Chúa Giêsu” của người cùi là mời gọi thôi thúc chúng ta hãy mạnh dạn đến với Chúa. Có nhiều người vì lý do này hay lý do khác ngại ngùng không muốn đến với Chúa và như thế, càng ngày họ càng xao lãng Đức tin. Hãy đến với Chúa, dù còn nhiều khiếm khuyết bất xứng. Chúa Giêsu vẫn đang chờ đợi chúng ta đến với Người để ban ơn phúc và dẫn dắt chỉ lối cho chúng ta trên đường đời. Người phong cùi có một quyết định quan trọng là đến với Chúa, và quyết định này đã thay đổi cuộc đời, đem lại cho anh một tương lai. Chúng ta cũng vậy, nếu dứt khoát trút bỏ những yếu hèn tội lỗi để về với Chúa, chúng ta sẽ được Người đỡ nâng và ban sức mạnh.

Người phong cùi, một khi được chữa đã trở thành người loan báo Tin Mừng. Anh muốn hét to lên niềm vui được khỏi bệnh. Anh như người đã chết mà được cứu sống, đã bị loại trừ khỏi xã hội mà nay được tái hòa nhập vào cộng đồng những người thân. Anh muốn nói cho mọi người biết Đức Giêsu là vị Ngôn sứ, là Đấng Thiên sai và là Thiên Chúa quyền năng. Noi gương người phong cùi, mỗi chúng ta, một khi đã lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa, cũng hãy là những chứng nhân của lòng thương xót Chúa. Thánh Phaolô đã khuyên chúng ta “hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa”. Thánh nhân cũng cảnh báo chúng ta đừng làm gương xấu cho bất kỳ ai, nhưng hãy nên gương sáng trong mọi hoàn cảnh (Bài đọc II).

Trong những ngày này, chúng ta chuẩn đị đón xuân mới Ất Mùi. Mùa Xuân gợi lại sự ấm áp yêu thương của các gia đình và các cộng đoàn. Tuy vậy, nếu có những người vui niềm vui sum họp, thì vẫn còn những người đang tìm một mái ấm hoặc đang khao khát tình thương. Qua việc Chúa chữa người phong cùi, chúng ta nhận được bài giáo huấn quan tâm chia sẻ tinh thần vật chất đối với những người bất hạnh. Xuân đến, có nhiều người không có tết vì quá nghèo hoặc bị bỏ rơi. Những cử chỉ bác ái khi tết đến xuân về là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhất là khi những chia sẻ ấy được thực hiện trong tinh thần bác ái Kitô giáo. Xin cho chúng ta mạnh dạn đến với Chúa và quảng đại đến với tha nhân, để chúng ta hưởng trọn vẹn niềm vui mà mùa xuân đem đến cho cuộc đời.

Về mục lục

.

BỆNH PHONG TÂM HỒN

Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt

Thời xưa, bệnh phong là một bệnh nan y, bị mọi người kinh tởm xa lánh. Trong đạo Do thái, người mắc bệnh phong bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ không được sống chung với thân nhân trong xóm làng, nhưng bị xua đuổi ra ngoài đồng ruộng, vào trong rừng núi hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc rách rưới. Đi đến đâu cũng phải kêu to lên: “Ô uế, ô uế”, cho mọi người biết mà xa tránh. Ai tiếp xúc với người bệnh phong đều bị coi là ô uế. Ai đụng chạm vào người bệnh phong bị con như mắc tội rất nặng. Chẳng ai dám đến gần người bệnh phong. Người bệnh như thế, không những bị những vết thương trên thân xác hành hạ đau đớn mà còn bị những nỗi đau, nỗi nhục trong tâm hồn dằn vặt khổ sở. Họ bị xã hội khinh khi loại trừ. Họ bị một mặc cảm chua chát dày vò. Nhân phẩm không được tôn trọng, họ sống mà bị con như đã chết. Nhưng chưa chết được, họ vẫn phải tiếp tục sống để chịu những nỗi đau đớn còn hơn cả cái chết gặm nhấm, thiêu đốt.

Một lần nữa, Đức Giêsu lại vượt qua những biên giới cấm kỵ khi dám đến gần người bệnh phong. Không những Người đến gần mà còn đưa tay chạm vào thân mình bệnh nhân. Lòng thương yêu đã khiến Đức Giêsu dám làm tất cả. Vì thương người bệnh, Đức Giêsu đã bất chấp nguy hiểm bị lây nhiễm, đã bất chấp những điều bị coi là cấm kỵ của đạo Do Thái.

Khi chữa khỏi bệnh phong, Người đã giải thoát người bệnh khỏi những đau đớn phần xác. Từ nay anh không còn bị những vết thương hành hạ. Thân thể anh trở nên lành lặn. Da dẻ anh trở lại hồng hào tươi tắn. Khuôn mặt anh rạng rỡ. Giọng nói anh thanh tao. Anh cũng là một người như bao người khác.

Nhưng điều quan trọng hơn, đó là khi chữa anh khỏi chứng bệnh nan y, Đức Giêsu đồng thời cũng giải phóng anh khỏi những mặc cảm đè nặng tâm hồn anh bao năm tháng qua. Khi Đức Giêsu vuốt ve thân thể bệnh tật của anh. Người đã vuốt ve tâm hồn anh. Trước kia anh cảm thấy bị mọi người xa lánh. Nay anh cảm thấy qua Đức Giêsu mọi người gần gũi anh hơn bao giờ. Trước kia anh cảm thấy bị khinh miệt. Nay anh cảm thấy được trân trọng. Trước kia anh cảm thấy bị bỏ rơi. Nay, dưới bàn tay dịu hiền của Đức Giêsu, anh cảm thấy được yêu thương vỗ về. Những vết thương sâu thẳm trong trái tim anh đã liền da lành lặn. Đức Giêsu đã hồi sinh tâm hồn lạnh giá của anh.

Muốn cho mọi người chấp nhận anh tái hội nhập vào đời sống xã hội. Đức Giêsu bảo anh đi trình diện với thày cả theo như luật định. Trước kia anh bị loại trừ, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Nay anh được bàn tay âu yếm ân cần của Đức Giêsu đón nhận anh trở lại xã hội loài người. Qua vị thượng tế, anh được công khai đón nhận. Nhân phẩm anh được phục hồi. Danh dự anh được tôn cao. Giờ đây anh có thể tự tin, vui sống giữa mọi người, như mọi người.

Chúng ta ai cũng có những mặc cảm đè nặng tâm hồn, những vết thương sâu kín, những niềm đau khôn nguôi, những nỗi buồn hầu như không ai thông cảm được. Hãy noi gương người bệnh phong chạy đến với Đức Giêsu. Người sẽ xóa đi những mặc cảm đè nặng hồn ta. Người sẽ chữa lành những vết thương bao năm gặm nhấm trái tim ta. Người sẽ xoa dịu những nỗi đau vò xé tâm tư. Người sẽ an ủi những nỗi buồn phủ kín hồn ta.

Phần ta, hãy biết noi gương bắt chước Đức Giêsu, đừng loại trừ anh em mình ra khỏi đời sống xã hội. Hãy biết đến với những anh em bị bỏ rơi. Hãy biết an ủi những anh em đang buồn khổ. Hãy biết tránh cho anh em những mặc cảm nặng nề. Hãy hàn gắn những vết thương trong tâm hồn anh em. Hãy tôn trọng danh dự và nhân phẩm của anh em. Hãy giúp cho anh em mình được hòa nhập vào đời sống cộng đoàn, đời sống xã hội. Nước ta đang quyết tâm thanh toán bệnh phong vào cuối năm nay. Xứ đạo ta cũng hãy quyết tâm thanh toán bệnh phong trong tâm hồn. Hãy diệt trừ bệnh phong chia rẽ. Hãy tẩy chay bệnh phong loại trừ. Hãy xóa đi bệnh phong phân biệt. Hãy phá tan bệnh phong nghi kỵ. Hãy bài trừ bệnh phong kết án. Nếu ta thanh toán được bệnh phong tâm hồn, thân thể xứ đạo ta sẽ liền da liền thịt, khuôn mặt xứ đạo ta sẽ hồng hào, rạng rỡ vui tươi phản ảnh được khuôn mặt đích thực của Đức Kitô.

Lạy Đức Giêsu, xin cứu độ chúng con. Amen.

CÂU HỎI GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ

1- Cha Đa-miêng và Đức cha Cát-xe đã sống với người phong và lây bệnh của họ. Có lần nào bạn đã tiếp xúc với người bị bệnh hay bị bỏ rơi chưa? Bạn có phải trả giá về hành động này không?

2- Có bao giờ bạn đã là nạn nhân bị người khác loại trừ chưa? Bạn cảm thấy thế nào? Bạn rút ra được bài học gì từ kinh nghiệm đó?

3- Bạn đã có kinh nghiệm về sự được Chúa an ủi, được Chúa cứu chữa, được Chúa tha thứ bao giờ chưa?

4- Bệnh phong tâm hồn là gì?

Về mục lục

.

CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN_B

Lm Ant ôn, giáo xứ Giuse, Tulsa

Ông bà anh chị em thân mến. Bệnh phong cùi đã xuất hiện lâu lắm rồi, không biết từ bao nhiêu ngàn năm nay. Bệnh này là chứng bệnh ghê tởm và nguy hiểm nhất trong các chứng bệnh của con người. Không những ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài thân thể, mà còn làm tổn thương đến nhân phẩm con người. Người bị bệnh phong cùi không những bị bệnh thể lý, các chi thể từ từ bị ăn mòn dần cho đến ngày chết, mà còn phải đương đầu với các chứng bệnh tâm lý, bị tách biệt ra khỏi xã hội, sống cô đơn và cảm thấy tủi nhục vì bị khinh thường, và bị coi là nguyên nhân làm mọi người ra ô uế. Họ sống trong tuyệt vọng, vì sống như không có ngày mai.

Các bài đọc Kinh thánh hôm nay cho chúng ta thấy những đau khổ của những người mắc chứng bệnh nguy hiểm này, và lòng nhân từ, yêu thương, cũng như sự đặc biệt quan tâm của Thiên Chúa cho các bệnh nhân. Trong bài đọc I, tác-giả Sách Lê-vi liệt kê những gì người phong cùi phải chịu, và những bổn phận của bệnh nhân phong cùi phải làm. Thứ nhất, phải trình diện các tư tế. Ngày xưa, không có bác sĩ chuyên môn như hiện nay, và bệnh phong cùi được xếp lọai những người không thanh sạch để dâng của lễ trong đền thờ cho Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao bệnh nhân phải đến với các tư tế để được khám bệnh, theo dõi, và chứng nhận nếu được sạch. Thứ hai là phải loan tin cho mọi người biết mình có bệnh, vì bệnh phong cùi là bệnh hay lây, cho nên, phải ngăn ngừa mọi tiếp xúc giữa bệnh nhân và những người lành mạnh, và đi đến đâu cũng phải kêu lên “Ô-uế! Ô-uế!” để mọi người tránh qua đường mà đi. Chúng ta có thể tưởng tượng ra nỗi đau khổ và nhục nhằn của người bị bệnh này! Và bổn phận thứ ba là phải sống cách biệt với những người khác. Ngày xưa, không có tổ chức y-tế như ngày nay, vì thế Luật đòi những bệnh nhân phong cùi phải sống trong những trại tập trung cách biệt với tất cả những người khác. Họ không được ra khỏi trại bao lâu còn mắc bệnh.

Trong bài Tin mừng hôm nay, một người phong cùi đến quì trước Chúa Giêsu và xin: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch.” Chúa Giêsu động lòng thương, đưa tay chạm đến anh, lập tức chứng phong cùi biến mất và anh được lành bệnh.  Đụng đến người cùi là trở thành ô uế giống như họ, vì thế Chúa Giêsu đã tự để mình trở thành ô uế giống như anh phong cùi, như Ngài đã khiêm nhường tự mặc lấy thân xác yếu hèn và trở nên một con người như con người chúng ta, cũng như đã tự hy sinh giang cánh tay trên thập giá, gánh chịu những đau khổ, tội lỗi của chúng ta, để chúng ta được chữa lành và nhận được ơn cứu độ.

Hiện nay chúng ta không có một thống kê chính xác về số người mắc bệnh phong cùi trên thế giới. Ngày nay, chúng ta thấy đã có nhiều sự tiến bộ về quan niệm và thái độ đối với những người bị bệnh phong cùi, và có nhiều tổ chức từ thiện, bác ái đã và đang giúp đỡ cũng như an ủi những bệnh nhân, để họ có cuộc sống bình thường và có ý nghĩa. Trong số các thánh của Giáo hội, có một vị thánh của người cùi đó là thánh Đa Miêng, nổi tiếng có lòng nhân từ và yêu thương như Chúa Giê-su, trong việc hy sinh phục vụ những người bệnh phong cùi ở đảo Mô-lô-kai, Hawai. Sau 16 năm phục vụ tại làng phong cùi, cuối cùng ngài cũng bị nhiễm và chết vì bệnh này. Vì thế, ngài được coi là thánh tử đạo vì bác ái. Khi ngài mới đến đảo, những người cùi ở đây đã không thể hiểu nổi tại sao một người xa lạ ở phương xa, không bà con thân thuộc gì với họ và còn trẻ lại có thể đến phục vụ cho họ ở nơi khốn cùng này. Nhiều người tìm cách đến gần để nhìn và sờ vào thân thể ngài, xem ngài có mắc bệnh cùi như họ không. Dần dần họ cảm nhận được lòng yêu thương và nhân từ của Cha, và chính ngài đã hoà đồng được với họ và không còn cảm thấy ghê sợ như thời gian đầu. Thánh Đa Miêng đã vì yêu thương bắt chước Chúa Giê-su hy sinh cuộc sống phục vụ tha nhân để tôn vinh làm sáng danh Chúa, như trong bài đọc II, thánh Phaolô kêu gọi các tín hữu Corintô và chúng ta hãy bắt chước thánh nhân như ngài đã bắt chước Đức Giê-su Kitô: đó là phải cố gắng hy sinh làm mọi sự cho mọi người đạt tới ơn Cứu Độ, và để làm sáng danh Thiên Chúa. Vinh danh Thiên Chúa là làm cho mọi người nhận ra sự tốt lành, nhân từ, yêu thương và quảng đại của Thiên Chúa trong và qua chúng ta và tin vào Ngài.

Ông bà anh chị em thân mến. Ngày nay, nhiều người được tình yêu và lòng nhân từ của Chúa thúc đẩy tiếp tục hy sinh phục vụ cho những người phong cùi trên thế giới kể cả tại Việt Nam. Và như chính Chúa Giê-su và thánh Đa Miêng, họ phải trả một giá rất đắt cho sự hy sinh phục vụ, và cho lòng yêu thương vị tha của họ đối với tha nhân, để tôn vinh và làm sáng danh Chúa. Chúa Giêsu đã chấp nhận chịu những sự đau khổ và nhục nhằn thi hành sứ mệnh của Thiên Chúa Cha. Người đã hy sinh quên mình để rao giảng Tin Mừng, và chứng tỏ tình yêu và long nhân từ của Thiên Chúa Cha qua việc cứu chữa những người đau khổ vì những chứng bệnh, vì đui mù hay bị quỉ ám. Cuối cùng, Chúa đã vác thập giá, giang tay chịu đóng đinh và chết trên thập giá để trả giá cho tội lỗi nhân loại, ban chúng ta ơn cứu độ và để tôn vinh, làm sáng danh Thiên Chúa Cha.

Ông bà anh chị em thân mến. Những câu chuyện trên đây và bài Tin mừng nhắc nhở và kêu gọi chúng ta suy nghĩ, kiểm điểm lại mức độ lòng yêu thương quảng đại và hy sinh của chúng ta còn tới mức nào, còn bao nhiêu? Hay đã cạn hết? Lòng yêu thương và nhân từ của Chúa mời gọi chúng ta sẵn sàng hy sinh, chấp nhận những khó khăn, và vui mừng trả giá để đáp lại lòng yêu thương và nhân từ của Chúa. Chúng ta cũng được kêu gọi bắt chước người cùi, chạy đến Chúa để xin chữa lành. Chúng ta biết, trong con người hôm nay, còn mang rất nhiều bệnh cùi tinh thần làm cho chúng ta xa Chúa. Cho nên câu hỏi quan trọng là “Chúng ta có thành tâm muốn chạy đến với Chúa để xin chữa lành không?”      

Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn giúp sức cho chúng ta, để chúng ta can đảm chạy đến với Chúa, và ban cho mỗi một người chúng ta có lòng yêu mến Chúa thẳm sâu. Có tấm lòng nhân từ và quảng đại, không tính toán giá cả phải trả của sự hy sinh phục vụ và bác ái quảng đại. Không đòi hỏi trả ơn, chấp nhận và hiểu biết rằng nếu chúng ta quảng đại và hy sinh làm những điều mà Chúa Giêsu kêu gọi, chúng ta nhận biết rằng những điều này Chúa đã làm trước chúng ta, và là một tấm gương cho chúng ta noi theo. Chúa muốn biến đổi chúng ta, là những người được Chúa yêu thương, trở thành khí cụ tình yêu, lòng nhân từ của Chúa, và là nguồn hy vọng cho những người thất vọng, đang trong cảnh đau khổ, khốn khó, và để tôn vinh và làm sáng danh Chúa.

Về mục lục

.

ĐAU KHỔ – TỘI LỖI

Lm. Jos. DĐH

Cha ông thật có lý khi đưa ra câu thành ngữ : được voi đòi tiên, hay lòng tham vô đáy, để nói rằng con người thường không hài lòng với những gì mình đang có; vậy nên không sao tránh được đau khổ. Kinh nghiệm cho thấy, người giầu có thì dễ ước mong được : giầu hơn, được quyền cao chức trọng, và khi không đạt tới mục đích đó, người ấy sẽ buồn chán là “chắc luôn” ! Nếu sinh ra trong gia đình phú quí, người ta sẽ mơ được tài trí thông minh, mọi thành viên gia đình khoẻ mạnh, rồi lỡ không được như ý, tự nhiên là bệnh “than” xuất hiện.

Đau bệnh là qui luật tự nhiên, có sinh – có lão, có trẻ – có già; còn bế tắc về đời sống tinh thần gọi là đau khổ tâm hồn, không phải tự nhiên, nhưng là vì mỗi người chưa sử dụng tự do của mình cách đúng nhất. Trong đời sống siêu nhiên, tâm hồn bất an, trục trặc, khi kết hiệp cầu nguyện, chính là lúc mỗi người phải được chữa trị; mà khám chữa về bệnh tật tâm hồn luôn phức tạp hơn bệnh thể xác. Bài đọc I cho thấy mức độ trầm trọng, nguy hiểm, của bệnh phong hủi, cần tách riêng, cần phải chữa trị để người ấy sớm được hòa nhập lại với cộng đoàn. Tin mừng hôm nay lại cho thấy nỗi thống khổ của đau khổ, tội lỗi, nếu không được giải thoát, chữa trị kịp thời, mức độ ảnh hưởng xấu sẽ làm cả người bệnh và người khỏe đều đối mặt với nguy hiểm.

Giáo lý nhà phật đã không “bi quan”, nhưng ngụ ý nói với chúng sinh về qui luật : đời là bể khổ. Dù khổ do mình tự tạo ra, hay cái khổ khách quan đưa tới, thì ai ai cũng đều muốn được gỉai thoát. Vào thời Chúa Giêsu và cả chúng ta hôm nay, nếu mắc bệnh nan y, biết tìm gặp Thầy Giêsu, đều được khỏi, được cứu như anh bạn trong Tin mừng. Như vậy, khi đau khổ – tội lỗi xảy đến, gia đình, người thân, tất cả đều có trách nhiệm trợ giúp nhau.

Cuộc sống luôn đòi hỏi tính sòng phẳng : có vay, có trả; được ơn, người ta tìm cách trả ơn. Có đau khổ vì vật chất, có túng thiếu tinh thần, có bệnh tật về thể xác cũng có đau bệnh tâm hồn. Cái đau khổ vì đói nghèo, hướng giải quyết là có tiền của vật chất là ổn. Nỗi khổ vì bị xã hội loại trừ, không tiếp nhận, là nỗi đau tinh thần, nếu không có người tài giỏi ra tay cứu, sự đau khổ thật khủng khiếp sẽ từ từ giết tâm hồn ta. Sứ mạng của Chúa Giêsu đến trần gian, nhất định phải là giải thoát con người khỏi đau khổ, tuy chữa bệnh phần hồn, xóa tội trần gian, nhưng Chúa chữa cả phần xác nữa; cũng như người ta không thể giúp đỡ anh chị em mình ăn, mà không cho họ uống.

Ước mong của người bệnh trước hết là cần được giảm đau đã, sau là gặp được thầy thuốc giỏi để điều trị, tức là Giáo hội giúp, là Chúa cứu. Nếu suy nghĩ một chút, ta sẽ thấy người giầu vất chất, mà không gặp thầy thuốc giỏi thì sẽ tiền mất tật mang mà thôi. Nghèo mà có gặp thầy thuốc giỏi, cũng bó tay vì thiếu tiền, đó gọi là lực bất tòng tâm ! Lời Chúa trong bài đọc II, Thánh Phaolô cho chúng ta biết là hãy theo gương Chúa Kitô, nghĩa là hãy cầu nguyện, xin ơn, tạ ơn, dù ta đang ở hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi. Thời nào cũng có người bệnh vì lười, hoặc đã cố tìm thầy chạy thợ mà chưa gặp may; tự nhiên ta mắc bệnh cảm sốt sơ sơ hay mắc bệnh nan y trầm trọng, dù bệnh nào cũng cần được chữa trị mới có cơ hội khỏi bệnh !

Con bệnh mà chúng ta nghe trong Tin mừng hôm nay cho thấy, anh ấy dũng cảm thật, vì chỉ lờ mờ về Đức Giêsu, dù biết mình mắc bệnh nan y, mà vẫn vượt qua đám đông đến gặp Chuùa Gieâsu, chiếu theo luật, anh ta có thể bị ném đá chết….. Với Chúa Giêsu, Ngài hiểu luật, và Chúa khá mạo hiểm, khi đụng chạm vào người bệnh, bất chấp luật cấm của người Do-thái, thành kiến sai lệch với người đau bệnh. Chúa Giêsu muốn mọi người phải nhận biết, dù người thân, anh chị em mình tội lỗi xấu xa gớm ghiếc, họ vẫn là con cái Thiên Chúa, là con cháu của Ab-ra-ham, là đồng bào ruột thịt; nên họ rất cần được đối xử công bằng yêu thương. Vì bản thân mỗi chúng ta dù ở địa vị nào, đều khát khao được mọi người đón nhận, tôn trọng, cần được yêu thương, được liên đới và nên trọn lành.

Bệnh cùi nơi thân xác, bằng mắt thường cũng dễ thấy, dễ biết, vì thế mà người ta có khuynh hướng né tránh, vì sợ. Còn bệnh cùi trong tâm hồn thì không ai thấy bằng giác quan, do người bệnh có dáng vẻ bên ngoài rất đàng hoàng, tấm áo đạo đức che phủ được…. Thiếu thốn, khổ đau, bệnh tật không thể tách ra khỏi cuộc sống này, vì chúng ta không phải là thần thánh mà chúng ta là người đầy khiếm khuyết. Kinh nghiệm của tiền nhân : muốn thành công ai cũng phải làm chủ lấy mình. Người cùi hủi thể xác chữa được là do anh ta chủ động tìm gặp Chúa Giêsu. Chúa tự nguyện đến trần gian là để sửa chữa những gì đã hư hỏng, phục hồi tình trạng bệnh tật, tội lỗi của chúng ta.

Điều đẹp ý Chúa là mỗi chúng ta cần ý thức sự nguy hiểm của tội lỗi như bệnh phong cùi trong tâm hồn, để chúng ta xa lánh dịp tội. Bệnh cùi trong tâm hồn chính là những tội lỗi mà ta đã bị vấp váp, dĩ nhiên ta đã từng được Chúa Giêsu chữa trị nơi toà giải tội. Sau hết, mỗi người Tín hữu chúng ta đều có tự do, Chúa Giêsu vẫn đang thực hiện quyền năng của Chúa nơi chúng ta qua đời sống khiêm tốn, sám hối, và ta cần cộng tác để ơn cứu độ của Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong cuộc sống chúng ta. Amen.

Về mục lục

.

LÒNG TRẮC ẨN

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Có ai đó nói rằng: “Yêu thương và lòng trắc ẩn là những thứ thiết yếu trong cuộc đời. Không có yêu thương và lòng trắc ẩn, nhân loại không thể tồn tại”. Nhờ tình yêu thương và lòng trắc ẩn mà con người mới dành cho nhau những nghĩa cử cao đẹp của tình người, tình đồng loại. Nhờ tình yêu và lòng trắc ẩn con người mới tìm cách làm cho thế giới này bớt khổ hơn.

Có một một chàng thanh niên tình cờ nghe một mẩu đối thoại:

-Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ già yếu ớt bán rau giữa trời sương gió giá rét.

-Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về cho lợn! Tiếng chan chát của một cô gái tuổi đôi mươi đáp lời bà cụ.

Chàng thanh niên cau mày đợi cô gái đi rồi hỏi bà :

-Rau này bà bán bao nhiêu ?

-Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.

Chàng rút tờ mười nghìn đưa cho cụ và nói : Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy !

Nhưng công việc bộn bề đã khiến chàng trai quên luôn sự việc trên và vài tuần sau đó khi trở lại, anh cay đắng biết được thông tin chỉ vì đợi anh trong cơn mưa suốt buổi chiều hôm đó, bà lão đã bị cảm và vĩnh viễn ra đi…

Câu chuyện trên có thực hay không thực, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là trong xã hội này, chúng ta cần nhiều lắm những tấm lòng trắc ẩn như chàng trai. Anh đã mua mớ rau của bà như mua niềm vui tặng  bà, vì có ai đó đã cảm thông và lắng nghe lời van xin của bà. Cái chết của bà chỉ là một tai nạn, điều quan yếu là trong xã hội vẫn còn đó lòng trắc ẩn yêu thương dành cho đồng loại.

Đọc lại Tin mừng chúng ta thấy rõ nét về lòng trắc ẩn nơi Chúa Giê-su. Lòng trắc ẩn ấy không dừng lại ở sự cảm thông, mà còn bằng hành động xoa dịu nỗi đau cho tha nhân. Ngài đã trắc ẩn trước đoàn lũ đói khát đang đi theo Ngài. Ngài đã trắc ẩn trước cái chết của Lagiaro. Ngài cũng trắc ẩn trước những nỗi đau của những người mang bệnh tật trong mình. Ngài còn đồng hóa mình nơi những phận người kém may mắn trong cuộc sống. Ngài đã làm tất cả những gì trong khả năng để xoa dịu nỗi đau cho những ai đến với Ngài.

Hôm nay, lòng trắc ẩn ấy Chúa đã dành cho người phong hủi tại cửa thành. Hành vi Chúa Giê-su đụng chạm đến người phong cùi như tấm lòng của Chúa luôn vượt qua mọi rào cản để đụng đến con tim người phong hủi. Một người bị bỏ rơi nay được Đức Giê-su trìu mến quan tâm. Một người bị loại ra khỏi xã hội loài người nay được Đức Giê-su chữa lành để có thể hội nhập với xã hội. Tình thương và lòng trắc ẩn của Chúa đã cứu sống một con người, và đã mang lại niềm vui hạnh phúc cho người bất hạnh đang mang trong mình bệnh phong trầm kha.

Cuộc đời sẽ đẹp biết bao khi chúng ta có lòng trắc ẩn với tha nhân. Lòng trắc ẩn khiến chúng ta biết mình phải làm gì để xoa dịu nỗi đau. Lòng trắc ẩn là nhịp cầu dẫn chúng ta tới với tha nhân. Lòng trắc ẩn khiến chúng ta không còn dửng dưng với những mảnh đời bất hạnh bên cạnh chúng ta.

Nhưng đáng tiếc, thế giới chúng ta đang sống có quá nhiều người dửng dưng với đồng loại. Họ chủ trương « mackeno » cho an phận. Dường như con người ngày nay mất đi tình liên đới để chỉ sống cho bản thân, hưởng thụ cho bản thân và chỉ tìm lợi ích cho bản thân. Dường như con người hôm  nay rất cô đơn tuy sống giữa biển người bao la.

Xin Chúa giúp chúng ta biết cởi bỏ vỏ bọc ích kỷ của mình để sống chan hòa tình yêu với tha nhân. Xin cho chúng ta biết trao cho nhau những nghĩa cử yêu thương thay cho những thái độ thờ ơ lạnh nhạt. Xin cho chúng ta biết học nơi Chúa luôn yêu thương và sẵn lòng phục vụ tha nhân. Amen

Về mục lục

.

ĐƯA TAY CHẠM VÀO NGƯỜI BỊ PHONG

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Vào buổi chiều ngày 6/11 năm ngoái, sau buổi gặp gỡ chung với khách hành hương, bỗng nhiên có một người đàn ông với vô số mụn trên mặt và khắp cơ thể đã tiến về phía Đức Thánh Cha Phanxicô xin Ngài ban phước lành. Không hề do dự, Ngài ôm người đàn ông bất hạnh vào lòng và hôn lên gương mặt sần sùi, biến dạng của ông. Sau đó, Ngài đặt tay lên đầu ông và nhắm mắt cầu nguyện. Hình ảnh vị Giáo Hoàng ôm hôn người đàn ông dị dạng đã lan truyền rất nhanh trên mạng Internet. Người ta ca ngợi lòng cảm thương, trắc ẩn của vị Giáo Hoàng đối với người nghèo khổ, bệnh tật. Người ta còn ví hành động của Ngài giống như việc Thánh Phanxicô Assisi đã hôn một người bị bệnh phong hủi mà Ngài gặp trên đường.

Người đàn ông có gương mặt quỷ kia là do căn bệnh u sợi thần kinh. Đây là căn bệnh hiếm và di truyền, gây rối loạn thần kinh. Các khối u sẽ mọc theo dây thần kinh trên cơ thể. Cộng đồng thường sợ hãi và xa lánh những người bị bệnh này vì gương mặt biến dạng khủng khiếp của họ. Sau đó, ông này chia sẻ : Tôi cảm thấy như ở trên thiên đàng khi Đức Giáo Hoàng ban phúc lành cho tôi và bàn tay Ngài chạm vào tôi. Điều làm tôi thật bất ngờ và hạnh phúc là Ngài không do dự ôm lấy tôi, hôn lên mặt của tôi. Tôi cảm nhận được rằng, chỉ tình yêu thương mới khiến Ngài có thể làm được như vậy. Cảm giác được Giáo Hoàng ôm làm cho tôi rụng rời, tim tôi đập mạnh như muốn rớt ra ngoài.

Có rất nhiều người sẵn sàng bỏ nhiều tiền để làm việc từ thiện, nhưng họ lại không dám ôm ấp, đụng chạm đến các bệnh nhân, nhất là những người bị bệnh nan y. Những người làm từ thiện dám chia sẻ, cho đi như thế đã là điều tốt, nhưng theo Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với với giới trẻ tại Philippines thì : Đau khổ là dịp để Thiên Chúa mời gọi mỗi người biết sống cảm thông và học cho biết sống quan tâm đến người khác. Đau khổ, bệnh tật của nhân loại còn là để mỗi người có cơ hội phục vụ lẫn nhau. Phục vụ không chỉ bằng một vài lần thăm viếng, tặng quà, nhưng bằng việc đón nhận nhau trong yêu thương và xoa dịu nỗi đau của anh chị em bằng cảm thông, đó là điều họ cần hơn những thứ khác.

Việc làm và lời dạy của Đức Giáo Hoàng như minh họa một cách cụ thể tình yêu thương của Chúa Giêsu. Thiên Chúa quyền năng, Ngài có thể cứu độ con người bằng nhiều cách, nhưng Ngài lại chọn mang lấy thân phận con người để ở với con người. Một Thiên Chúa đã muốn yêu thương con người bằng trái tim của con người. Ngài không đứng từ xa để tuyên bố tha tội hay để chữa bệnh, nhưng hôm nay, Ngài đã bước đến, chạm vào con người để an ủi, chữa lành và để tha thứ.

Tin Mừng kể lại : Khi ấy, có một người bệnh phong đến gặp Chúa Giêsu, anh quỳ xuống van xin : Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch. Chúa Giêsu chạnh lòng thương, đưa tay chạm vào anh ta và bảo : Tôi muốn, anh hãy được sạch. Lập tức, anh được sạch. Với quyền năng của mình, Chúa Giêsu không cần phải đến gần anh, nhưng tấm lòng chạnh thương của Chúa không để Ngài tránh xa anh ; trái lại, Ngài đã bước đến với anh và chạm vào thân mình lở loét của anh.

Người bệnh phong kia chẳng bao giờ dám nghĩ và dám mong ai đến gần, huống hồ là chạm đến thân xác anh. Bởi vì luật Lêvi đã quy định hết sức ngặt nghèo : Người nào bị phong hủi, người ấy bị ô uế. Người bệnh phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên “Ô uế !” mỗi khi có người đến gần. Người đó bị cách ly khỏi cộng đồng, sống ngoài trại. Không chỉ bị loại trừ, mà trong mắt của người Do Thái, những người bệnh phong là những người tội lỗi, bị Thiên Chúa ghét bỏ, không ai được tiếp xúc hoặc đến gần. Ai đến gần họ thì bị ô uế theo luật và không được tham dự các nghi lễ tại đền thờ.

Với quy định nghiệt ngã như thế, những người bệnh phong sống một cuộc đời không khác gì những bóng ma vật vờ gây sợ hãi. Họ sống mà bị coi như đã chết. Vậy mà Chúa Giêsu đã bước đến với người bệnh phong, Ngài bỏ qua tất cả những rào cản của luật lệ, tập tục, để chạm đến anh. Sự đụng chạm này không chỉ là đụng chạm của đôi tay, mà còn là sự đụng chạm của trái tim, chạm đến vết thương trong tâm hồn của người bệnh để chữa lành cả thể xác lẫn tâm hồn. Bằng một mênh lệnh : Tôi muốn, anh được sạch, thì người bệnh liền được sạch.

Coi chừng, đừng nói với ai, nhưng hãy đi trình diện các tư tế và dâng những gì như ông Môse đã truyền để làm chứng cho người ta biết. Cấm không cho anh nói với ai, vì sợ nhiều người sẽ hiểu sai về sứ mạng Mesia của Chúa. Phép lạ Chúa làm là thể hiện lòng thương xót của Chúa, chứ Ngài không muốn dùng phép lạ để thu hút dân chúng. Điều Chúa quan tâm đến anh lúc này là giúp anh trở lại với cộng đoàn qua việc trình diện tư tế, để các vị này xác nhận và cho anh được trở lại với các sinh hoạt của cộng đoàn cũng như tham dự các nghi lễ của đền thờ. Đồng thời, Chúa cũng nhắc anh đừng quên dâng của lễ như ông Môse đã dạy. Đây là của lễ thanh tẩy và cũng là của lễ tạ ơn vì anh đã vừa nhận được ơn chữa lành của Thiên Chúa. Lời căn dặn này cho thấy Chúa Giêsu đã quan tâm đến toàn diện con người của anh, không chỉ thương cảm đến số phận bệnh tật, mà còn giúp anh trở thành một con người bình thường trong cộng đồng và là một tín hữu thảo hiếu với Thiên Chúa.

Tuy  nhiên, khi vừa đi khỏi, anh đã bắt đầu rao truyền và loan tin đó khắp nơi, đến nỗi Chúa Giêsu không thể công khai vào thành được mà phải ở lại nơi hoang vắng ngoài thành. Phản ứng của người phong này cũng giống như nhiều người đã được Chúa chữa lành, họ không thể im lặng trước một ơn quá lớn lao,  buộc họ phải nói về Chúa Giêsu cho mọi người, dù nhiều khi điều đó trở thành bất tiện cho Chúa.

Ngày hôm nay, Chúa Giêsu cũng vẫn đang ở bên chúng ta, hãy chạy đến van xin Người thương đến hoàn cảnh của chúng ta. Có thể nhiều người trong chúng ta cũng đang mắc những căn bệnh nan y thể xác, nhưng cũng còn nhiều người đang bị những căn bệnh phong cùi trong tâm hồn. Đó là tình trạng lười biếng, ù lì, cố tình để mình trong tội hoặc là những thói quen xấu, đang từng ngày làm sói mòn đời sống đạo của chúng ta. Có những người khác đang để mình bị những tư tưởng, những học thuyết sai lạc của xã hội hôm nay gặm nhấm đời sống đức tin, khiến đức tin bị lung lạc đến độ hồ nghi sự hiện diện của Thiên Chúa và tình yêu của Người. Đó là những hình thức của chứng phong cùi trong tâm hồn. Hãy noi gương của người bệnh phong trong Tin Mừng hôm nay, chạy đến sấp mình xuống và van xin Chúa chữa lành, cứu giúp chúng ta. Chúa sẽ làm cho tâm hồn và thân xác chúng ta trở nên thanh sạch.

Học nơi Chúa Giêsu, mỗi người, mỗi bậc cha mẹ hãy mang trong mình một trái tim cảm thương, trắc ẩn, để có thể nhìn thấy nỗi khổ đau trong tâm hồn và thể xác của anh chị em chung quanh và của người thân trong gia đình. Đừng chỉ quan tâm đến nhau bằng lời nói trên môi trên miệng, nhưng hãy can đảm đưa tay ra cho anh em nắm lấy, hãy chạm đến anh em với tất cả sự trân trọng, yêu thương và hãy dùng trái tim cảm thông để thông cảm với anh chị em. Những người đau khổ, thương tật trong thể xác và tâm hồn cần ở chúng ta không chỉ là bánh quà, cũng không chỉ là một vài lần thăm viếng, điều họ cần hơn cả là sự lắng nghe, sự cảm thông từ trái tim. Nhiều khi chỉ cần những việc làm của trái tim đã đủ để chữa lành bệnh tật trong tâm hồn của anh em chúng ta.

Một trong những căn bệnh của xã hội hôm nay là sự dửng dưng, vô cảm. Lối sống dửng dưng, vô cảm ấy cũng đang ảnh hưởng trên nhiều người Công giáo, đặc biệt nơi nhiều người trẻ. Nhiều người chỉ lo làm phát triển cái đầu nhưng lại quên làm phát triển trái tim, khiến cho những kiến thức, hiểu biết ngày càng gia tăng, nhưng trái tim thì càng ngày càng khô héo. Lối sống này khiến cho người ta chỉ biết đứng xa nhìn anh em mình đau khổ mà không hề ra tay cứu giúp, hoặc có cứu giúp anh em thì không phải vì tình thương mà chỉ theo phong trào hoặc vì một mục đích nào đó (Ví dụ vụ quan xã tại Phủ Lý, Hà Nam ăn chặn cả gói mì tôm của người tàn tật, những người đó không có trái tim hoặc trái tim đã bị khô héo).

Là Kitô hữu, chúng ta không thể để mình rơi vào tình trạng dửng dưng, vô cảm, cũng không để những hàng rào vô hình ngăn cản chúng ta đến với anh em, đặc biệt là những người đau khổ thể xác và tâm hồn. Thực hành việc bác ái, chia sẻ là điều cần thiết, nhưng cần thiết hơn đó là hãy mạnh dạn bước đến, hãy chủ động đưa tay ra về phía anh em để có thể cảm nhận, cảm thông, yêu thương và xoa dịu nỗi đau của anh em. Xin Chúa cho chúng ta đừng bao giờ ngại ngần hoặc từ chối những cơ hội để yêu thương anh em. Amen.

Về mục lục

.

PHỤC VỤ BỆNH NHÂN

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Mở đầu Sứ điệp ngày Thế Giới các bệnh nhân 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời với các bệnh nhân và với những người phục vụ: “Tất cả anh chị em đang mang gánh nặng bệnh tật và qua nhiều cách thức khác nhau, anh chị em đang kết hiệp với Chúa Kitô chịu đau khổ; cũng như với anh chị em là những người chuyên nghiệp và những người thiện nguyện trong lãnh vực y tế”.

Chủ đề Sứ điệp trích dẫn từ câu nói của sách Ông Gióp: “Tôi đã là đôi mắt cho người mù, đôi chân cho người què” (G 29,15). Ông Gióp phục vụ những người túng thiếu. Ông Gióp có uy tín và được các kỳ lão trong thành kính nể. Uy tín được biểu lộ trong việc phục vụ người nghèo và săn sóc kẻ mồ côi, người góa bụa.(Số 2).

Đức Thánh Cha đề cao những chứng nhân phục vụ bệnh nhân. Ngài gọi “họ là ‘đôi mắt cho người mù’ và là ‘đôi chân của người què!’, họ là những người gần gũi các bệnh nhân đang cần được giúp đỡ liên tục, giúp đỡ để tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống. Việc phục vụ bệnh nhân trong thời gian dài nên vất vả và nặng nề. Đó là một đại lộ để thánh hóa!”. Ngài nói rằng: “Thời gian trải qua cạnh người bệnh là một thời gian thánh. Là chúc tụng Thiên Chúa, Đấng làm cho chúng ta được đồng hình dạng với Con của Ngài, Đấng đã không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình để cứu chuộc nhiều người” (Số 3).

Ngày Chúa nhật 08.02.2015, như thường lệ, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin vào lúc 12giờ trưa trước sự hiện diện của vài chục ngàn khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài giảng, Ngài nhắn nhủ mọi người hãy quan tâm chăm sóc những ai yếu đau bệnh tật vì họ chính là thân mình của Đức Kitô. Quan tâm đến một người yếu đau, đón nhận người đó, phục vụ người đó là phục vụ Đức Kitô: người yếu đau là thịt của Đức Kitô (RV).

Những ai phục vụ bệnh nhân, hãy noi gương Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ đã luôn gần gũi, thăm viếng và chữa lành các bệnh nhân.

Nhắc đến sự quan tâm của Đức Giêsu đối với người bệnh tật, Đức Thánh Cha nói: “Ngự đến trần gian để loan báo và hiện thực hóa sự cứu độ cho tất cả mọi người, Đức Giêsu đã bày tỏ một sự ưu ái đặc biệt đối với những ai đang bị tổn thương nơi thể xác cũng như tinh thần: những người nghèo khổ, các tội nhân, những người bị quỷ ám, những ai yếu đau, và cả những ai bị gạt ra ngoài lề xã hội. Như thế, Ngài tự mạc khải chính mình như lương y của tất cả các linh hồn và mọi thể xác, như người Samaritanô nhân hậu vậy”. Mời gọi phản tỉnh về ý nghĩa của việc chữa lành bệnh tật của Đức Giêsu, Đức Thánh Cha nói: “Thực tại của việc chữa lành các bệnh tật của Đức Giêsu mời gọi chúng ta phản tỉnh về ý nghĩa và giá trị của bệnh tật. Đây cũng là điều mà Ngày Quốc tế bệnh nhật-vốn sẽ được cử hành vào ngày thứ tư tuần tới, 11.02, dịp lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria Lộ Đức-cũng tái kêu gọi chúng ta” (RV).

Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn tỏ ra đặc biệt quan tâm tới những người yếu đau. Nhiều câu chuyện chữa lành tuyệt vời được kể lại: “Thiên hạ đem đến cho người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền, những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt và Người đã chữa họ.” (Mt 4, 24); “Chúa Giêsu trên núi đi xuống, đám đông lũ lượt đi theo Người. Và kìa, một người phong hũi tiến lại…Người giơ tay đụng vào anh và bảo, tôi muốn, anh sạch đi. Lập tức, anh được sạch bệnh phong hủi.” (Mt 8, 1-3); “Chúa Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa các bệnh hoạn tật nguyền.” (Mt 9, 35)…

Quan niệm của Cựu Ước cho rằng bệnh gắn liền với tội. Bệnh tật như là một sự trừng phạt bởi tội lỗi gây ra. Vì thế, người ta xa lánh bệnh nhân, nhất là bệnh phong cùi. Đó là một bệnh nan y bị mọi người kinh tởm, không chỉ vì sự dơ bẩn “ô uế theo luật Do thái”, hay lây nhiễm, mà còn bị xa lánh như xa lánh kẻ tội lỗi.

Trong Đạo Do Thái, người mắc bệnh phong bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ không được sống chung với thân nhân trong xóm làng. Họ bị xua đuổi vào trong rừng núi hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc rách rưới. Đi đến đâu phải kêu lên: “Ô uế, ô uế”, cho mọi người biết mà tránh xa. Ai tiếp xúc với người bệnh phong đều bị coi là ô uế. Ai đụng chạm vào người bệnh phong bị coi như người mắc tội rất nặng. Chẳng ai dám đến gần người bệnh phong.

Người bệnh như thế, không những bị những vết thương trên thân xác hành hạ đau đớn mà còn bị những nỗi đau, nỗi nhục trong tâm hồn dằn vặt khổ sở. Họ bị xã hội khinh khi loại trừ. Họ bị một mặc cảm chua chát dày vò. Nhân phẩm không được tôn trọng, họ sống mà coi như đã chết.

Tin Mừng Chúa Nhật VI kể câu chuyện: Chúa Giêsu đã vượt qua những biên giới cấm kỵ khi đến gần người bệnh phong. Người còn đưa tay chạm vào thân mình lỡ loét ấy. Lòng thương yêu đã khiến Chúa Giêsu làm tất cả. Vì thương người bệnh, Chúa Giêsu đã bất chấp những điều được coi là cấm kỵ của Đạo Do Thái.

Khi chữa khỏi bệnh phong, Chúa Giêsu giải thoát người bệnh khỏi những đau đớn phần xác. Từ nay, anh không còn bị những vết thương hành hạ. Thân thể anh trở nên lành lặn. Da dẻ anh trở lại hồng hào tươi tắn. Khuôn mặt anh rạng rỡ.

Khi chữa khỏi bệnh phong, đồng thời Chúa Giêsu cũng giải phóng anh khỏi những mặc cảm đè nặng tâm hồn bao năm tháng qua. Khi chạm đến thân thể anh thì Người cũng chạm đến tâm hồn anh. Trước kia anh cảm thấy bị mọi người xa lánh, nay qua Chúa Giêsu anh cảm thấy mọi người gần gũi thân thương. Trước kia anh cảm thấy bị khinh miệt, nay anh cảm thấy được trân trọng. Trước kia anh cảm thấy bị bỏ rơi, nay anh cảm thấy đựoc yêu thương vỗ về.

Muốn cho mọi người chấp nhận anh tái hội nhập vào đời sống xã hội, Chúa Giêsu bảo anh đi trình diện với Thầy Cả theo luật định. Trước kia anh bị loại trừ, bị gạt ra bên lề xã hội, nay anh được đón nhận anh trở lại với xã hội loài người. Nhân phẩm được phục hồi, danh dự được tôn trọng. Giờ đây anh có thể tự tin, vui sống giữa mọi người như mọi người.

Chúa Giêsu đã chữa lành thể xác và tâm hồn của người bệnh phong. Chính thái độ tin tưởng, đơn sơ của anh đã chạm đến lòng thương xót của Chúa. Phép lạ phát sinh từ lòng tin của bệnh nhân và từ ý muốn đầy quyền năng của Chúa Giêsu.

Có một môn đệ theo gương Thầy Chí Thánh đã đến ở giữa người cùi, cùng sống và đã chết giữa họ. Đó là Cha Đamiên “Tông Đồ người hủi”. Ngài đã được Giáo Hội phong Thánh. Trong cuốn sách “Những người lữ hành trên đường hy vọng”,  Đức Hồng Y FX.Nguyễn Văn Thuận đã kể chuyện cuộc đời Cha Đamien.

Molokai, quần đảo xa xăm ấy nằm cô đơn giữa lòng Thái Bình Dương mênh mông. Trên đảo toàn là người hủi: cụt tay, đứt chân, mắt đui, môi lở, răng rụng… Một hôm, Đức Giám Mục đặc trách quần đảo này gióng tiếng kêu gọi các Linh Mục ở Âu Châu tình nguyện hy sinh sang đó phục vụ. Một Linh Mục trẻ, đẹp trai, thông minh, khoẻ mạnh hăng hái đáp lời. Đó là Cha Đamien, người về sau được thêm biệt danh: “Tông Đồ người hủi”.

Chiều hôm đó, trong Nhà Thờ ở đảo Molokai đông nghẹt những người hủi da ngăm đen với mùi hôi tanh nồng nặc, Đức Giám Mục đứng trên Bàn Thờ quay xuống giới thiệu với Giáo Dân: “Các con thân mến, các con hằng mong ước có một Linh Mục đến cùng các con, thì đây, cha Đamien, một Linh Mục người Bỉ sẽ sống chung với các con từ nay cho đến chết. Các con có sung sướng không ?”

Cả Nhà Thờ xôn xao, thì thầm to nhỏ. Cha Đamien đứng cạnh Đức Giám Mục chẳng hiểu tý nào. Rồi họ từ từ tiến lên Cung Thánh, dáng điệu chất phác đơn sơ. Cha Damien càng nhìn thấy họ đến gần mình thì càng sởn tóc gáy. Họ trông như những thây ma còn sống, như những quái thai mất hẳn dáng người. Họ làm gì đây ? Họ tiến đến bên cha sờ vào mặt, vào tay, vào áo cha…

Cha hỏi Đức Giám Mục: “Thưa Đức Cha, họ làm gì thế ? Họ nói gì thế ?” Đức Cha trả lời: “Họ nói, họ không thể tưởng tượng được một người ở phương xa, chẳng bà con huyết thống gì với họ, còn trẻ, đẹp trai, không bệnh tật như cha, tự nhiên lại đến phục vụ họ trên mảnh đất khốn cùng này. Họ không tin mắt mình nên mới đến sờ mó vào người cha, xem thử cha có thực sự bị phung hủi như họ không. Rồi họ nói với nhau: “Không, Cha đẹp quá !”.

Dần dần, cha Đamien hoà đồng được với họ. Ngài không còn cảm thấy tởm gớm họ như ngày đầu. Nói đúng hơn, ngài quá yêu Chúa Giêsu bị bỏ rơi trong họ nên chẳng còn thấy e sợ, gớm ghiếc chi. Một ngày kia, đến lượt cha cũng bị mắc bệnh phong hủi. Thân hình cha lở loét, nhức nhối. Mặt mày cha sù sì, đen đủi, u nần trông rất dễ sợ.

Một số báo ở Bỉ đăng hình cha Đamien để mô tả sự hy sinh vĩ đại của cha. Bà cụ thân sinh của cha mắt mờ không đọc được, nhìn vào bức hình cũng chẳng nhận ra nổi người con yêu. Bà hỏi các con trong gia đình: “Hình ai đây mà trông mà trông ghê sợ vậy ?” Các con đều trả lời mẹ: “Thưa mẹ, đó là một trong những người hủi trên đảo Molokai của anh Đamien đấy”. Qua mặt được bà cố, nhưng họ lại nhìn nhau và không ai bảo ai, tất cả đều xót xa rơi lệ… Cha Đamien đã sống với người hủi cho đến chết. Tình yêu Chúa đã giúp cha hy sinh suốt đời vì họ.

Ở Việt Nam có hai trại cùi lớn: trại Di Linh trên đường lên Đà Lạt và trại Quy Hoà ở ngoại ô thị xã Quy Nhơn. Đức Cha Jean Cassaigne đã gắn bó với anh em dân tộc K’Hor ở Di Linh bị phong cùi một thời gian dài, rồi sau 15 năm làm Tổng Giám Mục Sài gòn, đã lại xin tình nguyện quay trở về sống giữa những người bệnh cùi ở Di Linh. Ngài sống với họ thêm 18 năm rồi lây bệnh và qua đời năm 1973. Trái tim của người Việt Nam và cả thế giới đều rung cảm, ai cũng cảm phục tấm gương chứng nhân của ngài.

Cha Paul Mahu, một Linh Mục người Pháp đã từ giã quê hương với cuộc sống tiện nghi đến sống giữa những người cùi ở Quy Hoà cho đến chết. Xác ngài được chôn cất ngay giữa làng cùi bên cạnh những người ngài thương yêu nhất.

Ngày nay các Giáo Xứ khắp nơi gần xa thường tổ chức hành hương đến Di Linh, Quy Hoà để viếng mộ Đức Cha Cassaigne và Cha Mahu, thăm viếng và tặng quà cho các bệnh nhân.

Các Nữ Tu của các Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn và Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đã đến sống phục vụ giữa những người bị xã hội xa lánh loại trừ. Chính tình yêu Chúa Kitô đã thúc đẩy các môn đệ đến sống với họ, yêu mến họ, chăm sóc phục vụ họ.

Chúa Giêsu đã cúi xuống, sờ đến người cùi và họ liền được lành sạch. Các môn đệ của Chúa cũng sờ vào người cùi, sống với người cùi đem lại cho họ tình thương, bình an và niềm vui.

Tinh thần dấn thân phục những người cùng khổ mang một ý nghĩa Tin Mừng sâu xa như lời Đức Thánh cha Bênêđictô trong Sứ điệp ngày Thế Giới các bệnh nhân 2012: “Sự quan tâm và chăm sóc mục vụ cho các bệnh nhân, một đàng là dấu chỉ sự dịu hiền của Thiên Chúa đối với người đang đau khổ, và đàng khác mang lại lợi điểm tinh thần cho cả các Linh mục và toàn thể cộng đoàn Kitô, với ý thức rằng những gì được làm cho người bé nhỏ nhất, chính là làm cho Chúa Giêsu” (số 3).

Để phục vụ bệnh nhân theo đức ái Kitô giáo, Đức Thánh cha Phanxicô căn dặn: “ưu tiên tuyệt đối cần ‘ra khỏi mình để đến với người anh em’, như một trong hai giới răn chính làm nền tảng cho mọi qui luật luân lý và như dấu chỉ rõ ràng nhất để phân định trên hành trình tăng trưởng tinh thần đáp lại sự hiến thân tuyệt đối nhưng không của Thiên Chúa” (Số 4).

Xin Đức Maria, sức mạnh của những người đau ốm, chuyển cầu để mỗi người khi đau bệnh có thể cảm thấy sự nâng đỡ từ sự chăm sóc của những người ở bên cạnh, cũng như sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa và sự an ủi vì tình mẫu tử âu yếm của Mẹ” (RV).

Lạy Mẹ Maria là Tòa Đấng Khôn Ngoan, trong tư cách là Mẹ, xin cầu bầu cho tất cả các bệnh nhân và những người săn sóc họ. Amen”. (Số 6).

Về mục lục

.

ƯỚC VỌNG

Trầm Thiên Thu

Bệnh phong còn gọi là bệnh hủi hay cùi, do vi khuẩn Hansen (1) gây ra. Vi khuẩn này không có bào tử nên nó không lây qua vật trung gian. Khi ở ngoài, nó chỉ tồn tại được 1-2 ngày. Vi khuẩn Mycobacterium Leprae và Mycobacterium Lepromatosis là tác nhân gây bệnh phong. Da thịt bệnh nhân thường nổi nhọt, lở loét, nặng hơn thì vết thương lõm vào da thịt, lông mày rụng, mắt lộ ra,…

Bệnh nhân phong chịu đựng sự đau nhức vào những đêm trăng sáng, trăng càng sáng thì họ càng đau nhức vì vi khuẩn rúc rỉa, do đó mà Thi sĩ Phanxicô Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí, 1912-1944) đã mong ước “khác người” khi ông thốt lên: “Ai mua trăng, tôi bán trăng cho…” (Trăng Vàng Trăng Ngc).

Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co rút lại, khiến đôi tay co quắp. Ở mức độ nặng ngón tay ngón chân rụng dần. Ước vọng của họ rất đơn giản: Khỏi bệnh. Họ khổ cả thể lý lẫn tinh thần vì bị mọi người xa lánh, kỳ thị. Ngày nay, bệnh phong đã trị được, nhưng người ta vẫn “ngại” khi tiếp xúc với bệnh nhân phong.

Bệnh phong xuất hiện từ xa xưa, thời Cựu Ước cũng đã có. Thời đó, Đức Chúa phán với ông Môsê và ông Aharon: “Khi trên da tht người nào phát ra nht, lác hoc đm, và cái đó tr thành vết thương phong hi, người ta s đưa người y đến vi tư tế Aharon hoc vi mt trong các tư tế, con ca Aharon” (Lv 13:1-2). Kinh Thánh giải thích: “Tư tế s khám người y: nếu nht vết thương có màu trng đ nht ch sói đu hoc sói trán, trông ging như phong hi da tht, người y b phong hi: người y ô uế. Tư tế s tuyên b người y là ô uế, nó b vết thương đu” (Lv 13:43-44). Các bệnh nhân hóa nạn nhân, vì họ không chỉ khổ thể lý mà còn khổ tâm, có thể nói đối với họ là điều sỉ nhục!

Thật vậy, vì thời đó người ta lập ra “quy chế người phong hủi”, khắt khe và tàn nhẫn lắm: “Người mc bnh phong hi phi mc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên: ‘Ô uế! Ô uế!’. Bao lâu còn mc bnh thì nó ô uế; nó ô uế: nó phi riêng ra, ch ca nó là mt nơi bên ngoài tri” (Lv 13:45-46). Ngày nay, cái quan niệm tàn nhẫn đó vẫn chưa thể “tẩy não” hoàn toàn được! Nếu có dịp đến Trại Phong Di Linh (2), bạn sẽ thấy các bệnh nhân phong thật đáng thương. Họ có vẻ ít nói với vẻ ngần ngại lắm. Có lẽ họ không dám tin rằng người đối diện với họ không ác ý, vì trong tâm trí họ đã in sâu “nếp nghĩ” rồi!

Phong cùi thể lý thật đáng sợ và đáng thương, nhưng phong cùi tâm linh còn đáng sợ và đáng thương hơn. Ai trong chúng ta cũng đã từng bị chứng “phong cùi” này. Nhưng thật diễm phúc vì chúng ta có Đại Bác Sĩ Giêsu chữa trị. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Hnh phúc thay, k li lm mà được tha th, người có ti mà được khoan dung. Hnh phúc thay, người Chúa không hch ti, và lòng trí chng chút gian tà” (Tv 32:1-2). Dạng diễm phúc này đôi khi chúng ta không để ý, nhưng thực sự là niềm hạnh phúc khôn tả, vì được Thiên Chúa chúc phúc.

Một khi cảm nhận được như vậy, chắc hẳn người ta không ngần ngại hoặc lần lữa đến với Bí tích của Lòng Chúa Thương Xót: “Con đã xưng ti ra vi Ngài, chng giu Ngài lm li ca con. Con t nh: ‘Nào ta đi thú ti vi Chúa’, và chính Ngài đã tha th ti v cho con” (Tv 32:5). Sau đó, người ta còn chia sẻ với người khác về niềm vui thánh thiện: “Hi nhng người công chính, hãy vui lên trong Chúa, hãy nhy mng. Mi tâm hn ngay thng, nào ct tiếng hò reo!” (Tv 32:11).

Có Chúa là có tất cả. Người có Chúa không còn ham mê điều gì khác ngoài Chúa, và họ làm gì cũng chỉ muốn tôn vinh Chúa. Đúng như Thánh Phaolô khuyên: “Dù ăn, dù ung, hay làm bt c vic gì, anh em hãy làm tt c đ tôn vinh Thiên Chúa. Anh em đng làm gương xu cho bt c ai, dù là cho người Do-thái hay người ngoi, hoc cho Hi Thánh ca Thiên Chúa; cũng như tôi đây, trong mi hoàn cnh, tôi c gng làm đp lòng mi người, không tìm ích li cho riêng tôi, nhưng cho nhiu người, đ h được cu đ” (1 Cr 10:31-33). Người biết sống vì Chúa thì cũng biết vì tha nhân, bởi vì thước đo lòng mến Chúa là lòng yêu người. Vả lại, ai nói yêu mến Chúa mà lại ghét tha nhân thì là kẻ nói dối (1 Ga 4:20). Ước gì chúng ta khả dĩ mạnh dạn nói được như Thánh Phaolô khi chúng ta tâm sự với người khác: “Anh em hãy bt chước tôi, như tôi bt chước Đc Kitô” (1 Cr 11:1).

Trình thuật Mc 1:40-45 nói về việc Đức Giêsu chữa người bị phong hủi (Mt 8:1-4; Lc 5:12-16). Một hôm, có người bị phong hủi đến gặp Ngài, anh ta quỳ xuống van xin: “Nếu Ngài mun, Ngài có th làm cho tôi được sch”. Chữ “” ở đây không phải là nghi ngờ, mà chỉ là “một cách nói” mà thôi. Chắc hẳn người này đã rất khổ sở vì mắc bệnh phong đã lâu, khổ đủ thứ, và anh rất muốn được khỏi để không bị xã hội ruồng rẫy. Anh đến cầu xin với Chúa Giêsu, chứng tỏ anh rất vững tin vào Ngài, tin chắc Ngài là người có quyền phép vô song. Anh tin thật chứ không mê tín dị đoan hoặc xin theo phong trào như nhiều người ngày nay vẫn làm. Vâng, vấn đề quan trọng là niềm tin chân thành và vững vàng.

Nghe anh nói, Chúa Giêsu đã chnh lòng thương giơ tay đng vào anh và bảo: “Tôi mun, anh sch đi!”. Thật hạnh phúc cho anh vì ước muốn của anh hoàn toàn hợp ý Chúa. Thế nên ngay lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch. Anh đã được toại nguyện.

Nhưng Ngài nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, và bảo anh: “Coi chng, đng nói gì vi ai c, nhưng hãy đi trình din tư tế, và vì anh đã được lành sch, hãy dâng nhng gì ông Môsê đã truyn, đ làm chng cho người ta biết”. Chúa Giêsu bảo anh “coi chừng” vì anh có nói ra cũng chẳng ai tin, và những kẻ có quyền hành chỉ muốn tìm dịp để bắt giết Ngài. Tuy nhiên, làm sao anh có thể im lặng được, và anh không thể hoãn lại cái sự sung sướng ấy, thế nên vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Ngài không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành.

Nhưng Ngài có đi đâu thì người ta cũng tìm cho bằng được, bởi vì họ đã tận mắt thấy anh chàng phong cùi hôm nào đã sạch hoàn toàn. Lạ quá sức! Và rồi dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Ngài, đông như trẩy hội.

Ai cũng có những ước vọng, dù lớn hay nhỏ, ước vọng cho chính mình và cho người khác, nhất là cho những người thân yêu. Ước vọng có thể cao thượng, bình thường hoặc tầm thường. Thi văn sĩ kiêm lý luận phê bình Samuel Johnson (1709-1784, Anh quốc) nói: “Mi người đu giàu có hay nghèo kh tùy thuc t l gia nim ước vng và s tha mãn ca mình”.

Thiên Chúa biết rõ mọi ước vọng thầm kín của chúng ta (Tv 38:10). Tác giả Thánh Vịnh cho biết: “Ngài nghe thy ước vng ca k nghèo hèn; Ngài cho h an lòng và lng tai nghe h, đ bênh k m côi và người b áp bc, khiến cho k mang thân cát bi, chng còn khng b ai” (Tv 10:17-18).

Ly Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết cu xin Con Mt Ngài cha lành “chng phong cùi” tâm hn ca chúng con. Xin dn chúng con đến vi nhng người nh bé hèn mn trong xã hi, trong Giáo Hi, đ chúng con thông cm và chia s vi h bng tm lòng chân thành vì Danh Thánh Đc Giêsu Kitô. Người là Đng hng sinh và hin tr cùng Thiên Chúa Cha, hip nht vi Chúa Thánh Thn, đến muôn thu muôn đi. Amen.

 ———–

(1) Bác sĩ Armauer Hansen, người Na-Uy, đã phát hin vi khun gây bnh phong vào năm 1873.

(2) ĐGM Cassaigne, thường được gi thân thương là Cha Sanh, thuc Hi Tha Sai Balê, đến Di Linh năm 1927. Chính ngài đã lp Tri Phong Di linh (Djiring) năm 1929. Ngài sinh ngày 30-1-1895 ti Grenade (Pháp), th phong linh mc ngày 19-2-1925. Ngài được b nhim làm giám mc chánh tòa Saigon, l tn phong giám mc din ra ti Nhà Th Đc Bà ngày 24-6-1941. Khu hiu Giám mc ca ngài là “Bác Ái và Yêu Thương (Caritas et Amor). Ngài qua đi lúc 10 gi đêm ngày 30-10-1973 và được mnh danh là “Tông Đ ca Người Cùi”.

Về mục lục

.

GIƠ TAY ĐỤNG VÀO

Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB

“Người chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào anh và bảo…”

Kể từ cái trải nghiệm nhỏ bé nhận được trong khóa học BISA VIII tại Bangkok – Thái Lan đúng vào mấy ngày Tết Nhâm Thìn, tôi đã có một cái nhìn rất khác về ‘phép lạ’ Đức Giê-su chữa người bị phong hủi.

BISA (Bishops’ Institute for Social Action) là khóa học dành cho các giám mục Á Châu về các đề tài liên quan tới phát triển con người theo Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội do OHD (Office of Human Development) thuộc FABC (Federation of Asian Bishops’ Conferences) tổ chức. Khóa VIII năm đó có sự tham dự của khoảng 30 giám mục, 10 đại biểu linh mục, giáo dân đại diện cho 18 Hội Đồng Giám Mục và 06 tổ chức quốc tế. Tôi được mời tham dự trong tư cách đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vì đề tài học tập liên quan đến các di dân và thổ dân. Khóa học được chia làm hai phần, bốn ngày dành cho chương trình thực nghiệm (immersion program) và bốn ngày cho hội nghị thuyết trình và thảo luận. Trong phần thực nghiệm, các tham dự viên được chia thành từng nhóm 4-5 người đi thực tế trong một môi trường xã hội cụ thể. Nhóm tôi gồm 04 người, trong đó có 02 giám mục, đi làm việc tại một trung tâm PCU-AIDS (Palliative Care Unit for AIDS Patient Center) tại tỉnh Sayong miền đông nam Bangkok – Thái Lan, gần biên giới Kampuchia. Công việc của chúng tôi là cùng với các y công và y tá của trung tâm chăm sóc các bệnh nhân AIDS đang trong giai đoạn cuối. Một trong các công việc tôi được trao là thay tã (tampers) và chùi rửa các bệnh nhân AIDS hoàn toàn bại liệt.

Việc phục vụ và đụng chạm trực tiếp tới những con người này (một thứ phong hủi ghê tởm hiện đại?) trong trạng thái dơ bẩn nhất của thân xác họ, đã để lại nơi tôi một ấn tượng khó quên; mọi cảm xúc tự nhiên trong mình như muốn nổi loạn, buộc tôi phải gồng mình kiềm chế. Cảm nghĩ lóe lên nhiều lần trong đầu tôi lúc đó chính là: “Ôi tình yêu nhập thể, khủng khiếp quá!” Phải, Thiên Chúa trong mầu nhiệm nhập thể đã đụng chạm trực tiếp tới tình trạng kinh tởm dơ dáy tột cùng của thể xác, nhất là của tinh thần con người (trường hợp Người giơ tay đụng vào người mắc bệnh phong cùi ghê tởm ở đây chỉ là một chút điển hình!). Và Người làm hành động này không có bất kỳ một thiết bị bảo hộ nào như tôi lúc đó, nào là khẩu trang, bao tay cao su, nào là các thiết bị y tế, nước sát trùng… và cả các tấm tã cực kỳ tiện lợi. Điều duy nhất mà Người được trang bị và sở đắc tới độ siêu đẳng (đồng thời cũng chính là điều tôi hoàn toàn thiếu thốn) đó là ‘Người chạnh lòng thương’! Thế đấy, tình yêu nhập thể thực quá cụ thể và chạm tới những ngõ ngách cùng tận và tăm tối nhất của kiếp người. Điều mà Đức Giê-su đã làm với người phong hủi xưa, Người sẽ còn tiếp tục làm mãi với từng con người nhân loại chúng ta, đặc biệt những ai cùng khổ bất hạnh, bệnh tật kinh tởm nhất, cả về mặt thể lý lẫn luân lý; bất cứ ai Người cũng chạm tới được miễn là họ biết ‘quỳ xuống và van xin…’ như người phong hủi xưa.

Và cũng từ trải nghiệm này tôi còn được học thêm một điều nữa, đó là việc chữa lành (hay phép lạ) không phải là điều quan trọng và cần nhấn mạnh nhất. Khi phục vụ tại CPU-AIDS tôi được cho biết, bệnh nhân nào tìm lại được ý chí muốn sống, người đó mới có cơ may kéo dài cuộc sống, ngược lại bệnh nhân sẽ tàn lụi vô phương cứu chữa. Tác động lớn nhất trong việc điều dưỡng không phải là thuốc men hay phương tiện y tế, mà chính là trả lại cho bệnh nhân niềm tin và hy vọng. Tôi đã thấy vài trường hợp điển hình ngay nơi các bệnh nhân AIDS mà tôi phục vụ (thay tã, đút cơm hay nắn bóp), một số họ đã bắt đầu tỏ ra có các dấu hiệu hồi phục rõ ràng. Một bệnh nhân AIDS-TB (lao phổi) nặng, bị mọi người xa tránh vì dễ lây nhiễm và nhầy nhụa, nhưng khi được tôi ân cần đút cơm và trò truyện, anh đã nở được nụ cười thật tươi sau nhiều ngày vật vã… Và bác sĩ cho biết, bệnh tình của anh đã có dấu hiệu khả quan hơn.

Thế đấy, tác giả Mác-cô viết: ‘Người chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi!” Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch…’ ôi sao mà xác thực quá! ‘Chạnh lòng thương’ còn quan trọng hơn nhiều việc Đức Giê-su lấy quyền năng mà làm phép lạ… Nói cách khác, chính ‘chạnh lòng thương’ mới là phép lạ lớn hơn hết vì nó đáp ứng trực tiếp nỗi khát vọng thâm sâu nhất của bệnh nhân phong hủi này, khi anh ta thoát khỏi tình trạng bị mọi người hắt hủi, và kể từ lúc đó chứng phong hủi của anh khởi sự tiến trình hoàn toàn biến mất.

Ôi, sức mạnh của lòng thương xót thật vô song, và mong sao mọi linh mục của Đức Ki-tô không những hiểu được điều này mà còn tham gia tích cực vào quyền năng này nữa!

Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết cảm tạ Chúa không ngừng, không phải vì các phép lạ hoặc các ơn trọng đại con nhận được, nhưng vì đã biết tín thác vào lòng Chúa xót thương. Cho dầu không thể sửa trị được hết các yếu đuối phần hồn phần xác (sẽ không bao giờ, với bất cứ ai!), con vẫn mừng vui khôn xiết vì Chúa đã chạnh thương chạm tới sự ghê tởm, thấp hèn và tội lỗi của con, qua đó trả lại cho con niềm hy vọng tràn trề và một sức sống bất tận. A-men.

Về mục lục

.

“NGƯỜI CHẠNH LÒNG THƯƠNG”

Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
  1. Người mắc bệnh phong

Bài Tin Mừng của Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta hình dung ra một người mắc bệnh phong và để cho những cảm xúc tự nhiên của chúng ta xuất hiện (ghê người, không muốn nhìn hay tiếp cận, cảm giác buồn nôn…). Chắc chắn trong chúng ta, đã có những người nhìn thấy và hơn nữa đi thăm hỏi những người phong ; nếu không, chúng ta có lẽ đã có lần nhìn thấy người bệnh phong trong phim ảnh, chẳng hạn trong phim Ben Hur.

a) Đau khổ thể lý

Bệnh phong là một những thứ bệnh khủng khiếp nhất mà loài người chúng ta mắc phải : da thịt người mắc bệnh lở loét ; khi bị nặng, vết thương sẽ lõm vào da thịt ; tình trạng mất cảm giác sẽ xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể ; sau đó các bắp thịt tiêu đi ; nếu ở giai đoạn bị nặng, các ngón tay và ngón chân sẽ rụng dần.

Chúng ta hãy cảm thông và cầu nguyện cho những người bệnh phong, và nếu có thể, chúng ta hãy giúp đỡ san sẻ. Bởi vì chính chúng ta là những người được nâng đỡ trước tiên khi chúng ta nghĩ tới những người cùng khổ. Thật vậy, khi liên đối với người cùng khổ, chúng ta sẽ tương đối hóa những nỗi khổ của chúng ta, chúng ta thấy nhẹ nhàng hơn, chúng ta có thể ra khỏi mình để hướng về những người bất hạnh hơn; và năng động này sẽ làm cho chúng ta bình an hơn để đảm nhận thân phận của mình trong niềm hi vọng.

b) Đau khổ tinh thần

Chúng ta vừa nói đến sự đau đớn tột cùng trong thân xác ; nhưng người bệnh phong còn chịu một sự đau khổ còn lớn hơn nữa là bị cách ly khỏi môi trường sống bình thường, khỏi nhà của mình, khỏi những người thân yêu, và có khi còn bị bỏ rơi luôn, không được ai nhìn nhận nữa, như Lề Luật, trong bài đọc thứ nhất, trích sách Lê-vi, truyền lệnh:

Người mắc bệnh phong phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại.

(Lv 13, 46)

Như thế, người bị bệnh vừa đau khổ trong thân xác và vừa đau khổ về tinh thần, vì thiếu tình thương và sự liên đới.

c) Đau khổ thiêng liêng

Vẫn chưa hết, theo quan niệm của Do thái giáo, bệnh phong hủi là hình phạt tiêu biểu nhất của Thiên Chúa đối với người có tội, như sách Lê-vi nói:

Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên: Ô uế! Ô uế!

(Lv 13, 45)

Tội vô hình có trong tâm hồn, Chúa cho nó hiện hình ra bên ngoài và nó xấu xa ghê tởm như là bệnh cùi. Theo quan niệm này, chúng ta có thể giả sử rằng, nếu tất cả mọi tội chúng ta đã phạm trong thầm kín mà lộ ra bên ngoài khiến người ta nhìn thấy được, có lẽ chúng ta cũng không khác người phong cùi bao nhiêu, và có khi còn ghê hơn ! Và điều này hoàn toàn đúng, vì hậu quả của tội nằm ngay trong hành vi phạm tội, không cần phải Chúa phạt ; tội, dù bé dù to, luôn để lại dấu vết nhơ uế trong tâm hồn, và làm đổ vỡ ngay trong lòng chúng ta các mối tương quan : với chính tôi, với người khác, với cộng đồng và với chính Chúa. Vì thế chúng ta cũng là những người mắc bệnh phong đầy người, nhưng vô hình.

* * *

Như vậy, nỗi đau của người bị bệnh có tới ba chiều kích : đau khổ trong thân xác, đau khổ trong tinh thần, và đau khổ vì cảm thức bị Thiên Chúa trừng phạt, và nhiều khi vì những tội gì cũng chẳng rõ hay vì những những tội chẳng đáng bị phạt như thế.

Thật ra, chúng ta cũng đã từng có kinh nghiệm tương tự : khi chúng ta bị đau, chúng ta rất nhạy cảm với sự hiện diện chăm sóc và yêu thương của người thân, và vì người thân không thể lúc nào cũng ở bên cạnh và chăm sóc chúng ta, chúng ta thường có cảm thức bị bỏ rơi, bị quên lãng, nhưng thực ra không phải như vậy ; hơn nữa, chúng ta còn có thể tự hỏi : Tại sao tôi lại ra nông nỗi này ? Đây có phải là một hình phạt của Chúa không ? Tôi đã làm gì để bị như thế này ?

 2. “Người chạnh lòng thương”

Tuy nhiên, Lời Chúa trong bài Tin Mừng của Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta ngừng đặt câu hỏi: tại sao lại bệnh tật, tại sao lại đủ mọi khổ đau, phải chăng là hình phạt? Bởi vì, càng đặt câu hỏi, chúng ta sẽ càng bị dồn vào ngõ bí và tự làm khổ mình. Hơn nữa, ma quỉ sẽ thờ cơ gieo vào lòng trí chúng ta nọc độc quên ơn và nghi ngờ, từ đó hình ảnh một hình ảnh lệch lạc về Thiên Chúa (x. St 3, 1-7).

Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy đảm nhận thân phận sinh lão bệnh tử của con người và số phận thăng trầm và đôi khi đầy tai họa của riêng mình, bằng cách thả mình vào tình thương và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, được thể hiện nơi Đức Ki-tô. Thật vậy, Ngài chạnh lòng thương người bệnh phong và chữa anh lành bệnh, một cách vô điều kiện; anh chỉ cần bày tỏ lòng ước ao thôi:

Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch. (c. 40)

Với nỗi đau khổ tột cùng như thế, nhưng người bệnh vẫn không đánh mất đi lòng ước ao, và lòng ước ao của anh thật lớn lao. Thật vậy, anh đã vượt qua mọi rào cản luật lệ để vào thành, chạy đến, sấp mặt xuống và kêu xin :

  • « Nếu ngài muốn » : lòng ước ao là như thế, một đằng hướng tới ơn huệ, nhưng đàng khác luôn tôn trọng tự do của Đấng ban ơn huệ.
  • « Ngài có thể » : lời này diễn tả lòng tín thác nơi quyền năng chữa lành của Đấng ban ơn.
  • « Làm cho tôi được sạch » : lòng ước ao hướng tới không chỉ ơn chữa lành thể xác, nhưng còn hướng tới ơn được nên « thanh sạch » trong tâm hồn.

Để đáp lại lời kêu cầu của người bệnh, Đức Giê-su đã đụng vào anh trước khi nói : « Tôi muốn anh sạch đi ». Đụng vào người cùi, thì theo luật, người ta sẽ bị ô uế cả trong thân xác lẫn tâm hồn. Như thế, Đức Giê-su đã chia sẻ nỗi đau, căn bệnh « ba chiều kích » của anh. Ngài đã mang lấy thân phận con người ở mức độ thấp nhất, cùng khổ nhất, cùng tận nhất về mọi phương diện, trước khi ban lời chữa lành : « Tôi muốn, anh sạch đi ». Và lời chữa lành của Đức Giê-su có sức mạnh giống như lời sáng tạo: “lập tức, bệnh phong biến khỏi anh”.

Chúa cũng nói với chúng ta lời chữa lành như thế, chúng ta hãy lắng nghe và cảm nghiệm hiệu quả tức thì nơi thân xác, tâm hồn, cuộc đời của chúng ta hôm nay, ngày mai và mãi mãi. Bởi vì, chúng ta, có thể nói, là những người phong hủi vô hình. Vậy, chúng ta hãy can đảm nhìn vào những « vết hủi » nơi con người chúng ta, không phải để lên án hay tuyệt vọng, nhưng để diễn tả lòng ước ao như người bệnh trong bài Tin Mừng : « Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”, và để cảm nếm lòng thương xót bao la vô hạn của Chúa, và lòng mến lớn lao đối với Chúa sẽ phát sinh từ kinh nghiệm này, như đã phát sinh nơi người phụ nữ tội lỗi (x. Lc 7, 36-50).

  1. “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta”

Trước khi nói lời chữa lành: “Tôi muốn, anh hãy được sạch”, Đức Giê-su đã chạnh lòng thương và giơ tay đụng vào người bệnh. Phép lạ chữa bệnh này mang lại cho chúng ta niềm hi vọng thật bao la cho loài người và từng người tật nguyền chúng ta. Bởi vì, như chúng ta nói ở trên, đụng vào người cùi, theo luật là bị ô uế cả trong thân xác lẫn tâm hồn. Đó chính là cách Đức Giê-su chạnh lòng thương và chữa lành chúng ta, là cách Người bày tỏ sự cảm thông và tình thương của Thiên Chúa đối với loài người đau khổ của chúng ta, với nỗi đau khổ của mỗi người chúng ta: Người không lấy đi đau khổ, nhưng mang vào mình đau khổ của loài người của chúng ta (Mt 8, 7 và Rm 8, 3 ; 2Cr 5, 21 ; Gl 3, 12).

Thật vậy, Đức Ki-tô, Ngôi Lời nhập thể, thay vì cất hết đi mọi bệnh tật của cả loài người, Ngài lại mang hết vào mình và đưa lên Thập Giá, như lời ngôn sứ Isaia đã nói:

“Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8, 17)

Trên Thập Giá, Con Thiên Chúa để cho mình bị hành hạ, thân thể của Ngài bị nát tan còn hơn cả người mắc bệnh phong. Nhưng ở nơi Ngài, đau khổ và sự chết không phải là dấu chấm hết, thân phận con người không phải đường cùng, nhưng là đối tượng của tình thương và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, và là con đường dẫn đến sáng tạo mới, đến sự sống mới, không còn bệnh tật, đau khổ, than khóc và chết chóc. Chính khi Đức Giê-su mang thương tích và bị loại trừ trên Thập Giá, là lúc tình yêu Thiên Chúa trở nên rạng người nhất, và cũng là lúc Ngài được tôn vinh, được nhận biết, được hiển linh. Như thế, trước khi đáp lời loài người đau khổ, Thiên Chúa nơi Đức Giê-su, nhận lấy đau khổ của con người làm của mình.

* * *

Và bài Tin Mừng hôm nay đã loan báo trước vinh quang lớn lao này của Đức Giê-su rồi. Thật vậy, chính khi “Ngài phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành”, nghĩa là bị loại trừ, lại là lúc, “dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người”, nghĩa là Ngài được tôn vinh và được nhận biết.

Về mục lục

.