CÁC BÀI SUY NIỆM LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA_2015

171

LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA

Lời Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21

Mục lục

1. Cưu mang và sinh hạ một thế giới mới  (Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt)

2. Mẹ Thiên Chúa  (Gm. Arthur Tonne)

3. Mẹ Maria, Mẹ của chúng sinh  (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

4. Thánh Maria Mẹ Chúa Trời  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí, Gp. Xuân Lộc)

5. Thánh Maria Đức Mẹ ChúaTrời   (Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)

6. Ôi kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa  (Jos. Vinc. Ngọc Biển)

7. Đức Maria – Nữ Vương HòaBình  (Trầm Thiên Thu) 

8. Mẹ Đức Vua Hòa Bình  (AM. Trần Bình An) 

9. Quà tặng Giêsu  (Lm. Jos. DĐH. Gp. Xuân Lộc)

10. Ngọt ngào tình Mẹ  (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

11. Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa  (Lm. Antôn, giáo xứ thánh Giuse, Tulsa)

12. Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa làm người  (Lm. Giuse Đỗ Đức Trí. Gp. Xuân Lộc)

13. Tình Mẹ  (Trầm Thiên Thu)

14. Nữ Vương Hòa Bình  (Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)

 

.

CƯU MANG VÀ SINH HẠ MỘT THẾ GIỚI MỚI

Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt

Các mục đồng vào hang đá và nhận thấy một Hài Nhi sơ sinh nằm trong máng cỏ. Hài Nhi Giêsu chào đời khai sinh một thế giới mới. Đức Mẹ đã sinh ra một con người mới.

Đức Mẹ sinh ra một thế giới mới để sửa chữa thế giới cũ do Evà sinh ra. Thế giới cũ của bà Evà là môt thế giới đổ vỡ. Từ chỗ bất tuân lệnh Thiên Chúa, thế giới đã đi đến chỗ bất hoà với nhau: ông Adong đổ lỗi cho bà Evà, bà Evà đổ lỗi cho con rắn. Không những bất hoà với nhau mà còn bất hoà cả với súc vật, cỏ cây, ruộng đất. Và từ chỗ bất hoà đi đến bất hạnh: Anh em Cain và Aben giết lẫn nhau. Con người phân tán, chia rẽ. Thế giới đổ vỡ này phát sinh từ lòng kiêu ngạo và thói ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình.

Thế giới mà Đức Mẹ sinh ra là một thế giới vâng phục Thiên Chúa. Chúa Giêsu hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha nên đã sinh xuống thế làm người và từ bỏ ý riêng, sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá. Đức Mẹ vâng phục thánh ý Thiên Chúa khi thưa “Xin vâng” với thiên thần. Thánh Giuse vâng phục Thiên Chúa nên trở về nhận Đức Mẹ làm bạn. Các mục đồng vâng theo lời thiên thần đến hang Bêlem tìm Chúa. Ba Vua vâng phục theo ánh sáng ngôi sao đến thờ lạy Chúa.

Thế giới mà Đức Mẹ sinh ra là một thế giới hài hoà. Sự hài hoà không phải chỉ có giữa Chúa Giêsu với Đức Mẹ và Thánh Giuse. Cảnh Chúa Giêsu nằm giữa thiên nhiên, trong hơi ấm của bầy chiên bò, với đoàn mục đồng và Ba Vua quây quần chung quanh nói lên một thế giới chung sống hoà bình. Chúa sống hoà hợp với trời đất, với con người và với thiên nhiên. Con người sống hoà hợp với Chúa và với nhau.

Thế giới mới mà Đức Mẹ sinh ra là một thế giới quên mình. Chúa Giêsu đã quên địa vị mình là Thiên Chúa để xuống ở với nhân loại. Chúa Giêsu đã quên mình là Đấng thánh thiện để đến với người tội lỗi. Chúa đã quên mình là Thầy, là Cha, nên quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ, các con cái của mình. Và nhất là Chúa đã quên mình là vô tội đến nỗi sẵn lòng hiến thân chịu chết cho loài người tội lỗi. Thánh Giuse và Đức Mẹ quên mình để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Mục đồng quên mình, giữa đêm khuya lạnh lẽo, bỏ giấc ngủ đến tìm Chúa. Ba Vua quên mình bỏ nhà cửa tiện nghi, lên đường, chịu vất vả khó nhọc đến thờ lạy Chúa. Sự quên mình, quan tâm lo lắng chăm sóc cho người khác đã khai sinh một thế giới mới chan chứa tình yêu thương và ấm áp sự hoà thuận. Đó chính là cảnh thái bình đáng mong ước.

Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, với mong muốn thế giới luôn được sinh lại, được đổi mới. Chỉ khi sinh lại trong Chúa và trong Đức Mẹ, thế giới mới thực sự có hoà bình.

Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, với mong muốn đặt thế giới vào tay Đức Mẹ để thế giới luôn được sinh lại, được đổi mới. Chỉ khi sinh lại trong Chúa và trong Đức Mẹ, thế giới mới thực sự có hoà bình.

Ngày đầu năm mới, Giáo Hội cầu nguyện cho hoà bình thế giới, mong ước con người hãy biết sống hài hoà với nhau trong vâng phục Thiên Chúa, trong quên mình vì người khác để có một nền hoà bình thực sự trường cửu. Vì hoà bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh nhưng còn là con người sống hài hoà trong tình tương thân tương ái.

Ngày đầu năm mới, Giáo Hội cũng mời gọi tất cả mọi người chúng ta hãy cùng với Đức Mẹ cưu mang và góp phần sinh hạ một thế giới mới. Cưu mang chắc chắn phải nặng nhọc. Sinh hạ chắc chắn phải đớn đau. Nhưng nếu mỗi người đều noi gương Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Thánh Giuse, Ba Vua, các mục đồng và cả súc vật trong hang đá Bêlem biết vâng phục Thiên Chúa, biết sống hài hoà và quên mình thì mới mong kiến tạo được một nền hoà bình viên mãn.

Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con trở nên con người mới, góp phần cưu mang và sinh hạ một thế giới mới như lòng Chúa mong ước. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

  1. Bạn có mơ ước một thế giới mới không? Thế giới đó phải bắt đầu từ đâu trước? Từ chính bạn hay từ người khác?
  2. Thế giới của Đức Mẹ có gì khác thế giới của bà Evà?
  3. Đầu năm mới này, bạn dự tính làm gì để đổi mới thế giới chung quanh bạn?

Về mục lục

.

MẸ THIÊN CHÚA

Gm. Arthur Tonne

Ngày 20 tháng giêng 1961 John Kennedy làm Tổng Thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Một người Công Giáo đầu tiên giữ chức vụ chóp bu. Trong ngày nhậm chức, có mặt tất cả dòng họ Kennedy, cùng bà mẹ đứng một chỗ danh dự. Vào lúc John Kennedy thề nhậm chức và trở thành Tổng Thống thì Rose Kennedy trở thành Mẹ của Tổng Thống.

Khi bà sinh John vào năm 1917, Bà đã cho đất nước Hoa kỳ một con người mà sau này làm Tổng Thống. Bà không sinh ra một con người Tổng Thống. Nhưng thật sự và đúng là mẹ của một Tổng Thống.

Một cách tương tự, nhưng không y hệt như thế, chúng ta xưng tụng Đức Nữ đồng trinh là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đã sinh ra Chúa Giêsu Kitô đấng vừa là Thiên Chúa vừa là Người. Đức Maria không sinh ra Chúa là Chúa. Đức Maria cũng không phải là Chúa hay Bà Chúa. Mẹ là một con người có hạn, được vinh dự dâng hiến bản tính nhân loại cho Ngôi Con trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Qua Mẹ, Đức Giêsu là một người thật và cũng là Thiên Chúa thật. Đó là chân lý chúng ta mừng lễ hôm nay. Ngày đầu năm dương lịch.

Tại sao chúng ta công khai tung hô Maria là Mẹ Thiên Chúa ngay sát lễ giáng sinh? Lý do rất tự nhiên khi chúng ta thăm một em bé mới sinh, dễ nhiệm chúng ta muốn biết sức khoẻ của em, Em nặng mấy ký và em giống ai. Thế rồi bao giờ chúng ta cũng muốn biết về sức khoẻ của người Mẹ. Cả tuần nay chúng ta ngắm nhìn Chúa Hài Đồng trong Máng cỏ. Hôm nay chúng ta có lý do hướng về Mẹ của Ngài.

Một lý do khác nữa: trong ngày đầu năm, chúng ta cầu chúc cho nhau năm mới vui tươi, hạnh phúc. Nghĩa là chúng ta hy vọng và cầu xin cho bạn bè, những người thân yêu được một năm thánh thiện để họ biết Chúa Kitô nhiều hơn, yêu mến người nồng nàn hơn và phụng sự người trung thành hơn như Đức Mẹ đã làm. Để được như vậy không có gì giúp ta, hơn sự thúc đẩy và trợ giúp của Người Mẹ ấy, Chúa Giêsu và tôn kính mẹ, Người cũng muốn chúng ta yêu và Tôn kính Mẹ của Người.

Chúng ta có thể gợi một so sánh nữa; John Kennedy đã tham dự Thánh lễ vào buổi sáng ông nhậm chức. Ông làm thế để cám ơn Mẹ ông. Bà đã dự Thánh lễ mỗi ngày từ khi bà kết hôn. Mẹ Tổng Thống Kennedy đã chứng kiến cái chết rùng rợn của con bà, cũng thế Mẹ Thiên Chúa cũng chứng kiến cảnh tượng đóng đinh ghê sợ của Con Mẹ. Cái chết của Chúa Kitô được tái diễn trên bàn thờ này mọi ngày. Chúng ta hãy làm cho Thánh lễ thêm quan trọng hơn trong ngày đầu năm này và bạn sẽ Thánh và hạnh phúc trọn một năm. Hãy xin Thiên Chúa, nhờ Thánh lễ này cho bạn và những người thân yêu của bạn sự phù giúp bạn cần, để làm cho năm nay hạnh phúc.

Bạn đặc biệt để ý tới lời kinh nguyện Thánh Thể II “xin cho chúng con xứng đáng hưởng sự sống đời đời cùng với Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa” sau Thánh lễ bạn hãy tìm tới máng cỏ và nhớ tới Mẹ Thiên Chúa. Mẹ sẽ thực hiện lời chúc mừng và cầu xin của tôi cho tất cả các bạn.

Năm mới hạnh phúc cho mọi người. Amen.

Về mục lục

.

MẸ MARIA, MẸ CỦA CHÚNG SINH

Lm. Jos Tạ duy Tuyền

Khi nói đến tình yêu và sự hy sinh của một người mẹ, cha ông ta đã nói rằng:        

Ðố ai đếm được lá rừng,
Ðố ai đếm được mấy từng trời cao
Ðố ai đếm được những vì sao,
Ðố ai đếm được công lao mẫu từ”.

 Thế nhưng, lá cây trong rừng dẫu nhiều cũng không thể sánh bằng công ơn của mẹ. Sao trên trời thật khó đếm, nhưng công ơn của mẹ lại càng khó đếm hơn những vì sao.
Người mẹ đã “mang nặng đẻ đau”, chịu nhiều hy sinh thiệt thòi cho con cái khôn lớn chẳng hạn như: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, sinh lực hao mòn, nặng nhọc gánh chịu, làm sao ta có thể quên được tình mẹ bao la như biển cả ấy:

Nhớ ơn chín chữ cù lao
Ba năm nhủ bộ biết bao nhiêu tình”.

Tình ở đây là tình mẹ thương con. Tình thương ấy thật bao la, bát ngát, nên mỗi khi mẹ cất tiếng ru con thì đời con thêm nồng ấm, bình an:

Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học mẹ đi trường đời”.

Vâng, tình yêu của mẹ là tình yêu cao vời trên chín tầng mây và mênh mông như biển cả thái bình. Có lẽ chẳng có bút mực nào có thể kể hết những công lao, những hy sinh người mẹ đã phải chịu từ khi cưu mang cho đến khi nuôi con khôn lớn:
     

     – Chim trời ai dễ đếm lông,
        Nuôi con ai nỡ kể công tháng ngày.
      – Lên non mới biết non cao,
        Nuôi con mới biết công ơn mẫu từ.

Vì thế, trong đạo hiếu làm con, và những ai có lương tri đều hiểu rất rõ và sâu xa câu ca dao nói về tình mẹ: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” – Để dù là ai đi chăng nữa, khi đã lớn khôn và thành gia thất họ đều cảm nghiệm rất rõ điều mà người ta nói về mẹ:

Con đi trọn kiếp con người
Cũng không qua nổi những lời mẹ ru

Mẹ Maria với vai trò của một người mẹ, Mẹ cũng nếm trải những gian truân qua từng giai đoạn lớn khôn của con của Mẹ. Mẹ đã sinh ra Chúa trong thiếu thốn tư bề. Mẹ cũng lo lắng cho sự an nguy của con khi bạo chúa tìm cách giết con Mẹ. Mẹ cũng “thức trọn năm canh” để lo cho con ngủ trong lúc giá rét mùa đông và trong khi chạy tị nạn bên Ai – Cập. Mẹ luôn sát cánh bên con không chỉ giai đoạn tuổi thơ mà cả khi khôn lớn. Mẹ luôn đồng hành với con yêu quý. Mẹ cũng từng bôn ba tìm con khi trẻ thơ bị lạc trong đền thờ. Mẹ đã đi sát bên Chúa qua đỉnh đồi Calve để cùng hiệp thông đau khổ cứu độ trần gian.
Có lẽ, hiểu được tấm lòng của Mẹ và vai trò của Mẹ nên Chúa Giê-su trước khi kết thúc tháng ngày dương gian, Ngài đã trao ban Mẹ Maria cho nhân loại chúng ta. Qua Gioan, Chúa Giê-su muốn gởi gắm nhân loại qua bàn tay chăm sóc của Mẹ Maria. Từ nay Mẹ Maria nhận chúng sinh là con của Mẹ. Mẹ tiếp tục đồng hành với các con của Mẹ qua mọi thời đại. Mẹ sẽ lo liệu cho con cái của Mẹ luôn no đầy ân phúc bởi trời. Mẹ sẽ luôn cùng chúng sinh đi qua những đỉnh đồi của thương đau trong kiếp sống nhân trần.
Điều này Mẹ đã thể hiện qua những lần Mẹ hiện ra trên khắp thế giới. Nơi nào có chiến tranh, ly tán. Mẹ hiện ra để hoà giải và quy tụ con cái trở về. Nơi nào có bách hại. Mẹ sẽ hiện đến để bảo vệ, chở che. Nơi nào có khóc lóc thở than. Mẹ sẽ hiện diện để ủi an nâng đỡ. Nơi nào thiếu thốn tư bề. Mẹ sẽ ngự trị ban cho cuộc sống phồn vinh.
Có thể nói, người mẹ trần thế hay người Mẹ thiên quốc đều là bảo ngọc châu báu mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Không có Mẹ con cái sẽ không thể lớn nổi thành người. Không có mẹ con cái sẽ thiếu đi hơi ấm của tình thương. Vì thế, nếu trong đời sống thể lý khi con mất Mẹ là một mất mát vô cùng to lớn thì trong đời sống thiêng liêng cũng thật bất hạnh cho những ai lạc xa mất Mẹ. Hiểu được giá trị của Mẹ, nữ thi sĩ Xuân Tâm đã trải lòng mình qua bài thơ “Mất Mẹ” mà chính tác giả đã trải qua như sau:

“Năm xưa tôi còn nhỏ,
Mẹ tôi đã qua đời.
Lần đầu tiên tôi hiểu,
Thân phận kẻ mồ côi”.
“Quanh tôi ai cũng khóc,
Im lặng tôi sầu thôi,
Để dòng nước mắt chảy,
Là bớt khổ đi rồi…”.
“Độ nhỏ tôi không tin,
Người thân tôi sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất”.
“Từ nay tôi hết thấy
Trên trán mẹ hôn con
Những khi con phải đòn
Đau lòng mẹ la lẫy”.
“Kìa nhà ai sung sướng
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm mẹ con không có
Khi buồn biết trốn đâu”.
Hoàng hôn phủ trên mộ,
Chuông chùa lạnh rơi rơi,
Tôi thấy tôi mất mẹ,
Mất cả một bầu trời!”.

Hôm nay lễ Mẹ Thiên Chúa, là dịp nhắc nhở chúng con có một người Mẹ trên thiên quốc. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa nhưng cũng được Chúa ban Mẹ cho chúng ta. Cuộc đời chúng ta không bao giờ vắng Mẹ. Vui buồn sướng khổ trong cuộc đời chúng ta luôn có Mẹ. Mẹ luôn theo sát chúng ta trong từng khó nguy dòng đời. Mẹ cùng chúng ta đi qua những thăng trầm của dòng đời. Chúng ta hãy cám ơn Mẹ đã thương nhận chúng ta làm con của mẹ. Chúng ta cám ơn Mẹ đã luôn bảo vệ chở che cho từng người chúng ta. Xin cho chúng ta đừng bao giờ để lạc mất Mẹ, nhưng luôn bám vào tà áo Mẹ để được nâng đỡi ủi an.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã từng bao bọc chở che cho Ngôi Hai Thiên Chúa. Xin Mẹ cũng đoái thương đến từng người chúng con. Xin Mẹ luôn bảo vệ và nâng đỡ chúng con. Xin cho chúng con luôn chạy đến cùng Mẹ, luôn kêu cầu Mẹ: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con hôm nay và trong giờ lâm tử. Amen.

Về mục lục

.

THÁNH MARIA MẸ CHÚA TRỜI

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Các báo trong những ngày qua có chuyên mục điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất trong năm 2015, hầu hết đều đăng lại tấm hình cậu bé ba tuổi người Sirya bị chết đuối, nằm sấp trên bờ biển như một thiên thần gẫy cánh. Em là một trong 12 người tỵ nạn đang tìm cách từ Sirya chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ. Khi bức hình được đăng lên lần đầu, đã gây xúc động mạnh và có ảnh hưởng đến cộng đồng thế giới. Liền sau đó là những cuộc thương thuyết để các quốc gia lân cận mở cửa khẩu đón nhận làn sóng người tỵ nạn. Tại Vatican, Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các quốc gia, các gia đình, các giáo xứ mở rộng cửa để đón những người tị nạn này. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha và các nguyên thủ quốc gia, các nước Châu Âu đã đón nhận hàng triệu người nhập cư tị nạn, trốn chạy khỏi quân IS, giúp đỡ họ qua cơn khó khăn.
Cũng trong dịp cuối năm, các báo cũng tổng kết về các quốc gia và các nhân vật đã có những đóng góp to lớn vào tình hình trật tự và giúp tăng triển thế giới. Trong danh sách các quốc gia không có đóng góp gì cho thế giới có hai nước lớn đó là Trung Quốc và Nga. Theo tiêu chuẩn của thế giới, một doanh nhân thành công hoặc một quốc gia được coi là giàu có hoặc gọi là cường quốc không phải vì những trang bị quân sự hay thế mạnh kinh tế, mà là ở việc người đó, quốc gia đó có quan tâm và đóng góp cụ thể vào việc phát triển cộng đồng thế giới hay không.
Một năm cũ đã trôi qua với đầy bạo lực, chiến tranh, khủng bố, giết chóc, nghèo đói, thiên tai. Hôm nay, chúng ta cùng với nhân loại bước vào năm mới 2016. Giáo Hội Công Giáo dành ngày đầu năm mới để cử hành và cầu nguyện cho hoà bình thế giới và mừng kính Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu – Hoàng Tử Bình An. Trong ngày cầu cho hoà bình thế giới năm nay, Đức Thánh Cha đã gửi đến mỗi chúng ta và toàn thế giới một Sứ điệp Hoà bình với chủ đề : CHIẾN THẮNG SỰ DỬNG DƯNG, CHINH PHỤC HOÀ BÌNH.
Trong sứ điệp này, Đức Thánh Cha cảnh báo lối sống dửng dưng không chỉ nơi các cá nhân, nhưng nó còn đang thể hiện nơi các nhóm, các tổ chức, các quốc gia và quốc tế. Sự dửng dưng thể hiện qua thái độ lạnh lùng, vô cảm trước những nỗi đau của anh chị em, nhắm mắt làm ngơ không muốn ra tay giúp đỡ khi anh em gặp những hoàn cảnh khó khăn. Lối sống dửng dưng còn thể hiện qua việc thấy những bất công xấu xa mà không lên tiếng, thấy những điều tốt đẹp cao thượng mà không cảm phục, ngưỡng mộ ; làm điều sai, điều xấu, trái với lương tâm mà không xấu hổ. Lối sống dửng dưng này là hệ quả của lối sống dửng dưng đối với Thiên Chúa, họ đã loại trừ Thiên Chúa ra khỏi tâm hồn và đề cao lối sống duy vật hưởng thụ, tự thoả mãn với chính mình.
Không chỉ loại trừ lối sống dửng dưng, Đức Thánh Cha còn mời gọi chúng ta phải chinh phục hoà bình, góp phần mình đem đến hoà bình cho nhân loại. Có thể nhiều người nghĩ rằng, một mình tôi thì làm gì được cho hoà bình thế giới ? Hoà bình không chỉ là không có chiến tranh, không tiếng súng, nhưng hoà bình phải bắt đầu bằng một tình trạng tâm hồn bình an, vui tươi, không hận thù, không oán giận. Như thế, việc xây dựng hoà bình trước hết là xây dựng lại mối liên hệ của mỗi người đối với Thiên Chúa. Vì chỉ khi chúng ta có một tâm hồn trong sạch, một lương tâm trong sáng trước mặt Thiên Chúa, chúng ta mới có được cái tâm bình an. Kế đến, việc xây dựng hoà bình cần khởi đi từ trong mỗi gia đình, vì gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội. Gia đình bình an thì xã hội và thế giới sẽ an bình, gia đình êm ấm, thuận hòa, hạnh phúc thì thế giới sẽ yên ổn, hạnh phúc.
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy một hình ảnh hết sức an bình ấm cúng, đó là hình ảnh của gia đình Giuse, Maria và Hài Nhi Giêsu. Các người chăn chiên khi được thiên thần báo tin đã hối hả tìm đến Belem. Điều họ gặp thấy là một khung cảnh rất đỗi bình thường và bình dị. Họ thấy ông Giuse, bà Maria và Hài Nhi mới sinh được đặt nằm trong máng cỏ. Một gia đình không của cải tiền bạc, không xa hoa quyền lực, thiếu thốn của cải vật chất, nhưng lại dư tràn bầu khí thánh thiện, ấm áp và bình an, một gia đình không ồn ào nhưng sâu lắng trong tinh thần đạo đức. Lý do cốt lõi khiến cho gia đình của Giuse và Maria luôn giữ được sự bình an giữa cuộc sống đầy sóng gió là do Gia đình này luôn có Chúa Giêsu ở với gia đình và là trung tâm của gia đình. Vì thế, mọi công việc và cả đời sống của Giuse và Maria đều quy về Chúa Giêsu, phục vụ Chúa Giêsu là người con và cũng là Thiên Chúa ở trong gia đình.
Thư Galát đã cho thấy, để đem đến cho thế giới ơn cứu độ, bình an và giải thoát, Thiên Chúa đã không quan tâm đến địa vị thế giá của Ngài. Ngài đã có sáng kiến và đã đi bước trước trong việc nối lại mối liên hệ giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người : Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ. Mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người đã bị cắt đứt bởi sự kiêu căng của con người là Ađam Eva, khi ông bà đã tự mình quyết định tương lai, muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi tâm hồn và muốn thống trị thế giới bằng quyền lực cá nhân. Chính từ sự kiêu căng đó đã dẫn con người rơi vào tình trạng mất bình an, thù oán lẫn nhau.
Đức Giêsu đã đến không chỉ để nối lại mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người, hòa giải con người với nhau và với vũ trụ, mà còn qua cái chết của Ngài, Ngài đã hoán đổi cho chúng ta được làm con Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Abba : Cha ơi ! Vì cùng được gọi Thiên Chúa là cha, chúng ta phải sống tình anh em huynh đệ trong cùng một gia đình của Thiên Chúa, cùng chung tay xây dựng hoà bình trong tâm hồn và trong thế giới, góp phần làm cho vũ trụ và cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Chủ đề của sứ điệp Hoà Bình năm nay là Chiến thắng sự dửng dưng, chinh phục hoà bình. Đức Thánh Cha cho thấy cả hai công việc này đều đòi phải nỗ lực, cố gắng liên tục từ bên trong mỗi người đến những việc làm cụ thể bên ngoài.
Sự dửng dưng mang rất nhiều hình thức, nó không chỉ là việc làm ngơ trước đau khổ của anh em, nhưng trong đời sống đạo cũng như đời sống cá nhân, gia đình, nó đang ẩn hiện dưới nhiều hình thức khác. Nơi cá nhân, nhiều người đã để đời sống của mình thiếu vắng chiều sâu nội tâm, thiếu dấn thân, thiếu cố gắng và làm ngơ trước trước sự nhắc bảo, góp ý của người khác. Ở nơi gia đình, nhiều cha mẹ lấy lý do tôn trọng tự do của con cái để nhắm mắt làm ngơ trước sự sai trái của con cái mình, hoặc sống vô trách nhiệm với vợ, chồng, với con cái và gia đình. Trong đời sống giáo xứ, sự dửng dưng thể hiện qua sự khiêm nhường giả tạo, không cộng tác vào việc chung, nhưng lại dễ dàng chỉ trích, soi mói. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta phải chiến thắng tất cả các hình thức dửng dưng này, thì mới có thể bắt tay vào việc xây dựng hoà bình.
Việc xây dựng hoà bình là một nỗ lực liên tục của từng người, từng gia đình, góp phần làm cho cuộc sống của gia đình, của cộng đoàn và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, vui tươi hơn và đáng sống hơn. Muốn vậy, trước hết cần xây dựng lại tương quan với Thiên Chúa, kế đến là nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng niềm vui ơn thánh Chúa qua đời sống cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, nhất là Bí tích Giải tội và Thánh Thể. Qua Bí tích Giải tội, chúng ta sẽ cảm nhận được bình an của ơn tha thứ ; qua Bí tích Thánh Thể, chúng ta đón nhận và học được bài học yêu thương trao hiến và phục vụ, từ đó chúng mới có thể đem bình an đến cho anh em.
Hãy xây dựng hoà bình cho gia đình, tháo dỡ những ngòi nổ chiến tranh là những giận hờn, căng thẳng, cãi vã ; hãy bước đến với nhau để đối thoại, để hiểu nhau, thông cảm cho nhau. Hãy loại trừ những cuộc chiến tranh lạnh trong gia đình, trong cộng đoàn là sự giận dỗi, sự im lặng lạnh lùng khiến cho bầu khi gia đình u ám căng thẳng. Cần loại trừ cả những cuộc chiến phân chia biên giới trong gia đình, khi cha mẹ, con cái đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau. Chắc chắn không có ai là người chiến thắng trong những cuộc nội chiến của gia đình, tất cả đều là kẻ thua, nhưng kẻ bị thiệt hại, tổn thương nhiều nhất trong những cuộc chiến dai dẳng ấy chính là con cái.
Xin Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Hoà Bình giúp mỗi chúng ta vượt thắng được thói dửng dưng ích kỷ, để biết quan tâm giúp đỡ anh chị em đang cần chúng ta. Nhờ biết sẵn sàng phục vụ, chúng ta trở thành những sứ giả xây dựng hoà bình cho thế giới và gia đình hôm nay. Amen.

Về mục lục

.

THÁNH MARIA ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Tám ngày sau lễ sinh nhật của Đức Giêsu Chúa chúng ta, Giáo hội mời gọi con cái mình cử hành lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, vì nhờ Mẹ, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta.

Đức Maria Mẹ của Lòng Thương Xót

Không có gì lạ, khi có người đặt câu hỏi: chúng ta có nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa không? Vì nếu Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, thì chẳng lẽ Đức Maria, Đấng đã hạ sinh Chúa Giêsu lại không phải là Mẹ Thiên Chúa? […]

Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, có hồn có xác. Thánh Công đồng Nicêa dạy, chính Con duy nhất của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, đồng bản thể với Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, và tất cả tồn tại trong Người, vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, nhập thể, làm người, chịu chết, đã sống lại, và Người sẽ lại đến trong vinh quan để phán xét; Công đồng tuyên phán: chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, giống Chúa Cha. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi sánh sáng, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha… Nên Đức Maria vừa được gọi là Mẹ Chúa Kitô, và Mẹ Thiên Chúa nữa.

Đức Maria đã được các giáo phụ ca ngợi, đặc biệt là thánh Ambrôsiô thành Milan (thế kỷ IV) khi nói : “Đức Maria là Đền Thờ của Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa của Đền Thờ”. Thánh Ignatiô thành Antiokia (+ 110) là người đầu tiên nên tên Đức Maria sau các sách Tin Mừng : “Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã được Đức Maria cưu mang trong lòng theo nhiệm cục cứu độ” và “ Đức Giêsu cũng được sinh ra bởi Đức Maria và bởi Thiên Chúa”.

Tại Đông phương, kể từ năm 350, người ta đã gán cho Đức Maria tước hiệu là “Mẹ Thiên Chúa”, tuyên dương Mẹ là “ Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể ”. Như thánh Grégoire de Nazianze (330 – 390) đã viết: “Đức Kitô sinh bởi một Trinh Nữ, người nữ ấy là Mẹ Chúa Kitô”.

Vì thế, trong bối cảnh của Năm Thánh Lòng Thương Xót, nếu Chúa Giêsu là Lòng Thương Xót của Chúa Cha, sinh bởi Đức Maria, thì chúng ta cũng có thể gọi mà không sợ sai lầm rằng: Đức Maria là Mẹ của Lòng Thương Xót.

Ngày cầu cho hòa bình

Ngày đầu năm mới, Giáo hội cửa hành lễ Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Lòng Thương Xót với niềm hân hoan vui vẻ, và cầu nguyện cho thế giới được hòa bình. Cả hai sự kiện này cùng diễn ra khi chúng ta đang cử hành lễ Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Vua Thái Bình (Is 9, 5) sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, Hòa Bình đích thực của chúng ta! Để cầu chúc cho nhau, chúng ta mượn lời sách Dân Số: “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em” (x. Ds 6,26). Còn món quà nào cao quí hơn là chính Con Thiên Chúa, Đấng là Hoàng Tử Bình An được Chúa Cha ban tặng cho chúng ta. Hoà bình là món quà Thiên Chúa ủy thác cho con người. Vì lòng thương xót, Thiên Chúa đã “ban Người Con duy nhất của Ngài” cho nhân loại (Ga 3,16). Thiên Chúa đã nhận lấy dung mạo của một con người và Thiên Chúa tỏ dung mạo thương xót của Ngài trong Người Con của Đức Trinh Nữ Maria, đến đem bình an cho nhân thế.

Thế giới hiện nay, con người ngày càng trở nên vô cảm, không dấn thân và khép kín. Hòa bình bị đe dọa bởi sự thờ ơ trên mọi bình diện của cuộc sống. Con người bị đầu độc bởi các chủ nghĩa tiêu thụ và khoái lạc, bởi sự giàu có và xa hoa, bởi thói tự cao tự đại, con người thường quá tàn nhẫn với nhau, loại trừ nhau bằng nhiều cách

Vì muốn mang đến cho nhân loại tình yêu, bình an và hạnh phúc. Thiên Chúa tự trở nên Hài Nhi bé bỏng, giống một em bé sơ sinh. Chính trong sự nhỏ bé, thơ ngây, khiêm nhường và tha thứ ấy, Thiên Chúa đã biểu lộ sức mạnh vô biên. Đó là sức mạnh của Lòng Thương Xót.

Lòng Thương Xót sinh ra được bọc trong khăn vải, đặt nằm trong máng cỏ, với ánh mắt ngây thơ, tâm hồn trong trắng, đang giang rộng vòng tay, ở giữa các mục đồng và đoàn súc vật, một khung cảnh hòa bình. Cho thấy con người sống hài hoà với Thiên Chúa, với thiên nhiên vạn vật và với nhau. Mang đến cho nhân loại một kỷ nguyên hòa bình. Lòng Thương Xót là phương thuốc chữa lành vết thương. Là nhịp cầu xây dựng tình người. Là phương án cho thế giới mới bạo lực, chiến tranh và khủng bố. Lòng Thương Xót nhập thể mang lại cho thế giới sự bình an bất tận.

Quả thật, sẽ không có hoà bình nếu không  có công lý, và sẽ không có hoà bình nếu không có sự tha thứ. Để xây dựng một thế giới hòa bình, chúng ta phải đánh bại sự thờ ơ: đó là vun trồng nền văn hóa liên đới và lòng thương xót. Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện tình huynh đệ cả bên trong gia đình các quốc gia gồm ba điểm: thứ nhất, đừng lôi cuốn các dân tộc khác vào các xung khắc hay chiến tranh; thứ hai, xoá bỏ nợ nần quốc tế cho các nước nghèo hơn và tạo thuận tiện cho một việc quản trị  có thể chịu đựng nổi; và thứ ba, áp dụng các đường lối chính trị cộng tác tôn trọng các giá trị của các dân tộc địa phương, và không làm tổn hại quyền của các trẻ em được sinh vào cuộc sống (x. Sứ điệp Hòa Bình 2016).

Các kitô hữu cũng được mời gọi kiến tạo hòa bình bằng cách, khiến cho tình yêu, sự cảm thông, lòng thương xót và tình liên đới biến thành một chương trình đích thật của cuộc sống, một kiểu hành xử trong các tương quan với nhau, nghĩa là thương xót như Thiên Chúa Cha, cải thiện môi trường sống, bắt đầu từ gia đình mình, hàng xóm đến nơi làm việc của mình (x. Lc 6,36).

Lạy Chúa Giêsu, Hoàng Tử Bình An ban cho thế giới được hòa bình và hòa hợp giữa các dân tộc.

Nữ Vương Bình An, cầu cho chúng con. Amen.

Về mục lục

.

ÔI KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA

Jos. Vinc. Ngọc Biển

Tước hiệu Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa đã trở thành quen thuộc và cốt lõi của niềm tin Kitô Giáo. Tuy nhiên, qua tước hiệu này, nhiều người cho rằng đây là một điều ngược ngạo, phạm thượng, lộng ngôn, bởi vì dựa trên suy tư của con người, một thụ tạo thì không thể trở thành mẹ của Đấng tạo thành được! Hơn nữa, xét theo góc độ tự nhiên, Mẹ chỉ sinh ra Đức Giêsu về mặt nhân tính, còn thiên tính thì Đức Giêsu là Ngôi Lời, có từ đời đời. Mặt khác, Mẹ cũng không sinh ra Thiên Chúa Ba Ngôi!

Vậy khi người Công Giáo tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, liệu có phải là điều trái khuấy và thái quá không? Đâu là nguyên lý khi Giáo Hội tuyên tín và mời gọi con cái của mình tôn kính Mẹ Maria như vậy?

  1. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa

Trước tiên, chúng ta cần khởi đi từ góc độ tự nhiên: đã là con người, ai cũng phải được sinh ra bởi người phụ nữ. Vì thế, không ai hiện hữu trên trần gian này mà lại không có một người mẹ. Đây là quy luật mà Thiên Chúa đã an bài quan phòng. Dù bạn là vua chúa hay bậc thứ dân; dù là giàu hay nghèo… tắt một lời, bạn có là ai đi chăng nữa thì vẫn không thể khác đi được!

Ai là người sinh thành ra ta, người đó là mẹ ta. Mặc dù mẹ chỉ sinh ra chúng ta về mặt thể xác, nhưng trên phương diện toàn thể, mẹ là mẹ của “nhân linh ư vạn vật”, tức là mẹ theo nghĩa cả xác và hồn.

Theo cách hiểu trên, chúng ta sẽ đi thêm một bước nữa để thấy việc Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa như thế nào?

Khi Thiên Chúa yêu thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của mình cho nhân loại, thì Người cũng muốn để con của mình được sinh ra bởi một người phụ nữ. Vì thế, Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Maria và trang bị cho Mẹ ân sủng kỳ diệu, để Mẹ trở nên Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, cũng  như nhiều ân huệ khác nữa…

Tất cả đều chuẩn bị cho Mẹ xứng đáng đảm nhận hồng ân cao quý là trở thành người cưu mang và sinh ra Đấng Cứu Thế làm người. Đặc ân kỳ diệu này đã được thánh Bonaventura ca tụng: “Chức làm Mẹ Thiên Chúa là to lớn phi thường nhất Thiên Chúa có thể ban cho một loài thụ tạo”; và được bà Isave thốt lên: “Bởi đâu tôi được ơn trọng này là Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi” (Lc 1,43).

Tuy Mẹ Maria chỉ sinh ra Đức Giêsu về mặt tự nhiên, thể lý, tức là nhân tính, Mẹ không phải là người tác sinh Thiên Tính nơi Đức Giêsu, nhưng Mẹ lại được gọi là Mẹ Thiên Chúa, bởi vì nơi Ngôi Vị Đức Giêsu, về mặt Thiên Tính, thì từ đời đời Ngài đã là Ngôi Lời Thiên Chúa, nay nhờ sự kết hợp của Mẹ Maria, bản tính tự nhiên kết hợp với bản tính siêu nhiên, trở thành Ngôi Vị cực thánh là Thiên Chúa Ngôi Hai làm người.

Vì thế, dù Mẹ là Mẹ theo bản tính nhân loại, nhưng cũng là Mẹ Thiên Chúa, bởi lẽ Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật. Là người thật, Ngài giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi; là Thiên Chúa thật, Ngài có từ đời đời, Ngài là Đấng Tự Hữu, cùng bản thể với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

Như vậy, những gì thuộc về nhân tính nơi Đức Giêsu thì cũng thuộc về Thiên Tính nơi Ngôi Lời Thiên Chúa. Mẹ Maria sinh ra Đức Giêsu thì cũng sinh ra “Đấng Thiên Chúa làm người”.

Đây là đặc ân cao trọng vượt trên hết mọi loài thụ tạo. Thánh Tôma Aquynô đã nói về vai trò cao trọng của Mẹ như sau: “Tước vị Mẹ Thiên Chúa cao trọng hầu như vô cùng, vì Thiên Chúa không thể không cất nhắc Đức Mẹ lên bậc tốt lành và cao sang hơn được nữa” (St. Th q.25,a. 6ad 4). Vì thế, Mẹ xứng đáng muôn đời ca tụng là: “Đấng đầy ơn phúc”;“có Chúa ở cùng” cách đặc biệt.

  1. Quyền thế của Đấng là Mẹ Thiên Chúa

Với tư cách là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ trở thành Nữ Hoàng Thiên Quốc. Nếu Đức Giêsu là vua trên khắp cõi trần gian và Thiên Quốc, thì Mẹ Maria cũng có uy quyền phổ quát trong tương quan là Nữ Tỳ của Thiên Chúa Cha, thân mẫu Đấng Cứu Thế và bạn nghĩa thiết của Chúa Thánh Thần. Vì thế, uy quyền và uy lực của Mẹ trước tòa Chúa thật lớn lao, không ai trên trần gian và Thiên Quốc ngoài Thiên Chúa có thể sánh bằng! Bởi lẽ Vương Quyền của Đức Giêsu lớn lao vô hạn, tồn tại qua muôn ngàn thế hệ, thì chức vị làm Mẹ của Thiên Chúa cũng tùy vào đó và trải dài cũng vô tận.

Nhờ tước vị cao sang quyền thế đó, Mẹ Maria đã trở thành Evà mới, phát sinh Đấng Cứu Thế là nguồn sự sống, thay cho Evà cũ đã đưa nhân loại đến chỗ diệt vong.

Mặt khác, Mẹ trở thành người chuyển cầu hữu hiệu cho nhân loại mỗi khi chúng ta chạy đến với Mẹ.

  1. Sống sứ điệp ngày lễ

Mặc dù vai trò và tước vị của Mẹ Maria rất cao trọng, nhưng Mẹ luôn luôn khiêm tốn trong thân phận của một Nữ Tỳ Thiên Chúa. Mẫu gương này của Mẹ mời gọi chúng ta hãy biết khiêm nhường, bởi vì chúng ta có là gì thì cũng đều do tình thương của Thiên Chúa chứ không phải do tài đức hay công khó của mình.

Mừng lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa hôm nay, chúng ta còn được mời gọi cùng nhau xây dựng hòa bình, bởi vì Đức Maria là Mẹ của Đức Giêsu, mà Đức Giêsu là Hoàng Tử Hòa Bình, là Chúa của bình an. Lời hát của các thiên thần trong đêm giáng sinh đã mặc khải cho chúng ta biết sứ vụ của Đức Giêsu: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Vì thế, chúng ta là con cái của Mẹ trong nhiệm thể Đức Giêsu Kitô, chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi chiến tranh, xây dựng tình huynh đệ, sống liên đới và trách nhiệm với con người cũng như xã hội hôm nay; cùng nắm tay nhau để xây dựng một nền văn minh tình thương và sự sống.

Hôm nay cũng là ngày đầu năm Dương Lịch, chúng ta hãy xin Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, ban cho mỗi người chúng ta được an vui hạnh phúc, mạnh khỏe xác hồn, nhất là luôn có lòng mến Chúa và yêu tha nhân như Mẹ, để năm mới này tràn đầy tình thương và lòng nhân ái nơi môi trường và cuộc sống của chúng ta. Amen.

Về mục lục

.

ĐỨC MARIA – NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH

Trầm Thiên Thu

Hòa bình luôn đối lập với chiến tranh. Hòa bình là trạng thái không có chiến tranh, người ta không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong các mối quan hệ giữa các quốc gia, các dân tộc, các nhóm chính trị xã hội. Trong xã hội có nhiều chính đảng, hòa bình cũng được mô tả bởi mối quan hệ giữa các đảng phái luôn biết tôn trọng lẫn nhau và thực hành theo công lý. Tuy nhiên, hòa bình vẫn thường không liên tục, luôn bị gián đoạn bởi các cuộc chiến tranh – dù nóng hoặc lạnh.

Bác học Albert Einstein (1879-1955) phân tích: “Không th gìn gi hòa bình bng bo lc, hòa bình ch chó th đt được bng s thông hiu ln nhau. Văn hào Victor Hugo (1802-1885) xác định: “Hòa bình là đc hnh ca nhân loi, chiến tranh là ti ác ca nhân loi.

Trong bài thánh ca “Nữ Vương Hòa Bình”, cố NS Hải Linh tung hô Đức Mẹ: “Kính mng N Vương, N Vương Hòa Bình, N Vương Hòa Bình. Đây bao tâm hn thao thc, dân con Nước Vit nô nc…”. Lời ca tụng thật đẹp và được lồng trong giai điệu êm đềm mà vẫn thánh thót, chậm rãi mà vẫn thấy lòng rộn ràng.

Ngày 1 tháng 1 là ngày rất đặc biệt đối với thế giới, cả đạo và đời, vì đó là ngày khởi đầu năm mới. Với người Âu Tây, đó là ngày Tết; với quốc tế, đó là ngày Hòa bình Thế giới; với người Công giáo, đó là ngày lễ Mẹ Thiên Chúa – và Giáo Hội cũng mời gọi mọi người cùng tha thiết cầu cho thế giới được hưởng nền hòa bình đích thực. Hòa bình luôn cần thiết trong cuộc sống, riêng hoặc chung, mọi nơi, mọi lúc và mọi thời. Chúng ta mới vừa mừng lễ Giáng Sinh để tôn vinh Con Thiên Chúa, liền sau đó lại tiếp tục mừng lễ Mẹ Thiên Chúa để tôn vinh Đức Maria. Giáo Hội tạo một nối kết tuyệt vời để đề cao Thánh Tình Mẫu Tử.

Không biết Thiên Chúa có “tiền định” hay không mà các ngôn ngữ đều mở miệng gọi Mẹ bằng một phụ âm với âm bật là mẫu tự M. Thật lạ, cách gọi người sinh ra mình là Mẹ hoặc Má (tiếng Việt), Mother (Mom, Mum – tiếng Anh), Mère (Maman – tiếng Pháp), Mutter (Mumie – tiếng Đức), Madre (Mamá – tiếng Tây Ban Nha), Madre (Mamma – tiếng Ý), Moeder (Mummie – tiếng Hà Lan),… Nhưng khi gọi Cha thì các nước không dùng chung âm mở đầu, mỗi nước mỗi khác. Phải chăng đây là “đặc cách” mà Thiên Chúa đã dành cho Đức Mẹ, Mẹ của những người Mẹ, và tất cả những phụ nữ làm Mẹ?

Nói đến mẹ thì luôn liên quan con. Tình Mẫu Tử có gì đó rất kỳ diệu, hầu như chúng ta không thể hiểu hết. Dù người con tật nguyền, không đẹp, thậm chí là hư hỏng, phản bội, nhưng vì “nước mắt luôn chảy xuôi” nên người Mẹ vẫn sẵn sàng tha thứ và vẫn yêu thương hết lòng. Thậm chí có đứa con phạm pháp và bị án tử, nhưng người mẹ vẫn một mực kêu xin giảm án. Người bàng quan có thể trách người Mẹ là nhu nhược, là sợ sệt, nhưng ai đã làm Mẹ mới khả dĩ hiểu thấu. Thế mới là Tình MẫuTử đích thực – trong đó Tình Phụ Tử đích thực cũng được “hiểu ngầm”. Không thể chỉ kính trọng Tình Mẹ mà “coi nhẹ” Tình Cha, vì người M khi đu cho con v cuc sng, tình yêu và hnh phúc; người Cha khi đu v ý chí, nim tin và sc mnh.

Truyện kể rằng có một loài chim đặc biệt rất thương con đến quên cả bản thân mình. Khi không có mồi cho con ăn, loài chim này lấy chính thịt mình để cho con ăn. Loài vật còn như vậy huống chi con người – loại sinh vật cao cấp nhất. Xin được mở ngoặc: Gia năm 1974, khi ĐGM Giuse Lê Văn n (GM tiên khi ca giáo phn Xuân Lc) qua đi, loài chim ly tht mình nuôi con kia đã đu trên đnh nóc nhà th chính tòa Xuân Lc t khi ngài qua đi đến lúc an táng xong. Người ta cho đó là du l vì hp vi khu hiu giám mc ca ĐGM n là “Hãy Giết Mà Ăn (*).

Sách Dân số cho biết rằng Đức Chúa đã phán với ông Môsê thế này: “Hãy nói vi Aharon và các con nó rng: Khi chúc lành cho con cái Ítraen, anh ch em hãy nói thế này: Nguyn Đc Chúa chúc lành và gìn gi anh ch em! Nguyn Đc Chúa tươi nét mt nhìn đến anh ch em và d lòng thương anh ch em! Nguyn Đc Chúa ghé mt nhìn và ban bình an cho anh ch em! Chúc như thế là đt con cái Ítraen dưới quyn bo tr ca danh Ta, và Ta s chúc lành cho chúng (Ds 6:22-27). Kinh Thánh luôn rõ ràng và chính xác – từng câu, từng dấu chấm, từng dấu phẩy. Lời Chúa phán có nghĩa là những người làm cha làm mẹ cũng phải thực hiện như vậy – và tất nhiên những “người lớn” có trách nhiệm chăm sóc những “người “nhỏ” cũng phải thực hiện cách tương tự. Cha Mẹ sửa dạy con cái hoặc người trên có sửa dạy người dưới thì phải sửa dạy bằng lòng nhân từ, bằng tình yêu thương, bằng lòng thương xót.

Nói về Tình Mẹ, người ta có thể nhớ ngay đến ca khúc Lòng Mẹ, một ca khúc bất hủ của cố nhạc sĩ Y Vân, viết về chính người Mẹ của ông: “Lòng m bao la như bin Thái Bình dt dào. Tình M tha thiết như dòng sui hin ngt ngào. Lòng m êm ái như đng lúa chiu rì rào. Tiếng ru bên thm trăng tà soi bóng m yêu…”. Giai điệu đơn giản mà có hồn, ca từ đẹp và nhẹ nhàng như chất nữ tính dịu dàng của người Mẹ vậy. Còn thi sĩ Hồ Dzếnh lại có mơ ước khác người:

Kiếp sau xin li làm người

Đ nghe non nước vng li m ru

Được làm người là niềm hạnh phúc lớn, được nghe lời ru của Mẹ cũng là một niềm vui sướng. Gà con được núp dưới cánh gà mẹ thì không còn sợ diều hâu. Con ở bên Mẹ thì không chỉ an toàn mà còn hạnh phúc, bình an cả tinh thần và thể lý, vì Mẹ là “lá chắn thần đồng” của con.

Gà m xòe cánh

Đ đánh diu hâu

Ngt ngào tình m

Thương con dt dào

Một em bé đã hãnh diện minh định: “M là người tt nht. Em bé này thật may mắn vì em rất hạnh phúc khi có được người Mẹ “số dzách”. Bất kỳ ai sống an toàn dưới “đôi cánh” của Mẹ thì đều được an tâm, được tận hưởng nền hòa bình thực sự.

Tình m yêu thương

Bin tri lai láng

Bên m nép cánh

Con sng an vui

Thế giới luôn xảy ra những biến cố, hầu như hàng ngày, do đó thế giới luôn khao khát nền hòa bình đích thực để mọi người được an tâm vui sống. Thế giới thiếu hòa bình vì người ta còn tranh giành quyền lợi, địa vị, vật chất,… biết bao dạng Tham-Sân-Si khác nữa. Người Kitô giáo thiếu bình an tâm hồn vì còn hướng chiều tội lỗi, vẫn tranh giành quyền lực, coi trọng cái danh lợi. Người ta muốn được phục vụ chứ không muốn phục vụ theo tinh thần Đức Kitô, muốn sáng danh con chứ chưa thực sự muốn sáng danh Thiên Chúa. “Cái tôi” dù đáng ghét (như Pascal diễn tả) nhưng “nó” vẫn trỗi dậy bất kỳ lúc nào khiến cho tính ích kỷ “lớn” hơn tình người, lòng vị tha, luôn muốn chứng tỏ “đẳng cấp” của mình, muốn được Thiên Chúa xót thương nhưng lại không muốn thể hiện Lòng Chúa Thương Xót. Hãy nhớ rằng Chúa rất ghét “những người giả hình” (x. Mt 23:1-12).

Thiếu Tình Chúa và vắng Tình Mẹ thì chắc chắn không thể có hòa bình. Muốn tận hưởng hòa bình thì phải có công lý, đồng thời phải cầu nguyện: “Nguyn Chúa Tri d thương và chúc phúc, xin to ánh tôn nhan rng ngi trên chúng con, cho c hoàn cu biết đường li Chúa, và muôn nước biết Ơn Cu Đ ca Ngài (Tv 67:2-3). Đức Kitô đã từng xác định: “Không có Thy, anh em chng làm gì được (Ga 15:5). Thánh Vịnh 67 cho biết thêm: “Thiên Chúa cai tr toàn cu theo l công minh, Ngài cai tr muôn nước theo đường chính trc và lãnh đo muôn dân trên mt đt này (Tv 67:5). Ký thác đường đời cho Chúa cũng là tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót. Đó là cách thể hiện đức tin sống động. Còn đời người chỉ là “cát bụi”, chẳng đáng chi cả!

Thế gian ngn ngi nơi sinh ký

Thiên quc vĩnh hng chn t quy

Chân nhận như vậy để khả dĩ chấp nhận bản chất yếu đuối của kiếp người. Con Chúa giáng sinh làm người là dấu hiệu “báo động đỏ” của thời cánh chung. Thật vậy, “khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4:4-5). Không chỉ vậy, để chứng thực chúng ta là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng chúng ta mà kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi! (Gl 4:6). Vì thế, chúng ta “không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4:7). Cách lý giải của Thánh Phaolô rất lô-gích.

Người ta có thể nhẫn tâm từ bỏ chính con ruột của mình, thế mà Thiên Chúa lại nhận nghịch tử làm con yêu. Nghịch tử đó là ai? Là chính mỗi chúng ta chứ chẳng ai xa lạ. Chúa quá “ngược đời”, nhưng đó lại là điều kỳ diệu và tuyệt vời vô cùng! Chúng ta chỉ là những “tử tội khốn kiếp” mà lại được nhận làm con cái. Còn hạnh phúc nào hơn nữa? Đó vừa là điều kỳ diệu vừa là “ẩn số” của tình Cha, nghĩa Mẹ. Cha mẹ chúng ta là phàm nhân mà chúng ta còn chưa hiểu nổi tình thương của họ dành cho chúng ta thì chúng ta chẳng bao giờ hiểu được Lòng Chúa Thương Xót.

Hang đá là cảnh gia đình hạnh phúc, dù đó là cảnh nhà “nghèo nhất thế gian”. Trong “cảnh nghèo” đó có cả Tình Mẹ và Tình Cha. Những người đến thăm “gia đình nghèo” này cũng lại là những người “nghèo rớt mồng tơi”: Các mục đồng. Thánh Luca kể rằng sau khi các mục đồng được thiên sứ báo tin, “họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ” (Lc 2:16). Các mục đồng có phước vì đã vui vẻ ghé thăm “tệ xá” của Thánh Gia. Còn ngày nay, người ta (cả đời và đạo) chỉ thích “thăm viếng” các biệt thự, các villa, các nhà cao cửa rộng, các đại gia, những người “thở ra tiền, cười ra bạc, khạc ra vàng, sàng ra đô-la”. Tất nhiên người ta cũng luôn có nhiều cách bin h tinh vi lắm: Vì, bởi, nếu,…

Chúng ta phải học động thái ít nóie p đầy nữ tính của Đức Maria. Tại sao? Vì Đức Mẹ nghe mục đồng kể lại điều đã được nói về Hài Nhi, rồi Đức Mẹ “hằng ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng” (x. Lc 2:17-19). Im lặng là sự khôn ngoan cao siêu. Kinh Thánh tường thuật: “Khi ra v, các mc đng va đi va tôn vinh ca tng Thiên Chúa, vì mi điu h đã được mt thy tai nghe, đúng như đã được nói vi h (x. Lc 2:20). Họ nghèo mà hạnh phúc, họ hạnh phúc vì họ được trực tiếp gặp chính Vua Nghèo Giêsu, thế là họ bình an, nghĩa là họ được hưởng nền hòa bình đích thực. Đúng như ca đoàn thiên thần hát vang trong Đêm Giáng Sinh:

Vinh danh Thiên Chúa trên tri

Bình an dưới thế cho người lòng ngay (Lc 2:14)

Chỉ có người lòng ngay mới là người được Chúa thương, chỉ có người thin tâm mới được tận hưởng nn hòa bình chân chính đúng nghĩa. Người đó là ai? Là người noi gương sống động của Thánh Nhi Giêsu, Đức Mẹ Maria và Đức Thánh Giuse.

Thôn nữ Maria sinh Con Trẻ, bắt đầu thiên chức làm Thánh Mẫu của Thiên Chúa. Chỉ sau 8 ngày, đến lúc phải làm lễ cắt bì cho Con Trẻ theo luật Do Thái, Hài Nhi được đặt tên là Giêsu, tên mà sứ thần đã đặt cho Em Bé trước khi Em Bé được thụ thai trong lòng Mẹ. Bắt đầu có niềm hạnh phúc làm Mẹ thì cũng là lúc bắt đầu chuỗi ngày gian khổ, lo toan, thậm chí là đẫm nước mắt. Thế nhưng Đức Mẹ vẫn không một lời than thở, chỉ im lặng và hành động, đồng thời luôn trọn niềm tín thác vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa nhân từ.

Ly Chúa, xin giúp chúng con luôn biết mến yêu và phng s Chúa trong mi người theo tinh thn ca Thánh Phanxicô Assisi, luôn là khí c bình an ca Chúa, biết bo v công lý đ có th kiến to hòa bình đích thc, mi nơi và mi lúc.

Ly Thánh Mu Maria, N Vương Hòa Bình, xin giúp chúng con biết nói ít và làm nhiu như M, đ hàng ngày chúng con có th vãn hi hòa bình ngay t trong gia đình, hi đoàn, giáo x, cng đoàn, xã hi,…

Chúng con cu xin nhân Danh Thánh Nhi Giêsu Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa hóa thành nhc th đ cu đ chúng con. Amen.

 

(*) Ai đó đã làm hai câu thơ đc đáo này: Cây XUÂN ny LC đu Sáu sáu, Qu ĐC thành NHÂN gia By tư nghĩa là GP Xuân Lc được thành lp đu năm 1966, ĐGM Giuse Lê Văn n qua đi gia năm 1974.

Về mục lục

.

MẸ ĐỨC VUA HÒA BÌNH

AM Trần Bình An

Hạnh phúc hơn hết là những mục tử đang canh thức trong vùng đó. Họ từng vào số những người trông đợi Đấng Cứu Thế và từng hay nói đến Chúa. Nghèo hèn, chất phác, đạo hạnh và chăm chỉ với bổn phận, họ đáng là những người đầu tiên được gọi đến chiêm ngắm Ngôi Lời Nhập Thể. Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel mặc hình người rạng ngời ánh sáng, hiện ra với họ. Thoạt tiên, họ kinh hoàng sợ hãi, nhưng thiên thần trấn an họ và bảo: “Đừng sợ, các bạn; tôi đến báo tin cho các bạn một tin mừng sẽ làm các bạn tràn đầy hoan hỉ. Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho các bạn trong thành Đavít. Các bạn sẽ gặp thấy Chúa được bọc trong khăn và nằm trong một máng cỏ.” Sứ thần vừa nói xong, thì bỗng dưng có vô số thiên thần khác đến hát lên lại một lần nữa khúc ca mới: “Sáng danh Thiên Chúa trên các tầng trời cao thẳm, và hoà bình cho những người có lòng ngay lành dưới đất.” Lúc đó vào khoảng canh tư, tức một giờ khuya.

Đầy tràn hoan lạc và mến yêu, các mục tử lập tức ra đi đến hang đá lúc còn tinh mơ. Họ nhìn nhận ra ngay Hài Nhi Thiên Chúa dưới gương mặt lộng lẫy và ánh mắt hiền từ. Chúa tăng thêm thánh đức cho họ và soi sáng mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc. Vì thế, họ hết lòng sùng mộ sấp mình trước nhan Chúa, thờ lạy Chúa là Thiên Chúa-làm-Người.

Mẹ Maria lưu tâm đến tất cả những việc họ làm, và thấu hiểu tâm tình họ. Mẹ hiền từ chỉ dẫn cho họ và thúc giục họ bền vững phụng sự Thiên Chúa. Phần họ, nói cho Mẹ biết nhiều chi tiết về việc sứ thần báo tin mầu nhiệm cho họ. Mẹ suy niệm trong lòng tất cả những việc lạ lùng đó. Sau khi đãi các mục tử hảo tâm ấy một bữa ăn thanh đạm, Mẹ để họ ra về khoảng giữa trưa. Lòng Mẹ ngập đầy an ủi.

Họ cũng còn đến viếng bái Hài Nhi Thiên Chúa, Mẹ Maria và thánh Giuse mấy lần nữa. Dâng cho các ngài một ít tặng vật hợp với cảnh nghèo của họ. Nhưng họ không nói cho ai biết những ơn họ được. Mãi khi Thánh Gia đã đi khỏi rồi, họ mới tiết lộ. ( Văn Hải dịch, Maria Agrêđa, Thần Đô Huyền Nhiệm )

Bà Đáng Kính Maria Agrêđa được Đức Mẹ Maria ưu ái mặc khải riêng về cuộc đời Mẹ, đã tường thuật lại trong tác phẩm Thần Đô Huyền Nhiệm. Trích đoạn trên gần giống và chi tiết hơn trong Tin Mừng thánh Luca, ( Lc 2, 16-21 ). Hôm nay, Giáo Hội long trọng mừng lễ Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đức Vua Hoà Bình, vào ngày Tân Niên để gửi thông điệp hoà bình đến nhân loại. Con người vốn khao khát hoà bình, ngay từ khi Adam Và Evà phạm tội kiêu căng, bất kính, phụ bạc Thiên Chúa. Nay Mẹ Maria khiêm hạ, thờ kính, biết ơn, cảm tạ, ca tụng Thiên Chúa, đã góp phần hoá giải sự phân ly. Qua Mẹ, Chúa Hài Đồng, Vua Hoà Bình, đem lại hoà giải giữa Thiên Chúa với nhân loại, đem bình an cho tâm hồn mỗi người, đem hoà hợp đến con người với nhau và với các thụ tạo. Còn những mục đồng đơn sơ, tầm thường, xoàng xĩnh, sống ở ngoại ô Bêlem, thành Vua Đavít, lại là những người đầu tiên được vinh hạnh mời gọi đến chiêm bái Hài Nhi Emmanuel.

Tiếng Gọi

Những mục đồng nghèo hèn, chất phác, đạo hạnh và chăm chỉ với bổn phận, tuy say giấc nồng sau ngày cật lực, vất vả chăn chiên, lại rất tỉnh thức, sẵn sàng thức dậy, lắng nghe sứ thần báo tin vui giữa đêm khuya giá lạnh.

Có lẽ vì họ chẳng được chăn êm, nệm ấm trong những căn phòng sang trọng, tiện nghi, cách âm, cách nhiệt, nên mới nghe được lời mời gọi, và mới thấy được ánh sáng vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh sứ thần. Có lẽ họ cũng chẳng say mê quyền cao chức trọng, cũng chẳng ham hố trọng phú khinh bần, nên mới được chiêm ngưỡng muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần, cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa. Lạ lùng thay, biết bao dân thành Bêlem chẳng hề nghe, hay chẳng nhìn thấy sự lạ trọng đại đang xảy đến, mà chỉ có các mục đồng hèn kém, lại được mời gọi làm chứng nhân Đấng Cứu Thế nhập thể. Người muốn tỉnh thức con người thoát khỏi vòng kiểm toả vật chất, tiền của, để tự do hướng lòng về Nước Trời.

“Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức!” (Lc 12, 37) Những mục đồng từng vào số những người trông đợi Đấng Cứu Thế và từng hay nói đến Chúa, nên đã dọn mình sẵn sàng đón tiếp Chúa đến thế gian. Hơn nữa, Chúa cũng chỉ ngự đến những tâm hồn nghèo khó, nhân ái, khiêm nhường và vâng phục, phó thác, như Mẹ Maria và thánh cả Giuse.

“Con đừng lấy làm lạ, lúc theo Chúa con nghe tiếng gọi của khoái lạc, của danh vọng, của cả bản thân, cha mẹ, quyến rũ con bỏ đường Chúa. Cứ tiến lên, Chúa đã nói trước: “Ai cầm cày còn ngoảnh mặt lui, không đáng làm môn đệ Ta.” ( Đường Hy Vọng, số 71 )

Vâng phục

Không chần chừ, lưỡng lự, nghi ngại, cũng chẳng nề hà sương sa gió lạnh khuya khoắt, các mục đồng mau mắn ra đi, theo như lời sứ thần báo tin. “Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ.” Một niềm tin vững chãi, một hành động dứt khoát, vâng phục, tựa như Mẹ Maria đã thân thưa ngay hai tiếng “Xin Vâng,” khi nghe sứ thần báo tin được làm Mẹ Thiên Chúa. Vâng phục theo Thánh Ý Chúa là hoàn toàn khước từ ý riêng, từ bỏ mình, mà dấn thân, phó thác. Sẵn sàng phiêu lưu theo Chúa dẫn dắt, hướng dẫn.

Hoa trái của vâng phục của họ là được vinh dự chiêm bái Chúa Hài Đồng. Họ nhìn nhận ra ngay Hài Nhi Thiên Chúa dưới gương mặt lộng lẫy và ánh mắt hiền từ. Chúa tăng thêm thánh đức cho họ và soi sáng mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc. Tâm hồn họ liền tràn đầy hoan lạc, hạnh phúc và bình an, vì được chính Chúa Hài Đồng chúc phúc. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Thần trí họ được khai sáng ngất ngây vì biến cố vô tiền khoáng hậu.

“Vâng lời trọng hơn của lễ,” vì của lễ là hoa quả, hương trầm, súc vật, tiền bạc,…Khi vâng lời, con lấy chính mình con làm của lễ, giết chết ý riêng của con, tự ái của con, làm của lễ toàn thiêu.” ( Đường Hy Vọng, số 406 )

Cầu nguyện

Các mục đồng không ngại làm chứng cho mầu nhiệm Giáng Sinh, công khai loan báo cho mọi người gần xa. Những chứng nhân bình dân đầu tiên hăng say, nhiệt thành làm thiên hạ kinh ngạc, bối rối. “Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.” Không những loan truyền, họ còn lớn tiếng ngợi khen, ca tụng Đấng Cứu Thế cao cả, kỳ diệu, lại khiêm nhường chọn hang đá bò lừa để sinh hạ. “Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.” Ánh sáng Hài Nhi đã biến đổi, canh tân, thánh hoá họ, khiến họ sống tâm tình cầu nguyện thấm đẫm lửa mến, cùng một tâm hồn bình an, hoà hợp, thân tình với mọi người.

Riêng Mẹ Maria thì âm thầm cầu nguyện, suy gẫm những kỳ công của Thiên Chúa đã ban cho Mẹ, cũng như cho toàn thể nhân loại Đấng Cứu Thế, mà bao đời mong chờ.“Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng.”

“Cầu nguyện là nền tảng của đời sống thiêng liêng. Lúc cầu nguyện con nối liền, kết hợp với Thiên Chúa. Bóng điện sáng nhờ nối liền với máy phát điện. “ ( Đường Hy Vọng, số 120 )

Lạy Chúa Giêsu, Vua Hoà Bình, ngay đầu Năm Mới, xin Chúa thức tỉnh chúng con khỏi cơn mê thế gian, đang ru ngủ chúng con trong văn hoá sự chết. Xin Chúa rộng rãi chiếu giãi Lòng Thương Xót cho chúng con tỉnh ngộ, mau mắn trở về với Chúa, như xưa các mục đồng đã biết vội vã đến chiêm bái Chúa Hài Đồng.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa giáng trần, xin dạy chúng con biết thưa “Xin Vâng,”quyết tâm từ bỏ mình, từ bỏ thế gian và những cám dỗ phù phiếm, trung kiên trọn đời theo Chúa. Nhân bước vào Năm Mới, xin Mẹ cầu bầu, khuyến khích, nâng đỡ chúng con cố gắng từ bỏ một nết xấu, một thói hư, hay một đam mê trần tục nào đó để cụ thể hoá việc canh tân, đổi mới, xứng đáng đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Amen.

Về mục lục

.

 .

QUÀ TẶNG GIÊSU

Lm. Jos. DĐH

Người được niềm vui, được quà tặng thường mang tâm trạng khoan khoái phấn khởi, dù niềm vui tinh thần hay quà tặng vật chất, đều đáng để chúng ta quan tâm đến việc cho và nhận. Có nhiều món quà có giá trị cao được tính bằng vàng, bằng đô-la; và cũng đầy niềm vui được cả đương sự, gia đình, dòng tộc hân hoan; cao hơn nữa là niềm vui được cả thế giới trông chờ đón nhận… Với người Kitô hữu, quà tặng tinh thần hay niềm vui vật chất, cũng chưa phải là trọng tâm cho cuộc đời, mà duy nhất Đấng Emmanuel mới đúng là quà thực sự cho ơn gọi làm con Thiên Chúa.

Món quà tình yêu thương, hay niềm vui ơn cứu độ, liệu có lay động và cuốn hút chúng ta suốt Mùa Giáng Sinh này không ? Khởi đầu năm dương lịch, chức vị làm mẹ của một thiếu nữ có ăn nhập gì, khi mà ai trong chúng ta cũng có khái niệm về mẹ, từng nói lời yêu mẹ, thương mẹ….. Một sự linh thánh của ngày đầu tháng, đầu năm, Giáo hội công giáo sẽ không hướng các phần tử về nhu cầu nào khác là cầu nguyện cho hoà bình thế giới, với sự thông hiệp của Mẹ Thiên Chúa.

Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của tình yêu thương, Mẹ không phải của riêng Đức Giêsu, của Do Thái giáo, mà là Mẹ của tất cả những ai đang sống thánh ý Chúa trong tinh thần yêu mến vâng phục. Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, diễn tả Thiên Chúa đã ban tặng cho những mục đồng món quà, tuy không phải là tiền, là thứ gì có thể ăn ngay được, hay gói quà tri thức nhằm giải quyết những khó khăn về kinh tế… Ấy vậy, thái độ của những người chăn chiên thật vui, tíu tít kể chuyện, sau khi đã gặp Maria, Giuse và Hài nhi nằm trong máng cỏ, chỉ có thế thôi.

Thánh Kinh cho biết, các mục đồng đã hiểu về Hài Nhi và những người nghe các mục đồng thuật lại, cũng vô cùng không khỏi ngạc nhiên về sự xác tín, về món quà Giêsu mà các mục đồng cảm nhận đó là Thiên Chúa viếng thăm dân Người. Món quà của Trinh Nữ Maria là gì ? không phải là vật chất, chưa hẳn là tình thương, vì còn quá trừu tượng, nên món quà của Maria Kinh Thánh chỉ diễn tả là thinh lặng, là cầu nguyện, là tiếp tục khiêm tốn, tín thác trong vâng phục…..

Thánh Luca khám phá đặc điểm của Mẹ Thiên Chúa là “ghi nhớ những kỷ niệm đó và suy đi nghĩ lại trong lòng“. Sống niềm vui với món quà cùng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, điều quí nhất phải là sự hiện diện bên Chúa Giêsu Hài Nhi như các mục đồng xưa. Hình ảnh niềm vui và quà tặng nơi thiếu nữ mang tên Maria khiêm tốn là dấu chỉ đích thực về sự có mặt của Chúa cứu thế đang ở giữa nhân loại theo sự loan báo của các thiên thần. Các mục đồng bỡ ngỡ, hốt hoảng nhưng nhanh nhẹn tiếp tục ra đi tìm Hài nhi Giêsu theo lời loan báo của các thiên thần và họ đã sở hữu được niềm vui, quà tặng của tình yêu thương….

Từ cảm nhận đó, Giáo hội luôn xác tín Đức Maria không chỉ là mẹ của Chúa Giêsu, mẹ của chúng ta mà đặc biệt còn là mẹ của những người đau khổ, tội lỗi… Làm người ai cũng cần có mẹ, mẹ vừa nuôi dạy, vừa tự hào về món quà yêu thương. Làm con Chúa, ai lại không muốn có một sự hiệp thông cầu nguyện. Với niềm tín thác nơi Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, mỗi thành viên trong Đại gia đình giáo hội không thể không nhận ra món quà Giêsu được ban cho nhân loại có sự sự chuyển cầu đắc lực của Đức Maria Mẹ Thiên Chúa chúng ta.

Đúng như câu thành ngữ : trái tim người mẹ là trườg học của đứa con. Làm sao người ta có thể hiểu những mục đồng nghèo hèn sau khi gặp Hài Nhi Giêsu họ lại có thể vui mừng cất tiếng ca hát với triều thần thánh. Với kinh nghiệm của tiền nhân thì cho rằng : người ta chỉ bắt đầu già nua, kể từ khi mồ côi mẹ. Vâng, làm thế nào để Mẹ Maria ở mãi nơi tâm hồn và gia đình ta ! Muốn có hòa bình thì cần hiểu nhau, tha thứ và tôn trọng lẽ phải, đó mới là niềm hạnh phúc với sự bình an thật mà xã hội mọi người đang mong… Niềm vui Chúa Giáng Sinh, hẳn đã tác động làm cho ta hiểu thế nào là tình Chúa làm người. Mẹ Thiên Chúa đã bao bọc Hài Nhi Giêsu xưa kia thì hôm nay cũng chở che cho chúng ta, nguyện xin Đức Maria giúp ta làm tốt vai trò cha mẹ làm con Chúa cho xứng hợp với thánh ý Chúa.

Niềm vui Giáng Sinh, còn mang nhiều âm hưởng tình người, nhằm củng cố niềm tin yêu và nghị lực giúp chúng ta hoàn thành tốt vai trò làm cha, làm mẹ, làm con Chúa. Khi suy nghĩ về bậc sống của mình, khi ngắm nhìn vẻ hoành tráng mà nhân loại thực hiện cho Hài nhi Giêsu mỗi dịp Giáng Sinh, Giáo hội không thể im lặng trước mẫu gương Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Niềm vui, quà tặng vẫn là điều cần thiết cho cuộc sống chúng ta, nhưng với mỗi người kitô hữu, chỉ khi tình Chúa, tình người được nối kết thì niềm vui và quà tặng mới thực sự hữu ích cho ơn gọi làm con Thiên Chúa. Amen.

Về mục lục

.

NGỌT NGÀO TÌNH MẸ

Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền

Người ta nói :”Tình yêu thương là một trái cây nở rộ và vừa tầm hái của mọi bàn tay”. Nhưng có lẽ tình yêu ngọt ngào, đằm thắm mà ai cũng có thể hái được đó chính là tình yêu thương của mẹ. Tình mẹ trong ca dao vẫn được ví von như chuối ba hương, như xôi nếp mật, như đường mía lau. Tình mẹ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, bình an cho con. Tình mẹ cao quý đến nỗi có người nói rằng: “Chung quanh tôi, có ngàn vạn con người. Nhưng trong tôi, chỉ có một người thôi. Người ấy đã trao cho tôi cuộc sống này, và hơn thế, đã cho tôi hiểu vẻ đẹp của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống.

Tôi gọi Người là Mẹ”.

Tình mẹ thật ngọt ngào như trong ca từ “Ngọt ngào tình mẹ” mà Phạm Lê Hoàng đã viết:

Mẹ như dòng suối ngọt ngào

Như con sóng vỗ dạt dào dịu êm

Như là cánh võng đêm đêm

À ơi mẹ hát êm đềm nhặt khoan.

Thật thú vị biết bao khi trẻ thơ được tắm gội bên dòng suối thanh bình. Và còn hạnh phúc nào hơn khi được đùa nghịch cùng con sóng nước dạt dào, hay khi được thả mình trên chiếc võng đung đưa theo tiếng à ơi của mẹ. Thế mà, tình mẹ đã làm nên những điều kỳ diệu như thế. Tình mẹ như dòng suối, như con sóng vỗ dạt dào, như cánh võng ru hời đưa con vào giấc ngủ say.

Mẹ là ngọn gió thênh thang

Ru con ngày tháng biết bao là tình

Lời kết của bài hát như muốn chúng ta hãy tắm gội trong biển bao la tình mẹ. Một tình mẹ như biển bao la không bao giờ vơi.

Lòng mẹ thương con như nước nguồn xuôi về Biển Đông

Lòng mẹ thương con như nước nguồn xuôi về Biển Đông.

Ngày đầu năm mới, Giáo hội tôn vinh một người Mẹ. Một người Mẹ đã cho Con Thiên Chúa tắm gội trong biển bao la tình mẹ. Một người Mẹ đã đi hết cuộc đời dương gian với biết bao nỗi đau của cuộc đời bể dâu đầy đắng cay thị phi. Mẹ đã chịu biết bao khổ đau khi phải sinh con trong cảnh cơ hàn. Mẹ đã phải bồng ẵm con rời bỏ quê hương chạy trốn sự truy sát của bạo chúa Hê-rô-đê. Mẹ đã dốc hết tình mẹ để che chở, bảo vệ Con Thiên Chúa làm người. Mẹ còn được vinh dự hiệp thông với con yêu quý của Mẹ cứu độ trần gian trong hiến tế đồi Calve.

Chính trong hiến tế đồi Calve, Mẹ Maria đã sinh ra nhân loại chúng ta. Hay đúng hơn Mẹ Maria đã đón nhận sự ủy thác của Chúa Giê-su để trờ thành Mẹ nhân loại, khi Chúa trao gởi Gioan cho Mẹ: “Thưa bà, đây là con bà”. Gioan đã đại diện cho cả nhân loại đón Mẹ về nhà mình. Từ nay từng mái nhà đều có Mẹ Maria hiện diện, đều có Mẹ Maria đồng hành nâng đỡ, chỡ che. Từ nay Mẹ Maria mãi mãi là mẹ của chúng sinh để tiếp tục thi thố tình thương của một người mẹ cho nhân loại chúng ta.

Đó là lý do mà trong suốt dọc dài lịch sử nhân loại luôn có bàn tay của Mẹ xoa dịu nỗi đau cho nhân loại, hay có khi cứu vớt nhân loại khỏi lầm than. Mẹ đã hiện ra ở nơi này nơi kia như nói lên tình Mẹ vẫn đong đầy với nhân loại chúng ta. Mẹ không thể ở xa khi thấy con Mẹ đang quẳn quại trong nỗi đau. Mẹ sẽ chẳng làm ngơ khi con cái Mẹ chìm đắm trong bể khổ trần gian. Mẹ sẽ làm điều gì đó để thể hiện tình từ mẫu mà Mẹ mãi mãi dành cho nhân loại chúng ta.

Với niềm vui mừng trong ngày đầu năm mới, chúng ta hãy dành cho Mẹ lời cám ơn chân thành vì biết bao ơn lành mà Mẹ đã chuyển cầu cho chúng ta. Cám ơn Mẹ đã nhận chúng ta làm con của Mẹ. Cám ơn Mẹ đã lấy tình mẫu tử để che chở, gìn gìữ cuộc đời chúng ta. Chúng ta cũng dâng lên Mẹ một năm mới với bao ước nguyện chân thành. Mong ước cho được bình an. Mong ước cho công việc được thuận buồm xuôi gió, cho gia đạo trên dước thuận hòa. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa chúc lành cho những ước nguyện đầu năm của chúng ta.Amen

Về mục lục

.

LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA

Lm. Antôn

Ông bà anh chị em thân mến. Trước hết trong ngày đầu năm mới 2015 hôm nay, xin kính chúc quí cha, quí sơ, quí ông bà anh chị em và gia quyến một năm mới bằng an, sức khỏe tốt, mọi sự như ý, nhất là nhiều ơn lành của Thiên Chúa. Hôm nay cũng là ngày kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa và cùng với giáo hội chúng ta chung lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Qua lời cầu bầu của Đức Maria, xin cho mọi dân tộc trên thế giới biết xóa bỏ hận thù, tranh chấp để cùng nhau xây dựng hòa bình. Chúng ta cầu xin Chúa chúc phúc và ban bình an cho mọi cá nhân và gia đình trong cộng đoàn giáo xứ và hiện diện trong năm mới này.

Vào năm 1979, một toán khảo cổ đang đào một khu vực ngoại thành Giê-ru-sa-lem, tình cờ gặp một hang động nhỏ chất đầy những bình, lọ, đèn bạch lạp và một số nữ trang quí. Sau đó, họ khám phá ra những vật này được chế tạo vào khoảng 600 năm trước ngày Chúa sinh ra.

Họ chú ý đến một nữ trang nhỏ đặc biệt có hình một cuộn sách bằng bạc, vào khoảng một ngón tay út của một em bé, và có một khoảng trống ở giữa để sỏ dây. Khoảng trống ở giữa đã bị mòn, cho nên họ kết luận rằng đã có người đeo nữ trang này. Khi các học giả Do thái dịch dòng chữ trên mặt cuộn sách nữ trang, họ giật mình không tin vào mắt của họ. Dòng chữ này là một câu chúc phúc lành Thiên Chúa ban cho ông Môi sen, là câu chính cha của ông đã chúc cho ông lúc ông còn nhỏ. Câu chúc phúc lành này còn được xử dụng cho đến ngày nay, và là câu chúc phúc mà chúng ta nghe trong bài đọc 1 hôm nay, “Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng an cho con.”

Ông bà anh chị em thân mến. Câu chúc phúc lành này thật phù hợp với và trong ánh sáng ý nghĩa của bài Tin mừng hôm nay. Thánh Giuse chắc chắn, không nghi ngờ, đã dùng câu này để chúc phúc lành cho Hài nhi Giê-su nằm trong máng cỏ, và cũng đã dùng câu này chúc phúc lành cho Chúa Hài Nhi khi ẵm Chúa trên tay trước khi đặt tên. Trong ngày kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa hôm nay, chúng ta mừng kính một người nữ được “chúc phúc” giữa những người nữ, chúng ta nhìn vào Kinh thánh để xem Kinh thánh nói về chữ “chúc phúc” như thế nào.

Chúng ta được biết Kinh thánh đề cập đến chữ “chúc phúc” trong bốn trường hợp sau đây. Trường hợp thứ nhất, Kinh thánh sử dụng “chúc phúc” khi Thiên Chúa chúc phúc lành cho loài người, như trường hợp Thiên Chúa chúc phúc cho Adong và E-và phán rằng “Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều, đầy mặt đất.” (St. 1, 28) Mục đích của sự chúc phúc này là Thiên Chúa muốn công bố một sự gì đặc biệt cho họ, cho họ có quyền năng sinh sôi nẩy nở. Trường hợp thứ hai mà Kinh thánh đề cập đến “chúc phúc” là khi loài người chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa, như khi thánh Phao-lô nói với người Ê-phê-sô rằng “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, Đấng đã chúc lành cho chúng ta bằng mọi phúc lành thiêng liêng.” (Ep. 1, 3) Mục đích của sự “chúc lành” này là tri ân và ngợi khen Thiên Chúa cho những ơn lành của Người ban cho chúng ta mà chúng ta không xứng đáng lãnh nhận. Trường hợp thứ ba khi Kinh thánh đề cập đến sự “chúc lành” là khi một người chúc lành cho người khác, như khi Isaac chúc lành cho con là Gia-cóp. (St. 27, 27) Mục đích của sự chúc lành này là xin Thiên Chúa ban cho con ông một điều gì đặc biệt. Và trường hợp cuối cùng khi Kinh thánh đề cập đến sự “chúc lành” là khi một người làm phép vật gì như chính Chúa Giê-su đã ban phép lành cho bánh như trong Tin mừng thánh Luca thuật lại “Chúa Giê-su cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, nhìn lên trời, đọc lời chúc tụng…” (Lc. 9, 16) Mục đích của sự “chúc lành” này là biến bánh, cá trở nên của ăn thiêng liêng một cách đặc biệt, để giúp cho những người theo Chúa.

Nói một cách tóm tắt, ông bà anh chị em thân mến, khi Thiên Chúa “chúc lành” cho chúng ta, là khi ban cho chúng ta những gì đặc biệt, và khi chúng ta “chúc lành” cho Chúa là khi chúng ta tri ân, cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta những ơn lành mà chúng ta không xứng đáng lãnh nhận.

Trong ngày đầu năm mới và trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta đã kết thúc một năm cũ, chúng ta chân thành dâng lời “chúc phúc lành”, dâng lời chúc tụng ngợi khen và tri ân cảm tạ Chúa, vì bao nhiêu ơn lành hồn xác Chúa đã ban cho chúng ta một năm qua. Nhìn vào đời sống cá nhân, gia đình và giáo xứ, chúng ta nhận biết đã trải qua những thăng trầm, những khó khăn và đau khổ, cũng như những vui mừng và tốt đẹp, giờ đây chúng ta còn được thở, còn được sống và còn có những sở hữu trong bàn tay, là do ơn lành của Chúa, không phải vì chúng ta xứng đáng, nhưng vì lòng yêu thương, nhân từvà trung tín của Chúa. Vì vậy, ngoài việc thầm tính những ơn lành Chúa đã ban cho chúng ta, chúng ta hãy noi gương Đức Maria và qua Đức Mẹ cầu bầu, xin Chúa ban cho chúng ta tấm lòng lòng bác ái, quảng đại, chia sẻ những ơn lành Chúa ban, thời giờ, tài năng và tiền bạc, với giáo xứ và những người khác, để chúng ta cùng làm sáng danh Chúa trong năm mới này.

Đức Maria có tấm lòng khiêm hạ, bác ái và quảng đại, cho nên đã được Thiên Chúa nâng lên đỉnh cao sang trong chức vụ Mẹ Thiên Chúa. Trước khi đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa, Đấng cứu thế, vào trong cung lòng, Mẹ đã đón nhận Lời Chúa tận thâm sâu tâm hồn. Trong Mẹ tất cả chỉ có một niềm tin son sắt, một tình yêu nồng nàn để thánh ý Thiên Chúa được thực hiện trọn vẹn. Chúng ta cam kết và xin Mẹ Maria cầu giúp chúng ta trong năm mới này cũng biết yêu mến, lắng nghe và thực thi Lời Chúa như Mẹ, và thể hiện hành động bác ái, quảng đại trong đời sống, để tất cả chúng ta luôn được Thiên Chúa chúc phúc lành như Mẹ. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta năm mới trong sự bình an, vui mừng và ơn lành của Chúa.

Về mục lục

 


ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI :
THIÊN CHÚA NÂNG CAO PHẨM GIÁ CON NGƯỜI

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Vào trung tuần tháng 12 vừa qua, quân khủng bố Taliban đã tấn công vào một ngôi trường và giết chết 145 người gồm 132 trẻ em, 10 nhân viên và 3 người lính ; ngoài ra còn có hơn 100 người bị thương, mà đa số là học sinh Trung học tại Pakistan. Tại Iraq và Syria thì trẻ em Công giáo vẫn đang bị thảm sát mỗi ngày. Bên cạnh sự giết chóc, chiến tranh, các hình thức nô lệ cũng đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Tuy hình thức buôn bán nô lệ da màu đã chấm dứt, nhưng tình trạng buôn người qua biên giới, buôn bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ tình dục, buôn bán cơ phận, hay nạn áp bức, bóc lột sức lao động trẻ em…thì vẫn đang diễn ra hàng ngày trong những xã hội được cho là văn minh và tôn trọng phẩm giá con người.

Chúng ta vừa mừng lễ Chúa Giáng sinh, vừa đón mừng Hoàng Tử Bình An. Hôm nay, bước vào đầu năm mới, Giáo Hội cử hành ngày Cầu cho Hòa bình thế giới và mừng kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Mừng lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa và Cầu nguyện cho Hòa bình thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố với thế giới Sứ điệp Hòa bình với chủ đề : Tình huynh đệ là nền tảng và là con đường dẫn tới hòa bình.

Sứ điệp cho thấy mọi người, mọi dân tộc đều khao khát có một cuộc sống vui tươi, an bình. Ngay nơi thâm sâu của từng người đều có một khao khát sống một cuộc sống tròn đầy, trong đó bao hàm khát vọng về tình huynh đệ. Khao khát này lôi kéo chúng ta đến mối hiệp thông với người khác và giúp chúng ta nhìn họ không phải như những kẻ thù hay đối nghịch, nhưng như là những người anh chị em được đón nhận và được ôm ấp.

Tình huynh đệ là một yết tố cốt yếu của con người vì chúng ta không thể sống như một ốc đảo. Khi mỗi người ý thức về tương quan này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận và đối xử với người khác như là anh chị em thực sự của mình. Không có tình huynh đệ, chúng ta không thể xây dựng một xã hội công bằng, một nền hòa bình lâu dài và bền vững. Mỗi người có được kinh nghiệm về tình huynh đệ trước hết là nơi gia đình và trên hết nhờ vào vai trò của các bậc cha mẹ, của từng thành viên xây dựng nên. Gia đình là nguồn mạch của tất cả các tình huynh đệ, và như thế, nó là nền tảng và là con đường chính yếu dẫn tới hòa bình, vì ơn gọi của gia đình là lan tỏa tình yêu cho thế giới chung quanh.

Trong công trình tạo dưng, Thiên Chúa đã làm nên mọi sự đều tốt đẹp. Ngài đã dựng nên gia đình đầu tiên thật hạnh phúc là gia đình Adam – Eva. Tuy nhiên, ma quỷ và tội lỗi đã làm cho tình gia đình bị tổn thương, tình huynh đệ ngay từ ban đầu bị phá đổ. Trước khi phạm tội, lúc Thiên Chúa dựng nên người phụ nữ và dẫn tới với Adam, ông đã sung sướng reo lên : Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi. Vậy mà sau khi phạm tội, ông đã không ngần ngại đổ lỗi cho người vợ và từ chối mối liên hệ khi trả lời : Người phụ nữ Chúa cho làm bạn với tôi, chính nó đã đưa tôi ăn.

Tình trạng tội lỗi đã khiến cho tương quan của gia đình bị tan nát và tình huynh đệ bị sứt mẻ. Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nhắc đến Cain và Abel là hai anh em trong số những người con của Adam, cũng là câu chuyện đầu tiên cho thấy tình huynh đệ bị đổ vỡ. Abel làm nghề chăn nuôi, còn Cain làm nghề nông. Cho dù hai người có những nghề nghiệp khác nhau, cá tính khác nhau, văn hóa khác nhau, nhưng họ vẫn là anh em với nhau. Vì sự ghen tị, Cain đã không chấp nhận việc Thiên Chúa ưu ái Abel hơn mình, khi Abel dâng cho Thiên Chúa những con vật tốt nhất trong đàn. Vì thế, Cain đã ra tay sát hại Abel. Sau khi gây tội ác, Thiên Chúa hỏi Cain : Em ngươi đâu ? Cain đã thẳng thắn từ chối tình anh em khi anh trả lời Thiên Chúa : Tôi không phải là người giữ em tôi. Câu trả lời cho thấy anh ta hoàn toàn giũ bỏ trách nhiệm với em mình ; không quan tâm và không bảo vệ em mình.

Một khi con người đã từ chối Thiên Chúa để thông đồng với tội lỗi, đã bắt tay với ma quỷ, thì người ta sẽ quay lại chống đối nhau và gây ra thù oán, bạo lực, giết chóc nhau. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh và bạo lực, là môi trường cho cái ác lớn lên.

Làm thế nào có thể nối lại tình huynh đệ trong nhân loại và có thể đẩy lùi sự ác và bất công ? Để thực hiện điều này, Thiên Chúa đã có sáng kiến và đã đi bước trước. Ngài đã tìm đến với con người để đối thoại, gặp gỡ con người và giúp con người giải tỏa khỏi mình sự ghen tị và tình trạng tội lỗi để đưa con người trở về sống hòa thuận với Thiên Chúa và hòa thuận với nhau, nhìn nhận nhau là anh chị em. Thư Galat đã nói lên điều đó : Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã cho con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ (…) hầu cho chúng ta được nhận làm nghĩa tử.

Tin Mừng Thánh Luca thuật lại : Những người chăn chiên là những người đầu tiên được báo cho biết để đến gặp gỡ hài Nhi Giêsu. Họ hối hả đến Belem và gặp được một gia đình hết sức ấm cúng, hạnh phúc, đó là gia đình của Giuse, Maria và Hài Nhi Giêsu mới sinh được đặt nằm nơi máng cỏ. Các mục đồng sung sướng, hạnh phúc về cuộc gặp gỡ này. Nếu như con người vì sự ích kỷ, ghen tị, vì đề cao của cải vật chất, họ đã loại trừ những người nghèo khó, thấp hèn, thì giờ đây, Thiên Chúa lại ưu ái họ cách riêng, Ngài đã đến với họ để nối lại tình người, tình huynh đệ đã bị phá vỡ.

Thánh Phaolô đã cảm nghiệm và nói cho cộng đoàn Galat biết rằng : Chính nhờ Đức Giêsu mà chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa cách thân thương là Abba, và mọi người không còn là nô lệ nữa, nhưng là con Thiên Chúa và là anh chị em với nhau.

Thưa quý OBACE, ngày nay, người ta nói nhiều về hòa bình, nhưng lại không bắt tay để cùng nhau xây dựng. Vì thế, chiến tranh, bạo lực vẫn không ngừng xảy ra giữa các quốc gia, sắc tộc trên thế giới, nhiều người nhân danh thiên chúa của họ để giết chóc và gây đau khổ cho người khác. Bạo lực và đau khổ cũng đang xảy ra nơi xã hội chúng ta. Theo dõi trên báo đài, chúng ta thấy dường như con người cư xử với nhau ác hơn, dã man hơn ; các tình trạng cướp giật, lừa đảo, gian dối đang tạo ra sự bất an cho nhiều người. Nhiều gia đình cũng không còn phải là nơi an toàn cho các thành viên, nhưng đang rơi vào tình trạng chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng với nhau. Tình trạng hành hạ, khai thác trẻ em và phụ nữ ; lối sống ích kỷ, ghen tị, hẹp hòi… tất cả những điều ấy đang xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con người và là nguyên nhân đưa đến tranh chấp, cãi vã.

Cử hành ngày hòa bình thế giới hôm nay, chúng ta được mời gọi trở thành những người xây dựng hòa bình. Hãy nhìn vào tấm gương của Thiên Chúa làm người để học nơi Ngài. Hãy đi bước trước trong việc tìm đến làm hòa với anh em, hãy cố gắng loại trừ những nghị kỵ, ghen tị, nhỏ nhen để biết sống quảng đại hơn. Hãy vui với cái vui và sự thành công của anh em, đừng ghen tị, chỉ trích, bực bội. Quan trọng hơn nữa là hãy nhận ra gương mặt và sự hiện diện của Thiên Chúa nơi anh em để biết tôn trọng và yêu mến, đồng thời nhìn nhận nhau là anh em và cố gắng xây dựng tình huynh đệ chân thành.

Hãy bắt đầu xây dựng hòa bình từ trong gia đình, chỉ khi gia đình hòa bình, thì thế giới mới hòa bình. Hãy tôn trong nhau và thông cảm với nhau, đừng bao giờ biến gia đình thành nơi bạo hành, bạo lực, thành lò lửa chiến tranh. Mỗi thành viên hãy trao cho nhau tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ và giúp nhau mỗi ngày nên hoàn thiện hơn.

Người Công giáo chúng ta hãy trở thành những người đi tiên phong trong việc xây dựng hòa bình. Hãy đem vào môi trường xã hội, nơi công ty xí nghiệp của mình sự ngay thẳng, thật thà, loại khỏi mình sự gian dối dưới mọi hình thức. Hãy tôn trọng và yêu mến các đồng nghiệp và những người mình gặp gỡ. Hãy nói với nhau bằng những lời lẽ lịch sự thay cho kiểu nói tục tĩu, thô lỗ. Hãy cư xử với nhau một cách chân thành, công bằng và bác ái. Mỗi người Công giáo phải sống thế nào để cho mọi người nhận ra Chúa trong cách sống của chúng ta và đồng thời chúng ta cũng nhận ra hình ảnh của Chúa nơi mọi người để biết tôn trọng và yêu thương.

Nhưng quan trọng hơn hết, hãy noi gương Đức Maria, hãy luôn có Chúa trong tâm hồn, đừng để tâm hồn mình trống rỗng, nhất là đừng để ma qủy và tội lỗi chiếm hữu tâm hồn. Vì ma quỷ không thể đem đến bình an, nó chỉ có thể gây ra thù oán và chiến tranh mà thôi. Amen.

Về mục lục

.

TÌNH MẸ

Trầm Thiên Thu

Ngày đầu năm dương lịch là Tết, ngày cầu cho hòa bình thế giới, và là ngày lễ mừng kính Thánh Mẫu Thiên Chúa. Có mẹ là có niềm vui và an toàn đối với con cái. Mẹ là tất cả của con, là “sợi dây” đưa cánh-diều-con bay cao vút.

Thiên Chúa tạo dựng Người Mẹ thật kỳ diệu, không bao giờ chúng ta hiểu hết Tình Mẫu Tử. Bao tác phẩm nghệ thuật diễn tả Tình Mẹ nhưng chẳng bao giờ đầy đủ. Các danh nhân cũng diễn tả Tình Mẹ theo cảm nhận riêng của mỗi người: “Nơi ẩn náu yên ổn nhất là lòng mẹ” (Florian), “Trên môi và trong trái tim đứa con: Mẹ chính là tên của Thượng Đế” (Thackeray), “Tương lai của con là công trình của mẹ” (Napoléon I), “Trái tim người mẹ là kiệt tác của Thượng Đế” (Gretry), “Lòng mẹ là vực sâu mà dưới đáy luôn có sự khoan dung” (Balze).

Cha và mẹ đều có vị trí riêng, nhưng vị trí của mẹ luôn có điều đặc biệt. Có lẽ đặc biệt vì lý do kỳ diệu mà thi sĩ Chế Lan Viên đã mô tả: “Con dù ln vn là con ca m, đi hết đi, lòng m vn theo con (thi phm Con Cò”). Con vui thì mẹ mừng, nhưng con đau một thì mẹ đau mười. Có mẹ thật hạnh phúc, nhưng thật bất hạnh cho những ai chịu mồ côi: “M côi cha là mt ln m côi, m côi m là by ln m côi. Thảo nào tục ngữ nói: “Mt cha ăn cơm vi cá, mt m liếm lá đu đường. Mồ côi mẹ khổ thật!

Tình Mẹ là nốt trầm trong “bản giao hưởng cuộc đời”, không được lưu ý nhưng lại vô cùng quan trọng, vì đó là nốt làm nền để làm nổi bật những nốt khác, làm nổi bật cả giai điệu: “Lòng m bao la như bin Thái Bình dt dào…” (Lòng M, NS Y Vân).

Ngày xưa, Đức Chúa phán với ông Môsê: “Hãy nói vi A-ha-ron và các con nó rng: Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này: Nguyn Đc Chúa chúc lànhgìn gi anh em! Nguyn Đc Chúa tươi nét mt nhìn đến anh (em) và d lòng thương anh em! Nguyn Đc Chúa ghé mt nhìnban bình an cho anh em! Chúc như thế là đt con cái Ít-ra-en dưới quyn bo tr ca danh Ta, và Ta, Ta s chúc lành cho chúng” (Ds 6:22-27). Lời chúc bình an luôn được sử dụng nhiều, cả trong tôn giáo lẫn xã hội. Lời chúc lành đẹp nhất chắc chắn là lời chúc bình an: Bình an dưới thế cho người thin tâm (Lc 2:14). Vì thiếu bình an mà chúng ta luôn cầu xin bình an: “Ly Chiên Thiên Chúa, Đng xóa ti trn gian, xin ban bình an cho chúng con.

Chiến tranh rất nguy hiểm, vì thế mà hòa bình rất cần, dù hòa bình về phương diện xã hội hoặc tinh thần, nhưng phải là hòa bình đích thực. Hòa bình trọn vẹn phải là hòa bình cả thể lý lẫn tinh thần.

Tác giả Thánh Vịnh tha thiết cầu xin: “Nguyn Chúa Tri d thương và chúc phúc, xin to ánh tôn nhan rng ngi trên chúng con,3 cho c hoàn cu biết đường li Chúa, và muôn nước biết ơn cu đ ca Ngài (Tv 67:2-3). Ước nguyện là một dạng cầu chúc, ước cho chính mình và cho người khác: Ước gì chư dân cm t Ngài, ly Thiên Chúa, chư dân phi đng thanh cm t Ngài! Ước gì muôn nước reo hò mng r, vì Chúa cai tr c hoàn cu theo l công minh, Người cai tr muôn nước theo đường chính trc và lãnh đo muôn dân trên mt đt này. Ước gì chư dân cm t Ngài, ly Thiên Chúa, chư dân phi đng thanh cm t Ngài (Tv 67:4-6). Ước nguyện cũng là một dạng cầu nguyện.

Cả Mùa Vọng, chúng ta xin trời cao đổ sương thánh xuống và ngàn mây mưa Đấng Cứu Tinh, và chúng ta đã được thỏa nguyện ngay đêm Giáng Sinh: “Đt đã sinh ra mùa màng hoa trái: Chúa Tri, Chúa chúng ta, đã ban phúc lc (Tv 67:7). Đấng Emmanuel đang ở với chúng ta. Nhưng đừng dừng lại ở đó, lo hưởng thụ mà quên cầu nguyện. Chúng ta rất dễ “ngủ quên trong chiến thắng”, vì thế mà chúng ta vẫn phải luôn tỉnh thức và cầu xin không ngừng: “Nguyn Chúa Tri ban phúc lc cho ta! Ước chi toàn cõi đt kính s Người! (Tv 67:8).

Tất cả các lời tiên tri đã ứng nghiệm rạch ròi, chính xác, hai năm rõ mười: “Thu xưa, nhiu ln nhiu cách, Thiên Chúa đã dùng các tiên tri mà phán dy cha ông, nhưng đến thi sau hết, tc là trong nhng ngày này, Người đã phán dy chúng ta nơi người Con (Dt 1:1-2).

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thời kỳ khoa học tiến bộ, nhưng là thời kỳ cánh chung, thời kỳ viên mãn. Thánh Phaolô nói: “Khi thi gian ti hi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình ti, sinh làm con mt người đàn bà, và sng dưới L Lut, đ chuc nhng ai sng dưới L Lut, hu chúng ta nhn được ơn làm nghĩa t.6 Đ chng thc anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thn Khí ca Con mình đến ng trong lòng anh em mà kêu lên: Áp-ba, Cha ơi! (Gl 4:4-6). Không gì có thể so sánh với niềm hạnh phúc quá lớn này. Tại sao?

Thánh Phaolô giải thích: “Anh em không còn phi là nô l na, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người tha kế, nh Thiên Chúa (Gl 4:7). Hạnh phúc tăng theo cấp số nhân, vì chúng ta chỉ là tội nhân khốn nạn đáng án tử, thế mà lại được trắng án, đặc biệt hơn nữa là chúng ta được làm con cái của Thiên Chúa và được kế thừa di sản thánh: “Người yêu đến ni cho chúng ta được gi là con Thiên Chúa, mà thc s chúng ta là con Thiên Chúa (1 Ga 3:1). Chuyện như không tưởng mà lại là sự thật trăm phần trăm, không hề mơ hồ, không hề ảo tưởng.

Chúng ta mất Người Mẹ thứ nhất: Bà Tổ Êva. Thiên Chúa lại ban cho chúng ta Người Mẹ thứ nhì: Đức Maria. Không chỉ vậy, Ngài còn ban cho chúng ta Người Mẹ thứ ba: Mẹ riêng của mỗi người. Kế hoạch của Thiên Chúa kỳ diệu vô cùng!

Tin Mừng hôm nay là trình thuật Lc 2:16-21, đề cập Thánh Mẫu Thiên Chúa, với đức tính nhu mì khác lạ.

Nghe các thiên thần báo tin lạ, các mục đồng liền hi h ra đi. Đến nơi, họ gặp Đức Maria, Đức Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Tận mắt tỏ tường, sự thật chứ không là mơ. Chắc chắn lúc đó lũ trẻ chăn chiên léo nhéo nói cười vì thích thú, nựng Bé Giêsu nhiều lắm.

Thấy hoàn cảnh nghèo khó của Thánh Gia như thế, chắc họ cũng được an ủi và vui sống kiếp nghèo của họ. Vâng, họ chỉ là những người chăn chiên thuê nhưng họ thật diễm phúc vì được trở nên các chứng nhân đầu tiên về Con Thiên Chúa giáng sinh. Vấn đề quan trọng là các mục đồng đã TIN thật lòng. Nếu là chúng ta, liệu chúng ta có đủ lòng tin? Có lẽ “hơi bị khó” đấy!

Sau đó, họ liền kể lại điều đã được thiên thần nói với họ về Hài Nhi này. Đi xa hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Vô tư và đơn sơ, trẻ em không biết giấu giếm, lọc lừa, cứ có sao nói vậy. Nghe các lũ trẻ chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Không ngạc nhiên sao được vì chuyện quá lạ lùng, ngoài sức tưởng tượng. Nhưng họ cũng đã tin lời kể của lũ trẻ nghèo kia là thật. Phúc thay!

Riêng Người Mẹ Trẻ Maria có động thái khác lạ: “Hng ghi nh mi k nim y và suy đi nghĩ li trong lòng. Rõ ràng Đức Mẹ ít nói lắm, chỉ cười thôi. Hiền quá chừng! Thật vậy, khi hiện ra với cô bé Bernadette ở Lộ Đức (1858), Đức Mẹ cũng hay cười. Sau đó, các người chăn chiên ra về, họ vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.

Thánh sử Luca cho biết: “Khi Hài Nhi được đ tám ngày, nghĩa là đến lúc phi làm l ct bì, người ta đt tên cho Hài Nhi là Giêsu, đó là tên mà s thn đã đt cho Người trước khi Người được th thai trong lòng m. Mọi điều diễn biến hoàn toàn ứng nghiệm như lời tiên tri từ trước.

Người mẹ rất lạ, Tình Mẹ rất kỳ diệu. Khi Thiên Chúa muốn Con Một Giêsu giáng sinh làm người, Ngài biết đường đời gian nan lắm, và Ngài đã tiền định cho Con Trẻ Giêsu một Người Mẹ. Chúng ta thật hạnh phúc vì cũng được tiền định làm con cái của Trinh Nữ Maria – Mẹ Thiên Chúa. Cùng Đức Mẹ, chúng ta hãy đồng ca Bài Magnificat của Đức Mẹ, và Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Assisi, đặc biệt là hôm nay – ngày cầu bình an cho thế giới.

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết tôn thờ một Cha trên trời và chu toàn bổn phận làm con. Xin giúp chúng con cũng biết tôn kính cha mẹ của chúng con cho trọn chữ Hiếu. Xin biến đổi chúng con thành khí cụ bình an của Ngài. Lạy Thánh Mẫu Thiên Chúa, Hiền Mẫu của chúng con, xin thương nguyện giúp cầu thay và giúp chúng con thực hiện đúng những gì Mẹ căn dặn, đặc biệt là các Mệnh Lệnh Fátima. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

Về mục lục

.

NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Ngày đầu năm mới và cũng là ngày Quốc Tế Hòa Bình, Giáo Hội hân hoan cử hành lễ Đức Maria rất thánh, Mẹ Thiên Chúa. Cả hai sự kiện này cùng diễn ra khi Giáo Hội đang cử hành mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, Ngài là Hoàng Tử Bình An, là hòa bình đích thực của nhân loại.

Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Đức Maria đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa và Giáo Hội muốn đặt lễ hôm nay lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ.

1/ Ý nghĩa của Truyền Tin

Tại sao một thiếu nữ nhỏ bé sống ở làng nghèo Nadaret lại trở thành Mẹ Thiên Chúa? Nhìn về mặt bề ngoài, Mẹ Maria không có gì nổi bật so với những người phụ nữ thời ấy. Tên Maria là một tên rất phổ biến, giống như tên Tuyết, Cúc, Đào…trong giới phụ nữ Việt Nam. Mẹ Maria người làng Nadaret (Lc 1,26), một làng rất tầm thường như sau này Nathanael nhận xét: “Từ Nadaret làm sao có cái gì hay được?” (Ga 1,46).

Ðể có câu trả lời, cần tìm về ý nghĩa của biến cố Truyền Tin. Thi sĩ Hàn Mặc Tử viết bài thơ ‘Ave Maria’ bất hủ từ câu chuyện này.

Hỡi Sứ thần Thiên Chúa, Gabriel.
Khi Người xuống truyền tin cho Thánh Nữ.
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú.
Người có nghe náo động cả muôn trời.
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời.
Để ca tụng bằng hương hoa sáng láng.
Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng.
Một đêm xuân là rất đỗi anh linh.

Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp.
Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập.
Cả Hàn Giang, cả màu sắc thiên không.
Lút linh hồn và ám ảnh hương lòng.
Cho sốt sắng, cho đê mê nguyền ước.

Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước.
Cho tình tôi nguyên vẹn tựa trăng rằm…

Sứ thần Gabriel đến Nadaret chào thôn nữ Maria:“Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Ba tiếng “Đầy-ân-sủng” gộp lại trở thành như là tên gọi riêng của Đức Maria. Mẹ được tràn đầy ân sủng. Mẹ luôn luôn có Thiên Chúa ở cùng. Không có giây phút nào mà Mẹ không có Thiên Chúa với mình. Không có giây phút nào mà Mẹ không trọn vẹn thuộc về Chúa. Không có bất cứ dấu vết tội lỗi chen vào giữa Mẹ và Thiên Chúa (Lm Nguyễn Hồng Giáo).

Tại sao Thiên thần nói với Maria: hãy vui lên?. Lời mời gọi này nhắc lại lời Ngôn sứ Xôphônia thế kỷ thứ VI báo tin ngày cứu độ cho Israel: “Reo vui lên hỡi thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi…Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, Người là vị cứu tinh, là Đấng anh hùng” (Xp 3,14-17). Sứ thần Gabriel cũng mời gọi Đức Maria hãy vui lên vì giờ cứu độ của Thiên Chúa đã đến. Sứ thần trình bày: “Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Đức Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng Đavit tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacop đến muôn đời, và vương quyền của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1,31-33).

Là một tâm hồn luôn luôn nghiền ngẫm Kinh thánh, chắc hẳn Đức Maria nhớ lại Lời Chúa đã dùng Ngôn sứ Nathan mà thề hứa với vua Đavit xưa. Nhưng điều mà Mẹ không bao giờ nghĩ tới là mình có thể có vai trò gì trong việc thực hiện lời tiên tri ấy. Chuyện “không thể” được đầu tiên là làm sao mình sinh con được vì đã quyết “không biết đến chuyện vợ chồng” để sống trọn vẹn cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Sau khi được Sứ thần giải thích rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”. Maria khiêm nhường thưa lại: ‘Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Và thế là Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người trong lòng Đức Trinh Nữ. Và thế là Đức Maria khiêm nhường đã trở thành thánh mẫu của Thiên Chúa.

Mẹ được Thiên Chúa sủng ái, và được trở nên cao trọng, vì Mẹ khiêm nhường. Đức khiêm nhường dẫn Mẹ đến chỗ hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa.Trong bài Magnificat, chính Đức Mẹ đã nói về mình rằng:

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Chúa đoái thương nhìn tới.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường

Đức Mẹ thuộc truyền thống những người nghèo khó, hèn mọn được Thiên Chúa che chở cách riêng. CĐ Vaticanô II trong hiến chế tín lý về Giáo hội đã dạy: “Đức Maria đứng đầu trong hàng ngũ những người khiêm nhường và nghèo khó của Chúa vẫn mong đợi và lãnh nhận ơn cứu độ với lòng tin tưởng” (số 55).

Từ biến cố Truyền tin, qua lời đáp xin vâng của Mẹ, Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng dạ Mẹ. Đức Maria trở thành Mẹ Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế. Giáo hội đã tuyên bố Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, Người có ngôi vị duy nhất trong hai bản tính. Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa làm người, nên là Mẹ của Thiên Chúa. Công đồng Êphêsô 431 đã minh định điều ấy khi tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Đức Maria đã trở thành Mẹ của Chúa qua thái độ khiêm nhường và lời đáp xin vâng phát xuất từ lòng tin của Mẹ. Do đó, khi tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, chúng ta không chỉ hiểu chức làm mẹ đó chỉ thuộc về thân xác mà thôi, nhưng nhìn nhận Đức Maria là Mẹ do hành vi tin hoàn toàn tự do của Ngài, như bà Êlisabet đã thốt lên : “Phúc cho em vì đã tin những lời Chúa phán”. Chúa Giêsu có lần đã tuyên bố : “Mẹ và anh em Ta là những ai biết lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa” (Lc 8,21).

2/ Tín điều Mẹ Thiên Chúa

Mẹ Thiên Chúa trở thành một tín điều và là mầu nhiệm của đức tin Công Giáo. Tước hiệu này đã trở nên một phần vĩnh viễn trong những kinh tuyên xưng đức tin và trong phụng vụ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo.

Tín điều Mẹ Thiên Chúa được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh.

Tiên tri Isaia loan báo: “một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ là Emmanuel” (Is 7,14). Đức Maria sinh ra Đấng Emmanuel, nên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Lời tiên tri được thực hiện khi sứ thần Gabriel báo tin cho Mẹ Maria : “Bà sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ ấy là Giêsu… Vì thế Con Trẻ sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” (Lc 1,31-35).

Thánh Phaolô viết : ‘Thiên Chúa đã sai con mình đến sinh bởi người nữ và sinh dưới chế độ luật” (Gal 4,14). Trong Tin mừng Gioan, Mẹ Maria được gọi là Mẹ Chúa Giêsu (2,1 ; 19,26), và trong Tin mừng Luca, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa đến thăm bà Elidabet (1,43).

Các Kitô hữu thời sơ khai được các Tông Đồ hướng dẫn, luôn có một niềm tin vững chắc vào thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria. Điều này được chứng tỏ bằng những việc tôn kính phổ quát như Kinh Tin Kính của các Tông Đồ.

Tước hiệu Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã được các giáo phụ như Thánh Cyrilô, Athanasiô, Ignatiô Antiochia, tin yêu và truyền dạy.

Công Đồng Êphêsô năm 431 tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Công Đồng Constantinople III (680-681) xác quyết rằng: Chúa Giêsu Kitô được sinh ra bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, và Đức Trinh Nữ Maria chính thức và thật sự là Mẹ Thiên Chúa theo nhân tính của Chúa Kitô.

Đức Giáo Hoàng Piô XI, đã ra thông điệp “Mediator Dei” mừng kỷ niệm 1.500 năm Công Đồng Êphêsô và công bố lễ Mẹ Thiên Chúa, mừng trong toàn thể Giáo Hôi vào ngày 11 tháng 10.

Đức Piô XII, đã thiết lập Năm Thánh Mẫu vào năm 1954 và tuyên bố rằng chức Mẹ Thiên Chúa là nguồn gốc tất cả mọi ơn sủng và đặc sủng của Mẹ Maria.

Công Đồng Vaticanô II dành chương VIII trong Hiến Chế Lumen Gentium, nói về Mẹ Thiên Chúa. Và trong Hiến Chế về Phụng Vụ, các Nghị Phụ Công Đồng đã chuyển lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 11 tháng 10 sang ngày 1 tháng 1 hàng năm.

Thánh Lễ thật phong phú với những lời cầu nguyện cùng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội. Cả 4 kinh nguyện Thánh Thể đều nhắc tới Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Trong kinh nguyện Thánh Thể I, linh mục chủ tế đọc : Hiệp cùng Hội Thánh, chúng con kính nhớ Đức Maria vinh hiển trọn đời đồng trinh Mẹ Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV đọc : Cùng với Đưc Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa

Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con…” là lời kinh được đọc lên hàng triệu triệu lần mỗi ngày. Danh hiệu Mẹ Chúa Trời được đọc trong phụng vụ của Giáo Hội, trong kinh nguyện riêng tư tại gia đình, trên xe, trên giường bệnh… Càng hiểu biết và yêu mến mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, chúng ta càng hiểu biết và yêu mến cách trọn vẹn hơn mầu nhiệm Chúa Cứu Thế, Người Con rất yêu dấu của Đức Mẹ.

3/ Nữ Vương Hòa Bình

Giáo Hội mừng lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày đầu năm Dương lịch,cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới như một nhắc nhớ việc chiêm ngưỡng Mẹ là một Tạo Vật mới tinh tuyền của Thiên Chúa, một Evà mới khởi đầu một thời đại mới, một tạo dựng mới. Kỷ nguyên cứu độ đã khởi sự qua việc Chúa Giêsu nhập thể trong cung lòng Đức Mẹ sau lời xin vâng. Mẹ được tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để bắt đầu kỷ nguyên cứu độ. Nếu Evà cũ đã bất tuân để vùi lấp con người trong khổ đau và sự chết, thì Đức Mẹ với tâm tình xin vâng đã đưa Chúa Giêsu đến với nhân loại mang lại sự sống và tình yêu. Từ đây nhân loại sẽ bước đi trong ánh sáng cứu độ. Chúa Giêsu vị Vua Thái Bình, Hoàng Tử Bình An đã đi vào lòng thế giới, để thiết lập vương quốc Nước Trời qua Mẹ Maria. Ðức Thánh Cha Phaolô VI đã viết: “Vì sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày 01 tháng giêng với ngày thứ tám giáp lễ Giáng Sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là ngày Thế Giới Hòa Bình, mà thế giới mỗi ngày càng hưởng ứng thêm, và thành quả của hòa bình đã phát sinh trong lòng nhiều người.” (Marialis Cultus, số 5). Chúa Giêsu được xưng tụng là Hoàng Tử Hòa Bình, đến chuộc tội nhân loại, giao hòa con người với Chúa Cha. Mẹ Maria luôn gắn bó, hợp tác, hiệp công với Con của mình nên đã trở nên Nữ Vương Hòa Bình cho toàn thế giới. Mẹ đã đóng góp cả cuộc đời mình cùng với Chúa Giêsu mà giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Chủ đề Sứ điệp Hòa Bình năm nay là “Không còn nô lệ nữa, nhưng chỉ còn tình huynh đệ với nhau”. ĐTC Phanxicô viết: “Việc quay trở về với Đức Kitô, bắt đầu một cuộc sống là người môn đệ trong Đức Kitô, làm nên một sự tái sinh (x. 2Cr 5,17; 1Pt 1,3) vốn tái tạo lại tình huynh đệ như là mối dây nền tảng của đời sống gia đình và đời sống xã hội” (Sứ điệp ngày Thế Giới Hòa Bình 2015).

Đức Mẹ khuyên mọi tín hữu siêng năng lần hạt và coi chuỗi kinh Mân Côi như là phương tiện hun đúc hòa bình. Ngày 13 tháng 10 năm 1917 tại Fatima, Đức Mẹ đã hiện ra để lại lời nhắn nhủ dưới hình thức của huấn lệnh là: cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt, tôn sùng trái tim Mẹ. Đây chính là lộ trình nên Thánh bao gồm ba bước tiếp theo nhau và chuỗi Mân Côi được đặt như là một nhịp cầu giữa một bờ là tội lỗi nhân loại và bờ bên kia chính là ơn thánh hóa của Thiên Chúa. Cũng như việc lần hạt chuyên cần là một phương tiện hiệu quả giúp người ta đạt được hòa bình. Chính trong ý nghĩa này, kinh Mân Côi phải được gọi là Kinh của hòa bình. Ở đâu kinh Mân Côi được cổ võ thì ở đó cũng vang lên lời cầu nguyện tha thiết: “Nữ Vương ban sự bình an cầu cho chúng con”.

Lễ Mẹ Thiên Chúa kết thúc tuần Bát Nhật Giáng Sinh làm tỏa sáng vẻ đẹp kỳ diệu của tình yêu cứu độ. Ngôi Hai đã vâng phục nhập thể cứu độ nhân loại. Với tiếng xin vâng, Đức Maria làm Mẹ Ngôi Lời nhập thể và làm Mẹ hết thảy những ai được tháp nhập vào thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô.

Lạy Mẹ Maria Nữ Vương Hòa Bình, Mẹ đã chọn phần tuyệt hảo là lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Xin cho chúng con luôn biết noi gương Mẹ, gắn bó cùng Chúa trọn đời. Amen.

Về mục lục

.