Trinh tiết và thiếu niên

58

Trinh tiết và thiếu niên

Tiến sĩ ELIZABETH BOSKEY

hoahongTrinh tiết là khái niệm thẳng thắn, nhưng khi hỏi bất kỳ 10 thiếu niên nào rằng nó nghĩa là gì thì bạn sẽ có 10 câu trả lời khác nhau. Mặc dù vậy, tầm quan trọng của sự trinh tiết vẫn được đề cao. Các chương trình giáo dục giới tính luôn động viên thiếu niên NÊN giữ trinh tiết hơn là HIỂU BIẾT về các biện pháp an toàn tình dục.

Vấn đề là mặc dù khi các chương trình này hiệu quả trong việc khuyến khích thiếu niên giữ trinh tiết, có thể “hiệu quả” chỉ có nghĩa là các chương trình đã thuyết phục thiếu niên tránh giao cấu trực tiếp vào âm hộ. Nhưng giao cấu như vậy không chỉ là hoạt động tình dục có thể nguy hiểm cho sức khỏe thể lý và cảm xúc; khẩu dục và hậu môn dục cũng có thể dẫn tới việc mang thai, và có thể bị các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, bệnh mụn giộp (herpes), và HIV.

Có gì trong lời hứa?

Hứa giữ trinh tiết là một phần trong các chương trình giáo dục giới tính, và cũng thường được động viên bởi các phương tiện truyền thông. Khi thiếu niên hứa giữ trinh tiết, chúng thường hứa giữ trinh tiết cho tới khi kết hôn. Tuy nhiên, các chương trình này ít khi định nghĩa “trinh tiết”, vì thề, ngay cả các thanh niên trung thành với lời hứa cũng có thể cảm thấy thoải mái thực hiện khẩu dục và hậu môn dục.

Có vài cuộc nghiên cứu đã “kiểm tra” lời hứa trinh tiết để xem có hiệu quả trong việc giúp thiếu niên tránh sinh hoạt tình dục hay không. Thật vậy, một số nghiên cứu thấy rằng những người hứa giữ trinh tiết đều nói rằng họ sinh hoạt tình dục ít hơn những người không hứa. Đa số các cuộc nghiên cứu này đều gặp vấn đề quan trọng. Đặc biệt là họ không hỏi thiếu niên nghĩ gì về tình dục. Nhiều thiếu niên không hề coi khẩu dục và hậu môn dục là vi phạm lời hứa trinh tiết.

Nghiên cứu vấn đề

Khi các cách mô tả chi tiết về tình dục được đưa thêm vào việc nghiên cứu, kết quả rất khác biệt. Vài cuộc nghiên cứu thấy rằng nhiều thiếu niên trung thành với lời hứa trinh tiết mà vẫn sinh hoạt khẩu dục và hậu môn dục. Vì chúng coi hai dạng tình dục này không ảnh hưởng sự trinh tiết, chúng không sợ mình vi phạm lời hứa.

Vả lại, một cuộc nghiên cứu khác thấy rằng các thiếu niên áp dụng khẩu dục và hậu môn dục, nhưng không giao cấu, vẫn có thể hứa giữ trinh tiết. Điều này có thể là một cách giải thích về lý do mà tỷ lệ bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở những người thề hứa vẫn tương đương với những người không thề hứa.

Chẳng ngạc nhiên gì, vì lời hứa giữ trinh tiết thường là một phần trong các chương trình giáo dục giới tính, người ta thấy rằng những người hứa trinh tiết ít có thể dùng bao cao-su khi giao cấu với lần đầu với người không thề hứa. Vì dùng bao cao-su vào lần đầu giao cấu là cách tiên báo tốt về động thái an toàn tình dục trong tương lai, điều này không hề bảo đảm sức khỏe tình dục suốt đời của những người hứa giữ trinh tiết.

Hiểu biết

Việc khuyến khích thiếu niên chỉ chú trọng trinh tiết, nhưng không dạy chúng cách khác về an toàn tình dục, có thể bảo vệ chúng có thai ngoài ý muốn, nhưng lại không thể ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Thật vậy, hậu môn dục gây nguy cơ cao về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV so với giao cấu trực tiếp, vì rất có thể rách và chảy máu. Khẩu dục cũng là một vấn đề, vì nhiều thiếu niên coi đó là ngẫu nhiên ngay cả khi họ biết, do đó họ có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Giáo dục giới tính cho thiếu niên là điều cần thiết, nhưng đừng “vẽ đường cho hươu chạy”. Giáo dục giới tính có thể giúp chúng hiểu biết rõ nguy cơ rình rập để có cách chọn lựa đúng đắn. Cuối cùng, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không trừ ai, hứa giữ trinh tiết hay không hứa. Chắc chắn bệnh lây nhiễm giữa hai người sinh hoạt tình dục không an toàn!

KHA ĐÔNG ANH (Chuyển ngữ từ std.about.com)

Nguồn tham khảo:

Brückner, H. and Bearman P. “After the promise: the STD consequences of adolescent virginity pledges” Journal of Adolescent Health 36 (2005) 271–278.

Nicole Stone, “Oral sex and condom use among young people in the United Kingdom” Perspectives on Sexual and Reproductive Health (2006) 38(1).

Lisa Remez “Oral Sex Among Adolescents: Is It Sex or Is It Abstinence?”, Family Planning Perspectives (2000) 32(6):298-304.

Centers for Disease Control and Prevention. Sexually Transmitted Disease Surveillance 2005 Supplement, Gonococcal Isolate Surveillance Project (GISP), Annual Report 2005. Atlanta, GA: U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, January 2007.