Một thế kỷ trên đường Sài Gòn

91
Một thế kỷ trên đường Sài Gòn
Đầu thế kỷ 20, đàn ông Nam bộ không còn búi tóc củ hành nên nghề cắt tóc ra đời; giày dép bắt đầu phổ biến làm xuất hiện nghề sửa giày… Ngày nay, trên vỉa hè vẫn còn ông thợ hớt tóc dạo, người thợ sửa giày lâu năm…
Từ những năm 1910-1930, nam giới đã không còn búi tóc củ hành mà bắt đầu cắt tóc ngắn. Theo đó, nghề hớt tóc dạo trên đường phố ra đời. Đến nay, các tiệm cắt tóc, salon tóc đã chuyên nghiệp hơn, tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích, nhưng thỉnh thoảng đâu đó trên vỉa hè đường phố Sài Gòn, dưới những bóng cây mát vẫn còn những người thợ cắt tóc bình dị, với những dụng cụ hành nghề rất đơn giản, nhỏ gọn.
 
Là phương tiện vận chuyển tiện lợi, taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20. Trong ảnh là chiếc taxi năm 1970 (ảnh trên) và hiện nay (ảnh dưới).
 
Sài Gòn xưa có hàng nước, quán cóc bán trà đá, trà chanh… thì trên phố Sài thành hiện nay cũng phổ biến gánh hàng, bàn giải khát với đủ loại nước có ga, nước chanh, sâm lạnh, nước dừa…
 
Nghề đưa thư ở Sài Gòn bắt đầu phát triển từ đầu thế kỷ 20, chủ yếu là bằng chân, do các đoàn người vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, chỉ một số ít thư được vận chuyển bằng xe. Khi đó đất phương Nam còn nhiều rừng rậm thú dữ nên nghề đưa thư khá nguy hiểm. Ngày này nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, máy móc thiết bị hiện đại nên việc thông tin liên lạc đã nhanh chóng, tiện lợi hơn nhiều lần
 
Hình ảnh chiếc xe đẩy bán hủ tíu dạo gắn liền với văn hóa ẩm thực Sài Gòn hơn 100 năm nay. Những chiếc xe bán hủ tíu đến nay gần như vẫn còn giữ nguyên cách buôn bán lề đường, đặc biệt là là tiếng gõ “lách cách” đặc trưng. Ngày nay vẫn còn những tiệm bán hủ tíu trên 50 năm tuổi như các tiệm của người Hoa ở khu Chợ Lớn, trên đường Triệu Quang Phục (quận 5), đường Gia Phú (quận 6),…
 
Là một nghệ thuật dân gian đường phố, múa lân rồng ở Sài Gòn đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các dịp lễ hội truyền thống, với ý nghĩa cầu mong sự bình an, thịnh vượng, hạnh phúc… Hiện nay ngoài múa lân còn có múa sư tử, múa rồng. Các đội múa lân cũng ngày càng chuyên nghiệp và trang phục đẹp, bắt mắt hơn.
 
Xích lô được xem là phương tiện để thay thế cho xe kéo. Chiếc xe kéo xuất hiện lần đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1883, và khoảng 15 năm sau thì bắt đầu phổ biến trên đường phố Sài Gòn. Từ khi xuất hiện đến bây giờ, hình dáng của xe vẫn không thay đổi nhiều. Hiện nay xích lô chỉ còn dùng để phục vụ khách du lịch nước ngoài muốn tham quan thành phố.
(Ngày xưa chở Việt – Bây giờ chở Tây)
 
Gánh hàng rong đã có từ rất lâu đời, và trở thành một nét văn hóa đặc trưng rất Sài thành. Trải bao thăng trầm dâu bể của thời cuộc, gánh hàng rong ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn đơn sơ quà vặt, bình dị những tiếng rao.
 
Nghề sửa giày bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, cho đến nay đã trở thành một trong những nghề thủ công lâu đời nhất tại Sài Gòn. Sửa giày được xem là một nghề khá nhàn nhã, thu nhập không cao nhưng ổn định, bất cứ khi nào cũng có việc để làm. Ngày nay, nghề sửa giày ít nhiều đã bị mai một, nhưng vẫn có thể bắt gặp những người thợ già đang miệt mài đóng giày trên hè phố, nhất là ở các đường Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng (quận 1).
  
Tham quan Saigon
Nếu tôi chỉ một lần để gọi
Giữa quê người xin gọi lớn Việt Nam
Ôi Việt Nam, bốn ngàn năm hưng phế
Vẫn còn đây qua mấy độ thăng trầm….
Xin mời bà con cô bác anh chị em lên trực thăng đi tham quan 1 vòng quanh Sài Gòn để mỗi người tự cảm nhận và có sự so sánh cho riêng mình…
 
+ Khởi hành từ phi trường Tân Sơn Nhất nhé!
 
 
+ Đường vào sân bay Tân Sơn Nhất, nay là đoạn cuối đường Trường Sơn hướng vào sân bay
 
 
+ Đường Võ Tánh năm 1969, phía xa bên trái là cổng vào Bộ Tổng tham mưu quân đội VNCH và nay là đường Hoàng Văn Thụ. Bộ Tổng khi xưa, giờ là Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (cạnh công viên Hoàng Văn Thụ).
 
 
+ Lăng Cha Cả nhìn từ trong xe. Bây giờ thì Lăng không còn nữa và thay vào đó là 1 cái bùng binh, dân quen gọi là bùng binh Lăng Cha Cả.
 
 
+ Đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình) năm 1969 nhìn từ phía Tân Kỳ Tân Quý ,Trường Chinh về Lăng Cha Cả. Trước đây là khu vực quân sự của sân bay Tân Sơn Nhất (hình như là sư đoàn 3 không quân đóng ở đây).
 
 
+ Ghé bệnh viện bơm máu
 
 
+ Quẹo qua ngã tư Phú Nhuận
 
 
+ Bay thẳng tới ngã tư Hàng Xanh
 
 
+ Trở về trung tâm thành phố bằng đường Phan Thanh Giản – nay là Điện Biên Phủ
 
 

Mấy cái hình 1 thời để nhớ…

Nếu tôi chỉ một lần để gọi
Giữa quê người xin gọi lớn Việt Nam
Ôi Việt Nam, bốn ngàn năm hưng phế
Vẫn còn đây qua mấy độ thăng trầm….
 
Tiếp tục hành trình…..
+ Đi thẳng Phan Thanh Giản về Quận 10 gặp Ngã 7, ngày xưa nơi đây đặt tượng Biệt Động Quân oai hùng, ngày nay đặt tượng mấy thằng khùng, thằng điên (sorry hướng dẫn viên du lịch hơi bức xúc…)
 
 
+ Quận 1: Rạch Bến Nghé nhìn ra hướng sông Sài Gòn, nay là Đại lộ Đông-Tây.
 
 
+ Chợ Bến Thành xưa. Bây giờ cây xăng vẫn còn và có thêm trạm xe buýt
 
 
+ Thương xá Tax xưa và nay
 
 
+ Grival
 
 
+ Khách sạn Caravelle xưa và nay
 
 
+ Đường Nguyễn Huệ hơn trăm năm trước với tên Charner, còn là 1 con rạch, nay trở thành đường hoa vào dịp Tết Nguyên Đán.
 
 
+ Nhà thờ Đức Bà thế kỷ 19, năm 1960 và năm 2010
 
 
 
+ Đò Thủ Thiêm, phà Thủ Thiêm và bây giờ là hầm Thủ Thiêm
 
 
Chặng cuối…
+ Từ bến Bạch Đằng đi Cường Để gặp tượng Trần Hưng Đạo. Dù Sài Gòn đã trải qua bao thăng trầm, ông vẫn đứng hiên ngang chỉ tay về phía Bạch Đằng như khẳng định “đây là lãnh thổ của nước NAM, bọn giặc PHƯƠNG BẮC hãy mau rút khỏi”
 
 
+ Đi thẳng đường Cường Để sẽ gặp trường Văn Khoa (chợt nhớ tới ca khúc “Trả lại em yêu” của nhạc sĩ Phạm Duy) và nay là đường Đinh Tiên Hoàng với Đài truyền hình thành phố
  1.  
    + Kết thúc chuyến tham quan, xin mời anh chị em chiến hữu hạ cánh, nghỉ ngơi, ăn nhậu tại hồ con rùa – nơi được coi là cái đuôi rồng trong long mạch của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
  2. Trả lại em yêu con đường học trò
    Những ngày thủ đô tưng bừng phố xá
    Chủ nhật uyên ương hẹn hò đây đó
    Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt…
    Viễn Dzu Tử