Món quà của các Đạo sĩ

173

MÓN QUÀ CỦA CÁC ĐẠO SĨ

 

hienlinhNhững tặng phẩm là nhũ hương, mộc dược và vàng ám chỉ thần tính, nhân tính và vương quyền của Đức Giêsu.

William Sydney Porter, một nhà văn Mỹ chuyên viết chuyện ngắn sống vào giữa thế kỷ này. Ông rất nổi tiếng qua bút hiệu O. Henry của ông. Ông được độc giả nhớ đặc biệt là do ông luôn luôn kết thúc các câu chuyện của ông bằng cách gây ngạc nhiên hứng thú. Một trong những câu chuyện nổi tiếng của ông lấy tựa đề từ ý nghĩa của đại lễ hôm nay. Câu chuyện đó nhan đề “Món quà của vị đạo sĩ. Nói về một cặp vợ chồng trẻ tên Jim và Dela. Họ nghèo tiền của nhưng rất giàu tình thương đối với nhau.

Giáng sinh sắp tới, Dela tự hỏi phải làm quà Giáng Sinh cho Jim bằng món gì đây. Nàng muốn tặng chàng, nhưng nàng không có đủ tiền để mua. Vì thế nàng nẩy sinh một sáng kiến. Nàng có một bộ tóc dài rất đẹp. Nàng quyết định cắt ngắn bộ tóc của nàng và đem bán để mua cho Jim sợi giây đồng hồ.

Hôm áp lễ giáng sinh, nàng từ phố về, trên tay mang một chiếc hộp rất đẹp, trong đó có sợi giây đeo đồng hồ làm bằng vàng, mà nàng vừa đổi bằng mái tóc của nàng. Bỗng nhiên, Dela chợt cảm thấy lo lắng nàng tự hỏi Jim rất yêu quí mái tóc dài của nàng, và nàng tự hỏi không hiểu chàng có buồn phiền vì nàng cắt và bán nó đi không. Chỉ có thời gian mới trả lời nàng thôi.

Dela leo nốt đợt cầu thang cuối cùng dẫn đến căn hộ nhỏ của hai đứa nàng. Nàng mở cửa và thấy Jim đang đợi nàng. Trong tay chàng có một cái hộp gói lại thật đẹp đựng món quà chàng mua cho nàng. Khi Jim nhìn thấy mái tóc ngắn của Dela, chàng bắt đầu rươm rướm nước mắt. Nhưng chàng không nói gì cả. Chàng cố cầm những giọt lệ của mình và tặng nàng chiếc hộp. Khi Dela mở hộp ra, nàng không thể tin vào mắt mình được. Trong hộp có một bộ lược rất đẹp để nàng chải mái tóc thướt tha của nàng. Và khi Jim mở món quà của mình ra, chàng cũng khó mà tin được đôi mắt của chàng. Trong hộp có một sợi giây đồng hồ rất đẹp dùng cho chiếc đồng hồ bằng vàng của chàng. Chỉ lúc đó Dela mới nhận ra rằng Jim đã bán chiếc đồng hồ bằng vàng để mua cho nàng những cái lược để nàng chải tóc.

Có những người nghĩ rằng kết thúc của câu chuyện tuy gây ngạc nhiên nhưng bi thảm quá. Còn đa số cho rằng kết thúc như thế rất đẹp. điều làm cho kết thúc đó đẹp không phải là những món quà mà là tình yêu được những món quà đó biểu tượng và nói lên.

***

Câu chuyện đó dẫn chúng ta trở về với việc mừng kính lễ Hiển Linh hôm nay, cũng gọi là Lễ Ba Vua (tức 3 nhà đạo sĩ). Tôi không hiểu rõ tại sao O. Henry lại đề tựa cho câu chuyện ấy là “Món quà của nhà Đạo Sĩ”. Có lẽ vì những món quà của các đạo sĩ cũng đầy những ý nghĩa thâm sâu như thế. Chúng ta hãy suy nghĩ về ý nghĩa của những món quà ấy.

Chúng ta hãy bắt đầu bằng mộc dược. Thời xưa, người ta dùng mộc dược để ướp xác người chết trước khi đem đi mai táng. Chẳng hạn, vào sáng sớm ngày đầu tuần, các phụ nữa đã đem mộc dược đến mộ Chúa Giêsu. Vì mộc dược có tương quan đến sự chết, nên nó tượng trưng sự yếu đuối, dễ bị thương tổn của con người.

Vì thế món quà bằng mộc dược tượng trưng cho nhân tính của Đức Giêsu. Nó nói với chúng ta rằng Đức Giêsu cũng có những yếu đuối, mỏng giòn, dễ bị thương tổn vì ngài là người. Cũng như chúng ta, Ngài cảm nghiệm được toàn bộ mọi thứ cảm xúc của con người, vui, buồn, sợ hãi, thất vọng, cô đơn.,…Ngài cũng không khác gì chúng ta, ngoại trừ tội lỗi mà thôi.

Bây giờ chúng ta nói về nhũ hương. Ngày xưa, người ta dùng nhũ hương trong việc phụng tự tôn giáo hương thơm và làn khói bay lên trời cao, khiến họ liên tưởng đến các vị thần linh và thần tính của các ngài. Vì thế, món quà bằng nhũ hương tượng trưng cho Thượng Đế tính của Đức Giêsu. Thánh Phaolô đã nói về Thượng Đế tính của Ngài trong thư gởi cho cộng đoàn giáo dân ở Philipphê: “Đức Giêsu vốn bản tính Thiên Chúa, nhưng Ngài…. Đã trở nên giống người phàm, và chấp nhận vâng phục mọi đàng cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Ngài lên địa vị cao cả nhất trên trời” (Pl 2,6-9)

Cuối cùng chúng ta nói tới vàng. Ngày xưa, người ta coi vàng là vua của mọi thứ kim loại. Vì thế, vàng tượng trưng cho đức vua. Nhà vua là vị thủ lãnh ở bên trên tất cả. Ông vua lý tưởng thì lãnh đạo bằng tình thương. Đối với dân chúng, ông bảo đảm là mình có chính nghĩa. Ông làm cho người khác ủng hộ. cộng tác với ông nhờ chính nghĩa của mình. Đức Giêsu chính là một vị vua như thế. Ngài lãnh đạo bằng tình thương. Ngài bảo đảm có chính nghĩa khi thiết lập Nước Thiên Chúa ở trần gian. Và Ngài thôi thúc mọi người cộng tác với Ngài trong công việc ấy. Điều đó dẫn chúng ta đến với sứ điệp thực tiễn của ngày lễ Hiển Linh hôm nay.

Hiện nay trong nhiều quốc gia, lễ Hiển Linh được mừng long trọng hơn lễ Giáng sinh. Sở dĩ như thế là vì lễ này mừng việc Đức Giêsu tự tỏ mình ra với thế giới ngoại giáo. Cũng y như lễ Giáng Sinh mừng việc Đức Giêsu tự tỏ mình ra đặc biệt với những người Do Thái, thì lễ Hiển Linh mừng việc Đức Giêsu tự tỏ mình ra đặc biệt với dân ngoại. Vì thế, lễ này là “Lễ của Chư Dân”.

Những gì được Đức Giêsu khởi sự trong thời của Ngài thì cũng phải được chúng ta tiếp tục trong thời của chúng ta. Nếu Đức Giêsu phải được rao giảng cho mọi dân mọi nước, thì việc rao giảng đó phải được thực hiện bằng chính những cố gắng của chúng ta. Chúng ta phải loan báo cho mọi dân tộc trên thế giới biết “Tin Mừng” này là Đức Giêsu Con Thiên Chúa, đã mặc lấy xác thịt và sống giữa chúng ta chúng ta phải nói cho họ biết rằng Đức Giêsu đã đi vào lịch sử không phải chỉ để cứu độ người Do Thái vào thời của Ngài, mà cứu độ tất cả mọi dân tộc, mọi quốc gia trong mọi thời đại nữa.

Đức Giêsu đến để lập Nước Trời tại trần gian, để lập nên một thế giới mới, thế giới mà trong đó không còn đau khổ, buồn phiền nữa, thế giới mà trong đó những người nghèo khổ sẽ tìm được những người bạn chân tình, yêu thương, nơi mà trước đó họ chỉ tìm thấy những người xa lạ lạnh nhạt. đó chính là “Tin Mừng” mà chúng ta phải loan báo cho thế giới. Đó là sứ điệp thực tiễn của lễ Hiển Linh hôm nay. Đó là một sứ điệp kêu gọi mỗi người chúng ta phải hành động.

Tôi xin kết thúc bài giảng hôm nay bằng bài thơ của một thi sĩ vô danh. Bài thơ này tóm tắt sứ điệp của lễ Hiển Linh hôm nay bằng một hình ảnh rất sống động.

“Khi bài ca của các thiên thần ngừng bặt,

khi ngôi sao trên bầu trời đã biến mất,

khi các vua chúa và hoàng tử đã ở nhà,

khi các mục đồng cùng đàn súc vật đã trở về,

thì công việc Giáng sinh mới bắt đầu

“Để tìm lại những gì đã mất,

để hàn gắn những gì đã gẫy đổ,

để người đói được ăn no,

để tù nhân được giải phóng,

để các nước xây dựng lại,

để đem lại hoà bình cho mọi người,

và để hoà nhạc bằng trái tim”.

Lm. Mark Link