50 quốc gia bách hại các Kitô hữu nhiều nhất hiện nay

52
50 quốc gia bách hại các Kitô hữu nhiều nhất hiện nay: Chủ nghĩa Cộng sản và Hồi giáo dẫn đầu các cuộc đàn áp
Kitô giáo là tôn giáo bị đàn áp nhiều nhất trên thế giới. Tại nhiều quốc gia, người Kitô hữu phải chịu đựng đủ loại phiền toái vì đức tin của mình. Khoảng 317 triệu Kitô hữu bị bách hại ở 50 quốc gia đó.
(ZENIT News – Contando Estrelas / Vigo, 17.01.2024)- Tổ chức phi chính phủ Kitô giáo Puertas Abiertas, qua nhiều năm đã ghi nhận tình trạng bách bại các Kitô hữu trên thế giới, phân loại 50 quốc gia trong tình trạng rất nghiêm trọng.
Vào thứ Tư, ngày 17 tháng 1, Puertas Abiertas đã công bố bảng phân loại năm 2024, bao gồm một bản đồ có vùng đánh dấu màu cam là các quốc gia có mức độ đàn áp rất cao và màu đỏ là các quốc gia có mức cực độ của áp bức này. Điều đáng báo động là trong vài năm trở lại đây, danh sách các cuộc đàn áp ngày càng gia tăng ở mức cao.
Puertas Abiertas chỉ ra rằng chỉ riêng ở 50 quốc gia này, khoảng 317 triệu Kitô hữu phải chịu bách hại ở mức độ rất cao hoặc cực đoan. Tổ chức phi chính phủ này cũng cho thấy cứ 7 Kitô hữu thì có 1 người bị bách hại trên thế giới, tỷ lệ này tăng lên đến 1/5 Kitô hữu ở Châu Phi và 2/5 ở Châu Á. Năm 2023, có 4.998 tín hữu đã bị giết vì đức tin của họ; 4.125 người bị bắt và 14.766 nhà thờ và tài sản của Giáo hội Công giáo bị tấn công vì lý do tôn giáo. Hơn nữa, 295.120 Kitô hữu buộc chạy trốn khỏi nơi cư trú. “Vào năm 2023, số tín hữu buộc phải rời bỏ nhà cửa của mình đã tăng hơn gấp đôi. Tại những quốc gia nguy hiểm nhất, chẳng hạn như ở Châu phi, cận Sahara, có khoảng 3% tổng số Kitô hữu phải di tản”.
Triều Tiên đứng đầu trong danh sách gồm bảy chế độ độc tài Cộng sản
Lại một năm nữa, chế độc tài cộng sản Triều Tiên đứng đầu danh sách đàn áp; một chế độ phản dân chủ và cực kỳ áp bức, trong đó các Kitô hữu đã phải chịu đủ mọi hình thức tàn bạo trong nhiều thập kỷ. Puertas Abiertas nhấn mạnh rằng đây là “nơi nguy hiểm nhất đối với các Kitô hữu trên thế giới. Nếu bị phát hiện là môn đệ của Chúa Giêsu là mang một bản án tử hình. Vào năm 2023, quốc gia này đã củng cố biên giới với Trung Quốc, khiến các kitô hữu gặp khó khăn hơn khi chạy trốn và khó nhận được sự hỗ trợ hơn”.
Sáu chế độ độc tài Cộng sản khác trong danh sách bao gồm: Eritrea (thứ 4), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (thứ 19), Lào (thứ 21) Cuba (thứ 22) , Nicaragua (thứ 30) và Việt Nam (thứ 35). Liên quan đến Trung Quốc, Puertas Abiertas tuyên bố: “Ít nhất 10.000 nhà thờ đã đóng cửa ở Trung Quốc vào năm 2023. Phần lớn là các nhà thờ tại gia, nhưng các nhà thờ chính thức cũng chịu áp lực. Theo quy định mới, đồng nghĩa với việc nhà thờ phải trưng bày các áp phích có nội dung: “Yêu Đảng cộng sản, Yêu nước, Yêu tôn giáo”. Và các Kitô hữu mỗi một tỉnh phải đăng ký trên một ứng dụng do Nhà nước kiểm soát trước khi tham gia các buổi lễ tôn giáo”.
Ở 33 quốc gia khác, chủ nghĩa Hồi giáo nguyên nhân của cuộc đàn áp
Hơn nữa, cũng như những năm trước, chủ nghĩa Hồi giáo là nguyên nhân chính gây ra các cuộc đàn áp cho các tín đồ công giáo trong danh sách của năm 2024. 33 quốc gia mà Hồi giáo là nguyên nhân của áp bức là: Somalia (2), Libya (3), Yemen (5), Nigeria (6) ), Pakistan (7), Sudan (8), Iran (9), Afghanistan (10), Ả Rập Saudi (13), Mali (14), Uzbekistan (25), Niger (27), Cộng hòa Trung Phi (28), Turkmenistan (29), Oman (31), Tunisia (33), Ai Cập (38), Mozambique (39), Qatar (40), Cộng hòa Dân chủ Congo (41), Indonesia (42), Cameroon (43), Brunei (44), Comoros (45), Jordan (48), Malaysia (49) và Thổ Nhĩ Kỳ (50). Danh sách này cũng bao gồm bốn quốc gia Hồi giáo nơi các Kitô hữu bị đàn áp, chẳng hạn như Syria (12), Bangladesh (26), Tajikistan (46) và Kazakhstan (47).
Chủ nghĩa dân tộc Hindu, Phật giáo và Chính thống giáo
Puertas Abietas cho rằng có ba trường hợp đàn áp xảy ra là do chủ nghĩa dân tộc tôn giáo: Ấn Độ (11, một quốc gia chủ yếu theo đạo Hindu), Myanmar (17) và Bhutan (36), hai quốc gia cuối cùng chủ yếu theo đạo Phật. Ở Ethiopia (32), Puertas Abiertas cho rằng đàn áp do “chủ nghĩa bảo hộ giáo phái Kitô giáo”, do thái độ thù địch của Giáo hội Chính thống Ethiopia đối với phần còn lại của Kitô giáo.
Trường hợp của Colombia và Mexico
Cuối cùng, Puertas Abiertas chỉ ra rằng ở Colombia (34) và Mexico (37), “tham nhũng và tội phạm có tổ chức” là nguyên nhân của các cuộc đàn áp cho hai quốc gia mà phần đông là Kitô hữu. Trong trường hợp của Colombia, tổ chức phi chính phủ cho biết thêm, quốc gia do Cộng sản Gustavo Petro cai trị: “được phát hiện ngày càng không khoan dung đối với các quan điểm Kitô giáo trong phạm vi công cộng, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến cuộc sống, gia đình, hôn nhân và tự do tôn giáo. Đôi khi, các Kitô hữu có thể bị buộc tội kích động hận thù và bất khoan dung, dẫn đến việc tự kỷ luật”.
Trong trường hợp của Mexico, do Cộng sản Andrés Manuel López Obrador cai trị, Puertas Abiertas cho biết: “đó là một Nhà nước thế tục hà khắt, và sự thù địch đối với đức tin và các giá trị Kitô giáo nói chung đã gia tăng. Các biểu hiện công khai của Kitô giáo đang phải đối mặt với các giám sát pháp lý ngày càng mạnh mẽ hơn”.
G. Võ Tá Hoàng