140 câu đố vui học về Phụng vụ Thánh lễ

342

Nihil obstat: 30.11.2020, Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS

Imprimatur: 02.12.2020, Gm. Luy Nguyễn Anh Tuấn, Gm. Phụ tá TGP Sài gòn

140 câu đố vui học về Phụng vụ Thánh lễ

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa biên soạn

THỂ LỆ THI ĐỐ VUI

  1. Sau khi nghe câu hỏi, tới chữ cuối cùng, thí sinh mới được giơ tay. Ai giơ tay sớm hơn sẽ bị loại.
  2. Chọn câu trả lời đúng nhất.
  3. Sẽ có tín hiệu báo đúng hay sai.
  4. Sau khi nghe tín hiệu báo câu trả lời sai, các thí sinh còn lại sẽ được giơ tay trở lại.

Chúc tất cả thí sinh may mắn!

***

Nháp 1

Nhân danh Cha và Con và…

  1. A) Cháu
  2. B) Thánh Giá
  3. C) Thánh Gia
  4. D) Thánh Thần
  5. E) Thánh Địa

Đáp: D) Thánh Thần

Nháp 2

Sau Phụng vụ Lời Chúa là…

  1. A) Phụng vụ Thánh lễ
  2. B) Phụng vụ Thánh Thể
  3. C) Phụng vụ Hiến Tế
  4. D) Phụng vụ Rước lễ

Đáp: B) Phụng vụ Thánh Thể

***

Câu 1

Thánh lễ bắt nguồn từ đâu?

  1. A) Bữa Tiệc Ly (thứ Năm Tuần Thánh)
  2. B) Bữa tiệc vượt qua của người Do-thái
  3. C) Giáo Hội tiên khởi

Đáp: B) Bữa tiệc vượt qua của người Do-thái

Câu 2

Trong Bữa Tiệc Ly, Bí tích Thánh Thể do Chúa Giêsu thiết lập dựa trên bốn cử chỉ và lời nói: 1/ Chúa Giêsu cầm lấy bánh; 2/ …; 3/ Người bẻ bánh; 4/ Người trao cho các môn đệ. Đâu là yếu tố thứ 2?

  1. A) Người thổi cho nguội
  2. B) Rồi Người lấy thêm bánh cho mọi người đủ ăn
  3. C) Kiểm tra coi bánh chín chưa
  4. D) Dâng lời tạ ơn

Đáp: D) Dâng lời tạ ơn (= Dâng lời chúc tụng)

Câu 3

Vào thời các Tông Đồ, Thánh lễ được gọi là…

  1. A) Bữa Tiệc Ly
  2. B) Bữa tiệc Thánh Thể
  3. C) Hy tế tạ ơn
  4. D) Lễ bẻ bánh

Đáp: D) Lễ bẻ bánh

* Sách Công Vụ Tông Đồ: “Họ chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, hiệp thông với nhau, tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện.” (2, 42)

Câu 4

Trong “Lễ bẻ bánh này, có phần công bố Tin Mừng không?

  1. A) Dĩ nhiên là có
  2. B) Lúc có, lúc không, tùy theo hứng của các Tông Đồ
  3. C) Không, vì không thấy sách nào nói
  4. D) Không, vì các sách Tin Mừng chưa được soạn thảo

Đáp: D) Không, vì các sách Tin Mừng chưa được soạn thảo

Câu 5

Trước mỗi Thánh lễ, chúng ta thường nghe tiếng chuông nhà thờ, tiếng chuông ấy có ý nghĩa gì?

  1. A) Nhắc mọi người phải ngưng việc để đi lễ
  2. B) Nhắc mọi người không được ăn uống gì nữa
  3. C) Chúa mời gọi con cái đến dự tiệc Thánh Thể
  4. D) Báo sắp sửa có Thánh lễ

Đáp: C) Chúa mời gọi con cái đến dự tiệc Thánh Thể

Câu 6

Linh mục chủ tế đóng vai trò gì trong Thánh lễ?

  1. A) Nhân danh cộng đoàn
  2. B) Chủ tọa Thánh lễ
  3. C) Dấu chỉ sự hiện diện Chúa Kitô trong Giáo Hội
  4. D) Cả 3 câu trên đều đúng

Đáp: D) Cả 3 câu đều đúng

– A) Nhân danh cộng đoàn

– B) Chủ tọa Thánh lễ

– C) Dấu chỉ sự hiện diện Chúa Kitô trong Giáo Hội

Câu 7

Tại sao linh mục chủ tế phải mặc áo choàng dài trắng (alba), đeo dây các phép (stola) và áo lễ?

  1. A) Theo phong tục thượng tế Do-thái
  2. B) Giáo Hội quy định như thế
  3. C) Vì linh mục nói và hành động không phải do danh nghĩa cá nhân, nhưng là nhân danh Đức Kitô
  4. D) Cả B và C đều đúng

Đáp: D) Cả B và C đều đúng

– B) Giáo Hội quy định như thế

– C) Vì linh mục nói và hành động không phải do danh nghĩa cá nhân, nhưng là nhân danh Đức Kitô

Câu 8

Trong Giáo Hội, ai mới được mặc áo choàng dài trắng (áo alba)?

  1. A) Giám mục, linh mục và phó tế
  2. B) Thừa tác viên cho rước lễ
  3. C) Giáo dân
  4. D) Cả 3 câu trên đều đúng

Đáp: D) Cả 3 câu trên đều đúng

* Áo alba, có nghĩa là áo trắng, áo được trao khi nhận bí tích thánh tẩy, áo của tất cả các Kitô hữu là những người đã “mặc lấy Chúa Kitô”. Vì thế trong Thánh lễ, ngoài giáo sĩ (giám mục, linh mục và phó tế), các thừa tác viên giáo dân nên mặc áo alba.

Câu 9

Nói về mầu sắc các phẩm phục phụng vụ, mầu nào không được chấp nhận?

  1. A) Mầu trắng hoặc vàng
  2. B) Mầu tím
  3. C) Mầu xanh lá cây
  4. D) Mầu cam
  5. E) Mầu đỏ
  6. F) Mầu hồng

Đáp: D) Mầu cam

Câu 10

Trong phụng vụ, phẩm phục mầu trắng có ý nghĩa gì?

  1. A) Sự trong sạch
  2. B) Tang chế
  3. C) Vinh quang của Thiên Chúa
  4. D) Ánh sáng mặt trời

Đáp: C) Vinh quang của Thiên Chúa

* Màu trắng còn diễn đạt sự phục sinh của Chúa Kitô cũng như sự phục sinh của chúng ta sau này. Nơi bàn tiệc thiên quốc, những người được tuyển chọn đều mặc y phục trắng (x. sách Khải Huyền 7,9).

Câu 11

Trong Thánh lễ hôn phối, linh mục mặc áo lễ mầu gì?

  1. A) Mầu trắng
  2. B) Mầu vàng
  3. C) Mầu hồng
  4. D) Cả A và B đều đúng

Đáp: D) Cả A và B đều đúng

– A) Mầu trắng

– B) Mầu vàng

* Mầu hồng chưa được Giáo Hội chấp nhận.

Câu 12

Trong Thánh lễ mừng các thánh vừa Trinh nữ vừa Tử đạo (thánh Luxia chẳng hạn), linh mục mặc áo lễ mầu gì?

  1. A) Mầu trắng
  2. B) Mầu xanh
  3. C) Mầu đỏ
  4. D) Mầu tím

Đáp: C): Mầu đỏ

* Lễ thánh Tử đạo quan trọng hơn lễ thánh Trinh nữ.

Câu 13

Tại sao bắt đầu Thánh lễ, chúng ta thường hát bài ca nhập lễ?

  1. A) Để khỏi buồn ngủ
  2. B) Để hát mừng Chúa sống lại
  3. C) Để biểu hiện niềm vui vì sắp lại được thấy mặt cha xứ
  4. D) Để biểu lộ niềm vui được gặp gỡ Thiên Chúa và được tụ họp trong cùng bàn tiệc Thánh

Đáp: D) Để biểu lộ niềm vui được gặp gỡ Thiên Chúa và được tụ họp trong cùng bàn tiệc Thánh

Câu 14

Trong phần rước nhập lễ, ta thường thấy phó tế giơ cao một cuốn sách, đó là…

  1. A) Sách lễ
  2. B) Sách bài đọc
  3. C) Sách Tin Mừng
  4. D) Sách Kinh Thánh

Đáp: C) Sách Tin Mừng

Câu 15

Tại sao linh mục cúi mình hôn bàn thờ?

  1. A) Vì bàn thờ biểu tượng của Chúa Kitô ở giữa cộng đoàn
  2. B) Linh mục hôn thánh giá trên bàn thờ chứ không hôn bàn thờ
  3. C) Vì bàn thờ có xương thánh
  4. D) Cả 3 câu trên đều đúng

Đáp: A) Vì bàn thờ biểu tượng của Chúa Kitô ở giữa cộng đoàn

Câu 16

Câu Chúa ở cùng anh chị em được lấy từ biến cố nào trong Kinh Thánh?

  1. A) Ông Mô-sê nói với người Do-thái
  2. B) Sứ thần Gáp-ri-en chào Mẹ Maria
  3. C) Chúa Kitô Phục Sinh nói với các Tông Đồ
  4. D) Thánh Phao-lô chào cộng đoàn tín hữu Ê-phê-sô

Đáp: B) Biến cố Truyền Tin: Sứ thần Gáp-ri-en chào Mẹ Maria: “Đức Chúa ở cùng Bà” (Luca 1,28)

Câu 17

Tại sao vị chủ tế không chào Chúa ở cùng quý ông bà và anh chị em theo văn hóa Việt Nam, mà là Chúa ở cùng anh chị em”?

Đáp: Vì tất cả các tín hữu, qua bí tích Thánh Tẩy, là con cùng một Cha trên trời và là anh chị em với nhau trong Chúa Kitô.

Câu 18

Đầu Thánh lễ, khi nghe câu chào phụng vụ Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em”, ta biết chắc rằng:

  1. A) Cha chủ tế đọc lộn
  2. B) Cha trẻ mới chịu chức nên chưa thuộc bài
  3. C) Vị linh mục mới la rầy giáo dân xong
  4. D) Vị chủ tế là giám mục

Đáp: D) Vị chủ tế là giám mục

Câu 19

Trong Thánh lễ có phó tế, linh mục chủ tế đọc mấy lần Chúa ở cùng anh chị em”?

  1. A) 3 lần
  2. B) 4 lần
  3. C) 5 lần

Đáp: A) 3 lần

  1. Đầu lễ
  2. Đầu Kinh Nguyện Thánh Thể
  3. Trước khi ban phép lành cuối lễ

* Phó tế đọc Chúa ở cùng anh chị em” trước khi công bố Tin Mừng.

Câu 20

Trong kinh thú tội chung, khi đọc tới câu “lỗi tại tôi… ”, chúng ta đấm ngực mấy lần?

  1. A) Đấm ngực 1 lần
  2. B) Đấm ngực 2 lần
  3. C) Đấm ngực 3 lần
  4. D) Đấm ngực 4 lần

Đáp: A và C đều đúng

  1. A) Đấm ngực 1 lần
  2. C) Đấm ngực 3 lần

* Vì Sách lễ Rôma ghi “Đấm ngực và đọc”, chúng ta có thể:

  1. Đấm ngực 1 lần.
  2. Đấm ngực 3 lần, vì:
  3. a) Thực hành thừa nhận lâu nay tại Việt Nam;
  4. b) Theo đa số các chuyên viên phụng vụ, đấm ngực 3 lần phù hợp với 3 lần chúng ta thừa nhận lầm lỗi của mình khi đọc kinh Cáo mình. Việc lập lại đến 3 lần hành vi đấm ngực là nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của cử chỉ này cũng như giúp chúng ta tập trung vào ý nghĩa nội tại của những gì chúng ta đọc lên và hành động.

Câu 21

Trong Thánh lễ, ai đọc Kinh thú tội (Kinh cáo mình)?

  1. A) Những người mắc tội nhẹ
  2. B) Những người mắc tội nặng
  3. C) Đàn ông
  4. D) Toàn cộng đoàn
  5. E) Cả 4 câu trên đều đúng

Đáp: E) Cả 4 câu trên đều đúng: mọi người đều đọc

Câu 22

Câu “Kyrie eleison” (Xin Chúa thương xót) thuộc ngôn ngữ nào?

  1. A) Tiếng La-tinh
  2. B) Tiếng Hy-lạp
  3. C) Tiếng Do-thái
  4. D) Tiếng Nhật

Đáp: B) Tiếng Hy-lạp

 Câu 23

Trong Kinh Thương Xót, ta thưa với ai?

  1. A) Chúa Cha
  2. B) Chúa Con
  3. C) Chúa Thánh Thần

Đáp: B) Chúa Con

 

Câu 24

Kinh Vinh Danh là…

  1. A) 1 kinh nguyện
  2. B) 1 bài thánh thi
  3. C) 1 bài thánh ca

Đáp: B) 1 bài thánh thi (hymn, hymne)

* Đặc điểm bài thánh thi:

 – Do Giáo Hội biên soạn

 – Thường được hát từ đầu đến cuối

 

Câu 25

Kinh Vinh Danh là kinh để ca tụng… (chọn câu trả lời đúng nhất)

  1. A) Chúa Cha
  2. B) Chúa Con
  3. C) Chúa ThánhThần
  4. D) Chúa Ba Ngôi

Đáp: D) Chúa Ba Ngôi

Câu 26

Trong Kinh Vinh Danh, khi hát hoặc đọc Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, cộng đoàn thưa với…

  1. A) Chúa Cha
  2. B) Chúa Kitô
  3. C) Chúa Thánh Thần
  4. D) Chúa Ba Ngôi

Đáp: A) Chúa Cha

Câu 27

Trong Mùa Phụng vụ nào, ta không hát Kinh Vinh Danh?

  1. A) Mùa Vọng
  2. B) Mùa Chay
  3. C) Mùa Phục sinh
  4. D) Mùa Thường Niên
  5. E) Cả A và B đều đúng

Đáp: E) Cả A và B đều đúng

– A) Mùa Vọng

– B) Mùa Chay

Câu 28

Lời nguyện nào không có trong Thánh lễ?

  1. A) Lời nguyện nhập lễ
  2. B) Lời nguyện tiến lễ
  3. C) Lời nguyện Thánh Thể
  4. D) Lời nguyện hiệp lễ

Đáp: C) Lời nguyện Thánh Thể

* Chỉ có Kinh nguyên Thánh Thể

Câu 29

Lời nguyện nhập lễ còn được gọi là:

  1. A) Lời nguyện đón tiếp
  2. B) Lời nguyện hiệp thông
  3. C) Kinh nguyện nhập lễ
  4. D) Lời tổng nguyện

Đáp: D) Lời tổng nguyện (collect, collecte)

* Lời nguyện nhập lễ còn được gọi là lời tổng nguyện vì nó tập hợp những lời cầu khẩn khác nhau của các tín hữu vào một lời nguyện duy nhất; vai trò của linh mục là nhân danh cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa tóm tắt lời cầu nguyện của mọi người.

Câu 30

Tại sao trong Thánh lễ, khi đọc các lời nguyện, vị chủ tế luôn đọc “chúng con”?

  1. A) Vì sợ cộng đoàn buồn
  2. B) Chúng con = chủ tế + giúp lễ
  3. C) Chủ tế đại diện cộng đoàn

Đáp: C) Chủ tế đại diện cộng đoàn

Câu 31

Bình thường trong Thánh lễ, vị chủ tế thay mặt cộng đoàn, dâng lời cầu nguyện lên…

  1. A) Chúa Cha
  2. B) Chúa Kitô
  3. C) Chúa Thánh Thần
  4. D) Chúa Ba Ngôi

Đáp: A) Chúa Cha

Câu 32

Trong Thánh lễ, có bao nhiêu lần ta thưa trực tiếp với Chúa Kitô?

  1. A) 2 lần
  2. B) 3 lần
  3. C) 4 lần
  4. D) 7 lần

Đáp: D) 7 lần

1- Kinh Thương Xót

2- Kinh Vinh Danh (phần 2)

3- Sau công bố Tin Mừng (Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa”)

4- Kinh Tưởng Niệm (Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết…”)

5- Sau Kinh Lạy Cha (Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nói với các môn đệ rằng…”)

6- Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa

7- Trước khi lên rước lễ (Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…”)

Câu 33

Từ Amen thuộc ngôn ngữ nào?

  1. A) A-ram (Aramaic, Araméen) (ngôn ngữ của Chúa Giêsu)
  2. B) Hy-lạp
  3. C) Do-thái

Đáp: C) Do-thái

Câu 34

Amen” nghĩa là gì? (chọn câu trả lời đúng nhất)

  1. A) Ước gì được như vậy (So be it, Ainsi soit-il)
  2. B) Sự chắc chắn
  3. C) Sự trung tín của Chúa
  4. D) Cả B và C đều đúng

Đáp: D) Cả B và C đều đúng:

– B) Sự chắc chắn

– C) Sự trung tín của Chúa

Câu 35

Trong Thánh lễ, từ Amen được đọc bao nhiêu lần?

  1. A) 4 lần
  2. B) 6 lần
  3. C) 8 lần
  4. D) 10 lần

Đáp: D) 10 lần

1/ Đầu lễ, lúc làm dấu thánh giá

2/ Trong Hành động thống hối, sau “Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót…”

3/ Cuối Kinh Vinh Danh

4/ Cuối Lời nguyện nhập lễ

5/ Cuối Kinh Tin Kính

6/ Cuối Lời nguyện tiến lễ

7/ Cuối Vinh Tụng Ca (“Chính nhờ Người…”)

8/ Sau Kinh Lạy Cha, cuối câu “Chúa hằng sống và hiển trị…”

9/ Lúc rước lễ, khi nghe “Mình Thánh Chúa Kitô”

10/ Cuối Lời nguyên hiệp lễ

Câu 36

Trong Thánh lễ, khi lên đọc bài đọc, giáo dân tiến lên trước bàn thờ và cúi đầu để chào…

  1. A) Chúa trong Nhà Tạm
  2. B) Vị chủ tế ngồi sau bàn thờ
  3. C) Bàn thờ
  4. D) Cả 3 câu trên đều đúng

Đáp: C) Bàn thờ

* Trong Thánh lễ, ta không cúi đầu chào Nhà Tạm mà là bàn thờ, biểu tượng của Chúa Kitô ở giữa cộng đoàn.

Câu 37

Tại sao trong Thánh lễ Chúa nhật, có tới ba bài đọc?

  1. A) Cộng đoàn được ngồi nghỉ lâu hơn
  2. B) Có thêm một người đọc để Thánh lễ đỡ nhàm chán
  3. C) Để cha xứ có thêm ý tưởng cho bài giảng
  4. D) Để bàn tiệc Lời Chúa được phong phú hơn

Đáp: D) Để bàn tiệc Lời Chúa được phong phú hơn

 

 Câu 38

Các bài đọc trong Thánh lễ Chúa nhật được sắp xếp theo chu kỳ ba năm được gọi là…

  1. A) Năm 1, năm 2, năm 3
  2. B) Năm A, năm B, năm C
  3. B) Năm Chúa Cha, năm Chúa Con, năm Chúa Thánh Thần

Đáp: B) Năm A, năm B, năm C

– Năm A, ta đọc Tin Mừng theo thánh Mát-Thêu

– Năm B, theo thánh Mác-cô

– Năm C, theo thánh Lu-ca

– Tin Mừng theo thánh Gio-an được đọc vào mùa Chay và Mùa Phục Sinh

  

Câu 39

Các bài đọc trong Thánh lễ trong tuần sắp xếp theo chu kỳ hai năm được gọi là…

  1. A) Năm 1, năm 2
  2. B) Năm An-pha, năm Ô-mê-ga
  3. C) Năm dương lịch, năm âm lịch
  4. D) Năm chẵn, năm lẻ

Đáp: D) Năm chẵn, năm lẻ

 

 Câu 40

Trong Thánh lễ Chúa nhật, bài đọc I được chọn lựa như thế nào?

  1. A) Luôn lấy từ Cựu Ước
  2. B) Luôn lấy từ Cựu Ước (trừ mùa Phục Sinh)
  3. C) Luôn lấy từ Tân Ước

Đáp: B) Luôn lấy từ Cựu Ước (trừ mùa Phục Sinh, ta đọc sách “Công Vụ Tông Đồ”)

 

 Câu 41

Sau bài đọc I, chúng ta đọc hoặc hát bài gì? (chọn câu trả lời đúng nhất)

  1. A) Thánh vịnh
  2. B) Thánh vịnh đáp ca
  3. C) 1 bài thánh ca
  4. D) Thánh vịnh hoặc 1 bài thánh ca Kinh Thánh

 

Đáp: D) Thánh vịnh hoặc 1 bài thánh ca Kinh Thánh

* Sau bài đọc I, không chỉ có Thánh vịnh, thỉnh thoảng có những thánh ca Cựu Ước hoặc Tân Ước, chẳng hạn thánh ca Đa-ni-en, thánh ca Magnificat.

 

Câu 42

Sau bài đọc I, bài Thánh vịnh hoặc 1 bài thánh ca Kinh Thánh có vai trò gì?

  1. A) Chọn theo ý tưởng bài Tin Mừng
  2. B) Gạch nối giữa 2 bài đọc
  3. C) Lời đáp của cộng đoàn đối với Lời Chúa vừa được nghe

Đáp: C) Lời đáp của cộng đoàn đối với Lời Chúa vừa được nghe (Vì thế, ta thường nghe “Thánh vịnh đáp ca”)

Câu 43

Trong Thánh lễ, đâu là nơi hát thánh vịnh đáp ca (hoặc thánh ca Kinh Thánh) lý tưởng nhất?

  1. A) Ở giảng đài (bục đọc Lời Chúa)
  2. B) Ngay tại ca đoàn
  3. C) Ở trên gác đàn

Đáp: A) Ở giảng đài (bục đọc Lời Chúa)

Câu 44

Ta có thể sử dụng giảng đài (bục đọc Lời Chúa) để thông báo, rao lịch, rao hôn phối, đánh nhịp, chia sẻ Lời Chúa và làm chứng từ được không?

  1. A) Không được
  2. B) Được

Đáp: A) Không được

* Theo Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (2002), số 309: Tại giảng đài chỉ đọc các bài đọc, thánh vịnh đáp ca và bài công bố Tin Mừng Phục sinh. Cũng tại đó, có thể giảng và đọc lời nguyện chung, tức là lời nguyện tín hữu.

Câu 45

Từ Halêluia thuộc ngôn ngữ nào?

  1. A) Hy-lạp
  2. B) Do-thái
  3. C) A-ram (Aramaic, Araméen) (ngôn ngữ của Chúa Giêsu)

Đáp: B) Do-thái

Câu 46

Halêluia” nghĩa là gì?

  1. A) Niềm hân hoan
  2. B) Sự phục sinh của Chúa Kitô
  3. C) Hãy ngợi khen Chúa
  4. D) Mừng vui lên

Đáp: C) Hãy ngợi khen Chúa

Câu 47

Trong Mùa Phụng vụ nào, ta không hát Halêluia?

  1. A) Mùa Vọng
  2. B) Mùa Giáng Sinh
  3. C) Mùa Chay
  4. D) Mùa Phục sinh
  5. E) Mùa Thường Niên

Đáp: C) Mùa Chay

Câu 48

Tại sao cộng đoàn phải đứng lên khi nghe công bố Tin Mừng?

  1. A) Linh mục bảo đứng lên
  2. B) Vì chính linh mục công bố Tin Mừng chứ không phải giáo dân
  3. C) Đứng lên thay đổi tư thế cho khỏi buồn ngủ
  4. D) Vì khi ấy, chính Chúa Kitô nói trực tiếp với cộng đoàn

Đáp: D) Vì khi ấy, chính Chúa Kitô nói trực tiếp với cộng đoàn

* Bài đọc I và bài đọc II, cũng là Lời Chúa, nhưng được đọc qua trung gian của một ngôn sứ hoặc một Tông Đồ

Câu 49

Trong Thánh lễ đồng tế có 1 giám mục chủ tế, các linh mục và 1 phó tế, ai là người sẽ công bố Tin Mừng?

  1. A) Giám mục
  2. B) Linh mục
  3. C) Phó tế

Đáp: C) Phó tế

Câu 50

Trong Thánh lễ có một giám mục chủ tế và một linh mục đồng tế, vị nào sẽ công bố Tin Mừng?

  1. A) Giám mục
  2. B) Linh mục

Đáp: B) Linh mục

* Theo Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (2002), số 59: trong Thánh lễ đồng tế, công bố Tin Mừng không phải là nhiệm vụ của vị chủ tế.

Câu 51

Câu nào đúng nghĩa nhất khi công bố Tin Mừng?

  1. A) Bài trích Phúc Âm theo thánh Luca
  2. B) Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca

Đáp: B) Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca

* Khi Tin Mừng được công bố bởi một thừa tác viên có chức thánhchính Chúa Kitô nói trực tiếp với cộng đoàn. Do đó, Tin Mừng không còn là một bài đọc đơn thuần (“bài trích”) như bài đọc I và bài đọc II.

Câu 52

Sách Tin Mừng nào không được Giáo Hội chấp nhận?

  1. A) Tin Mừng theo thánh Mát-thêu
  2. B) Tin Mừng theo thánh Mác-cô
  3. C) Tin Mừng theo thánh Gia-cô-bê
  4. D) Tin Mừng theo thánh Lu-ca
  5. E) Tin Mừng theo thánh Gio-an

Đáp: C) Tin Mừng theo thánh Gia-cô-bê

Câu 53

Trong Mùa Thường Niên và trong các Thánh lễ trong tuần, có một sách Tin Mừng không bao giờ được đọc, đó là…

  1. A) Tin Mừng theo thánh Mát-thêu
  2. B) Tin Mừng theo thánh Mác-cô
  3. C) Tin Mừng theo thánh Lu-ca
  4. D) Tin Mừng theo thánh Gio-an

Đáp: D) Tin Mừng theo thánh Gio-an

– Trong các tuần từ 1-9, ta đọc Tin Mừng theo thánh Mác-cô

– Trong các tuần từ 10-21, Tin Mừng thánh Mát-thêu

– Trong các tuần từ 22-34, Tin Mừng thánh Lu-ca

– Tin Mừng theo thánh Gio-an chỉ được đọc vào Mùa Chay và Mùa Phục sinh

Câu 54

Tại sao phải làm tới ba dấu thánh giá trước khi nghe Tin Mừng?

  1. A) Công đồng Vaticanô II quy định
  2. B) Xin Chúa ban ơn và chúc lành cho chúng ta
  3. C) Tỏ lòng kính trọng Chúa Kitô

Đáp: B) Xin Chúa ban ơn và chúc lành cho chúng ta

 Câu 55

Sau khi Tin Mừng được công bố, khi thưa: Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa”, giáo dân…

  1. A) Thưa với Chúa Kitô
  2. B) Nói về Chúa Kitô

Đáp: A) Thưa với Chúa Kitô

Câu 56

Trong Thánh lễ, ai có thể giảng?

  1. A) Giám mục và linh mục
  2. B) Phó tế
  3. C) Các thầy
  4. D) Các nữ tu
  5. E) Cả A và B đều đúng

Đáp: E) Cả A và B đều đúng

* Chỉ có giáo sĩ (giám mục, linh mục và phó tế) mới được giảng.

Câu 57

Trong phụng vụ, có mấy Kinh Tin Kính?

  1. A) 2
  2. B) 3
  3. C) 4
  4. D) 5

Đáp: B) 3 Kinh Tin Kính

  1. Kinh Tin Kính các Tông Đồ
  2. Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli
  3. Kinh Tin Kính dưới dạng 3 câu hỏi – đáp

Câu 58

Tại sao đọc kinh Tin Kính?

  1. A) Dấu chỉ nhìn nhận đức tin của mọi Kitô hữu
  2. B) Vì chúng ta là tín hữu
  3. C) Thánh Phêrô bảo đọc

Đáp: A) Dấu chỉ nhìn nhận đức tin của mọi Kitô hữu

Câu 59

Tại sao trong Kinh Tin Kính, khi đọc Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria, và đã làm người, mọi người đều cúi mình?

  1. A) Để tôn kính Chúa Thánh Thần
  2. B) Để tôn kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa
  3. C) Để tôn kính mầu nhiệm Nhập Thể
  4. D) Cả A và B đều đúng

Đáp: C) Để tôn kính mầu nhiệm Nhập Thể

Câu 60

Câu nào dưới đây có trong Kinh Tin Kính?

  1. A) … và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô…
  2. B) … tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến
  3. C) … trông đợi kẻ chết sống lại…
  4. D) … cùng với các Thiên thần và Tổng lãnh Thiên thần…

Đáp: C) Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.

* A) … và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng con. (Kinh sau Kinh Lạy Cha)

  1. B) … và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến (Kinh Tưởng Niệm sau Truyền phép)
  2. D) … cùng với các Thiên thần và Tổng lãnh Thiên thần…(cuối Kinh Tiền Tụng)

Câu 61

Cụm từ nào không đúng nghĩa phụng vụ?

  1. A) Lời nguyện chung
  2. B) Lời nguyện đại đồng
  3. C) Lời nguyện cộng đồng
  4. D) Lời nguyện phổ quát
  5. E) Lời nguyện giáo dân
  6. F) Lời nguyện tín hữu

Đáp: E) Lời nguyện giáo dân

* Giáo Hội gồm hai thành phần: giáo sĩ và giáo dân. Như thế Lời nguyện giáo dân loại trừ hàng giáo sĩ (giám mục, linh mục, phó tế).

Câu 62

Trong Lời nguyện tín hữu, ta cầu nguyện cho ai?

  1. A) Cầu cho Giáo Hội
  2. B) Cầu cho các nhà lãnh đạo các quốc gia
  3. C) Cầu cho những ai đang gặp khó khăn
  4. D) Cầu cho giáo xứ của mình
  5. E) Cả 4 câu trên đều đúng

Đáp: E) Cả 4 câu trên đều đúng (cầu cho tất cả mọi người)

 

 Câu 63

Trong Lời nguyện tín hữu, ý nguyện nào sai phụng vụ?

  1. A) Cầu cho Giáo Hội
  2. B) Cầu cho các nhà cầm quyền
  3. C) Cầu cho giáo xứ hoặc cộng đoàn của mình
  4. D) Cầu cho những người chống phá Giáo Hội
  5. E) Cầu cho những người không tin vào Chúa
  6. F) Không có ý nguyện nào sai phụng vụ

Đáp: F) Không có ý nguyện nào sai phụng vụ

* Lời nguyện tín hữu là lời cầu nguyện cho tất cả mọi người.

 Câu 64

Trong Lời nguyện tín hữu, ta có cầu xin Đức Mẹ được không?

  1. A) Được
  2. B) Không được
  3. C) Không được, nhưng trong Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ thì được

Đáp: B) Không được

* Trong Lời nguyện tín hữu, ta chỉ cầu xin một trong ba ngôi vị Thiên Chúa mà thôi, thường là Chúa Cha hoặc Chúa Kitô.

 Câu 65

Trong phần Chuẩn bị lễ phẩm, những vật dụng nào không được gọi là lễ phẩm

  1. A) Bánh và rượu
  2. B) Hoa
  3. C) Nến
  4. D) Giỏ tiền quyên
  5. E) Cả B và C

Đáp: E) Cả B và C

– B) Hoa

– C) Nến

* Theo Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (2002), số 73: các lễ phẩm gồm bánh, rượu và tiền quyên (hoặc các phẩm vật khác để giúp người nghèo hoặc nhà thờ) do giáo dân mang lên.

Câu 66

Trong Thánh lễ, quyên tiền có phải là nghi thức cần thiết không?

  1. A) Có, vì là dấu chỉ sự tham dự tích cực của các tín hữu vào Thánh lễ
  2. B) Có, vì là sự thể hiện tình liên đới với tha nhân
  3. C) Không, vì Giáo Hội còn rất nhiều tiền
  4. D) Cả A và B đều đúng

Đáp: D) Cả A và B đều đúng

– A) Có, vì là dấu chỉ sự tham dự tích cực của các tín hữu vào Thánh lễ

– B) Có, vì là sự thể hiện tình liên đới với tha nhân

 Câu 67

Trong Thánh lễ, quyên tiền lúc nào là lý tưởng nhất?

  1. A) Trong khi đọc Kinh Tin Kinh
  2. B) Trong khi đọc Lời nguyện tín hữu
  3. C) Sau khi đọc Lời nguyện tín hữu
  4. D) Khi lễ phẩm được mang lên bàn thờ

Đáp: C) Sau khi đọc Lời nguyện tín hữu

* Quyên tiền là một hành vi phụng vụ vào đầu phần Phụng vụ Thánh Thể, ngay sau Phụng vụ Lời Chúa, tức là ngay sau Lời nguyện tín hữu.

Câu 68

Loại rượu nho nào được dùng làm rượu lễ?

  1. A) Rượu trắng
  2. B) Rượu đỏ
  3. C) Rượu hồng
  4. D) Cả 3 đều được

Đáp: D) Cả 3 đều được

* Loại rượu nho nào cũng được cả, miễn là rượu nho nguyên chất.

Câu 69

Trong phần chuẩn bị lễ phẩm, khi nâng đĩa thánh có bánh và đọc nhỏ tiếng … Chúng con dâng lên Chúa để trở nên bánh trường sinh cho chúng con, vị chủ tế thưa với…

  1. A) Chúa Cha
  2. B) Chúa Kitô
  3. C) Chúa Thánh Thần
  4. D) Chúa Ba Ngôi

Đáp: A) Chúa Cha

Câu 70

Trong phần chuẩn bị lễ phẩm, tại sao chủ tế đổ ít nước vào rượu?

  1. A) Vì rượu lễ thường nặng và gắt
  2. B) Thể hiện sự hiệp nhất giữa thần tính và nhân tính của Chúa Kitô
  3. C) Thể hiện sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội
  4. D) Cả B và C đều đúng

Đáp: D) Cả B và C đều đúng

– B) Thể hiện sự hiệp nhất giữa thần tính và nhân tính của Chúa Kitô

– C) Thể hiện sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội

Câu 71

Việc xông hương có ý nghĩa gì?

  1. A) Tôn kính Thiên Chúa
  2. B) Cho nhà thờ được thơm
  3. C) Cho bầu khí được linh thiêng
  4. D) Cha chủ tế thích xông hương
  5. E) Tượng trưng lời cầu nguyện
  6. F) cả A và E đều đúng

Đáp: F) cả A và E đều đúng

– A) Tôn kính Thiên Chúa

(sách Khải Huyền: “Một thiên thần khác đến đứng trước bàn thờ, tay cầm bình hương vàng. Thiên thần lãnh nhận nhiều hương thơm, để dâng trên bàn thờ bằng vàng trước ngai Thiên Chúa, cùng với những lời cầu nguyện của toàn thể các thánh.” (8,3))

– E) Tượng trưng lời cầu nguyện

(Tv 140,2: “Ước chi lời con nguyện như hương trầm lan tỏa trước thánh nhan, và tay con giơ lên được chấp nhận như của lễ ban chiều.”)

Câu 72

Tại sao, trong Thánh lễ, linh mục được xông hương, và giáo dân cũng được xông hương?

  1. A) Để không có sự phân biệt linh mục/giáo dân
  2. B) Để xin Chúa chúc lành cho giáo dân
  3. C) Vì giáo dân là con của Chúa
  4. D) Để an ủi giáo dân trong những lúc gian nan
  5. E) Để nhắc nhở giáo dân rằng đời sống ở trần gian mỏng manh như hương khói

Đáp: C) Vì giáo dân là con của Chúa (và là đền thờ của Chúa Thánh Thần)

Câu 73

Trong phụng vụ, ta xông hương thánh giá, bàn thờ, sách Tin Mừng, các lễ phẩm, giáo sĩ và giáo dân (còn sống cũng như vừa qua đời), niệm nhang (hoặc vái nhang) có thay thế các chức năng này của xông hương hay không?

  1. A) Được
  2. B) Không

Đáp: B) Không

* Ta không bao giờ niệm nhang trước người còn sống!

Câu 74

Cuối phần chuẩn bị lễ phẩm, tại sao chủ tế lại rửa tay?

  1. A) Vì chủ tế bắt tay nhiều người trước Thánh lễ
  2. B) Vì chủ tế sắp sửa cầm Mình Thánh Chúa
  3. C) Dấu hiệu việc thanh tẩy tâm hồn

Đáp: C) Dấu hiệu việc thanh tẩy tâm hồn

Câu 75

Linh mục đọc thầm câu gì khi rửa tay?

  1. A) Lạy Chúa, xin dùng nước này đổ trên tay con, thì con được sạch
  2. B) Lạy Chúa, xin nước này rửa sạch mọi tội lỗi của con
  3. C) Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy

Đáp: C) Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy (Tv 50,4)

Câu 76

Kinh nguyện Thánh Thể (Kinh Tạ ơn) là kinh gì?

  1. A) Kinh nguyện được đọc trước khi chầu Thánh Thể
  2. B) Kinh quan trọng nhất trong Thánh lễ
  3. C) Kinh để truyền phép

Đáp: B) Kinh quan trọng nhất trong Thánh lễ

* Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (2002), số 78: Bây giờ bắt đầu đi vào tâm điểm và cao điểm của toàn bộ việc cử hành nghĩa là đến chính Kinh Nguyện Thánh Thể (Kinh Tạ Ơn), là kinh nguyện tạ ơn và hiến thánh.

Câu 77

Kinh nguyện Thánh Thể xuất phát từ đâu?

  1. A) Kinh Tạ ơn trong bữa tiệc vượt qua của người Do-thái
  2. B) Truyền thống các Tông Đồ
  3. C) Do Ủy Ban Phụng Tự của Giáo Hội soạn
  4. D) Do Giáo Hội Việt Nam soạn

Đáp: A) Kinh Tạ ơn trong bữa tiệc vượt qua của người Do-thái

Câu 78

Có bao nhiêu Kinh nguyện Thánh Thể?

  1. A) 4
  2. B) 8
  3. C) 10
  4. D) 13

Đáp: D) 13 Kinh nguyện Thánh Thể

4 Kinh Nguyện Thánh Thể (I, II, III, IV)

2 Kinh Nguyện Thánh Thể “Giao Hòa”

3 Kinh Nguyện Thánh Thể – Thánh lễ dành cho trẻ em

4 Kinh Nguyện Thánh Thể – Cầu cho những nhu cầu khác nhau

Câu 79

Trước Công Đồng Vaticanô II, có bao nhiêu Kinh nguyện Thánh Thể?

  1. A) 1
  2. B) 2
  3. C) 4
  4. D) 5

Đáp: A) 1 Kinh Nguyện Thánh Thể duy nhất, có tên là Lễ Quy Rôma, là Kinh Nguyện Thánh Thể I hiện nay

Câu 80

Kinh Tiền Tụng là lời ca tụng được đọc khi nào?

  1. A) Trước Kinh Nguyện Thánh Thể
  2. B) Đầu Kinh Nguyện Thánh Thể
  3. C) Trước kinh “Thánh, Thánh, Thánh”
  4. D) Cả B và C đều đúng

Đáp: D) Cả B và C đều đúng

– B) Đầu Kinh Nguyện Thánh Thể

– C) Trước kinh “Thánh, Thánh, Thánh”

* Kinh Tiền Tụng. “Tiềnở đây không mang nghĩa thời gian (trước, sau), mà mang nghĩa không gian: trước Thiên Chúa và trước cộng đoàn. Kinh Tiền Tụng là hành động tạ ơn tôn vinh Thiên Chúa Cha được công bố trước cộng đoàn.

Câu 81

Câu “Vì thế, với niềm hân hoan chứa chan… toàn thể nhân loại trên khắp địa cầu đều nhảy mừng…” thuộc Kinh Tiền Tụng của…

  1. A) Mùa Vọng
  2. B) Mùa Cưới
  3. C) Mùa Xuân
  4. D) Mùa Bóng Đá
  5. E) Mùa Phục Sinh

Đáp: E) Mùa Phục Sinh

“Vì thế, với niềm hân hoan chứa chan trong lễ Phục sinh, toàn thể nhân loại trên khắp địa cầu đều nhảy mừng…”

Câu 82

Tại sao Giáo Hội không dịch cụm từ Thánh, Thánh, Thánh” thành: “rất thánh”, “cực thánh”, “thánh, thánh, chí thánh”, “3 lần thánh”, “thánh quá trời quá đất”?

  1. A) Vì tôn trọng đặc tính của tiếng Do-thái
  2. B) Vì muốn nói về Chúa Ba Ngôi
  3. C) Cả 2 ý trên

Đáp: A) Vì tôn trọng đặc tính của tiếng Do-thái

 

Câu 83

Trong các bài hát của Bộ lễ, bài hát nào được nhiều người hát nhất?

  1. A) Kinh Thương Xót
  2. B) Kinh Vinh Danh
  3. C) Kinh Thánh, Thánh, Thánh
  4. D) Kinh Tưởng Niệm
  5. E) Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa

Đáp: C) Kinh Thánh, Thánh, Thánh

* Vì thế, cùng với các thiên thần và toàn thể các Thánh, chúng con ca tụng vinh quang Cha và đồng thanh tung hô rằng…”

Câu 84

Điền vào chỗ trống câu: Máu Giao Ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và […] được tha tội

  1. A) Mọi người
  2. B) Nhiều người
  3. C) Muôn người
  4. D) Tất cả

Đáp: B) Nhiều người

* Ơn cứu độ của Chúa dành cho toàn nhân loại, nhưng chỉ có nhiều người” tin vào Chúa và nhận ơn cứu độ qua Phép Rửa để tha tội” (Kinh Tin Kính).

Câu 85

Trong Thánh lễ, ai thánh hiến bánh và rượu để trở thành Mình và Máu Chúa Kitô?

  1. A) Linh mục
  2. B) Chúa Cha
  3. C) Chúa Kitô
  4. D) Chúa Thánh Thần
  5. E) Chúa Ba Ngôi

Đáp: B) Chúa Cha

* Kinh Nguyện Thánh Thể III nói rõ:

“Vì vậy, lạy Chúa (Cha), chúng con tha thiết nài xin Chúa, nhờ cũng một Chúa Thánh Thần, đoái thương thánh hoá của lễ chúng con dâng tiến Chúa đây, để trở nên Mình và Máu Đức Giêsu Kitô…”

Phần của vị linh mục là nhân danh cộng đoàn đọc lời nguyện để việc thánh hoá được thực hiện.

Câu 86

Trong Thánh lễ, tại sao, sau khi đọc lời truyền phép, linh mục giơ cao Mình và Máu Thánh Chúa Kitô?

  1. A) Để mọi người cúi đầu thờ lạy
  2. B) Để mọi người thấy
  3. C) Để mọi người cầu nguyện cảm tạ Chúa

Đáp: B) Để mọi người thấy

Câu 87

Điền vào câu cuối của Kinh Tưởng Niệm: Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại…”

  1. A) Cho tới khi Chúa lại đến
  2. B) Cho tới khi Chúa sẽ lại đến
  3. C) Cho tới khi Chúa đến
  4. D) Cho tới khi Ngài đến

Đáp: C) Cho tới khi Chúa đến

Câu 88

Trong Vinh tụng ca Chính nhờ Người, với Người và trong Người…, Người ở đây là…

  1. A) Chúa Cha
  2. B) Chúa Con (Chúa Kitô)
  3. C) Chúa Thánh Thần
  4. D) Chúa Ba Ngôi

Đáp: B) Chúa Con (Chúa Kitô)

Câu 89

Trong Thánh lễ, ai được đọc hoặc hát Vinh tụng ca: Chính nhờ Người, với Người…”?

  1. A) Linh mục chủ tế và các linh mục đồng tế
  2. B) Phó tế
  3. C) Giúp lễ
  4. D) Giáo dân
  5. E) Cả A và B đều đúng

Đáp: A) Linh mục chủ tế và các linh mục đồng tế

* Phó tế nâng chén thánh nhưng không được đọc Vinh tụng ca. 

Câu 90

Trong bốn sách Tin Mừng, có mấy bản văn Kinh Lạy Cha?

  1. A) 1
  2. B) 2
  3. C) 3

Đáp: B) 2 bản văn Kinh Lạy Cha

– Trong Mát-thêu 6,9-13.

– Trong Lu-ca 11,2-4.

Phụng vụ chọn bản văn của Mát-thêu.

Câu 91

Trong Thánh lễ, câu Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ” được đọc ở đâu?

  1. A) Kinh Trừ Quỷ
  2. B) Kinh Lạy Cha
  3. C) Kinh Vực Sâu
  4. D) Sau Kinh Lạy Cha

Đáp: D) Sau Kinh Lạy Cha: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ…”

* Trong Kinh Lạy Cha: nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”.

Câu 92

Trong Kinh Lạy Cha, câu …như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con; xin Chúa để chúng con xa chước cám dỗ… có mấy từ viết sai?

  1. A) 1 từ sai
  2. B) 2 từ sai
  3. C) 3 từ sai
  4. D) 4 từ sai
  5. E) Không có từ nào sai

Đáp: C) 3 từ sai: cho – Chúa – xa

«…như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con; xin Chúa chớ để chúng con xa sa chước cám dỗ…»

Câu 93

Giáo Hội nào không được đọc Kinh Lạy Cha?

  1. A) Công Giáo
  2. B) Chính Thống
  3. C) Tin Lành
  4. D) Anh Giáo
  5. E) Hồi Giáo

Đáp: E) Hồi Giáo

* Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành và Anh Giáo thuộc về Kitô giáo, có chung một Cha trên trời.

Câu 94

Trong Thánh lễ, câu cuối cùng của Kinh Lạy Cha: nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen viết đúng hay sai?

  1. A) Đúng
  2. B) Sai

Đáp: B) Sai

Trong Thánh lễ, Kinh Lạy Cha không có “Amen”.

Câu 95

Trong Thánh lễ, sau Kinh Lạy Cha, từ bình an được đọc bao nhiêu lần?

  1. A) 3 lần
  2. B) 5 lần
  3. C) 7 lần
  4. D) 8 lần

Đáp: D) 8 lần

1/ Cho những ngày chúng con đang sống được bình an

2/ Thầy để lại bình an cho các con

3/ Thầy ban bình an của Thầy cho các con

4/ Xin đoái thương ban cho Hội Thánh được bình an

5/ Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em

6/ Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau

7/ … Đấng xóa tội trần gian, xin ban bình an cho chúng con

8/ Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an

Câu 96

Điền vào chỗ trống câu: đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng […], và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng con”

  1. A) sống lại
  2. B) vinh quang
  3. C) cứu độ
  4. D) hồng phúc

Đáp: D) hồng phúc

Câu 97

Trong mỗi Thánh lễ, ai đọc câu “Thầy ban bình an của Thầy cho các con”?

  1. A) Chúa Giêsu
  2. B) Vị chủ tế
  3. C) Một cha đồng tế

Đáp: B) Vị chủ tế

* Chủ tế đọc: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói với Tông Đồ rằng…”

Câu 98

Điền vào chỗ trống câu: Xin đoái thương ban cho […] được bình an và hợp nhất theo thánh ý Chúa…

  1. A) Giáo Hội
  2. B) Hội Thánh
  3. C) Chúng con
  4. D) Thế giới

Đáp: B) Hội Thánh

Câu 99

Trong Thánh lễ, nghi thức chúc bình an là…

  1. A) Dấu chỉ hiệp thông trong sự bình an và tình yêu thương
  2. B) Chúc sức khỏe
  3. C) Chúc xã giao

Đáp: A) Dấu chỉ hiệp thông trong sự bình an và tình yêu thương

Câu 100

Nghi thức bẻ bánh có ý nghĩa gì?

  1. A) Bánh thánh to quá, chủ tế phải bẻ nhỏ mới dùng hết được
  2. B) Chủ tế phải chia ra vì không thể ăn hết một mình được
  3. C) Dấu chỉ sự hiệp nhất và yêu thương của cộng đoàn
  4. D) Bánh bẻ nhỏ ra cho hết mọi người

Đáp: C) Dấu chỉ sự hiệp nhất và yêu thương của cộng đoàn

* Dấu chỉ sự hiệp nhất của mọi người trong cùng một tấm bánh, và của dấu chỉ yêu thương trong việc mọi người cùng chia sẻ với nhau tấm bánh duy nhất.

Câu 101

Tại sao chủ tế bỏ một miếng bánh thánh nhỏ vào chén thánh?

  1. A) Sau khi chủ tế bẻ miếng này để đường bẻ được thẳng đẹp
  2. B) Để bánh được mềm dễ nuốt
  3. C) Để rượu thánh có mùi thơm hơn
  4. D) Để diễn tả rằng Chúa Kitô hằng sống

Đáp: D) Để diễn tả rằng Chúa Kitô hằng sống

* Giới thiệu mình và máu, như Chúa Giêsu đã làm ở bữa Tiệc Ly, theo não trạng của người Do-thái, là gợi lên sự chết, vì sự sống (tượng trưng bởi máu) không ở trong xác thịt nữa. Do đó, trong Thánh lễ, hòa lẫn Mình Thánh và Máu Thánh trong chén thánh để diễn tả rằng Chúa Kitô hằng sống.

Câu 102

Cộng đoàn bắt đầu đọc hoặc hát Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa lúc nào? (chọn câu trả lời đúng nhất)

  1. A) Sau nghi thức chúc bình an
  2. B) Sau nghi thức bẻ bánh
  3. C) Khi linh mục bắt đầu bẻ bánh

Đáp: C) Khi linh mục bắt đầu bẻ bánh

(x. Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (2002), số 83)

Câu 103

Theo Sách lễ Rôma, phải hát bao nhiêu lần câu Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian…” trước khi hát câu kết Xin ban bình an cho chúng con”?

  1. A) 2 lần
  2. B) 3 lần
  3. C) Nhiều lần cho đến khi việc bẻ bánh kết thúc

Đáp: C) Nhiều lần cho đến khi việc bẻ bánh kết thúc

* Theo Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (2002), số 83: Kinh này đi kèm với việc bẻ bánh, vì thế có thể lặp đi lặp lại, nếu cần, cho đến khi bẻ xong. Lần cuối cùng được kết bằng câu “Xin ban bình an cho chúng con”.

Câu 104

Câu nào đúng phụng vụ?

  1. A) Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…
  2. B) Lạy Chúa, con chẳng xứng đáng Chúa ngự vào nhà con…
  3. C) Lạy Chúa, con chẳng dám Chúa ngự vào nhà con…

Đáp: A) Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…

Câu 105

Mỗi ngày, giáo dân được rước lễ tối đa mấy lần?

  1. A) 1 lần
  2. B) 2 lần
  3. C) Dự bao nhiêu lễ, được rước lễ bấy nhiêu lần

Đáp: B) 2 lần

* Giáo Luật, điều 917: “Người nào đã rước lễ rồi, thì có thể rước lễ lần nữa trong cùng một ngày, nhưng chỉ trong buổi cử hành Thánh Thể mà họ tham dự”. Như vậy, bệnh nhân ở nhà chỉ được rước lễ 1 lần mà thôi.

Câu 106

Nên rước lễ bằng tay hay bằng miệng?

  1. A) Bằng miệng để tỏ lòng cung kính
  2. B) Bằng tay vì chính Chúa Giêsu dạy
  3. C) Bằng tay và bằng miệng đều được cả

Đáp: C) Bằng tay và bằng miệng đều được cả

Câu 107

Nếu tự xét không xứng đáng, ta không nên rước lễ, có đúng không?

  1. A) Đúng là như vậy
  2. B) Không, vì rước lễ là một ân huệ, một lương thực cần thiết

Đáp: B) Không, vì rước lễ là một ân huệ, một lương thực cần thiết

Câu 108

Khi rước lễ, giáo dân có được tự đến lấy bánh thánh không?

  1. A) Được, vì Chúa Giêsu bảo thế
  2. B) Được, vì Thánh lễ sẽ ngắn hơn
  3. C) Không, vì Thánh Thể là một ân huệ, ta phải đón nhận từ một người khác
  4. D) Được, vì tay ai cũng sạch cả

Đáp: C) Không, vì Thánh Thể là một ân huệ, ta phải đón nhận từ một người khác

Câu 109

Khi thừa tác viên nâng bánh thánh và nói Mình Thánh Chúa Kitô”, người rước lễ thưa:

  1. A) Cảm ơn cha
  2. B) Tạ ơn Chúa
  3. C) Xin hãy ngự vào trong lòng con
  4. D) Ôi, Chúa ngon lắm
  5. E) Amen
  6. F) Cho con xin

Đáp: E) Amen

Câu 110

Khi đón nhận Mình Thánh Chúa, và khi thưa Amen, người rước lễ muốn nói gì?

  1. A) Tạ ơn Chúa
  2. B) Con hạnh phúc quá!
  3. C) Chúa thơm ngon quá!
  4. D) Vâng, tôi xác tín Chúa Kitô đến ngự trong tôi dưới hình bánh này
  5. E) Bánh có đủ mọi mùi thơm ngon

Đáp: D) Vâng, tôi xác tín Chúa Kitô đến ngự trong tôi dưới hình bánh này

Câu 111

Người chăm sóc bệnh nhân ở nhà, có được rước lễ không?

  1. A) Được
  2. B) Không được

Đáp: A) Được

* Giáo Luật, điều 919 §3: Những người cao niên và bệnh tật, cũng như những người chăm sóc họ, có thể rước Thánh Thể, dù đã ăn uống chút ít trước đó không tới một giờ.

Câu 112

Người Công Giáo có được “rước lễ ở nhà thờ Tin Lành không?

  1. A) Có
  2. B) Không

Đáp: A) Không

* Anh em Tin Lành có nghi thức bẻ bánh và uống rượu nho, nhưng họ không tin có sự hiện diện thực sự (real presence, présence réelle) của Chúa Kitô như Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống tin trong bí tích Thánh Thể. Vì thế, tín hữu Công Giáo, nếu tham dự một nghi lễ nào của anh em Tin Lành, thì không được tham dự vào việc bẻ bánh và uống rượu này.

Câu 113

Bài hát nào không phải là bài hát hiệp lễ?

  1. A) “Biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi…”
  2. B) “Xin dâng lời cảm tạ hồng ân…”
  3. C) “Mẹ ơi, đời con dõi bước theo Mẹ…”
  4. D) “Tình yêu Chúa cao vời biết bao…”

Đáp: D) Mẹ ơi, đời con dõi bước theo Mẹ…”

Câu 114

Tại sao, ở Việt Nam, không dùng cơm và trà để thay thế bánh mì và rượu nho trong Thánh lễ?

  1. A) Vì không hợp với bữa tiệc
  2. B) Vì các cha thích uống rượu nho hơn
  3. C) Vì Thánh lễ xuất phát từ xứ Do-thái
  4. D) Vì theo lệnh truyền của Chúa Giêsu

Đáp: D) Vì theo lệnh truyền của Chúa Giêsu: Các con hãy làm việc này này (lấy bánh mì và rượu nho) mà nhớ đến Thầy

Câu 115

Câu nào đúng bản văn phụng vụ?

  1. A) Lễ xong, chúc anh chị em đi về bình an
  2. B) Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an
  3. C) Lễ đã xong, chúc anh chị em đi về bình an
  4. D) Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an
  5. E) Lễ xong rồi, hẹn lễ tới, anh chị em ơi

Đáp: B) Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an

Câu 116

Câu chúc kết thúc Thánh lễ “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an” có ý nghĩa gì?

  1. A) Dự lễ xong thì mới nhận được sự bình an
  2. B) Sau Thánh lễ, chúc anh chị em ra về, không bị tai nạn
  3. C) Vì Chúa hay chúc “Bình an cho các con”
  4. D) Ý nghĩa sai đi

Đáp: D) Ý nghĩa sai đi

Sau khi đã nghe Lời Chúa và được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Chúa Kitô, các tín hữu được thêm sức mạnh và được sai đi vào thế giới để thực hành lời dạy của Chúa Kitô, để làm chứng cho điều họ đã nghe và điều họ tin.

Câu 117

Trong các câu sau đây được nghe trong Thánh lễ, câu nào chỉ có chủ tế được đọc?

  1. A) Và bình an dưới thế cho người thiện tâm
  2. B) Lạy Cha chúng con ở trên trời
  3. C) Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói với các Tông Đồ
  4. D) Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian
  5. E) Và hợp nhất theo thánh ý Chúa, Chúa hằng sống…
  6. F) Cả C và E đều đúng

Đáp: F) Cả C và E đều đúng. Chỉ có chủ tế đọc:

– C) Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói với các Tông Đồ rằng…

– E) Và hợp nhất theo thánh ý Chúa. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời

Câu 118

Trong các câu sau đây được nghe trong Thánh lễ, câu nào cộng đoàn được đọc?

  1. A) Chúng ta dâng lời cầu nguyện
  2. B) Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô
  3. C) Máu Giao Ước mới và vĩnh cửu
  4. D) Vì vương quyền, uy lực và vinh quang
  5. E) Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian

Đáp: D) Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời

Câu 119

Dự lễ qua tivi hoặc radio có thay thế Thánh lễ ở nhà thờ được không?

  1. A) Không được
  2. B) Được
  3. C) Cả A và B đều đúng

Đáp: C) Cả A và B đều đúng

– Không được cho những người mạnh khỏe

– Được cho những bệnh nhân

* Trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn trong thời gian dịch bệnh Covid-19, với phép đặc biệt của Đấng Bản Quyền, mọi người được dự lễ trực tuyến (online) và rước lễ thiêng liêng.

Câu 120

Tại sao ngôn ngữ phụng vụ không thích nghi với ngôn ngữ ngày nay?

  1. A) Vì ngôn ngữ ngày nay quá tân tiến
  2. B) Vì cần phải học hỏi đào sâu mới hiểu được
  3. C) Vì ngôn ngữ phụng vụ rất thiêng liêng nên khó hiểu

Đáp: B) Cần phải học hỏi đào sâu mới hiểu được

Câu 121

Trong Thánh lễ, câu các Thiên Thần, các Thánh và anh chị em…, được đọc ở đâu?

  1. A) Kinh Tiền Tụng
  2. B) Kinh thú tội chung (Kinh cáo mình)
  3. C) Kinh nguyện Thánh Thể
  4. D) Kinh ăn năn tội

Đáp: B) Kinh thú tội chung (Kinh cáo mình)

Câu 122

Nến phục sinh được dùng trong Mùa Phụng vụ nào?

  1. A) Mùa Vọng
  2. B) Mùa Giáng Sinh
  3. C) Mùa Chay
  4. D) Mùa Phục Sinh
  5. E) Mùa Thường Niên
  6. F) Tất cả các Mùa Phụng vụ

Đáp: D) Mùa Phục Sinh (từ lễ Vọng Phục sinh đến hết lễ Hiện Xuống)

Câu 123

Tại sao buộc đi lễ ngày Chúa nhật?

  1. A) Vì lòng yêu mến Chúa
  2. B) Bổn phận của Kitô hữu
  3. C) Nếu không giữ ngày Chúa nhật sẽ bị Chúa phạt
  4. D) Cả A và B đều đúng

Đáp: D) Cả A và B đều đúng

– A) Vì lòng yêu mến Chúa

– B) Bổn phận của Kitô hữu

Câu 124

Trong Thánh lễ, cụm từ Chúa chúng ta được đọc ở đâu?

  1. A) Sau mỗi lời nguyện của chủ tế
  2. B) Kinh Vinh Danh
  3. C) Kinh Tin Kính
  4. D) Đầu Kinh nguyện Thánh Thể

Đáp: D) Đầu Kinh nguyện Thánh Thể: “Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta

* Sau mỗi lời nguyện của chủ tế, chúng ta nghe Chúa chúng con”.

Câu 125

Câu nào được nghe trong Thánh lễ?

  1. A) Chúa ở cùng tất cả anh chị em
  2. B) Chúa ở cùng anh chị em
  3. C) Chúa ở đâu rồi anh chị em
  4. D) Chúa ở đâu vậy anh chị em

Đáp: B) Chúa ở cùng anh chị em

Câu 126

Thông thường, một linh mục dâng lễ một mình được không?

  1. A) Dĩ nhiên là được
  2. B) Không được

Đáp: B) Không được

* Giáo Luật, điều 906: Trừ khi có một lý do chính đáng và hợp lý, tư tế không được cử hành hiến tế Thánh Thể khi không có ít là một tín hữu tham dự.

Câu 127

Những cử chỉ nào không ghi trong sách lễ Rôma?

  1. A) Đấm ngực trong kinh thú tội chung (“Tôi thú nhận…)
  2. B) Cúi mình khi bắt đầu đọc Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần…” trong Kinh Tin Kính
  3. C) Đấm ngực khi đọc Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…” trước khi lên rước lễ

Đáp: C) Đấm ngực khi đọc Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…” trước khi lên rước lễ

Câu 128

Bài hát Magnificat thuộc loại nào?

  1. A) Bài hát ca tụng các Thánh
  2. B) Bài hát ca tụng Đức Mẹ
  3. C) Bài hát ca tụng Chúa

Đáp: C) Bài hát ca tụng Chúa

* Bài hát của Đức Mẹ ca tụng Chúa

Câu 129

Trong Thánh lễ, câu “Và bình an dưới thế cho người Chúa thương” được đọc ở đâu?

  1. A) Kinh Vinh Danh
  2. B) Kinh Kính Mừng
  3. C) Kinh Tin Cậy Mến
  4. D) Kinh nguyện Thánh Thể
  5. E) Tất cả đều sai

Đáp: E) Tất cả đều sai

* Câu này không có trong phụng vụ Thánh lễ.

Câu đúng trong Kinh Vinh Danh: Và bình an dưới thế cho người thiện tâm”.

Câu 130

Trong Thánh lễ, câu “Đấng xóa tội trần gian: xin thương xót chúng con” được đọc ở đâu?

  1. A) Kinh Vinh Danh
  2. B) Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa
  3. C) Kinh Tin Cậy Mến
  4. D) Kinh nguyện Thánh Thể

Đáp: B) Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian: xin thương xót chúng con

* Trong Kinh Vinh Danh: “Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con”.

Câu 131

Trong Thánh lễ, chủ tế đọc: Lạy Chúa rất nhân hậu từ bi, Chúa đã cho chúng con dự tiệc Thánh Thể… từ lời nguyện nào?

  1. A) Lời nguyện nhập lễ
  2. B) Lời nguyện tiến lễ
  3. C) Lời nguyện hiệp lễ

Đáp: C) Lời nguyện hiệp lễ

Câu 132

Chúng ta có thể dùng từ nào ý nghĩa nhất để nói về Thánh lễ?

  1. A) Hy lễ
  2. B) Thánh lễ
  3. C) Lễ Mixa
  4. D) Thánh lễ Mixa
  5. E) Hy lễ tạ ơn

Đáp: E) Hy lễ tạ ơn

Câu 133

Theo Hiến chế tín lý về Giáo Hội của Công đồng Vaticanô II, số 11: “Hy tế Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của…

  1. A) Các sinh hoạt tôn giáo
  2. B) Các hoạt động truyền giáo
  3. C) Đời sống Kitô hữu
  4. D) Đời sống hôn nhân
  5. E) Các giáo xứ

Đáp: C) Đời sống Kitô hữu

Câu 134

Trong năm phụng vụ, có 2 Chúa nhật, linh mục có thể mặc áo lễ mầu hồng, đó là…

  1. A) CN 4 Mùa Vọng và CN 3 Mùa Chay
  2. B) CN 3 Mùa Vọng và CN 4 Mùa Chay
  3. C) CN 2 Mùa Vọng và CN 3 Mùa Chay
  4. D) Chúa nhật có lễ hôn phối

Đáp: B) CN 3 Mùa Vọng và CN 4 Mùa Chay

Câu 135

Câu nào đúng phụng vụ?

  1. A) Xin Chúa nhận hy lễ bởi tay cha… và mưu ích cho chúng ta…
  2. B) Xin Chúa nhận hy lễ bởi tay cha… và lưu ý cho chúng ta…
  3. C) Xin Chúa nhận dâng lễ bởi tay cha… và lưu ý cho chúng ta…

Đáp: A) Xin Chúa nhận hy lễ bởi tay cha, để ca tụng tôn vinh danh Chúa, và mưu ích cho chúng ta cùng toàn thể Hội Thánh Người.

Câu 136

Hãy xếp bậc các lễ sau đây theo thứ tự quan trọng nhất: – 1) Lễ các thánh Tiến Sĩ Giáo Hội – 2) Lễ các thánh Tử Đạo – 3) Lễ Đức Mẹ – 4) Lễ các thánh Tông Đồ

  1. A) 1 – 2 – 3 – 4
  2. B) 2 – 3 – 4 – 1
  3. C) 3 – 2 – 1 – 4
  4. D) 3 – 4 – 2 – 1

Đáp: D) 3 – 4 – 2 – 1

3) Lễ Đức Mẹ

4) Lễ các thánh Tông Đồ

2) Lễ các thánh Tử Đạo

1) Lễ các thánh Tiến Sĩ Giáo Hội

Câu 137

Tại Việt Nam, có hai lễ các Thánh được nâng lên thành lễ Trọng, đó là hai lễ nào?

  1. A) Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11)
  2. B) Lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (01/10)
  3. C) Lễ Đức Mẹ Fatima (13/05)
  4. D) Lễ Thánh nữ Mônica (27/09)
  5. E) Lễ Đức Mẹ Mân Côi (07/10)

Đáp: A) và E)

– A) Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11)

– E) Lễ Đức Mẹ Mân Côi (07/10) (HĐGM Việt Nam, khóa họp tháng 04/1991)

Câu 138

Năm phụng vụ có mấy mùa?

  1. A) 3 mùa
  2. B) 4 mùa
  3. C) 5 mùa
  4. D) 6 mùa

Đáp: C) 5 mùa

– Mùa Vọng

– Mùa Giáng Sinh

– Mùa Chay

– Mùa Phục sinh

– Mùa Thường Niên

Câu 139

Lễ nào quan trọng nhất trong năm phụng vụ?

  1. A) Lễ Giáng Sinh
  2. B) Lễ Vọng Phục Sinh
  3. C) Lễ Chúa Giêsu Lên Trời
  4. D) Lễ Hiện Xuống

Đáp: B) Lễ Vọng Phục Sinh (Canh Thức Phục Sinh)

Câu 140

Thánh lễ có ý nghĩa gì đối với người Kitô hữu?

  1. A) Trung tâm điểm đời sống Kitô hữu
  2. B) Nguồn mạch đời sống Kitô giáo
  3. C) Chóp đỉnh đời sống Kitô giáo
  4. D) Lương thực thiêng liêng
  5. E) Cả 4 câu trên đều đúng

Đáp: E) Cả 4 câu trên đều đúng

– A) Trung tâm điểm đời sống Kitô hữu

– B) Nguồn mạch đời sống Kitô giáo

– C) Chóp đỉnh đời sống Kitô giáo

– D) Lương thực thiêng liêng