2. Nên giữ giới hạn: không xâm phạm vào không gian cá nhân của người thân khi không có sự đồng ý của người đó. Tôn trọng câu chuyện cá nhân, vui vẻ khi người thân từ chối trả lời câu hỏi của mình.
3. Kiểm soát cảm xúc cá nhân:mình phải chịu trách nhiệm cho tình cảm của mình. Khi mình có thể mất kiểm soát thì xin lỗi và cố gắng không tái phạm. Đừng đòi hỏi người thân làm mình vui và đừng trách móc họ làm mình buồn.
4. Đáp lại đừng đáp trả: Đừng vội trả đủa khi cảm thấy bị tổn thương. Đôi khi lời nói làm người nghe bị tổn thương là vì cách suy diễn của người nghe chứkhông phải sự cố tình của người nói. Hãy tìm cách đáp lại tích cực để tránh tốn thương cho đôi bên.
5. Im lặng không luôn luôn là vàng: Khi không thể nói lời tốt đẹp thì im lặng, nhưng phải báo “tôi không thể nói chuyện bình tĩnh được, tôi cần yên tĩnh.” Vì nếu không sự im lặng sẽ làm cho người thân bối rối và có cảm giác bị chối bỏ.
6. Thông cảm: Đừng vội phán xét hay tức giận. Thử đặt mình vào tình trạng của người thân để có thể thông cảm. Đừng vội kết luận, hãy tìm cách làm sáng tỏ suy diễn và kết luận của mình trước khi quyết định hành động.
7. Sống trong hiện tại: Đừng nên nhắc lại những chuyện buồn trong quá khứđể tiếp tục buồn. Nhắc lại chuyện vui trong quá khứ sẽ làm mình so sánh và mất vui trong hiện tại. Đừng phỏng đoán chuyện tương lai rồi từ đó lo lắng buồn phiền.
8. Chia sẻ để gắn bó: chia sẽ những niềm vui, nỗi buồn, lo lắng với người thân của mình để cùng nhau cảm thấy sự quan trọng của từng người đối với nhau. Hãy nhận sự giúp đỡ và sẻ chia từ các thành viên khác trong gia đình để họcảm nhận họ quan trọng.
9. Chấp nhận mình: Cố gắng thay đổi mình tốt đẹp hơn không đồng nghĩa với từ chối bản chất thật của mình. Chỉ khi mình chấp nhận mình với những xấu tốt của mình, mình mới có thể chấp nhận người khác với những xâu tốt của họ.
10. Chấp nhận mọi người: hãy vui vẻ với người thân như chính họ. Mình không thể thay đổi người khác. Trách nhiệm của mình là giới thiệu thông tin có lợi cho người thân, nhưng từ chối là quyền của họ.
Sưu tầm