Trí tuệ cảm xúc là gì?
Trí tuệ cảm xúc chính là năng lực nhận thức, kiểm soát và đánh giá cảm xúc. Theo tôi, trí tuệ cảm xúc là kỹ năng có thể học hỏi và trau dồi. Miễn là các bạn kiên trì luyện tập hàng ngày.
Có một lưu ý nhỏ ở đây. Theo định nghĩa bên trên thì khả năng chúng ta thể hiện và kiểm soát cảm xúc là quan trọng. Tuy nhiên, việc nhận thức và phản hồi lại những cảm xúc của người khác cũng quan trọng không kém. Thấu cảm chính là một trong những trụ cột của trí tuệ cảm xúc. Nếu không hiểu và tôn trọng cảm xúc của người khác, bạn sẽ khó tạo ra được những mối quan hệ hiệu quả trong công việc và cuộc sống.
Tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng?
Trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bản thân của bạn. Ngoài ra, năng lực này còn có sức mạnh to lớn giúp bạn kết nối với mọi người. Đây là một công cụ giúp chúng ta trong kinh doanh, đàm phán, tương tác với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và cả những người xa lạ.
Dưới đây là một vài lý do giải thích vì sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng trong công việc và cuộc sống:
– Người có năng lực trí tuệ cảm xúc cao nhận thức tốt về bản thân. Bạn nắm bắt được cảm xúc của chính mình nên tự tin vào bản thân. Nhận thức được cảm xúc của mình trong mối tương quan với người khác giúp cho bạn truyền đạt cảm xúc tới người khác hiệu quả.
– Người có năng lực trí tuệ cảm xúc cao phát triển mối quan hệ hiệu quả. Bạn biết cách lắng nghe và thấu cảm. Đặt mình vào vị trí của người khác khiến bạn hiểu hơn về cách ứng xử của họ. Từ đó, bạn có được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
– Người có năng lực trí tuệ cảm xúc cao được các nhà tuyển dụng xem trọng. 71% quản lý nhân sự cho biết họ đánh giá cao những ai có EI hơn là IQ. Người sở hữu năng lực này thường có kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định tốt. Bạn có thể làm việc hiệu quả dù là độc lập hay với đội nhóm.
– Người có năng lực trí tuệ cảm xúc cao thường là một nhà lãnh đạo tài ba. Họ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên khi giao tiếp. Họ cũng là những người lãnh đạo thấu đáo và được nhân viên tôn trọng vì biết quan tâm và thấu cảm.
– Người có trí tuệ cảm xúc cao có cuộc sống hạnh phúc hơn. Bạn nhận thức được cảm xúc tiêu cực và tìm cách kiểm soát chúng. Chính vì vậy, bạn có nội tâm mạnh mẽ và cuộc sống hạnh phúc hơn những người còn lại.
Những thành phần tạo nên trí tuệ cảm xúc
Daniel Goleman, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Trí thông minh cảm xúc”, cho rằng trí tuệ cảm xúc có 5 thành phần:
– Self Awareness
Tôi đã nhắc đến tự nhận thức như một kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần nắm bắt. Nhưng đây chỉ là một phần của trí tuệ cảm xúc. Sự tự nhận thức chính là khả năng nhận biết suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Đó là việc bạn hiểu được những mong muốn, hành động của bạn trong tương quan với bản thân và những người xung quanh. Đọc thêm về sự tự nhận thức tại đây.
Tôi đã nhắc đến tự nhận thức như một kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần nắm bắt. Nhưng đây chỉ là một phần của trí tuệ cảm xúc. Sự tự nhận thức chính là khả năng nhận biết suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Đó là việc bạn hiểu được những mong muốn, hành động của bạn trong tương quan với bản thân và những người xung quanh. Đọc thêm về sự tự nhận thức tại đây.
– Self Regulation
Là khả năng điều khiển và kiểm soát cảm xúc cho đến khi tìm được thời điểm phù hợp để bộc lộ.
Là khả năng điều khiển và kiểm soát cảm xúc cho đến khi tìm được thời điểm phù hợp để bộc lộ.
– Motivation
Động lực của những người có trí tuệ cảm xúc thường đến từ mong muốn hoàn thành những mục tiêu có ý nghĩa trong cuộc đời.
Động lực của những người có trí tuệ cảm xúc thường đến từ mong muốn hoàn thành những mục tiêu có ý nghĩa trong cuộc đời.
– Empathy
Thấu cảm chính là việc bạn hiểu, cảm thông và chia sẻ với cảm xúc của người khác một cách thận trọng, tử tế.
Thấu cảm chính là việc bạn hiểu, cảm thông và chia sẻ với cảm xúc của người khác một cách thận trọng, tử tế.
– Social skills
Kỹ năng xã hội chính là việc bạn nhận biết được cảm xúc của mình và người khác. Nhờ đó, có thể giao tiếp hiệu quả trong mọi tình huống hàng ngày.
Kỹ năng xã hội chính là việc bạn nhận biết được cảm xúc của mình và người khác. Nhờ đó, có thể giao tiếp hiệu quả trong mọi tình huống hàng ngày.
10+ cách hữu ích giúp bạn rèn luyện trí tuệ cảm xúc hàng ngày
Gọi tên cảm xúc của bạn
Bạn có biết, chúng ta có thể trải qua khoảng 34.000 cảm xúc. Cảm xúc mà chúng ta có nhiều khi lại là hỗn hợp các cảm xúc khác nhau. Như khi bạn đọc một bài đăng trên Facebook của một người bạn khoe về thành công của cô ấy. Bạn có thể thấy mừng cho thành công của cô ấy. Xen lẫn vào đó là một chút ghen tị. Có thể còn là tự ti, chán nản với chính mình, hay bực bội với bản thân.
Dành thời gian gọi tên cảm xúc sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân mình và kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Bạn có thể sử dụng một công cụ có tên là The Emotion Wheel để học cách gọi tên cảm xúc của mình.
rung thực với cảm xúc của bạn
Khi tôi cảm thấy buồn vì thi trượt kỳ thi vào trường Chuyên của tỉnh, mẹ tôi nói rằng tôi không được phép buồn. “Đã thi trượt rồi lại còn không biết cố gắng còn buồn với bã”. Và tôi rất nhớ câu nói này của mẹ. Dù có thể mẹ có ý tốt an ủi tôi, nhưng nó đã khiến tôi phải lảng tránh cảm xúc của mình.
Tôi cố tỏ ra bình thường, nhưng bên trong có hàng vạn nỗi niềm khó tả. Bây giờ khi đã có con, tôi khuyến khích con trung thực với cảm xúc của mình. Con có thể buồn, có thể khóc, miễn là đó chính là cảm giác thực sự con đang có. Chỉ có như vậy, con mới tìm ra cách để giải tỏa được cảm xúc của mình.
Nhận thức về hành vi của bạn
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng phản ứng về mọi việc trong vô thức. Điều này có thể tạo ra những ảnh hưởng không tốt trong cuộc sống. Ví dụ trước đây tôi hay nổi cáu và quát tháo khi con mè nheo. Bất cứ lúc nào con mè nheo, tôi tự động to tiếng hơn bình thường. Đến khi thấy con chơi với một chú gấu bông và nổi cáu tương tự. Dù con chỉ đang chơi nhập vai, tôi cũng thấy giật mình.
Lúc này, tôi bắt đầu chú ý hơn đến cách cư xử của mình với con cái và những người khác. Càng chú tâm vào, tôi chủ động bấm nút “dừng” mỗi khi chuẩn bị nổi cáu. Bây giờ, khi chuẩn bị mất kiểm soát, tôi thường đi ra một góc, hoặc vào nhà vệ sinh để bình tĩnh lại. Sau khi bình tĩnh, cơn giận cũng đi qua, con cũng bình tĩnh lại, mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
Chịu trách nhiệm về cảm xúc của bạn
Chịu trách nhiệm về cảm xúc của bạn nghĩa là không đổ lỗi cho sự vật, sự việc hay bất kỳ ai khác. Có thể đó là nguyên nhân gây nên những cảm xúc của bạn. Nhưng bạn mới là người quyết định nên cư xử như thế nào. Nếu bạn cảm thấy khó chịu vì những hành động của người khác, thì đó là việc bạn cho phép người khác tác động lên cảm xúc của mình.
Khi hiểu rằng bạn là người chịu trách nhiệm cho cảm xúc của bản thân, bạn sẽ biết cách đặt ra những ranh giới. Đồng thời, bạn cũng tìm cách để xử lý những cảm xúc tiêu cực và trở nên tích cực hơn.
Tôi từng nghe được nhiều lời chí trích về mình. Trước mặt thì mọi người vui vẻ nói cười. Nhưng sau lưng thì họ nói rằng tôi dốt nên mới ở nhà trông con. Không có tiền, rồi cũng sẽ có ngày chồng chán mà bỏ. Đợt đó, vừa trông con, vừa nghe những lời đàm tiếu, tôi stress kinh khủng. Tôi cáu gắt với chồng, bực bội mỗi khi nghe tiếng con khóc.
Nhưng tất cả đều là do chính tôi. Tôi đã để những suy nghĩ của người khác điều khiển cảm xúc của mình. Khi ngồi lại với trang nhật ký, tôi dùng “The Five Whys”. 5 câu hỏi Why liên tiếp để đào sâu vào cảm xúc của mình. Tôi nhận ra rằng, “dù ai nói ngả nói nghiêng”, chỉ cần mình hạnh phúc với cuộc sống của mình là đủ. Vì chỉ có mình mới chịu trách nhiệm cho chính mình.
Giữ một tư duy mở
Có một tư duy mở giúp bạn không bị đóng khung bởi những định kiến đã lỗi thời. Bạn tìm ra được những khía cạnh mới giúp hiểu bản thân mình và người khác. Tôi đã từng giữ những định kiến rất lâu về một người bạn của mình sau một sự việc không vui. Tôi phán xét và nghĩ rằng đó là những tích cách không tốt của họ.
Tuy nhiên, gần đây, khi kết nối lại và lắng nghe câu chuyện của bạn, tôi mở lòng mình. Điều này giúp tôi có một thêm một mối quan hệ chất lượng trong cuộc sống.
Suy nghĩ tích cực
Trước đây, tôi là một người hay nghĩ tiêu cực. Khi gặp thất bại, tôi không ngừng đổ lỗi cho bản thân mình. Hiện tại, khi làm việc toàn thời gian, tôi đã suy nghĩ tích cực hơn nhiều. Giờ đây, khi nhận được kết quả không tốt, tôi không than thân trách phận nữa. Thay vào đó, tôi cảm ơn chính mình vì đã làm việc chăm chỉ. Tôi cũng biết rằng, thất bại đồng nghĩa với việc mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Suy nghĩ này đã giúp tôi kiên trì bước đi trên con đường của mình.
Lắng nghe chủ động
Lắng nghe chủ động có nghĩa là thực sự tập trung vào những gì người khác nói để hiểu thông điệp của họ và đưa ra phản hồi. Bạn có bao giờ ở trong một cuộc họp mà người phát biểu cứ nói, còn bạn thì vẫn đang miên man trong dòng suy nghĩ của mình? Dù cho đó là những điều bạn không đồng tình hay không quan tâm, hãy dành sự tôn trọng cho họ bằng cách lắng nghe.
Bạn cũng nên sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ như gật đầu, hay duy trì biểu cảm trên khuôn mặt, ánh mắt. Lắng nghe tích cực sẽ khiến bạn hiểu người khác và có được kết nối chất lượng với mọi người.
Gần đây, vì dịch mà tôi không thể phỏng vấn trực tiếp mà thông qua những cuộc gọi. Tôi thấy rằng, khi mọi người chia sẻ nhiều mà không nhận được tín hiệu phản hồi từ chúng ta, họ có thể nghĩ là bạn không quan tâm đến những gì họ nói. Bởi vậy, khi voicecall, tôi thường xuyên “vâng”, vô thức “gật đầu” hoặc cười thành tiếng để mọi người biết tôi vẫn đang lắng nghe. Tôi tin rằng, lắng nghe chủ động như vậy sẽ khiến cuộc nói chuyện hiệu quả hơn. Người nói cũng cảm thấy vui vẻ hơn trong mối liên hệ với bạn.
Thực hiện bài test đánh giá EI
Những bài test đánh giá năng lực trí tuệ cảm xúc là nguồn tham khảo hữu ích giúp bạn biết được mình đang ở đâu. Sau khi thực hiện bài test, hãy vạch ra những hành động cụ thể cho bản thân để cải thiện khả năng của mình.
Thực hành thấu cảm
Thấu cảm chính là khả năng đặt mình vào ví trí của người khác để hiểu cho họ. Tôi thực hành thấu cảm bằng cách ngừng phán xét. Tất cả những gì mọi người nói ra, tôi đều tiếp thu mà không phán xét đúng sai. Tôi cố gắng tìm ra những lý do để hiểu cách suy nghĩ của họ.
Trước đây, tôi là người hay phán xét. Tôi nghĩ rằng họ nói như vậy là không đúng. Chỉ có điều tôi nghĩ mới đúng. Nhưng sau này, tôi học được rằng không có đúng sai, chỉ có phù hợp hay không phù hợp. Cách làm của người khác cũng là một điều mà ta có thể học hỏi khi bạn biết mở cửa tư duy của mình.
Tập luyện hàng ngày
Chắc hẳn các bạn đã biết đến quy tắc 10,000 giờ. Mỗi một kỹ năng cần 10,000 giờ khổ luyện để có thể thành thục. Nhưng hãy quên nó đi. 10,000 giờ thật quá nhiều. Bạn chỉ cần luôn tỉnh thức trong mỗi hành động của mình. Kiên trì thực hiện mỗi ngày. Đừng bỏ cuộc.
Sự tự nhận thức cũng là một thành phần của trí tuệ cảm xúc. Bởi vậy, phát triển kỹ năng tự nhận thức cũng góp phần nâng cao EI của bản thân. Bạn có thể tìm hiểu 10 cách để hiểu về bản thân đã được The Introvert Writer giới thiệu tại đây.
Kết hợp lại, bạn đã có cho mình rất nhiều cách để cải thiện EI của bản thân. Điều quan trọng là, hãy lấy giấy bút ra, chọn cho mình 3 điều quan trọng nhất và bắt đầu thực hành. Kiến thức mãi mãi chỉ là kiến thức nếu bạn không thể biến nó thành trí tuệ của mình.
Những cuốn sách giúp bạn nâng cao kỹ năng trí tuệ cảm xúc
Bộ Sách HBR Trí Tuệ Xúc Cảm – Emotional Intelligence (Bộ 10 Cuốn)
Bộ sách của Harvard Business Review là một bộ sách chất lượng về trí tuệ cảm xúc. Bạn sẽ có được những góc nhìn đa chiều về trí tuệ cảm xúc trong công việc và cuộc sống. Bộ sách đưa ra cho bạn những cách thức giúp kiểm soát và quản lý cảm xúc. Từ đó, bạn rèn luyện được năng lực trí tuệ cảm xúc, biết cách giải quyết cho những tình huống khó khăn, “những người khó nhằn” trong công việc và cuộc sống.
Trí Tuệ Xúc Cảm
Trí tuệ xúc cảm là cuốn sách của Daniel Goleman. Cuốn sách như một hướng dẫn đầy đủ nhất từ bậc thầy của trí tuệ xúc cảm. Từ việc định nghĩa rõ ràng về trí tuệ cảm xúc, tại sao nó lại quan trọng và cách thức để bạn nâng cao EI. Tất cả đều có trong cuốn sách này.
Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã
Dù không phải là một cuốn sách về trí tuệ cảm xúc, nhưng cuốn sách nổi tiếng của đại sư Hae Min sẽ có ích với bạn. Nó giúp bạn sống trong tỉnh thức, bước chậm lại một nhịp để tập trung vào chính mình. Đây chính là một trong những điều quan trọng giúp bạn tập trung vào cảm xúc của mình. Từ đó, bạn nhận biết được và học cách quản lý chúng.
theintrovertwriter